VanVN.Net – Sau 10 năm thành lập (2004 – 2014), Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc bảo vệ quyền tác giả văn học trong nước cũng như việc hợp tác phát triển với các tổ chức, các nhà xuất bản nước ngoài. Vào ngày 23/9/2014, tại Hội Nhà văn Việt Nam, lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Hiệp hội Quyền tác giả văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA) sẽ được tổ chức. Trước ngày diễn ra lễ ký kết, nhà thơ Đỗ Hàn – Phó Giám đốc Trung tâm, có cuộc trò chuyện với VanVN.Net về vấn đề bản quyền văn học và những hoạt động, kế hoạch phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.
Nhà thơ Đỗ Hàn (Ảnh: Đỗ Hiếu)
PV: Kính thưa nhà thơ Đỗ Hàn – Phó Giám đốc Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, mong ông giới thiệu đôi nét chính về chức năng, nhiệm vụ và những hoạt động chính của Trung tâm?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) được thành lập trước hết là bảo vệ quyền tác giả cho Hội viên Hội Nhà văn VN và các tác giả khác ủy quyền. Đó là một tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoạt động trong lĩnh vực văn học thỏa thuận thành lập, nhằm khuyến khích sáng tạo và quản lý quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật.
VLCC được thành lập năm 2004 theo Quyết định của BCH Hội Nhà văn Việt Nam và sự phê duyệt của Bộ Nội vụ nước CHXHCNVN. Chức năng của VLCC là tập hợp các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả vào cùng một tổ chức để nhằm hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng tác và khai thác có hiệu quả quyền tác giả. Hoạt động của VLCC thông qua hợp đồng ủy thác quyền giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với VLCC. VLCC bảo vệ tốt các nguyên tắc về bảo hộ quyền tác giả được ghi trong Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản luật pháp khác có liên quan. VLCC tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tác giả đến các thành viên của mình, đến với công chúng; Thông tin tư vấn về bảo hộ quyền tác giả cho các thành viên của mình. Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội, trực tiếp thực hiện quyền được các thành viên ủy thác bằng các biện pháp: Thiết lập các biểu giá thu tiền bản quyền, xây dựng quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, quy chế phân phối tiền bản quyền đối với việc sử dụng các tác phẩm do trung tâm quản lý. Đại diện và bảo vệ quyền hợp pháp của các thành viên với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ về quyền tác giả, đối với các tác phẩm do VLCC quản lý, tiến hành tổ chức hòa giải khi có tranh chấp hoặc đại diện cho các thành viên đứng ra khiếu kiện với các vi phạm bản quyền. Tổ chức các hoạt động phối hợp, hợp tác đối với các tổ chức bảo vệ bản quyền ở nước ngoài để cùng khai thác và bảo vệ bản quyền các tác phẩm văn học của Việt Nam ở các nước có liên quan. Làm cầu nối trong các quan hệ giữa các thành viên của trung tâm với các cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo vệ quyền tác giả theo khuôn khổ của pháp luật.
Chức năng nhiệm vụ lớn như vậy, tuy nhiên trong những năm qua VLCC chỉ tập trung được vào một số hoạt động chính là:
- Phát triển hội viên. Đến nay VLCC có gần 1000 hội viên, trong đó có hơn 700 là hội viên hội Nhà văn Việt Nam, ngoài ra là các tác giả sáng tác văn học khác chưa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải quyết những tranh chấp về vi phạm bản quyền. Trong 3 năm gần đây, VLCC đã giúp giải quyết sự tranh chấp về sử dụng tác phẩm, làm sai lệch tác phẩm, không thực hiện quyền của tác giả được 56 vụ việc.
- Cấp phép về việc sử dụng các tác phẩm văn học đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
- Một số hoạt động hợp tác quốc tế.
PV: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam được thành lập đã nhiều năm nay nhưng đến thời gian gần đây mới có những hoạt động thực sự hiệu quả (dù còn ít ỏi so với số lượng công việc bề bộn và phức tạp). Để tiếp tục duy trì và phát huy những hiệu quả đó, Trung tâm đã có những kế hoạch, phương án cụ thể như thế nào?
Nhà thơ Đỗ Hàn: VLCC được thành lập từ năm 2004 đến nay đã được 10 năm, tuy đã có rất nhiều cố gắng song trong thời gian năm, sáu năm đầu là thời kỳ đặt nền móng, xây dựng những cơ sở pháp lý, tuyên truyền pháp luật… và có một số hoạt động bước đầu mang lại quyền lợi cho hội viên. Từ năm 2011 trở lại đây, VLCC có sự củng cố về tổ chức, điều chỉnh về nhân sự, tăng cường trong các biện pháp hoạt động. Đặc biệt, hoạt động bắt đầu có bài bản và cụ thể hơn: Có kế hoạch làm việc với các Nhà xuất bản lớn, các cơ quan nhà nước, các cơ quan tổ chức khác có sử dụng các tác phẩm văn học với số lượng nhiều, liên tục, có hệ thống để thực hiện quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học. Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả của những quốc gia có nhiều kinh nghiệm để trao đổi, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của trung tâm. VLCC tiếp tục nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm, quyền lợi của các cơ quan sử dụng các tác phẩm văn học cũng như sự hiểu biết về luật bản quyền ở các hội viên của mình.
Trung tâm đã và đang làm việc với Nhà xuất bản Giáo dục, nơi sử dụng tác phẩm của 596 tác giả, nơi các tác phẩm văn học được sử dụng ổn định, liên tục và tái bản nhiều lần trong nhiều năm; làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình VOV của Đài, nơi thường xuyên, liên tục sử dụng các tác phẩm văn học với thời lượng phong phú, số lượng tác giả nhiều qua hai chương trình lớn của đài: Đọc truyện đêm khuya và Đêm thơ.
Thời gian làm việc gần đây, VLCC đã thống nhất cơ bản với hai cơ quan trên, đó là trong năm 2014 sẽ ký thỏa thuận khai thác và thực hiện bản quyền, tức là trả nhuận bút cho tác giả có tác phẩm in trong SGK, có tác phẩm sử dụng trên Đài Tiếng nói VN. Còn từ năm 2013 trở về trước, hai bên sẽ cùng đối soát, kiểm tra và thống nhất sự truy thu đối với quyền các tác giả.
Đồng thời, VLCC sẽ tổ chức một số hội thảo nhằm trang bị quyền, trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm văn học; Hội thảo về vấn đề bảo vệ và giữ gìn nguyên tác của các tác phẩm văn học kinh điển, đối với các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam.
Sẽ ký kết hợp tác với một số tổ chức, cá nhân quốc tế để có sự phối hợp hiệu quả nhằm phát triển hoạt động của VLCC.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiến hành gia tăng, phát triển hội viên, tăng cường sự ủy thác của các tác giả, đồng thời sẽ tiếp tục làm việc với các nhà xuất bản, nhà sách khác. Riêng đối với Nhà xuất bản Giáo dục, cũng còn rất nhiều việc cần làm. Biểu giá thì tất nhiên áp dụng điều 13 của Nghị định 18/2014/CP rồi. Nhưng theo giá mỗi cuốn sách , mỗi bài thơ số lần tái bản, số lượng in lần đầu, số lượng in các lần tái bản… chưa kể sách tham khảo của Học sinh, sách hướng dẫn Giáo viên lại có những mức khác nhau…
Chúng tôi rất nóng ruột mong mang lại quyền lợi cho Hội viên, nhưng cũng xác định không nóng vội được!
PV: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam không chỉ quan tâm đến vấn đề quyền tác giả văn học trong nước mà đang có những chương trình hợp tác mang tính quốc tế. Là một trong những người trực tiếp lãnh đạo và điều hành hoạt động của Trung tâm, ông nhận thấy có những thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách nào trước những cơ hội mới?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Về thuận lợi: Luật pháp của Việt Nam về Quyền tác giả đã từng bước ổn định và tương đối đầy đủ để làm cơ sở cho Trung tâm thực hiện, đặc biệt Nghị định 18/2014/CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực gần đây khá chi tiết , hoàn chỉnh… là cơ sở tốt để VLCC thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo vệ quyền của tác giả được thuận lợi và đầy đủ hơn. Sự giao lưu văn học giữa các tác giả văn học trong và ngoài nước được phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, đặc biệt sắp tới Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3 và Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương lần 2 tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho các tác giả văn học Việt Nam giới thiệu tác phẩm văn học của mình ra nước ngoài và ngược lại. Nếu được giao lưu, hợp tác về bảo vệ bản quyền với các nước, chúng ta sẽ có điều kiện hợp tác với các nền văn học lớn, các quốc gia có pháp luật ổn định, chặt chẽ trong việc bảo vệ quyền tác giả văn học sẽ giúp chúng ta học hỏi và tiến bộ.
Về khó khăn: Nhận thức về bản quyền của các nhà văn, các tác giả văn học, người sử dụng tác phẩm văn học chưa đầy đủ và toàn diện. Tính đại khái xuề xòa ở người sáng tác, thói quen sử dụng tác phẩm của người khác theo kiểu dùng “của chùa” của các cơ quan, đơn vị, cá nhân còn nhiều và tràn lan. Chưa kể sự lách luật, trốn trách nhiệm vẫn phổ biến.
Đội ngũ cán bộ của VLCC chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công việc; các yêu cầu về phương tiện, khoa học kỹ thuật phục vụ cho công việc còn chưa tương xứng.
Vào ngày 23/9 tới đây, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam sẽ làm lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Hiệp hội Quyền tác giả văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA), xin ông cho biết nội dung chính của chương trình hợp tác này?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Có ba nội dung chính mà chúng tôi và phía bạn đã thống nhất. Đó là:
Hai bên cùng nhau hỗ trợ các thành viên của mình để giới thiệu các tác phẩm văn học tới độc giả hai nước, bằng cách dịch các tác phẩm Văn học Việt Nam ra tiếng Hàn Quốc để độc giả Hàn Quốc hiểu hơn về các tác phẩm văn học Việt Nam và ngược lại; xuất bản các tác phẩm văn học dưới dạng truyền thống (tác phẩm giấy) cũng như kỹ thuật số để công chúng có nhiều phương pháp tiếp cận với các tác phẩm văn học một cách phong phú và toàn diện hơn. Qua văn học chính là giới thiệu văn hóa với công chúng nước bạn và ngược lại, công chúng Việt Nam cũng có thêm một kênh hiểu biết về đất nước và con người Hàn Quốc.
Thông qua lịch sử 40 năm phát triển của KOSA, bạn sẽ tạo điều kiện tốt để đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho hội viên và cán bộ công nhân viên của VLCC và ngược lại.
Hai bên sẽ tiến hành rà soát những vấn đề sử dụng tác phẩm văn học, vấn đề vi phạm bản quyền trong sử dụng tác phẩm văn học cũng như các vấn đề khác liên quan đến quyền tác giả trong thời gian qua để thống nhất giải quyết.
Xin cảm ơn nhà thơ Đỗ Hàn đã dành thời gian trò chuyện cùng bạn đọc VanVN.Net. Xin kính chúc nhà thơ luôn hạnh phúc và dồi dào sáng tạo.
VanVN.Net – Sau 10 năm thành lập (2004 – 2014), Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc bảo vệ quyền tác giả văn học trong nước cũng như việc hợp tác phát triển với các tổ chức, các nhà xuất bản nước ngoài. Vào ngày 23/9/2014, tại Hội Nhà văn Việt Nam, lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Hiệp hội Quyền tác giả văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA) sẽ được tổ chức. Trước ngày diễn ra lễ ký kết, nhà thơ Đỗ Hàn – Phó Giám đốc Trung tâm, có cuộc trò chuyện với VanVN.Net về vấn đề bản quyền văn học và những hoạt động, kế hoạch phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.
Nhà thơ Đỗ Hàn (Ảnh: Đỗ Hiếu)
PV: Kính thưa nhà thơ Đỗ Hàn – Phó Giám đốc Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, mong ông giới thiệu đôi nét chính về chức năng, nhiệm vụ và những hoạt động chính của Trung tâm?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) được thành lập trước hết là bảo vệ quyền tác giả cho Hội viên Hội Nhà văn VN và các tác giả khác ủy quyền. Đó là một tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoạt động trong lĩnh vực văn học thỏa thuận thành lập, nhằm khuyến khích sáng tạo và quản lý quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật.
VLCC được thành lập năm 2004 theo Quyết định của BCH Hội Nhà văn Việt Nam và sự phê duyệt của Bộ Nội vụ nước CHXHCNVN. Chức năng của VLCC là tập hợp các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả vào cùng một tổ chức để nhằm hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng tác và khai thác có hiệu quả quyền tác giả. Hoạt động của VLCC thông qua hợp đồng ủy thác quyền giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với VLCC. VLCC bảo vệ tốt các nguyên tắc về bảo hộ quyền tác giả được ghi trong Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản luật pháp khác có liên quan. VLCC tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tác giả đến các thành viên của mình, đến với công chúng; Thông tin tư vấn về bảo hộ quyền tác giả cho các thành viên của mình. Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội, trực tiếp thực hiện quyền được các thành viên ủy thác bằng các biện pháp: Thiết lập các biểu giá thu tiền bản quyền, xây dựng quy chế cấp phép và thu tiền bản quyền, quy chế phân phối tiền bản quyền đối với việc sử dụng các tác phẩm do trung tâm quản lý. Đại diện và bảo vệ quyền hợp pháp của các thành viên với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quan hệ về quyền tác giả, đối với các tác phẩm do VLCC quản lý, tiến hành tổ chức hòa giải khi có tranh chấp hoặc đại diện cho các thành viên đứng ra khiếu kiện với các vi phạm bản quyền. Tổ chức các hoạt động phối hợp, hợp tác đối với các tổ chức bảo vệ bản quyền ở nước ngoài để cùng khai thác và bảo vệ bản quyền các tác phẩm văn học của Việt Nam ở các nước có liên quan. Làm cầu nối trong các quan hệ giữa các thành viên của trung tâm với các cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến bảo vệ quyền tác giả theo khuôn khổ của pháp luật.
Chức năng nhiệm vụ lớn như vậy, tuy nhiên trong những năm qua VLCC chỉ tập trung được vào một số hoạt động chính là:
- Phát triển hội viên. Đến nay VLCC có gần 1000 hội viên, trong đó có hơn 700 là hội viên hội Nhà văn Việt Nam, ngoài ra là các tác giả sáng tác văn học khác chưa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải quyết những tranh chấp về vi phạm bản quyền. Trong 3 năm gần đây, VLCC đã giúp giải quyết sự tranh chấp về sử dụng tác phẩm, làm sai lệch tác phẩm, không thực hiện quyền của tác giả được 56 vụ việc.
- Cấp phép về việc sử dụng các tác phẩm văn học đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
- Một số hoạt động hợp tác quốc tế.
PV: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam được thành lập đã nhiều năm nay nhưng đến thời gian gần đây mới có những hoạt động thực sự hiệu quả (dù còn ít ỏi so với số lượng công việc bề bộn và phức tạp). Để tiếp tục duy trì và phát huy những hiệu quả đó, Trung tâm đã có những kế hoạch, phương án cụ thể như thế nào?
Nhà thơ Đỗ Hàn: VLCC được thành lập từ năm 2004 đến nay đã được 10 năm, tuy đã có rất nhiều cố gắng song trong thời gian năm, sáu năm đầu là thời kỳ đặt nền móng, xây dựng những cơ sở pháp lý, tuyên truyền pháp luật… và có một số hoạt động bước đầu mang lại quyền lợi cho hội viên. Từ năm 2011 trở lại đây, VLCC có sự củng cố về tổ chức, điều chỉnh về nhân sự, tăng cường trong các biện pháp hoạt động. Đặc biệt, hoạt động bắt đầu có bài bản và cụ thể hơn: Có kế hoạch làm việc với các Nhà xuất bản lớn, các cơ quan nhà nước, các cơ quan tổ chức khác có sử dụng các tác phẩm văn học với số lượng nhiều, liên tục, có hệ thống để thực hiện quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học. Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức bảo vệ quyền tác giả của những quốc gia có nhiều kinh nghiệm để trao đổi, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của trung tâm. VLCC tiếp tục nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm, quyền lợi của các cơ quan sử dụng các tác phẩm văn học cũng như sự hiểu biết về luật bản quyền ở các hội viên của mình.
Trung tâm đã và đang làm việc với Nhà xuất bản Giáo dục, nơi sử dụng tác phẩm của 596 tác giả, nơi các tác phẩm văn học được sử dụng ổn định, liên tục và tái bản nhiều lần trong nhiều năm; làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình VOV của Đài, nơi thường xuyên, liên tục sử dụng các tác phẩm văn học với thời lượng phong phú, số lượng tác giả nhiều qua hai chương trình lớn của đài: Đọc truyện đêm khuya và Đêm thơ.
Thời gian làm việc gần đây, VLCC đã thống nhất cơ bản với hai cơ quan trên, đó là trong năm 2014 sẽ ký thỏa thuận khai thác và thực hiện bản quyền, tức là trả nhuận bút cho tác giả có tác phẩm in trong SGK, có tác phẩm sử dụng trên Đài Tiếng nói VN. Còn từ năm 2013 trở về trước, hai bên sẽ cùng đối soát, kiểm tra và thống nhất sự truy thu đối với quyền các tác giả.
Đồng thời, VLCC sẽ tổ chức một số hội thảo nhằm trang bị quyền, trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm văn học; Hội thảo về vấn đề bảo vệ và giữ gìn nguyên tác của các tác phẩm văn học kinh điển, đối với các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam.
Sẽ ký kết hợp tác với một số tổ chức, cá nhân quốc tế để có sự phối hợp hiệu quả nhằm phát triển hoạt động của VLCC.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiến hành gia tăng, phát triển hội viên, tăng cường sự ủy thác của các tác giả, đồng thời sẽ tiếp tục làm việc với các nhà xuất bản, nhà sách khác. Riêng đối với Nhà xuất bản Giáo dục, cũng còn rất nhiều việc cần làm. Biểu giá thì tất nhiên áp dụng điều 13 của Nghị định 18/2014/CP rồi. Nhưng theo giá mỗi cuốn sách , mỗi bài thơ số lần tái bản, số lượng in lần đầu, số lượng in các lần tái bản… chưa kể sách tham khảo của Học sinh, sách hướng dẫn Giáo viên lại có những mức khác nhau…
Chúng tôi rất nóng ruột mong mang lại quyền lợi cho Hội viên, nhưng cũng xác định không nóng vội được!
PV: Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam không chỉ quan tâm đến vấn đề quyền tác giả văn học trong nước mà đang có những chương trình hợp tác mang tính quốc tế. Là một trong những người trực tiếp lãnh đạo và điều hành hoạt động của Trung tâm, ông nhận thấy có những thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách nào trước những cơ hội mới?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Về thuận lợi: Luật pháp của Việt Nam về Quyền tác giả đã từng bước ổn định và tương đối đầy đủ để làm cơ sở cho Trung tâm thực hiện, đặc biệt Nghị định 18/2014/CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực gần đây khá chi tiết , hoàn chỉnh… là cơ sở tốt để VLCC thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo vệ quyền của tác giả được thuận lợi và đầy đủ hơn. Sự giao lưu văn học giữa các tác giả văn học trong và ngoài nước được phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, đặc biệt sắp tới Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 3 và Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương lần 2 tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho các tác giả văn học Việt Nam giới thiệu tác phẩm văn học của mình ra nước ngoài và ngược lại. Nếu được giao lưu, hợp tác về bảo vệ bản quyền với các nước, chúng ta sẽ có điều kiện hợp tác với các nền văn học lớn, các quốc gia có pháp luật ổn định, chặt chẽ trong việc bảo vệ quyền tác giả văn học sẽ giúp chúng ta học hỏi và tiến bộ.
Về khó khăn: Nhận thức về bản quyền của các nhà văn, các tác giả văn học, người sử dụng tác phẩm văn học chưa đầy đủ và toàn diện. Tính đại khái xuề xòa ở người sáng tác, thói quen sử dụng tác phẩm của người khác theo kiểu dùng “của chùa” của các cơ quan, đơn vị, cá nhân còn nhiều và tràn lan. Chưa kể sự lách luật, trốn trách nhiệm vẫn phổ biến.
Đội ngũ cán bộ của VLCC chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công việc; các yêu cầu về phương tiện, khoa học kỹ thuật phục vụ cho công việc còn chưa tương xứng.
Vào ngày 23/9 tới đây, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam sẽ làm lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và Hiệp hội Quyền tác giả văn học nghệ thuật Hàn Quốc (KOSA), xin ông cho biết nội dung chính của chương trình hợp tác này?
Nhà thơ Đỗ Hàn: Có ba nội dung chính mà chúng tôi và phía bạn đã thống nhất. Đó là:
Hai bên cùng nhau hỗ trợ các thành viên của mình để giới thiệu các tác phẩm văn học tới độc giả hai nước, bằng cách dịch các tác phẩm Văn học Việt Nam ra tiếng Hàn Quốc để độc giả Hàn Quốc hiểu hơn về các tác phẩm văn học Việt Nam và ngược lại; xuất bản các tác phẩm văn học dưới dạng truyền thống (tác phẩm giấy) cũng như kỹ thuật số để công chúng có nhiều phương pháp tiếp cận với các tác phẩm văn học một cách phong phú và toàn diện hơn. Qua văn học chính là giới thiệu văn hóa với công chúng nước bạn và ngược lại, công chúng Việt Nam cũng có thêm một kênh hiểu biết về đất nước và con người Hàn Quốc.
Thông qua lịch sử 40 năm phát triển của KOSA, bạn sẽ tạo điều kiện tốt để đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho hội viên và cán bộ công nhân viên của VLCC và ngược lại.
Hai bên sẽ tiến hành rà soát những vấn đề sử dụng tác phẩm văn học, vấn đề vi phạm bản quyền trong sử dụng tác phẩm văn học cũng như các vấn đề khác liên quan đến quyền tác giả trong thời gian qua để thống nhất giải quyết.
Xin cảm ơn nhà thơ Đỗ Hàn đã dành thời gian trò chuyện cùng bạn đọc VanVN.Net. Xin kính chúc nhà thơ luôn hạnh phúc và dồi dào sáng tạo.
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn