I. Vài nét về văn học dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số. Mặc dù một số chưa có chữ viết, các dân tộc ấy đều có truyền thống âm nhạc lâu đời và kho tàng văn học truyền miệng. Những kết quả lao động nghệ thuật hàng nghìn năm trước còn chắt chiu được qua bao nhiêu biến cố và thời gian, cũng như những tinh hoa mới nảy nở đều cần được bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo tên gọi thông thường, nước ta có trên sáu mươi dân tộc. Theo tiêu chí (của giới chuyên môn) để xác định thành phần tộc người ở nước ta là: 1) Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ. 2) Có các đặc điểm chung về sinh hoạt - văn hóa. 3) Có ý thức tự giác tộc người. Lấy các tiêu chí đó để làm căn cứ, chúng ta đã lập được bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam[1], theo đó, số lượng các tộc người trong toàn quốc nếu không tính các ngoại kiều, là 54. Theo dòng chảy ngôn ngữ - dân tộc học, các dân tộc ở nước ta được sắp xếp thành các dòng: Nam Á với 05 loại hình ngôn ngữ, Nam - Đảo (Malayô-Pôlinêxia) với 01 loại hình ngôn ngữ, và Hán Tạng với 02 loại hình ngôn ngữ[2].
Các dân tộc thiểu số của Việt Nam phần lớn sống ở những vùng rừng núi có vị trí quan trọng về quốc phòng và giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hai phần ba đất đai toàn quốc. Nhưng, vốn từ lâu, xã hội các vùng ấy phát triển không đều nhau nên mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng. Về địa lý, ta có thể tạm chia các vùng dân tộc thiểu số thành bốn vùng: 1. Đông Bắc là địa bàn sinh tồn của người Tày, Nùng, 2. Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ là địa bàn sinh tồn chủ yếu của người Mường, Thái và người H’mông, 3. Tây Nguyên là địa bàn sinh tồn của người Êđê, Bana, Xơ đăng, Cơ ho, Mnông, và, 4. Tây Nam bộ là địa bàn sinh tồn của người Chăm, Hoa.
Do đặc điểm tình hình xã hội và địa lý đặc thù như vậy đã tạo nên truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc mà dấu ấn để lại rất rõ trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian và văn học thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, vì sống tiếp giáp với các nước láng giềng hoặc nguồn gốc là những dân tộc từ các nước đó di cư sang, tùy theo khu vực cư trú, các dân tộc thiểu số nước ta đều ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa của các nước láng giềng đó. Cho nên, các tích hợp văn hóa theo thời gian thẩm thấu đã đi vào đời sống văn hóa, trong đó có bộ phận tinh hoa nhất là văn học. Các dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc; một số dân tộc Tây Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa Lào; đồng bào Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của văn hóa Chiêm Thành cổ xưa; dân tộc Khơ me Nam bộ mang nhiều ảnh hưởng văn hóa Cam-pu-chia và phần nào của Ấn Độ. Điều này biểu hiện rõ rệt trong lối kiến trúc nhà cửa, tập quán sinh hoạt hoặc tiếng nói, chữ viết. Ví dụ, chữ Thái, chữ Lào đều cùng một hệ, chỉ khác nhau ít nhiều về cách phát âm; các dân tộc Tày, Nùng, Dao đều dùng chữ Hán hoặc mượn chữ Hán để đặt ra chữ Nôm dân tộc và dùng rộng rãi trong văn học.
Hệ quả của hình thái sống xen kẽ giữa các dân tộc trong từng khu vực là làm cho văn hóa các dân tộc chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Ảnh hưởng qua lại về văn hóa nổi rõ trong văn học dân gian và cả trong văn học thành văn. Có thể dễ nhận biết điều đó vì khi nghiên cứu, chúng ta thấy có nhiều nội dung có hơi hướng giống nhau trong truyện cổ, tục ngữ, ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các dân tộc thiểu số Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của văn hóa người Kinh ở các mức độ khác nhau. Hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số đều nói được tiếng Kinh và sử dụng thông thạo ngôn ngữ tiếng Việt.
Về văn học nghệ thuật, chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra những triển vọng rất lớn. Đảng ta đặc biệt quan tâm nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc và rất mực tôn trọng những di sản văn hóa nghệ thuật cũng như rất tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, đồng thời đã có đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn giúp cho các dân tộc phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình để xây dựng nền văn hóa mới.
Nghị định số 206-NĐ/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 1961 về việc chính thức phê chuẩn các phương án chữ Tày - Nùng, chữ Mèo, chữ Thái cải tiến, đồng thời quy định phạm vi, mức độ sử dụng ba thứ chữ đó bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực của các chữ viết dân tộc và đã góp phần làm cho nhân dân các dân tộc thêm tin tưởng vào chính sách dân tộc của Trung ương Đảng và Chính phủ.
Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa phong trào học và dùng chữ dân tộc, tạo thêm điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến mau hơn nữa trong việc xây dựng cuộc sống mới, Hội đồng Chính phủ, trong phiên họp thường vụ ngày 21 tháng 5 năm 1969, đã quyết định những phương hướng, chủ trương và biện pháp đối với công tác xây dựng và sử dụng các chữ dân tộc nói chung, và đối với ba thứ chữ dân tộc Tày - Nùng, Mèo, Thái đã được ban hành. Theo đó, ngày 20 tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 153-QĐ/HĐCP về việc xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu số.
Từ khi có Quyết định số 153-QĐ/HĐCP ngày 20 tháng 8 năm 1969, của Hội đồng Chính phủ, tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều đã học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước đã có chính sách phù hợp giúp đỡ nhân dân các dân tộc thiểu số học, nắm và sử dụng nhanh chóng, thành thục tiếng, chữ phổ thông. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tộc mau chóng xoá nạn mù chữ và tiếp thu thuận lợi những kiến thức văn hoá, khoa học và kỹ thuật đồng thời thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hoá, văn nghệ của dân tộc mình. Do đó, công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa đã được tiến hành với một quy mô rộng lớn ở khắp miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Với các dân tộc đã có chữ viết riêng thì xúc tiến việc hoàn chỉnh theo những quy tắc tiên tiến; với các dân tộc chưa có chữ viết thì tiến hành nghiên cứu để xây dựng chữ viết cho các dân tộc đó. Các sở, ty văn hóa miền núi đã dùng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng dân tộc để in thơ ca, in các tác phẩm văn học, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Bên cạnh việc tích cực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ thuộc các dân tộc thiểu số, để thúc đẩy, hướng dẫn phong trào sáng tác và sinh hoạt văn nghệ, Chi hội Văn nghệ Việt Bắc chính thức thành lập là một bước tiến vượt bậc có tính chất tiên phong trong quá trình phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tiếp theo là các tổ chức văn nghệ, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc v.v.. được thành lập và củng cố.
Trong thời kỳ 1945-1980, các dân tộc thiểu số Việt Nam đã đóng góp cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà một đội ngũ sáng tác văn học với những tác phẩm mang dấu ấn của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên những con người bị đè nén áp bức đã vươn thẳng lên làm chủ cuộc đời mình. Với 45 tác giả thơ, 19 tác giả văn xuôi, 5 tác giả kịch bản sân khấu, 1 tác giả kịch bản điện ảnh và 3 tác giả phê bình tiểu luận[3]. Trong giai đoạn này, văn học các khu vực dân tộc thiểu số có những nét chung, đó là phản ánh trung thực đời sống lao động và đấu tranh của các dân tộc[4]. Tâm hồn, tình cảm phong phú của đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện rất đậm đà trong thơ văn. Đồng thời, bộc lộ tính nhân đạo, tình xóm làng, tình đoàn kết và tinh thần lạc quan trước cuộc sống. Đặc biệt, tình yêu nam nữ, lòng thủy chung được thể hiện rất đẹp trong nhiều áng thơ trữ tình đằm thắm; chứa đựng nhiều giá trị mang bản sắc dân tộc độc đáo và truyền thống văn học vô cùng phong phú. Về nghệ thuật, văn học dân tộc thiểu số có đặc điểm chung là hồn nhiên, giàu hình ảnh, ngôn ngữ cụ thể, kết cấu giản dị. Tuy nhiên, văn học các dân tộc thiểu số còn có nhược điểm chung là phát triển mạnh về văn vần, văn xuôi mới phôi thai ở một vài dân tộc, phần lớn chưa vượt qua ranh giới giữa văn học thành văn và văn học dân gian.
Đáp ứng nhu cầu phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong tình hình mới, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định cho phép Hội những người hoạt động văn hóa các dân tộc thiểu số việt Nam (nay là Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam) được thành lập và hoạt động từ ngày 18/01/1991. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hai mươi lăm năm qua, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam từng bước phát triển về tác giả và tác phẩm. Quý III năm nay (2014) sẽ diễn ra Đại hội IV Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm này, hội viên của Hội đã đạt tới con số 952 người, trong đó có 567 hội viên người dân tộc thiểu số, 201 hội viên nữ. 42/54 dân tộc có hội viên, sinh sống trên 48 tỉnh thành trong cả nước[5], bao gồm trên 10 chuyên ngành[6] sinh hoạt tại 32 tổ chức cơ sở trực thuộc với 4 hội[7] và 28 chi hội[8] . Hiện nay, trong nước chỉ còn 15/64 tỉnh chưa có hội viên Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam[9]. Hàng loạt tác phẩm ở các thể loại đã được công chúng đón nhận. Nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong nước và trên thế giới[10].
II. Khuynh hướng văn học nghệ thuật các dân tộc thời kỳ hội nhập quốc tế
1. Đổi mới là xu hướng cơ bản và là quy luật trong quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Suốt gần một thế kỷ qua mà giao lưu và ảnh hưởng văn hóa là một trong những khuynh hướng và tác nhân quan trọng, là cú hích cho sáng tạo văn học Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, khác với tất cả các giai đoạn lịch sử trước kia, quy mô và cường độ của sự giao lưu ảnh hưởng mở rộng và mạnh mẽ hơn nhiều. Quy mô giao lưu ảnh hưởng không chỉ giữa các dân tộc thiểu số trong phạm vi một vùng, mà còn giữa người Việt với các dân tộc thiểu số, cộng hưởng với giao lưu quốc tế. Cường độ giao lưu diễn ra nhanh chóng, sôi động, thậm chí cả sức ép, khiến sự ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa nhiều khi mang tính áp đặt, không đủ thời gian để thẩm thấu và chọn lọc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của giao thông và thông tin đã rút ngắn khoảng cách và sự biệt lập giữa các vùng và các dân tộc. Đặc biệt, do sự phân bố lại dân cư và dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ vào những thập kỷ gần đây, cái gọi là “lãnh thổ tộc người” truyền thống bị phá vỡ, việc sinh sống cộng cư giữa các dân tộc trở nên phổ biến, trong đó người Việt di dân về sinh sống tại vùng núi và cao nguyên đã làm thay đổi khá cơ bản bản đồ phân bố dân cư các dân tộc kéo theo sự tiếp biến các giá trị văn học bên cạnh các giá trị truyền thống.
Ảnh hưởng của sự giao lưu kinh tế và văn hóa, bên cạnh những tác động tích cực còn có cả tác động tiêu cực. Một mặt, đã thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa truyền thống các dân tộc. Nhiều nhân tố và các giá trị văn hóa mới đã thâm nhập và phát huy tác dụng trong đời sống, như ngôn ngữ và chữ viết, giáo dục và đào tạo, về ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt văn hóa và vui chơi, giải trí… Đặc biệt là mạng xã hội đã làm thay đổi khá nhanh diện mạo văn học các dân tộc thiểu số do tính tiện ích của nó. Mặt khác, do phạm vi và cường độ của giao lưu mạnh mẽ đã tạo nên sự choáng ngợp, nhiễu loạn giữa cái hiện đại và cái cổ truyền, đặc biệt là khi chủ nhân của nền văn hóa bản địa không đủ điều kiện để chọn lọc, tiếp thu và kế thừa các giá trị tinh hoa văn hóa ngoại nhập. Hậu quả là cái cũ, cái bản địa bị lấn át, áp đảo, chối bỏ, trong khi đó thì quá trình tiếp nhận cái mới vào cơ cấu xã hội cổ truyền có tính chất bản địa theo các bước: đan xen, lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa bị đảo lộn, rút ngắn, bỏ qua.
2. Khuynh hướng hòa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Tuy còn có một số tác giả chịu ảnh hưởng văn hóa tộc người đậm nét và có ý thức tự giác tộc người rõ rệt trong sáng tác và đã để lại dấu ấn văn hóa sâu sắc trong tác phẩm văn học, góp phần tạo dựng giá trị mới cho dân tộc mình, nhưng khuynh hướng hòa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số hiện nay là khá phổ biến, nhất là những tác giả trẻ. Khuynh hướng này thể hiện ở khá nhiều cấp độ sáng tạo, từ đơn lẻ đến quy mô. Một mặt, là do việc học tập ở các trường học cấp học hầu như trên toàn quốc đều sử dụng tiếng Việt với chương trình học thống nhất. Phần văn học địa phương, văn hóa tộc người chưa được chú trọng và đưa vào giảng dạy theo hệ thống… Do vậy, hình thành xu hướng Việt hóa, thậm chí quốc tế hóa[11]. Nhiều tác giả người dân tộc thiểu số không thể nói, viết, giao tiếp và sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ được nữa.
3. Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Nhiều truyền thống, giá trị, di sản văn hóa quý báu bị mất đi nhanh chóng, thậm chí có những tác giả quay lưng lại, chối từ vốn văn hóa dân tộc sẵn có của dân tộc mình để chạy theo một trào lưu, một khuynh hướng phổ biến mới xuất hiện trong xã hội. Hoặc trong quá trình sáng tạo, do chưa nhận thức đầy đủ các giá trị truyền thống, hoặc do tác động quá mạnh của vấn đề đô thị hóa đã có tác giả người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn, được đào tạo bồi dưỡng và có điều kiện sáng tác tốt, nhưng tác phẩm lại xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số và qua thời gian sàng lọc đã không còn thấy lưu lại dấu ấn gì về những tác phẩm đó.
4. Khuynh hướng bảo tồn tinh hoa văn học các dân tộc trong sáng tạo văn học: Kinh tế biến đổi rất nhanh, nhưng văn hóa thì thẩm thấu một cách từ tốn. Sáng tạo văn học với những thao tác nghề nghiệp cá nhân bắt buộc phải trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi những người sáng tạo văn học phải giàu tâm huyết, có ý thức trách nhiệm, có ý thức bảo tồn văn hóa tộc người nhằm mục đích tạo ra các tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị tinh hoa văn hóa. Đây chính là nơi bảo tồn văn hóa tộc người tốt nhất, đồng thời, khả năng quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa tộc người qua tác phẩm văn học tới cộng đồng xã hội là rất cao[12].
Một vài nhận xét: Nhận dạng khuynh hướng trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trên đây để có thể thấy được và dự báo những tác động của văn học tới đời sống văn hóa của tộc người. Trên cơ sở đó chúng ta có cơ chế phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế tình trạng hụt hẫng, nghèo nàn và nhiễu loạn trong sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
III. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
1. Đầu tư cho văn học nghệ thuật các dân tộc:
Việc vun trồng vườn văn hiện nay của chúng ta có lẽ là cần phải cải thiện. Bởi vì, cái áo thì quá chật mà con của chúng ta thì đã lớn lên cả về vóc dáng chiều cao lẫn bề rộng của thân mình nó. Làm bố, làm mẹ thấy con lớn thì phải nói là ai chả mừng, thế nhưng dành ra một phần của để sắm cho chúng cái áo vừa vặn thì rón rén lắm, trong khi đó không phải là chúng ta không có khả năng.
Mà cái ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp … tức là để tồn tại được thì nó ngốn của người ta rất nhiều của. Nhưng ở đây là vun trồng, phải hiểu là ở đây vun trồng những tài năng thì phải dành dụm cho nó chứ sao. Nếu không chịu chuẩn bị chu đáo những tiền đề lý luận, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác thì không thể có được những vụ mùa thắng lợi của các thể loại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số được.
Đầu tư cho văn học nghệ thuật thì không thể ngày một ngày hai là có. Ví dụ, chúng ta mới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cái hào khí ấy dội vào tâm thức của văn học như thế nào? Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa được mùa lớn phải vào quãng thời gian 1958-1972. Riêng trong ba năm 1960-1962 Việt Nam có hơn 20 cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn phát hành trên dưới một vạn bản (cần nhớ lại trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, chúng ta chỉ có 4, 5 cuốn tiểu thuyết mỏng mà thôi). Để có cái tình hình đáng phấn khởi như vậy thì phải vỡ hoang, bỏ nhiều thì giờ, công sức vào cày bừa, chăm bón, cải tạo giống, tưới nước, trừ sâu bọ… thì mới có được thóc ngô năm tấn, mười tấn… Sản xuất ra rồi thì phải có cơ chế để sách đến được với người đọc. Đói cơm, rách áo, thiếu ngủ …thì con người phải cố gắng xoay sở để giải quyết cho bằng được cái nhu cầu ấy. Nhưng “đói” văn học nghệ thuật thì người ta không cảm thấy ngay được. Nó không phải là cái đập ngay vào mắt, cắt ngay vào da con người ta, cho nên thiếu văn học thì vẫn không đến mức “cháy nhà chết người” ngay. Vì thế mà Nhà nước phải có động thái hỗ trợ bằng nhiều kênh như truyền hình nhiều ngôn ngữ, nhiều thể loại, đài, sách báo, triển lãm, cổ động…cố định và lưu động. Cha ông ta đã từng đúc kết “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Hoạt động văn học, nhất là văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số dứt khoát phải được tổ chức cho thật tốt nếuchusng ta muốn phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Nghĩa là, phải có được những điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng cũng phải có sự nỗ lực chủ quan có ý thức.
2. Tuyển văn học dân tộc rất khó khăn nhưng không phải là không làm được, nhất là các dân tộc ít người. Bởi vì hiếm lắm mới có được một tác giả cho văn học dân tộc thiểu số và tác phẩm họ sáng tạo mới cũng chưa phải là nhiều. Các tuyển của chúng ta trước đây làm rất tốt. Có thể đưa ra một vài dẫn chúng cụ thể, Viện Văn học có Hợp tuyển thơ văn Việt Nam gồm 06 tập, Nxb Văn hóa xuất bản năm 1962, tập 6 là dành tuyển riêng cho Văn học dân tộc thiểu số. Hoặc của nhóm các nhà nghiên cứu Hà Văn Thư, Phúc Tước, Quốc Thang chọn lọc và sắp xếp Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 1945-1980, Nxb Văn hóa xuất bản năm 1981. Việc tuyển tập văn học dân tộc thiểu số Việt Nam trước đây đã có nhiều nỗ lực, đã tập hợp được tác phẩm và nhiều tên tuổi để làm vốn. Tuy nhiên, chúng ta thu hái những bông hoa hiếm hoi của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam rực rỡ sắc màu và so với văn học đa số cũng không kém phần lộng lẫy ấy, vẫn còn sót. Cái thiếu ở đây là chúng ta thu có khi bằng cách mới chỉ bứt cánh của nó, hoặc ngắt bông, rồi để một cách cơ học vào cái giỏ và đem về chỉ để đấy, không trưng ra được cho đông đảo công chúng thưởng ngoạn. Điều muốn nói ở đây là chúng ta mới tuyển ít, hầu hết chỉ tuyển bằng tiếng Việt mà chưa xuất bản được các tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số bằng ngôn ngữ tộc người (hoặc phiên âm bằng tiếng la-tin, như vậy là cái phần tinh túy nhất lại chưa được giới thiệu[13]. Đồng thời số lượng ấn bản lại quá ít, trong khi đó, dân số của ta đã gần 90 triệu người.
Cái việc tuyển này nó cũng giống như người Mường làm cái nhà sàn. Anh không đi ăn trộm được kiểu kiến trúc, kiểu vật liệu mà phải nhờ vào di sản cha ông để lại. Sau đó là căn cơ. Nếu ông cha nghèo quá, hoặc làm sẵn cho rồi mà ta trót phá mất thì phải xây dựng từ đầu. Lại trồng gỗ, nuôi gianh. Loại tốt nhất là đinh, lim, sến, táu, nhưng là loại lâu năm, trồng xuống phải trông coi, nếu không thì trâu bò nó phá. Ngoảnh đi ngoảnh lại độ bằng cái Kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ vừa rồi thôi, là chúng ta sắp có cái nhà rồi. Nếu làm bằng gỗ xoan thì tuy nó nhẹ, xốp nhưng nếu ngâm ngám cho kỹ, xử lý mối mọt cẩn thận thì cũng có cái nhà chường gỗ, cao ráo, chốn ăn ngăn ở ra dáng người Mường rồi. Vừa làm, vừa chi chút cho nó đẹp bền. Nghĩa là sáng tạo cả trong quá trình tuyển. Thấy cái gì hợp lý thì để, chưa hợp lý thì phải bù đắp bằng nhiều cách. Và văn hóa vốn nó là sự đắp bồi không ngừng nghỉ, bởi vậy chúng ta không được làm cốt cho xong việc đi, mà phải hướng đến làm cho nó vừa hay, vừa bền. Làm được đến đâu thì làm, cố hết sức, còn bao nhiêu thì bàn giao cho những lớp kế cận tiếp tục làm.
Sau này, không thấy những hợp tuyển có quy mô lớn, tập hợp đầy đủ như trước đây đã làm. Một địa chỉ tin cậy như Viện Văn học thuộc viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam thì nên làm hợp tuyển, bởi vì đội ngũ nghiên cứu ở đây vừa có tính chuyên môn nghề nghiệp cao, vừa giàu tâm huyết. Nếu làm được, đó sẽ là những hợp tuyển phục vụ rất tốt cho cộng đồng xã hội, những người yêu văn học và những người làm công tác nghiên cứu, sáng tạo văn học nghệ thuật. Nếu làm, cũng nên khắc phục cái chưa hoàn thiện ở các tuyển trước mà các nhà nghiên cứu, tuyển chọn trước đây đã chỉ ra. Giải pháp khắc phục thiếu sót là dựa vào Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung ương và các hội VHNT địa phương, các nhà nghiên cứu, các tác giả…Hiện nay có nhiều hội chuyên ngành, các nhà nghiên cứu, chuyên gia và những người sáng tác văn học nghệ thuật có thể giúp ta làm công việc đó một cách thuận lợi. Thêm nữa, có công nghệ kỹ thuật phát triển, máy tính có thể hỗ trợ rất tốt. Vấn đề là có uốn làm hay không, ai chủ trì và cách thức kết nối như thế nào.
3. Giới thiệu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến công chúng cũng gặp phải một số rào cản. Ngoài cái rào cản ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tộc người ra, thì, thứ nhất, ai cũng muốn nó hay, nó đẹp thì mới giới thiệu, mà cái hay cái đẹp lại nằm chính trong ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tộc người. Vậy là vô hình trung chúng ta rơi vào cái bẫy nội tại mà cứu cánh của nó có khi lại phải đi con đường quen thuộc là dân ca, dân vũ để giới thiệu văn hóa, còn con đường văn học thì quá nhiều chông gai mà ít ai dành tâm sức và kiên nhẫn để khai phá.
Giống như mình đem hàng đi chợ bán, phải bán thứ hàng hóa mà người ta cần, đồng thời, dứt khoát phải ngon, đẹp, hấp dẫn, hợp thời thì mới thu hút người mua, nếu không thì dù người bán hàng có khéo mời chào đến mấy mà ta bán cho khách loại hàng kém chất lượng thì họ cũng không mua, nếu có mắc lừa thì chỉ một lần thôi, lần sau họ sẽ rút lui.
Nói như thế không có nghĩa là ta sợ, ta không ra thị trường với những sản phẩm còn thô tháp xù xì của ta. Phải tham gia thì mới biết nhu cầu người mua chứ. Tham gia rồi rút kinh nghiệm để tiếp tục sáng tạo.
Thứ hai, chúng ta có nhiều đặc sản để giới thiệu với công chúng yêu văn học. Chúng ta có 54 dân tộc. Nếu tộc người nào cũng có người biết nâng giá trị văn hóa dân gian lên kiệt tác văn học như Nguyễn Du thì việc giới thiệu tiếng Việt hay các ngôn ngữ tộc người khác ra nước ngoài không phải chờ cho đến khi chúng ta vào WTO, hay đợi đến thời kỳ hội nhập mà người nước ngoài khắc tự tìm đến để mua đọc thưởng thức và chuyển ngữ. Nhưng chúng ta cũng biết, Đại thi hào Nguyễn Du đã tích hợp vào tác phẩm Truyện Kiều cơ man nào là điển tích, điển cố văn chương kim cổ. Vậy thì để làm một kiệt tác như vậy, phải dành ra nhiều chục năm tích lũy, đắp bồi, tôn tạo, cất giữ… Nói tóm lại là văn học thì tiến rất chậm, trong khi đó thì kinh tế liên tục biến đổi, đi nhanh gấp rất nhiều lần văn hóa nói chung trong đó có bộ phận tinh hoa của văn hóa là văn học. Nhưng nếu không có nền tảng văn hóa thì kinh tế chẳng là gì so với thời gian cả. Việc chọn để giới thiệu tác phẩm với công chúng là cần thiết. Chúng ta cần những bảng kiểm kê tài sản văn học để làm vốn, để tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu và phát triển, nhưng cũng cần những bản tuyển chọn tinh hoa để phục vụ đời sống văn hóa xã hội. Chỉ cần có sự chuyên tâm thực hiện, cùng với thời gian là yếu tố khách quan thẩm định tác phẩm văn học nghệ thuật công bằng nhất, sau khi khẳng định được rồi, chúng ta tiến hành xuất bản và đưa vào phục vụ công chúng.
4. Xung quanh vấn đề bảo tồn
Về bảo tồn văn hóa vật thể, Thứ nhất, chúng ta nhìn thấy bài học bảo tàng, nhà văn hóa, làng văn hóa các dân tộc. Có thể nói vắn tắt: Nếu nó tồn tại và đứng được thì phải có hơi người. Ta có nhà nhưng khóa cửa để đấy, năm thì mười họa mới lại thì nó sẽ bụi bặm, hư hỏng.
Thứ hai, tại sao ta không bảo tồn ngay tại các làng của chính họ, ngay trên mảnh đất văn hóa của họ? Ở đây vấn đề địa văn hóa là vấn đề sống còn của không chỉ văn học.
Chúng ta có dám làm thử một làng truyền thống bản địa thật chuẩn mực, thật đẹp, cử cán bộ về đó ăn lương, trông coi cái làng đó cho thật làng để cứ hằng năm đến lễ hội, ta được chứng kiến tận mắt nhà cửa, sinh hoạt thực sự của tộc người là như thế, để cảm nhận chính xác về văn hóa tộc người không? Hay là chúng ta chịu để cho tiền của rơi rụng ở bên ngoài, làm một cái nhà thật lớn, thậm chí cả một khu làng, rồi lại rước bà con đến ở thử mấy ngày trình diễn mấy hôm, vừa mệt nhọc vừa tốn kém, vừa phải bỏ nhà bỏ cửa …Ở đây chúng ta thích làm ngược. Chúng ta chỉ đến với họ được một ngày, còn bà con dân tộc ở nơi của họ 365 ngày. Và ta cứ khăng khăng làm một cái nhà giống cái nhà của họ để bảo họ ra ở đó 1 ngày, rồi ta để trống không cái nhà ấy cả năm trời! Và cứ lặp lại năm này qua năm khác như vậy. Và còn nuôi một bộ máy trông các nhà để không đó nữa!
Việc bảo tồn văn hóa vật thể đã khó, việc bảo tồn văn hóa phi vật thể trong đó có hoạt động sáng tạo và bảo tồn tác phẩm văn học còn khó hơn nhiều lần. Ở đây liên quan đến việc sử dụng chữ dân tộc trên các hoạt động văn hóa, văn nghệ; việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ thuộc các dân tộc thiểu số đòi hỏi phải khoa học; việc đi sâu nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của các chữ viết dân tộc hiện nay; việc thực hiện những phương hướng và chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, cải tiến và sử dụng các chữ dân tộc và những vấn đề cần giải quyết có liên quan đến chữ của các dân tộc; việc chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương trong thực hiện việc phổ biến và sử dụng các chữ dân tộc; việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dân tộc thiểu số; việc thành lập và kiện toàn các tổ chức chuyên trách công tác văn học và ngôn ngữ dân tộc ở các tỉnh, thành phố v.v.. đáp ứng yêu cầu bảo tồn văn hóa ngay trong thực tiễn đời sống.
Cách mà chúng ta đang thực hiện để bảo tồn văn hóa vật thể và bảo tồn văn hóa phi vật thể trên thực tế hiện nay ở nước ta có nhiều việc chưa căn cơ, chưa khoa học và chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Mà muốn bền vững thì phải làm từ gốc.
Đối với đội ngũ tác giả sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số cũng vậy, anh phải có một tư thế, một tâm thế đàng hoàng, hiểu rõ về dân tộc mình về văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất là am hiểu tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và vận dụng ngôn ngữ tộc người một cách sáng tạo, đồng thời biết học hỏi, thẩm thấu được tinh hoa của dân tộc khác vào tác phẩm của mình. Hoạt động của một nhà văn là như vậy, bản thân anh cũng biến chuyển, chuyển hóa toàn bộ lực lượng tinh thần và bản chất con người anh vào tác phẩm. Việc sáng tạo này không thể diễn ra trong thời gian ngắn, bởi vì để hoàn thành một tác phẩm có giá trị thì nhà văn phải dành cho nó quỹ thời gian không ít.
(Bản tác giả gửi riêng VanVN.Net)
[1]Công bố của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02-3-1979.
[2]1. Dòng Nam Á
a. Ngôn ngữ Việt-Mường: 1. Kinh (Việt); 2. Mường; 3. Thổ; 4. Chứt;
b. Ngôn ngữ Môn-Khơme: 5. Khơ me; 6. Bana; 7. Xơ Đăng; 8. Cơ Ho; 9. Hrê; 10. Mnông; 11. Xtiêng; 12. Bru-VânKiều; 13. Cơ Tu; 14. Giẻ-Triêng; 15. Mạ; 16. Khơ Mú; 17. Co; 18. Tà Ôi; 19. Chơ Ro; 20. Kháng;
c. Ngôn ngữ Tày-Thái: 21. Xinh Mun; 22. Mảng; 23. Brâu; 24. Ơ Đu; 25. Rơ Măm; 26. Tày; 27. Thái; 28. Nùng; 29. Sán Chay (Cao Lan, Sán Chí); 30. Giáy; 31. Lào; 32. Lự; 33. Bố Y;
d. Ngôn ngữ Cơ- Lao: 34. La Chí; 35. La Ha; 36. Cơ Lao; 37. Pu Péo;
e. Ngôn ngữ H’mông – Dao: 38. H’mông (Mèo); 39. Dao; 40. Pà thẻn;
2. Dòng Nam - Đảo (Malayô-Pôlinêxia)
41. Gia Rai; 42. Ê Đê; 43. Chăm (Chàm); 44. Ra Glai; 45. Chu Ru;
3. Dòng Hán Tạng
a. Ngôn ngữ Tạng – Miến: 46. Hà Nhì; 47. La hủ; 48. Phù Lá; 49. Lô Lô; 50. Cống; 51. SiLa;
b. Ngôn ngữ Hán: 52. Hoa; 53. Sán Dìu; 54. Ngái.
[3] Hợp tuyển văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1962.
[4] Thơ Việt Nam 1945-1955, Nxb Văn hóa Hà Nội, 1957.
[5] Cụ thể: Dân tộc Tày có 187 hội viên, dân tộc Nùng có 35 hội viên; Kinh 385 hội viên; Thái 66 hội viên; Mường 43 hội viên; Hoa 45 hội viên; Khmer 48 hội viên; Chăm 30 hội viên; Dao 24 hội viên; Mông 13 hội viên; ÊĐê 9 hội viên; H'Rê 8 hội viên; Ba Na 7 hội viên; Sán Dìu 6 hội viên; Giáy 4 hội viên; Cao Lan 7 hội viên; J'Rai 3 hội viên; Kà Dong 3 hội viên; Xơ Đăng 4 hội viên; Hà Nhì 2 hội viên; K'Ho 2 hội viên; M'Nông 2 hội viên; RagLay 2 hội viên; Chơ Ro 2 hội viên; Kor 2 hội viên; Sán Chay 1 hội viên; Lô Lô 1 hội viên; Cờ Tu 1 hội viên; Pa Cô 1 hội viên; Bố Y 1 hội viên; La Chí 1 hội viên; Pa Dí 1 hội viên; Xá Phó 1 hội viên; Khơ Mú 1 hội viên; Bru Vân kiều 1 hội viên; Rơ Ngao 1 hội viên; S'Tiêng 1 hội viên; Pù Nả 1 hội viên; Sila 1 hội viên; Thổ 1 hội viên; Châu Ro 1 hội viên; Jơ rai 1 hội viên.
[6] Văn học 355, Văn nghệ dân gian 241, Mỹ thuật 89, Nhiếp ảnh 72, Âm nhạc 95, Sân khấu 10, Múa 48, Điện ảnh 18, Lý luận phê bình văn học 4, Biểu diễn 9, chuyên ngành khác 11.
[7] 04 Hội VHNT các DTTS gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Thuận, Thái Nguyên, Hội Văn nghệ dân gian và văn nghệ các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên.
[8] 28 chi hội gồm: Cao bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Phú thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Đắc lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Đắc Nông, Nghệ An, Thanh Hóa, Bạc Liêu và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
[9] Còn 15 tỉnh chưa có hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam là: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau.
[10] + Bài thơ “Quê ta anh biết chăng”, của Nhà thơ vương Triều Ân (dân tộc Tày), chùm thơ “Hoa trong Mường”, “tình còn tình chiêng”, “Theo những dấu chân”, “Một đoạn đường ta qua” của Nhà thơ Vương Anh (dân tộc Mường) đồng Giải nhì Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1960,
+ Chùm thơ cuả Nhà thơ Y Phương “Tên làng”, “Phòng tuyến Khau Liêu”, “Người chiến sĩ áo chàm”, “chiếc ba lô” Giải A Cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ quân đội 1983-1984,
+ Giải thưởng ASEAN: Nhà văn Cao Duy Sơn, tác phẩm văn xuôi “Ngôi nhà xưa bên suối” và Nhà thơ Inrasara, tác phẩm thơ “Lễ tẩy trần tháng tư”. V.v..
(Nguồn: Báo cáo của Ban Công tác hội viên-Thi đua khen thưởng các năm 2007-2013 và 5 tháng đầu năm 2014).
[11] Điển hình cho khuynh hướng này là công trình Sử thi việt Nam Con cháu Mon Mân, do Nhà văn, Tiến sĩ ngôn ngữ Phần Lan Bùi Việt Hoa biên soạn. Quỹ Juminkeko (Phần Lan), Hội nhữngngười bạn Kalêvala việt Nam và Nhà xuất bản Văn học hợp tác xuất bản. Bộ Ngoại giao Phần lan, trên cơ sở những hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước Việt nam và Phần Lan, đã cấp kinh phí cho tác phẩm được hoàn thành và xuất bản. Ở tác phẩm này, tác giả đã sử dụng vốn văn hóa, văn học dân gian của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhằm Việt hóa lại thành một bộ Sử thi (gồm 47 ca khúc, 556 trang, khổ 20×28cm) - một cách tiếp cận mới - theo cách mà tác giả Elias Lonnrot (1802-1884) đã sử dụng khi ông sáng tạo nên sử thi Phần Lan Kalêvala, nhằm giới thiệu kho tàng văn học dân gian tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
[12] Có thể dẫn chứng: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
[13] Viện Văn học: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, Văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa, Hà Nội 1962; Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số việt nam (1945-1980), Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1981; Viện Văn học: Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, 4 tập, Nxb Đà Nẵng 2002; Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2007.
I. Vài nét về văn học dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số. Mặc dù một số chưa có chữ viết, các dân tộc ấy đều có truyền thống âm nhạc lâu đời và kho tàng văn học truyền miệng. Những kết quả lao động nghệ thuật hàng nghìn năm trước còn chắt chiu được qua bao nhiêu biến cố và thời gian, cũng như những tinh hoa mới nảy nở đều cần được bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo tên gọi thông thường, nước ta có trên sáu mươi dân tộc. Theo tiêu chí (của giới chuyên môn) để xác định thành phần tộc người ở nước ta là: 1) Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ. 2) Có các đặc điểm chung về sinh hoạt - văn hóa. 3) Có ý thức tự giác tộc người. Lấy các tiêu chí đó để làm căn cứ, chúng ta đã lập được bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam[1], theo đó, số lượng các tộc người trong toàn quốc nếu không tính các ngoại kiều, là 54. Theo dòng chảy ngôn ngữ - dân tộc học, các dân tộc ở nước ta được sắp xếp thành các dòng: Nam Á với 05 loại hình ngôn ngữ, Nam - Đảo (Malayô-Pôlinêxia) với 01 loại hình ngôn ngữ, và Hán Tạng với 02 loại hình ngôn ngữ[2].
Các dân tộc thiểu số của Việt Nam phần lớn sống ở những vùng rừng núi có vị trí quan trọng về quốc phòng và giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hai phần ba đất đai toàn quốc. Nhưng, vốn từ lâu, xã hội các vùng ấy phát triển không đều nhau nên mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng. Về địa lý, ta có thể tạm chia các vùng dân tộc thiểu số thành bốn vùng: 1. Đông Bắc là địa bàn sinh tồn của người Tày, Nùng, 2. Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ là địa bàn sinh tồn chủ yếu của người Mường, Thái và người H’mông, 3. Tây Nguyên là địa bàn sinh tồn của người Êđê, Bana, Xơ đăng, Cơ ho, Mnông, và, 4. Tây Nam bộ là địa bàn sinh tồn của người Chăm, Hoa.
Do đặc điểm tình hình xã hội và địa lý đặc thù như vậy đã tạo nên truyền thống văn hóa riêng biệt của các dân tộc mà dấu ấn để lại rất rõ trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học dân gian và văn học thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám. Mặt khác, vì sống tiếp giáp với các nước láng giềng hoặc nguồn gốc là những dân tộc từ các nước đó di cư sang, tùy theo khu vực cư trú, các dân tộc thiểu số nước ta đều ít nhiều chịu ảnh hưởng văn hóa của các nước láng giềng đó. Cho nên, các tích hợp văn hóa theo thời gian thẩm thấu đã đi vào đời sống văn hóa, trong đó có bộ phận tinh hoa nhất là văn học. Các dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc; một số dân tộc Tây Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa Lào; đồng bào Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của văn hóa Chiêm Thành cổ xưa; dân tộc Khơ me Nam bộ mang nhiều ảnh hưởng văn hóa Cam-pu-chia và phần nào của Ấn Độ. Điều này biểu hiện rõ rệt trong lối kiến trúc nhà cửa, tập quán sinh hoạt hoặc tiếng nói, chữ viết. Ví dụ, chữ Thái, chữ Lào đều cùng một hệ, chỉ khác nhau ít nhiều về cách phát âm; các dân tộc Tày, Nùng, Dao đều dùng chữ Hán hoặc mượn chữ Hán để đặt ra chữ Nôm dân tộc và dùng rộng rãi trong văn học.
Hệ quả của hình thái sống xen kẽ giữa các dân tộc trong từng khu vực là làm cho văn hóa các dân tộc chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Ảnh hưởng qua lại về văn hóa nổi rõ trong văn học dân gian và cả trong văn học thành văn. Có thể dễ nhận biết điều đó vì khi nghiên cứu, chúng ta thấy có nhiều nội dung có hơi hướng giống nhau trong truyện cổ, tục ngữ, ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các dân tộc thiểu số Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của văn hóa người Kinh ở các mức độ khác nhau. Hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số đều nói được tiếng Kinh và sử dụng thông thạo ngôn ngữ tiếng Việt.
Về văn học nghệ thuật, chính sách đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra những triển vọng rất lớn. Đảng ta đặc biệt quan tâm nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc và rất mực tôn trọng những di sản văn hóa nghệ thuật cũng như rất tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, đồng thời đã có đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn giúp cho các dân tộc phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình để xây dựng nền văn hóa mới.
Nghị định số 206-NĐ/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 1961 về việc chính thức phê chuẩn các phương án chữ Tày - Nùng, chữ Mèo, chữ Thái cải tiến, đồng thời quy định phạm vi, mức độ sử dụng ba thứ chữ đó bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực của các chữ viết dân tộc và đã góp phần làm cho nhân dân các dân tộc thêm tin tưởng vào chính sách dân tộc của Trung ương Đảng và Chính phủ.
Nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa phong trào học và dùng chữ dân tộc, tạo thêm điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến mau hơn nữa trong việc xây dựng cuộc sống mới, Hội đồng Chính phủ, trong phiên họp thường vụ ngày 21 tháng 5 năm 1969, đã quyết định những phương hướng, chủ trương và biện pháp đối với công tác xây dựng và sử dụng các chữ dân tộc nói chung, và đối với ba thứ chữ dân tộc Tày - Nùng, Mèo, Thái đã được ban hành. Theo đó, ngày 20 tháng 8 năm 1969, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 153-QĐ/HĐCP về việc xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu số.
Từ khi có Quyết định số 153-QĐ/HĐCP ngày 20 tháng 8 năm 1969, của Hội đồng Chính phủ, tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều đã học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà nước đã có chính sách phù hợp giúp đỡ nhân dân các dân tộc thiểu số học, nắm và sử dụng nhanh chóng, thành thục tiếng, chữ phổ thông. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân tộc mau chóng xoá nạn mù chữ và tiếp thu thuận lợi những kiến thức văn hoá, khoa học và kỹ thuật đồng thời thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hoá, văn nghệ của dân tộc mình. Do đó, công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa đã được tiến hành với một quy mô rộng lớn ở khắp miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Với các dân tộc đã có chữ viết riêng thì xúc tiến việc hoàn chỉnh theo những quy tắc tiên tiến; với các dân tộc chưa có chữ viết thì tiến hành nghiên cứu để xây dựng chữ viết cho các dân tộc đó. Các sở, ty văn hóa miền núi đã dùng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng dân tộc để in thơ ca, in các tác phẩm văn học, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Bên cạnh việc tích cực đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ thuộc các dân tộc thiểu số, để thúc đẩy, hướng dẫn phong trào sáng tác và sinh hoạt văn nghệ, Chi hội Văn nghệ Việt Bắc chính thức thành lập là một bước tiến vượt bậc có tính chất tiên phong trong quá trình phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tiếp theo là các tổ chức văn nghệ, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc v.v.. được thành lập và củng cố.
Trong thời kỳ 1945-1980, các dân tộc thiểu số Việt Nam đã đóng góp cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà một đội ngũ sáng tác văn học với những tác phẩm mang dấu ấn của kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên những con người bị đè nén áp bức đã vươn thẳng lên làm chủ cuộc đời mình. Với 45 tác giả thơ, 19 tác giả văn xuôi, 5 tác giả kịch bản sân khấu, 1 tác giả kịch bản điện ảnh và 3 tác giả phê bình tiểu luận[3]. Trong giai đoạn này, văn học các khu vực dân tộc thiểu số có những nét chung, đó là phản ánh trung thực đời sống lao động và đấu tranh của các dân tộc[4]. Tâm hồn, tình cảm phong phú của đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện rất đậm đà trong thơ văn. Đồng thời, bộc lộ tính nhân đạo, tình xóm làng, tình đoàn kết và tinh thần lạc quan trước cuộc sống. Đặc biệt, tình yêu nam nữ, lòng thủy chung được thể hiện rất đẹp trong nhiều áng thơ trữ tình đằm thắm; chứa đựng nhiều giá trị mang bản sắc dân tộc độc đáo và truyền thống văn học vô cùng phong phú. Về nghệ thuật, văn học dân tộc thiểu số có đặc điểm chung là hồn nhiên, giàu hình ảnh, ngôn ngữ cụ thể, kết cấu giản dị. Tuy nhiên, văn học các dân tộc thiểu số còn có nhược điểm chung là phát triển mạnh về văn vần, văn xuôi mới phôi thai ở một vài dân tộc, phần lớn chưa vượt qua ranh giới giữa văn học thành văn và văn học dân gian.
Đáp ứng nhu cầu phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong tình hình mới, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định cho phép Hội những người hoạt động văn hóa các dân tộc thiểu số việt Nam (nay là Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam) được thành lập và hoạt động từ ngày 18/01/1991. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Hai mươi lăm năm qua, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam từng bước phát triển về tác giả và tác phẩm. Quý III năm nay (2014) sẽ diễn ra Đại hội IV Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, thời điểm này, hội viên của Hội đã đạt tới con số 952 người, trong đó có 567 hội viên người dân tộc thiểu số, 201 hội viên nữ. 42/54 dân tộc có hội viên, sinh sống trên 48 tỉnh thành trong cả nước[5], bao gồm trên 10 chuyên ngành[6] sinh hoạt tại 32 tổ chức cơ sở trực thuộc với 4 hội[7] và 28 chi hội[8] . Hiện nay, trong nước chỉ còn 15/64 tỉnh chưa có hội viên Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam[9]. Hàng loạt tác phẩm ở các thể loại đã được công chúng đón nhận. Nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong nước và trên thế giới[10].
II. Khuynh hướng văn học nghệ thuật các dân tộc thời kỳ hội nhập quốc tế
1. Đổi mới là xu hướng cơ bản và là quy luật trong quá trình sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Suốt gần một thế kỷ qua mà giao lưu và ảnh hưởng văn hóa là một trong những khuynh hướng và tác nhân quan trọng, là cú hích cho sáng tạo văn học Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, khác với tất cả các giai đoạn lịch sử trước kia, quy mô và cường độ của sự giao lưu ảnh hưởng mở rộng và mạnh mẽ hơn nhiều. Quy mô giao lưu ảnh hưởng không chỉ giữa các dân tộc thiểu số trong phạm vi một vùng, mà còn giữa người Việt với các dân tộc thiểu số, cộng hưởng với giao lưu quốc tế. Cường độ giao lưu diễn ra nhanh chóng, sôi động, thậm chí cả sức ép, khiến sự ảnh hưởng và tiếp nhận văn hóa nhiều khi mang tính áp đặt, không đủ thời gian để thẩm thấu và chọn lọc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phát triển của giao thông và thông tin đã rút ngắn khoảng cách và sự biệt lập giữa các vùng và các dân tộc. Đặc biệt, do sự phân bố lại dân cư và dân tộc trên toàn bộ lãnh thổ vào những thập kỷ gần đây, cái gọi là “lãnh thổ tộc người” truyền thống bị phá vỡ, việc sinh sống cộng cư giữa các dân tộc trở nên phổ biến, trong đó người Việt di dân về sinh sống tại vùng núi và cao nguyên đã làm thay đổi khá cơ bản bản đồ phân bố dân cư các dân tộc kéo theo sự tiếp biến các giá trị văn học bên cạnh các giá trị truyền thống.
Ảnh hưởng của sự giao lưu kinh tế và văn hóa, bên cạnh những tác động tích cực còn có cả tác động tiêu cực. Một mặt, đã thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa truyền thống các dân tộc. Nhiều nhân tố và các giá trị văn hóa mới đã thâm nhập và phát huy tác dụng trong đời sống, như ngôn ngữ và chữ viết, giáo dục và đào tạo, về ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt văn hóa và vui chơi, giải trí… Đặc biệt là mạng xã hội đã làm thay đổi khá nhanh diện mạo văn học các dân tộc thiểu số do tính tiện ích của nó. Mặt khác, do phạm vi và cường độ của giao lưu mạnh mẽ đã tạo nên sự choáng ngợp, nhiễu loạn giữa cái hiện đại và cái cổ truyền, đặc biệt là khi chủ nhân của nền văn hóa bản địa không đủ điều kiện để chọn lọc, tiếp thu và kế thừa các giá trị tinh hoa văn hóa ngoại nhập. Hậu quả là cái cũ, cái bản địa bị lấn át, áp đảo, chối bỏ, trong khi đó thì quá trình tiếp nhận cái mới vào cơ cấu xã hội cổ truyền có tính chất bản địa theo các bước: đan xen, lựa chọn, tái tạo, liên kết hóa bị đảo lộn, rút ngắn, bỏ qua.
2. Khuynh hướng hòa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Tuy còn có một số tác giả chịu ảnh hưởng văn hóa tộc người đậm nét và có ý thức tự giác tộc người rõ rệt trong sáng tác và đã để lại dấu ấn văn hóa sâu sắc trong tác phẩm văn học, góp phần tạo dựng giá trị mới cho dân tộc mình, nhưng khuynh hướng hòa nhập trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số hiện nay là khá phổ biến, nhất là những tác giả trẻ. Khuynh hướng này thể hiện ở khá nhiều cấp độ sáng tạo, từ đơn lẻ đến quy mô. Một mặt, là do việc học tập ở các trường học cấp học hầu như trên toàn quốc đều sử dụng tiếng Việt với chương trình học thống nhất. Phần văn học địa phương, văn hóa tộc người chưa được chú trọng và đưa vào giảng dạy theo hệ thống… Do vậy, hình thành xu hướng Việt hóa, thậm chí quốc tế hóa[11]. Nhiều tác giả người dân tộc thiểu số không thể nói, viết, giao tiếp và sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ được nữa.
3. Xu hướng xa gốc trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc: Nhiều truyền thống, giá trị, di sản văn hóa quý báu bị mất đi nhanh chóng, thậm chí có những tác giả quay lưng lại, chối từ vốn văn hóa dân tộc sẵn có của dân tộc mình để chạy theo một trào lưu, một khuynh hướng phổ biến mới xuất hiện trong xã hội. Hoặc trong quá trình sáng tạo, do chưa nhận thức đầy đủ các giá trị truyền thống, hoặc do tác động quá mạnh của vấn đề đô thị hóa đã có tác giả người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn, được đào tạo bồi dưỡng và có điều kiện sáng tác tốt, nhưng tác phẩm lại xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số và qua thời gian sàng lọc đã không còn thấy lưu lại dấu ấn gì về những tác phẩm đó.
4. Khuynh hướng bảo tồn tinh hoa văn học các dân tộc trong sáng tạo văn học: Kinh tế biến đổi rất nhanh, nhưng văn hóa thì thẩm thấu một cách từ tốn. Sáng tạo văn học với những thao tác nghề nghiệp cá nhân bắt buộc phải trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi những người sáng tạo văn học phải giàu tâm huyết, có ý thức trách nhiệm, có ý thức bảo tồn văn hóa tộc người nhằm mục đích tạo ra các tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị tinh hoa văn hóa. Đây chính là nơi bảo tồn văn hóa tộc người tốt nhất, đồng thời, khả năng quảng bá rộng rãi các giá trị văn hóa tộc người qua tác phẩm văn học tới cộng đồng xã hội là rất cao[12].
Một vài nhận xét: Nhận dạng khuynh hướng trong sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trên đây để có thể thấy được và dự báo những tác động của văn học tới đời sống văn hóa của tộc người. Trên cơ sở đó chúng ta có cơ chế phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế tình trạng hụt hẫng, nghèo nàn và nhiễu loạn trong sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
III. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
1. Đầu tư cho văn học nghệ thuật các dân tộc:
Việc vun trồng vườn văn hiện nay của chúng ta có lẽ là cần phải cải thiện. Bởi vì, cái áo thì quá chật mà con của chúng ta thì đã lớn lên cả về vóc dáng chiều cao lẫn bề rộng của thân mình nó. Làm bố, làm mẹ thấy con lớn thì phải nói là ai chả mừng, thế nhưng dành ra một phần của để sắm cho chúng cái áo vừa vặn thì rón rén lắm, trong khi đó không phải là chúng ta không có khả năng.
Mà cái ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp … tức là để tồn tại được thì nó ngốn của người ta rất nhiều của. Nhưng ở đây là vun trồng, phải hiểu là ở đây vun trồng những tài năng thì phải dành dụm cho nó chứ sao. Nếu không chịu chuẩn bị chu đáo những tiền đề lý luận, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác thì không thể có được những vụ mùa thắng lợi của các thể loại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số được.
Đầu tư cho văn học nghệ thuật thì không thể ngày một ngày hai là có. Ví dụ, chúng ta mới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, cái hào khí ấy dội vào tâm thức của văn học như thế nào? Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa được mùa lớn phải vào quãng thời gian 1958-1972. Riêng trong ba năm 1960-1962 Việt Nam có hơn 20 cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn phát hành trên dưới một vạn bản (cần nhớ lại trong suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, chúng ta chỉ có 4, 5 cuốn tiểu thuyết mỏng mà thôi). Để có cái tình hình đáng phấn khởi như vậy thì phải vỡ hoang, bỏ nhiều thì giờ, công sức vào cày bừa, chăm bón, cải tạo giống, tưới nước, trừ sâu bọ… thì mới có được thóc ngô năm tấn, mười tấn… Sản xuất ra rồi thì phải có cơ chế để sách đến được với người đọc. Đói cơm, rách áo, thiếu ngủ …thì con người phải cố gắng xoay sở để giải quyết cho bằng được cái nhu cầu ấy. Nhưng “đói” văn học nghệ thuật thì người ta không cảm thấy ngay được. Nó không phải là cái đập ngay vào mắt, cắt ngay vào da con người ta, cho nên thiếu văn học thì vẫn không đến mức “cháy nhà chết người” ngay. Vì thế mà Nhà nước phải có động thái hỗ trợ bằng nhiều kênh như truyền hình nhiều ngôn ngữ, nhiều thể loại, đài, sách báo, triển lãm, cổ động…cố định và lưu động. Cha ông ta đã từng đúc kết “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Hoạt động văn học, nhất là văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số dứt khoát phải được tổ chức cho thật tốt nếuchusng ta muốn phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Nghĩa là, phải có được những điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng cũng phải có sự nỗ lực chủ quan có ý thức.
2. Tuyển văn học dân tộc rất khó khăn nhưng không phải là không làm được, nhất là các dân tộc ít người. Bởi vì hiếm lắm mới có được một tác giả cho văn học dân tộc thiểu số và tác phẩm họ sáng tạo mới cũng chưa phải là nhiều. Các tuyển của chúng ta trước đây làm rất tốt. Có thể đưa ra một vài dẫn chúng cụ thể, Viện Văn học có Hợp tuyển thơ văn Việt Nam gồm 06 tập, Nxb Văn hóa xuất bản năm 1962, tập 6 là dành tuyển riêng cho Văn học dân tộc thiểu số. Hoặc của nhóm các nhà nghiên cứu Hà Văn Thư, Phúc Tước, Quốc Thang chọn lọc và sắp xếp Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 1945-1980, Nxb Văn hóa xuất bản năm 1981. Việc tuyển tập văn học dân tộc thiểu số Việt Nam trước đây đã có nhiều nỗ lực, đã tập hợp được tác phẩm và nhiều tên tuổi để làm vốn. Tuy nhiên, chúng ta thu hái những bông hoa hiếm hoi của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam rực rỡ sắc màu và so với văn học đa số cũng không kém phần lộng lẫy ấy, vẫn còn sót. Cái thiếu ở đây là chúng ta thu có khi bằng cách mới chỉ bứt cánh của nó, hoặc ngắt bông, rồi để một cách cơ học vào cái giỏ và đem về chỉ để đấy, không trưng ra được cho đông đảo công chúng thưởng ngoạn. Điều muốn nói ở đây là chúng ta mới tuyển ít, hầu hết chỉ tuyển bằng tiếng Việt mà chưa xuất bản được các tác phẩm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số bằng ngôn ngữ tộc người (hoặc phiên âm bằng tiếng la-tin, như vậy là cái phần tinh túy nhất lại chưa được giới thiệu[13]. Đồng thời số lượng ấn bản lại quá ít, trong khi đó, dân số của ta đã gần 90 triệu người.
Cái việc tuyển này nó cũng giống như người Mường làm cái nhà sàn. Anh không đi ăn trộm được kiểu kiến trúc, kiểu vật liệu mà phải nhờ vào di sản cha ông để lại. Sau đó là căn cơ. Nếu ông cha nghèo quá, hoặc làm sẵn cho rồi mà ta trót phá mất thì phải xây dựng từ đầu. Lại trồng gỗ, nuôi gianh. Loại tốt nhất là đinh, lim, sến, táu, nhưng là loại lâu năm, trồng xuống phải trông coi, nếu không thì trâu bò nó phá. Ngoảnh đi ngoảnh lại độ bằng cái Kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ vừa rồi thôi, là chúng ta sắp có cái nhà rồi. Nếu làm bằng gỗ xoan thì tuy nó nhẹ, xốp nhưng nếu ngâm ngám cho kỹ, xử lý mối mọt cẩn thận thì cũng có cái nhà chường gỗ, cao ráo, chốn ăn ngăn ở ra dáng người Mường rồi. Vừa làm, vừa chi chút cho nó đẹp bền. Nghĩa là sáng tạo cả trong quá trình tuyển. Thấy cái gì hợp lý thì để, chưa hợp lý thì phải bù đắp bằng nhiều cách. Và văn hóa vốn nó là sự đắp bồi không ngừng nghỉ, bởi vậy chúng ta không được làm cốt cho xong việc đi, mà phải hướng đến làm cho nó vừa hay, vừa bền. Làm được đến đâu thì làm, cố hết sức, còn bao nhiêu thì bàn giao cho những lớp kế cận tiếp tục làm.
Sau này, không thấy những hợp tuyển có quy mô lớn, tập hợp đầy đủ như trước đây đã làm. Một địa chỉ tin cậy như Viện Văn học thuộc viện Hàn lâm khoa học và xã hội Việt Nam thì nên làm hợp tuyển, bởi vì đội ngũ nghiên cứu ở đây vừa có tính chuyên môn nghề nghiệp cao, vừa giàu tâm huyết. Nếu làm được, đó sẽ là những hợp tuyển phục vụ rất tốt cho cộng đồng xã hội, những người yêu văn học và những người làm công tác nghiên cứu, sáng tạo văn học nghệ thuật. Nếu làm, cũng nên khắc phục cái chưa hoàn thiện ở các tuyển trước mà các nhà nghiên cứu, tuyển chọn trước đây đã chỉ ra. Giải pháp khắc phục thiếu sót là dựa vào Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung ương và các hội VHNT địa phương, các nhà nghiên cứu, các tác giả…Hiện nay có nhiều hội chuyên ngành, các nhà nghiên cứu, chuyên gia và những người sáng tác văn học nghệ thuật có thể giúp ta làm công việc đó một cách thuận lợi. Thêm nữa, có công nghệ kỹ thuật phát triển, máy tính có thể hỗ trợ rất tốt. Vấn đề là có uốn làm hay không, ai chủ trì và cách thức kết nối như thế nào.
3. Giới thiệu văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số đến công chúng cũng gặp phải một số rào cản. Ngoài cái rào cản ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tộc người ra, thì, thứ nhất, ai cũng muốn nó hay, nó đẹp thì mới giới thiệu, mà cái hay cái đẹp lại nằm chính trong ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tộc người. Vậy là vô hình trung chúng ta rơi vào cái bẫy nội tại mà cứu cánh của nó có khi lại phải đi con đường quen thuộc là dân ca, dân vũ để giới thiệu văn hóa, còn con đường văn học thì quá nhiều chông gai mà ít ai dành tâm sức và kiên nhẫn để khai phá.
Giống như mình đem hàng đi chợ bán, phải bán thứ hàng hóa mà người ta cần, đồng thời, dứt khoát phải ngon, đẹp, hấp dẫn, hợp thời thì mới thu hút người mua, nếu không thì dù người bán hàng có khéo mời chào đến mấy mà ta bán cho khách loại hàng kém chất lượng thì họ cũng không mua, nếu có mắc lừa thì chỉ một lần thôi, lần sau họ sẽ rút lui.
Nói như thế không có nghĩa là ta sợ, ta không ra thị trường với những sản phẩm còn thô tháp xù xì của ta. Phải tham gia thì mới biết nhu cầu người mua chứ. Tham gia rồi rút kinh nghiệm để tiếp tục sáng tạo.
Thứ hai, chúng ta có nhiều đặc sản để giới thiệu với công chúng yêu văn học. Chúng ta có 54 dân tộc. Nếu tộc người nào cũng có người biết nâng giá trị văn hóa dân gian lên kiệt tác văn học như Nguyễn Du thì việc giới thiệu tiếng Việt hay các ngôn ngữ tộc người khác ra nước ngoài không phải chờ cho đến khi chúng ta vào WTO, hay đợi đến thời kỳ hội nhập mà người nước ngoài khắc tự tìm đến để mua đọc thưởng thức và chuyển ngữ. Nhưng chúng ta cũng biết, Đại thi hào Nguyễn Du đã tích hợp vào tác phẩm Truyện Kiều cơ man nào là điển tích, điển cố văn chương kim cổ. Vậy thì để làm một kiệt tác như vậy, phải dành ra nhiều chục năm tích lũy, đắp bồi, tôn tạo, cất giữ… Nói tóm lại là văn học thì tiến rất chậm, trong khi đó thì kinh tế liên tục biến đổi, đi nhanh gấp rất nhiều lần văn hóa nói chung trong đó có bộ phận tinh hoa của văn hóa là văn học. Nhưng nếu không có nền tảng văn hóa thì kinh tế chẳng là gì so với thời gian cả. Việc chọn để giới thiệu tác phẩm với công chúng là cần thiết. Chúng ta cần những bảng kiểm kê tài sản văn học để làm vốn, để tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu và phát triển, nhưng cũng cần những bản tuyển chọn tinh hoa để phục vụ đời sống văn hóa xã hội. Chỉ cần có sự chuyên tâm thực hiện, cùng với thời gian là yếu tố khách quan thẩm định tác phẩm văn học nghệ thuật công bằng nhất, sau khi khẳng định được rồi, chúng ta tiến hành xuất bản và đưa vào phục vụ công chúng.
4. Xung quanh vấn đề bảo tồn
Về bảo tồn văn hóa vật thể, Thứ nhất, chúng ta nhìn thấy bài học bảo tàng, nhà văn hóa, làng văn hóa các dân tộc. Có thể nói vắn tắt: Nếu nó tồn tại và đứng được thì phải có hơi người. Ta có nhà nhưng khóa cửa để đấy, năm thì mười họa mới lại thì nó sẽ bụi bặm, hư hỏng.
Thứ hai, tại sao ta không bảo tồn ngay tại các làng của chính họ, ngay trên mảnh đất văn hóa của họ? Ở đây vấn đề địa văn hóa là vấn đề sống còn của không chỉ văn học.
Chúng ta có dám làm thử một làng truyền thống bản địa thật chuẩn mực, thật đẹp, cử cán bộ về đó ăn lương, trông coi cái làng đó cho thật làng để cứ hằng năm đến lễ hội, ta được chứng kiến tận mắt nhà cửa, sinh hoạt thực sự của tộc người là như thế, để cảm nhận chính xác về văn hóa tộc người không? Hay là chúng ta chịu để cho tiền của rơi rụng ở bên ngoài, làm một cái nhà thật lớn, thậm chí cả một khu làng, rồi lại rước bà con đến ở thử mấy ngày trình diễn mấy hôm, vừa mệt nhọc vừa tốn kém, vừa phải bỏ nhà bỏ cửa …Ở đây chúng ta thích làm ngược. Chúng ta chỉ đến với họ được một ngày, còn bà con dân tộc ở nơi của họ 365 ngày. Và ta cứ khăng khăng làm một cái nhà giống cái nhà của họ để bảo họ ra ở đó 1 ngày, rồi ta để trống không cái nhà ấy cả năm trời! Và cứ lặp lại năm này qua năm khác như vậy. Và còn nuôi một bộ máy trông các nhà để không đó nữa!
Việc bảo tồn văn hóa vật thể đã khó, việc bảo tồn văn hóa phi vật thể trong đó có hoạt động sáng tạo và bảo tồn tác phẩm văn học còn khó hơn nhiều lần. Ở đây liên quan đến việc sử dụng chữ dân tộc trên các hoạt động văn hóa, văn nghệ; việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ thuộc các dân tộc thiểu số đòi hỏi phải khoa học; việc đi sâu nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của các chữ viết dân tộc hiện nay; việc thực hiện những phương hướng và chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng, cải tiến và sử dụng các chữ dân tộc và những vấn đề cần giải quyết có liên quan đến chữ của các dân tộc; việc chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương trong thực hiện việc phổ biến và sử dụng các chữ dân tộc; việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dân tộc thiểu số; việc thành lập và kiện toàn các tổ chức chuyên trách công tác văn học và ngôn ngữ dân tộc ở các tỉnh, thành phố v.v.. đáp ứng yêu cầu bảo tồn văn hóa ngay trong thực tiễn đời sống.
Cách mà chúng ta đang thực hiện để bảo tồn văn hóa vật thể và bảo tồn văn hóa phi vật thể trên thực tế hiện nay ở nước ta có nhiều việc chưa căn cơ, chưa khoa học và chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Mà muốn bền vững thì phải làm từ gốc.
Đối với đội ngũ tác giả sáng tạo văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số cũng vậy, anh phải có một tư thế, một tâm thế đàng hoàng, hiểu rõ về dân tộc mình về văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất là am hiểu tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và vận dụng ngôn ngữ tộc người một cách sáng tạo, đồng thời biết học hỏi, thẩm thấu được tinh hoa của dân tộc khác vào tác phẩm của mình. Hoạt động của một nhà văn là như vậy, bản thân anh cũng biến chuyển, chuyển hóa toàn bộ lực lượng tinh thần và bản chất con người anh vào tác phẩm. Việc sáng tạo này không thể diễn ra trong thời gian ngắn, bởi vì để hoàn thành một tác phẩm có giá trị thì nhà văn phải dành cho nó quỹ thời gian không ít.
(Bản tác giả gửi riêng VanVN.Net)
[1]Công bố của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02-3-1979.
[2]1. Dòng Nam Á
a. Ngôn ngữ Việt-Mường: 1. Kinh (Việt); 2. Mường; 3. Thổ; 4. Chứt;
b. Ngôn ngữ Môn-Khơme: 5. Khơ me; 6. Bana; 7. Xơ Đăng; 8. Cơ Ho; 9. Hrê; 10. Mnông; 11. Xtiêng; 12. Bru-VânKiều; 13. Cơ Tu; 14. Giẻ-Triêng; 15. Mạ; 16. Khơ Mú; 17. Co; 18. Tà Ôi; 19. Chơ Ro; 20. Kháng;
c. Ngôn ngữ Tày-Thái: 21. Xinh Mun; 22. Mảng; 23. Brâu; 24. Ơ Đu; 25. Rơ Măm; 26. Tày; 27. Thái; 28. Nùng; 29. Sán Chay (Cao Lan, Sán Chí); 30. Giáy; 31. Lào; 32. Lự; 33. Bố Y;
d. Ngôn ngữ Cơ- Lao: 34. La Chí; 35. La Ha; 36. Cơ Lao; 37. Pu Péo;
e. Ngôn ngữ H’mông – Dao: 38. H’mông (Mèo); 39. Dao; 40. Pà thẻn;
2. Dòng Nam - Đảo (Malayô-Pôlinêxia)
41. Gia Rai; 42. Ê Đê; 43. Chăm (Chàm); 44. Ra Glai; 45. Chu Ru;
3. Dòng Hán Tạng
a. Ngôn ngữ Tạng – Miến: 46. Hà Nhì; 47. La hủ; 48. Phù Lá; 49. Lô Lô; 50. Cống; 51. SiLa;
b. Ngôn ngữ Hán: 52. Hoa; 53. Sán Dìu; 54. Ngái.
[3] Hợp tuyển văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1962.
[4] Thơ Việt Nam 1945-1955, Nxb Văn hóa Hà Nội, 1957.
[5] Cụ thể: Dân tộc Tày có 187 hội viên, dân tộc Nùng có 35 hội viên; Kinh 385 hội viên; Thái 66 hội viên; Mường 43 hội viên; Hoa 45 hội viên; Khmer 48 hội viên; Chăm 30 hội viên; Dao 24 hội viên; Mông 13 hội viên; ÊĐê 9 hội viên; H'Rê 8 hội viên; Ba Na 7 hội viên; Sán Dìu 6 hội viên; Giáy 4 hội viên; Cao Lan 7 hội viên; J'Rai 3 hội viên; Kà Dong 3 hội viên; Xơ Đăng 4 hội viên; Hà Nhì 2 hội viên; K'Ho 2 hội viên; M'Nông 2 hội viên; RagLay 2 hội viên; Chơ Ro 2 hội viên; Kor 2 hội viên; Sán Chay 1 hội viên; Lô Lô 1 hội viên; Cờ Tu 1 hội viên; Pa Cô 1 hội viên; Bố Y 1 hội viên; La Chí 1 hội viên; Pa Dí 1 hội viên; Xá Phó 1 hội viên; Khơ Mú 1 hội viên; Bru Vân kiều 1 hội viên; Rơ Ngao 1 hội viên; S'Tiêng 1 hội viên; Pù Nả 1 hội viên; Sila 1 hội viên; Thổ 1 hội viên; Châu Ro 1 hội viên; Jơ rai 1 hội viên.
[6] Văn học 355, Văn nghệ dân gian 241, Mỹ thuật 89, Nhiếp ảnh 72, Âm nhạc 95, Sân khấu 10, Múa 48, Điện ảnh 18, Lý luận phê bình văn học 4, Biểu diễn 9, chuyên ngành khác 11.
[7] 04 Hội VHNT các DTTS gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Thuận, Thái Nguyên, Hội Văn nghệ dân gian và văn nghệ các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên.
[8] 28 chi hội gồm: Cao bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Phú thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Đắc lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Đắc Nông, Nghệ An, Thanh Hóa, Bạc Liêu và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
[9] Còn 15 tỉnh chưa có hội viên Hội VHNT các DTTS Việt Nam là: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau.
[10] + Bài thơ “Quê ta anh biết chăng”, của Nhà thơ vương Triều Ân (dân tộc Tày), chùm thơ “Hoa trong Mường”, “tình còn tình chiêng”, “Theo những dấu chân”, “Một đoạn đường ta qua” của Nhà thơ Vương Anh (dân tộc Mường) đồng Giải nhì Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1960,
+ Chùm thơ cuả Nhà thơ Y Phương “Tên làng”, “Phòng tuyến Khau Liêu”, “Người chiến sĩ áo chàm”, “chiếc ba lô” Giải A Cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ quân đội 1983-1984,
+ Giải thưởng ASEAN: Nhà văn Cao Duy Sơn, tác phẩm văn xuôi “Ngôi nhà xưa bên suối” và Nhà thơ Inrasara, tác phẩm thơ “Lễ tẩy trần tháng tư”. V.v..
(Nguồn: Báo cáo của Ban Công tác hội viên-Thi đua khen thưởng các năm 2007-2013 và 5 tháng đầu năm 2014).
[11] Điển hình cho khuynh hướng này là công trình Sử thi việt Nam Con cháu Mon Mân, do Nhà văn, Tiến sĩ ngôn ngữ Phần Lan Bùi Việt Hoa biên soạn. Quỹ Juminkeko (Phần Lan), Hội nhữngngười bạn Kalêvala việt Nam và Nhà xuất bản Văn học hợp tác xuất bản. Bộ Ngoại giao Phần lan, trên cơ sở những hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước Việt nam và Phần Lan, đã cấp kinh phí cho tác phẩm được hoàn thành và xuất bản. Ở tác phẩm này, tác giả đã sử dụng vốn văn hóa, văn học dân gian của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhằm Việt hóa lại thành một bộ Sử thi (gồm 47 ca khúc, 556 trang, khổ 20×28cm) - một cách tiếp cận mới - theo cách mà tác giả Elias Lonnrot (1802-1884) đã sử dụng khi ông sáng tạo nên sử thi Phần Lan Kalêvala, nhằm giới thiệu kho tàng văn học dân gian tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
[12] Có thể dẫn chứng: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
[13] Viện Văn học: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, Văn học dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa, Hà Nội 1962; Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số việt nam (1945-1980), Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1981; Viện Văn học: Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, 4 tập, Nxb Đà Nẵng 2002; Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2007.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn