I. Thơ haiku ở Nhật Bản xưa và nay
Cũng như người Việt Nam, người Nhật Bản rất yêu thơ, thích làm thơ để trải lòng mình. Cho đến nay ở Nhật Bản có mấy thể loại thơ như: 1. Waka (thơ Nhật) là thể thơ có cấu trúc định hình có từ thời xa xưa ở Nhật, thường có cấu trúc 5-7-7 hoặc 5-7-5-7-7 rồi lặp lại gồm có choka (trường ca), tanka (đoản ca), renga (liên ca), sedoka, katauta, haikai (haiku)... 2. Kanshi (Hán thi - thơ chữ Hán, thơ Trung Quốc) và 3. Thơ tự do theo kiểu phương Tây.
Haikai (bài hài) hay theo cách gọi hiện đại là haiku (bài cú) thuộc dòng thơ bản địa, là thể thơ định hình, được coi là thể thơ ngắn nhất thế giới, với 17 âm tiết, theo nhịp 5-7-5. Đây là một loại thơ cận đại, vốn loại thơ giải trí, khôi hài, phát triển từ cuối thời đại Muromachi (cuối thế kỷ 14). Người xây dựng nền tảng cho haikai cận đại là Matsunaga Teikoku (1571-1653). Nhưng người có công đưa haikai trở thành nghệ thuật, được coi như “quốc hồn, quốc túy” của Nhật Bản, chính là Matsuo Basho, một nhà văn hóa lớn của nước Nhật.
Có ba nguồn tư tưởng lớn ảnh hưởng đến haikai là Phật giáo (đặc biệt Thiền tông), Đạo Lão và Khổng giáo. Ngoài ra, hội hoạ và thi ca Trung Quốc, Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nghệ thuật haikai.
Đến thời Minh Trị, hòa chung với không khí cải cách đất nước, văn thơ Nhật Bản cũng nhận được luồng gió Âu hóa và nhóm cải cách haikai do Masaoka Shiki đứng đầu đã dùng tên gọi haiku thay thế cho tên gọi haikai của thời Edo.
Trải qua nhiều thăng trầm cho đến nay, haiku vẫn phát triển mạnh mẽ và vẫn là thể loại thơ được nhiều người Nhật yêu thích và sáng tác, thậm chí nó đã lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới với sự hấp dẫn bởi sự ngắn gọn mà sâu sắc của nó. Mấy năm trở lại đây, ở Việt nam phong trào sáng tác haiku tiếng Việt phát triển âm thầm nhưng khá mạnh mẽ, lượng người yêu thích thể thơ này đang tăng dần. Chúng tôi xin sơ lược giới thiệu quá trình phát triển của thể thơ này qua các thời đại lịch sử ở Nhật để bạn yêu thơ hiểu thêm về tình hình phát triển thơ haiku ở đất nước quê hưong của nó là Nhật Bản.
Haikai thời Edo (1603-1868)
Trước Basho, vào thời tiền kỳ Edo có Matsunaga Teitoku (1571-1654) đã lập nền móng cho haikai gọi là trường phái Teimon, ảnh hưởng của Teitoku rộng khắp nước Nhật. Teitoku làm cho haikai phổ cập trong dân chúng nhưng chưa tìm ra cách đưa giá trị của haikai vượt lên renga, do đó phong cách sáng tác của phái này bảo thủ, thiếu sức sống, sau đó rơi vào bế tắc. Tuy vậy, phái này đã có công trong việc sinh ra nhiều nhà haijin (người sáng tác haikai)
Từ 1673 ở Osaka xuất hiện phái Danrin (Đàm Lâm) với nhân vật trung tâm là Nishiyama Soin (1605-1682), ông dạy kỹ thuật làm thơ haikai. Phái Danrin tìm cách thoát ra khỏi sự ràng buộc truyền thống. Môn hạ của Soin có những tên tuổi lớn như Ihara Saikaku (1642-1693), Suganoya Takamasa… Đặc biệt Saikaku có lối làm thơ phóng túng, nhanh, nhiều như tên bắn, mục đích để giải trí, mua vui. Họ còn tổ chức thi sáng tác haikai nhanh. Tương truyền năm 1684, trong một cuộc thi Saikaku đã lập kỷ lục làm được 23.500 câu trong vòng một ngày đêm!
Matsuo Basho (1644-1694) tên thật là Munefusa, sinh ra ở vùng Iga- Ueno thuộc tỉnh Mie ngày nay. Ông là con trai út của một Samurai cấp thấp được cha đưa vào phục vụ cho con trai lãnh chúa Ueno, anh này là người yêu thích haikai. Munefusa trở thành bạn thơ của ông chủ, qua đó ông biết đến phái Teitoku. Sau khi ông chủ trẻ đột ngột qua đời, Munefusa rời lên Edô (Tokyo ngày nay) rèn rũa thêm việc sáng tác haikai và chịu ảnh hưởng của phái Danrin (Đàm Lâm). Về sau ông say mê tư tưởng Lão - Trang và Thiền tông. Nhận thấy giới hạn của phái Danrin, ông quyết tâm tìm hướng đi mới và đổi bút danh là Basho (Ba Tiêu). Ở thời Basho, người ta chưa gọi thể thơ này là haiku (bài cú) mà gọi là haikai(bài hài). Đến thời Meiji, Shiki mới cải cách lấy tên gọi haiku thay cho haikai cho đến nay.
Noi gương các nhà thơ lớn của Trung Hoa như Đỗ Phủ, Lý Bạch, và của Nhật Bản như Saigyo, Noin, Sogi… Basho lên đường đi du ngoạn khắp đất nước để tìm nguồn cảm hứng và tạo phong cách mới cho thơ. Cuộc đời ông là những cuộc lữ hành không ngừng nghỉ, ông ngã bệnh và trút hơi thở cuối cùng trên đường lữ thứ trong tay các học trò tại Osaka khi 51 tuổi.
Sự nghiệp sáng tác của Basho khá phong phú, thơ ông đạt đến độ thành thục cao. Ngoài những tác phẩm haikai nổi tiếng như Thất bộ tập, tập hợp những bài xướng hoạ của ông trong bảy bộ gồm: Ngày Đông (Fuyu no hi - 1684), Ngày Xuân (Haru no hi - 1686), Cánh đồng hoang (Arano - 1689), Quả bầu (Hisago - 1690), Áo tơi cho khỉ (Sarumino - 1691), Bao than (Sumiđawara - 1694). Đặc biệt có kiệt tác Oku no hosomichi (Con đường nhỏ vùng Michinoku), sáng tác trong quá trình du ngoạn dài ngày lên phía Bắc Honshu trên đoạn đường bộ dài tới 2.340 km trong 151 ngày đầy gian khổ. Sau nhiều lần sửa đổi, tác phẩm bất hủ này được hoàn tất trước khi ông mất khoảng sáu tháng. Tập thơ đã được giáo sư Vĩnh Sính dày công nghiên cứu và chuyển thể sang tiếng Việt theo thể lục bát dưới tiêu đề Lối lên miền Oku, với hy vọng làm cho nó gần gũi với tình cảm người Việt Nam và để người Việt Nam dễ cảm nhận cái hồn của thơ Basho. Tuy vậy, cách dịch đó cũng làm mất đi nhiều về hình thức cũng như cái hay cái đẹp của thơ haikai - haiku của Nhật.
Basho là nhà thơ của thiên nhiên Nhật Bản. Công lớn của ông là đã đưa haikai lên hàng nghệ thuật, đời sau tôn ông là Thánh thi Haiku (Haisei). Haikai của ông tao nhã, u tịch, tạo nên phong cách riêng gọi là Bashofu (phong cách Basho). Quan niệm thẩm mĩ của ông về haiku có thể nói vắn tắt trong mấy từ sau: wabi (u tịch), sabi (buồn man mác), shiori (dư vị), hosomi (tinh tế), karumi (nhẹ nhàng, thanh thoát). Tính phong nhã (fuga) là đặc điểm tiêu biểu của trường phái Bashofu.
Từ khoảng thế kỷ 15, ở Nhật các nhà thơ lỗi lạc có thể sống bằng nghề dạy sáng tác thơ. Học trò của Basho có đến hàng ngàn người nhưng người Nhật chọn ra 10 người coi là giỏi nhất gọi là “Tiêu môn thập triết”. Điều này cho thấy người Nhật yêu thơ đến mức nào.
Vào trung kì Edo có một số haijin nổi tiếng như nữ sĩ Kagano Chiyojo (1703-1775) để lại cho đời trên 1.700 câu haikai bất hủ; Yosa Buson (1716-1783) vừa là họa sĩ vừa sáng tác haikai có tính tả thực và mang tính hội họa; gần cuối thời Edo có Kobayashi Issa (1763-1827) là một haijin nổi tiếng theo trường phái dân dã, thôn quê... Ba haijin lớn Basho, Buson, Issa ở thế kỷ 18-19 cùng với Shiki thời Minh Trị sau này luôn là niềm tự hào là những nhà văn hóa lớn của nhân dân Nhật Bản.
Thời Meiji (Minh Trị - 1868-1912)
Thời Meiji có Masaoka Shiki (1867-1902), nổi tiếng là nhà cải cách haikai và tanka. Nhóm Shiki theo trường phái tả thực (shasei) sinh động, phê phán lối làm thơ khuôn sáo. Nổi tiếng cùng Shiki có Kawahigashi Hekigoto và Takahama Kyoshi. Năm 1897, Masaoka Shiki lập ra tạp chí Hotogisu nổi tiếng chuyên về haiku, đến nay vẫn là một tạp chí lớn trong hàng chục tạp chí chuyên về haiku ở Nhật. Nhóm cải cách của Shiki đã dùng từ haiku (bài cú) để thay thế cho haikai (bài hài) của thời Basho.
Haiku hiện đại Nhật Bản
Hiện nay haiku ở Nhật có một số trường phái, phần đông vẫn thích giữ qui tắc sáng tác haiku truyền thống là có cấu trúc 5-7-5 âm tiết, có quí ngữ (kigo) hoặc quí đề (kidai) và có từ ngắt (kireji). Tuy vậy cũng có nhiều người thích trường phái sáng tác haiku tự do không theo các qui ước truyền thống, cơ bản chỉ giữ cấu trúc 5-7-5 thôi hoặc thậm chí không cần giữ đúng cấu trúc này mà lại ưa dùng khẩu ngữ hiện đại…
Người Nhật với văn hóa ưa sự giản dị và xúc tích đượm màu thiền nên thơ haiku luôn được ưa chuộng và người tham gia sáng tác thời nào cũng đông đảo.
Ở Nhật Bản, hoạt động sáng tác haiku rất rầm rộ trong toàn quốc. Những người sáng tác haiku thường liên kết với nhau thành các tổ chức sáng tác haiku. Các tổ chức này có tên gọi, trụ sở và ban lãnh đạo điều hành rõ ràng, các hội viên tham gia đều đóng tiền hội phí để xây dựng tổ chức của mình và triển khai các hoạt động. Hiện ở Nhật có mấy tổ chức haiku lớn như sau:
1- Hiệp hội Haiku truyền thống Nhật Bản
2- Hiệp hội Haiku hiện đại Nhật Bản
3- Hiệp hội các Haijin Nhật Bản
4- Liên minh những người sáng tác Haiku mới
5- Hiệp hội Haiku quốc tế
6- Hiệp hội Haiku thế giới
7- Đại hội các tuyển thủ Haiku của các trường Trung học phổ thông toàn quốc (thường gọi là Haiku koshi en).
Sau đây xin giới thiệu qua về các tổ chức này:
1) Hiệp hội Haiku truyền thống Nhật Bản
Đây là một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân (shađan houjin) được thành lập năm 1987 (Chiêu Hòa năm thứ 62), Chủ tịch hiện nay của Hiệp hội là bà Inahata Teiko (sinh năm 1931). Năm 1994 Hiệp hội này đã có trên 6.500 hội viên chính thức, ngoài ra còn có nhiều hội viên không chính thức.
Mục tiêu của Hiệp hội là hoạt động sáng tác haiku truyền thống của Nhật Bản, gìn giữ giai điệu haiku truyền thống, ngâm vịnh haiku gắn kết con người với thiên nhiên của Nhật Bản (tức là trường phái “Hoa điểu phong vịnh” do Takahama Kyoshi đề xướng, có quí đề, quí ngữ và nhịp điệu 5-7-5 truyền thống).
Tạp chí của Hiệp hội là Hototogisu, một tạp chí haiku lâu đời và có uy tín nhất về haiku ở Nhật Bản.
2) Hiệp hội Haiku hiện đại Nhật Bản
Đây là một hiệp hội haiku lớn thứ hai ở Nhật có qui mô toàn quốc, thành lập năm 1947 (Chiêu Hòa năm 22) do Ishida Hakyou thành lập. Thực chất Hiệp hội này gồm 2 Hiệp hội lớn ở 2 vùng là Tokyo và Kansai. Năm 2006 có khoảng 9.000 hội viên. Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là bà Uda Kiyoko (SN 1935). Hiệp hội chủ trương sáng tác haiku theo hướng tự do hơn, không nhất thiết phải có quí ngữ. Tạp chí của Hiệp hội là Haiku hiện đại.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại phường Sotokanda ở quận Chiyoda, Tokyo. Hiệp hội Haiku hiện đại có tổ chức 4 giải thưởng lớn là Giải thưởng Haiku hiện đại, giải thưởng Hiệp hội, Giải thưởng cho những người sáng tác Haiku trẻ (50 tuổi trở xuống) và Giải thưởng Bình luận Haiku.
Hiệp hội Haiku hiện đại Kansai ra mắt năm 1962, đến năm 2010 có trên 1.000 hội viên. Hiệp hội này hoạt động chủ yếu ở 6 tỉnh thành thuộc vùng Kansai phía Tây nước Nhật.
3) Hiệp hội các Haijin Nhật Bản
Đây là một hiệp hội có tư cách pháp nhân hoạt động công ích của các haijin trên toàn nước Nhật, thành lập năm 1961 (Chiêu Hòa năm 36) trên cơ sở tách ra từ Hiệp hội Haiku hiện đại. Tính đến năm 2012, Hiệp hội có 15.150 hội viên. Mục đích của Hiệp hội là phát triển sáng tạo và phổ cập văn nghệ haiku góp phần nâng cao văn hóa Nhật Bản. Hiệp hội có nhiều hoạt động rộng lớn như tổ chức Đại hội toàn quốc, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, phát hành tạp chí, giao lưu đối ngoại…
Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là ông Takaha Shugyo (sinh năm 1930). Hiệp hội có ban trị sự khoảng 20 người và có 40 Chi hội trực thuộc ở các tỉnh trên toàn quốc.
Người gia nhập hiệp hội chính thức phải đóng tiền gia nhập là 20.000 yên (khoảng 5 triệu đồng tiền Việt), hội phí hàng năm của hội viên chính thức là 8.000 yên (khoảng 2 triệu đồng), hội viên tán trợ là 5.000 yên (khoảng 1,25 triệu đồng). Người muốn gia nhập Hiệp hội phải do người phụ trách các chi hội giới thiệu lên.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại Quận Shinjuku, Tokyo.
4) Liên minh những người sáng tác Haiku mới
Hiệp hội này được thành lập năm 1946 (Chiêu Hòa năm 21), ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Phương châm của Hiệp hội là tiếp thu haiku truyền thống, hướng tới sáng tạo và phổ cập sự tự do của haiku, mọi nguời cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển hòa bình và dân chủ, phát triển sáng tác, phê bình và nghiên cứu haiku một cách tự do và đa dạng. Hiệp hội tổ chức nhiều hoạt động phong phú. Hiệp hội xuất bản tạp chí Haiku jin (Haiku nhân). Đến năm 2008 Hiệp hội đã thu hút trên 1.000 hội viên và thành lập 35 chi hội ở các tỉnh trên toàn quốc. Hiệp hội chú trong kêu gọi phi hạt nhân và chống chiến tranh, bảo vệ môi trường...
5) Hiệp hội Haiku quốc tế (Haiku International Association - HIA)
Hiệp hội này được thành lập năm 1989 với sự trợ giúp của 3 Hiệp hội trên. Hiệp hội này đóng vai trò đầu mối giao lưu Haiku trong và ngoài nước Nhật thông qua nhiều hoạt động của Hội. Tạp chí của Hiệp hội là Haiku International (HI). Tạp chí này thường được gửi ra nước ngoài thông qua con đường ngoại giao, ĐSQ các nước ở Nhật và ĐSQ Nhật ở các nước. Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là Arima Akito. Hiện Hiệp hội có trên 500 hội viên trong nước và trên 120 hội viên ở nước ngoài như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ, Ý, Trung Quốc, Hàn quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Hiệp hội thúc đẩy nhiều hoạt động trong đó có việc triển khai lập các hội kết nghĩa với hải ngoại, hiện có 16 Hội kết nghĩa trong đó có Anh, Mỹ, Đài Loan, Bỉ, Albani, Croattia, Đức, Ý, Clombia… Hiệp hội đã ra được các Tập Haiku quốc tế vào các năm 1992, 1995 và 2000...
6) Hiệp hội Haiku thế giới (World Haiku Association - WHA)
Thành lập năm 2000 tại Croatia, chủ tịch hiện tại là ông Natsuishi Banya (sinh năm 1955), là người đồng sáng lập Hiệp hội (hai người khác là James Michael Kacian, chủ nhiệm Hội Haiku Mỹ, và Dimitar Anakiev, người Slovenia). Hiện Hiệp hội có hội viên thuộc 42 nước tham gia, trong đó có Việt Nam. Số hội viên hiện nay khoảng 150 người. Hiệp hội tổ chức đại hội 2 năm một lần, lần lượt tại các nước thành viên. Năm 2011 tổ chức Đại hội lần thứ 6 tại Tokyo, dự kiến 2013 tổ chức tại Nam Mỹ. Tạp chí của Hiệp hội là Ginyu (ngâm du) ra hàng quí.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại tỉnh Saitama, Nhật Bản.
Hàng năm Hiệp hội ra một số tạp chí Haiku thế giới (World Haiku) để đăng tải các bài Haiku sáng tác bằng nhiều thứ tiếng của hội viên thuộc các quốc tịch khác nhau trên thế giới kèm bản dịch ra tiếng Anh, có cả một phần riêng đăng các câu haiku do các em nhỏ từ tiểu học đến phổ thông trung học Nhật Bản và các nước khác sáng tác. Ngoài ra còn có các bài bình luận, giới thiệu các bức haiga (tranh và ảnh kèm thơ haiku) được giải trong các kỳ đại hội… Tạp chí có khoảng một nửa số trang in tiếng Nhật giành cho độc giả Nhật và những người biết tiếng Nhật. Năm 2012 Tạp chí Haiku thế giới ra số 8; năm 2013 sẽ ra số 9 và trong số này sẽ có các bài Haiku của các hội viên Việt Nam.
Vốn là giáo sư tiếng Pháp và biết cả tiếng Anh, nên ông Banya Natsuishi cũng đồng thời là biên tập viên chính của tạp chí Haiku thế giới.
7) Đại hội các tuyển thủ Haiku của các trường Trung học phổ thông toàn quốc (thường gọi là Haiku koshi en).
Đại hội này tổ chức thi haiku giữa các đội học sinh các trường Kokou (tương đương PTTH ở VN) trên toàn nước Nhật. Cuộc thi được tổ chức hàng năm tại quê hương của các haijin nổi tiếng Nhật Bản là thành phố Matsuyama tỉnh Ehime. Haiku kosi en thường được tổ chức vào dịp nghỉ hè trong tháng 8, vì ngày 19-8 được gọi là “Ngày Haiku” ở Nhật.
Mỗi đội tham gia thi có 5 người. Đại hội lần thứ nhất tổ chức vào năm 1998. Đại hội thường diễn ra trong 2-3 ngày, mùa hè 2010 trong Đại hội lần thứ 13 đã có 29 tỉnh thành tham gia với 71 trường và 103 đội thi đấu.
Nhìn vào số lượng tạp chi chuyên về haiku (haishi) đang phát hành đều đặn ở Nhật hiện nay (trên 40 tạp chí), ta có thể thấy sức sống của haiku ở Nhật thế nào, chưa kể trên thế giới đã có đến hàng chục nước có những người yêu thích sáng tác thơ ngắn theo kiểu haiku bằng tiếng của họ và bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh như Ấn Độ, Úc, Hàn quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Trung quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Đức, Mexico… Tuy nhiên ở các nước ngoài Nhật Bản thì chủ yếu là dạng thơ ba dòng ngắn gọn là chính. Việt Nam đã thành lập hai câu lạc bộ haiku Việt ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, thu hút hội viên trên cả nước. Hội viên của các câu lạc bộ haiku Việt hầu hết sáng tác haiku bằng tiếng Việt theo tình cảm của người Việt. Một số thành viên biết tiếng Nhật, Anh, Pháp dịch thêm ra các thứ tiếng đó để giao lưu với bạn bè quốc tế, chủ yếu là với bạn bè Nhật Bản. Hiện hai câu lạc bộ này đã có nội san riêng của mình nhằm đăng tải các bài sáng tác của thành viên và trao đổi để tăng cường hiểu biết về haiku và văn hóa Nhật Bản.
II. Tình hình sáng tác và nghiên cứu thơ haiku ở một số nước trên thế giới
Để các thành viên các câu lạc bộ haiku Việt trong nước và những người quan tâm đến thể thơ Haiku đang phát triển ở Việt nam có thể tìm hiểu thêm về sức lan tỏa của thơ haiku trên thế giới, chúng tôi sưu tập và giới thiệu đôi chút về tình hình sáng tác và nghiên cứu haiku ở một số nước trên thế giới để mọi người tham khảo.
Ấn Độ:
Ở Ấn Độ có tới 18 ngôn ngữ thông dụng, tíếng Anh cũng được sử dụng như một ngôn ngữ thông dụng. Tiếng Hindu được dùng làm ngôn ngữ chung của chính phủ trung ương và sáu bang khác. Ở Ấn Độ thơ haiku được các thi sĩ Ấn Độ biết đến từ đầu thế kỷ 20 nhưng chưa được phổ cập chung. Rabindranath Tagore (1861-1941), thi hào Ấn Độ được giải thưởng Nobel văn học, đã có những lời ca ngợi văn hóa và di sản văn học của Nhật Bản. Ông có một tập thơ tương tự thơ haiku mang tên Đom đóm được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Bengal. Năm 1916 có một thi nhân khác đã viết một tác phẩm bình luận về haiku dài mang tên Thơ Nhật Bản trong đó ông khảo sát kỹ và dài về haiku của một haijin Nhật Bản tên là Noguchi Yonejiro, một nhà văn một thi sĩ sáng tác bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 2000, tại một viện nghiên cứu học vấn châu Á ở Madolas có một hội thảo kéo dài 3 ngày, từ ngày 29 đến 31 tháng 3 với chủ đề “Ảnh hưởng của thơ haiku trong văn học Ấn Độ”, có các nhà thơ của Ấn Độ và Nhật Bản tham gia.
Người đi tiên phong trong sáng tác haiku ở Ấn Độ có lẽ là giáo sư Satayabushan Varuma, giáo sư danh dự của Đại học Giawahaclan Neru, ông là người đầu tiên dịch haiku Nhật Bản ra tiếng Hindu xuất bản năm 1977, năm 1981 ông lập ra tạp chí Haiku bằng tiếng Hindu, tồn tại đến năm 1989. Ông đã cùng với một thi sĩ người Mỹ được nhận giải thưởng haiku quốc tế Masaoka Shiki năm 2002, tiền thưởng là 1 triệu yên chia đều cho hai người. Sau giáo sư Varuma là giáo sư B. S. Agaruwara. Năm 1898 vị giáo sư này cho ra đời tạp chí hàng quí với tên gọi Haiku Baharaty bằng tiếng Hindu, vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Hiện có khoảng 300 haijin người Ấn Độ gửi bài đăng trên tạp chí này.
Thơ haiku bằng tiếng Anh của Ấn Độ cũng có một số ít người sáng tác, nhưng haiku của các tác giả này thường xuất bản ở nước ngoài.
Tuy vậy, ở Ấn Độ chưa có CLB hay hiệp hội haiku chính thức. Nguyên nhân được lý giải là do Ấn Độ có quá nhiều ngôn ngữ nên khó khăn trong việc tập hợp chung. Có lẽ để các nhà thơ Haiku Ấn độ có thể giao lưu với các nhà thơ Haiku khác trên thế giới thì ngôn ngữ học tập và sáng tác Haiku là tiếng Anh có lẽ thích hợp hơn cả.
Trung Quốc:
Nghe nói ở Trung Quốc có tới trên 1.000 hình thức thơ ca. Hán bài (Haiku chữ Hán) cũng là một trong số đó. Khởi đầu là năm 1980 sau Cách mạng văn hóa có một đoàn đại biểu haiku Nhật Bản sang thăm Trung Quốc theo lời mời của Học hội thơ Trung Hoa. Trong tiệc chào mừng đoàn Nhật Bản ông trưởng đoàn Trung Quốc có đọc một câu Hán bài thường được nhắc đến như một dấu ấn lịch sử trong quan hệ về haiku của hai nước như sau:
Âm Hán -Việt |
Dịch ra tiếng Nhật (phiên âm) |
Tạm dịch nghĩa
|
Lục âm kim vũ lai Sơn hoa chi tiếp Hải hoa khai Hòa phong khởi Hán bài |
Ryokuin ima ame kori Yama hana no eđa Umihana ni sessite saku Wafu kanhai wo okosu |
Bóng cây giờ mưa đến Cành hoa núi gặp hoa biển thì bừng nở Gió Đông thức tỉnh Hán bài |
Từ đó khai sinh ra danh từ “Hán bài” (Kanhai 漢 俳) và đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao lưu Nhật - Trung 1.300 năm Trung Quốc tiếp nhận văn nghệ từ Nhật Bản.
Năm 1983 Lâm Lâm đã dịch haiku của ba tác gỉa tiêu biểu của haiku Nhật Bản là Basho, Buson và Issa ra tiếng Trung Quốc, in thành tập Tuyển Haiku cổ điển Nhật Bản, phát hành tới 12.190 cuốn. Sau đó trong các năm 1994, 1997… Trung Quốc cho ra những cuốn tuyển tập khác về haiku. Năm 2000 ở Bắc Kinh mở “Hội giao lưu thơ ngắn Trung - Nhật đón thế kỷ 21”, và sau đó tạp chí Kanhai shijin (“Hán bài thi nhân”) ra đời ở Hồ Nam năm 2002 đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập Hán bài ở Trung Quốc.
Nhưng như câu Hán bài trên của tác giả Trung Quốc cho thấy, cũng là cấu trúc 5-7-5 nhưng một chữ Hán mang nhiều thông tin nên khi dịch ra tiếng Nhật thành ra rất dài và nhiều nội dung, chính vì thế mà người Nhật tuy cũng dùng chữ Hán trong ngôn ngữ viết của họ nhưng 5-7-5 của Nhật là số âm tiết chứ không phải số từ hay chữ, mà một từ hay một chữ của Nhật thì nhiều âm tiết nên một bài haiku của Nhật nếu xét về từ thì đôi khi chỉ còn có 3-4 từ mà thôi. Vì vậy người Nhật cho rằng nếu làm haiku bằng chữ Hán thì không giống với tinh thần của haiku, vì nó chuyển tải quá nhiều thông tin chứ không cô đọng như haiku của Nhật, và người ta cho rằng ý nghĩa của Hán bài hợp với thơ tanka hơn. Người ta cho rằng Hán bài thì thuộc loại thơ ngắn, hay thơ ba dòng, một dòng gì đó. Người Nhật thuộc “văn hóa nhìn” nên khi liếc nhìn bài Hán bài thì họ thấy quá nhiều âm theo cách đọc chữ Hán của người Nhật nên họ không thấy ngữ điệu giống haiku của Nhật. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản ít người quan tâm đến haiku chữ Hán, mặc dù cũng đã có một thời có trào lưu sáng tác haiku chữ Hán. Người Nhật lại thấy dịch một câu Hán bài ra tiếng Nhật thì rất hợp với tanka, nhưng hiện nay ở Nhật, giới tanka và haiku lại phân biệt nhau rất rõ, đến mức người làm tanka không ngâm haiku và ngược lại người làm haiku cũng không ngâm tanka. Điều này khác hẳn với thời đại của Masaoka Shiki, khi mới sáu tuổi Shiki đã làm thơ chữ Hán (Hán thi) sau đó làm cả Hán thi, cả tanka và haiku. Tanka thì lập tạp chí Araragi, Haiku thì lập tạp chí Hototogisu…
Tuy vậy, ở Trung Quốc vẫn có nhiều người thích Hán bài. Người ta cho rằng từ cuối thế kỷ 20 Hán bài đã bước vào giai đoạn phổ cập và đi dần vào quá trình đại chúng hóa. Có một số đặc điểm liên quan đến việc phát triển Hán bài ở Trung Quốc: như trên đã nói, năm 2002 tạp chí chuyên về Hán bài có tên là Hán bài thi nhân ra đời ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam, tạp chí này ra hàng quí và đã đóng vai trò lớn trong việc phổ cập Hán bài ở Trung Quốc. Hán bài ở các nơi trong nước và cả ở nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản cũng gửi bài về tạp chí này, số nào cũng có tác phẩm của học sinh thanh thiếu niên các trường học từ tiểu học đến đại học trong nước gửi về.
Một đặc điểm nữa là liên quan đến việc phổ cập điện thoại di động. Người ta thấy rằng ở Trung Quốc và Nhật Bản người ta dùng điện thoại di động gửi email nhiều hơn hẳn ở châu Âu, châu Mỹ. Và người ta cũng nhận thấy các thông điệp gửi đi thường có ngữ điệu 5-7-5 rất giống Hán bài hay thơ ngắn. Thế là ông Đoạn Lạc Tam nguyên là tổng biên tập tạp chí Hán bài thi nhân, cố vấn danh dự của Học hội Hán bài Nhật Bản, đã cho phát hành tập thơ Hán bài đọc bằng email có tên là Thi tập Hán bài nhắn tin ngắn trên điện thoại di động Trung Quốc tập 1.
Với tình hình phát triển như vậy, tháng 3 năm 2005 “Hán bài học hội” thuộc “Học hội thơ ca Trung hoa” (Học hội chính thống thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc) ra đời. Nghe nói ban đầu việc khai sinh ra “Hán bài học hội” cũng gặp khá nhiều cản trở, nhưng nhờ sự thúc đẩy của Hội hữu nghị Trung - Nhật, sự nhận thức về vai trò quan trọng của việc giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung - Nhật đã được nâng cao và tạo điều kiện cho Học hội này ra đời.
Về tương lai của Hán bài ở Trung Quốc có một số vấn đề sau: Một điều đáng tiếc là tạp chí Hán bài thi nhân quan trọng nói trên gần đây phải ngừng phát hành do nhà tài trợ cho tạp chí này gặp khó khăn trong kinh doanh, người ta đang hy vọng Học hội Hán bài sẽ cho ra đời tạp chí mới của học hội thay thế cho tạp chí Hán bài thi nhân trong việc thúc đẩy phát triển Hán bài ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Mặt khác, theo bà phó hội trưởng của Học hội Hán bài cho biết, hiện nay ở Trung Quốc đang thịnh hành dạng thơ ngắn hơn cả thơ ba dòng và nhiều tác phẩm chỉ có 13-14 chữ chứ không phải 17 chữ nữa, như vậy nó sẽ gần với haiku của Nhật hơn. Tuy nhiên, số người làm Hán bài ở Trung Quốc lên tới hàng ngàn người, vì thế việc nghiên cứu giao lưu quốc tế của haiku không thể không nhắc tới trường hợp thơ ngắn và Hán bài ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ:
Các nhà thơ theo trường phái hình tượng (Imagism) và hiện đại (modernism) của Mỹ đã chịu ảnh hưởng lớn của thơ Nhật Bản sau khi nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa hiện đại Ezra Pound dịch câu thơ sau đây của Arakida Moritake, một nhà thơ renka Nhật Bản thế kỷ 15-16, ra tiếng Anh.
Rakkae ni kaeruto mireba kochoukana. |
Ngỡ rằng Cánh hoa rụng bay về cành Ôi hồ điệp. |
Đặc biệt sau Thế chiến II, haiku được Harold Henderson, R. H. Blyth và Alan Watts giới thiệu vào Mỹ cùng với tư tưởng Thiền. Thế rồi các nhà thơ thế hệ Beat (1955-1964) tiêu biểu như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gary Snyder… dưới ảnh hưởng của Thiền đã sáng tác haiku.
Năm 1962, tạp chí chuyên về haiku đầu tiên ở Mỹ American Haiku, do James Bull làm chủ bút, đã ra đời. Tạp chí này chỉ tồn tại 5 năm, nhưng sau đó lần lượt các tạp chí khác về haiku ra đời đã làm cho haiku trở nên phổ biến rộng trong đại chúng Mỹ cho đến ngày nay.
Hiệp hội haiku Mỹ “Haiku Society of America” được thành lập 1968, có “mục đích thúc đẩy sáng tác và thưởng lãm haiku bằng tiếng Anh”, hiện có gần 900 hội viên, là hiệp hội haiku lớn nhất, lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Hoạt động của nó gồm việc tổ chức định kỳ các buổi diễn giảng, giới thiệu tác phẩm, thi sáng tác… Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội này là tạp chí Ao ếch (Frogpond) in bằng tiếng Anh, mỗi năm ra 3 số đăng các loại thơ haiku, senryu, renga, renku, haibun, tùy bút (essai), các bài bình luận. Hàng quí có phát hành Hội báo trên đó đăng tải các thông tin hoạt động của Hiệp hội như đại hội toàn quốc, đại hội ở các đại phương, các sự kiện… Hiệp hội này một năm có bốn kỳ họp định kỳ. Từ năm 1976 thiết lập giải thưởng haiku kỷ niệm người có công xây dựng Hiệp hội haiku này là Harold G. Henderson (Memorial Award). Ngoài ra còn một số giải thưởng khác như từ năm 1984 có giải thưởng của Viện văn học Haiku hợp tác với Nhật, từ năm 2001 có giải thưởng kỷ niệm về senryu, renku, renga, từ năm 2000 có giải thưởng phê bình, dịch thuật, tuyển tập… Ngoài ra còn có gần chục hội và hiệp hội haiku, các CLB haiku khác ở các bang, ví dụ Hiệp hội Haiku Boston, Hiệp hội Haiku Bắc Georgia, Hiệp hội Haiku Định hình có quí ngữ chuyên sáng tác haiku theo kiểu truyền thống của Nhật…
Hiện ở Hoa Kỳ có tới khoảng 20 loại tạp chí haiku.
Australia:
Haiku ở Australia (Úc) có lịch sử hơn 100 năm, nhưng gần đây mới nở rộ. Đặc biệt từ 1988, nhân hội chợ quốc tế người ta đã tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền cho haiku. Kết quả là hình thành nhóm haiku “Paper Wasp”, sau đó nhờ sự giúp đỡ của các haijin Nhật Bản, phong trào sáng tác haiku ở Úc đã phát triển mạnh, đặc biệt ở các trường học. Tạp chí Haiku Paper Wasp phát hành từ năm 1995 đã có nhiều hoạt động trong ngành giáo dục, thu hút nhiều hội viên. “Haiku Oz” là Hiệp hội Haiku Úc, trên trang web của Hiệp hội này đăng tải các thông tin mới nhất về haiku Úc và các thông tin haiku của quốc tế. Những người quan tâm có thể vào trang web http://user.mullum.com.au/jbird/ahs/html để xem thêm thông tin.
III. Thơ senryu và thơ haiku
Thơ senryu là một loại thơ “chị em” với haiku. Vậy thơ senryu khác với thơ haiku như thế nào?
Giống nhau:
- Haiku và senryu đều bắt nguồn từ thể thơ renga (liên ca) - một thể thơ thịnh hành vào thời Muromachi ở Nhật Bản - của haikai (bài hài).
- Về hình thức cả hai đều là dạng thơ ngắn, định hình,có cấu trúc truyền thống là 5-7-5 âm tiết.
- Về tính chất thì cả hai thể thơ này có nét tương tự khi biểu hiện những nét tinh tế của đời sống con người và mang tính hài hước.
Khác nhau:
- Haiku vốn là câu mở đầu hokku của renga như một câu chào, qui định bắt buộc phải có quí ngữ (kigo) và sử dụng từ ngắt (kiriji), nên khi haiku tách ra độc lập vẫn tiếp thu qui định đó.
- Senryu thì vốn là câu hiraku, một câu nối trong các câu qui định của renga được tách ra độc lập, không có qui định bắt buộc phải có quí ngữ hay từ ngắt như haiku.
- Haiku thường xuất phát từ những hình ảnh hoặc hiện tượng tự nhiên bất chợt gặp trên đường đi hay trong cuộc sống thường ngày, người sáng tác cảm nhận tức thời và làm thành thơ. Câu haiku gợi vẻ đẹp tự nhiên của cuộc sống và thiên nhiên, quí ngữ như cái mắt của câu thơ vậy.
- Senryu thì ngay từ đầu đã có mục đích trào lộng (warai) và châm biếm (ugachi) và người sáng tác qua trải nghiệm của mình, thấy hiện tượng trước mắt bỗng liên tưởng mà sáng tác ra thơ.
- Haiku hay dùng văn ngữ.
- Senryu là phần nhiều dùng khẩu ngữ.
- Senryu thường đề cập đến mặt trái của thế thái nhân tình, châm chọc, mỉa mai những thói hư tật xấu của con người và xã hội, mang tính thời sự, trào lộng và có tính cảnh báo cao.
Nguyên là vào trung kỳ Edo (thế kỷ 18), một người tên là Karai Senryu (1718-1790) đã tuyển chọn các câu thơ mở đầu hay (maekuzuke) làm thành một tập khoảng một vạn câu và được đánh giá cao. Tập Haifuyanagidaru do Karai Senryu chủ biên, được biên soạn công phu có 165 thiên, trong đó 24 thiên đầu do chính Karai biên soạn, thiên thứ nhất được phát hành năm 1765. Những câu được tuyển chọn trong tập Haifuyanagidaru này được coi là senryu cổ điển. Và để ghi nhớ người đã có công làm việc đó người ta đặt tên cho thể loại thơ này là senryu. Đây cũng là truyền thống tôn trọng tác giả, việc làm khá phổ biến trong văn đàn ở Nhật từ xa xưa. Những câu senryu cổ này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Nhật, như kiểu ca dao tục ngữ ở Việt Nam vậy. Ví dụ câu sau đây được nhiều người nhớ đọc:
Có con / vợ chồng / lăn tròn ra ngủ
(Chính xác câu này nghĩa là có con vợ chồng và con ngủ thành chữ xuyên - Ý nói hai vợ chồng hai bên, bé ở giữa [tạo thành chữ xuyên trong chữ Hán nghĩa là con sông]. Hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhưng tạo cảm giác thật yên lành hạnh phúc.)
Tiếng cười thật nhẹ, nhưng ý tứ cũng thật hóm.
Đến thời kỳ Minh Trị, cùng với sự cách tân thơ haiku của Matsuoka Shiki, thì phong trào sáng tác senryu mới cũng nở rộ.
Thơ haiku có Basho, Issa, Buson và Shiki là những ông tổ, được gọi là những “Haisei” (Thánh thơ Haiku) thì senryu cũng có người tiền bối là Karai Senryu, và sang thời Minh Trị thì có hai người được coi là ông tổ của senryu mới là Sakai Kuraki (1869-1945) và Inoue Kenkabo (1870-1934).
Thơ haiku có “Basho Thập Triết” thì thơ Senryu cũng có “Lục đại gia” (Roku taika) xuất hiện sau Thế chiến II.
Về cơ bản trong sáng tác senryu có ba yếu tố quan trọng là:
1) Thứ nhất là ugachi (châm biểm, mỉa mai): Yếu tố này hướng vào những gì mà bề ngoài khó nhận ra hay người ta hay bỏ qua, làm cho nó bộc lộ ra, mang tính phản biện, hạ thấp giá trị của nhận thức thông thường, nó có cái nhìn soi mói có thể nói hơi có tâm địa một chút.
2) Thứ hai là karumi (nhẹ nhàng): Yếu tố này nặng về hình thức hơn nội dung. Câu thơ nghe tưng tửng, nhẹ nhàng nhưng càng ngẫm càng thấy thâm ý của tác giả. Karumi chính là yếu tố đòi hỏi kỹ thuật của người sáng tác. Nhiều bài thi bị loại bởi yếu tố này.
3) Thứ ba là okasimi (trào lộng): Senryu có xu hướng bị hiểu nhầm là nghệ thuật humor. Từ đó người ta cho rằng cái gì buồn cuời, gây cười cũng là senryu, nhưng thực ra tiếng cười chỉ là kết quả chứ không phải là mục đích của senryu. Ai cũng mong có những câu senryu đưa lại tiếng cười sảng khoái, tự nhiên mà sâu lắng. Nhưng trong thực tế ở Nhật Bản cũng có rất nhiều câu senryu có cái cười dễ dãi, chưa đắt.
Về nội dung và giá trị, thể thơ này gần với thể thơ trào phúng, trào lộng, châm biếm của Việt Nam ta.
Tuy vậy, ở Nhật Bản hiện nay haiku hiện đại cũng có xu hướng không câu nệ phải có kigo (hoặc kidai) hay cấu trúc cố định 5-7-5 âm tiết. Mặt khác những bài senryu hiện đại cũng làm cho haiku và senryu như nhích lại gần nhau. Tuy vậy mỗi loại thơ vẫn có những sự khác biệt, cái hay riêng cần được tôn trọng.
Đó là vì xã hội luôn cần cả hai mặt: cái đẹp cần được nâng niu ca ngợi, nhưng cái xấu cũng cần phải được vạch mặt để làm cho con người và xã hội tốt hơn. Và hơn hết cuộc sống rất cần tiếng cười. Senryu là loại thơ đóng vai trò đó.
Ở Nhật Bản từ năm 1987, năm nào hãng bảo hiểm nhân thọ Daiichi Seimei cũng đứng ra tổ chức cuộc thi senryu trong toàn quốc. Người tham gia gửi bài là bất cứ ai, từ công chức, viên chức, sinh viên đến bà nội trợ… với các chủ đề chính trị, xã hội, gia đình, bếp núc sinh hoạt hàng ngày… Cuộc thi đó gọi là “Salaryman Senryu”. Do có đề tài phong phú có tính xã hội cao, cho nên thậm chí nó được coi như một cách nắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng, được đông đảo người yêu senryu hưởng ứng.
Người ta sẽ lấy phiếu bình chọn các câu thơ senryu hay nhất trên toàn quốc. Kết quả bình chọn 100 câu hay nhất được công bố vào cuối năm cũ đầu năm mới. Sau đó lại chọn ra 10 câu có số phiếu bình chọn cao nhất. Đến nay đã có 25 cuộc thi như vậy được tổ chức và luôn được đông đảo người Nhật hưởng ứng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 10 câu được nhiều phiếu bình chọn nhất năm 2012 (cuộc thi lần thứ 25).
10 câu thơ senryu hay nhất năm 2012 ở Nhật Bản
Câu 1:
“Takara kuji atareba yameru” ga aikotoba
Dịch nghĩa: Khẩu hiệu: “Nếu trúng sổ số thì sẽ nghỉ việc (từ chức)”
Dịch thơ: Ai cũng nói / Nếu trúng số / sẽ nghỉ thôi
Câu 2:
Josikaito kite nozokeba rokujuudai
Dịch nghĩa: Nghe nói Hội phụ nữ, nhìn vào chỉ thấy các bà 60
Dịch thơ: Hội phụ nữ gì / nhìn vào chỉ thấy / các bà sáu mươi
Câu 3:
Tsumaga iu shouchi simasita kiitemitai
Dịch nghĩa: Muốn được nghe vợ nói: “em đã hiểu rồi”
Dịch thơ: Vợ ơi / hãy nói / Em hiểu ra rồi
Câu 4:
Sumaato huon tsumato onajide ayatsurezu
Dịch nghĩa: Smartphone giống vợ mà không bị thao túng
Dịch thơ: Điện thoại di động / sao giống vợ ghê / nhưng không thao túng
Câu 5:
Excel o eguzairu to yomu buchou
Dịch nghĩa: Trưởng phòng đọc Excel (giỏi, xuất sắc) là Exile (tội lưu đày)
Dịch thơ: Sếp tôi đọc / Excel / là Exile
Câu 6:
Nanigenai kurasiga naniyori houmotsu
Dịch nghĩa: Cuộc sống vô tư là quí báu hơn cả
Dịch thơ: Cuộc sống vô tư / đúng là báu vật / hơn bất cứ gì
Câu 7:
Ikamera ja kessite mienai haragurosa
Dịch nghĩa: Máy chụp dạ dày thì dứt khoát không nhìn thấy tâm địa
Dịch thơ: Máy soi dạ dày / thì làm sao thấy / tâm địa con người
Câu 8:
Tachiagari mokutekiwasure mata suwaru
Sịch nghĩa: Đứng lên quên mục đích lại ngồi xuống
Dịch thơ: Đứng dậy / quên muốn gì / lại ngồi xuống vậy
Câu 9:
Teinengo inakani kaereba seinenbu
Dịch nghĩa: Sau khi về hưu nếu về quê thì lại thuộc giới trẻ
Dịch thơ: Về hưu / nếu về quê cũ / lại là thanh niên
Câu 10:
Saikin wa wasureruyorimo oboenai
Dịch nghĩa: Gần đây không quên mà chỉ không nhớ thôi
Dịch thơ: Gần đây / không nhớ / chứ có quên đâu
I. Thơ haiku ở Nhật Bản xưa và nay
Cũng như người Việt Nam, người Nhật Bản rất yêu thơ, thích làm thơ để trải lòng mình. Cho đến nay ở Nhật Bản có mấy thể loại thơ như: 1. Waka (thơ Nhật) là thể thơ có cấu trúc định hình có từ thời xa xưa ở Nhật, thường có cấu trúc 5-7-7 hoặc 5-7-5-7-7 rồi lặp lại gồm có choka (trường ca), tanka (đoản ca), renga (liên ca), sedoka, katauta, haikai (haiku)... 2. Kanshi (Hán thi - thơ chữ Hán, thơ Trung Quốc) và 3. Thơ tự do theo kiểu phương Tây.
Haikai (bài hài) hay theo cách gọi hiện đại là haiku (bài cú) thuộc dòng thơ bản địa, là thể thơ định hình, được coi là thể thơ ngắn nhất thế giới, với 17 âm tiết, theo nhịp 5-7-5. Đây là một loại thơ cận đại, vốn loại thơ giải trí, khôi hài, phát triển từ cuối thời đại Muromachi (cuối thế kỷ 14). Người xây dựng nền tảng cho haikai cận đại là Matsunaga Teikoku (1571-1653). Nhưng người có công đưa haikai trở thành nghệ thuật, được coi như “quốc hồn, quốc túy” của Nhật Bản, chính là Matsuo Basho, một nhà văn hóa lớn của nước Nhật.
Có ba nguồn tư tưởng lớn ảnh hưởng đến haikai là Phật giáo (đặc biệt Thiền tông), Đạo Lão và Khổng giáo. Ngoài ra, hội hoạ và thi ca Trung Quốc, Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nghệ thuật haikai.
Đến thời Minh Trị, hòa chung với không khí cải cách đất nước, văn thơ Nhật Bản cũng nhận được luồng gió Âu hóa và nhóm cải cách haikai do Masaoka Shiki đứng đầu đã dùng tên gọi haiku thay thế cho tên gọi haikai của thời Edo.
Trải qua nhiều thăng trầm cho đến nay, haiku vẫn phát triển mạnh mẽ và vẫn là thể loại thơ được nhiều người Nhật yêu thích và sáng tác, thậm chí nó đã lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới với sự hấp dẫn bởi sự ngắn gọn mà sâu sắc của nó. Mấy năm trở lại đây, ở Việt nam phong trào sáng tác haiku tiếng Việt phát triển âm thầm nhưng khá mạnh mẽ, lượng người yêu thích thể thơ này đang tăng dần. Chúng tôi xin sơ lược giới thiệu quá trình phát triển của thể thơ này qua các thời đại lịch sử ở Nhật để bạn yêu thơ hiểu thêm về tình hình phát triển thơ haiku ở đất nước quê hưong của nó là Nhật Bản.
Haikai thời Edo (1603-1868)
Trước Basho, vào thời tiền kỳ Edo có Matsunaga Teitoku (1571-1654) đã lập nền móng cho haikai gọi là trường phái Teimon, ảnh hưởng của Teitoku rộng khắp nước Nhật. Teitoku làm cho haikai phổ cập trong dân chúng nhưng chưa tìm ra cách đưa giá trị của haikai vượt lên renga, do đó phong cách sáng tác của phái này bảo thủ, thiếu sức sống, sau đó rơi vào bế tắc. Tuy vậy, phái này đã có công trong việc sinh ra nhiều nhà haijin (người sáng tác haikai)
Từ 1673 ở Osaka xuất hiện phái Danrin (Đàm Lâm) với nhân vật trung tâm là Nishiyama Soin (1605-1682), ông dạy kỹ thuật làm thơ haikai. Phái Danrin tìm cách thoát ra khỏi sự ràng buộc truyền thống. Môn hạ của Soin có những tên tuổi lớn như Ihara Saikaku (1642-1693), Suganoya Takamasa… Đặc biệt Saikaku có lối làm thơ phóng túng, nhanh, nhiều như tên bắn, mục đích để giải trí, mua vui. Họ còn tổ chức thi sáng tác haikai nhanh. Tương truyền năm 1684, trong một cuộc thi Saikaku đã lập kỷ lục làm được 23.500 câu trong vòng một ngày đêm!
Matsuo Basho (1644-1694) tên thật là Munefusa, sinh ra ở vùng Iga- Ueno thuộc tỉnh Mie ngày nay. Ông là con trai út của một Samurai cấp thấp được cha đưa vào phục vụ cho con trai lãnh chúa Ueno, anh này là người yêu thích haikai. Munefusa trở thành bạn thơ của ông chủ, qua đó ông biết đến phái Teitoku. Sau khi ông chủ trẻ đột ngột qua đời, Munefusa rời lên Edô (Tokyo ngày nay) rèn rũa thêm việc sáng tác haikai và chịu ảnh hưởng của phái Danrin (Đàm Lâm). Về sau ông say mê tư tưởng Lão - Trang và Thiền tông. Nhận thấy giới hạn của phái Danrin, ông quyết tâm tìm hướng đi mới và đổi bút danh là Basho (Ba Tiêu). Ở thời Basho, người ta chưa gọi thể thơ này là haiku (bài cú) mà gọi là haikai(bài hài). Đến thời Meiji, Shiki mới cải cách lấy tên gọi haiku thay cho haikai cho đến nay.
Noi gương các nhà thơ lớn của Trung Hoa như Đỗ Phủ, Lý Bạch, và của Nhật Bản như Saigyo, Noin, Sogi… Basho lên đường đi du ngoạn khắp đất nước để tìm nguồn cảm hứng và tạo phong cách mới cho thơ. Cuộc đời ông là những cuộc lữ hành không ngừng nghỉ, ông ngã bệnh và trút hơi thở cuối cùng trên đường lữ thứ trong tay các học trò tại Osaka khi 51 tuổi.
Sự nghiệp sáng tác của Basho khá phong phú, thơ ông đạt đến độ thành thục cao. Ngoài những tác phẩm haikai nổi tiếng như Thất bộ tập, tập hợp những bài xướng hoạ của ông trong bảy bộ gồm: Ngày Đông (Fuyu no hi - 1684), Ngày Xuân (Haru no hi - 1686), Cánh đồng hoang (Arano - 1689), Quả bầu (Hisago - 1690), Áo tơi cho khỉ (Sarumino - 1691), Bao than (Sumiđawara - 1694). Đặc biệt có kiệt tác Oku no hosomichi (Con đường nhỏ vùng Michinoku), sáng tác trong quá trình du ngoạn dài ngày lên phía Bắc Honshu trên đoạn đường bộ dài tới 2.340 km trong 151 ngày đầy gian khổ. Sau nhiều lần sửa đổi, tác phẩm bất hủ này được hoàn tất trước khi ông mất khoảng sáu tháng. Tập thơ đã được giáo sư Vĩnh Sính dày công nghiên cứu và chuyển thể sang tiếng Việt theo thể lục bát dưới tiêu đề Lối lên miền Oku, với hy vọng làm cho nó gần gũi với tình cảm người Việt Nam và để người Việt Nam dễ cảm nhận cái hồn của thơ Basho. Tuy vậy, cách dịch đó cũng làm mất đi nhiều về hình thức cũng như cái hay cái đẹp của thơ haikai - haiku của Nhật.
Basho là nhà thơ của thiên nhiên Nhật Bản. Công lớn của ông là đã đưa haikai lên hàng nghệ thuật, đời sau tôn ông là Thánh thi Haiku (Haisei). Haikai của ông tao nhã, u tịch, tạo nên phong cách riêng gọi là Bashofu (phong cách Basho). Quan niệm thẩm mĩ của ông về haiku có thể nói vắn tắt trong mấy từ sau: wabi (u tịch), sabi (buồn man mác), shiori (dư vị), hosomi (tinh tế), karumi (nhẹ nhàng, thanh thoát). Tính phong nhã (fuga) là đặc điểm tiêu biểu của trường phái Bashofu.
Từ khoảng thế kỷ 15, ở Nhật các nhà thơ lỗi lạc có thể sống bằng nghề dạy sáng tác thơ. Học trò của Basho có đến hàng ngàn người nhưng người Nhật chọn ra 10 người coi là giỏi nhất gọi là “Tiêu môn thập triết”. Điều này cho thấy người Nhật yêu thơ đến mức nào.
Vào trung kì Edo có một số haijin nổi tiếng như nữ sĩ Kagano Chiyojo (1703-1775) để lại cho đời trên 1.700 câu haikai bất hủ; Yosa Buson (1716-1783) vừa là họa sĩ vừa sáng tác haikai có tính tả thực và mang tính hội họa; gần cuối thời Edo có Kobayashi Issa (1763-1827) là một haijin nổi tiếng theo trường phái dân dã, thôn quê... Ba haijin lớn Basho, Buson, Issa ở thế kỷ 18-19 cùng với Shiki thời Minh Trị sau này luôn là niềm tự hào là những nhà văn hóa lớn của nhân dân Nhật Bản.
Thời Meiji (Minh Trị - 1868-1912)
Thời Meiji có Masaoka Shiki (1867-1902), nổi tiếng là nhà cải cách haikai và tanka. Nhóm Shiki theo trường phái tả thực (shasei) sinh động, phê phán lối làm thơ khuôn sáo. Nổi tiếng cùng Shiki có Kawahigashi Hekigoto và Takahama Kyoshi. Năm 1897, Masaoka Shiki lập ra tạp chí Hotogisu nổi tiếng chuyên về haiku, đến nay vẫn là một tạp chí lớn trong hàng chục tạp chí chuyên về haiku ở Nhật. Nhóm cải cách của Shiki đã dùng từ haiku (bài cú) để thay thế cho haikai (bài hài) của thời Basho.
Haiku hiện đại Nhật Bản
Hiện nay haiku ở Nhật có một số trường phái, phần đông vẫn thích giữ qui tắc sáng tác haiku truyền thống là có cấu trúc 5-7-5 âm tiết, có quí ngữ (kigo) hoặc quí đề (kidai) và có từ ngắt (kireji). Tuy vậy cũng có nhiều người thích trường phái sáng tác haiku tự do không theo các qui ước truyền thống, cơ bản chỉ giữ cấu trúc 5-7-5 thôi hoặc thậm chí không cần giữ đúng cấu trúc này mà lại ưa dùng khẩu ngữ hiện đại…
Người Nhật với văn hóa ưa sự giản dị và xúc tích đượm màu thiền nên thơ haiku luôn được ưa chuộng và người tham gia sáng tác thời nào cũng đông đảo.
Ở Nhật Bản, hoạt động sáng tác haiku rất rầm rộ trong toàn quốc. Những người sáng tác haiku thường liên kết với nhau thành các tổ chức sáng tác haiku. Các tổ chức này có tên gọi, trụ sở và ban lãnh đạo điều hành rõ ràng, các hội viên tham gia đều đóng tiền hội phí để xây dựng tổ chức của mình và triển khai các hoạt động. Hiện ở Nhật có mấy tổ chức haiku lớn như sau:
1- Hiệp hội Haiku truyền thống Nhật Bản
2- Hiệp hội Haiku hiện đại Nhật Bản
3- Hiệp hội các Haijin Nhật Bản
4- Liên minh những người sáng tác Haiku mới
5- Hiệp hội Haiku quốc tế
6- Hiệp hội Haiku thế giới
7- Đại hội các tuyển thủ Haiku của các trường Trung học phổ thông toàn quốc (thường gọi là Haiku koshi en).
Sau đây xin giới thiệu qua về các tổ chức này:
1) Hiệp hội Haiku truyền thống Nhật Bản
Đây là một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân (shađan houjin) được thành lập năm 1987 (Chiêu Hòa năm thứ 62), Chủ tịch hiện nay của Hiệp hội là bà Inahata Teiko (sinh năm 1931). Năm 1994 Hiệp hội này đã có trên 6.500 hội viên chính thức, ngoài ra còn có nhiều hội viên không chính thức.
Mục tiêu của Hiệp hội là hoạt động sáng tác haiku truyền thống của Nhật Bản, gìn giữ giai điệu haiku truyền thống, ngâm vịnh haiku gắn kết con người với thiên nhiên của Nhật Bản (tức là trường phái “Hoa điểu phong vịnh” do Takahama Kyoshi đề xướng, có quí đề, quí ngữ và nhịp điệu 5-7-5 truyền thống).
Tạp chí của Hiệp hội là Hototogisu, một tạp chí haiku lâu đời và có uy tín nhất về haiku ở Nhật Bản.
2) Hiệp hội Haiku hiện đại Nhật Bản
Đây là một hiệp hội haiku lớn thứ hai ở Nhật có qui mô toàn quốc, thành lập năm 1947 (Chiêu Hòa năm 22) do Ishida Hakyou thành lập. Thực chất Hiệp hội này gồm 2 Hiệp hội lớn ở 2 vùng là Tokyo và Kansai. Năm 2006 có khoảng 9.000 hội viên. Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là bà Uda Kiyoko (SN 1935). Hiệp hội chủ trương sáng tác haiku theo hướng tự do hơn, không nhất thiết phải có quí ngữ. Tạp chí của Hiệp hội là Haiku hiện đại.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại phường Sotokanda ở quận Chiyoda, Tokyo. Hiệp hội Haiku hiện đại có tổ chức 4 giải thưởng lớn là Giải thưởng Haiku hiện đại, giải thưởng Hiệp hội, Giải thưởng cho những người sáng tác Haiku trẻ (50 tuổi trở xuống) và Giải thưởng Bình luận Haiku.
Hiệp hội Haiku hiện đại Kansai ra mắt năm 1962, đến năm 2010 có trên 1.000 hội viên. Hiệp hội này hoạt động chủ yếu ở 6 tỉnh thành thuộc vùng Kansai phía Tây nước Nhật.
3) Hiệp hội các Haijin Nhật Bản
Đây là một hiệp hội có tư cách pháp nhân hoạt động công ích của các haijin trên toàn nước Nhật, thành lập năm 1961 (Chiêu Hòa năm 36) trên cơ sở tách ra từ Hiệp hội Haiku hiện đại. Tính đến năm 2012, Hiệp hội có 15.150 hội viên. Mục đích của Hiệp hội là phát triển sáng tạo và phổ cập văn nghệ haiku góp phần nâng cao văn hóa Nhật Bản. Hiệp hội có nhiều hoạt động rộng lớn như tổ chức Đại hội toàn quốc, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, phát hành tạp chí, giao lưu đối ngoại…
Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là ông Takaha Shugyo (sinh năm 1930). Hiệp hội có ban trị sự khoảng 20 người và có 40 Chi hội trực thuộc ở các tỉnh trên toàn quốc.
Người gia nhập hiệp hội chính thức phải đóng tiền gia nhập là 20.000 yên (khoảng 5 triệu đồng tiền Việt), hội phí hàng năm của hội viên chính thức là 8.000 yên (khoảng 2 triệu đồng), hội viên tán trợ là 5.000 yên (khoảng 1,25 triệu đồng). Người muốn gia nhập Hiệp hội phải do người phụ trách các chi hội giới thiệu lên.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại Quận Shinjuku, Tokyo.
4) Liên minh những người sáng tác Haiku mới
Hiệp hội này được thành lập năm 1946 (Chiêu Hòa năm 21), ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Phương châm của Hiệp hội là tiếp thu haiku truyền thống, hướng tới sáng tạo và phổ cập sự tự do của haiku, mọi nguời cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển hòa bình và dân chủ, phát triển sáng tác, phê bình và nghiên cứu haiku một cách tự do và đa dạng. Hiệp hội tổ chức nhiều hoạt động phong phú. Hiệp hội xuất bản tạp chí Haiku jin (Haiku nhân). Đến năm 2008 Hiệp hội đã thu hút trên 1.000 hội viên và thành lập 35 chi hội ở các tỉnh trên toàn quốc. Hiệp hội chú trong kêu gọi phi hạt nhân và chống chiến tranh, bảo vệ môi trường...
5) Hiệp hội Haiku quốc tế (Haiku International Association - HIA)
Hiệp hội này được thành lập năm 1989 với sự trợ giúp của 3 Hiệp hội trên. Hiệp hội này đóng vai trò đầu mối giao lưu Haiku trong và ngoài nước Nhật thông qua nhiều hoạt động của Hội. Tạp chí của Hiệp hội là Haiku International (HI). Tạp chí này thường được gửi ra nước ngoài thông qua con đường ngoại giao, ĐSQ các nước ở Nhật và ĐSQ Nhật ở các nước. Chủ tịch Hiệp hội hiện nay là Arima Akito. Hiện Hiệp hội có trên 500 hội viên trong nước và trên 120 hội viên ở nước ngoài như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ, Ý, Trung Quốc, Hàn quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Hiệp hội thúc đẩy nhiều hoạt động trong đó có việc triển khai lập các hội kết nghĩa với hải ngoại, hiện có 16 Hội kết nghĩa trong đó có Anh, Mỹ, Đài Loan, Bỉ, Albani, Croattia, Đức, Ý, Clombia… Hiệp hội đã ra được các Tập Haiku quốc tế vào các năm 1992, 1995 và 2000...
6) Hiệp hội Haiku thế giới (World Haiku Association - WHA)
Thành lập năm 2000 tại Croatia, chủ tịch hiện tại là ông Natsuishi Banya (sinh năm 1955), là người đồng sáng lập Hiệp hội (hai người khác là James Michael Kacian, chủ nhiệm Hội Haiku Mỹ, và Dimitar Anakiev, người Slovenia). Hiện Hiệp hội có hội viên thuộc 42 nước tham gia, trong đó có Việt Nam. Số hội viên hiện nay khoảng 150 người. Hiệp hội tổ chức đại hội 2 năm một lần, lần lượt tại các nước thành viên. Năm 2011 tổ chức Đại hội lần thứ 6 tại Tokyo, dự kiến 2013 tổ chức tại Nam Mỹ. Tạp chí của Hiệp hội là Ginyu (ngâm du) ra hàng quí.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại tỉnh Saitama, Nhật Bản.
Hàng năm Hiệp hội ra một số tạp chí Haiku thế giới (World Haiku) để đăng tải các bài Haiku sáng tác bằng nhiều thứ tiếng của hội viên thuộc các quốc tịch khác nhau trên thế giới kèm bản dịch ra tiếng Anh, có cả một phần riêng đăng các câu haiku do các em nhỏ từ tiểu học đến phổ thông trung học Nhật Bản và các nước khác sáng tác. Ngoài ra còn có các bài bình luận, giới thiệu các bức haiga (tranh và ảnh kèm thơ haiku) được giải trong các kỳ đại hội… Tạp chí có khoảng một nửa số trang in tiếng Nhật giành cho độc giả Nhật và những người biết tiếng Nhật. Năm 2012 Tạp chí Haiku thế giới ra số 8; năm 2013 sẽ ra số 9 và trong số này sẽ có các bài Haiku của các hội viên Việt Nam.
Vốn là giáo sư tiếng Pháp và biết cả tiếng Anh, nên ông Banya Natsuishi cũng đồng thời là biên tập viên chính của tạp chí Haiku thế giới.
7) Đại hội các tuyển thủ Haiku của các trường Trung học phổ thông toàn quốc (thường gọi là Haiku koshi en).
Đại hội này tổ chức thi haiku giữa các đội học sinh các trường Kokou (tương đương PTTH ở VN) trên toàn nước Nhật. Cuộc thi được tổ chức hàng năm tại quê hương của các haijin nổi tiếng Nhật Bản là thành phố Matsuyama tỉnh Ehime. Haiku kosi en thường được tổ chức vào dịp nghỉ hè trong tháng 8, vì ngày 19-8 được gọi là “Ngày Haiku” ở Nhật.
Mỗi đội tham gia thi có 5 người. Đại hội lần thứ nhất tổ chức vào năm 1998. Đại hội thường diễn ra trong 2-3 ngày, mùa hè 2010 trong Đại hội lần thứ 13 đã có 29 tỉnh thành tham gia với 71 trường và 103 đội thi đấu.
Nhìn vào số lượng tạp chi chuyên về haiku (haishi) đang phát hành đều đặn ở Nhật hiện nay (trên 40 tạp chí), ta có thể thấy sức sống của haiku ở Nhật thế nào, chưa kể trên thế giới đã có đến hàng chục nước có những người yêu thích sáng tác thơ ngắn theo kiểu haiku bằng tiếng của họ và bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh như Ấn Độ, Úc, Hàn quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Trung quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Đức, Mexico… Tuy nhiên ở các nước ngoài Nhật Bản thì chủ yếu là dạng thơ ba dòng ngắn gọn là chính. Việt Nam đã thành lập hai câu lạc bộ haiku Việt ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, thu hút hội viên trên cả nước. Hội viên của các câu lạc bộ haiku Việt hầu hết sáng tác haiku bằng tiếng Việt theo tình cảm của người Việt. Một số thành viên biết tiếng Nhật, Anh, Pháp dịch thêm ra các thứ tiếng đó để giao lưu với bạn bè quốc tế, chủ yếu là với bạn bè Nhật Bản. Hiện hai câu lạc bộ này đã có nội san riêng của mình nhằm đăng tải các bài sáng tác của thành viên và trao đổi để tăng cường hiểu biết về haiku và văn hóa Nhật Bản.
II. Tình hình sáng tác và nghiên cứu thơ haiku ở một số nước trên thế giới
Để các thành viên các câu lạc bộ haiku Việt trong nước và những người quan tâm đến thể thơ Haiku đang phát triển ở Việt nam có thể tìm hiểu thêm về sức lan tỏa của thơ haiku trên thế giới, chúng tôi sưu tập và giới thiệu đôi chút về tình hình sáng tác và nghiên cứu haiku ở một số nước trên thế giới để mọi người tham khảo.
Ấn Độ:
Ở Ấn Độ có tới 18 ngôn ngữ thông dụng, tíếng Anh cũng được sử dụng như một ngôn ngữ thông dụng. Tiếng Hindu được dùng làm ngôn ngữ chung của chính phủ trung ương và sáu bang khác. Ở Ấn Độ thơ haiku được các thi sĩ Ấn Độ biết đến từ đầu thế kỷ 20 nhưng chưa được phổ cập chung. Rabindranath Tagore (1861-1941), thi hào Ấn Độ được giải thưởng Nobel văn học, đã có những lời ca ngợi văn hóa và di sản văn học của Nhật Bản. Ông có một tập thơ tương tự thơ haiku mang tên Đom đóm được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Bengal. Năm 1916 có một thi nhân khác đã viết một tác phẩm bình luận về haiku dài mang tên Thơ Nhật Bản trong đó ông khảo sát kỹ và dài về haiku của một haijin Nhật Bản tên là Noguchi Yonejiro, một nhà văn một thi sĩ sáng tác bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Năm 2000, tại một viện nghiên cứu học vấn châu Á ở Madolas có một hội thảo kéo dài 3 ngày, từ ngày 29 đến 31 tháng 3 với chủ đề “Ảnh hưởng của thơ haiku trong văn học Ấn Độ”, có các nhà thơ của Ấn Độ và Nhật Bản tham gia.
Người đi tiên phong trong sáng tác haiku ở Ấn Độ có lẽ là giáo sư Satayabushan Varuma, giáo sư danh dự của Đại học Giawahaclan Neru, ông là người đầu tiên dịch haiku Nhật Bản ra tiếng Hindu xuất bản năm 1977, năm 1981 ông lập ra tạp chí Haiku bằng tiếng Hindu, tồn tại đến năm 1989. Ông đã cùng với một thi sĩ người Mỹ được nhận giải thưởng haiku quốc tế Masaoka Shiki năm 2002, tiền thưởng là 1 triệu yên chia đều cho hai người. Sau giáo sư Varuma là giáo sư B. S. Agaruwara. Năm 1898 vị giáo sư này cho ra đời tạp chí hàng quí với tên gọi Haiku Baharaty bằng tiếng Hindu, vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Hiện có khoảng 300 haijin người Ấn Độ gửi bài đăng trên tạp chí này.
Thơ haiku bằng tiếng Anh của Ấn Độ cũng có một số ít người sáng tác, nhưng haiku của các tác giả này thường xuất bản ở nước ngoài.
Tuy vậy, ở Ấn Độ chưa có CLB hay hiệp hội haiku chính thức. Nguyên nhân được lý giải là do Ấn Độ có quá nhiều ngôn ngữ nên khó khăn trong việc tập hợp chung. Có lẽ để các nhà thơ Haiku Ấn độ có thể giao lưu với các nhà thơ Haiku khác trên thế giới thì ngôn ngữ học tập và sáng tác Haiku là tiếng Anh có lẽ thích hợp hơn cả.
Trung Quốc:
Nghe nói ở Trung Quốc có tới trên 1.000 hình thức thơ ca. Hán bài (Haiku chữ Hán) cũng là một trong số đó. Khởi đầu là năm 1980 sau Cách mạng văn hóa có một đoàn đại biểu haiku Nhật Bản sang thăm Trung Quốc theo lời mời của Học hội thơ Trung Hoa. Trong tiệc chào mừng đoàn Nhật Bản ông trưởng đoàn Trung Quốc có đọc một câu Hán bài thường được nhắc đến như một dấu ấn lịch sử trong quan hệ về haiku của hai nước như sau:
Âm Hán -Việt |
Dịch ra tiếng Nhật (phiên âm) |
Tạm dịch nghĩa
|
Lục âm kim vũ lai Sơn hoa chi tiếp Hải hoa khai Hòa phong khởi Hán bài |
Ryokuin ima ame kori Yama hana no eđa Umihana ni sessite saku Wafu kanhai wo okosu |
Bóng cây giờ mưa đến Cành hoa núi gặp hoa biển thì bừng nở Gió Đông thức tỉnh Hán bài |
Từ đó khai sinh ra danh từ “Hán bài” (Kanhai 漢 俳) và đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao lưu Nhật - Trung 1.300 năm Trung Quốc tiếp nhận văn nghệ từ Nhật Bản.
Năm 1983 Lâm Lâm đã dịch haiku của ba tác gỉa tiêu biểu của haiku Nhật Bản là Basho, Buson và Issa ra tiếng Trung Quốc, in thành tập Tuyển Haiku cổ điển Nhật Bản, phát hành tới 12.190 cuốn. Sau đó trong các năm 1994, 1997… Trung Quốc cho ra những cuốn tuyển tập khác về haiku. Năm 2000 ở Bắc Kinh mở “Hội giao lưu thơ ngắn Trung - Nhật đón thế kỷ 21”, và sau đó tạp chí Kanhai shijin (“Hán bài thi nhân”) ra đời ở Hồ Nam năm 2002 đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập Hán bài ở Trung Quốc.
Nhưng như câu Hán bài trên của tác giả Trung Quốc cho thấy, cũng là cấu trúc 5-7-5 nhưng một chữ Hán mang nhiều thông tin nên khi dịch ra tiếng Nhật thành ra rất dài và nhiều nội dung, chính vì thế mà người Nhật tuy cũng dùng chữ Hán trong ngôn ngữ viết của họ nhưng 5-7-5 của Nhật là số âm tiết chứ không phải số từ hay chữ, mà một từ hay một chữ của Nhật thì nhiều âm tiết nên một bài haiku của Nhật nếu xét về từ thì đôi khi chỉ còn có 3-4 từ mà thôi. Vì vậy người Nhật cho rằng nếu làm haiku bằng chữ Hán thì không giống với tinh thần của haiku, vì nó chuyển tải quá nhiều thông tin chứ không cô đọng như haiku của Nhật, và người ta cho rằng ý nghĩa của Hán bài hợp với thơ tanka hơn. Người ta cho rằng Hán bài thì thuộc loại thơ ngắn, hay thơ ba dòng, một dòng gì đó. Người Nhật thuộc “văn hóa nhìn” nên khi liếc nhìn bài Hán bài thì họ thấy quá nhiều âm theo cách đọc chữ Hán của người Nhật nên họ không thấy ngữ điệu giống haiku của Nhật. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản ít người quan tâm đến haiku chữ Hán, mặc dù cũng đã có một thời có trào lưu sáng tác haiku chữ Hán. Người Nhật lại thấy dịch một câu Hán bài ra tiếng Nhật thì rất hợp với tanka, nhưng hiện nay ở Nhật, giới tanka và haiku lại phân biệt nhau rất rõ, đến mức người làm tanka không ngâm haiku và ngược lại người làm haiku cũng không ngâm tanka. Điều này khác hẳn với thời đại của Masaoka Shiki, khi mới sáu tuổi Shiki đã làm thơ chữ Hán (Hán thi) sau đó làm cả Hán thi, cả tanka và haiku. Tanka thì lập tạp chí Araragi, Haiku thì lập tạp chí Hototogisu…
Tuy vậy, ở Trung Quốc vẫn có nhiều người thích Hán bài. Người ta cho rằng từ cuối thế kỷ 20 Hán bài đã bước vào giai đoạn phổ cập và đi dần vào quá trình đại chúng hóa. Có một số đặc điểm liên quan đến việc phát triển Hán bài ở Trung Quốc: như trên đã nói, năm 2002 tạp chí chuyên về Hán bài có tên là Hán bài thi nhân ra đời ở Trường Sa tỉnh Hồ Nam, tạp chí này ra hàng quí và đã đóng vai trò lớn trong việc phổ cập Hán bài ở Trung Quốc. Hán bài ở các nơi trong nước và cả ở nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản cũng gửi bài về tạp chí này, số nào cũng có tác phẩm của học sinh thanh thiếu niên các trường học từ tiểu học đến đại học trong nước gửi về.
Một đặc điểm nữa là liên quan đến việc phổ cập điện thoại di động. Người ta thấy rằng ở Trung Quốc và Nhật Bản người ta dùng điện thoại di động gửi email nhiều hơn hẳn ở châu Âu, châu Mỹ. Và người ta cũng nhận thấy các thông điệp gửi đi thường có ngữ điệu 5-7-5 rất giống Hán bài hay thơ ngắn. Thế là ông Đoạn Lạc Tam nguyên là tổng biên tập tạp chí Hán bài thi nhân, cố vấn danh dự của Học hội Hán bài Nhật Bản, đã cho phát hành tập thơ Hán bài đọc bằng email có tên là Thi tập Hán bài nhắn tin ngắn trên điện thoại di động Trung Quốc tập 1.
Với tình hình phát triển như vậy, tháng 3 năm 2005 “Hán bài học hội” thuộc “Học hội thơ ca Trung hoa” (Học hội chính thống thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc) ra đời. Nghe nói ban đầu việc khai sinh ra “Hán bài học hội” cũng gặp khá nhiều cản trở, nhưng nhờ sự thúc đẩy của Hội hữu nghị Trung - Nhật, sự nhận thức về vai trò quan trọng của việc giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung - Nhật đã được nâng cao và tạo điều kiện cho Học hội này ra đời.
Về tương lai của Hán bài ở Trung Quốc có một số vấn đề sau: Một điều đáng tiếc là tạp chí Hán bài thi nhân quan trọng nói trên gần đây phải ngừng phát hành do nhà tài trợ cho tạp chí này gặp khó khăn trong kinh doanh, người ta đang hy vọng Học hội Hán bài sẽ cho ra đời tạp chí mới của học hội thay thế cho tạp chí Hán bài thi nhân trong việc thúc đẩy phát triển Hán bài ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Mặt khác, theo bà phó hội trưởng của Học hội Hán bài cho biết, hiện nay ở Trung Quốc đang thịnh hành dạng thơ ngắn hơn cả thơ ba dòng và nhiều tác phẩm chỉ có 13-14 chữ chứ không phải 17 chữ nữa, như vậy nó sẽ gần với haiku của Nhật hơn. Tuy nhiên, số người làm Hán bài ở Trung Quốc lên tới hàng ngàn người, vì thế việc nghiên cứu giao lưu quốc tế của haiku không thể không nhắc tới trường hợp thơ ngắn và Hán bài ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ:
Các nhà thơ theo trường phái hình tượng (Imagism) và hiện đại (modernism) của Mỹ đã chịu ảnh hưởng lớn của thơ Nhật Bản sau khi nhà thơ tiêu biểu của chủ nghĩa hiện đại Ezra Pound dịch câu thơ sau đây của Arakida Moritake, một nhà thơ renka Nhật Bản thế kỷ 15-16, ra tiếng Anh.
Rakkae ni kaeruto mireba kochoukana. |
Ngỡ rằng Cánh hoa rụng bay về cành Ôi hồ điệp. |
Đặc biệt sau Thế chiến II, haiku được Harold Henderson, R. H. Blyth và Alan Watts giới thiệu vào Mỹ cùng với tư tưởng Thiền. Thế rồi các nhà thơ thế hệ Beat (1955-1964) tiêu biểu như Allen Ginsberg, Jack Kerouac, Gary Snyder… dưới ảnh hưởng của Thiền đã sáng tác haiku.
Năm 1962, tạp chí chuyên về haiku đầu tiên ở Mỹ American Haiku, do James Bull làm chủ bút, đã ra đời. Tạp chí này chỉ tồn tại 5 năm, nhưng sau đó lần lượt các tạp chí khác về haiku ra đời đã làm cho haiku trở nên phổ biến rộng trong đại chúng Mỹ cho đến ngày nay.
Hiệp hội haiku Mỹ “Haiku Society of America” được thành lập 1968, có “mục đích thúc đẩy sáng tác và thưởng lãm haiku bằng tiếng Anh”, hiện có gần 900 hội viên, là hiệp hội haiku lớn nhất, lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Hoạt động của nó gồm việc tổ chức định kỳ các buổi diễn giảng, giới thiệu tác phẩm, thi sáng tác… Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội này là tạp chí Ao ếch (Frogpond) in bằng tiếng Anh, mỗi năm ra 3 số đăng các loại thơ haiku, senryu, renga, renku, haibun, tùy bút (essai), các bài bình luận. Hàng quí có phát hành Hội báo trên đó đăng tải các thông tin hoạt động của Hiệp hội như đại hội toàn quốc, đại hội ở các đại phương, các sự kiện… Hiệp hội này một năm có bốn kỳ họp định kỳ. Từ năm 1976 thiết lập giải thưởng haiku kỷ niệm người có công xây dựng Hiệp hội haiku này là Harold G. Henderson (Memorial Award). Ngoài ra còn một số giải thưởng khác như từ năm 1984 có giải thưởng của Viện văn học Haiku hợp tác với Nhật, từ năm 2001 có giải thưởng kỷ niệm về senryu, renku, renga, từ năm 2000 có giải thưởng phê bình, dịch thuật, tuyển tập… Ngoài ra còn có gần chục hội và hiệp hội haiku, các CLB haiku khác ở các bang, ví dụ Hiệp hội Haiku Boston, Hiệp hội Haiku Bắc Georgia, Hiệp hội Haiku Định hình có quí ngữ chuyên sáng tác haiku theo kiểu truyền thống của Nhật…
Hiện ở Hoa Kỳ có tới khoảng 20 loại tạp chí haiku.
Australia:
Haiku ở Australia (Úc) có lịch sử hơn 100 năm, nhưng gần đây mới nở rộ. Đặc biệt từ 1988, nhân hội chợ quốc tế người ta đã tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền cho haiku. Kết quả là hình thành nhóm haiku “Paper Wasp”, sau đó nhờ sự giúp đỡ của các haijin Nhật Bản, phong trào sáng tác haiku ở Úc đã phát triển mạnh, đặc biệt ở các trường học. Tạp chí Haiku Paper Wasp phát hành từ năm 1995 đã có nhiều hoạt động trong ngành giáo dục, thu hút nhiều hội viên. “Haiku Oz” là Hiệp hội Haiku Úc, trên trang web của Hiệp hội này đăng tải các thông tin mới nhất về haiku Úc và các thông tin haiku của quốc tế. Những người quan tâm có thể vào trang web http://user.mullum.com.au/jbird/ahs/html để xem thêm thông tin.
III. Thơ senryu và thơ haiku
Thơ senryu là một loại thơ “chị em” với haiku. Vậy thơ senryu khác với thơ haiku như thế nào?
Giống nhau:
- Haiku và senryu đều bắt nguồn từ thể thơ renga (liên ca) - một thể thơ thịnh hành vào thời Muromachi ở Nhật Bản - của haikai (bài hài).
- Về hình thức cả hai đều là dạng thơ ngắn, định hình,có cấu trúc truyền thống là 5-7-5 âm tiết.
- Về tính chất thì cả hai thể thơ này có nét tương tự khi biểu hiện những nét tinh tế của đời sống con người và mang tính hài hước.
Khác nhau:
- Haiku vốn là câu mở đầu hokku của renga như một câu chào, qui định bắt buộc phải có quí ngữ (kigo) và sử dụng từ ngắt (kiriji), nên khi haiku tách ra độc lập vẫn tiếp thu qui định đó.
- Senryu thì vốn là câu hiraku, một câu nối trong các câu qui định của renga được tách ra độc lập, không có qui định bắt buộc phải có quí ngữ hay từ ngắt như haiku.
- Haiku thường xuất phát từ những hình ảnh hoặc hiện tượng tự nhiên bất chợt gặp trên đường đi hay trong cuộc sống thường ngày, người sáng tác cảm nhận tức thời và làm thành thơ. Câu haiku gợi vẻ đẹp tự nhiên của cuộc sống và thiên nhiên, quí ngữ như cái mắt của câu thơ vậy.
- Senryu thì ngay từ đầu đã có mục đích trào lộng (warai) và châm biếm (ugachi) và người sáng tác qua trải nghiệm của mình, thấy hiện tượng trước mắt bỗng liên tưởng mà sáng tác ra thơ.
- Haiku hay dùng văn ngữ.
- Senryu là phần nhiều dùng khẩu ngữ.
- Senryu thường đề cập đến mặt trái của thế thái nhân tình, châm chọc, mỉa mai những thói hư tật xấu của con người và xã hội, mang tính thời sự, trào lộng và có tính cảnh báo cao.
Nguyên là vào trung kỳ Edo (thế kỷ 18), một người tên là Karai Senryu (1718-1790) đã tuyển chọn các câu thơ mở đầu hay (maekuzuke) làm thành một tập khoảng một vạn câu và được đánh giá cao. Tập Haifuyanagidaru do Karai Senryu chủ biên, được biên soạn công phu có 165 thiên, trong đó 24 thiên đầu do chính Karai biên soạn, thiên thứ nhất được phát hành năm 1765. Những câu được tuyển chọn trong tập Haifuyanagidaru này được coi là senryu cổ điển. Và để ghi nhớ người đã có công làm việc đó người ta đặt tên cho thể loại thơ này là senryu. Đây cũng là truyền thống tôn trọng tác giả, việc làm khá phổ biến trong văn đàn ở Nhật từ xa xưa. Những câu senryu cổ này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Nhật, như kiểu ca dao tục ngữ ở Việt Nam vậy. Ví dụ câu sau đây được nhiều người nhớ đọc:
Có con / vợ chồng / lăn tròn ra ngủ
(Chính xác câu này nghĩa là có con vợ chồng và con ngủ thành chữ xuyên - Ý nói hai vợ chồng hai bên, bé ở giữa [tạo thành chữ xuyên trong chữ Hán nghĩa là con sông]. Hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhưng tạo cảm giác thật yên lành hạnh phúc.)
Tiếng cười thật nhẹ, nhưng ý tứ cũng thật hóm.
Đến thời kỳ Minh Trị, cùng với sự cách tân thơ haiku của Matsuoka Shiki, thì phong trào sáng tác senryu mới cũng nở rộ.
Thơ haiku có Basho, Issa, Buson và Shiki là những ông tổ, được gọi là những “Haisei” (Thánh thơ Haiku) thì senryu cũng có người tiền bối là Karai Senryu, và sang thời Minh Trị thì có hai người được coi là ông tổ của senryu mới là Sakai Kuraki (1869-1945) và Inoue Kenkabo (1870-1934).
Thơ haiku có “Basho Thập Triết” thì thơ Senryu cũng có “Lục đại gia” (Roku taika) xuất hiện sau Thế chiến II.
Về cơ bản trong sáng tác senryu có ba yếu tố quan trọng là:
1) Thứ nhất là ugachi (châm biểm, mỉa mai): Yếu tố này hướng vào những gì mà bề ngoài khó nhận ra hay người ta hay bỏ qua, làm cho nó bộc lộ ra, mang tính phản biện, hạ thấp giá trị của nhận thức thông thường, nó có cái nhìn soi mói có thể nói hơi có tâm địa một chút.
2) Thứ hai là karumi (nhẹ nhàng): Yếu tố này nặng về hình thức hơn nội dung. Câu thơ nghe tưng tửng, nhẹ nhàng nhưng càng ngẫm càng thấy thâm ý của tác giả. Karumi chính là yếu tố đòi hỏi kỹ thuật của người sáng tác. Nhiều bài thi bị loại bởi yếu tố này.
3) Thứ ba là okasimi (trào lộng): Senryu có xu hướng bị hiểu nhầm là nghệ thuật humor. Từ đó người ta cho rằng cái gì buồn cuời, gây cười cũng là senryu, nhưng thực ra tiếng cười chỉ là kết quả chứ không phải là mục đích của senryu. Ai cũng mong có những câu senryu đưa lại tiếng cười sảng khoái, tự nhiên mà sâu lắng. Nhưng trong thực tế ở Nhật Bản cũng có rất nhiều câu senryu có cái cười dễ dãi, chưa đắt.
Về nội dung và giá trị, thể thơ này gần với thể thơ trào phúng, trào lộng, châm biếm của Việt Nam ta.
Tuy vậy, ở Nhật Bản hiện nay haiku hiện đại cũng có xu hướng không câu nệ phải có kigo (hoặc kidai) hay cấu trúc cố định 5-7-5 âm tiết. Mặt khác những bài senryu hiện đại cũng làm cho haiku và senryu như nhích lại gần nhau. Tuy vậy mỗi loại thơ vẫn có những sự khác biệt, cái hay riêng cần được tôn trọng.
Đó là vì xã hội luôn cần cả hai mặt: cái đẹp cần được nâng niu ca ngợi, nhưng cái xấu cũng cần phải được vạch mặt để làm cho con người và xã hội tốt hơn. Và hơn hết cuộc sống rất cần tiếng cười. Senryu là loại thơ đóng vai trò đó.
Ở Nhật Bản từ năm 1987, năm nào hãng bảo hiểm nhân thọ Daiichi Seimei cũng đứng ra tổ chức cuộc thi senryu trong toàn quốc. Người tham gia gửi bài là bất cứ ai, từ công chức, viên chức, sinh viên đến bà nội trợ… với các chủ đề chính trị, xã hội, gia đình, bếp núc sinh hoạt hàng ngày… Cuộc thi đó gọi là “Salaryman Senryu”. Do có đề tài phong phú có tính xã hội cao, cho nên thậm chí nó được coi như một cách nắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng, được đông đảo người yêu senryu hưởng ứng.
Người ta sẽ lấy phiếu bình chọn các câu thơ senryu hay nhất trên toàn quốc. Kết quả bình chọn 100 câu hay nhất được công bố vào cuối năm cũ đầu năm mới. Sau đó lại chọn ra 10 câu có số phiếu bình chọn cao nhất. Đến nay đã có 25 cuộc thi như vậy được tổ chức và luôn được đông đảo người Nhật hưởng ứng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 10 câu được nhiều phiếu bình chọn nhất năm 2012 (cuộc thi lần thứ 25).
10 câu thơ senryu hay nhất năm 2012 ở Nhật Bản
Câu 1:
“Takara kuji atareba yameru” ga aikotoba
Dịch nghĩa: Khẩu hiệu: “Nếu trúng sổ số thì sẽ nghỉ việc (từ chức)”
Dịch thơ: Ai cũng nói / Nếu trúng số / sẽ nghỉ thôi
Câu 2:
Josikaito kite nozokeba rokujuudai
Dịch nghĩa: Nghe nói Hội phụ nữ, nhìn vào chỉ thấy các bà 60
Dịch thơ: Hội phụ nữ gì / nhìn vào chỉ thấy / các bà sáu mươi
Câu 3:
Tsumaga iu shouchi simasita kiitemitai
Dịch nghĩa: Muốn được nghe vợ nói: “em đã hiểu rồi”
Dịch thơ: Vợ ơi / hãy nói / Em hiểu ra rồi
Câu 4:
Sumaato huon tsumato onajide ayatsurezu
Dịch nghĩa: Smartphone giống vợ mà không bị thao túng
Dịch thơ: Điện thoại di động / sao giống vợ ghê / nhưng không thao túng
Câu 5:
Excel o eguzairu to yomu buchou
Dịch nghĩa: Trưởng phòng đọc Excel (giỏi, xuất sắc) là Exile (tội lưu đày)
Dịch thơ: Sếp tôi đọc / Excel / là Exile
Câu 6:
Nanigenai kurasiga naniyori houmotsu
Dịch nghĩa: Cuộc sống vô tư là quí báu hơn cả
Dịch thơ: Cuộc sống vô tư / đúng là báu vật / hơn bất cứ gì
Câu 7:
Ikamera ja kessite mienai haragurosa
Dịch nghĩa: Máy chụp dạ dày thì dứt khoát không nhìn thấy tâm địa
Dịch thơ: Máy soi dạ dày / thì làm sao thấy / tâm địa con người
Câu 8:
Tachiagari mokutekiwasure mata suwaru
Sịch nghĩa: Đứng lên quên mục đích lại ngồi xuống
Dịch thơ: Đứng dậy / quên muốn gì / lại ngồi xuống vậy
Câu 9:
Teinengo inakani kaereba seinenbu
Dịch nghĩa: Sau khi về hưu nếu về quê thì lại thuộc giới trẻ
Dịch thơ: Về hưu / nếu về quê cũ / lại là thanh niên
Câu 10:
Saikin wa wasureruyorimo oboenai
Dịch nghĩa: Gần đây không quên mà chỉ không nhớ thôi
Dịch thơ: Gần đây / không nhớ / chứ có quên đâu
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn