Tháng 9 năm 2013, nhà văn Đà Linh ra đi mãi mãi, nhớ về một người đam mê và có công trong sự nghiệp xuất bản, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, cũng là những người bạn, người anh em, người cộng sự thân thiết của nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng đã viết về anh. Tất cả được tập hợp trong cuốn sách “Đà Linh – Trí thức dấn thân” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam). Trong tập sách này, cũng có nhiều truyện ngắn đặc sắc, một số tiểu luận của nhà văn Đà Linh.
Trong sách, có nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu về sự nghiệp xuất bản, những kỷ niệm nồng ấm về nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhớ lại: “Hiếm thấy một người hết mình với bạn bè như Đà Linh. Anh còn hết mình hơn nữa trong công việc. Gặp nhau ở đâu anh cũng say đắm nói đến công việc. Trong những ngày trọng bệnh, bạn bè đến thăm, anh say sưa nói về những dự định sáng tác, xuất bản, chỉ đến khi mệt lả mới dừng lại lấy sức”. Nhà văn lão thành Ma Văn Kháng: “Nghề văn là một nghề khó khăn, đặc biệt, lạ lùng, đôi chút tình cờ. Chỉ với một ngọn bút mà gói mở hư vô”. Một định nghĩa về nghề văn quá ư đặc sắc của Đà Linh. Nó cho ta thấy chỉ những người đã dấn thân thật sự và ngày đêm đau đáu nghĩ suy mới có thể nói sâu sắc đầy đủ chính xác về nghề đến như thế”. Còn GS Phan Huy Đường (Pháp) thì cảm khái: “Ngày nào nước ta có rất nhiều Đà Linh được tự do phát triển tài năng của mình, ngày đó dân ta mới khá được trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, văn chương, nghệ thuật”.
Những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có mặt trong “Đà Linh – Trí thức dấn thân”:
Ngô Thị Kim Cúc, Cao Việt Dũng, Phùng Tấn Đông, Đỗ Quang Hạnh, Hồ Thế Hà, Nguyễn Kim Huy, Nguyễn Thụy Kha, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Phong Lan, Đặng Nguyên Sa, Trần Trung Sáng, Hồ Anh Thái, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Kỳ Trung, Trần Thị Trường, Trần Tuấn, Nguyễn Đức Tùng, Trần Trọng Vũ, Trần Phương Kỳ, Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn, Đỗ Quyên, Nguyễn Trọng Tạo, Đặng Thân; Đỗ Hoàng Diệu, Trần Nghi Hoàng (Hoa Kỳ); Trần Thu Dung, Phan Huy Đường, Lê Hữu Khóa (Pháp). Sách do nhà thơ, nhà báo Lê Anh Hoài chủ biên.
Dưới đây là bài mở đầu cuốn sách "Đà Linh - Trí thức dấn thân" của Lê Anh Hoài:
Sách về một người làm sách
(Thay lời giới thiệu)
Để viết những dòng này, những dòng về nhà văn Đà Linh, về người làm công việc xuất bản ký tên Nguyễn Đức Hùng phía sau những quyển sách, và cũng là “thay lời giới thiệu” cuốn sách về anh, tôi đã rất nhiều lần ngồi trước màn hình máy tính trắng, ngẫm ngợi rất lâu để rồi màn hình trắng vẫn hoàn trắng.
Tôi thân quý với Đà Linh, đã đành. Bởi khi thân quý và hiểu biết quá nhiều về nhau, thì rất khó viết, cái người ta gọi là “bài”. Thêm một điều nữa, Đà Linh là một người giản dị nhưng đặc biệt. Và nay, khi anh đã nằm xuống, điều mà tôi phải đắn đo khi viết về anh là làm sao nói lên được sự đặc biệt của anh bằng cách giản dị. Anh như vẫn ở trước mắt tôi, với cái vẻ nhẹ nhàng hiền hòa nhưng chắc chắn, quyết liệt. Anh rất ít nói về mình, trừ những công việc thật cụ thể. Giờ đây, khi tôi viết những dòng này, anh nheo mắt nhìn tôi với nụ cười mỉm bình thản quen thuộc. Mọi điều giờ đây dường như không còn quá quan trọng với Đà Linh. Nhưng mọi điều còn đó dang dở. Tôi biết, khát vọng của Đà Linh vẫn không cạn.
Điều khó nữa cho tôi, Đà Linh là người được nhiều người yêu mến. Và nhiều người đã viết về anh. Có những bạn bè viết thơ tưởng niệm anh. Hôm nay, ký ức nhiều màu sắc về anh đang nằm chính trong cuốn sách này. Họ đã thay lời cho nhiều người khác. Đó là lý do tôi khó cất lời.
Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, người thân của Đà Linh để làm cuốn sách này, tôi lần lần nhận lấy những mảnh ký ức về một con người. Đây là trải nghiệm khó quên.
Tôi cũng tập trung đọc có hệ thống gần như tất cả những sáng tác, tiểu luận, công trình dịch thuật của anh, và nhận ra thêm những nét lấp lánh, vốn ẩn sâu trong con người Đà Linh. Những năng lượng sáng tạo, những phút thăng hoa cùng cái đẹp và hạnh ngộ hướng thiện. Lòng yêu văn chương và khát khao sự thật của anh có từ thời trai trẻ là nền tảng cho sự nghiệp xuất bản để lại những dấu ấn không thể quên sau này.
Nói đến Đà Linh - Nguyễn Đức Hùng là nói đến bản lĩnh của một người làm xuất bản. Những cuốn sách “nhạy cảm” nhất, những cuốn sách “gai góc” nhất, những bản thảo tác giả và đối tác xuất bản biết là “khó” nhất, họ hầu như đều tìm đến Đà Linh để gửi gắm. Anh làm xuất bản không phải như thực hiện một chức nghiệp, mà như để thỏa đam mê. Điều này thì nhiều người đã nhắc. Nhưng tinh thần của anh khi làm những việc đó là gì?
Tôi biết, đó là lòng yêu nước. Đây không phải là một mỹ từ. Tôi lại càng không muốn mọi người hiểu từ này theo những tác động xơ cứng khiến từ trở thành trơn truội. Dĩ nhiên, Đà Linh tuyệt nhiên không bao giờ tuyên bố điều gì như thế. Thậm chí anh còn xa lạ với những cuộc luận bàn trà dư tửu hậu với những chủ đề thời thượng kiểu đó. Nhưng tôi cảm nhận được tình yêu của anh với quê hương từng bị vùi dập bởi nhiều cuộc chiến. Anh thương dải đất trải dài bên bờ biển Đông, từng bị chia cắt – không chỉ đất đai mà còn cả lòng người - anh là người trải nghiệm nỗi đau đó ngay trong chính số phận bản thân và gia đình lớn của mình. Anh có niềm tin và ngay cả khi niềm tin đó bị thực tế xúc phạm phũ phàng, nó vẫn không hề suy suyển. So sánh bao giờ cũng khập khiễng, nhưng anh làm tôi liên tưởng đến cụ Trần Dần. Và chính vì sự tương đồng tư tưởng ấy, nên khi tiếp cận với những di cảo của cụ, anh đã cố vượt qua rất rất nhiều thử thách, để xuất bản cho được, như người trả một món nợ tinh thần?
Không chỉ vậy, không chỉ những tác phẩm văn chương và triết học như mọi người đã biết, anh còn là người nâng đỡ cho những cuốn sách lịch sử hiện đại với góc nhìn mới mẻ, những cuốn sách phản biện xã hội có sức lay động.
Nhân nói về phản biện xã hội, tôi cũng muốn chia sẻ một ý, từng ngẫm ngợi trước màn hình trắng trước khi viết về anh. Toàn bộ công việc Đà Linh đã làm, cũng có thể gọi là một quá trình phản biện xã hội. Chỉ có điều anh không ồn ào khoa trương. Anh không đăng đàn diễn thuyết. Thực tế, tôi chưa bao giờ thấy anh hoa mỹ về công việc của mình. Anh chỉ dùng một từ “làm”. “Đang làm cuốn này”, “Vừa làm xong cuốn kia”… Anh là người “làm sách”. Anh làm trong lặng lẽ, với thái độ của một trí thức cầu thị văn hóa, đứng về sự tiến bộ.
Đây là cuốn sách được thực hiện từ tấm lòng và sự đóng góp của những người bạn, người anh em đồng nghiệp của Đà Linh Nguyễn Đức Hùng. Cuốn sách ra vào đúng dịp gia đình và người thân tưởng niệm giỗ đầu Đà Linh. Chúng tôi muốn như thế, dù chị Lê Thị Hường, vợ anh năm lần bảy lượt đề nghị rằng gia đình tuyệt đối không can thiệp nội dung, nhưng xin được đóng góp… Chúng tôi cảm ơn tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ để cuốn sách này được ra đời và đến tay bạn đọc. Đặc biệt, Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam đã trợ giúp việc trình bày sách và bìa, các khâu kỹ thuật xuất bản, cũng như phần lớn việc phát hành.
Lại nói về cái tên của cuốn sách này: “Đà Linh – trí thức dấn thân”. Tôi chọn cái tên này, sau nhiều ngẫm nghĩ và nhiều thảo luận với bạn bè đồng nghiệp. Đa phần cho là ổn. Nhưng cũng có người băn khoăn, như thế có “đao to búa lớn”? Và rằng, trí thức dấn thân ở xứ này không nhiều, nhưng cũng không ít? Nhưng, tôi cho là, cái gì xứng đáng thì hãy gọi đúng tên của nó.
Hà Nội, chớm thu, tháng 9/2014
Lê Anh Hoài
Tháng 9 năm 2013, nhà văn Đà Linh ra đi mãi mãi, nhớ về một người đam mê và có công trong sự nghiệp xuất bản, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, cũng là những người bạn, người anh em, người cộng sự thân thiết của nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng đã viết về anh. Tất cả được tập hợp trong cuốn sách “Đà Linh – Trí thức dấn thân” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam). Trong tập sách này, cũng có nhiều truyện ngắn đặc sắc, một số tiểu luận của nhà văn Đà Linh.
Trong sách, có nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu về sự nghiệp xuất bản, những kỷ niệm nồng ấm về nhà văn Đà Linh – Nguyễn Đức Hùng. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhớ lại: “Hiếm thấy một người hết mình với bạn bè như Đà Linh. Anh còn hết mình hơn nữa trong công việc. Gặp nhau ở đâu anh cũng say đắm nói đến công việc. Trong những ngày trọng bệnh, bạn bè đến thăm, anh say sưa nói về những dự định sáng tác, xuất bản, chỉ đến khi mệt lả mới dừng lại lấy sức”. Nhà văn lão thành Ma Văn Kháng: “Nghề văn là một nghề khó khăn, đặc biệt, lạ lùng, đôi chút tình cờ. Chỉ với một ngọn bút mà gói mở hư vô”. Một định nghĩa về nghề văn quá ư đặc sắc của Đà Linh. Nó cho ta thấy chỉ những người đã dấn thân thật sự và ngày đêm đau đáu nghĩ suy mới có thể nói sâu sắc đầy đủ chính xác về nghề đến như thế”. Còn GS Phan Huy Đường (Pháp) thì cảm khái: “Ngày nào nước ta có rất nhiều Đà Linh được tự do phát triển tài năng của mình, ngày đó dân ta mới khá được trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, văn chương, nghệ thuật”.
Những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có mặt trong “Đà Linh – Trí thức dấn thân”:
Ngô Thị Kim Cúc, Cao Việt Dũng, Phùng Tấn Đông, Đỗ Quang Hạnh, Hồ Thế Hà, Nguyễn Kim Huy, Nguyễn Thụy Kha, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Phong Lan, Đặng Nguyên Sa, Trần Trung Sáng, Hồ Anh Thái, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Kỳ Trung, Trần Thị Trường, Trần Tuấn, Nguyễn Đức Tùng, Trần Trọng Vũ, Trần Phương Kỳ, Vi Thùy Linh, Mai Văn Phấn, Đỗ Quyên, Nguyễn Trọng Tạo, Đặng Thân; Đỗ Hoàng Diệu, Trần Nghi Hoàng (Hoa Kỳ); Trần Thu Dung, Phan Huy Đường, Lê Hữu Khóa (Pháp). Sách do nhà thơ, nhà báo Lê Anh Hoài chủ biên.
Dưới đây là bài mở đầu cuốn sách "Đà Linh - Trí thức dấn thân" của Lê Anh Hoài:
Sách về một người làm sách
(Thay lời giới thiệu)
Để viết những dòng này, những dòng về nhà văn Đà Linh, về người làm công việc xuất bản ký tên Nguyễn Đức Hùng phía sau những quyển sách, và cũng là “thay lời giới thiệu” cuốn sách về anh, tôi đã rất nhiều lần ngồi trước màn hình máy tính trắng, ngẫm ngợi rất lâu để rồi màn hình trắng vẫn hoàn trắng.
Tôi thân quý với Đà Linh, đã đành. Bởi khi thân quý và hiểu biết quá nhiều về nhau, thì rất khó viết, cái người ta gọi là “bài”. Thêm một điều nữa, Đà Linh là một người giản dị nhưng đặc biệt. Và nay, khi anh đã nằm xuống, điều mà tôi phải đắn đo khi viết về anh là làm sao nói lên được sự đặc biệt của anh bằng cách giản dị. Anh như vẫn ở trước mắt tôi, với cái vẻ nhẹ nhàng hiền hòa nhưng chắc chắn, quyết liệt. Anh rất ít nói về mình, trừ những công việc thật cụ thể. Giờ đây, khi tôi viết những dòng này, anh nheo mắt nhìn tôi với nụ cười mỉm bình thản quen thuộc. Mọi điều giờ đây dường như không còn quá quan trọng với Đà Linh. Nhưng mọi điều còn đó dang dở. Tôi biết, khát vọng của Đà Linh vẫn không cạn.
Điều khó nữa cho tôi, Đà Linh là người được nhiều người yêu mến. Và nhiều người đã viết về anh. Có những bạn bè viết thơ tưởng niệm anh. Hôm nay, ký ức nhiều màu sắc về anh đang nằm chính trong cuốn sách này. Họ đã thay lời cho nhiều người khác. Đó là lý do tôi khó cất lời.
Trong quá trình sưu tầm, biên soạn, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, người thân của Đà Linh để làm cuốn sách này, tôi lần lần nhận lấy những mảnh ký ức về một con người. Đây là trải nghiệm khó quên.
Tôi cũng tập trung đọc có hệ thống gần như tất cả những sáng tác, tiểu luận, công trình dịch thuật của anh, và nhận ra thêm những nét lấp lánh, vốn ẩn sâu trong con người Đà Linh. Những năng lượng sáng tạo, những phút thăng hoa cùng cái đẹp và hạnh ngộ hướng thiện. Lòng yêu văn chương và khát khao sự thật của anh có từ thời trai trẻ là nền tảng cho sự nghiệp xuất bản để lại những dấu ấn không thể quên sau này.
Nói đến Đà Linh - Nguyễn Đức Hùng là nói đến bản lĩnh của một người làm xuất bản. Những cuốn sách “nhạy cảm” nhất, những cuốn sách “gai góc” nhất, những bản thảo tác giả và đối tác xuất bản biết là “khó” nhất, họ hầu như đều tìm đến Đà Linh để gửi gắm. Anh làm xuất bản không phải như thực hiện một chức nghiệp, mà như để thỏa đam mê. Điều này thì nhiều người đã nhắc. Nhưng tinh thần của anh khi làm những việc đó là gì?
Tôi biết, đó là lòng yêu nước. Đây không phải là một mỹ từ. Tôi lại càng không muốn mọi người hiểu từ này theo những tác động xơ cứng khiến từ trở thành trơn truội. Dĩ nhiên, Đà Linh tuyệt nhiên không bao giờ tuyên bố điều gì như thế. Thậm chí anh còn xa lạ với những cuộc luận bàn trà dư tửu hậu với những chủ đề thời thượng kiểu đó. Nhưng tôi cảm nhận được tình yêu của anh với quê hương từng bị vùi dập bởi nhiều cuộc chiến. Anh thương dải đất trải dài bên bờ biển Đông, từng bị chia cắt – không chỉ đất đai mà còn cả lòng người - anh là người trải nghiệm nỗi đau đó ngay trong chính số phận bản thân và gia đình lớn của mình. Anh có niềm tin và ngay cả khi niềm tin đó bị thực tế xúc phạm phũ phàng, nó vẫn không hề suy suyển. So sánh bao giờ cũng khập khiễng, nhưng anh làm tôi liên tưởng đến cụ Trần Dần. Và chính vì sự tương đồng tư tưởng ấy, nên khi tiếp cận với những di cảo của cụ, anh đã cố vượt qua rất rất nhiều thử thách, để xuất bản cho được, như người trả một món nợ tinh thần?
Không chỉ vậy, không chỉ những tác phẩm văn chương và triết học như mọi người đã biết, anh còn là người nâng đỡ cho những cuốn sách lịch sử hiện đại với góc nhìn mới mẻ, những cuốn sách phản biện xã hội có sức lay động.
Nhân nói về phản biện xã hội, tôi cũng muốn chia sẻ một ý, từng ngẫm ngợi trước màn hình trắng trước khi viết về anh. Toàn bộ công việc Đà Linh đã làm, cũng có thể gọi là một quá trình phản biện xã hội. Chỉ có điều anh không ồn ào khoa trương. Anh không đăng đàn diễn thuyết. Thực tế, tôi chưa bao giờ thấy anh hoa mỹ về công việc của mình. Anh chỉ dùng một từ “làm”. “Đang làm cuốn này”, “Vừa làm xong cuốn kia”… Anh là người “làm sách”. Anh làm trong lặng lẽ, với thái độ của một trí thức cầu thị văn hóa, đứng về sự tiến bộ.
Đây là cuốn sách được thực hiện từ tấm lòng và sự đóng góp của những người bạn, người anh em đồng nghiệp của Đà Linh Nguyễn Đức Hùng. Cuốn sách ra vào đúng dịp gia đình và người thân tưởng niệm giỗ đầu Đà Linh. Chúng tôi muốn như thế, dù chị Lê Thị Hường, vợ anh năm lần bảy lượt đề nghị rằng gia đình tuyệt đối không can thiệp nội dung, nhưng xin được đóng góp… Chúng tôi cảm ơn tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ để cuốn sách này được ra đời và đến tay bạn đọc. Đặc biệt, Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam đã trợ giúp việc trình bày sách và bìa, các khâu kỹ thuật xuất bản, cũng như phần lớn việc phát hành.
Lại nói về cái tên của cuốn sách này: “Đà Linh – trí thức dấn thân”. Tôi chọn cái tên này, sau nhiều ngẫm nghĩ và nhiều thảo luận với bạn bè đồng nghiệp. Đa phần cho là ổn. Nhưng cũng có người băn khoăn, như thế có “đao to búa lớn”? Và rằng, trí thức dấn thân ở xứ này không nhiều, nhưng cũng không ít? Nhưng, tôi cho là, cái gì xứng đáng thì hãy gọi đúng tên của nó.
Hà Nội, chớm thu, tháng 9/2014
Lê Anh Hoài
VanVN.Net – Ngày 15/5/2014, tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội ...
VanVN.Net – Sáng 23/9/2014, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam (VLCC) và ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn