Tự bỉ Can Tương Mạc Tà tâm(1)
1.
Bên mình đức Thái tổ có thanh gươm quý, lưỡi xanh biếc như nền trời. Cán gươm bằng ngọc bắt được trên rừng, lưỡi gươm vướng lưới bắt được dưới bể, trên khắc chữ Thuận thiên, tức hợp lòng trời. Chính thật là: một thanh gươm quý không gì kể xiết, do thần thánh ban tặng, giúp vua đánh đuổi giặc Ngô thuận theo ý trời.
Về sau anh nghe nói, khi ngồi nghe mấy vị quan bảo rằng dân trong thành đồn đại như thế, Quân sư, không, giờ phải gọi ngài là quan Hành khiển, bất chợt thốt lên: Thuận thiên? Thuận thiên? Vâng theo mệnh trời ư? Lòng dân không phải ý trời sao?
Quan Hành khiển một đời thông minh, không khi nào để lộ suy nghĩ, hôm ấy nhất thời buột miệng như thế, hẳn trong lòng đã chất chứa nỗi phiền muộn nào.
Anh không thấy tận mắt, chỉ nghe mấy người hầu lắm chuyện nhiều lời kể rằng, đức Thái tổ, tuy không nói gì, nhưng tỏ vẻ phật ý thấy rõ.
2.
Thanh gươm giờ mang tên là Thuận thiên ấy, anh đã nhìn thấy không biết bao nhiêu lần trong quá khứ.
Sau ngày chiến thắng, sau khi truyền thuyết về gươm thần được ai đó loan ra, rồi cuối cùng đến tai đức Hoàng thượng, thanh gươm được lắp chuôi mới bằng ngọc như trong chuyện kể. Rồi hai chữ Thuận thiên được khắc lên, cũng như chuyện kể. Con gà có trước hay quả trứng có trước? Quan Hành khiển giữa lúc dạy con, lúc anh đang đứng hầu bên cạnh, chợt nói như vậy. Rồi nhìn anh vẻ ái ngại, như cắn rứt chuyện gì.
Từ lúc chiến thắng, anh cố xin được gặp đức vua. Nhưng người giờ đã là vua, không phải như anh em quần thần chan hòa thời khốn khó, đột ngột có ba lớp tường thành ngăn giữa họ. Anh chỉ là kẻ rèn vũ khí, không chức tước bổng lộc, không chút chữ nghĩa, làm sao mà gặp được nhà vua?
Mà gặp lại, cũng không có ích gì nữa. Thanh gươm giờ đã là thanh gươm trong truyền thuyết. Nếu mất nó, khác nào nói Thái Tổ không thuận theo ý trời nữa?
Nhưng anh phải đòi lại nó. Anh phải đòi lại nó.
Vì nó là thanh gươm của cha anh. Thanh gươm xanh biếc như phản chiếu màu trời. Nó vốn không tên, không truyền thuyết.
3.
Cha anh là một người thợ rèn không tên tuổi ở một chân núi xa xôi.
Đợt bắt thợ thủ công về phương Bắc, ông được tha, bởi ông liệt một chân rồi, đầu óc lại nghễnh ngãng, từ lâu không rèn gươm được nữa, từ ngày mẹ chết, ông hóa dở điên dở dại.
Mẹ anh mất trong một vụ cướp. Về sau cha anh phát hiện được, mẹ chết do lưỡi gươm cha rèn ra. Phải, đúng thế, cha anh nhớ từng thanh gươm. Con người thô lỗ cục cằn ấy, khi chạm vào lưỡi gươm mới nguội, lại hóa ra âu yếm như người cha nâng niu đứa con nhỏ.
Vậy mà, thanh gươm cha anh rèn lại giết mẹ.
Thanh gươm cha đang rèn dở lúc mẹ chết, ông đã ném đi đâu mất.
Đã lâu rồi, anh không còn nhớ gương mặt mẹ nữa. Nhưng anh còn nhớ nụ cười của bà. Nhớ hơi ấm của bà lúc nhỏ. Và nhớ cả ánh lửa lò rèn nóng rực. ánh lửa ám ảnh anh mỗi giấc ngủ. Mỗi đêm thức dậy, đứa trẻ là anh nghe gió lạnh cào lên da thịt, lòng rỗng không, nửa do đói, nửa do nỗi kinh sợ nào không biết được.
Anh thèm hơi ấm. Và hẳn cha cũng thèm. Anh nhìn thấy cha ngồi chăm chăm nhìn bếp lửa mỗi lần trăng lặn. Thường đó là những khi có người mới đến chơi. Đôi lúc, anh nghe lỏm họ kể chuyện, hoàng thân triều cũ nổi dậy bên này, vị quan yêu nước nào đó nổi dậy bên nọ. Họ rủ cha đi theo. Nhưng cha không đi. Người ta trách mắng, cha vẫn không đi. Mãi về sau, lại có tin, từng đám từng đám một nghĩa quân rơi rụng, hoặc không gặp may, hoặc không hợp lòng người, hoặc chia tán nhau mà chết.
Cả đời rèn gươm phỏng có ích gì? Gươm sắc làm chi nếu tâm người không sáng? Cha lảm nhảm như thế, giữa những trận say, bỏ cả lò rèn, chỉ nhìn thấy ánh lửa đỏ lóe lên là đã muốn nôn mửa.
Anh tưởng là sẽ mãi như thế. Ai cũng tưởng ông già coi như lửa lòng tắt rồi. Cho đến khi người đó tới.
Quan Hành khiển đến tìm cha anh năm ấy, đứng cạnh cội mai già - từ ngày mẹ mất không ra hoa - mà nhờ anh vào báo với cha. Gương mặt mỉm cười, nhưng đôi mắt sáng rực như ánh sao đầu tiên của bình minh.
4.
Quan Hành khiển là người của triều cũ, khác hẳn những kẻ đã đến gặp cha anh trước đây. Cũng đã nghe kể việc ngài bị quân Ngô giam lỏng, sau đó cùng bạn bỏ trốn, nhưng lại không về quy thuận người của triều trước, mà đến ra mắt một kẻ vô danh nào đó.
Mãi về sau anh cũng không hiểu được, một thợ rèn như cha anh có gì đâu mà để cho chính ngài quân sư phải đích thân tới tìm. Có lần anh liều hỏi, quan Hành khiển chỉ mỉm cười mà kể chuyện ngày xưa, đấng quân vương nào đó phải mấy lần cầu kiến mới gặp được người hiền. Nhưng cha anh nào phải người hiền? Ông chỉ là thợ rèn. Quan Hành khiển chỉ cười mà đáp: Có lẽ chẳng khác gì nhau cả.
Anh không biết quan hành khiển đã nói gì với cha anh trong suốt một canh giờ. Nhưng lúc anh len lén vào đốt thêm lửa, bỗng nghe cha nói: Xin hãy để cho ông một canh giờ nữa.
Đó là màn đuổi khách của cha anh. Những người đến đây, đều như không thể đợi lâu. Nghe cha nói vậy, tất cả đều lên tiếng thúc giục. Lần này cũng thế. Việc quân đang bận. Người đi cùng quan hành khiển lúc ấy nói, không thể chần chừ, xin bác quyết mau.
Một giờ, chỉ một giờ thôi. Bây giờ chiến loạn thế nào, không lẽ người ta không có một giờ suy nghĩ? Cha anh cấm cẳn. Người thư sinh chỉ mỉm cười, nói tùy bác. Thế rồi thong thả ngồi xuống bên bếp lửa. Đến bây giờ anh vẫn không hiểu. Lúc ấy đi lại khó khăn, quân địch trùng trùng, sao người còn ngồi yên ổn được đến vậy? Tĩnh lặng như hồ nước giấu sóng ngầm giông bão dưới đáy.
Anh mang trà vào cho họ, bỗng giật mình. Phía trước sân nhà, cây mai bấy lâu nay khô héo, bỗng bừng nở trắng muốt. Mùi hương bạch mai lan vào trong phòng. Anh bủn rủn cả chân tay, ngã xuống. Nghe tiếng chân người chạy đến.
Cha anh lao đến, bới đất dưới gốc mai. Không ai nói gì. Lúc lâu sau, ông moi lên chiếc hộp gỗ. Bên trong hộp, là thanh gươm sáng rực.
Ông ngẩng đầu nhìn cây mai trắng xóa. Lần đầu tiên anh thấy cha anh khóc.
Người thư sinh mỉm cười, cúi xuống nhìn cha anh. Thanh gươm trong lòng bác không phải muốn giấu người, mà chưa tìm được người xứng đáng để trao. Chúng tôi cũng nghe tiếng thanh gươm đó gọi.
Thanh gươm chôn dưới đất sâu, mấy năm vẫn sáng.
ý trời, là ý trời rồi. Đêm đó, cha anh vẫn không rời đi. Hai người bọn họ đành bỏ đi trước. Trước lúc lên đường, vị quân sư trẻ ngẩng đầu nhìn cành mai, bỗng mỉm cười. Anh đang đứng dưới gốc mai, quay đầu theo, chợt thấy nụ cười ai đó phảng phất sau gốc cây.
Đến tảng sáng, cha anh chợt bảo, anh có biết không, đêm qua mẹ anh về đấy.
Mấy ngày sau, cha anh đốt nhà cửa rồi dắt anh bỏ đi tìm đường đến căn cứ nghĩa quân.
5.
ý trời ư? Thuận theo lòng người, không phải là ý trời sao. Từ đầu quan Hành khiển hẳn đã tin như thế. Nhưng đức Thái tổ có tin như vậy không? Ai mà biết được?
Quan Hành khiển học vấn hơn người sao lại đi theo minh chủ? Anh không hiểu, cũng không muốn suy nghĩ làm gì. Nhưng những lần xuất trận, nhìn minh chủ, giờ là đức Thái tổ, đứng giữa ba quân, rực rỡ chói sáng như mặt trời, còn quan Hành khiển chịu nép mình theo sau như bóng trăng mờ nhạt, anh lại cảm thấy mơ hồ một điều gì đó, nhưng không hiểu là điều gì. Đừng sợ hãi như vậy, quan hành khiển nói, chúng ta đến đây đều giống như nhau cả thôi. Công việc của tôi, cũng giống như công việc của bác. Mọi người có thể an tâm chiến đấu, chính nhờ những người như bác.
Cha anh đương nhiên không chiến đấu được. Công việc chính của cha, là rèn đúc và quản lý vũ khí. Đã có người bảo anh rằng, thật hiếm có ai am tường việc rèn vũ khí như cha anh. Gươm đúc ra đẹp như cắt nước. Chẳng những vậy, cha anh còn bảo đảm tất cả đều trong tình trạng tốt nhất có thể. Chỉ là những việc không tên. Không ai biết được. Cũng không ai nhớ tới.
Cha anh mất sau ngày đức Thái tổ lên ngôi. Giữa những ngày hội vui mừng kéo dài triền miên, không ai nhớ đến ông cả. Mà cũng chẳng cần nhớ đến, ông bảo giữa lúc hấp hối, cũng như lúc ông từ chối mọi bổng lộc ban thưởng. Ông chỉ là tên thợ rèn, có công lao gì đâu mà hưởng ân đức.
Chỉ có một điều lạ: Bao nhiêu năm trời, cha chưa từng dạy anh rèn gươm. Cái gánh nặng của kẻ làm ra vũ khí giết người, ông thà gánh một mình, chứ quyết không để con cháu chịu vạ.
Cha anh mất. Người đến dự tang, có kẻ hầu nhà quan Hành khiển. Quan Hành khiển bận bịu không thể đi được, chỉ gửi đến mấy lời. Bao nhiêu năm rèn nên bao nhiêu loại vũ khí, tôi biết bác luôn sợ con trai gặp oán hận, nhưng vẫn cứ làm vì một thời đại mới. Hôm nay không đến viếng được, chỉ hy vọng sau này cho bác thấy, những gì đã làm là không uổng phí.
Anh cúi đầu. Mãi về sau mới dám nói cho quan hành khiển biết lời trăn trối của cha. Thanh gươm dưới gốc bạch mai ngày ấy. Thanh gươm cuối cùng còn mang ký ức của mẹ. Xin hãy chôn nó theo ông. Đừng để mất.
6.
Anh phải đòi lại nó.
Mỗi giấc mơ, anh đều nghe tiếng cha gọi. Đòi lại nó.
Trong mơ anh thấy linh hồn của cha không thể ngủ yên. Đòi lại nó. Đầu óc anh quay cuồng, cuối cùng một chiều phải đến mà bái quan Hành khiển thưa rõ sự việc.
Quan Hành khiển im lặng nghe anh nói. Ngài trông mệt mỏi, như già đi hẳn. Nhà nước mới lập, còn bao chuyện dang dở. Bao chuyện nhức đầu. Mà cũng khó điều khiển người ta hơn trước. Con người khi hoạn nạn thì kề vai thắm thiết, khi vui sướng thì khó lòng chung sống. ánh mắt quan Hành khiển, vẫn sáng rực như thuở nào. Nhưng đôi mắt ấy khi nhìn anh, lại như có phần hối lỗi. Ngài chỉ thở dài mà nói, anh có nghe chuyện thiên hạ đang đồn đại không?
Thanh gươm của cha anh, đã hóa thành thần gươm rồi. Đã hóa thành hào quang cho người khác rồi. Ngài nói, chợt im bặt. Anh chợt nhớ, năm xưa ngài cũng đã từng làm như thế. Mang mật ong viết lên lá, rồi để lá rơi xuống suối theo dòng nước mà thành câu sấm truyền của trời đất. Việc hôm nay, mang thêm chút thần thoại tô điểm cho kẻ thắng trận, vốn là chuyện tự nhiên nó sẽ đến.
Thanh gươm của cha anh, đã thành thần gươm rồi. E rằng đến khi chết, nó cũng sẽ theo Đức Thái tổ về cõi bên kia. Vĩnh viễn không thuộc về anh nữa.
Anh vái chào quan Hành khiển. Chỉ thưa, anh nhất định phải đòi lại nó.
7.
Anh nhất định phải đòi lại nó. Anh nhờ người viết đơn. Những lá đơn ấy chắc không đến tay nhà vua. Anh cúi đầu chặn kiệu giữa đường xin gặp mặt. Nhưng cũng vô ích.
Khi tất cả đã hết cách, anh chợt nghe tin nhà vua quyết định đi kinh lý. Cứ thế anh bám theo, đón đường xin bái yết nhà vua. Nhưng người ta lập tức tống anh vào ngục. Quan hành khiển đến gặp anh, thở dài. – Sao anh cố chập vậy? Lỡ có chuyện gì xảy ra thì một mai xuống suối vàng, tôi biết ăn nói thế nào với cha anh?
8.
Đêm hôm đó, anh trốn ngục.
Trong người anh luôn giấu sẵn những thứ dụng cụ nhỏ hữu dụng cha làm ngày xưa. Đêm nay là đêm cuối, đức vua sẽ nghỉ bên bờ hồ thưởng thức không khí trong lành trước khi vào cung. Anh phải mau lên.
Nửa đêm đó, lửa ở đâu bùng lên phía trại bên trái. Sơ đồ bố trí đội hình của nhà vua, của đội quân này, anh hoàn toàn hiểu rõ. Giữa lúc mọi người đang hoảng hốt, anh lẻn vào chái trong. - Đức vua đã tỉnh giấc hoàn toàn. Tay ngài nắm chặt cán gươm. Ngài vẫn là quân nhân. Nếu chống chọi với ngài, anh hẳn không trụ nổi. Nhưng anh không cần thanh gươm ngài đang dùng để hộ thân đây.
Thanh gươm anh đang cần, chuôi gươm bằng ngọc, không còn được dùng làm vật hộ thân, chỉ có thể dùng để trang trí. Nên lúc này không ai nhìn đến nó. Anh lẻn vào, đổi thanh gươm mình mang theo, lấy thanh gươm cũ rồi lẩn vào đám lính đang chạy tới cứu giá.
Anh cũng không còn nhớ làm thế nào mình thoát ra được. giữa lúc đang lạc đường, bỗng có người nắm lấy tay anh. Người hầu của quan Hành khiển điềm tĩnh dẫn anh ra khỏi đám đông, đưa anh đến một chỗ nấp kín đáo gần bờ sông, rồi bảo, ngài đoán chẳng sai, anh thật lì lợm quá. Hãy ở yên chờ mọi việc an bình lại đã.
9.
Thanh gươm Thuận thiên đã trả lại cho trời rồi.
ít hôm sau, từ nơi nằm trốn anh nghe tiếng người kẻ chợ lao xao kể chuyện. Sáng nay lúc đức Thái tổ đi thuyền ra giữa hồ, một con rùa lớn nổi lên tiến lại gần, đòi lại thanh gươm huyền thoại. Ngài đã ném gươm trả lại rùa thần. Đó là điềm tốt, đất nước sắp được thanh bình, không còn chiến tranh loạn lạc nữa.
Anh nghe thấy, chợt ngẩn người. Thanh gươm lạnh buốt vẫn ôm trên thân không thể rời ra. Chợt hiểu, có thể dàn xếp mọi việc ổn thỏa như thế, chỉ có quan Hành khiển. Thanh gươm Thuận Thiên đã trôi vào truyền thuyết, vào cõi mờ mịt sương mù như mọi người mong muốn. Trên tay anh, là một thanh gươm khác. Thanh gươm xưa vốn vô danh, Nay lại trở về với vô danh. Anh lần tay lên lưỡi gươm, bất chợt trong sắc lạnh buốt của kim loại nghe tiếng mạch máu người đập thình thịch.
Mười mấy năm sau quay lại kinh thành, anh vừa kịp thấy buổi tru di cửu tộc quan Hành khiển giữa chợ.
Lúc lưỡi đao hạ xuống, anh quỳ xuống theo mà dập đầu khóc.
-----------
(1) Rurouni Kenshin, chương 81, bài thơ trên đốc kiếm.
Thiết toản dong lô kí tinh sương
Tự bỉ Tương Can Mạc Tà tâm
Thiên điểu già nhật bàng đà vũ
Vụ quá thiên tình mạc khả úy
Phỏng dịch lấy ý: Ta một đời rèn kiếm, ví lòng cũng như Can Tương, Mạc Tà (tên hai thanh kiếm quý, cũng là tên cặp vợ chồng rèn kiếm ngày xưa), (hy vọng khi nào) mưa gió tạnh, bầu trời lại trở nên trong sáng (chỉ thời đại mới.)
Đây chỉ là bản phỏng dịch, phiên âm cũng có thể có chỗ không chính xác.
(Nguồn: Văn nghệ số 15/2013)
Tự bỉ Can Tương Mạc Tà tâm(1)
1.
Bên mình đức Thái tổ có thanh gươm quý, lưỡi xanh biếc như nền trời. Cán gươm bằng ngọc bắt được trên rừng, lưỡi gươm vướng lưới bắt được dưới bể, trên khắc chữ Thuận thiên, tức hợp lòng trời. Chính thật là: một thanh gươm quý không gì kể xiết, do thần thánh ban tặng, giúp vua đánh đuổi giặc Ngô thuận theo ý trời.
Về sau anh nghe nói, khi ngồi nghe mấy vị quan bảo rằng dân trong thành đồn đại như thế, Quân sư, không, giờ phải gọi ngài là quan Hành khiển, bất chợt thốt lên: Thuận thiên? Thuận thiên? Vâng theo mệnh trời ư? Lòng dân không phải ý trời sao?
Quan Hành khiển một đời thông minh, không khi nào để lộ suy nghĩ, hôm ấy nhất thời buột miệng như thế, hẳn trong lòng đã chất chứa nỗi phiền muộn nào.
Anh không thấy tận mắt, chỉ nghe mấy người hầu lắm chuyện nhiều lời kể rằng, đức Thái tổ, tuy không nói gì, nhưng tỏ vẻ phật ý thấy rõ.
2.
Thanh gươm giờ mang tên là Thuận thiên ấy, anh đã nhìn thấy không biết bao nhiêu lần trong quá khứ.
Sau ngày chiến thắng, sau khi truyền thuyết về gươm thần được ai đó loan ra, rồi cuối cùng đến tai đức Hoàng thượng, thanh gươm được lắp chuôi mới bằng ngọc như trong chuyện kể. Rồi hai chữ Thuận thiên được khắc lên, cũng như chuyện kể. Con gà có trước hay quả trứng có trước? Quan Hành khiển giữa lúc dạy con, lúc anh đang đứng hầu bên cạnh, chợt nói như vậy. Rồi nhìn anh vẻ ái ngại, như cắn rứt chuyện gì.
Từ lúc chiến thắng, anh cố xin được gặp đức vua. Nhưng người giờ đã là vua, không phải như anh em quần thần chan hòa thời khốn khó, đột ngột có ba lớp tường thành ngăn giữa họ. Anh chỉ là kẻ rèn vũ khí, không chức tước bổng lộc, không chút chữ nghĩa, làm sao mà gặp được nhà vua?
Mà gặp lại, cũng không có ích gì nữa. Thanh gươm giờ đã là thanh gươm trong truyền thuyết. Nếu mất nó, khác nào nói Thái Tổ không thuận theo ý trời nữa?
Nhưng anh phải đòi lại nó. Anh phải đòi lại nó.
Vì nó là thanh gươm của cha anh. Thanh gươm xanh biếc như phản chiếu màu trời. Nó vốn không tên, không truyền thuyết.
3.
Cha anh là một người thợ rèn không tên tuổi ở một chân núi xa xôi.
Đợt bắt thợ thủ công về phương Bắc, ông được tha, bởi ông liệt một chân rồi, đầu óc lại nghễnh ngãng, từ lâu không rèn gươm được nữa, từ ngày mẹ chết, ông hóa dở điên dở dại.
Mẹ anh mất trong một vụ cướp. Về sau cha anh phát hiện được, mẹ chết do lưỡi gươm cha rèn ra. Phải, đúng thế, cha anh nhớ từng thanh gươm. Con người thô lỗ cục cằn ấy, khi chạm vào lưỡi gươm mới nguội, lại hóa ra âu yếm như người cha nâng niu đứa con nhỏ.
Vậy mà, thanh gươm cha anh rèn lại giết mẹ.
Thanh gươm cha đang rèn dở lúc mẹ chết, ông đã ném đi đâu mất.
Đã lâu rồi, anh không còn nhớ gương mặt mẹ nữa. Nhưng anh còn nhớ nụ cười của bà. Nhớ hơi ấm của bà lúc nhỏ. Và nhớ cả ánh lửa lò rèn nóng rực. ánh lửa ám ảnh anh mỗi giấc ngủ. Mỗi đêm thức dậy, đứa trẻ là anh nghe gió lạnh cào lên da thịt, lòng rỗng không, nửa do đói, nửa do nỗi kinh sợ nào không biết được.
Anh thèm hơi ấm. Và hẳn cha cũng thèm. Anh nhìn thấy cha ngồi chăm chăm nhìn bếp lửa mỗi lần trăng lặn. Thường đó là những khi có người mới đến chơi. Đôi lúc, anh nghe lỏm họ kể chuyện, hoàng thân triều cũ nổi dậy bên này, vị quan yêu nước nào đó nổi dậy bên nọ. Họ rủ cha đi theo. Nhưng cha không đi. Người ta trách mắng, cha vẫn không đi. Mãi về sau, lại có tin, từng đám từng đám một nghĩa quân rơi rụng, hoặc không gặp may, hoặc không hợp lòng người, hoặc chia tán nhau mà chết.
Cả đời rèn gươm phỏng có ích gì? Gươm sắc làm chi nếu tâm người không sáng? Cha lảm nhảm như thế, giữa những trận say, bỏ cả lò rèn, chỉ nhìn thấy ánh lửa đỏ lóe lên là đã muốn nôn mửa.
Anh tưởng là sẽ mãi như thế. Ai cũng tưởng ông già coi như lửa lòng tắt rồi. Cho đến khi người đó tới.
Quan Hành khiển đến tìm cha anh năm ấy, đứng cạnh cội mai già - từ ngày mẹ mất không ra hoa - mà nhờ anh vào báo với cha. Gương mặt mỉm cười, nhưng đôi mắt sáng rực như ánh sao đầu tiên của bình minh.
4.
Quan Hành khiển là người của triều cũ, khác hẳn những kẻ đã đến gặp cha anh trước đây. Cũng đã nghe kể việc ngài bị quân Ngô giam lỏng, sau đó cùng bạn bỏ trốn, nhưng lại không về quy thuận người của triều trước, mà đến ra mắt một kẻ vô danh nào đó.
Mãi về sau anh cũng không hiểu được, một thợ rèn như cha anh có gì đâu mà để cho chính ngài quân sư phải đích thân tới tìm. Có lần anh liều hỏi, quan Hành khiển chỉ mỉm cười mà kể chuyện ngày xưa, đấng quân vương nào đó phải mấy lần cầu kiến mới gặp được người hiền. Nhưng cha anh nào phải người hiền? Ông chỉ là thợ rèn. Quan Hành khiển chỉ cười mà đáp: Có lẽ chẳng khác gì nhau cả.
Anh không biết quan hành khiển đã nói gì với cha anh trong suốt một canh giờ. Nhưng lúc anh len lén vào đốt thêm lửa, bỗng nghe cha nói: Xin hãy để cho ông một canh giờ nữa.
Đó là màn đuổi khách của cha anh. Những người đến đây, đều như không thể đợi lâu. Nghe cha nói vậy, tất cả đều lên tiếng thúc giục. Lần này cũng thế. Việc quân đang bận. Người đi cùng quan hành khiển lúc ấy nói, không thể chần chừ, xin bác quyết mau.
Một giờ, chỉ một giờ thôi. Bây giờ chiến loạn thế nào, không lẽ người ta không có một giờ suy nghĩ? Cha anh cấm cẳn. Người thư sinh chỉ mỉm cười, nói tùy bác. Thế rồi thong thả ngồi xuống bên bếp lửa. Đến bây giờ anh vẫn không hiểu. Lúc ấy đi lại khó khăn, quân địch trùng trùng, sao người còn ngồi yên ổn được đến vậy? Tĩnh lặng như hồ nước giấu sóng ngầm giông bão dưới đáy.
Anh mang trà vào cho họ, bỗng giật mình. Phía trước sân nhà, cây mai bấy lâu nay khô héo, bỗng bừng nở trắng muốt. Mùi hương bạch mai lan vào trong phòng. Anh bủn rủn cả chân tay, ngã xuống. Nghe tiếng chân người chạy đến.
Cha anh lao đến, bới đất dưới gốc mai. Không ai nói gì. Lúc lâu sau, ông moi lên chiếc hộp gỗ. Bên trong hộp, là thanh gươm sáng rực.
Ông ngẩng đầu nhìn cây mai trắng xóa. Lần đầu tiên anh thấy cha anh khóc.
Người thư sinh mỉm cười, cúi xuống nhìn cha anh. Thanh gươm trong lòng bác không phải muốn giấu người, mà chưa tìm được người xứng đáng để trao. Chúng tôi cũng nghe tiếng thanh gươm đó gọi.
Thanh gươm chôn dưới đất sâu, mấy năm vẫn sáng.
ý trời, là ý trời rồi. Đêm đó, cha anh vẫn không rời đi. Hai người bọn họ đành bỏ đi trước. Trước lúc lên đường, vị quân sư trẻ ngẩng đầu nhìn cành mai, bỗng mỉm cười. Anh đang đứng dưới gốc mai, quay đầu theo, chợt thấy nụ cười ai đó phảng phất sau gốc cây.
Đến tảng sáng, cha anh chợt bảo, anh có biết không, đêm qua mẹ anh về đấy.
Mấy ngày sau, cha anh đốt nhà cửa rồi dắt anh bỏ đi tìm đường đến căn cứ nghĩa quân.
5.
ý trời ư? Thuận theo lòng người, không phải là ý trời sao. Từ đầu quan Hành khiển hẳn đã tin như thế. Nhưng đức Thái tổ có tin như vậy không? Ai mà biết được?
Quan Hành khiển học vấn hơn người sao lại đi theo minh chủ? Anh không hiểu, cũng không muốn suy nghĩ làm gì. Nhưng những lần xuất trận, nhìn minh chủ, giờ là đức Thái tổ, đứng giữa ba quân, rực rỡ chói sáng như mặt trời, còn quan Hành khiển chịu nép mình theo sau như bóng trăng mờ nhạt, anh lại cảm thấy mơ hồ một điều gì đó, nhưng không hiểu là điều gì. Đừng sợ hãi như vậy, quan hành khiển nói, chúng ta đến đây đều giống như nhau cả thôi. Công việc của tôi, cũng giống như công việc của bác. Mọi người có thể an tâm chiến đấu, chính nhờ những người như bác.
Cha anh đương nhiên không chiến đấu được. Công việc chính của cha, là rèn đúc và quản lý vũ khí. Đã có người bảo anh rằng, thật hiếm có ai am tường việc rèn vũ khí như cha anh. Gươm đúc ra đẹp như cắt nước. Chẳng những vậy, cha anh còn bảo đảm tất cả đều trong tình trạng tốt nhất có thể. Chỉ là những việc không tên. Không ai biết được. Cũng không ai nhớ tới.
Cha anh mất sau ngày đức Thái tổ lên ngôi. Giữa những ngày hội vui mừng kéo dài triền miên, không ai nhớ đến ông cả. Mà cũng chẳng cần nhớ đến, ông bảo giữa lúc hấp hối, cũng như lúc ông từ chối mọi bổng lộc ban thưởng. Ông chỉ là tên thợ rèn, có công lao gì đâu mà hưởng ân đức.
Chỉ có một điều lạ: Bao nhiêu năm trời, cha chưa từng dạy anh rèn gươm. Cái gánh nặng của kẻ làm ra vũ khí giết người, ông thà gánh một mình, chứ quyết không để con cháu chịu vạ.
Cha anh mất. Người đến dự tang, có kẻ hầu nhà quan Hành khiển. Quan Hành khiển bận bịu không thể đi được, chỉ gửi đến mấy lời. Bao nhiêu năm rèn nên bao nhiêu loại vũ khí, tôi biết bác luôn sợ con trai gặp oán hận, nhưng vẫn cứ làm vì một thời đại mới. Hôm nay không đến viếng được, chỉ hy vọng sau này cho bác thấy, những gì đã làm là không uổng phí.
Anh cúi đầu. Mãi về sau mới dám nói cho quan hành khiển biết lời trăn trối của cha. Thanh gươm dưới gốc bạch mai ngày ấy. Thanh gươm cuối cùng còn mang ký ức của mẹ. Xin hãy chôn nó theo ông. Đừng để mất.
6.
Anh phải đòi lại nó.
Mỗi giấc mơ, anh đều nghe tiếng cha gọi. Đòi lại nó.
Trong mơ anh thấy linh hồn của cha không thể ngủ yên. Đòi lại nó. Đầu óc anh quay cuồng, cuối cùng một chiều phải đến mà bái quan Hành khiển thưa rõ sự việc.
Quan Hành khiển im lặng nghe anh nói. Ngài trông mệt mỏi, như già đi hẳn. Nhà nước mới lập, còn bao chuyện dang dở. Bao chuyện nhức đầu. Mà cũng khó điều khiển người ta hơn trước. Con người khi hoạn nạn thì kề vai thắm thiết, khi vui sướng thì khó lòng chung sống. ánh mắt quan Hành khiển, vẫn sáng rực như thuở nào. Nhưng đôi mắt ấy khi nhìn anh, lại như có phần hối lỗi. Ngài chỉ thở dài mà nói, anh có nghe chuyện thiên hạ đang đồn đại không?
Thanh gươm của cha anh, đã hóa thành thần gươm rồi. Đã hóa thành hào quang cho người khác rồi. Ngài nói, chợt im bặt. Anh chợt nhớ, năm xưa ngài cũng đã từng làm như thế. Mang mật ong viết lên lá, rồi để lá rơi xuống suối theo dòng nước mà thành câu sấm truyền của trời đất. Việc hôm nay, mang thêm chút thần thoại tô điểm cho kẻ thắng trận, vốn là chuyện tự nhiên nó sẽ đến.
Thanh gươm của cha anh, đã thành thần gươm rồi. E rằng đến khi chết, nó cũng sẽ theo Đức Thái tổ về cõi bên kia. Vĩnh viễn không thuộc về anh nữa.
Anh vái chào quan Hành khiển. Chỉ thưa, anh nhất định phải đòi lại nó.
7.
Anh nhất định phải đòi lại nó. Anh nhờ người viết đơn. Những lá đơn ấy chắc không đến tay nhà vua. Anh cúi đầu chặn kiệu giữa đường xin gặp mặt. Nhưng cũng vô ích.
Khi tất cả đã hết cách, anh chợt nghe tin nhà vua quyết định đi kinh lý. Cứ thế anh bám theo, đón đường xin bái yết nhà vua. Nhưng người ta lập tức tống anh vào ngục. Quan hành khiển đến gặp anh, thở dài. – Sao anh cố chập vậy? Lỡ có chuyện gì xảy ra thì một mai xuống suối vàng, tôi biết ăn nói thế nào với cha anh?
8.
Đêm hôm đó, anh trốn ngục.
Trong người anh luôn giấu sẵn những thứ dụng cụ nhỏ hữu dụng cha làm ngày xưa. Đêm nay là đêm cuối, đức vua sẽ nghỉ bên bờ hồ thưởng thức không khí trong lành trước khi vào cung. Anh phải mau lên.
Nửa đêm đó, lửa ở đâu bùng lên phía trại bên trái. Sơ đồ bố trí đội hình của nhà vua, của đội quân này, anh hoàn toàn hiểu rõ. Giữa lúc mọi người đang hoảng hốt, anh lẻn vào chái trong. - Đức vua đã tỉnh giấc hoàn toàn. Tay ngài nắm chặt cán gươm. Ngài vẫn là quân nhân. Nếu chống chọi với ngài, anh hẳn không trụ nổi. Nhưng anh không cần thanh gươm ngài đang dùng để hộ thân đây.
Thanh gươm anh đang cần, chuôi gươm bằng ngọc, không còn được dùng làm vật hộ thân, chỉ có thể dùng để trang trí. Nên lúc này không ai nhìn đến nó. Anh lẻn vào, đổi thanh gươm mình mang theo, lấy thanh gươm cũ rồi lẩn vào đám lính đang chạy tới cứu giá.
Anh cũng không còn nhớ làm thế nào mình thoát ra được. giữa lúc đang lạc đường, bỗng có người nắm lấy tay anh. Người hầu của quan Hành khiển điềm tĩnh dẫn anh ra khỏi đám đông, đưa anh đến một chỗ nấp kín đáo gần bờ sông, rồi bảo, ngài đoán chẳng sai, anh thật lì lợm quá. Hãy ở yên chờ mọi việc an bình lại đã.
9.
Thanh gươm Thuận thiên đã trả lại cho trời rồi.
ít hôm sau, từ nơi nằm trốn anh nghe tiếng người kẻ chợ lao xao kể chuyện. Sáng nay lúc đức Thái tổ đi thuyền ra giữa hồ, một con rùa lớn nổi lên tiến lại gần, đòi lại thanh gươm huyền thoại. Ngài đã ném gươm trả lại rùa thần. Đó là điềm tốt, đất nước sắp được thanh bình, không còn chiến tranh loạn lạc nữa.
Anh nghe thấy, chợt ngẩn người. Thanh gươm lạnh buốt vẫn ôm trên thân không thể rời ra. Chợt hiểu, có thể dàn xếp mọi việc ổn thỏa như thế, chỉ có quan Hành khiển. Thanh gươm Thuận Thiên đã trôi vào truyền thuyết, vào cõi mờ mịt sương mù như mọi người mong muốn. Trên tay anh, là một thanh gươm khác. Thanh gươm xưa vốn vô danh, Nay lại trở về với vô danh. Anh lần tay lên lưỡi gươm, bất chợt trong sắc lạnh buốt của kim loại nghe tiếng mạch máu người đập thình thịch.
Mười mấy năm sau quay lại kinh thành, anh vừa kịp thấy buổi tru di cửu tộc quan Hành khiển giữa chợ.
Lúc lưỡi đao hạ xuống, anh quỳ xuống theo mà dập đầu khóc.
-----------
(1) Rurouni Kenshin, chương 81, bài thơ trên đốc kiếm.
Thiết toản dong lô kí tinh sương
Tự bỉ Tương Can Mạc Tà tâm
Thiên điểu già nhật bàng đà vũ
Vụ quá thiên tình mạc khả úy
Phỏng dịch lấy ý: Ta một đời rèn kiếm, ví lòng cũng như Can Tương, Mạc Tà (tên hai thanh kiếm quý, cũng là tên cặp vợ chồng rèn kiếm ngày xưa), (hy vọng khi nào) mưa gió tạnh, bầu trời lại trở nên trong sáng (chỉ thời đại mới.)
Đây chỉ là bản phỏng dịch, phiên âm cũng có thể có chỗ không chính xác.
(Nguồn: Văn nghệ số 15/2013)
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn