VanVN.Net - 85 tuổi đời, gần 70 năm theo Cách mạng, cuộc đời của Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tiêu biểu cho một thế hệ trí thức lớn lên trong Cách mạng, trưởng thành trong kháng chiến và đạt nhiều thành tựu trong đổi mới.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm
BA CỘT MỐC LỊCH SỬ CỦA NỀN NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
Có thể nói, lịch sử ngoại giao Việt Nam gắn liền với ba cột mốc lịch sử của đất nước. Đó là ngoại giao thời kỳ giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc kết thúc bằng Hiệp định Giơnevơ 1954. Ngoại giao giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước kết thúc bằng Hiệp định Pari 1973 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Ngoại giao thời đổi mới hội nhập từ sau Đại hội VI, song nếu nói một cách chính xác hơn, giai đoạn ngoại giao đổi mới và hội nhập bắt đầu từ Đại hội Đảng VII (1991) khi đề ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Cũng cần phải khẳng định, đường lối ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng ngoại giao Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam ở mọi giai đoạn. Ngoại giao của Việt Nam là nền ngoại giao nhân dân, do đóng góp của tập thể, không của cá nhân bất cứ ai. Song cũng không thể xóa nhòa vai trò của cá nhân bởi họ là những người tham gia điều hành, chỉ đạo thực hiện và trực tiếp thực hiện. Nói cách khác, họ là những cá nhân cụ thể được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho nhiệm vụ trực tiếp thực hiện sứ mệnh lịch sử của đất nước. Xét từ góc độ này, nếu giai đoạn thứ nhất gắn liền với tên tuổi của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Phạm Văn Đồng; giai đoạn thứ hai gắn liền với tên tuổi của các nhà ngoại giao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình thì giai đoạn hội nhập đổi mới gắn liền với tên tuổi Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
TỪ CHÀNG TRAI YÊU NƯỚC TRỞ THÀNH NHÀ NGOẠI GIAO CHUYÊN NGHIỆP
Nguyễn Mạnh Cầm đến với nghề ngoại giao tình cờ như sự sắp đặt của số phận. Trước Cách mạng Tháng Tám, khi mới 16 tuổi, chàng thanh niên làng Đỏ được một người bà con là cựu tù chính trị ở Ban Mê Thuột giác ngộ, giao nhiệm vụ rải truyền đơn và tham gia giành chính quyền tại xã Yên Dũng Thượng (nay là phường Hưng Dũng – TP Vinh). Cách mạng Tháng Tám thành công, chàng sinh viên lỡ làng (trường học bị đóng cửa) Trường Quốc học Vinh Nguyễn Mạnh Cầm được giao phụ trách công tác thanh niên kiêm ủy viên thư ký của UBND lâm thời “làng Đỏ” cách mạng. Năm 1947, anh được điều lên làm Bí thư thanh niên huyện kiêm Chánh văn phòng Huyện ủy Hưng Nguyên (Nghệ An).
Năm 1948, Nguyễn Mạnh Cầm theo học lớp văn hóa kháng chiến do các nhà văn hóa và nhà văn nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Tuân… trực tiếp giảng dạy. Kết thúc khóa học thì anh được điều động làm cán bộ ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu 4. Đến năm 1949, Nguyễn Mạnh Cầm được chọn đi học lớp tỉnh ủy viên do Liên khu ủy IV mở, Bí thư Liên khu ủy là ông Nguyễn Chí Thanh và đến năm 1950 thì được điều ra Việt Bắc học lớp cán bộ nguồn, chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài (Trung Quốc). Tại đây, lần đầu tiên chàng trai xứ Nghệ được gặp Bác Hồ giữa thảm cỏ của Chiến khu Việt Bắc. Những lời dặn dò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khắc sâu vào tâm thức đến hôm nay và có thể khẳng định là cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời Nguyễn Mạnh Cầm.
Tháng 5-1950, Nguyễn Mạnh Cầm được cử sang Bắc Kinh học tiếng Nga qua bà giáo là phu nhân của một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hơn một năm sau, nhờ siêng năng, học giỏi ông cùng với một đồng học khác được cử sang xây dựng Sứ quán Việt Nam tại Liên Xô do ông Nguyễn Lương Bằng, một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, một chiến sĩ cách mạng kiên trinh, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Đại sứ. Từ đây, Nguyễn Mạnh Cầm chính thức bước vào ngành ngoại giao để từ đó trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Năm 1956, ông từ Liên Xô về nước làm Trưởng phòng Liên Xô Bộ Ngoại giao. Cũng thời điểm này, ông đã dịch tác phẩm văn học nổi tiếng Số phận một con người của nhà văn Nga Borit Polevoi sang tiếng Việt. Cuốn sách trở thành tác phẩm gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.
Năm 1973, từ Phó Chánh văn phòng Bộ, ông được điều lên làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, theo dõi Hội nghị Pari. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, ông được giao theo dõi việc thi hành Hiệp định. Một thời gian sau, ông được cử đi làm Đại sứ tại Hunggari kiêm nhiệm Đại sứ tại Áo và Iran. Sau đại thắng Mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, năm 1976 do sự hợp nhất Sứ quán Cộng hòa miền Nam Việt Nam với Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Sứ quán của nước Việt Nam thống nhất đồng thời lúc đó, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) nên Nguyễn Mạnh Cầm được điều sang làm Đại sứ và trực tiếp xây dựng Sứ quán Việt Nam tại Tây Đức.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm
VỊ ĐẠI SỨ VIỆT NAM CUỐI CÙNG THỜI LIÊN BANG XÔ VIẾT
Cứ ngỡ ngoại giao sẽ thẳng tưng trong con đường số phận của Nguyễn Mạnh Cầm thì đột nhiên năm 1981, khi đang là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao, ông được điều sang làm Thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Là một tri thức vốn quen đèn sách lại từng nhiều năm gắn bó và yêu thích nghề ngoại giao nên Nguyễn Mạnh Cầm cảm thấy rất đột ngột. Ông hoãn binh bằng cách đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trình bày và xin Bộ Chính trị cho ông được tiếp tục ở lại Bộ Ngoại giao. Anh em ngày đó có người bảo: “Cái ông Cầm này lạ thật. Đang là vụ trưởng được lên làm thứ trưởng lại từ chối. Người ta mong chẳng được…”. Từ chối đến lần thứ ba, cuối cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp gặp và thuyết phục. Thấy từ chối mãi không được, ông đã hứa với Thủ tướng xin chấp hành sự phân công của tổ chức.
Nấn ná đến mãi cuối năm 1981, Nguyễn Mạnh Cầm mới sang Bộ Ngoại thương làm Thứ trưởng phụ trách thị trường Liên Xô - Đông Âu và mảng tổ chức cán bộ. Tuy công việc mới mẻ và không có năng khiếu kinh doanh song nhờ sự chăm chỉ học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, Thứ trưởng Ngoại thương Nguyễn Mạnh Cầm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và được anh em đồng nghiệp cũng như cấp trên đánh giá cao. Cứ tưởng sẽ mãi mãi “yên vị” với nghề ngoại thương thì đầu năm 1987, sau khi trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Đại hội VI-1986), ông được điều trở lại Bộ Ngoại giao và nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô thay người tiền nhiệm Đinh Nho Liêm. Thời kỳ mới sang, tràn ngập quanh ông là không khí phấn chấn, hi vọng của các tầng lớp nhân dân Liên Xô vào công cuộc cải tổ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Liên Xô. Thế nhưng chỉ một vài năm sau, tình hình trở nên phức tạp và đó đây trong xã hội đã xuất hiện những hiện tượng không bình thường. Qua tìm hiểu, ông cảm nhận rằng đường lối cải tổ của Liên Xô với phương châm “công khai” và “dân chủ” sai lầm cả về lý thuyết lẫn thực hành đang dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị, xã hội. Còn kinh tế thì từng bước suy giảm, đời sống nhân dân rất khó khăn, niềm tin vào Đảng Cộng sản Liên Xô, vào lãnh đạo suy giảm nghiêm trọng cùng với thái độ bàng quan ngày càng phổ biến… Hoạt động của Sứ quán Việt Nam thời điểm đó không xuôi chèo mát mái như thời gian đầu. Trước tình hình đó, Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm một mặt ra sức giữ gìn tình hữu nghị và mối quan hệ tốt đẹp vốn có, ra sức tranh thủ sự giúp đỡ mà Liên Xô đã cam kết. Tuy vậy do Liên Xô lúc đó có nhiều khó khăn nên việc giúp đỡ nước ta ngày càng giảm. Năm 1990, bạn chỉ thực hiện được 50% cam kết và đến năm 1991 thì ngừng hoàn toàn.
CUỘC BỔ NHIỆM HIẾM THẤY
Năm 1991, sau những thành công và đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, Đại hội VII của Đảng chuyển mạnh sang đổi mới lĩnh vực đối ngoại bằng chủ trương rộng mở “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” trên tinh thần độc lập tự chủ với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Đây là bước ngoặt có tính then chốt, góp phần to lớn vào mọi thành công của công cuộc đổi mới, hội nhập sau đó.
Trước việc Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một trong những chính khách hàng đầu của lịch sử ngoại giao Việt Nam nghỉ hưu, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã đặt ra nhiều phương án cho sự lựa chọn nhân sự thay thế ở thời điểm cực kỳ quan trọng này. Sau nhiều lần bàn bạc, cân nhắc, cuối cùng Bộ Chính trị và Ban Bí thư đi đến thống nhất quyết định điều Đại sứ ở Liên Xô Nguyễn Mạnh Cầm về nước nhận chiếc “ghế nóng” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười mời lên gặp và thông báo quyết định của Bộ Chính trị, Nguyễn Mạnh Cầm tỏ ra rất lo lắng. Ông Cầm trình bày lý do mấy năm làm ở Bộ Ngoại thương tách ra khỏi công việc ngoại giao, nay nhận nhiệm vụ này sẽ rất khó khăn, xin Bộ Chính trị xem xét tìm người khác có khả năng và điều kiện hơn. Nào ngờ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười bảo: “Chính bởi đồng chí đã làm ở Bộ Ngoại thương 5 năm và với 35 năm giữ các vị trí quan trọng ở Bộ Ngoại giao cả ở trong nước và nước ngoài, có kinh nghiệm nên Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới thống nhất chọn đồng chí vì trong đổi mới, phải kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế nên chọn đồng chí là phù hợp hơn cả. Yêu cầu đồng chí vì việc lớn, khắc phục khó khăn chấp hành quyết định, không nên trình bày gì nữa”.
Cứ tưởng gặp thủ trưởng có thể tìm được sự ủng hộ, nào ngờ lại bị thủ trưởng “sạc” cho một trận. Thế là từ Đại sứ, Nguyễn Mạnh Cầm được bổ nhiệm lên thẳng làm Ngoại trưởng, một cuộc bổ nhiệm chắc là hiếm có.
MỘT SỐ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG THỜI KỲ LÀM BỘ TRƯỞNG
Tôi không có ý định khắc họa về một chân dung Nguyễn Mạnh Cầm bởi với gần 70 năm tham gia Cách mạng, 10 năm làm Bộ trưởng Ngoại giao của ông ở thời điểm đất nước nhiều biến động không thể gói trong một bài báo. Vả lại, những gì tôi biết về ông chỉ là cảm nhận qua sách vở, những lần trò chuyện với ông, qua những người đồng nghiệp của ông và qua các sự kiện được ghi trong sách báo. Từ phương diện đó, có thể “gói” những năm làm Bộ trưởng của nhà ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm qua 6 cột mốc mà tôi cho là quan trọng, gắn liền với lịch sử đối ngoại của đất nước.
Sự kiện thứ nhất, sau khi nhậm chức bộ trưởng một thời gian ngắn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm được mời sang Trung Quốc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trao đổi bước đầu về bình thường hóa quan hệ đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước, chính thức quyết định việc bình thường hóa quan hệ. Sau khoảng 2 tháng cuộc gặp cấp cao này diễn ra tại Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1991 giữa một bên là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt với một bên là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng. Tại đây, Hiệp định bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai nước đã được ký kết.
Sự kiện thứ hai là ký Hiệp định lập lại hoà bình ở Campuchia. Tháng 10/1991, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm dự phiên họp cuối cùng của cuộc đàm phán khó khăn phức tạp, kéo dài nhiều năm với sự tham gia của nhiều cán bộ Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan giàu kinh nghiệm về Campuchia ở Pari (Thủ đô Cộng hoà Pháp). Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với đại diện các nước có liên quan, đại diện các phái Campuchia và đai diện LHQ ký kết Hiệp định lập lại hòa bình trên đất nước đã chịu nhiều đau thương này, đưa Campuchia sang một giai đoạn mới giai đoạn phục hồi và phát triển.
Sự kiện thứ ba là quan hệ với ASEAN. Tháng 7-1992, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm nhận lời mời của Tổ chức ASEAN (lúc này mới có 6 nước thành viên là Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Bruney) sang Manila dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN định kỳ với tư cách quan sát viên và ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, mở đầu cho quá trình Việt Nam tham gia ASEAN. Tháng 7-1995, ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ đọc diễn văn tại lễ trọng thể kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức liên kết khu vực này. Bằng một bài phát biểu mang ý nghĩa lịch sử và ngay sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA (Tổ chức liên kết kinh tế ASEAN). Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam hội nhập khu vực, mở đầu cho quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Sự kiện thứ tư là quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, theo nghị quyết của Đại hội VII đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ và Liên minh Châu Âu. Từ sau Đại hội VII, đến năm 1995, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm gần 50 quốc gia. Với Mỹ, sau khi Tổng thống Bin Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ (17 và 18-7-1995), Ngoại trưởng Mỹ đã sang Hà Nội để cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ký Hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và trao đổi đại sứ. Bằng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước là ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Cũng trong tháng 7-1995, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm lại bay sang Brucxen (Bỉ) ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đặt cơ sở cho việc thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, trước hết là kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật với các nước phát riển của châu Âu. Tháng 7-1995 được coi là một tháng cực kỳ sôi động, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thời đổi mới hội nhập. Đó là gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với Mỹ và ký kết Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Sự kiện thứ năm là tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu mà sáng lập riêng ra 10 nước châu Á (7 nước ASEAN) và 11 nước châu Âu. Việt Nam mặc nhiên là thành viên của tổ chức hợp tác liên khu vực này.
Năm 1998, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả một số nước thuộc châu Mỹ. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã đưa ra đề nghị Việt Nam tham gia chính thức Diễn đàn và được Hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh. Với sự kiện này, từ hội nhập khu vực, Việt Nam đã tiến lên hội nhập liên khu vực, liên châu lục.
Sự kiện thứ 6 tiến lên bậc cuối cùng hội nhập toàn cầu. Từ hội nhập khu vực lên hội nhập liên khu vực, liên châu lục Việt Nam cần tiến lên bước cao nhất, đó là hội nhập toàn cầu. Để thực hiện yêu cầu này, ngay từ tháng giêng năm 1995 khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tuyên bố ra đời trên cơ sở chuyển Hiệp định thương mại và thuế quan (GATT) Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi thư xin gia nhập tổ chức này.
Cuộc đàm phán gia nhập WTO bắt đầu từ năm 1997 và phải trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn minh bạch chính sách và giai đoạn đàm phán thực chất. Giai đoạn minh bạch hoá chính sách, ta phải trả lời hơn 3.000 câu hỏi của các thành viên WTO về đường lối, chủ trương, phương thức hoạt động của thương mại Việt Nam, kéo dài hơn 4 năm. Giai đoạn đàm phán thực chất bàn về những điều kiện và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO kéo dài hơn 5 năm. Nói chung toàn bộ cuộc đàm phán gia nhập tổ chức toàn cầu này kéo dài hơn 10 năm vừa đấu tranh căng thẳng vừa tranh thủ khéo léo, kiên trì cuối cùng đã kết thúc thắng lợi vào cuối tháng 11-2006. Sau khi giải quyết những thủ tục cần thiết như thông qua các cấp và các tổ chức có thẩm quyền, ngày 1-1/2007, WTO công bố Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này. Khi đó, ông Cầm đã nghỉ hưu nhưng chính ông là người đặt viên đá đầu tiên trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.
NHÀ NGOẠI GIAO NẶNG LÒNG VỚI SỰ NGHIỆP KHUYẾN HỌC
Năm nay ông vừa tròn 85 tuổi đời, gần 70 năm tham gia Cách mạng, từ một chàng trai con của người công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, trải qua nhiều vị trí công tác, Nguyễn Mạnh Cầm đã trở thành nhà ngoại giao xuất sắc, thành viên nhóm những nhân vật có uy tín của ASEAN (gồm 10 người, là các cựu nguyên thủ hoặc cựu Bộ trưởng Ngoại giao) có nhiệm vụ phác thảo Hiến chương ASEAN. Ông đã đảm đương một sứ mệnh trọng đại ở một thời điểm trọng đại. Đó là ngoại giao thời kỳ đổi mới hội nhập.
Sau khi nghỉ hưu, do sự gợi ý của một số cán bộ lâu năm và được những người làm khuyến học tín nhiệm bầu, ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Gần 10 năm qua, ông đã cùng với những người làm khuyến học cả nước xây dựng Hội Khuyến học không ngừng phát triển, trở thành một tổ chức chính trị, xã hội sâu rộng, góp phần to lớn vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
VĨ THANH
Lần đầu tiên tôi gặp ông Cầm là dịp tết năm 1999. Ngày đó, Tạp chí Văn nghệ Quân đội có mục Đối thoại trong tháng. Nhà văn Lê Lựu được tòa soạn cử đi phỏng vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm về công tác đối ngoại. Lê Lựu kéo tôi đi với nhiệm vụ ghi âm và chụp ảnh. 15 năm đã trôi qua, tôi không nhớ rõ nội dung chính cuộc phỏng vấn là gì nhưng đọng lại trong tôi, đó là một cuộc trò chuyện ấm áp. Cứ nghĩ Bộ trưởng Ngoại giao, ông sẽ dùng những ngôn ngữ xã giao trong giao tiếp, song trái lại là sự giản dị và thân mật. Với nhà văn Lê Lựu, hình như không có khoảng cách giữa một vị Phó Thủ tướng Chính phủ với một ông Đại tá, Nhà báo, Nhà văn. Ông nói với Lê Lựu như tâm sự với một người em ít tuổi, một người bạn văn chương.
Có lẽ phải hơn 2 giờ, họ đã say mê kể với nhau những kỉ niệm về Liên Xô, về Mátxcơva, về mùa thu Nga, về các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ của nước Nga và của cả Liên bang Xô viết. Nguyễn Mạnh Cầm còn kể với Lê Lựu rằng ngày còn trẻ, ông rất thích thơ và tập làm thơ. Có phải vì thế mà bản dịch Số phận một con người của ông, theo nhà thơ Bằng Việt, một dịch giả tiếng Nga nổi tiếng nhận xét có những đoạn còn hay hơn nguyên bản. Về phía mình, tôi không ngờ đây là bài phỏng vấn chính khách đầu tiên trong đời làm báo dù tôi chỉ hỏi ông có một câu. Đó là khi Lê Lựu bảo: “Chú có hỏi gì bác Cầm không?”, tôi mới rụt rè hỏi về bí quyết của đối thoại trong ngoại giao. Ông đã trả lời tôi rằng với nhà ngoại giao, sự thẳng thắn, chân thành và kiên định, đặc biệt lúc nào cũng phải đặt lợi ích và danh dự của đất nước, của dân tộc và của nhân dân lên trên hết và luôn nhớ, đằng sau một nhà ngoại giao là cả một dân tộc!
Gần đây, sau ngày người vợ mà ông hết thảy yêu thương bỏ lại ông cô đơn ở thế giới này, Nguyễn Mạnh Cầm yếu hẳn đi. Tuổi cao, sức khỏe có hạn mà ông thì nhiều việc còn phải làm nên ông cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút. Đã hơn một lần ông đề nghị xin nghỉ công tác khuyến học dành thời gian viết một cuốn tài liệu để lại một vài kinh nghiệm cũng như cung cấp một ít tư liệu lịch sử về công tác ngoại giao, nhất là trên chặng đường đổi mới hội nhập. Song, những người làm khuyến học Việt Nam vẫn tín nhiệm và coi sự có mặt của ông trong “đội hình” là nguồn động viên to lớn đối với họ.
Âu đó cũng là niềm hạnh phúc của một đời chính khách!
(Nguồn: Văn nghệ số 35 – 36/2014)
VanVN.Net - 85 tuổi đời, gần 70 năm theo Cách mạng, cuộc đời của Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tiêu biểu cho một thế hệ trí thức lớn lên trong Cách mạng, trưởng thành trong kháng chiến và đạt nhiều thành tựu trong đổi mới.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm
BA CỘT MỐC LỊCH SỬ CỦA NỀN NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
Có thể nói, lịch sử ngoại giao Việt Nam gắn liền với ba cột mốc lịch sử của đất nước. Đó là ngoại giao thời kỳ giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc kết thúc bằng Hiệp định Giơnevơ 1954. Ngoại giao giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước kết thúc bằng Hiệp định Pari 1973 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Ngoại giao thời đổi mới hội nhập từ sau Đại hội VI, song nếu nói một cách chính xác hơn, giai đoạn ngoại giao đổi mới và hội nhập bắt đầu từ Đại hội Đảng VII (1991) khi đề ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Cũng cần phải khẳng định, đường lối ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng ngoại giao Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam ở mọi giai đoạn. Ngoại giao của Việt Nam là nền ngoại giao nhân dân, do đóng góp của tập thể, không của cá nhân bất cứ ai. Song cũng không thể xóa nhòa vai trò của cá nhân bởi họ là những người tham gia điều hành, chỉ đạo thực hiện và trực tiếp thực hiện. Nói cách khác, họ là những cá nhân cụ thể được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho nhiệm vụ trực tiếp thực hiện sứ mệnh lịch sử của đất nước. Xét từ góc độ này, nếu giai đoạn thứ nhất gắn liền với tên tuổi của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Phạm Văn Đồng; giai đoạn thứ hai gắn liền với tên tuổi của các nhà ngoại giao Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình thì giai đoạn hội nhập đổi mới gắn liền với tên tuổi Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm.
TỪ CHÀNG TRAI YÊU NƯỚC TRỞ THÀNH NHÀ NGOẠI GIAO CHUYÊN NGHIỆP
Nguyễn Mạnh Cầm đến với nghề ngoại giao tình cờ như sự sắp đặt của số phận. Trước Cách mạng Tháng Tám, khi mới 16 tuổi, chàng thanh niên làng Đỏ được một người bà con là cựu tù chính trị ở Ban Mê Thuột giác ngộ, giao nhiệm vụ rải truyền đơn và tham gia giành chính quyền tại xã Yên Dũng Thượng (nay là phường Hưng Dũng – TP Vinh). Cách mạng Tháng Tám thành công, chàng sinh viên lỡ làng (trường học bị đóng cửa) Trường Quốc học Vinh Nguyễn Mạnh Cầm được giao phụ trách công tác thanh niên kiêm ủy viên thư ký của UBND lâm thời “làng Đỏ” cách mạng. Năm 1947, anh được điều lên làm Bí thư thanh niên huyện kiêm Chánh văn phòng Huyện ủy Hưng Nguyên (Nghệ An).
Năm 1948, Nguyễn Mạnh Cầm theo học lớp văn hóa kháng chiến do các nhà văn hóa và nhà văn nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Tuân… trực tiếp giảng dạy. Kết thúc khóa học thì anh được điều động làm cán bộ ủy ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu 4. Đến năm 1949, Nguyễn Mạnh Cầm được chọn đi học lớp tỉnh ủy viên do Liên khu ủy IV mở, Bí thư Liên khu ủy là ông Nguyễn Chí Thanh và đến năm 1950 thì được điều ra Việt Bắc học lớp cán bộ nguồn, chuẩn bị đi đào tạo ở nước ngoài (Trung Quốc). Tại đây, lần đầu tiên chàng trai xứ Nghệ được gặp Bác Hồ giữa thảm cỏ của Chiến khu Việt Bắc. Những lời dặn dò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khắc sâu vào tâm thức đến hôm nay và có thể khẳng định là cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời Nguyễn Mạnh Cầm.
Tháng 5-1950, Nguyễn Mạnh Cầm được cử sang Bắc Kinh học tiếng Nga qua bà giáo là phu nhân của một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hơn một năm sau, nhờ siêng năng, học giỏi ông cùng với một đồng học khác được cử sang xây dựng Sứ quán Việt Nam tại Liên Xô do ông Nguyễn Lương Bằng, một nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, một chiến sĩ cách mạng kiên trinh, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Đại sứ. Từ đây, Nguyễn Mạnh Cầm chính thức bước vào ngành ngoại giao để từ đó trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Năm 1956, ông từ Liên Xô về nước làm Trưởng phòng Liên Xô Bộ Ngoại giao. Cũng thời điểm này, ông đã dịch tác phẩm văn học nổi tiếng Số phận một con người của nhà văn Nga Borit Polevoi sang tiếng Việt. Cuốn sách trở thành tác phẩm gối đầu giường của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam.
Năm 1973, từ Phó Chánh văn phòng Bộ, ông được điều lên làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, theo dõi Hội nghị Pari. Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, ông được giao theo dõi việc thi hành Hiệp định. Một thời gian sau, ông được cử đi làm Đại sứ tại Hunggari kiêm nhiệm Đại sứ tại Áo và Iran. Sau đại thắng Mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, năm 1976 do sự hợp nhất Sứ quán Cộng hòa miền Nam Việt Nam với Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Sứ quán của nước Việt Nam thống nhất đồng thời lúc đó, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) nên Nguyễn Mạnh Cầm được điều sang làm Đại sứ và trực tiếp xây dựng Sứ quán Việt Nam tại Tây Đức.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm
VỊ ĐẠI SỨ VIỆT NAM CUỐI CÙNG THỜI LIÊN BANG XÔ VIẾT
Cứ ngỡ ngoại giao sẽ thẳng tưng trong con đường số phận của Nguyễn Mạnh Cầm thì đột nhiên năm 1981, khi đang là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao, ông được điều sang làm Thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Là một tri thức vốn quen đèn sách lại từng nhiều năm gắn bó và yêu thích nghề ngoại giao nên Nguyễn Mạnh Cầm cảm thấy rất đột ngột. Ông hoãn binh bằng cách đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch trình bày và xin Bộ Chính trị cho ông được tiếp tục ở lại Bộ Ngoại giao. Anh em ngày đó có người bảo: “Cái ông Cầm này lạ thật. Đang là vụ trưởng được lên làm thứ trưởng lại từ chối. Người ta mong chẳng được…”. Từ chối đến lần thứ ba, cuối cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp gặp và thuyết phục. Thấy từ chối mãi không được, ông đã hứa với Thủ tướng xin chấp hành sự phân công của tổ chức.
Nấn ná đến mãi cuối năm 1981, Nguyễn Mạnh Cầm mới sang Bộ Ngoại thương làm Thứ trưởng phụ trách thị trường Liên Xô - Đông Âu và mảng tổ chức cán bộ. Tuy công việc mới mẻ và không có năng khiếu kinh doanh song nhờ sự chăm chỉ học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, Thứ trưởng Ngoại thương Nguyễn Mạnh Cầm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và được anh em đồng nghiệp cũng như cấp trên đánh giá cao. Cứ tưởng sẽ mãi mãi “yên vị” với nghề ngoại thương thì đầu năm 1987, sau khi trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Đại hội VI-1986), ông được điều trở lại Bộ Ngoại giao và nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô thay người tiền nhiệm Đinh Nho Liêm. Thời kỳ mới sang, tràn ngập quanh ông là không khí phấn chấn, hi vọng của các tầng lớp nhân dân Liên Xô vào công cuộc cải tổ sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Liên Xô. Thế nhưng chỉ một vài năm sau, tình hình trở nên phức tạp và đó đây trong xã hội đã xuất hiện những hiện tượng không bình thường. Qua tìm hiểu, ông cảm nhận rằng đường lối cải tổ của Liên Xô với phương châm “công khai” và “dân chủ” sai lầm cả về lý thuyết lẫn thực hành đang dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị, xã hội. Còn kinh tế thì từng bước suy giảm, đời sống nhân dân rất khó khăn, niềm tin vào Đảng Cộng sản Liên Xô, vào lãnh đạo suy giảm nghiêm trọng cùng với thái độ bàng quan ngày càng phổ biến… Hoạt động của Sứ quán Việt Nam thời điểm đó không xuôi chèo mát mái như thời gian đầu. Trước tình hình đó, Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm một mặt ra sức giữ gìn tình hữu nghị và mối quan hệ tốt đẹp vốn có, ra sức tranh thủ sự giúp đỡ mà Liên Xô đã cam kết. Tuy vậy do Liên Xô lúc đó có nhiều khó khăn nên việc giúp đỡ nước ta ngày càng giảm. Năm 1990, bạn chỉ thực hiện được 50% cam kết và đến năm 1991 thì ngừng hoàn toàn.
CUỘC BỔ NHIỆM HIẾM THẤY
Năm 1991, sau những thành công và đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, Đại hội VII của Đảng chuyển mạnh sang đổi mới lĩnh vực đối ngoại bằng chủ trương rộng mở “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế” trên tinh thần độc lập tự chủ với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Đây là bước ngoặt có tính then chốt, góp phần to lớn vào mọi thành công của công cuộc đổi mới, hội nhập sau đó.
Trước việc Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một trong những chính khách hàng đầu của lịch sử ngoại giao Việt Nam nghỉ hưu, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã đặt ra nhiều phương án cho sự lựa chọn nhân sự thay thế ở thời điểm cực kỳ quan trọng này. Sau nhiều lần bàn bạc, cân nhắc, cuối cùng Bộ Chính trị và Ban Bí thư đi đến thống nhất quyết định điều Đại sứ ở Liên Xô Nguyễn Mạnh Cầm về nước nhận chiếc “ghế nóng” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười mời lên gặp và thông báo quyết định của Bộ Chính trị, Nguyễn Mạnh Cầm tỏ ra rất lo lắng. Ông Cầm trình bày lý do mấy năm làm ở Bộ Ngoại thương tách ra khỏi công việc ngoại giao, nay nhận nhiệm vụ này sẽ rất khó khăn, xin Bộ Chính trị xem xét tìm người khác có khả năng và điều kiện hơn. Nào ngờ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười bảo: “Chính bởi đồng chí đã làm ở Bộ Ngoại thương 5 năm và với 35 năm giữ các vị trí quan trọng ở Bộ Ngoại giao cả ở trong nước và nước ngoài, có kinh nghiệm nên Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới thống nhất chọn đồng chí vì trong đổi mới, phải kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế nên chọn đồng chí là phù hợp hơn cả. Yêu cầu đồng chí vì việc lớn, khắc phục khó khăn chấp hành quyết định, không nên trình bày gì nữa”.
Cứ tưởng gặp thủ trưởng có thể tìm được sự ủng hộ, nào ngờ lại bị thủ trưởng “sạc” cho một trận. Thế là từ Đại sứ, Nguyễn Mạnh Cầm được bổ nhiệm lên thẳng làm Ngoại trưởng, một cuộc bổ nhiệm chắc là hiếm có.
MỘT SỐ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG THỜI KỲ LÀM BỘ TRƯỞNG
Tôi không có ý định khắc họa về một chân dung Nguyễn Mạnh Cầm bởi với gần 70 năm tham gia Cách mạng, 10 năm làm Bộ trưởng Ngoại giao của ông ở thời điểm đất nước nhiều biến động không thể gói trong một bài báo. Vả lại, những gì tôi biết về ông chỉ là cảm nhận qua sách vở, những lần trò chuyện với ông, qua những người đồng nghiệp của ông và qua các sự kiện được ghi trong sách báo. Từ phương diện đó, có thể “gói” những năm làm Bộ trưởng của nhà ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm qua 6 cột mốc mà tôi cho là quan trọng, gắn liền với lịch sử đối ngoại của đất nước.
Sự kiện thứ nhất, sau khi nhậm chức bộ trưởng một thời gian ngắn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm được mời sang Trung Quốc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trao đổi bước đầu về bình thường hóa quan hệ đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước, chính thức quyết định việc bình thường hóa quan hệ. Sau khoảng 2 tháng cuộc gặp cấp cao này diễn ra tại Bắc Kinh vào đầu tháng 11 năm 1991 giữa một bên là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt với một bên là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng. Tại đây, Hiệp định bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai nước đã được ký kết.
Sự kiện thứ hai là ký Hiệp định lập lại hoà bình ở Campuchia. Tháng 10/1991, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm dự phiên họp cuối cùng của cuộc đàm phán khó khăn phức tạp, kéo dài nhiều năm với sự tham gia của nhiều cán bộ Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan giàu kinh nghiệm về Campuchia ở Pari (Thủ đô Cộng hoà Pháp). Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với đại diện các nước có liên quan, đại diện các phái Campuchia và đai diện LHQ ký kết Hiệp định lập lại hòa bình trên đất nước đã chịu nhiều đau thương này, đưa Campuchia sang một giai đoạn mới giai đoạn phục hồi và phát triển.
Sự kiện thứ ba là quan hệ với ASEAN. Tháng 7-1992, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm nhận lời mời của Tổ chức ASEAN (lúc này mới có 6 nước thành viên là Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan và Bruney) sang Manila dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN định kỳ với tư cách quan sát viên và ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, mở đầu cho quá trình Việt Nam tham gia ASEAN. Tháng 7-1995, ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ đọc diễn văn tại lễ trọng thể kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức liên kết khu vực này. Bằng một bài phát biểu mang ý nghĩa lịch sử và ngay sau đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA (Tổ chức liên kết kinh tế ASEAN). Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam hội nhập khu vực, mở đầu cho quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Sự kiện thứ tư là quá trình thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, theo nghị quyết của Đại hội VII đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ và Liên minh Châu Âu. Từ sau Đại hội VII, đến năm 1995, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm gần 50 quốc gia. Với Mỹ, sau khi Tổng thống Bin Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ (17 và 18-7-1995), Ngoại trưởng Mỹ đã sang Hà Nội để cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ký Hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và trao đổi đại sứ. Bằng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước là ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Cũng trong tháng 7-1995, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm lại bay sang Brucxen (Bỉ) ký Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đặt cơ sở cho việc thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, trước hết là kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật với các nước phát riển của châu Âu. Tháng 7-1995 được coi là một tháng cực kỳ sôi động, diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thời đổi mới hội nhập. Đó là gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với Mỹ và ký kết Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu.
Sự kiện thứ năm là tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu mà sáng lập riêng ra 10 nước châu Á (7 nước ASEAN) và 11 nước châu Âu. Việt Nam mặc nhiên là thành viên của tổ chức hợp tác liên khu vực này.
Năm 1998, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả một số nước thuộc châu Mỹ. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã đưa ra đề nghị Việt Nam tham gia chính thức Diễn đàn và được Hội nghị nhiệt liệt hoan nghênh. Với sự kiện này, từ hội nhập khu vực, Việt Nam đã tiến lên hội nhập liên khu vực, liên châu lục.
Sự kiện thứ 6 tiến lên bậc cuối cùng hội nhập toàn cầu. Từ hội nhập khu vực lên hội nhập liên khu vực, liên châu lục Việt Nam cần tiến lên bước cao nhất, đó là hội nhập toàn cầu. Để thực hiện yêu cầu này, ngay từ tháng giêng năm 1995 khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tuyên bố ra đời trên cơ sở chuyển Hiệp định thương mại và thuế quan (GATT) Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi thư xin gia nhập tổ chức này.
Cuộc đàm phán gia nhập WTO bắt đầu từ năm 1997 và phải trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn minh bạch chính sách và giai đoạn đàm phán thực chất. Giai đoạn minh bạch hoá chính sách, ta phải trả lời hơn 3.000 câu hỏi của các thành viên WTO về đường lối, chủ trương, phương thức hoạt động của thương mại Việt Nam, kéo dài hơn 4 năm. Giai đoạn đàm phán thực chất bàn về những điều kiện và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO kéo dài hơn 5 năm. Nói chung toàn bộ cuộc đàm phán gia nhập tổ chức toàn cầu này kéo dài hơn 10 năm vừa đấu tranh căng thẳng vừa tranh thủ khéo léo, kiên trì cuối cùng đã kết thúc thắng lợi vào cuối tháng 11-2006. Sau khi giải quyết những thủ tục cần thiết như thông qua các cấp và các tổ chức có thẩm quyền, ngày 1-1/2007, WTO công bố Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này. Khi đó, ông Cầm đã nghỉ hưu nhưng chính ông là người đặt viên đá đầu tiên trong lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam.
NHÀ NGOẠI GIAO NẶNG LÒNG VỚI SỰ NGHIỆP KHUYẾN HỌC
Năm nay ông vừa tròn 85 tuổi đời, gần 70 năm tham gia Cách mạng, từ một chàng trai con của người công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, trải qua nhiều vị trí công tác, Nguyễn Mạnh Cầm đã trở thành nhà ngoại giao xuất sắc, thành viên nhóm những nhân vật có uy tín của ASEAN (gồm 10 người, là các cựu nguyên thủ hoặc cựu Bộ trưởng Ngoại giao) có nhiệm vụ phác thảo Hiến chương ASEAN. Ông đã đảm đương một sứ mệnh trọng đại ở một thời điểm trọng đại. Đó là ngoại giao thời kỳ đổi mới hội nhập.
Sau khi nghỉ hưu, do sự gợi ý của một số cán bộ lâu năm và được những người làm khuyến học tín nhiệm bầu, ông đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Gần 10 năm qua, ông đã cùng với những người làm khuyến học cả nước xây dựng Hội Khuyến học không ngừng phát triển, trở thành một tổ chức chính trị, xã hội sâu rộng, góp phần to lớn vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
VĨ THANH
Lần đầu tiên tôi gặp ông Cầm là dịp tết năm 1999. Ngày đó, Tạp chí Văn nghệ Quân đội có mục Đối thoại trong tháng. Nhà văn Lê Lựu được tòa soạn cử đi phỏng vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm về công tác đối ngoại. Lê Lựu kéo tôi đi với nhiệm vụ ghi âm và chụp ảnh. 15 năm đã trôi qua, tôi không nhớ rõ nội dung chính cuộc phỏng vấn là gì nhưng đọng lại trong tôi, đó là một cuộc trò chuyện ấm áp. Cứ nghĩ Bộ trưởng Ngoại giao, ông sẽ dùng những ngôn ngữ xã giao trong giao tiếp, song trái lại là sự giản dị và thân mật. Với nhà văn Lê Lựu, hình như không có khoảng cách giữa một vị Phó Thủ tướng Chính phủ với một ông Đại tá, Nhà báo, Nhà văn. Ông nói với Lê Lựu như tâm sự với một người em ít tuổi, một người bạn văn chương.
Có lẽ phải hơn 2 giờ, họ đã say mê kể với nhau những kỉ niệm về Liên Xô, về Mátxcơva, về mùa thu Nga, về các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ của nước Nga và của cả Liên bang Xô viết. Nguyễn Mạnh Cầm còn kể với Lê Lựu rằng ngày còn trẻ, ông rất thích thơ và tập làm thơ. Có phải vì thế mà bản dịch Số phận một con người của ông, theo nhà thơ Bằng Việt, một dịch giả tiếng Nga nổi tiếng nhận xét có những đoạn còn hay hơn nguyên bản. Về phía mình, tôi không ngờ đây là bài phỏng vấn chính khách đầu tiên trong đời làm báo dù tôi chỉ hỏi ông có một câu. Đó là khi Lê Lựu bảo: “Chú có hỏi gì bác Cầm không?”, tôi mới rụt rè hỏi về bí quyết của đối thoại trong ngoại giao. Ông đã trả lời tôi rằng với nhà ngoại giao, sự thẳng thắn, chân thành và kiên định, đặc biệt lúc nào cũng phải đặt lợi ích và danh dự của đất nước, của dân tộc và của nhân dân lên trên hết và luôn nhớ, đằng sau một nhà ngoại giao là cả một dân tộc!
Gần đây, sau ngày người vợ mà ông hết thảy yêu thương bỏ lại ông cô đơn ở thế giới này, Nguyễn Mạnh Cầm yếu hẳn đi. Tuổi cao, sức khỏe có hạn mà ông thì nhiều việc còn phải làm nên ông cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút. Đã hơn một lần ông đề nghị xin nghỉ công tác khuyến học dành thời gian viết một cuốn tài liệu để lại một vài kinh nghiệm cũng như cung cấp một ít tư liệu lịch sử về công tác ngoại giao, nhất là trên chặng đường đổi mới hội nhập. Song, những người làm khuyến học Việt Nam vẫn tín nhiệm và coi sự có mặt của ông trong “đội hình” là nguồn động viên to lớn đối với họ.
Âu đó cũng là niềm hạnh phúc của một đời chính khách!
(Nguồn: Văn nghệ số 35 – 36/2014)
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn