VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ Nguyễn Bính phối hợp tổ chức. Trước đó, chiều ngày 6/12/2013, Đoàn đại biểu của Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT VN, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm trưởng đoàn, cùng đi với Chủ tịch có các nhà văn Võ Thị Xuân Hà – UV BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Nhà văn trẻ; nhà thơ Nguyễn Đức Mậu; nhà thơ Khuất Bình Nguyên… về dự lễ kỷ niệm. Đoàn đã làm lễ dâng hương tại khu tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bính (xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Sau đó, đoàn nhà văn có buổi làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản.
Các nhà văn, nhà thơ làm Lễ dâng hương tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bính
Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính có sự tham dự của PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương; NSƯT Đào Quang – Chủ tịch Hội VHNT Nam Định; GS. Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam; Thiếu tướng Hoàng Kiền - Giám đốc Các dự án đường tuần tra biên giới (BQP); các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản; đại diện gia đình nhà thơ Nguyễn Bính… cùng đông đảo văn nghệ sỹ đang sống tại tỉnh Nam Định và các tỉnh, thành phố lân cận; các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và tỉnh Nam Định.
Sau lời phát biểu đề dẫn của NSƯT Đào Quang, ông Bùi Đức Long – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt BCH Hội Nhà văn Việt Nam gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh Nam Định, Hội VHNT Nam Định đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm trọng thể. Nhà thơ xúc động kể lại kỷ niệm vào năm 1963, ông được tiếp xúc lần đầu với thi phẩm của Nguyễn Bính, đặc biệt là bốn câu thơ trong bài “Xuân tha hương” sáng tác năm 1942: “Em không khóc nữa, không than nữa/ Đây một bài thơ hận cuối cùng/ Không than chắc hẳn hồn tươi lại/ Không khóc tha hồ đôi mắt trong”. Ông nhận định, bốn câu thơ đó đã gợi được trọn vẹn hành trình sống và hành trình thơ của Nguyễn Bính.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng khẳng định những đóng góp to lớn của nhà thơ Nguyễn Bính trong tiến trình của thơ ca hiện đại Việt Nam: “Về nhận đường cho văn học, Nguyễn Bính đã góp phần phát huy hồn Việt, phong cách Việt từng thấm đẫm trong hơi thở của thơ ca dân gian thành một thứ thơ bác học nhuần nhuyễn và tinh diệu có sức ám ảnh và quyến rũ lâu bền. Nguyễn Bính đã nêu một mẫu mực đẹp đẽ phát huy yếu tố dân tộc, tình cảm dân tộc, cốt cách dân tộc trong thơ. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt, một bản lĩnh sáng tạo với những mẫu cảm văn hóa đáng kính trọng; về nâng cao thể thơ lục bát của dân tộc, Nguyễn Bính không những có nhiều bài thơ hay mà có rất nhiều câu thơ hay để đời. Ông là một trong những nhà thơ có những câu thơ hay có tỉ lệ cao nhất thơ ca đương đại; những đóng góp vào sự tinh luyện ngôn ngữ, Nguyễn Bính là thi sỹ tài danh và có lẽ là một trong số rất ít các nhà thơ đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào thơ ca thành công nhất. Nguyễn Bính không chỉ thành công trong thơ ngắn, ông còn sáng tác kịch thơ, trường ca, truyện vừa, tiểu thuyết và đều để lại những thành công xuất sắc. Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn, một tác giả lớn tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh, ông là một trong những ngôi sao sáng chói nhất trong thi đàn Việt Nam hiện đại… Đối với bạn đọc, ông là người bạn tri ân, đồng cảm của hàng triệu con người. Đối với thi ca, ông đã tạo ra một từ trường rất mạnh. Đã có biết bao cây bút chịu ảnh hưởng Nguyễn Bính. Đối với văn hóa, thơ ông là lưu giữ tâm hồn dân tộc, sắc thái dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông chỉ dẫn chúng ta những bài học quý khi bước vào hội nhập quốc tế sâu rộng”.
Nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái nhà thơ Nguyễn Bính phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ. Bà bày tỏ niềm xúc động trước ân tình của quê hương, bạn bè đồng nghiệp và bao thế hệ bạn đọc đã dành cho nhà thơ Nguyễn Bính. Bà gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND tỉnh Nam Định, Hội VHNT Nam Định đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh thi sỹ trong không khí đầm ấm, trang nghiêm và đầy xúc động; cảm ơn tới các cơ quan thông tấn báo chí, các VNS đã dành tình cảm cho nhà thơ Nguyễn Bính.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính
Kết thúc buổi lễ là chương trình nghệ thuật, các tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn Bính được phổ nhạc do các nghệ sỹ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định cùng với các nghệ sỹ của Trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định biểu diễn.
Tiết mục hát văn: "Chân quê"
Chùm ca khúc "Gái xuân"
Tiết mục hát văn "Hội làng"
Tiểu phẩm "Đinh Đạo ve gái"
--------------
Các nhà văn, nhà thơ chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình nhà thơ nguyễn Bính
VanVN.Net - Sáng ngày 7/12/2013, tại trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định đã diễn ra Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2013). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Nam Định và gia đình nhà thơ Nguyễn Bính phối hợp tổ chức. Trước đó, chiều ngày 6/12/2013, Đoàn đại biểu của Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT VN, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm trưởng đoàn, cùng đi với Chủ tịch có các nhà văn Võ Thị Xuân Hà – UV BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Nhà văn trẻ; nhà thơ Nguyễn Đức Mậu; nhà thơ Khuất Bình Nguyên… về dự lễ kỷ niệm. Đoàn đã làm lễ dâng hương tại khu tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bính (xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Sau đó, đoàn nhà văn có buổi làm việc với Huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản.
Các nhà văn, nhà thơ làm Lễ dâng hương tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Bính
Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính có sự tham dự của PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh – Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương; NSƯT Đào Quang – Chủ tịch Hội VHNT Nam Định; GS. Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam; Thiếu tướng Hoàng Kiền - Giám đốc Các dự án đường tuần tra biên giới (BQP); các đồng chí lãnh đạo tỉnh, đại diện lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản; đại diện gia đình nhà thơ Nguyễn Bính… cùng đông đảo văn nghệ sỹ đang sống tại tỉnh Nam Định và các tỉnh, thành phố lân cận; các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và tỉnh Nam Định.
Sau lời phát biểu đề dẫn của NSƯT Đào Quang, ông Bùi Đức Long – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đọc diễn văn khai mạc buổi Lễ.
Nhà thơ Hữu Thỉnh thay mặt BCH Hội Nhà văn Việt Nam gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh Nam Định, Hội VHNT Nam Định đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm trọng thể. Nhà thơ xúc động kể lại kỷ niệm vào năm 1963, ông được tiếp xúc lần đầu với thi phẩm của Nguyễn Bính, đặc biệt là bốn câu thơ trong bài “Xuân tha hương” sáng tác năm 1942: “Em không khóc nữa, không than nữa/ Đây một bài thơ hận cuối cùng/ Không than chắc hẳn hồn tươi lại/ Không khóc tha hồ đôi mắt trong”. Ông nhận định, bốn câu thơ đó đã gợi được trọn vẹn hành trình sống và hành trình thơ của Nguyễn Bính.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng khẳng định những đóng góp to lớn của nhà thơ Nguyễn Bính trong tiến trình của thơ ca hiện đại Việt Nam: “Về nhận đường cho văn học, Nguyễn Bính đã góp phần phát huy hồn Việt, phong cách Việt từng thấm đẫm trong hơi thở của thơ ca dân gian thành một thứ thơ bác học nhuần nhuyễn và tinh diệu có sức ám ảnh và quyến rũ lâu bền. Nguyễn Bính đã nêu một mẫu mực đẹp đẽ phát huy yếu tố dân tộc, tình cảm dân tộc, cốt cách dân tộc trong thơ. Đó là một sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt, một bản lĩnh sáng tạo với những mẫu cảm văn hóa đáng kính trọng; về nâng cao thể thơ lục bát của dân tộc, Nguyễn Bính không những có nhiều bài thơ hay mà có rất nhiều câu thơ hay để đời. Ông là một trong những nhà thơ có những câu thơ hay có tỉ lệ cao nhất thơ ca đương đại; những đóng góp vào sự tinh luyện ngôn ngữ, Nguyễn Bính là thi sỹ tài danh và có lẽ là một trong số rất ít các nhà thơ đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào thơ ca thành công nhất. Nguyễn Bính không chỉ thành công trong thơ ngắn, ông còn sáng tác kịch thơ, trường ca, truyện vừa, tiểu thuyết và đều để lại những thành công xuất sắc. Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn, một tác giả lớn tiêu biểu trong thời đại Hồ Chí Minh, ông là một trong những ngôi sao sáng chói nhất trong thi đàn Việt Nam hiện đại… Đối với bạn đọc, ông là người bạn tri ân, đồng cảm của hàng triệu con người. Đối với thi ca, ông đã tạo ra một từ trường rất mạnh. Đã có biết bao cây bút chịu ảnh hưởng Nguyễn Bính. Đối với văn hóa, thơ ông là lưu giữ tâm hồn dân tộc, sắc thái dân tộc. Sự nghiệp thơ ca của ông chỉ dẫn chúng ta những bài học quý khi bước vào hội nhập quốc tế sâu rộng”.
Nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu, con gái nhà thơ Nguyễn Bính phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ. Bà bày tỏ niềm xúc động trước ân tình của quê hương, bạn bè đồng nghiệp và bao thế hệ bạn đọc đã dành cho nhà thơ Nguyễn Bính. Bà gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND tỉnh Nam Định, Hội VHNT Nam Định đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 95 năm ngày sinh thi sỹ trong không khí đầm ấm, trang nghiêm và đầy xúc động; cảm ơn tới các cơ quan thông tấn báo chí, các VNS đã dành tình cảm cho nhà thơ Nguyễn Bính.
Toàn cảnh buổi Lễ kỷ niệm 95 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính
Kết thúc buổi lễ là chương trình nghệ thuật, các tác phẩm thơ của nhà thơ Nguyễn Bính được phổ nhạc do các nghệ sỹ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định cùng với các nghệ sỹ của Trung tâm văn hóa 3-2 tỉnh Nam Định biểu diễn.
Tiết mục hát văn: "Chân quê"
Chùm ca khúc "Gái xuân"
Tiết mục hát văn "Hội làng"
Tiểu phẩm "Đinh Đạo ve gái"
--------------
Các nhà văn, nhà thơ chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình nhà thơ nguyễn Bính
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn