VanVN.Net - Bài ngắn, câu ngắn và lại thường ngắt ra làm “xốp” trang chữ cho cảm xúc tứ có không gian lan tỏa - ấy đã là phong cách ổn định của Nguyễn Hoa. Từ sự ổn định này, trở lại với những bài viết từ những năm 80, mới thấy một tình yêu thơ nhẫn nại và quả quyết, như ông viết về nhà vô địch nhảy cao: “phải vượt/ từng xăng ti mét/ lên giới hạn của nhà vô địch.” Tập thơ còn cho thấy “một ra đa” Nguyễn Hoa luôn cần mẫn và thường trực với mọi chuyển động của số phận đất nước. Đây là thơ ông viết về biển đảo năm 1980: “Và lửa cháy/ Lửa bom xăng, bom na pan/ Lửa/ Cháy cả bóng chúng tôi/ Bóng đảo!”, là năm mà người lính “đã đổi bằng máu tươi/ Lấy trang thư của vợ”. Chúng ta còn ngậm ngùi cùng Nguyễn Trãi sau bình Ngô như một lo âu còn chưa rõ rệt phía chân trời. Xin hãy đọc và cùng ngẫm ngợi…
Dưới mặt trời
A
Bắt đầu từ nỗi nhớ
Nỗi nhớ không sợ thời gian…
Buổi sớm ấy cách đây vừa tròn mười năm
Tôi chia tay đứa con gái vừa sinh
Và vợ
Cùng cánh buồm
Ra đảo đá…
Và bứt khỏi cái tổ của tôi
Cái tổ ấm nồng hơi người - ngọn lửa
Cái tổ nhỏ nhoi đủ chứa cuộc đời tôi, vợ tôi
và đứa con gái nhỏ
Cái tổ nếu tôi không có -
Thì tôi như không có trên đời!
Một ngày
Mười ngày
Một trăm ngày
Một nghìn ngày nghe sóng đổ
Sóng đổ vào chân đảo đá
Như là sóng đổ vào cái tổ ấm có mồ hôi tôi
Trong giấc ngủ đêm nào cũng có…
Nếu chết là điều đáng sợ
Thì cô đơn còn đáng sợ hơn!
Sợi dây nối đầu tiên
Giữa đất liền với đảo
Đấy là những cánh chim hải âu
Đến đậu
Trên đá
Như thả neo vào lòng tôi!
Nhìn những cánh chim ngang trời
Mỗi người phải biết tự mình bay lên bằng đôi cánh…
Và những trang thư mỏng mảnh
Tôi cầm lên tay
Và tôi khóc
Bởi tôi biết những cánh buồm rách
Những dòng máu tươi
Đã hòa biển mặn…
Vì bom đạn muốn cắt đi mọi tín hiệu của con người
Để chúng tôi chết bằng sự cô đơn trên đảo đá
Bằng sự ngày mai cũng như hôm nay
không là gì cả
Trên đầu trời xanh và dưới biển xanh…
Chiến tranh
Chiến tranh!…
Ngọn gió đen lồng trên đất nước tôi
Một trăm tấn bom trên đảo đá
Một ngày
Một ngàn tấn bom trên đảo đá
Mười ngày…
Cứ thế nhân lên để thấy
Chúng tôi đã đến ở đây
Từ ngọn cỏ lá cây
Ròng ròng nhựa chảy
Đêm trăng như thấy
Những giọt nước mắt vàng đang chảy
Và đá cháy
Lửa bom xăng, bom na-pan
Lửa!
Cháy cả bóng chúng tôi
Bóng đảo!
Đấy bi đông nước của tôi
Cái bi đông bẹp méo lăn khắp trên đảo đá
Nước ngọt ở đây phải tính bằng giọt
Chúng tôi đã đổi bằng máu tươi
Lấy trang thư của vợ
Và ở đây
Không có cái gì của anh, của tôi, của ai nữa.
Của tất cả mọi người
Không tựa vào cái bóng của nhau
Để thắng giặc trời, giặc biển…
Chợt dải mây bay đến
Kịp nhận ra mình vào tuổi bốn mươi
Đứa con gái viết thư ra nói
Sang năm vào học lớp mười
Và dòng tái bút:
Tóc con đã dài gần gấu áo
Bố đừng gửi vỏ sò, vỏ ốc
Mà bạn trai cười…
Đêm nay
Trăng
Tôi sóng bước cùng người
Hương cỏ cây
Hương cỏ cây…
Tôi kêu lên như gặp lại
Cái độ mình trạc tuổi hai mươi
Của một sớm mai cùng cánh buồm ra khơi
Đến đảo đá thành người đảo đá!
B.
Và bắt đầu từ nỗi nhớ
Nỗi nhớ không sợ thời gian…
Những đồng đội của tôi - Không thể nào quên
Tuổi muời tám, đôi mươi nằm xuống
Sang năm, sang năm
Con gái tôi vừa tròn mười tám…
Những bông hoa của đảo nở rộ tươi
Còn bao đồng đội tôi không thêm tuổi nữa rồi?…
Và sớm nay
Biển sáng, hải âu bay
Tôi nói gì
Về nỗi cách xa?…
Nỗi cách xa chỉ biển xanh hiểu nổi
Nỗi cách xa chỉ đảo đá này hiểu nổi
Nỗi cách xa…
Chúng tôi không đếm những gian lao đi qua
Cái chết và cái sống
Để đảo đá này
Có một
CHỖ ĐỨNG DƯỚI MẶT TRỜI.
Hòn Mê - Vân Hồ, thu 1980
Đất nâu
Với đất nâu tôi có lỗi nhiều
Với cây lúa tôi có lỗi nhiều.
Tôi biết mặc áo nâu từ khi biết khóc
Nước mắt ngấm vào vai áo mẹ tôi
ngấm vào đất.
Tôi ăn hạt gạo của đất chiu chắt
ngọt thơm có nắng mưa dài...
Tôi nhìn bàn tay mẹ tôi
Có mặt trời lửa xuống đậu
có trời sao khuya khoắt xuống đậu
Bàn tay mẹ nuôi lớn cuộc đời tôi.
*
Trang sách dạy tôi niềm khao khát của đất
đất không thể xác xơ
từ triệu năm hoang sơ
Hạt lúa người gieo thành hạt gạo
qua nghìn trận giáo gươm, dông bão
áo mẹ bạc màu
đất nâu sẫm lại!
*
Mẹ vẫn nhuộm cho tôi áo nâu
tôi biết cầm mai xắn hòn đất vuông
biết dòng mồ hôi chảy xuống cánh đồng
cầm liềm như mảnh trăng gày mùa gặt
đập lúa giữa nắng vàng mật ong...
Hạt gạo tôi ăn biết lăn mình qua lửa
tôi cùng bè bạn ra đi
mang màu áo xanh cây lúa
màu hy vọng của mẹ
của đất nâu
*
Giành lại màu xanh cho đất
chúng tôi thề với nhau
Đất sẽ là đất nâu
để hạt lúa mọc lên thành hạt gạo
để em
khi hát lời ca về tình yêu đôi lứa
Sẽ hát về cây lúa
Sẽ hát về đất nâu...
Những người đi về phía mặt trời
Tặng đoàn 3 Tây Nguyên
Những người đi về phía mặt trời
như dòng sông chảy
qua những năm bảy mươi.
Mặt trời lặn xuống đây
thức suốt đêm trong ngọn lửa
chúng tôi ngồi cùng đất
xoè ngắm hai bàn tay
chưa ai nói hết với ai
cái phập phồng trong đêm không ngủ
chúng tôi ngồi tâm sự với đất đai...
Xòe hai bàn tay
chúng tôi nói đến mùa màng từng sốt ruột
rằng đất đai sẽ xanh lúa, xanh khoai
rằng đất đai sẽ mọc làng, mọc phố...
Đất đai ơi!
Chúng tôi lưng trần mà cuốc đất
tay không mà đánh vật
với hoang sơ ngàn triệu năm rồi
biết mồ hôi đổ xuống đất đai
như dòng sông đang chảy...
Mặt trời ơi!
hãy thức với chúng tôi
cùng chúng tôi gặt bội thu mùa lúa
tình yêu tuổi đôi mươi
xin nói với đất đai
những đêm Tây Nguyên mấy ai muốn ngủ.
Về đây đông đủ
những khuôn mặt đôi mươi
những khuôn mặt sáng ngời qua cuộc chiến tranh dài
cùng câu thơ ấm nồng hương đất
đã nói hộ chúng tôi cái phập phồng nói được
rằng chúng tôi là người hạnh phúc.
Những người đi về phía mặt trời
đi như trong truyền thuyết[1]
đi như không bao giờ hết
qua những năm bảy mươi.
Krông Pách, mùa khô 1977
Máy bay đang bay
Kỷ niệm ngành Hàng Không Việt Nam
Tiếng cô phát thanh viên:
Máy bay rời đường băng, đang nâng độ cao
Thưa quý khách...
Sân bay Tân Sơn Nhất
Ba mươi chín độ
Cuối mùa khô...
Trên ghế ngồi có chiếc quạt giấy to
Thay máy điều hoà chưa làm việc.
Tôi biết khát khao tuổi nhỏ tôi bay lên
Sự hẫng hụt
Tôi chưa quen
Có thể thế
Tôi có nhiều cảm xúc?...
Qua ô cửa tròn - mây trắng muốt dưới tôi
Dưới tôi là bầu trời - mặt đất
Còn trên cao tôi lại cũng bầu trời
Máy bay đang bay
Đúng độ cao
Máy điều hoà làm việc
Và cũng đến lúc mọi người được tự do
Thắp sáng nụ cười....
Máy bay đang bay
Sự bền vững bây giờ: độ cao, tốc độ
Trong không gian bốn chiều...
Nhưng tôi lại nhớ
Các đài An Lộc, Pờ-Lây-Cu, Đà Nẵng- Gia Lâm...
Đang giữ cho máy bay đúng hướng
Và cả những đồng đội nằm lại Trường Sơn
Đang giữ cho máy bay đúng hướng...
Máy bay đang bay
Gói bánh kẹo ăn phụ có ai cất đi để làm quà
Tôi thấy: túi xoài thơm...
Không đây là kỷ niệm - chứng kiến
Người ấy về sẽ kể chuyện được ngồi trên mây lượn
Với cháu con giống thuở xưa tôi
Hay ngước mắt lên bầu trời
Ngước mắt ước mơ bay bổng...
Bay bổng tháng năm cầm súng
Bay bổng niềm tin
Bay bổng ngày trở về
Bay bổng ngày tôi sẽ bay lên...
Đây là tiềm năng tự nguyện
Được nhân lên...
Để vượt qua sự huỷ diệt bằng bom
Để thắng trận
Để thắng sự cô đơn
Một mình trong chiến hào xa mẹ...
Máy bay đang bay
Tôi nhớ trong đêm
Tôi đi lại ga hàng không im lắng
Đã về hết nhân viên
Lặng thức hệ thống đèn đêm
Của đường băng hút mắt
Cứ 33 phút một lần, đèn mở trong mười giây lại tắt
Tôi vẫn biết
Máy bay đang bay
Ở độ cao trên bão
Ở độ cao đảm bảo...
Và đường bay ngắn nhất
Tân Sơn Nhất - Nội Bài
1300 ki lô mét dài
Những người lái còn tính thêm độ gió dạt...
Tôi say mê đường bay
Bởi tôi biết
Đường thơ còn dài
Không một ai
Không thở phào nhẹ nhõm....
Khi cánh cửa máy bay vừa mở
Ôi! Bầu trời thoáng đãng
Ôi! Mặt đất gụi gần
Mặt đất
Như bước ra từ ước mơ...
Tôi đi bằng chân
Không tốc độ, không độ cao đảm bảo
Sẽ đi trong gió bão
Trong nắng mưa
Trong số phận...
Và cái phút cô phát thanh viên giọng trong và ấm
Thông báo về máy bay đang nâng độ cao
Có phải cô đọc lời chào
Cho một ngôi sao mới mọc
Vào bầu trời xanh biếc ước ao!
Tân Sân Nhất - Nội Bài 4 -1984
Thơ gửi những người cha nước Mỹ
Phần A - THƠ GỬI NHỮNG NGƯỜI CHA VẪN CÒN NHỮNG ĐỨA CON
Các anh ơi
Thế là nó không về
Bắt đầu từ cái năm 1965 tử tuyệt
Bao đứa con của nước Mỹ không về...
Rất muộn mằn nhưng có thể vẫn còn chưa muộn
Những người cha vẫn còn những đứa con
Đứa con trong vòng tay tình yêu, đứa con có thật
Nó mặc bao nhiêu bộ quần áo chật
Đôi vai rộng vầng trán cao giống cha
Bước chân nó nhảy múa trên quả đất
Ngân xa...
Thế là nó không về
Bao đứa con của nước Mỹ không về!
Nó chơi trò chơi đốt lửa những ngôi nhà
Những bộ quần áo trong tủ
Những con vịt, con gà
Chiếc cần câu cá
Nó đốt luôn cả tranh thánh đang thờ.
Thế là
nó không về
bao đứa con của nước Mỹ không về!
Đáng lẽ nó được ngủ ngon trong những ngôi nhà Việt Nam
sau khi đã liên hoan phá cỗ cùng trăng
đáng lẽ nó được tắm trên các dòng sông mát rượi
của vùng rừng nhiệt đới
đáng lẽ...
Thế là
nó không về
bao đứa con của nước Mỹ không về
hoặc là nó về
trong những quan tài nhựa...
Như thế là
nó làm ta mất đi
cái gậy ta chống
khi về già!
Ôi! Cái khoảng trống
không lấp đầy
ta mất nó...
Anh và những người làm cha nay mai
không muốn cho nó đi
(Như bao đứa con của nước Mỹ không về)
Bởi có nó
nguồn ánh sáng, nguồn sinh sôi
niềm vui có cánh...
Bởi nó có thật trên đời hơn tất cả chúa trời, thần thánh
Bởi nó là máu ta, nó thay ta tồn tại trên đời
Có nó ta không chết đi như một sự tuyệt nòi
Tôi gửi những dòng này
Vì lẽ đó!
Phần B: THƠ CỦA NHỮNG NGƯỜI CHA MỸ CÓ NHỮNG ĐỨA CON TRỞ VỀ TỪ VIỆT NAM
Các anh ơi
Thế là chúng nó về...
Từ cái năm sau Việt Nam
Bao đứa con của nước Mỹ đã về...
Chúng nó về thật kia
nào Jôn, nào Jắc...
mẹ ôm chúng nó nước mắt như mưa
ướt vai áo lính
Những người cha cố kìm không để nước mắt rơi!
Trời xanh xanh OA-SINH-TƠN, NIU-YOÓC...
chúng nó đã về!
Chúng tôi - những người cha
Biết là chúng nó, vừa chơi trò chơi đốt lửa những ngôi nhà
những cánh đồng lúa nước
vầng trăng bồng bềnh
tuổi thơ mơ ước...
ở Việt Nam.
Giờ thì chúng nó hôn tôi
đâu vị se tê đầu lưỡi
Cô-ca-cô-la
khói ngậy thuốc xì gà
hoàng hôn tím sân trường Ha Vớt!
Chúng nó về thật kia
Nào Jôn, nào Jắc...
Chúng nó lạ cây đàn ghi ta thuở bé
bàn bi-a từng chơi...
Ôi! Niềm mong chờ
mỏi mắt những năm trời đằng đẵng..
chúng nó đấy
những Jôn, những Jắc...
trước cỗ máy ngỡ ngàng
bàn tay ngỡ ngàng vườn cây trĩa quả
bàn chân ngỡ ngàng cánh đồng lúa mì
bên sông MÍT-XI-XI-PI
trước thần TỰ DO nước Mỹ...
Các anh ơi
Làm sao lại có thể không tin
Chúng nó về kia - về thật kia
Những Jôn, những Jắc...
quen chơi trò đốt lửa
chúng nó ghiền chiến tranh
như ghiền bạch phiến
Biết nói với các anh thế nào nữa
từ cái năm sau Việt Nam.
Chúng tôi yêu Jắc, yêu Jôn...
như các nhà thơ yêu Trái đất như quả cam
yêu con người đẹp!
Bây giờ còn kịp
những người cha, người mẹ của nước Mỹ chúng tôi
phải chặn ngay những bàn tay
đang cầm lửa để chơi
ngôi nhà Trái đất!
Cùng các anh với cả loài người còn kịp
Tất cả chúng ta còn kịp
chặn ngay những bàn tay đang cầm lửa để chơi
ngôi-nhà-Trái-đất!
Vân Hồ - cuối thu 1980
Mùa xuân về
Cuối mùa đông. Một đêm gần về sáng. Gió bấc vật vã và lịm dần. Trời đất bỗng rùng mình. Mưa... mưa vừa đủ mát đất và gió ấm nổi lên mạnh dần rạo rực. Mặt trời lên. Mặt trời toả sáng. Cỏ cây xanh như lần đầu mới thấy và cỏ cây lên tiếng nói. Tiếng nói ngân nga bên tai các chiến sĩ đang trèo lên trên đỉnh núi như gần, như xa, như mơ như thực...
A
Ước chúng ta được cùng các anh
lên trên đỉnh núi
tắm trong ánh sáng bình minh non tơ
ánh sáng vuốt ve
như bàn tay mẹ
trên vai các anh nhè nhẹ...
Mây xám vừa bay xa - Mùa đông vừa đi qua
và mưa
những giọt li ti trong suốt
sữa của trời đất
thấm và gien chúng ta...
chúng ta cất cao tiếng hát
kính chào: các anh
những chiến sĩ đang trèo lên trên đỉnh núi...
Biên giới
những năm tám mươi
những năm cuối của thế kỷ hai mươi
bạn bèo dâu của chúng ta đã bay lên vũ trụ
để một sớm mai các tinh cầu sẽ đón người đến ở
như chúng ta ở Trái đất này!
B.
Chúng ta là cỏ cây
sống ở đây...
Kỳ lạ là chúng ta vẫn sống
là sự sống - chúng ta sống các bạn ơi!
Các anh đang trèo lên trên đỉnh núi cao vời
giọt giọt mồ hôi rơi
thấm vào gien chúng ta
vị mặn con người...
Sự sống của chúng ta thành lá chắn
lá xanh, cây xanh, rừng xanh
trập trùng vây quanh các anh
bền bỉ
như các anh
Chiến sĩ!
C.
Các anh trèo không nghỉ
Phăng-xi-phăng 3.413 mét cao
chúng ta kính chào
những bàn chân lội bùn rừng U Minh rừng đước
nơi chót vời Tổ quốc
lên rừng Việt Bắc ngược xuôi
Các anh của sự sống không ngừng, không nguôi
Những nghìn cây số đất(1)
Những nghìn cây số trời
Những bước chân của các anh cao dài
của bước chân anh Gióng...
các anh là sự sống
cùng chúng ta!
Kìa các anh đã đứng trên đỉnh núi kia
Cái màu xanh lá giữa ánh sáng chan hoà
Cái màu xanh của Hoà Bình vời vợi
Lá cờ tốt tươi của sự sống chúng ta
đang bay lên, bay lên vẫy gọi
Mùa xuân về...
Tiếng nói cứ vang dần lên cỏ cây nơi này tiếp
cỏ cây nơi khác rạo rực khắp trên mặt đất.
Mùa xuân về... Mùa xuân về...
Bạn của đất đai
Lời đất đai:
Tôi là cánh rừng hoang mọc cây cỏ dại
bạn bè của chim và của mặt trời
lời là gió chưa biết mình có tuổi
hát không ngừng để tìm bạn của tôi.
I. Câu hỏi:
Người đến đây là ai?
màu áo lá mùa xuân đang mọc
mắt sáng như mắt hoẵng, mắt nai
người đến đây là ai?
tiếng hiền như chim hót
người lẫn cùng lá cây…
người đến đây là ai?
cùng ngọn lửa đêm nay xua cái rét
người có thật là người bạn đất
hãy hát râm ran gọi sáng mặt trời…
II. Đất đai một tuổi:
Đấy là mùa xuân thứ nhất của tôi
đất đai một tuổi
đất đai hết một thời hoang dại
hát thơ ngây với cỏ lác gió trời
nai vàng đạp lá rơi
mảnh liềm trăng bỏ không trên cánh đồng không gặt…
mùa xuân này là mùa xuân thứ nhất
đất đai mở lòng mình đỏ tươi.
Những giọt mồ hôi rơi
mặn chát như muối biển
tôi giữ lấy của quí người mang đến
để một ngày cho lá biếc lên cây…
III. Trả lời:
Tôi biết người là ai
màu áo lá suốt cuộc đời không nghỉ
người có bạn bè tri kỷ
- những đồng đội một lần yên nghỉ dưới vòm cây
sốt ác tính nhanh như là chớp giật -
người yên nghỉ nở thành hoa của đất
thành mặt trời rực rỡ mỗi sớm mai
Tôi biết người là ai
màu áo lá xanh ngời Tổ quốc
màu áo lá cho tôi nhận được
người là bạn thật của đất đai…
Như thế, bắt đầu từ mùa khô 79
Những con người cực tốt trái tim thường hay đau
NA DIM- HÍT MÉT
Với các anh - Những người tình nguyện
tôi muốn đi từ phía đau này
phía đau của những người cực tốt
đến cứu nỗi đau của những con người!....
Hãy trở lại những gì trước năm 79
Căm-pu-chia... bạn ơi!
Những hố chôn người rải kín rừng Xiêm Riệp
Phnôm-pênh âm u oan hồn trắng mây chiều....
Ai đến đây!
Dãy U-Răng ngàn năm
in dấu chân các anh tình nguyện
dãy Đăng Rếch ngàn năm
in dấu chân các anh tình nguyện
Các anh đến không là thiên thần xuất hiện
màu áo xanh sắc cỏ, sắc cây
các anh đến không vì hằn thù
ở Ba Chúc - Sa Mát...
Các anh đến những bàn tay cầm cày, gieo hạt
từ đồng bằng cuối cửa sông về tận đỉnh nguồn
các anh đến là con trong nhà, là hoa cây trái
là ngọn lửa đốt lên cho múa hát lên cùng....
Và các anh
vòi vọi vô cùng!
Mùa khô 85
rừng Phnôm Ma Lay không vũng nước
vị tướng tóc trắng đầu, ngày một bình toong...
Chiến sĩ trinh sát khát quá phải nằm
đồng đội đắp đất dày khỏi héo
Vẫn kịp nghe tiếng đài đêm bập bùng thông báo
"Thế giới tìm ra những biển nước ngầm
dưới sa mạc Ca-dắc-xtan bằng một phần ba Ban Tích"
Và tít mãi quê hương gió mùa đông bắc
mưa phùn ướt mẹ trong khuya
Và những chàng trai, cô gái ở sông Đà
ở Trị An đang sắp đặt
mực nước cao quay những tuốc-bin
và như thế anh hy vọng thêm
và như thế những bàn chân lại bước...
Những người lính bộ binh
trong đội hình tiền nhập
Vỗ vào cây - cây ơi - làm sao khỏi khát
đào xuống đất sâu - đất ơi - đất làm sao không nước
và trong đêm ngước hỏi bầu trời
Trời ơi! Sao trong đêm không ngưng những giọt sương
cho vừa mát môi, cho vừa mát mái tóc xanh
mái tóc đội những mùa khô nắng đổ
Giờ G ở Tây Bắc - Đăng Cum
Giờ G ở Phnôm Ma Lay
Giờ G ở Am-Pin - Pai-Lin...
Những người tình nguyện hôm nay còn nhớ
phút xung phong trước cửa mở: mỗi người
sau chớp sáng loè
thấy mình sống lại
Và như thế! Đồng đội ơi
Có phải:
Chúng ta mang bản chất con người
Chúng ta hi sinh.
Để dân tộc và những con người không bị diệt
như những con người trên khắp đất đai
đang sống
HOÀ BÌNH - HOÀ BÌNH - khí thở tự do...
Như thế - Bắt đầu từ mùa khô
năm 79...
Căm-pu-chia, bạn ơi!
Si Sô Pôn - Xiêm Riệp 3-1985
Gửi năm tôi 53 tuổi (2000)
Ấy là năm hai nghìn (2000)
năm mươi ba tuổi tôi...
*
Năm các bạn đón bình minh thế kỷ
các bạn có thể đọc thơ tôi như người đồng chí
mong không chiếu cố cho mình điều gì quen
đã chín giờ, ba mươi phút đêm
ngọn đèn điện mới sáng đủ rõ ràng chữ viết
đĩa rau muống chưa đầy
trong mâm cơm tập thể...
Tôi đã viết bài thơ của những ngày này như thế
về đồng đội hy sinh
năm dân tộc không làm nô lệ
năm đất nước chuyển mình!
*
Tôi đã viết bài thơ của những chiếc áo xanh
năm chia ly xa cách
mẹ sống bằng nỗi nhớ - không thể nào hoá đá
Cô gái sống bằng niềm tin - người chiến thắng trở về
Tôi đã viết bài thơ của những chiều hè
cánh buồm hoàng hôn sông trôi
những bến bờ đắm đuối
chân mây, góc biển, trăng trời
có lúc tôi ngỡ mình tan biến
vào thiên nhiên vô tận, vô hồi...
Và những bài thơ của tôi
còn trên tay các bạn...
*
Năm Hai Nghìn bạn ơi!
Năm ánh điện
sáng mềm nhiều con đường
Rừng Điện Biên, rừng Việt Bắc
rừng khộp Tây Nguyên, bạt ngàn rừng đước
ngủ trong sương
bỗng thức...
Năm đất nước
chín bao điều ước mơ
Và những bài thơ Tổ quốc
đọc vang lên
giữa quảng trường những người xây dựng
trong cung văn hoá cao rộng
lộng lẫy ánh đèn...
Và những con chữ ngời lên thân quen
còn ít dấu ấn nghèo khó
thời chúng tôi qua...
Các bạn - các bạn có nhiều niềm vui bỡ ngỡ
trong tình yêu...
Các bạn - các bạn sẽ đi trên con đường nào
bấy giờ?
Bến bờ
Mùa xuân con người mong đợi?...
Và hạnh phúc bất ngờ trên những trang thơ
của người sinh đẻ
biết nhận lấy cách làm người Mẹ
vào năm Hai Nghìn.
Vân Hồ, tháng 4-11 -1981
Người về từ Đông Quan
1.
Có một ngày như thế
Một ngày của thuở sáu trăm năm
Đất này chưa có nhiều làng, nhiều dân
Nhưng có nhiều nỗi đau rộng dài như đất
Nước còn hay mất?
Gió đập vào rừng lim già
Gió đập vào núi Mục Sơn trước mặt
Gió đập dọc Lỗi Giang, gió đập cửa từng nhà
Gió và gió và gió...
Có một ngày như thế
Một người chân giày cỏ
Quần áo vải thô
Từ thành Đông Quan bị cầm tù
Trốn về đây tìm gặp người đi cày
ở Lam Sơn dựng nghĩa
2.
Có một ngày như thế
Của thuở sáu trăm năm
Người về từ Đông Quan
Dâng cho người ở Lam Sơn
Một trái tim
Mười năm thành Đông Quan thao thức
Một trái tim
Thấm mưa rơi ải Bắc
Thấm máu rơi của người dân chim Lạc
Mỗi ban mai bị giặc hành hình
Ba nghìn ban mai thành Đông Quan
mưa nắng...
Hẳn lúc ấy, người về từ Đông Quan đứng thẳng
Vai kề vai cùng người ở Lam Sơn
Uống chung chén rượu thề nâng gươm..
Hẳn lúc ấy người về từ Đông Quan
Chụm đầu cùng người ở Lam Sơn
Đọc Bình Ngô Sách...
Từ đây: núi sông, đất đai này được vạch
Như người cày trên cánh đồng hoang
Và con đường trở lại Đông Quan
Chính con đường đi hết lòng mình sau trước...
Đã có thật từ đây
Một Đông Quan không còn bóng giặc
Một Đại Việt không còn bóng giặc
Để đêm đêm: cửa mở ngỏ - mọi nhà
Ngân nga cánh cò bay xa
Trên vai người đi cày, cấy lúa.
3.
Có một ngày như thế
Giữa Đông Quan rợp mát bóng cờ
Trong mắt người ở Lam Sơn bỗng ngợp:
Sáng bừng xanh-đôi mắt-một nhà thơ
Một cái gì xanh hơn thế nữa
Tựa trời xanh-xanh ở trên kia...
Và người về từ Đông Quan
Chân giày cỏ
Mải đi
Sáu trăm năm đến bây giờ chưa nghỉ!
Kỷ niệm Lam Kinh - Vân Hồ
Nhân kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi
Trung đoàn
Niềm vui bất thình lình
Tháng năm xa áo lính
Tôi bỗng gặp lại mình
Đoàn Bộ binh cơ giới
Xe, pháo, tăng hiện đại
Khí thế nuốt trời mây
Nhưng bắt đầu vẫn phải
Từ bãi tập mồ hôi...
Và thuở ấy gần thôi
Ôm bom thành cảm tử
Những Đồng Xuân, Hàng Khoai[2]
Vang lên thành lịch sử
Hà Nội - Ta trở về
Những ngả đường chiến dịch
Có sấu rụng phố khuya
Trước giờ quân xuất kích
Việt Bắc rồi Tây Bắc
Đồi A1 - Điện Biên
Sắc xanh ngày chiến thắng
Pha sóng biếc Hồ Gươm
Tháp Rùa trong trái tim
Ta trở về Hà Nội
Xa xót mãi không quên
Những bạn bè nằm lại...
Vẫn bước chân mê mải
Trung đoàn tràn Khe Sanh
Lửa vây đại đội bảy (C7)
Xây "chất thép anh hùng"
Những La Vang, La Hưng
Giống Hàng Hòm - Hàng Trống
Hồ Gươm vẫn không ngừng
Mỗi lòng người nổi sóng...
Hà Nội - Ta trở về
Qua quảng trường nhớ Bác
Bác cười vẫy tay chào
Dồn nhanh lên phía trước
Lại vàng ngày nắng rực
Lại bộn gió buốt trời
Lại những phiên ca gác
Vai đẫm sương. Trăng soi!
Đồi núi miên man trời
Đoàn Bộ binh cơ giới
Tôi được thành lính mới
Với bài thơ Trung đoàn.
Kỷ niệm Quốc Oai - Hà Nội
Sứ Đông Thành
Nơi chào hàng cùng khách gần xa
Chủ nhiệm sứ cười xoà.
- Sứ có tiếng nói của sứ - tiếng nói là hình dáng...
Còn men sứ thế nào ra màu bích ngọc
Còn độ lửa thế nào ôi màu hồng ngọc
Từ đất, từ đá, từ lửa, từ bàn tay...
Thật là câu trả lời giản dị!
Thời Lý Trần chưa có máy bay, chưa có lò quang phổ
Thế nào ra men sứ?
Đồ cổ đang được giá trong thế giới hiện đại
Những vi-đi-ô, ti-vi màu điều khiển từ xa...
Còn bàn tay em không là hoa
Nhưng men lam cứ như toả hương ra được
Tay em mềm, giọng nói mềm lạt buộc:
- Người thợ sứ đi hết cuộc đời mà không đi hết dáng mình
Em nói cho em hay cho tôi không thể vô tình
Đá có độ nhạy cảm cao. Thế còn cảm xúc?
Tôi đã thấy em trang bìa Báo ảnh Việt Nam
Và thấy em khoác súng trong đêm
Dòng mồ hôi bên cây bút vẽ
Và đồng lương chia sẻ
Cho biên giới người thân
Và ngàn lần
Tôi còn chưa được biết
Những độ lửa hoàn nguyên
cùng nỗi lo thắt ruột
Cơn mưa, cơn gió sập lò...
Nhưng mà rồi - Tất cả đã có kia
Như là Bảo tàng sứ
Tôi lạc vào thế giới dáng hình
Những độc bình, lọ hoa, chân đèn, đĩa ngọc...
Đông Triều - Quảng Ninh 1985
Bài thơ cây cầu
Kính tặng đoàn pháo cao xạ Hàm Rồng
Chương 1
1
Ước muốn tôi
Bài thơ không lặp lại
Bằng cách nào?
Tôi nhớ tới kỷ lục nhảy cao
L. An-do-nô-va nữ vận động viên thế giới
Nâng dây xà hai mét linh bảy[3]
Và khi ấy
Nhà vô địch trả lời
- Gió lạnh không làm tôi lo lắng
Tôi biết lợi dụng thời tiết để bay lên...
Trước trang giấy quen
Tôi biết số phận những con chữ xếp hàng phải vượt
Như nữ vận động viên phải vượt
Phải vượt
Từng xăng-ti-mét
Lên giới hạn của nhà vô địch.
Có thể đây là cách giải thích
Cho bài thơ cây cầu
Cũng không phải lần đầu
Thơ về cây cầu
Tôi đã viết!
Năm áo pháo thủ xanh trời mải miết
Trưa hè nóng rang
Năm áo pháo thủ bạc chiều đông
Mưa quất xuyên tim. Đồi gió...
Bài thơ CÂY CẦU, có thể
Như trái chín
Được không?
2
Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng - sông Mã
Tôi tìm gặp các chuyên gia thiết kế
Cầu vòm tháp đầu tiên do người Pháp dựng lên
Việc lắp khớp giữa cầu, không thể quên
Hai trăm thợ chết...
Có thể nào là cây cầu đẹp
Những oan hồn kêu dưới sóng, trong mây
Có thể nào nguôi ngay
Cầu vòm thép như tượng mồ - một thuở
Thuở nô lệ: gông xiềng trên cổ
Đói ăn rau má qua ngày...
Đất đau quặn đến khúc này nghẽn lại
Sông đổi dòng sóng vỗ đến hôm nay?...
Ai lừa bóng qua ai
Chứ không phải
Ai chạy nhanh hơn ai
Trước khung thành căng lưới
Nguyên tắc giải vô địch bóng đá Châu Âu 85 nhắn lại
Cũng có thể: nội dung bài thơ mới
Sẽ sinh ra hình thức mặc áo ngoài
Như vậy thế là tôi không ngại
Bài thơ CÂY CẦU như đang đến đậu trên tay!...
Chương II
1
Trường kỳ kháng chiến thắng lợi rồi
Em ơi
Em mặc áo màu hoa lúa cùng mây nõn chuối
Xúng xính cùng trời
Qua cây cầu Hàm Rồng chúng ta bắc lấy
Cùng mùa thu tới
Sang cùng anh
Cốm đang xanh
Vườn nhà dừa đang hoa thêm vụ trái
Hoa dừa thơm tròn vai áo mới
Thơm câu hò em thả bay cao
Cho anh ngước lên - hy vọng bóng màu
Đung đưa
Quanh đàn chim lượn vòng soi bóng
Sông vui sóng sóng
Hạnh phúc ngọt ngào
Qua 160 mét dài cây cầu
Trên trụ móng sâu
Thật sâu vào lòng đất...
Và em ơi
Cây cầu có tường thành che bên Nam, bên Bắc
Núi Ngọc - núi Rồng
Rồi cây cầu sẽ bất tử cùng sông
Dưới mắt các nhà quân sự...
2
Còn anh và em cứ thực mơ giữa đất trời tở mở
Mây màu chi cứ tím thế kia
Sông màu chi sóng biếc vô bờ
Câu hò màu chi lúng la lúng liếng
Và trái tim anh có thể bay lên với cánh diều đang lượn
Và trái tim em có thể bay ra với cánh én đuôi dài
Bầu trời ấm rộn tiếng cười
Thắp đèn lên ta chơi ở ngoài thềm
Bẻ một cành sen tặng người bạn mới
Và trăng mọc vàng cây cầu vời vợi
Anh dắt tay em về đi cấy đêm...
Chương III
1
Không phải sự đột biến của “gien”
các nhà bác học tìm ra trong phòng thí nghiệm
Vác 98 ký đạn pháo trên vai - Ngô Thị Tuyển
Là sự nổ bùng
Là sự nổ bùng phút con người hiện diện
Tìm thấy mình trong sức thanh xuân
Sức Việt Nam
Sức cô gái đang tròn mười tám tuổi...
Cũng có thể đây là sự nổ bùng độ nhậy
Tình yêu
Tuổi mười tám tình yêu như vậy!...
Còn giờ người anh hùng đang vội
Chị bước ra khỏi ngõ nhà mình
Ngôi nhà chị có cây dừa biết nói
Nói thì thầm điều riêng tuổi thổn thức
một mình...
Và cây cầu
Cứ như vậy tái sinh
Với hơn 5000 lượt giặc trời bắn phá
71 vạn quả bom, tên lửa
Nhằm vào cây cầu
Nhằm vào nơi áo thắm đưa nhau
Qua cầu: gió bay
Về dối mẹ...
71 vạn quả bom, tên lửa....
Cây cầu còn như sự sống khôn nguôi
Sự sống con người!
Giờ đang đi, đang đi những đôi lứa nói cười
Trời mưa tấm áo che chung đầu không ướt
Và những hạt mưa trên mặt cầu tíu tít
Níu bước chân...
Còn tôi đi: độ ấy, một lần
Thanh cầu vết bom xuyên tứa máu...
Và tôi cúi nhìn có bao nhiêu máu
Chảy trên cầu và chảy dưới sông...
Hàm Rồng - Hàm Rồng
Những người sau một trận đánh xong
Hỏi nhau: Cầu có còn qua sông Mã...
Thời tuổi trẻ - Thời chúng tôi trẻ quá
Tìm mình ở độ cao trên trụ cây cầu
Cây cầu nói một thời tinh khiết quá
Một thời người yêu nhau và biết vì nhau!
Chương IV
1
Có nhiều cách làm con người thêm cao
Nhưng ở phía đo này, đồng đội tôi có lý
Ai ngẩng đầu, ai phất cờ dưới mưa bom Mỹ
Ai phút run tay, chân luống cuống đạp cò?
Ranh giới này tưởng rất mơ hồ
Nhưng đường đạn bay lên không giấu giếm
Nếu bây giờ, những lứa đôi dạo đến
Thấy làm sao những ranh giới trên trời?
Ranh giới CON NGƯỜI
CON NGƯỜI - Chữ viết hoa to đẹp.
Như nữ vận động viên nâng dây xà lên từng xăng-ti-mét
Sẽ là nhà vô địch hoặc không?
Hoặc như bài thơ
Có thể như bông dừa bên sông
Có thể chỉ là bông hoa giấy cắt...
Đích đến là SỰ THẬT
Bạn ơi! Tin ở ranh giới chính mình
Phút giây đi qua mình
Như nụ hoa qua bông hoa nở thành hương ngát
Như vị mặn hoà tan phơi hong thành muối tinh khiết
CÂY CẦU đi qua CÂY CẦU thành bất diệt
Sông Mã ơi - Thơ nói điều này
Đất nước ơi - Thơ nói điều này...
2
Sớm nay thu. Tôi trở lại
Trời màu dừa trong gió lay lay...
Có thể là số phận đã đưa tôi về đây
Đồng đội cũ
Trắc thủ ra đa Son 9A kể lại:
Tôi có mối tình với người con gái
Tự vệ nhà máy lân
Bởi cô đã có một lần gửi cánh tay vào đất
Cánh tay đã vòng qua cổ tôi mát
Cánh tay đã vẫy cho tôi như lá cờ
Cánh tay - tôi cứ thấy khi nằm mơ
như tôi đang gối...
Để bao trận đánh với giặc trời
tôi đã tìm ra những đường bay tuyệt đối, trên màn huỳnh quang
tôi tìm ra phần tử ra đa trời mù
những viên đạn pháo bay lên và giặc trời rụng xuống...
Tôi đã tìm ra em giữa những người đang sống
Tôi đã tìm ra tôi giữa những người đang sống
tháng 4-65
tháng 7-65
tháng 10-67
tháng 5-72
tháng 12-72
Nhật ký trận đánh giữ cây cầu từng ngày ghi rõ
Và bây giờ
tháng 8 năm 74
Cái gì quên thì đã quên từ bao giờ
Còn điều gì nhớ thì như tôi nhớ...
Cây cầu đối với tôi là tình yêu gốc rễ
Tôi với ba đứa con
Những ngày sinh con không trùng lặp với tháng năm trên
Ngày 30-6-1975
Ngày 14-7-1977
Ngày 20-12-1980
nhưng, những điều nhớ thì như tôi nhớ
như tôi nhớ:
tôi mồ côi từ nhỏ
đi đánh giặc trời
năm mười bảy tuổi.
Đánh trận ở các nơi, đánh trận ở Hàm Rồng
đem cộng lại
tôi có hơn 700
hơn 700 trận với tôi sống là không dễ
nhưng chết cũng khó vô cùng!
Vẫn biết qui luật chiến tranh khắc nghiệt thẳng thừng
nhưng tôi sống
cầu Hàm Rồng sống
và sông Mã sống
... Dải đất dừa xanh dài vẫn sống
vẫn sống con đường số một vào Nam
vẫn sống con đường số một ngày đêm
có một cây cầu in vào trí nhớ
in vào sách vở
và cây cầu đi vào bất tử!
Chương V
Còn cây cầu đi vào đời tôi giản dị
bắt đầu từ tình yêu
lối dốc nhà máy em lên ngọn đồi cao gió
ngọn đồi tròng trành câu hò
câu hò em vừa thả:
ở đây sơn thuỷ hữu tình
Có thuyền, có bến, có mình, có ta
ở đây sơn thuỷ bao la
Có thuyền có bến, có ta, có mình
Tôi có thể là anh trắc thủ đa tình
sao không đa tình tôi lại làm trắc thủ
Và bài thơ em viết tặng rồi. Tôi còn giữ;
cho em:
Trong buồng máy
không có gió thơm hương của lúa
vầng trăng chín tỏ, chín mờ
dáng thợ em vất vả
chiều hoàng hôn...
chỉ mặt huỳnh quang sáng lên
nơi bầu trời có trăng sao như người đi bộ
giữa vũ trụ bao la
nơi đồng gần, núi xa
sóng về đều trong tín hiệu
nơi gió mưa, nơi kẻ thù rình đảo
nơi nào, nơi nào cũng sáng trên mặt huỳnh quang
còn dáng em
cùng cây cầu
hiện thật rõ lên
trái tim ngực trái...
Nếu có thể bây giờ bài thơ viết lại
tôi sẽ viết y nguyên lặp lại tự câu đầu!
Bởi tình yêu
như tia chớp bầu trời
Tôi muốn giữ tình yêu tia chớp
mới đích thực cây cầu...
Và có lần tôi tìm ra đường bay đích thực
trên phần tử màn huỳnh quang...
và sau đó tôi trở thành anh của em
*
Cuộc chiến tranh với giặc trời đi qua rồi
đã đi qua rồi
Nhưng tôi nhớ lại
những hố bom rải thảm B52
những đôi mắt trẻ con
ở Hạ Oa, Đông Sơn, Hoàng Phượng....
ở Hàm Rồng...
Và số giặc trời rụng xuống
102 hoặc hơn
số 102 không gợi gì ngoài như nó có
nhưng với chúng tôi với trắc thủ, pháo thủ
Hàm Rồng
sẽ nhớ
Những người bạn đã mất đi vì cây cầu không thể còn lại nữa
và tôi sống hôm nay
gặp bao đôi mắt nhắm rồi không khuất
mọc mắt lá xanh cây
mọc mắt sao vằng vặc trời.
Để tôi sống những ngày trăn trở
khi lương tâm không trong sạch với bao người!
Nước Mỹ tính 26 ngàn 363 đô la để giết mỗi đầu người
còn ta tính 200 lên 280 lên 300 cân thóc một đầu người
sau 30 năm chiến tranh chưa nghỉ...
Và tình yêu em anh có gì sánh kể
có thể nào sánh kể tình yêu lứa đôi cho tất cả cây cầu
*
Và bài thơ cây cầu như tôi mong đến
đã đến rồi các bạn của tôi ơi!
các bạn trẻ đôi mươi
như cái ngày tôi và đồng đội tôi hai mươi tuổi trẻ...
Các bạn đọc - hoặc là đồng ý
hoặc là không với bài thơ cây cầu.
Nhưng tự lòng thành được nói lời tha thiết:
BÀI THƠ CÂY CẦU được sinh tự TÌNH YÊU.
Kỷ niệm 20 năm Hàm Rồng
Thanh Hoá - Hà Nội 1985
Thành phố - Đêm pháo hoa
Kính tặng Đà Nẵng anh hùng
1. - Chân dung
Biển biếc xanh
sóng vỗ dưới gót chân hồng người con gái
những đốm lửa xóm chài để lại
rất xa, rất xa vùi trong cát trắng băng...
Một trăm mười bảy năm
thành phố lớn lên bằng mồ hôi, bằng máu dân chài
câu ca nghe dài:
"Từ ngày Tây lại cửa Hàn"
chạy dọc sống lưng thế kỷ
gió táp, mưa chan
Mỹ kéo tới của Hàn
máu, máu thắm hồng hạt cát
đỉnh Non Nước nào che khuất được
những khuôn mặt gầy nô lệ: lầm than
sóng sông Hàn
không át được tiếng người đau cả đời nô lệ
Thành phố đứng lầm lì như thế
giống người dân chài
đợi lúc vươn vai
lớn thành Chàng Gióng
2. Vầng lửa trong đêm
Máu của tim ta ơi!
cùng ngôi sao năm cánh sáng ngời
lồng lộng trong tim người dân thành phố.
Kìa chúng nó
một bầy man rợ
mũ nồi xanh, trần bộ ngực đỏ hoe
con mắt vằn máu đỏ
gót giầy đinh xám mỗi bước đi
tay lăm lăm khẩu cực nhanh nhả đạn
máu đổ mãi bao nhiêu cho chán
vào trong cốc rượu uýt-ki
vào trong điệu nhảy hip-pi
để huỷ hoại thành phố này, huỷ hoại
những hộp đêm xứ mặt trời nhiệt đới
chúng bay cười sặc sụa như điên.
Vầng lửa bay lên
vầng lửa trong đêm
vào cư xá chúng bay đang ở
cho chúng bay chết trong sặc sụa
gục đầu vào cái khát vọng cuồng điên
vầng lửa bay lên
vầng lửa trong đêm
từ trong lòng thành phố này vút dậy
chúng bay đến đất này
chúng bay nhận lấy
Mỗi trái rốc-két này từ trái tim ta
bốn mươi vạn người nhân ra
vầng lửa trong đêm
vầng lửa dân chài
từ một trăm mười bảy năm ủ lại
3. Màu cờ thành phố
Cờ đỏ bay ra từ trong trái tim ta
Cờ đỏ bay trên hòn Non Nước
Cờ đỏ mặt sông Hàn
Cờ bay ra đỏ phố, đỏ phường
Ôi! Cái ngày vui tràn nước mắt
Thành phố rung lên bước chân người đi đất
về đây
Mẹ lau nước mắt cầm tay
đứa con xa ba mươi năm trời của mẹ
con vẫn hiền, con vẫn hiền như thế
mặt sáng trăng rằm, thật như bát cơm ăn
một cái tên Giải Phóng quen thân
mẹ gọi thầm bao đêm dài thương nhớ
đôi gót chân đạp vụn mười vạn quân thù chúng nó
con trở về giản dị màu xanh
hoà lẫn sắc trời, sắc biển xung quanh
hoà với nhân dân
hoà vào trong lòng mẹ
cờ bay ra
cờ bay ra
như thế
từ trong trái tim của mẹ, mẹ ơi!
4. Đêm pháo hoa
Gió biển ru thành phố vào đêm
Đêm miền Trung xanh cao thăm thẳm
bỗng hoa nở, kìa sao, hay hoa nở
Rực rỡ trong mắt em, trong mắt mẹ già
Thành phố - Đêm pháo hoa
Giữa tiếng reo hò của ngưòi thành phố
Tôi nghe rất rõ
tiếng người đánh cá sang sảng năm xưa
gọi trong sóng gió
dựng thành phố này
tôi nghe rất rõ
tiếng người mất đi trong ngục chịu đoạ đày
trút vầng lửa trong đêm lên đầu giặc Mỹ!
Tôi nghe biết bao điều tri kỷ
của bốn chục vạn trái tim đổi đời
của bốn chục vạn tiếng cười trẻ lại.
Đêm vào khuya
Biển ru êm ái
Sao trên trời còn thức sao ơi!
Giống bao nhiêu đôi mắt người đồng đội
Trong đêm pháo hoa này đang thức cùng tôi!
Đà Nẵng 17/5/1975-30/5/1975
Mẹ
Kính tặng mẹ Đồng Chiêm
1.
Mẹ ơi!
Mẹ mặc áo tứ thân
Đầu đội khăn mỏ quạ
Ba ông đồ rau chụm đầu giữ lửa
Nhà lối ngõ đi bên
Mẹ cấy gặt một đời chẳng đủ
Những đồng xu đầy bụng chú lợn đất đựng tiền
Cây lúa cấy chìm
Đồng Ao Sung, Ao Vối...
Mẹ thân cò lặn lội
Năm vận đói
Bỏ tổng, bỏ làng
Bao nhiêu người kiến vỡ tổ lang thang...
2.
Mẹ ơi
Mẹ mặc áo nâu sồng thêm trẻ
Con mặc áo nâu sồng tốt tươi
Lúa đầy tay mẹ
Quyển vở mát tay con
Làng mở sang trang
Mẹ gọi
Làng ơi
Long lanh giọt nước mắt tràn.
3.
Mẹ ơi!
Con đi đánh giặc cùng cha
Nhớ thương để trên đầu mẹ
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Ruộng đồng mẹ gánh trên vai
Sớm sớm ngóng sao Mai
Chiều chiều trông sao Hôm mọc
Con đi đánh giặc
Con đi về phía mọc các vì sao
Mẹ khấn thầm ước ao
Giá mẹ đỡ đần con được!...
4.
Mẹ ơi
Con là đứa trẻ trở về
Như trưa nào tan học
Da xanh mét, sốt rừng ngã nước
Nhưng con đã đi suốt mười năm đánh giặc mẹ ơi!
Tóc mẹ bay trắng một khoảng trời
Khoảng trời đời con xa mẹ
Áo nâu ngày ấy
Tay mẹ gầy ống có chùng ra..
Con biết bao năm qua
Mẹ gánh trên vai tất cả
Bởi mẹ là Mẹ
Làng Lưu Xá- Nhật Tân
Xe ta đi ban ngày
Xe ta đã quen đi trong đêm
Dưới ánh sáng xanh xao đèn dù
Dưới làn đạn đỏ lừ trời đồng đội ta bảo vệ
Xe ta chạy, xe ta bay như thế,
Ta đánh vật trên tay lái
Xe trườn qua những miệng hố bom
nối nhau thành bãi
Người tưởng bật ra khỏi xe
Qua những ổ gà lũ xối
Người chao nghiêng qua cua gấp mới
Đầu đụng phải những vì sao
Xe ta đã quen đi trong đêm như thế
Nên mắt ai cũng lóng lánh ánh sao.
Giờ xe ta đi ban ngày
Ôi! Con đường sao mà vĩ đại
Mỗi phút qua con đường lại mới
Cứ hiện ra theo tiếng hát của em
Cứ hiện ra theo tiếng mìn đánh đá
Có bao nhiêu là cua chữ A
Có bao nhiêu là trọng điểm K
Cứ hiện ra sau chùm bom nổ
Ôi! Con đường toả ra như cánh hoa
Xe đi ban ngày giữa màu xanh
rừng núi bao la.
Xe đi ban ngày nhìn rõ miệng em đang hát
Tròn như chữ O theo nhịp cuốc say sưa,
Xe đi ban ngày tránh những ổ gà lũ xoáy,
Thương xe đi đêm xóc nảy cả người
Xe đi ban ngày thấy cả hình núi chạy,
Xe bạn đi đầu như mũi tên bay...
Quấn thành xe là những dải mây
Và ấm áp là tiếng hò em gái
Tiếng súng giòn bắn lên, xe ta đi trong niềm tin vững chãi
Đồng đội ta nã đạn vào lưng thù.
Mặc máy bay chúng nó vù vù
Như tiếng kêu của những con bọ hung
bay đen kịt
Xe ta đi cho những vòng vây khít
Xiết họng quân thù.
1972
[1] Truyền thuyết bà Âu Cơ
(1) Thơ Nguyễn Đức Mậu
[2] Những địa danh và chữ nghiêng là những nơi Trung đoàn đã chiến đấu lập công
[3] Các tư liệu lấy năm 1985-1986 của VHTT và các báo chí đã đăng
VanVN.Net - Bài ngắn, câu ngắn và lại thường ngắt ra làm “xốp” trang chữ cho cảm xúc tứ có không gian lan tỏa - ấy đã là phong cách ổn định của Nguyễn Hoa. Từ sự ổn định này, trở lại với những bài viết từ những năm 80, mới thấy một tình yêu thơ nhẫn nại và quả quyết, như ông viết về nhà vô địch nhảy cao: “phải vượt/ từng xăng ti mét/ lên giới hạn của nhà vô địch.” Tập thơ còn cho thấy “một ra đa” Nguyễn Hoa luôn cần mẫn và thường trực với mọi chuyển động của số phận đất nước. Đây là thơ ông viết về biển đảo năm 1980: “Và lửa cháy/ Lửa bom xăng, bom na pan/ Lửa/ Cháy cả bóng chúng tôi/ Bóng đảo!”, là năm mà người lính “đã đổi bằng máu tươi/ Lấy trang thư của vợ”. Chúng ta còn ngậm ngùi cùng Nguyễn Trãi sau bình Ngô như một lo âu còn chưa rõ rệt phía chân trời. Xin hãy đọc và cùng ngẫm ngợi…
Dưới mặt trời
A
Bắt đầu từ nỗi nhớ
Nỗi nhớ không sợ thời gian…
Buổi sớm ấy cách đây vừa tròn mười năm
Tôi chia tay đứa con gái vừa sinh
Và vợ
Cùng cánh buồm
Ra đảo đá…
Và bứt khỏi cái tổ của tôi
Cái tổ ấm nồng hơi người - ngọn lửa
Cái tổ nhỏ nhoi đủ chứa cuộc đời tôi, vợ tôi
và đứa con gái nhỏ
Cái tổ nếu tôi không có -
Thì tôi như không có trên đời!
Một ngày
Mười ngày
Một trăm ngày
Một nghìn ngày nghe sóng đổ
Sóng đổ vào chân đảo đá
Như là sóng đổ vào cái tổ ấm có mồ hôi tôi
Trong giấc ngủ đêm nào cũng có…
Nếu chết là điều đáng sợ
Thì cô đơn còn đáng sợ hơn!
Sợi dây nối đầu tiên
Giữa đất liền với đảo
Đấy là những cánh chim hải âu
Đến đậu
Trên đá
Như thả neo vào lòng tôi!
Nhìn những cánh chim ngang trời
Mỗi người phải biết tự mình bay lên bằng đôi cánh…
Và những trang thư mỏng mảnh
Tôi cầm lên tay
Và tôi khóc
Bởi tôi biết những cánh buồm rách
Những dòng máu tươi
Đã hòa biển mặn…
Vì bom đạn muốn cắt đi mọi tín hiệu của con người
Để chúng tôi chết bằng sự cô đơn trên đảo đá
Bằng sự ngày mai cũng như hôm nay
không là gì cả
Trên đầu trời xanh và dưới biển xanh…
Chiến tranh
Chiến tranh!…
Ngọn gió đen lồng trên đất nước tôi
Một trăm tấn bom trên đảo đá
Một ngày
Một ngàn tấn bom trên đảo đá
Mười ngày…
Cứ thế nhân lên để thấy
Chúng tôi đã đến ở đây
Từ ngọn cỏ lá cây
Ròng ròng nhựa chảy
Đêm trăng như thấy
Những giọt nước mắt vàng đang chảy
Và đá cháy
Lửa bom xăng, bom na-pan
Lửa!
Cháy cả bóng chúng tôi
Bóng đảo!
Đấy bi đông nước của tôi
Cái bi đông bẹp méo lăn khắp trên đảo đá
Nước ngọt ở đây phải tính bằng giọt
Chúng tôi đã đổi bằng máu tươi
Lấy trang thư của vợ
Và ở đây
Không có cái gì của anh, của tôi, của ai nữa.
Của tất cả mọi người
Không tựa vào cái bóng của nhau
Để thắng giặc trời, giặc biển…
Chợt dải mây bay đến
Kịp nhận ra mình vào tuổi bốn mươi
Đứa con gái viết thư ra nói
Sang năm vào học lớp mười
Và dòng tái bút:
Tóc con đã dài gần gấu áo
Bố đừng gửi vỏ sò, vỏ ốc
Mà bạn trai cười…
Đêm nay
Trăng
Tôi sóng bước cùng người
Hương cỏ cây
Hương cỏ cây…
Tôi kêu lên như gặp lại
Cái độ mình trạc tuổi hai mươi
Của một sớm mai cùng cánh buồm ra khơi
Đến đảo đá thành người đảo đá!
B.
Và bắt đầu từ nỗi nhớ
Nỗi nhớ không sợ thời gian…
Những đồng đội của tôi - Không thể nào quên
Tuổi muời tám, đôi mươi nằm xuống
Sang năm, sang năm
Con gái tôi vừa tròn mười tám…
Những bông hoa của đảo nở rộ tươi
Còn bao đồng đội tôi không thêm tuổi nữa rồi?…
Và sớm nay
Biển sáng, hải âu bay
Tôi nói gì
Về nỗi cách xa?…
Nỗi cách xa chỉ biển xanh hiểu nổi
Nỗi cách xa chỉ đảo đá này hiểu nổi
Nỗi cách xa…
Chúng tôi không đếm những gian lao đi qua
Cái chết và cái sống
Để đảo đá này
Có một
CHỖ ĐỨNG DƯỚI MẶT TRỜI.
Hòn Mê - Vân Hồ, thu 1980
Đất nâu
Với đất nâu tôi có lỗi nhiều
Với cây lúa tôi có lỗi nhiều.
Tôi biết mặc áo nâu từ khi biết khóc
Nước mắt ngấm vào vai áo mẹ tôi
ngấm vào đất.
Tôi ăn hạt gạo của đất chiu chắt
ngọt thơm có nắng mưa dài...
Tôi nhìn bàn tay mẹ tôi
Có mặt trời lửa xuống đậu
có trời sao khuya khoắt xuống đậu
Bàn tay mẹ nuôi lớn cuộc đời tôi.
*
Trang sách dạy tôi niềm khao khát của đất
đất không thể xác xơ
từ triệu năm hoang sơ
Hạt lúa người gieo thành hạt gạo
qua nghìn trận giáo gươm, dông bão
áo mẹ bạc màu
đất nâu sẫm lại!
*
Mẹ vẫn nhuộm cho tôi áo nâu
tôi biết cầm mai xắn hòn đất vuông
biết dòng mồ hôi chảy xuống cánh đồng
cầm liềm như mảnh trăng gày mùa gặt
đập lúa giữa nắng vàng mật ong...
Hạt gạo tôi ăn biết lăn mình qua lửa
tôi cùng bè bạn ra đi
mang màu áo xanh cây lúa
màu hy vọng của mẹ
của đất nâu
*
Giành lại màu xanh cho đất
chúng tôi thề với nhau
Đất sẽ là đất nâu
để hạt lúa mọc lên thành hạt gạo
để em
khi hát lời ca về tình yêu đôi lứa
Sẽ hát về cây lúa
Sẽ hát về đất nâu...
Những người đi về phía mặt trời
Tặng đoàn 3 Tây Nguyên
Những người đi về phía mặt trời
như dòng sông chảy
qua những năm bảy mươi.
Mặt trời lặn xuống đây
thức suốt đêm trong ngọn lửa
chúng tôi ngồi cùng đất
xoè ngắm hai bàn tay
chưa ai nói hết với ai
cái phập phồng trong đêm không ngủ
chúng tôi ngồi tâm sự với đất đai...
Xòe hai bàn tay
chúng tôi nói đến mùa màng từng sốt ruột
rằng đất đai sẽ xanh lúa, xanh khoai
rằng đất đai sẽ mọc làng, mọc phố...
Đất đai ơi!
Chúng tôi lưng trần mà cuốc đất
tay không mà đánh vật
với hoang sơ ngàn triệu năm rồi
biết mồ hôi đổ xuống đất đai
như dòng sông đang chảy...
Mặt trời ơi!
hãy thức với chúng tôi
cùng chúng tôi gặt bội thu mùa lúa
tình yêu tuổi đôi mươi
xin nói với đất đai
những đêm Tây Nguyên mấy ai muốn ngủ.
Về đây đông đủ
những khuôn mặt đôi mươi
những khuôn mặt sáng ngời qua cuộc chiến tranh dài
cùng câu thơ ấm nồng hương đất
đã nói hộ chúng tôi cái phập phồng nói được
rằng chúng tôi là người hạnh phúc.
Những người đi về phía mặt trời
đi như trong truyền thuyết[1]
đi như không bao giờ hết
qua những năm bảy mươi.
Krông Pách, mùa khô 1977
Máy bay đang bay
Kỷ niệm ngành Hàng Không Việt Nam
Tiếng cô phát thanh viên:
Máy bay rời đường băng, đang nâng độ cao
Thưa quý khách...
Sân bay Tân Sơn Nhất
Ba mươi chín độ
Cuối mùa khô...
Trên ghế ngồi có chiếc quạt giấy to
Thay máy điều hoà chưa làm việc.
Tôi biết khát khao tuổi nhỏ tôi bay lên
Sự hẫng hụt
Tôi chưa quen
Có thể thế
Tôi có nhiều cảm xúc?...
Qua ô cửa tròn - mây trắng muốt dưới tôi
Dưới tôi là bầu trời - mặt đất
Còn trên cao tôi lại cũng bầu trời
Máy bay đang bay
Đúng độ cao
Máy điều hoà làm việc
Và cũng đến lúc mọi người được tự do
Thắp sáng nụ cười....
Máy bay đang bay
Sự bền vững bây giờ: độ cao, tốc độ
Trong không gian bốn chiều...
Nhưng tôi lại nhớ
Các đài An Lộc, Pờ-Lây-Cu, Đà Nẵng- Gia Lâm...
Đang giữ cho máy bay đúng hướng
Và cả những đồng đội nằm lại Trường Sơn
Đang giữ cho máy bay đúng hướng...
Máy bay đang bay
Gói bánh kẹo ăn phụ có ai cất đi để làm quà
Tôi thấy: túi xoài thơm...
Không đây là kỷ niệm - chứng kiến
Người ấy về sẽ kể chuyện được ngồi trên mây lượn
Với cháu con giống thuở xưa tôi
Hay ngước mắt lên bầu trời
Ngước mắt ước mơ bay bổng...
Bay bổng tháng năm cầm súng
Bay bổng niềm tin
Bay bổng ngày trở về
Bay bổng ngày tôi sẽ bay lên...
Đây là tiềm năng tự nguyện
Được nhân lên...
Để vượt qua sự huỷ diệt bằng bom
Để thắng trận
Để thắng sự cô đơn
Một mình trong chiến hào xa mẹ...
Máy bay đang bay
Tôi nhớ trong đêm
Tôi đi lại ga hàng không im lắng
Đã về hết nhân viên
Lặng thức hệ thống đèn đêm
Của đường băng hút mắt
Cứ 33 phút một lần, đèn mở trong mười giây lại tắt
Tôi vẫn biết
Máy bay đang bay
Ở độ cao trên bão
Ở độ cao đảm bảo...
Và đường bay ngắn nhất
Tân Sơn Nhất - Nội Bài
1300 ki lô mét dài
Những người lái còn tính thêm độ gió dạt...
Tôi say mê đường bay
Bởi tôi biết
Đường thơ còn dài
Không một ai
Không thở phào nhẹ nhõm....
Khi cánh cửa máy bay vừa mở
Ôi! Bầu trời thoáng đãng
Ôi! Mặt đất gụi gần
Mặt đất
Như bước ra từ ước mơ...
Tôi đi bằng chân
Không tốc độ, không độ cao đảm bảo
Sẽ đi trong gió bão
Trong nắng mưa
Trong số phận...
Và cái phút cô phát thanh viên giọng trong và ấm
Thông báo về máy bay đang nâng độ cao
Có phải cô đọc lời chào
Cho một ngôi sao mới mọc
Vào bầu trời xanh biếc ước ao!
Tân Sân Nhất - Nội Bài 4 -1984
Thơ gửi những người cha nước Mỹ
Phần A - THƠ GỬI NHỮNG NGƯỜI CHA VẪN CÒN NHỮNG ĐỨA CON
Các anh ơi
Thế là nó không về
Bắt đầu từ cái năm 1965 tử tuyệt
Bao đứa con của nước Mỹ không về...
Rất muộn mằn nhưng có thể vẫn còn chưa muộn
Những người cha vẫn còn những đứa con
Đứa con trong vòng tay tình yêu, đứa con có thật
Nó mặc bao nhiêu bộ quần áo chật
Đôi vai rộng vầng trán cao giống cha
Bước chân nó nhảy múa trên quả đất
Ngân xa...
Thế là nó không về
Bao đứa con của nước Mỹ không về!
Nó chơi trò chơi đốt lửa những ngôi nhà
Những bộ quần áo trong tủ
Những con vịt, con gà
Chiếc cần câu cá
Nó đốt luôn cả tranh thánh đang thờ.
Thế là
nó không về
bao đứa con của nước Mỹ không về!
Đáng lẽ nó được ngủ ngon trong những ngôi nhà Việt Nam
sau khi đã liên hoan phá cỗ cùng trăng
đáng lẽ nó được tắm trên các dòng sông mát rượi
của vùng rừng nhiệt đới
đáng lẽ...
Thế là
nó không về
bao đứa con của nước Mỹ không về
hoặc là nó về
trong những quan tài nhựa...
Như thế là
nó làm ta mất đi
cái gậy ta chống
khi về già!
Ôi! Cái khoảng trống
không lấp đầy
ta mất nó...
Anh và những người làm cha nay mai
không muốn cho nó đi
(Như bao đứa con của nước Mỹ không về)
Bởi có nó
nguồn ánh sáng, nguồn sinh sôi
niềm vui có cánh...
Bởi nó có thật trên đời hơn tất cả chúa trời, thần thánh
Bởi nó là máu ta, nó thay ta tồn tại trên đời
Có nó ta không chết đi như một sự tuyệt nòi
Tôi gửi những dòng này
Vì lẽ đó!
Phần B: THƠ CỦA NHỮNG NGƯỜI CHA MỸ CÓ NHỮNG ĐỨA CON TRỞ VỀ TỪ VIỆT NAM
Các anh ơi
Thế là chúng nó về...
Từ cái năm sau Việt Nam
Bao đứa con của nước Mỹ đã về...
Chúng nó về thật kia
nào Jôn, nào Jắc...
mẹ ôm chúng nó nước mắt như mưa
ướt vai áo lính
Những người cha cố kìm không để nước mắt rơi!
Trời xanh xanh OA-SINH-TƠN, NIU-YOÓC...
chúng nó đã về!
Chúng tôi - những người cha
Biết là chúng nó, vừa chơi trò chơi đốt lửa những ngôi nhà
những cánh đồng lúa nước
vầng trăng bồng bềnh
tuổi thơ mơ ước...
ở Việt Nam.
Giờ thì chúng nó hôn tôi
đâu vị se tê đầu lưỡi
Cô-ca-cô-la
khói ngậy thuốc xì gà
hoàng hôn tím sân trường Ha Vớt!
Chúng nó về thật kia
Nào Jôn, nào Jắc...
Chúng nó lạ cây đàn ghi ta thuở bé
bàn bi-a từng chơi...
Ôi! Niềm mong chờ
mỏi mắt những năm trời đằng đẵng..
chúng nó đấy
những Jôn, những Jắc...
trước cỗ máy ngỡ ngàng
bàn tay ngỡ ngàng vườn cây trĩa quả
bàn chân ngỡ ngàng cánh đồng lúa mì
bên sông MÍT-XI-XI-PI
trước thần TỰ DO nước Mỹ...
Các anh ơi
Làm sao lại có thể không tin
Chúng nó về kia - về thật kia
Những Jôn, những Jắc...
quen chơi trò đốt lửa
chúng nó ghiền chiến tranh
như ghiền bạch phiến
Biết nói với các anh thế nào nữa
từ cái năm sau Việt Nam.
Chúng tôi yêu Jắc, yêu Jôn...
như các nhà thơ yêu Trái đất như quả cam
yêu con người đẹp!
Bây giờ còn kịp
những người cha, người mẹ của nước Mỹ chúng tôi
phải chặn ngay những bàn tay
đang cầm lửa để chơi
ngôi nhà Trái đất!
Cùng các anh với cả loài người còn kịp
Tất cả chúng ta còn kịp
chặn ngay những bàn tay đang cầm lửa để chơi
ngôi-nhà-Trái-đất!
Vân Hồ - cuối thu 1980
Mùa xuân về
Cuối mùa đông. Một đêm gần về sáng. Gió bấc vật vã và lịm dần. Trời đất bỗng rùng mình. Mưa... mưa vừa đủ mát đất và gió ấm nổi lên mạnh dần rạo rực. Mặt trời lên. Mặt trời toả sáng. Cỏ cây xanh như lần đầu mới thấy và cỏ cây lên tiếng nói. Tiếng nói ngân nga bên tai các chiến sĩ đang trèo lên trên đỉnh núi như gần, như xa, như mơ như thực...
A
Ước chúng ta được cùng các anh
lên trên đỉnh núi
tắm trong ánh sáng bình minh non tơ
ánh sáng vuốt ve
như bàn tay mẹ
trên vai các anh nhè nhẹ...
Mây xám vừa bay xa - Mùa đông vừa đi qua
và mưa
những giọt li ti trong suốt
sữa của trời đất
thấm và gien chúng ta...
chúng ta cất cao tiếng hát
kính chào: các anh
những chiến sĩ đang trèo lên trên đỉnh núi...
Biên giới
những năm tám mươi
những năm cuối của thế kỷ hai mươi
bạn bèo dâu của chúng ta đã bay lên vũ trụ
để một sớm mai các tinh cầu sẽ đón người đến ở
như chúng ta ở Trái đất này!
B.
Chúng ta là cỏ cây
sống ở đây...
Kỳ lạ là chúng ta vẫn sống
là sự sống - chúng ta sống các bạn ơi!
Các anh đang trèo lên trên đỉnh núi cao vời
giọt giọt mồ hôi rơi
thấm vào gien chúng ta
vị mặn con người...
Sự sống của chúng ta thành lá chắn
lá xanh, cây xanh, rừng xanh
trập trùng vây quanh các anh
bền bỉ
như các anh
Chiến sĩ!
C.
Các anh trèo không nghỉ
Phăng-xi-phăng 3.413 mét cao
chúng ta kính chào
những bàn chân lội bùn rừng U Minh rừng đước
nơi chót vời Tổ quốc
lên rừng Việt Bắc ngược xuôi
Các anh của sự sống không ngừng, không nguôi
Những nghìn cây số đất(1)
Những nghìn cây số trời
Những bước chân của các anh cao dài
của bước chân anh Gióng...
các anh là sự sống
cùng chúng ta!
Kìa các anh đã đứng trên đỉnh núi kia
Cái màu xanh lá giữa ánh sáng chan hoà
Cái màu xanh của Hoà Bình vời vợi
Lá cờ tốt tươi của sự sống chúng ta
đang bay lên, bay lên vẫy gọi
Mùa xuân về...
Tiếng nói cứ vang dần lên cỏ cây nơi này tiếp
cỏ cây nơi khác rạo rực khắp trên mặt đất.
Mùa xuân về... Mùa xuân về...
Bạn của đất đai
Lời đất đai:
Tôi là cánh rừng hoang mọc cây cỏ dại
bạn bè của chim và của mặt trời
lời là gió chưa biết mình có tuổi
hát không ngừng để tìm bạn của tôi.
I. Câu hỏi:
Người đến đây là ai?
màu áo lá mùa xuân đang mọc
mắt sáng như mắt hoẵng, mắt nai
người đến đây là ai?
tiếng hiền như chim hót
người lẫn cùng lá cây…
người đến đây là ai?
cùng ngọn lửa đêm nay xua cái rét
người có thật là người bạn đất
hãy hát râm ran gọi sáng mặt trời…
II. Đất đai một tuổi:
Đấy là mùa xuân thứ nhất của tôi
đất đai một tuổi
đất đai hết một thời hoang dại
hát thơ ngây với cỏ lác gió trời
nai vàng đạp lá rơi
mảnh liềm trăng bỏ không trên cánh đồng không gặt…
mùa xuân này là mùa xuân thứ nhất
đất đai mở lòng mình đỏ tươi.
Những giọt mồ hôi rơi
mặn chát như muối biển
tôi giữ lấy của quí người mang đến
để một ngày cho lá biếc lên cây…
III. Trả lời:
Tôi biết người là ai
màu áo lá suốt cuộc đời không nghỉ
người có bạn bè tri kỷ
- những đồng đội một lần yên nghỉ dưới vòm cây
sốt ác tính nhanh như là chớp giật -
người yên nghỉ nở thành hoa của đất
thành mặt trời rực rỡ mỗi sớm mai
Tôi biết người là ai
màu áo lá xanh ngời Tổ quốc
màu áo lá cho tôi nhận được
người là bạn thật của đất đai…
Như thế, bắt đầu từ mùa khô 79
Những con người cực tốt trái tim thường hay đau
NA DIM- HÍT MÉT
Với các anh - Những người tình nguyện
tôi muốn đi từ phía đau này
phía đau của những người cực tốt
đến cứu nỗi đau của những con người!....
Hãy trở lại những gì trước năm 79
Căm-pu-chia... bạn ơi!
Những hố chôn người rải kín rừng Xiêm Riệp
Phnôm-pênh âm u oan hồn trắng mây chiều....
Ai đến đây!
Dãy U-Răng ngàn năm
in dấu chân các anh tình nguyện
dãy Đăng Rếch ngàn năm
in dấu chân các anh tình nguyện
Các anh đến không là thiên thần xuất hiện
màu áo xanh sắc cỏ, sắc cây
các anh đến không vì hằn thù
ở Ba Chúc - Sa Mát...
Các anh đến những bàn tay cầm cày, gieo hạt
từ đồng bằng cuối cửa sông về tận đỉnh nguồn
các anh đến là con trong nhà, là hoa cây trái
là ngọn lửa đốt lên cho múa hát lên cùng....
Và các anh
vòi vọi vô cùng!
Mùa khô 85
rừng Phnôm Ma Lay không vũng nước
vị tướng tóc trắng đầu, ngày một bình toong...
Chiến sĩ trinh sát khát quá phải nằm
đồng đội đắp đất dày khỏi héo
Vẫn kịp nghe tiếng đài đêm bập bùng thông báo
"Thế giới tìm ra những biển nước ngầm
dưới sa mạc Ca-dắc-xtan bằng một phần ba Ban Tích"
Và tít mãi quê hương gió mùa đông bắc
mưa phùn ướt mẹ trong khuya
Và những chàng trai, cô gái ở sông Đà
ở Trị An đang sắp đặt
mực nước cao quay những tuốc-bin
và như thế anh hy vọng thêm
và như thế những bàn chân lại bước...
Những người lính bộ binh
trong đội hình tiền nhập
Vỗ vào cây - cây ơi - làm sao khỏi khát
đào xuống đất sâu - đất ơi - đất làm sao không nước
và trong đêm ngước hỏi bầu trời
Trời ơi! Sao trong đêm không ngưng những giọt sương
cho vừa mát môi, cho vừa mát mái tóc xanh
mái tóc đội những mùa khô nắng đổ
Giờ G ở Tây Bắc - Đăng Cum
Giờ G ở Phnôm Ma Lay
Giờ G ở Am-Pin - Pai-Lin...
Những người tình nguyện hôm nay còn nhớ
phút xung phong trước cửa mở: mỗi người
sau chớp sáng loè
thấy mình sống lại
Và như thế! Đồng đội ơi
Có phải:
Chúng ta mang bản chất con người
Chúng ta hi sinh.
Để dân tộc và những con người không bị diệt
như những con người trên khắp đất đai
đang sống
HOÀ BÌNH - HOÀ BÌNH - khí thở tự do...
Như thế - Bắt đầu từ mùa khô
năm 79...
Căm-pu-chia, bạn ơi!
Si Sô Pôn - Xiêm Riệp 3-1985
Gửi năm tôi 53 tuổi (2000)
Ấy là năm hai nghìn (2000)
năm mươi ba tuổi tôi...
*
Năm các bạn đón bình minh thế kỷ
các bạn có thể đọc thơ tôi như người đồng chí
mong không chiếu cố cho mình điều gì quen
đã chín giờ, ba mươi phút đêm
ngọn đèn điện mới sáng đủ rõ ràng chữ viết
đĩa rau muống chưa đầy
trong mâm cơm tập thể...
Tôi đã viết bài thơ của những ngày này như thế
về đồng đội hy sinh
năm dân tộc không làm nô lệ
năm đất nước chuyển mình!
*
Tôi đã viết bài thơ của những chiếc áo xanh
năm chia ly xa cách
mẹ sống bằng nỗi nhớ - không thể nào hoá đá
Cô gái sống bằng niềm tin - người chiến thắng trở về
Tôi đã viết bài thơ của những chiều hè
cánh buồm hoàng hôn sông trôi
những bến bờ đắm đuối
chân mây, góc biển, trăng trời
có lúc tôi ngỡ mình tan biến
vào thiên nhiên vô tận, vô hồi...
Và những bài thơ của tôi
còn trên tay các bạn...
*
Năm Hai Nghìn bạn ơi!
Năm ánh điện
sáng mềm nhiều con đường
Rừng Điện Biên, rừng Việt Bắc
rừng khộp Tây Nguyên, bạt ngàn rừng đước
ngủ trong sương
bỗng thức...
Năm đất nước
chín bao điều ước mơ
Và những bài thơ Tổ quốc
đọc vang lên
giữa quảng trường những người xây dựng
trong cung văn hoá cao rộng
lộng lẫy ánh đèn...
Và những con chữ ngời lên thân quen
còn ít dấu ấn nghèo khó
thời chúng tôi qua...
Các bạn - các bạn có nhiều niềm vui bỡ ngỡ
trong tình yêu...
Các bạn - các bạn sẽ đi trên con đường nào
bấy giờ?
Bến bờ
Mùa xuân con người mong đợi?...
Và hạnh phúc bất ngờ trên những trang thơ
của người sinh đẻ
biết nhận lấy cách làm người Mẹ
vào năm Hai Nghìn.
Vân Hồ, tháng 4-11 -1981
Người về từ Đông Quan
1.
Có một ngày như thế
Một ngày của thuở sáu trăm năm
Đất này chưa có nhiều làng, nhiều dân
Nhưng có nhiều nỗi đau rộng dài như đất
Nước còn hay mất?
Gió đập vào rừng lim già
Gió đập vào núi Mục Sơn trước mặt
Gió đập dọc Lỗi Giang, gió đập cửa từng nhà
Gió và gió và gió...
Có một ngày như thế
Một người chân giày cỏ
Quần áo vải thô
Từ thành Đông Quan bị cầm tù
Trốn về đây tìm gặp người đi cày
ở Lam Sơn dựng nghĩa
2.
Có một ngày như thế
Của thuở sáu trăm năm
Người về từ Đông Quan
Dâng cho người ở Lam Sơn
Một trái tim
Mười năm thành Đông Quan thao thức
Một trái tim
Thấm mưa rơi ải Bắc
Thấm máu rơi của người dân chim Lạc
Mỗi ban mai bị giặc hành hình
Ba nghìn ban mai thành Đông Quan
mưa nắng...
Hẳn lúc ấy, người về từ Đông Quan đứng thẳng
Vai kề vai cùng người ở Lam Sơn
Uống chung chén rượu thề nâng gươm..
Hẳn lúc ấy người về từ Đông Quan
Chụm đầu cùng người ở Lam Sơn
Đọc Bình Ngô Sách...
Từ đây: núi sông, đất đai này được vạch
Như người cày trên cánh đồng hoang
Và con đường trở lại Đông Quan
Chính con đường đi hết lòng mình sau trước...
Đã có thật từ đây
Một Đông Quan không còn bóng giặc
Một Đại Việt không còn bóng giặc
Để đêm đêm: cửa mở ngỏ - mọi nhà
Ngân nga cánh cò bay xa
Trên vai người đi cày, cấy lúa.
3.
Có một ngày như thế
Giữa Đông Quan rợp mát bóng cờ
Trong mắt người ở Lam Sơn bỗng ngợp:
Sáng bừng xanh-đôi mắt-một nhà thơ
Một cái gì xanh hơn thế nữa
Tựa trời xanh-xanh ở trên kia...
Và người về từ Đông Quan
Chân giày cỏ
Mải đi
Sáu trăm năm đến bây giờ chưa nghỉ!
Kỷ niệm Lam Kinh - Vân Hồ
Nhân kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trãi
Trung đoàn
Niềm vui bất thình lình
Tháng năm xa áo lính
Tôi bỗng gặp lại mình
Đoàn Bộ binh cơ giới
Xe, pháo, tăng hiện đại
Khí thế nuốt trời mây
Nhưng bắt đầu vẫn phải
Từ bãi tập mồ hôi...
Và thuở ấy gần thôi
Ôm bom thành cảm tử
Những Đồng Xuân, Hàng Khoai[2]
Vang lên thành lịch sử
Hà Nội - Ta trở về
Những ngả đường chiến dịch
Có sấu rụng phố khuya
Trước giờ quân xuất kích
Việt Bắc rồi Tây Bắc
Đồi A1 - Điện Biên
Sắc xanh ngày chiến thắng
Pha sóng biếc Hồ Gươm
Tháp Rùa trong trái tim
Ta trở về Hà Nội
Xa xót mãi không quên
Những bạn bè nằm lại...
Vẫn bước chân mê mải
Trung đoàn tràn Khe Sanh
Lửa vây đại đội bảy (C7)
Xây "chất thép anh hùng"
Những La Vang, La Hưng
Giống Hàng Hòm - Hàng Trống
Hồ Gươm vẫn không ngừng
Mỗi lòng người nổi sóng...
Hà Nội - Ta trở về
Qua quảng trường nhớ Bác
Bác cười vẫy tay chào
Dồn nhanh lên phía trước
Lại vàng ngày nắng rực
Lại bộn gió buốt trời
Lại những phiên ca gác
Vai đẫm sương. Trăng soi!
Đồi núi miên man trời
Đoàn Bộ binh cơ giới
Tôi được thành lính mới
Với bài thơ Trung đoàn.
Kỷ niệm Quốc Oai - Hà Nội
Sứ Đông Thành
Nơi chào hàng cùng khách gần xa
Chủ nhiệm sứ cười xoà.
- Sứ có tiếng nói của sứ - tiếng nói là hình dáng...
Còn men sứ thế nào ra màu bích ngọc
Còn độ lửa thế nào ôi màu hồng ngọc
Từ đất, từ đá, từ lửa, từ bàn tay...
Thật là câu trả lời giản dị!
Thời Lý Trần chưa có máy bay, chưa có lò quang phổ
Thế nào ra men sứ?
Đồ cổ đang được giá trong thế giới hiện đại
Những vi-đi-ô, ti-vi màu điều khiển từ xa...
Còn bàn tay em không là hoa
Nhưng men lam cứ như toả hương ra được
Tay em mềm, giọng nói mềm lạt buộc:
- Người thợ sứ đi hết cuộc đời mà không đi hết dáng mình
Em nói cho em hay cho tôi không thể vô tình
Đá có độ nhạy cảm cao. Thế còn cảm xúc?
Tôi đã thấy em trang bìa Báo ảnh Việt Nam
Và thấy em khoác súng trong đêm
Dòng mồ hôi bên cây bút vẽ
Và đồng lương chia sẻ
Cho biên giới người thân
Và ngàn lần
Tôi còn chưa được biết
Những độ lửa hoàn nguyên
cùng nỗi lo thắt ruột
Cơn mưa, cơn gió sập lò...
Nhưng mà rồi - Tất cả đã có kia
Như là Bảo tàng sứ
Tôi lạc vào thế giới dáng hình
Những độc bình, lọ hoa, chân đèn, đĩa ngọc...
Đông Triều - Quảng Ninh 1985
Bài thơ cây cầu
Kính tặng đoàn pháo cao xạ Hàm Rồng
Chương 1
1
Ước muốn tôi
Bài thơ không lặp lại
Bằng cách nào?
Tôi nhớ tới kỷ lục nhảy cao
L. An-do-nô-va nữ vận động viên thế giới
Nâng dây xà hai mét linh bảy[3]
Và khi ấy
Nhà vô địch trả lời
- Gió lạnh không làm tôi lo lắng
Tôi biết lợi dụng thời tiết để bay lên...
Trước trang giấy quen
Tôi biết số phận những con chữ xếp hàng phải vượt
Như nữ vận động viên phải vượt
Phải vượt
Từng xăng-ti-mét
Lên giới hạn của nhà vô địch.
Có thể đây là cách giải thích
Cho bài thơ cây cầu
Cũng không phải lần đầu
Thơ về cây cầu
Tôi đã viết!
Năm áo pháo thủ xanh trời mải miết
Trưa hè nóng rang
Năm áo pháo thủ bạc chiều đông
Mưa quất xuyên tim. Đồi gió...
Bài thơ CÂY CẦU, có thể
Như trái chín
Được không?
2
Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng - sông Mã
Tôi tìm gặp các chuyên gia thiết kế
Cầu vòm tháp đầu tiên do người Pháp dựng lên
Việc lắp khớp giữa cầu, không thể quên
Hai trăm thợ chết...
Có thể nào là cây cầu đẹp
Những oan hồn kêu dưới sóng, trong mây
Có thể nào nguôi ngay
Cầu vòm thép như tượng mồ - một thuở
Thuở nô lệ: gông xiềng trên cổ
Đói ăn rau má qua ngày...
Đất đau quặn đến khúc này nghẽn lại
Sông đổi dòng sóng vỗ đến hôm nay?...
Ai lừa bóng qua ai
Chứ không phải
Ai chạy nhanh hơn ai
Trước khung thành căng lưới
Nguyên tắc giải vô địch bóng đá Châu Âu 85 nhắn lại
Cũng có thể: nội dung bài thơ mới
Sẽ sinh ra hình thức mặc áo ngoài
Như vậy thế là tôi không ngại
Bài thơ CÂY CẦU như đang đến đậu trên tay!...
Chương II
1
Trường kỳ kháng chiến thắng lợi rồi
Em ơi
Em mặc áo màu hoa lúa cùng mây nõn chuối
Xúng xính cùng trời
Qua cây cầu Hàm Rồng chúng ta bắc lấy
Cùng mùa thu tới
Sang cùng anh
Cốm đang xanh
Vườn nhà dừa đang hoa thêm vụ trái
Hoa dừa thơm tròn vai áo mới
Thơm câu hò em thả bay cao
Cho anh ngước lên - hy vọng bóng màu
Đung đưa
Quanh đàn chim lượn vòng soi bóng
Sông vui sóng sóng
Hạnh phúc ngọt ngào
Qua 160 mét dài cây cầu
Trên trụ móng sâu
Thật sâu vào lòng đất...
Và em ơi
Cây cầu có tường thành che bên Nam, bên Bắc
Núi Ngọc - núi Rồng
Rồi cây cầu sẽ bất tử cùng sông
Dưới mắt các nhà quân sự...
2
Còn anh và em cứ thực mơ giữa đất trời tở mở
Mây màu chi cứ tím thế kia
Sông màu chi sóng biếc vô bờ
Câu hò màu chi lúng la lúng liếng
Và trái tim anh có thể bay lên với cánh diều đang lượn
Và trái tim em có thể bay ra với cánh én đuôi dài
Bầu trời ấm rộn tiếng cười
Thắp đèn lên ta chơi ở ngoài thềm
Bẻ một cành sen tặng người bạn mới
Và trăng mọc vàng cây cầu vời vợi
Anh dắt tay em về đi cấy đêm...
Chương III
1
Không phải sự đột biến của “gien”
các nhà bác học tìm ra trong phòng thí nghiệm
Vác 98 ký đạn pháo trên vai - Ngô Thị Tuyển
Là sự nổ bùng
Là sự nổ bùng phút con người hiện diện
Tìm thấy mình trong sức thanh xuân
Sức Việt Nam
Sức cô gái đang tròn mười tám tuổi...
Cũng có thể đây là sự nổ bùng độ nhậy
Tình yêu
Tuổi mười tám tình yêu như vậy!...
Còn giờ người anh hùng đang vội
Chị bước ra khỏi ngõ nhà mình
Ngôi nhà chị có cây dừa biết nói
Nói thì thầm điều riêng tuổi thổn thức
một mình...
Và cây cầu
Cứ như vậy tái sinh
Với hơn 5000 lượt giặc trời bắn phá
71 vạn quả bom, tên lửa
Nhằm vào cây cầu
Nhằm vào nơi áo thắm đưa nhau
Qua cầu: gió bay
Về dối mẹ...
71 vạn quả bom, tên lửa....
Cây cầu còn như sự sống khôn nguôi
Sự sống con người!
Giờ đang đi, đang đi những đôi lứa nói cười
Trời mưa tấm áo che chung đầu không ướt
Và những hạt mưa trên mặt cầu tíu tít
Níu bước chân...
Còn tôi đi: độ ấy, một lần
Thanh cầu vết bom xuyên tứa máu...
Và tôi cúi nhìn có bao nhiêu máu
Chảy trên cầu và chảy dưới sông...
Hàm Rồng - Hàm Rồng
Những người sau một trận đánh xong
Hỏi nhau: Cầu có còn qua sông Mã...
Thời tuổi trẻ - Thời chúng tôi trẻ quá
Tìm mình ở độ cao trên trụ cây cầu
Cây cầu nói một thời tinh khiết quá
Một thời người yêu nhau và biết vì nhau!
Chương IV
1
Có nhiều cách làm con người thêm cao
Nhưng ở phía đo này, đồng đội tôi có lý
Ai ngẩng đầu, ai phất cờ dưới mưa bom Mỹ
Ai phút run tay, chân luống cuống đạp cò?
Ranh giới này tưởng rất mơ hồ
Nhưng đường đạn bay lên không giấu giếm
Nếu bây giờ, những lứa đôi dạo đến
Thấy làm sao những ranh giới trên trời?
Ranh giới CON NGƯỜI
CON NGƯỜI - Chữ viết hoa to đẹp.
Như nữ vận động viên nâng dây xà lên từng xăng-ti-mét
Sẽ là nhà vô địch hoặc không?
Hoặc như bài thơ
Có thể như bông dừa bên sông
Có thể chỉ là bông hoa giấy cắt...
Đích đến là SỰ THẬT
Bạn ơi! Tin ở ranh giới chính mình
Phút giây đi qua mình
Như nụ hoa qua bông hoa nở thành hương ngát
Như vị mặn hoà tan phơi hong thành muối tinh khiết
CÂY CẦU đi qua CÂY CẦU thành bất diệt
Sông Mã ơi - Thơ nói điều này
Đất nước ơi - Thơ nói điều này...
2
Sớm nay thu. Tôi trở lại
Trời màu dừa trong gió lay lay...
Có thể là số phận đã đưa tôi về đây
Đồng đội cũ
Trắc thủ ra đa Son 9A kể lại:
Tôi có mối tình với người con gái
Tự vệ nhà máy lân
Bởi cô đã có một lần gửi cánh tay vào đất
Cánh tay đã vòng qua cổ tôi mát
Cánh tay đã vẫy cho tôi như lá cờ
Cánh tay - tôi cứ thấy khi nằm mơ
như tôi đang gối...
Để bao trận đánh với giặc trời
tôi đã tìm ra những đường bay tuyệt đối, trên màn huỳnh quang
tôi tìm ra phần tử ra đa trời mù
những viên đạn pháo bay lên và giặc trời rụng xuống...
Tôi đã tìm ra em giữa những người đang sống
Tôi đã tìm ra tôi giữa những người đang sống
tháng 4-65
tháng 7-65
tháng 10-67
tháng 5-72
tháng 12-72
Nhật ký trận đánh giữ cây cầu từng ngày ghi rõ
Và bây giờ
tháng 8 năm 74
Cái gì quên thì đã quên từ bao giờ
Còn điều gì nhớ thì như tôi nhớ...
Cây cầu đối với tôi là tình yêu gốc rễ
Tôi với ba đứa con
Những ngày sinh con không trùng lặp với tháng năm trên
Ngày 30-6-1975
Ngày 14-7-1977
Ngày 20-12-1980
nhưng, những điều nhớ thì như tôi nhớ
như tôi nhớ:
tôi mồ côi từ nhỏ
đi đánh giặc trời
năm mười bảy tuổi.
Đánh trận ở các nơi, đánh trận ở Hàm Rồng
đem cộng lại
tôi có hơn 700
hơn 700 trận với tôi sống là không dễ
nhưng chết cũng khó vô cùng!
Vẫn biết qui luật chiến tranh khắc nghiệt thẳng thừng
nhưng tôi sống
cầu Hàm Rồng sống
và sông Mã sống
... Dải đất dừa xanh dài vẫn sống
vẫn sống con đường số một vào Nam
vẫn sống con đường số một ngày đêm
có một cây cầu in vào trí nhớ
in vào sách vở
và cây cầu đi vào bất tử!
Chương V
Còn cây cầu đi vào đời tôi giản dị
bắt đầu từ tình yêu
lối dốc nhà máy em lên ngọn đồi cao gió
ngọn đồi tròng trành câu hò
câu hò em vừa thả:
ở đây sơn thuỷ hữu tình
Có thuyền, có bến, có mình, có ta
ở đây sơn thuỷ bao la
Có thuyền có bến, có ta, có mình
Tôi có thể là anh trắc thủ đa tình
sao không đa tình tôi lại làm trắc thủ
Và bài thơ em viết tặng rồi. Tôi còn giữ;
cho em:
Trong buồng máy
không có gió thơm hương của lúa
vầng trăng chín tỏ, chín mờ
dáng thợ em vất vả
chiều hoàng hôn...
chỉ mặt huỳnh quang sáng lên
nơi bầu trời có trăng sao như người đi bộ
giữa vũ trụ bao la
nơi đồng gần, núi xa
sóng về đều trong tín hiệu
nơi gió mưa, nơi kẻ thù rình đảo
nơi nào, nơi nào cũng sáng trên mặt huỳnh quang
còn dáng em
cùng cây cầu
hiện thật rõ lên
trái tim ngực trái...
Nếu có thể bây giờ bài thơ viết lại
tôi sẽ viết y nguyên lặp lại tự câu đầu!
Bởi tình yêu
như tia chớp bầu trời
Tôi muốn giữ tình yêu tia chớp
mới đích thực cây cầu...
Và có lần tôi tìm ra đường bay đích thực
trên phần tử màn huỳnh quang...
và sau đó tôi trở thành anh của em
*
Cuộc chiến tranh với giặc trời đi qua rồi
đã đi qua rồi
Nhưng tôi nhớ lại
những hố bom rải thảm B52
những đôi mắt trẻ con
ở Hạ Oa, Đông Sơn, Hoàng Phượng....
ở Hàm Rồng...
Và số giặc trời rụng xuống
102 hoặc hơn
số 102 không gợi gì ngoài như nó có
nhưng với chúng tôi với trắc thủ, pháo thủ
Hàm Rồng
sẽ nhớ
Những người bạn đã mất đi vì cây cầu không thể còn lại nữa
và tôi sống hôm nay
gặp bao đôi mắt nhắm rồi không khuất
mọc mắt lá xanh cây
mọc mắt sao vằng vặc trời.
Để tôi sống những ngày trăn trở
khi lương tâm không trong sạch với bao người!
Nước Mỹ tính 26 ngàn 363 đô la để giết mỗi đầu người
còn ta tính 200 lên 280 lên 300 cân thóc một đầu người
sau 30 năm chiến tranh chưa nghỉ...
Và tình yêu em anh có gì sánh kể
có thể nào sánh kể tình yêu lứa đôi cho tất cả cây cầu
*
Và bài thơ cây cầu như tôi mong đến
đã đến rồi các bạn của tôi ơi!
các bạn trẻ đôi mươi
như cái ngày tôi và đồng đội tôi hai mươi tuổi trẻ...
Các bạn đọc - hoặc là đồng ý
hoặc là không với bài thơ cây cầu.
Nhưng tự lòng thành được nói lời tha thiết:
BÀI THƠ CÂY CẦU được sinh tự TÌNH YÊU.
Kỷ niệm 20 năm Hàm Rồng
Thanh Hoá - Hà Nội 1985
Thành phố - Đêm pháo hoa
Kính tặng Đà Nẵng anh hùng
1. - Chân dung
Biển biếc xanh
sóng vỗ dưới gót chân hồng người con gái
những đốm lửa xóm chài để lại
rất xa, rất xa vùi trong cát trắng băng...
Một trăm mười bảy năm
thành phố lớn lên bằng mồ hôi, bằng máu dân chài
câu ca nghe dài:
"Từ ngày Tây lại cửa Hàn"
chạy dọc sống lưng thế kỷ
gió táp, mưa chan
Mỹ kéo tới của Hàn
máu, máu thắm hồng hạt cát
đỉnh Non Nước nào che khuất được
những khuôn mặt gầy nô lệ: lầm than
sóng sông Hàn
không át được tiếng người đau cả đời nô lệ
Thành phố đứng lầm lì như thế
giống người dân chài
đợi lúc vươn vai
lớn thành Chàng Gióng
2. Vầng lửa trong đêm
Máu của tim ta ơi!
cùng ngôi sao năm cánh sáng ngời
lồng lộng trong tim người dân thành phố.
Kìa chúng nó
một bầy man rợ
mũ nồi xanh, trần bộ ngực đỏ hoe
con mắt vằn máu đỏ
gót giầy đinh xám mỗi bước đi
tay lăm lăm khẩu cực nhanh nhả đạn
máu đổ mãi bao nhiêu cho chán
vào trong cốc rượu uýt-ki
vào trong điệu nhảy hip-pi
để huỷ hoại thành phố này, huỷ hoại
những hộp đêm xứ mặt trời nhiệt đới
chúng bay cười sặc sụa như điên.
Vầng lửa bay lên
vầng lửa trong đêm
vào cư xá chúng bay đang ở
cho chúng bay chết trong sặc sụa
gục đầu vào cái khát vọng cuồng điên
vầng lửa bay lên
vầng lửa trong đêm
từ trong lòng thành phố này vút dậy
chúng bay đến đất này
chúng bay nhận lấy
Mỗi trái rốc-két này từ trái tim ta
bốn mươi vạn người nhân ra
vầng lửa trong đêm
vầng lửa dân chài
từ một trăm mười bảy năm ủ lại
3. Màu cờ thành phố
Cờ đỏ bay ra từ trong trái tim ta
Cờ đỏ bay trên hòn Non Nước
Cờ đỏ mặt sông Hàn
Cờ bay ra đỏ phố, đỏ phường
Ôi! Cái ngày vui tràn nước mắt
Thành phố rung lên bước chân người đi đất
về đây
Mẹ lau nước mắt cầm tay
đứa con xa ba mươi năm trời của mẹ
con vẫn hiền, con vẫn hiền như thế
mặt sáng trăng rằm, thật như bát cơm ăn
một cái tên Giải Phóng quen thân
mẹ gọi thầm bao đêm dài thương nhớ
đôi gót chân đạp vụn mười vạn quân thù chúng nó
con trở về giản dị màu xanh
hoà lẫn sắc trời, sắc biển xung quanh
hoà với nhân dân
hoà vào trong lòng mẹ
cờ bay ra
cờ bay ra
như thế
từ trong trái tim của mẹ, mẹ ơi!
4. Đêm pháo hoa
Gió biển ru thành phố vào đêm
Đêm miền Trung xanh cao thăm thẳm
bỗng hoa nở, kìa sao, hay hoa nở
Rực rỡ trong mắt em, trong mắt mẹ già
Thành phố - Đêm pháo hoa
Giữa tiếng reo hò của ngưòi thành phố
Tôi nghe rất rõ
tiếng người đánh cá sang sảng năm xưa
gọi trong sóng gió
dựng thành phố này
tôi nghe rất rõ
tiếng người mất đi trong ngục chịu đoạ đày
trút vầng lửa trong đêm lên đầu giặc Mỹ!
Tôi nghe biết bao điều tri kỷ
của bốn chục vạn trái tim đổi đời
của bốn chục vạn tiếng cười trẻ lại.
Đêm vào khuya
Biển ru êm ái
Sao trên trời còn thức sao ơi!
Giống bao nhiêu đôi mắt người đồng đội
Trong đêm pháo hoa này đang thức cùng tôi!
Đà Nẵng 17/5/1975-30/5/1975
Mẹ
Kính tặng mẹ Đồng Chiêm
1.
Mẹ ơi!
Mẹ mặc áo tứ thân
Đầu đội khăn mỏ quạ
Ba ông đồ rau chụm đầu giữ lửa
Nhà lối ngõ đi bên
Mẹ cấy gặt một đời chẳng đủ
Những đồng xu đầy bụng chú lợn đất đựng tiền
Cây lúa cấy chìm
Đồng Ao Sung, Ao Vối...
Mẹ thân cò lặn lội
Năm vận đói
Bỏ tổng, bỏ làng
Bao nhiêu người kiến vỡ tổ lang thang...
2.
Mẹ ơi
Mẹ mặc áo nâu sồng thêm trẻ
Con mặc áo nâu sồng tốt tươi
Lúa đầy tay mẹ
Quyển vở mát tay con
Làng mở sang trang
Mẹ gọi
Làng ơi
Long lanh giọt nước mắt tràn.
3.
Mẹ ơi!
Con đi đánh giặc cùng cha
Nhớ thương để trên đầu mẹ
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Ruộng đồng mẹ gánh trên vai
Sớm sớm ngóng sao Mai
Chiều chiều trông sao Hôm mọc
Con đi đánh giặc
Con đi về phía mọc các vì sao
Mẹ khấn thầm ước ao
Giá mẹ đỡ đần con được!...
4.
Mẹ ơi
Con là đứa trẻ trở về
Như trưa nào tan học
Da xanh mét, sốt rừng ngã nước
Nhưng con đã đi suốt mười năm đánh giặc mẹ ơi!
Tóc mẹ bay trắng một khoảng trời
Khoảng trời đời con xa mẹ
Áo nâu ngày ấy
Tay mẹ gầy ống có chùng ra..
Con biết bao năm qua
Mẹ gánh trên vai tất cả
Bởi mẹ là Mẹ
Làng Lưu Xá- Nhật Tân
Xe ta đi ban ngày
Xe ta đã quen đi trong đêm
Dưới ánh sáng xanh xao đèn dù
Dưới làn đạn đỏ lừ trời đồng đội ta bảo vệ
Xe ta chạy, xe ta bay như thế,
Ta đánh vật trên tay lái
Xe trườn qua những miệng hố bom
nối nhau thành bãi
Người tưởng bật ra khỏi xe
Qua những ổ gà lũ xối
Người chao nghiêng qua cua gấp mới
Đầu đụng phải những vì sao
Xe ta đã quen đi trong đêm như thế
Nên mắt ai cũng lóng lánh ánh sao.
Giờ xe ta đi ban ngày
Ôi! Con đường sao mà vĩ đại
Mỗi phút qua con đường lại mới
Cứ hiện ra theo tiếng hát của em
Cứ hiện ra theo tiếng mìn đánh đá
Có bao nhiêu là cua chữ A
Có bao nhiêu là trọng điểm K
Cứ hiện ra sau chùm bom nổ
Ôi! Con đường toả ra như cánh hoa
Xe đi ban ngày giữa màu xanh
rừng núi bao la.
Xe đi ban ngày nhìn rõ miệng em đang hát
Tròn như chữ O theo nhịp cuốc say sưa,
Xe đi ban ngày tránh những ổ gà lũ xoáy,
Thương xe đi đêm xóc nảy cả người
Xe đi ban ngày thấy cả hình núi chạy,
Xe bạn đi đầu như mũi tên bay...
Quấn thành xe là những dải mây
Và ấm áp là tiếng hò em gái
Tiếng súng giòn bắn lên, xe ta đi trong niềm tin vững chãi
Đồng đội ta nã đạn vào lưng thù.
Mặc máy bay chúng nó vù vù
Như tiếng kêu của những con bọ hung
bay đen kịt
Xe ta đi cho những vòng vây khít
Xiết họng quân thù.
1972
[1] Truyền thuyết bà Âu Cơ
(1) Thơ Nguyễn Đức Mậu
[2] Những địa danh và chữ nghiêng là những nơi Trung đoàn đã chiến đấu lập công
[3] Các tư liệu lấy năm 1985-1986 của VHTT và các báo chí đã đăng
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn