VanVn.net - Diễn ngôn tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả, xét trong tương quan liên văn bản với tiểu sử của nhà văn được trình bày trong tự truyện Sống để kể lại, đã giúp chúng ta khám phá được nhiều mã nghệ thuật đầy thú vị. Trước tiên, chúng ta có bốn diễn ngôn tình yêu thành viên trong cấu trúc diễn ngôn chung của cuốn tiểu thuyết, và xét trong tương quan với tiểu sử tác giả, thì bốn diễn ngôn ấy được xây dựng dựa trên cảm hứng của bốn diễn ngôn tình yêu đã được trình bày trong tiểu sử.
Tác giả Phan Tuấn Anh
Bốn diễn ngôn tình yêu cơ bản đã được chính tác giả trình bày trong tự truyện của mình bao gồm:
Bảng các diễn ngôn tình yêu được trình bày trong tiểu sử của G.G.Marquez
TT |
Chủ thể của diễn ngôn |
Phạm vi ảnh hưởng đối với các diễn ngôn tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả |
A |
Câu chuyện tình yêu giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez (bố và mẹ của G.G.Marquez) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Juvenal Urbino và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình |
B |
Câu chuyện tình yêu giữa Nicolas Ricardo Marquez Meija với Tranquilina Iguarán (ông bà ngoại của G.G.Marquez) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình |
C |
Câu chuyện tình ái giữa Gabriel Garcia Marquez và những người tình |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Juvenal Urbino và Barbara Lynch |
D |
Câu chuyện tình yêu giữa Gabriel Garcia Marquez và Mercedes Barcha (G.G.Marquez và vợ) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza |
1. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez
Đây là diễn ngôn tình yêu của chính bố và mẹ của G.G.Marquez, mối tình đóng vai trò quan trọng và chủ yếu nhất nhằm phác thảo nên diễn ngôn tình yêu bất hủ giữa F.Ariza và F.Daza. Một mối tình mà tác giả ngay từ đầu đã tự nhận: “Tôi lại phải tự giam mình viết một cuốn tiểu thuyết về các ông bà già”[2,620], và đó chính là câu chuyện tình trắc trở của chính bố mẹ ông: Tình yêu thời thổ tả . Chúng ta có thể nhận thấy vô số điểm tương đồng giữa mối tình của bố và mẹ tác giả với mối tình bất diệt giữa F.Ariza và F.Daza.
Lịch sử mối tình giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez còn được phóng chiếu đậm nét lên mối tình vĩ đại của F.Ariza và F.Daza dựa trên một số điểm chính như sau:
- Hoàn cảnh nảy sinh tình yêu: Gabriel Eligio Garcia đã bắt gặp Luisa Santiaga Marquez lần thứ hai bên một gốc cây bàng, và khi đó trái tim của Gabriel Eligio Garcia đã vĩnh viễn thuộc về Luisa Santiaga Marquez trong suốt cả cuộc đời, cho dù có khi ông làm bà đau khổ [2,70]. Hoàn cảnh nảy sinh tình yêu này luôn gặp phải sự kềm tỏa của một người thứ ba đúng như trong tiểu thuyết (bà cô Scholastic), đó là sự có mặt của bà bác Francisca Simodosea luôn đi theo cùng nhằm kèm cặp một tiểu thư F.Daza nhà gia giáo. Những cánh hoa trà tỏ tình của F.Ariza với F.Daza trong tiểu thuyết chính là một sự khúc xạ của những cánh hoa hồng mà Gabriel Eligio Garcia đã tặng cho Luisa Santiaga Marquez trong đời thực [2,71].
- Xuất thân của đôi lứa: có thể nói bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả là một bi kịch có tính phổ biến đến điển hình trong những diễn ngôn tình yêu lừng danh trên thế giới: bi kịch về thân phận không tương xứng, đặc biệt là sự không tương xứng giữa một chàng trai xuất thân hèn kém, nghèo khó với một nữ quý tộc hoặc giàu có. Cả Luisa Santiaga Marquez cũng như F.Daza là một thiếu nữ lá ngọc cành vàng, con gái của một gia đình thế lực.
- Sự ngăn trở của gia đình: Bắt nguồn từ sự bất tương hợp về nguồn gốc xuất thân, bi kịch tình yêu tất yếu sẽ diễn ra bởi sự ngăn cấm từ phía gia đình đối với mối tình của con trẻ. “Đó là một cuộc chiến không khoan nhượng. Ông ngoại tôi cố đứng ngoài cuộc nhưng chính bà ngoại đổ riệt hết mọi trách nhiệm, vì bà đã nhận ra ông không hoàn toàn vô tội trong vụ này” [2,74]. Như vậy, Luisa Santiaga Marquez khác với F.Daza ở chỗ, nếu F.Daza chống chọi lại với người bố Lorenzo Daza thực dụng và chuyên quyền, thì Luisa Santiaga lại chủ yếu đấu tranh với người mẹ Tranquilina Iguarán cũng quyết liệt và không khoan nhượng như chính nàng. Giữa F.Daza và Luisa Santiaga chỉ có một điểm khác biệt, Luisa Santiaga đã chiến thắng trở lực từ phía gia đình bởi cô luôn kiên định với tình yêu bất diệt của mình. Ngược lại, F.Daza đã bị trở lực thuyết phục bởi bản tính thất thường và có phần tự yêu chính mình của nàng. Nhưng rõ ràng, hiện thực thuần túy là không đủ cho một sáng tạo nghệ thuật, một tác phẩm cần thêm những hư cấu mang tính bi kịch, cũng giống như một tình yêu được thánh hóa là một tình yêu với cả những lỗi lầm, kiêu hãnh, sự phản bội và những nỗi đau.
Tuy nhiên, sự ngăn trở của gia đình Marquez cũng không phải là phi lý, bởi Gabriel Eligio Garcia là một chàng trai phóng túng trong đời sống tình dục, với vô số người tình và bốn đứa con rơi.
- Hai cuộc hành trình: Nếu trong Tình yêu thời thổ tả, F.Daza thực hiện đến ba cuộc hành trình để tìm thấy tình yêu đích thực với hai người đàn ông (J.Urbino và F.Ariza), đó là hành trình “lưu đày” nhằm cách ly F.Ariza, hành trình nếm trải trái cấm bằng tàu thủy và đến châu Âu hưởng tuần trăng mật, hành trình phục hưng tình yêu trên dòng sông Magdalena với lá cờ báo hiệu bệnh thổ tả, thì Luisa Santiaga cũng phải thực hiện đến hai cuộc hành trình. Trước tiên là cuộc hành trình lưu đày nhằm cách ly với Gabriel Eligio Garcia. Đó thực sự không phải là một chuyến du lịch, mà thực sự là một cuộc hành xác lưu đày bởi tội lỗi của tình yêu.
Chuyến đi thứ hai là cuộc hành trình đường thủy nhằm nếm trải hương vị tình yêu trong tuần trăng mật, “trong đêm tân hôn trên khoang thuyền buồm bất hạnh bị gió bão dập vùi không thương tiếc ở Riohacha” [2,76]. Chính hành trình thụ hưởng tình yêu này đã làm nguyên mẫu cho chuyến hành trình trăng mật của bác sĩ J.Urbino và F.Daza, nơi Marquez đã dành những đoạn văn lãng mạn nhất, gợi tình nhất nhưng cũng nhân văn nhất nhằm phác họa. Và như thế, mối tình giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez còn là nguyên mẫu cho diễn ngôn câu chuyện tình yêu giữa J.Urbino và F.Daza. Từ nhận định trên, chúng ta có thể rút ra một điều thú vị, Gabriel Eligio Garcia là nguyên mẫu cho cả hai nhân vật tình địch đến truyền kiếp đó là F.Ariza và J.Urbino. Điều kỳ lạ này là một sự sáng tạo táo bạo của G.G.Marquez, khi chỉ dùng một nguyên mẫu có thực để làm cảm hứng nhằm viết nên hình tượng hai người đàn ông đi qua cuộc đời của một người phụ nữ (F.Daza), trong đó, một người (F.Ariza) đã dành cả cuộc đời chỉ để chờ cái chết của người kia xảy ra, nhằm phục hưng một tình yêu bất diệt, còn người kia, đã dành cả cuộc đời trường thọ của mình (J.Urbino) nhằm thử thách chính tình yêu bất diệt ấy.
2. Diễn ngôn tình yêu của Nicolas Ricardo Marquez Meija với Tranquilina Iguarán
Đây là diễn ngôn tình yêu của ông bà ngoại của G.G.Marquez, mối tình có vai trò ít quan trọng hơn diễn ngôn A (giữa bố và mẹ tác giả), nhưng cũng đem lại nhiều điều thú vị.
- Thứ nhất: Chính ông ngoại Nicolas Ricardo Marquez Meija cũng góp phần tạo nên cảm hứng giúp tác giả xây dựng nên nhân vật F.Ariza u sầu, si tình nhưng phóng túng và tham dục. Trong Tình yêu thời thổ tả, đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija mặc dù phản đối cuộc hôn nhân của con gái yêu Luisa Santiaga với một chàng trai phóng túng, nhưng ngay chính bản thân ông, cũng là một người tham dục hào hoa hơn cả con rể tương lai của mình. Thuộc tính hào hoa tham dục của cả ông ngoại và cha mình đã được Marquez kết hợp nhằm sáng tạo nên một F.Ariza với lịch sử huy hoàng hơn 620 mối tình chính thức và vô số những cuộc tình chớp nhoáng.
Nhưng đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija không chỉ là nguyên mẫu cho nhân vật F.Ariza, mà còn mang lại cảm hứng cho nhân vật J.Urbino, hai nhân vật vốn dĩ là tình địch của nhau hơn nửa thế kỉ trong tiểu thuyết. J.Urbino là một chàng trai quý tộc, ứng xử thanh nhã, yêu vợ hết mực nhưng cũng phản bội một lần trong suốt 51 năm hành trình hôn nhân. Đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija có một cuộc đời tương tự; và hơn nữa, ông có một tai nạn ghi đậm dấu ấn lên cái chết của J.Urbino. Chúng ta sẽ có một sự so sánh nhỏ về mặt văn bản như sau:
Tình yêu thời thổ tả |
Sống để kể lại |
“Bác sĩ Juvenal Urbino tóm lấy cổ con vật, reo lên với ngữ điệu đầy đắc thắng: Ca y est! Nhưng ngay lập tức ngài phải thả nó ra vì cái thang đang trượt đi dưới chân ngài, rồi ngài bị hất ra khỏi chiếc thang, lơ lửng trong không trung. Trong cái giây lát ngắn ngủi này ngài kịp hiểu ra rằng mình đã chết…” [1,72-73] |
“Vào một buổi sáng, vì mải đuổi bắt con vẹt mắt kèm nhèm vụt bay lên đậu trên tháp nước, đến khi tóm được cổ nó thì ông ngoại bị trượt tay vịn cầu thang và ngã xuống đất từ độ cao bốn mét” [2,113]. |
Sự khác nhau giữa hai đoạn văn bản trên chỉ nằm ở mức độ của sự kiện, một bên là một tai nạn nhưng may mắn thay ngài đại tá vẫn sống sót, còn một bên là cái chết của bác sĩ J.Urbino, điều kiện cần thiết để cuốn tiểu thuyết bước sang một giai đoạn mới.
Bà ngoại Tranquilina Iguarán cũng là chất liệu nhằm giúp Marquez sáng tạo nên câu chuyện tình bất diệt của F.Daza và F.Ariza, bởi vì tính cách ngang bướng, quyết liệt của bà đã được phóng chiếu lên con lừa cái bướng bỉnh F.Daza khá rõ. Ngoài việc trở thành nguyên mẫu cho nhân vật F.Daza, bà ngoại Tranquilina Iguarán còn mang lại cảm hứng cho Marquez trong việc sáng tạo nên hình tượng người mẹ Transito Ariza trong những năm cuối đời, với sự lẩn thẩn đáng yêu và sự đắm chìm trong những cơn mê ảo nhầm lẫn kí ức.
3. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Garcia Marquez và những người tình
Trong tự truyện Sống để kể lại, và cuốn tiểu thuyết mang màu sắc tự thuật Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, G.G.Marquez đã viết về tiểu sử của chính mình như một nhân vật mang dáng dấp của F.Ariza u buồn, si tình nhưng đầy phóng túng. Trong mối quan hệ giữa G.G.Marquez và những người tình, có thể nhận thấy một số đặc điểm gần như tương đồng với các mối quan hệ tình ái của F.Ariza, và phần nào đó là câu chuyện tình ái của J.Urbino, đó là:
- Vụng trộm với các bà quả phụ, các quý bà ngoại tình: Thông qua các văn bản có tính chất tự thuật lại tiểu sử của mình, chúng ta có thể thấy đặc điểm đầu tiên cần xét đến trong mối quan hệ tình ái giữa Marquez với những người tình, đó là rất hiếm có những cô gái nào còn trẻ và chưa có gia đình. Đa phần những người tình của ông là những bà góa, những mệnh phụ xa chồng, chán chồng hoặc chồng chê. Chính sự quyến rũ kì lạ và một niềm đam mê khó tả với một người đàn bà lai đen có tên Martina Fonseca, đã trở thành cảm hứng giúp Marquez sáng tạo nên mối tình vụng trộm duy nhất của bác sĩ J.Urbino với B.Lynch – cũng là một người phụ nữ trí thức lai đen. Lần phản bội vợ duy nhất trong cả cuộc đời đứng đắn, đạo mạo và tôn trọng đạo đức của bác sĩ J.Urbino chỉ có thể đến từ sức hút mãnh liệt của B.Lynch, một hình tượng kết hợp được sức mạnh của bản năng (lai da đen) và sức mạnh của tri thức (tiến sĩ thần học).
Một mối tình vụng trộm nhớ đời khác của G.G.Marquez, đó là sự cố ngoại tình và bị bắt quả tang với Nigromanta, quý bà hai mươi tuổi và có nước da màu ca cao (lai). Chính mối tình với Nigromanta được kết hợp với mối tình với M.Fonseca, đã được Marquez sáng tạo nên mối tình giữa F.Ariza với Auxenhxia Sangtande – một quý bà năm mươi tuổi, vợ của thuyền trưởng Rosenlo de la Rosa. Có thể nói, một loạt những mối tình vụng trộm, bí mật, chớp nhoáng và đầy màu sắc tính dục giữa F.Ariza với Rosamba, Naxaret, Sangtande, Xara Noriega, Olympia Xuleta, các bà góa… là một phần làm nên sắc màu tình yêu đa dạng trong Tình yêu thời thổ tả. Nó chỉ ra mặt bản năng phồn thực tất yếu của tình yêu, nhưng đồng thời cũng làm rõ những năm tháng trống rỗng và cô đơn của F.Ariza trong sự chờ đợi và vết thương lòng mà tình yêu bất diệt với F.Daza gây ra.
- Đa bạn tình và thường xuyên quan hệ với gái điếm: Như đã trình bày ở trên, lịch sử tình ái của Marquez được tổng kết với vô số các cuộc tình, cả chớp nhoáng và cả sâu sắc, cả với gái làm tiền và cả với những quý bà mệnh phụ. Trong các sáng tác của G.G.Marquez, gái điếm là một đối tượng thẩm mỹ. Những cô gái điếm biểu trưng cho niềm đam mê khoái lạc mãnh liệt từ phía nam giới, thể hiện quyền uy của giới nữ trong năng lực tính dục, đồng thời biểu hiện cho một nền văn hóa với nhiều sa đọa và cũng đầy cởi mở trong tình ái. Một con số bạn tình chính xác và đáng tin cậy rõ ràng là không cần thiết, bởi ít người đàn ông nào có thể nhớ hết những mối tình đã qua khi đã trở về già, hơn nữa, cần nhớ rằng, những con số cụ thể trong các sáng tác của Marquez là một thủ pháp huyền ảo hóa hiện thực. Chính những con số khổng lồ và có vẻ chính xác đã biến niềm tin vào sự huyền ảo trở nên minh tường và xác tín, đây là điều nhà văn từng thổ lộ về bút pháp của chính mình. Điều chúng ta có thể rút ra được và có thể tin, đó là Marquez đã quan hệ lần đầu tiên với một gái điếm, trong một hoàn cảnh mà cô ta chủ động hoàn toàn trước một đứa trẻ ngây thơ [2,220]. Chính kí ức này đã được phóng chiếu vào mối tình của F.Ariza và Rosamba trong Tình yêu thời thổ tả, và lần làm tình đầu tiên của nhà báo già trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Chính nền văn hóa đậm tính Carnaval của vùng Caribean, cộng với kinh nghiệm tính dục đến từ thời thơ ấu với những cô gái điếm, không gian văn hóa nhà chứa, đã biến cuộc đời của Marquez và cả những nhân vật của ông trở thành những người lãng du tình ái trên mặt đất. Những người đàn ông luôn suốt đời tâm niệm: “chính đàn bà đã giữ gìn thế giới này” [1,103].
- Luôn luôn u sầu: Mặc dù là một người sôi nổi, nhưng Marquez và nhà báo già trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi đều là những người có bộ dạng u sầu trong tình ái. Marquez thường mang một ám thị về ngoại hình xấu xí và u buồn trong những tác phẩm ông viết ra. Sự tự kỷ tinh thần ấy đã góp phần làm cho những nhân vật nam đa tình của ông có một sức hút mãnh liệt từ nội tâm u uất của mình. Còn trong Tình yêu thời thổ tả, F.Ariza được miêu tả là một chàng trai “Ngay từ dạo ấy cậu đã là một thanh niên gầy gò, có mái tóc xõa được chải sáp thơm và đeo kính cận, và cặp kính dày càng làm tăng vẻ cô đơn của cậu” [1,89]. Hoặc nhận định một cách cô đúc như lời của F.Daza về F.Ariza: “Anh ấy xấu trai và buồn… nhưng là cả một khối tình” [1,207].
4. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Garcia Marquez và Mercedes Barcha
Mối tình giữa G.Marquez với Mercedes Barcha - người vợ duy nhất trong cả cuộc đời mình, nằm ở một vị trí khiêm tốn hơn, nhưng lại mang nhiều cảm hứng xuyên chảy ẩn ngầm trong Tình yêu thời thổ tả. Có thể tìm thấy một dấu vết đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết về M.Barcha, đó là: “Tại làng Magăngnhê, quê của Mercedes, họ lấy củi lên tàu cho những ngày còn lại của chuyến đi” [1,529]. Chính trong lúc này, người kể chuyện đã sử dụng lối kể vi phạm quy ước (dẫu vô tình hay cố ý), bởi vì hắn ta (người kể chuyện) đã tự đồng nhất mình và tác giả, đem một địa danh và một con người (Mercedes) chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với tiểu sử tác giả, chứ không hề có vai trò gì trong cuốn tiểu thuyết (cả về nội dung và thi pháp) vào trong diễn ngôn của văn bản. Từ trước đến sau, cho dù là cuốn tiểu thuyết có sử dụng nhiều yếu tố tự thuật lại tiểu sử của bản thân và gia đình, nhưng Tình yêu thời thổ tả vẫn là sản phẩm hư cấu hoàn chỉnh, một cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa của nó. Tức là, mọi sự quy chiếu về tiểu sử chỉ có thể dùng tư liệu từ các văn bản có tính tự thuật khác, và cũng chỉ phục vụ cho việc cắt nghĩa các quan hệ tiểu sử này từ góc độ liên văn bản, chứ bản thân cuốn tiểu thuyết vẫn mang nghĩa tự trị của nó. Duy chỉ có riêng chi tiết đưa hình tượng Mercedes vào trong văn bản, một hình tượng không số phận, không tính cách, không tiểu sử là một trường hợp đặc biệt. Và chúng ta – những bạn đọc sẽ hoàn toàn không hiểu M.Barcha là ai mà lại ngẫu nhiên và đường đột xuất hiện vào cuối tác phẩm. Sự xuất hiện này mang ý nghĩa gì, hay chỉ là một triệu chứng mê sảng “thổ tả” của tác giả khi quá say mê với mối tình F.Ariza và F.Daza?
Để tìm hiểu M.Barcha là ai, và sự xuất hiện của nàng có vai trò gì trong tác phẩm, chúng ta cần sử dụng phép liên văn bản, nhằm khảo cứu lại tiểu sử của tác giả. Mercedes Barcha là con gái của dược sĩ ở Sucre, người vợ mà G.G.Marquez đã mạnh bạo: “đặt vấn đề hôn nhân khi em mới mười ba tuổi” [2,466]. Một mối tình bắt đầu ngay từ khi cô gái mới mười ba tuổi, và tồn tại cho đến ngày trái tim si tình chết đi, vậy là quá rõ để bạn đọc có thể nhận ra bóng hình và độ tuổi của F.Daza (cũng nhận được lời tỏ tình của F.Ariza năm mười ba tuổi). Những cảm thức về một người con gái trong trắng, hồn nhiên, gia giáo và đầy sức cuốn hút thánh thiện mà Marquez đã mang theo trong tim suốt cả cuộc đời về M.Barcha rõ ràng đã là nguồn cảm hứng bao la giúp cho nhà văn sáng tạo nên nhân vật F.Daza không một dòng gượng ép. Trong tự truyện của mình, Marquez hồi tưởng lại: “Ở đó, nàng giống như một pho tượng đang ngồi suy tư ở bậc cửa ra vào. Ở đó người con gái thanh mảnh mà tôi từng yêu say đắm đang ngồi trầm tư mông lung trong bộ đồ màu xanh viền ren màu vàng hợp mốt với mái tóc ngắn” [2,597]. Hơn nữa, người vợ thủy chung và dịu hiền của ông còn là người hỗ trợ tài chính cho nhà văn trong những năm tháng Marquez chỉ đắm chìm trong chữ nghĩa: “Tôi có thể viết lách được là nhờ Mercedes gánh vác cả thế giới trên lưng mình” [2,616]. M.Barcha như thế, rõ ràng không chỉ là một cái tên ngẫu nhiên, mà là một dấu ấn tinh thần, một cội nguồn cảm xúc, một sự hàm ơn trong tình yêu, những ý nghĩa chỉ có thể có được nhờ khảo cứu những văn bản khác trong quan hệ liên văn bản với cuốn tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả.
G.G.Marquez từng có một nhận định rằng: “Tôi không phải cố công gì nhiều, chẳng qua tôi là kẻ như được đi cạnh luống hoa tươi và có toàn quyền được ngắt những bông hoa đẹp nhất” [2,607]. Những bông hoa tươi đó chính là một tiểu sử, một cuộc đời đầy ắp những câu chuyện tình yêu, trên cả phương diện lãng du, chung tình, si tình và trái đắng. Chính một tiểu sử mang đầy tính “tiểu thuyết” đó của ông và những người thân, đã giúp nhà văn sáng tạo một cách tự nhiên, không gượng ép nhưng cũng đầy chất thơ và những nét huyền ảo, phóng đại. Chúng ta không có cơ may nào để đến với tiểu sử đích thực của tác giả từ cuốn tiểu thuyết, thậm chí là những văn bản viết về tiểu sử của mình do tác giả tự viết nên cũng không thể giúp đỡ gì hơn. Vì một hiện thực toàn vẹn và chân thật là cái đã mất đi, cái mà giờ đây chỉ có thể phóng chiếu qua ngôn ngữ, với một chủ thể trần thuật đầy dụng ý hư cấu. Và khốn thay, ngay cả đối với những sự thật gần như quan trọng nhất nhằm truy nguyên tiểu sử, thì với chính tác giả của nó, bằng một sự tự thú thật thà đến chân thành, Marquez cũng không thể nào phân biệt đó là kí ức thật sự hay chỉ là những giấc mơ. “Cảnh tượng thì rõ ràng trong kí ức của tôi, nhưng sự thật thì chưa chắc có trong thực tế… khiến tôi có những kỉ niệm này từ trong bụng mẹ và có những giấc mơ đậm chất linh tính” [2,94]. Tự truyện của ông cũng đầy những yếu tố huyền ảo, và tác giả cũng xem tự truyện của mình như một trò chơi của tiểu thuyết. Do đó, truy nguyên ý nghĩa tiểu thuyết từ tiểu sử, hoặc tìm ý nghĩa cho tiểu sử từ tiểu thuyết, đó chẳng qua cũng chỉ là những sự phán đoán ý nghĩa đối với một văn bản tự sự, bao gồm những diễn ngôn bất hủ của tình yêu.
---------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Gabriel Garcia Marquez (2004), Tình yêu thời thổ tả, Nxb văn học, Hà Nội.
2. Gabriel Garcia Marquez (2007), Sống để kể lại, Nxb Thành phố Hồ Chí minh, Tp Hồ Chí Minh.
VanVn.net - Diễn ngôn tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả, xét trong tương quan liên văn bản với tiểu sử của nhà văn được trình bày trong tự truyện Sống để kể lại, đã giúp chúng ta khám phá được nhiều mã nghệ thuật đầy thú vị. Trước tiên, chúng ta có bốn diễn ngôn tình yêu thành viên trong cấu trúc diễn ngôn chung của cuốn tiểu thuyết, và xét trong tương quan với tiểu sử tác giả, thì bốn diễn ngôn ấy được xây dựng dựa trên cảm hứng của bốn diễn ngôn tình yêu đã được trình bày trong tiểu sử.
Tác giả Phan Tuấn Anh
Bốn diễn ngôn tình yêu cơ bản đã được chính tác giả trình bày trong tự truyện của mình bao gồm:
Bảng các diễn ngôn tình yêu được trình bày trong tiểu sử của G.G.Marquez
TT |
Chủ thể của diễn ngôn |
Phạm vi ảnh hưởng đối với các diễn ngôn tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả |
A |
Câu chuyện tình yêu giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez (bố và mẹ của G.G.Marquez) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Juvenal Urbino và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình |
B |
Câu chuyện tình yêu giữa Nicolas Ricardo Marquez Meija với Tranquilina Iguarán (ông bà ngoại của G.G.Marquez) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình |
C |
Câu chuyện tình ái giữa Gabriel Garcia Marquez và những người tình |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và những người tình - Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Juvenal Urbino và Barbara Lynch |
D |
Câu chuyện tình yêu giữa Gabriel Garcia Marquez và Mercedes Barcha (G.G.Marquez và vợ) |
- Ảnh hưởng lên diễn ngôn tình yêu của Florentino Ariza và Fermina Daza |
1. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez
Đây là diễn ngôn tình yêu của chính bố và mẹ của G.G.Marquez, mối tình đóng vai trò quan trọng và chủ yếu nhất nhằm phác thảo nên diễn ngôn tình yêu bất hủ giữa F.Ariza và F.Daza. Một mối tình mà tác giả ngay từ đầu đã tự nhận: “Tôi lại phải tự giam mình viết một cuốn tiểu thuyết về các ông bà già”[2,620], và đó chính là câu chuyện tình trắc trở của chính bố mẹ ông: Tình yêu thời thổ tả . Chúng ta có thể nhận thấy vô số điểm tương đồng giữa mối tình của bố và mẹ tác giả với mối tình bất diệt giữa F.Ariza và F.Daza.
Lịch sử mối tình giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez còn được phóng chiếu đậm nét lên mối tình vĩ đại của F.Ariza và F.Daza dựa trên một số điểm chính như sau:
- Hoàn cảnh nảy sinh tình yêu: Gabriel Eligio Garcia đã bắt gặp Luisa Santiaga Marquez lần thứ hai bên một gốc cây bàng, và khi đó trái tim của Gabriel Eligio Garcia đã vĩnh viễn thuộc về Luisa Santiaga Marquez trong suốt cả cuộc đời, cho dù có khi ông làm bà đau khổ [2,70]. Hoàn cảnh nảy sinh tình yêu này luôn gặp phải sự kềm tỏa của một người thứ ba đúng như trong tiểu thuyết (bà cô Scholastic), đó là sự có mặt của bà bác Francisca Simodosea luôn đi theo cùng nhằm kèm cặp một tiểu thư F.Daza nhà gia giáo. Những cánh hoa trà tỏ tình của F.Ariza với F.Daza trong tiểu thuyết chính là một sự khúc xạ của những cánh hoa hồng mà Gabriel Eligio Garcia đã tặng cho Luisa Santiaga Marquez trong đời thực [2,71].
- Xuất thân của đôi lứa: có thể nói bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả là một bi kịch có tính phổ biến đến điển hình trong những diễn ngôn tình yêu lừng danh trên thế giới: bi kịch về thân phận không tương xứng, đặc biệt là sự không tương xứng giữa một chàng trai xuất thân hèn kém, nghèo khó với một nữ quý tộc hoặc giàu có. Cả Luisa Santiaga Marquez cũng như F.Daza là một thiếu nữ lá ngọc cành vàng, con gái của một gia đình thế lực.
- Sự ngăn trở của gia đình: Bắt nguồn từ sự bất tương hợp về nguồn gốc xuất thân, bi kịch tình yêu tất yếu sẽ diễn ra bởi sự ngăn cấm từ phía gia đình đối với mối tình của con trẻ. “Đó là một cuộc chiến không khoan nhượng. Ông ngoại tôi cố đứng ngoài cuộc nhưng chính bà ngoại đổ riệt hết mọi trách nhiệm, vì bà đã nhận ra ông không hoàn toàn vô tội trong vụ này” [2,74]. Như vậy, Luisa Santiaga Marquez khác với F.Daza ở chỗ, nếu F.Daza chống chọi lại với người bố Lorenzo Daza thực dụng và chuyên quyền, thì Luisa Santiaga lại chủ yếu đấu tranh với người mẹ Tranquilina Iguarán cũng quyết liệt và không khoan nhượng như chính nàng. Giữa F.Daza và Luisa Santiaga chỉ có một điểm khác biệt, Luisa Santiaga đã chiến thắng trở lực từ phía gia đình bởi cô luôn kiên định với tình yêu bất diệt của mình. Ngược lại, F.Daza đã bị trở lực thuyết phục bởi bản tính thất thường và có phần tự yêu chính mình của nàng. Nhưng rõ ràng, hiện thực thuần túy là không đủ cho một sáng tạo nghệ thuật, một tác phẩm cần thêm những hư cấu mang tính bi kịch, cũng giống như một tình yêu được thánh hóa là một tình yêu với cả những lỗi lầm, kiêu hãnh, sự phản bội và những nỗi đau.
Tuy nhiên, sự ngăn trở của gia đình Marquez cũng không phải là phi lý, bởi Gabriel Eligio Garcia là một chàng trai phóng túng trong đời sống tình dục, với vô số người tình và bốn đứa con rơi.
- Hai cuộc hành trình: Nếu trong Tình yêu thời thổ tả, F.Daza thực hiện đến ba cuộc hành trình để tìm thấy tình yêu đích thực với hai người đàn ông (J.Urbino và F.Ariza), đó là hành trình “lưu đày” nhằm cách ly F.Ariza, hành trình nếm trải trái cấm bằng tàu thủy và đến châu Âu hưởng tuần trăng mật, hành trình phục hưng tình yêu trên dòng sông Magdalena với lá cờ báo hiệu bệnh thổ tả, thì Luisa Santiaga cũng phải thực hiện đến hai cuộc hành trình. Trước tiên là cuộc hành trình lưu đày nhằm cách ly với Gabriel Eligio Garcia. Đó thực sự không phải là một chuyến du lịch, mà thực sự là một cuộc hành xác lưu đày bởi tội lỗi của tình yêu.
Chuyến đi thứ hai là cuộc hành trình đường thủy nhằm nếm trải hương vị tình yêu trong tuần trăng mật, “trong đêm tân hôn trên khoang thuyền buồm bất hạnh bị gió bão dập vùi không thương tiếc ở Riohacha” [2,76]. Chính hành trình thụ hưởng tình yêu này đã làm nguyên mẫu cho chuyến hành trình trăng mật của bác sĩ J.Urbino và F.Daza, nơi Marquez đã dành những đoạn văn lãng mạn nhất, gợi tình nhất nhưng cũng nhân văn nhất nhằm phác họa. Và như thế, mối tình giữa Gabriel Eligio Garcia và Luisa Santiaga Marquez còn là nguyên mẫu cho diễn ngôn câu chuyện tình yêu giữa J.Urbino và F.Daza. Từ nhận định trên, chúng ta có thể rút ra một điều thú vị, Gabriel Eligio Garcia là nguyên mẫu cho cả hai nhân vật tình địch đến truyền kiếp đó là F.Ariza và J.Urbino. Điều kỳ lạ này là một sự sáng tạo táo bạo của G.G.Marquez, khi chỉ dùng một nguyên mẫu có thực để làm cảm hứng nhằm viết nên hình tượng hai người đàn ông đi qua cuộc đời của một người phụ nữ (F.Daza), trong đó, một người (F.Ariza) đã dành cả cuộc đời chỉ để chờ cái chết của người kia xảy ra, nhằm phục hưng một tình yêu bất diệt, còn người kia, đã dành cả cuộc đời trường thọ của mình (J.Urbino) nhằm thử thách chính tình yêu bất diệt ấy.
2. Diễn ngôn tình yêu của Nicolas Ricardo Marquez Meija với Tranquilina Iguarán
Đây là diễn ngôn tình yêu của ông bà ngoại của G.G.Marquez, mối tình có vai trò ít quan trọng hơn diễn ngôn A (giữa bố và mẹ tác giả), nhưng cũng đem lại nhiều điều thú vị.
- Thứ nhất: Chính ông ngoại Nicolas Ricardo Marquez Meija cũng góp phần tạo nên cảm hứng giúp tác giả xây dựng nên nhân vật F.Ariza u sầu, si tình nhưng phóng túng và tham dục. Trong Tình yêu thời thổ tả, đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija mặc dù phản đối cuộc hôn nhân của con gái yêu Luisa Santiaga với một chàng trai phóng túng, nhưng ngay chính bản thân ông, cũng là một người tham dục hào hoa hơn cả con rể tương lai của mình. Thuộc tính hào hoa tham dục của cả ông ngoại và cha mình đã được Marquez kết hợp nhằm sáng tạo nên một F.Ariza với lịch sử huy hoàng hơn 620 mối tình chính thức và vô số những cuộc tình chớp nhoáng.
Nhưng đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija không chỉ là nguyên mẫu cho nhân vật F.Ariza, mà còn mang lại cảm hứng cho nhân vật J.Urbino, hai nhân vật vốn dĩ là tình địch của nhau hơn nửa thế kỉ trong tiểu thuyết. J.Urbino là một chàng trai quý tộc, ứng xử thanh nhã, yêu vợ hết mực nhưng cũng phản bội một lần trong suốt 51 năm hành trình hôn nhân. Đại tá Nicolas Ricardo Marquez Meija có một cuộc đời tương tự; và hơn nữa, ông có một tai nạn ghi đậm dấu ấn lên cái chết của J.Urbino. Chúng ta sẽ có một sự so sánh nhỏ về mặt văn bản như sau:
Tình yêu thời thổ tả |
Sống để kể lại |
“Bác sĩ Juvenal Urbino tóm lấy cổ con vật, reo lên với ngữ điệu đầy đắc thắng: Ca y est! Nhưng ngay lập tức ngài phải thả nó ra vì cái thang đang trượt đi dưới chân ngài, rồi ngài bị hất ra khỏi chiếc thang, lơ lửng trong không trung. Trong cái giây lát ngắn ngủi này ngài kịp hiểu ra rằng mình đã chết…” [1,72-73] |
“Vào một buổi sáng, vì mải đuổi bắt con vẹt mắt kèm nhèm vụt bay lên đậu trên tháp nước, đến khi tóm được cổ nó thì ông ngoại bị trượt tay vịn cầu thang và ngã xuống đất từ độ cao bốn mét” [2,113]. |
Sự khác nhau giữa hai đoạn văn bản trên chỉ nằm ở mức độ của sự kiện, một bên là một tai nạn nhưng may mắn thay ngài đại tá vẫn sống sót, còn một bên là cái chết của bác sĩ J.Urbino, điều kiện cần thiết để cuốn tiểu thuyết bước sang một giai đoạn mới.
Bà ngoại Tranquilina Iguarán cũng là chất liệu nhằm giúp Marquez sáng tạo nên câu chuyện tình bất diệt của F.Daza và F.Ariza, bởi vì tính cách ngang bướng, quyết liệt của bà đã được phóng chiếu lên con lừa cái bướng bỉnh F.Daza khá rõ. Ngoài việc trở thành nguyên mẫu cho nhân vật F.Daza, bà ngoại Tranquilina Iguarán còn mang lại cảm hứng cho Marquez trong việc sáng tạo nên hình tượng người mẹ Transito Ariza trong những năm cuối đời, với sự lẩn thẩn đáng yêu và sự đắm chìm trong những cơn mê ảo nhầm lẫn kí ức.
3. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Garcia Marquez và những người tình
Trong tự truyện Sống để kể lại, và cuốn tiểu thuyết mang màu sắc tự thuật Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, G.G.Marquez đã viết về tiểu sử của chính mình như một nhân vật mang dáng dấp của F.Ariza u buồn, si tình nhưng đầy phóng túng. Trong mối quan hệ giữa G.G.Marquez và những người tình, có thể nhận thấy một số đặc điểm gần như tương đồng với các mối quan hệ tình ái của F.Ariza, và phần nào đó là câu chuyện tình ái của J.Urbino, đó là:
- Vụng trộm với các bà quả phụ, các quý bà ngoại tình: Thông qua các văn bản có tính chất tự thuật lại tiểu sử của mình, chúng ta có thể thấy đặc điểm đầu tiên cần xét đến trong mối quan hệ tình ái giữa Marquez với những người tình, đó là rất hiếm có những cô gái nào còn trẻ và chưa có gia đình. Đa phần những người tình của ông là những bà góa, những mệnh phụ xa chồng, chán chồng hoặc chồng chê. Chính sự quyến rũ kì lạ và một niềm đam mê khó tả với một người đàn bà lai đen có tên Martina Fonseca, đã trở thành cảm hứng giúp Marquez sáng tạo nên mối tình vụng trộm duy nhất của bác sĩ J.Urbino với B.Lynch – cũng là một người phụ nữ trí thức lai đen. Lần phản bội vợ duy nhất trong cả cuộc đời đứng đắn, đạo mạo và tôn trọng đạo đức của bác sĩ J.Urbino chỉ có thể đến từ sức hút mãnh liệt của B.Lynch, một hình tượng kết hợp được sức mạnh của bản năng (lai da đen) và sức mạnh của tri thức (tiến sĩ thần học).
Một mối tình vụng trộm nhớ đời khác của G.G.Marquez, đó là sự cố ngoại tình và bị bắt quả tang với Nigromanta, quý bà hai mươi tuổi và có nước da màu ca cao (lai). Chính mối tình với Nigromanta được kết hợp với mối tình với M.Fonseca, đã được Marquez sáng tạo nên mối tình giữa F.Ariza với Auxenhxia Sangtande – một quý bà năm mươi tuổi, vợ của thuyền trưởng Rosenlo de la Rosa. Có thể nói, một loạt những mối tình vụng trộm, bí mật, chớp nhoáng và đầy màu sắc tính dục giữa F.Ariza với Rosamba, Naxaret, Sangtande, Xara Noriega, Olympia Xuleta, các bà góa… là một phần làm nên sắc màu tình yêu đa dạng trong Tình yêu thời thổ tả. Nó chỉ ra mặt bản năng phồn thực tất yếu của tình yêu, nhưng đồng thời cũng làm rõ những năm tháng trống rỗng và cô đơn của F.Ariza trong sự chờ đợi và vết thương lòng mà tình yêu bất diệt với F.Daza gây ra.
- Đa bạn tình và thường xuyên quan hệ với gái điếm: Như đã trình bày ở trên, lịch sử tình ái của Marquez được tổng kết với vô số các cuộc tình, cả chớp nhoáng và cả sâu sắc, cả với gái làm tiền và cả với những quý bà mệnh phụ. Trong các sáng tác của G.G.Marquez, gái điếm là một đối tượng thẩm mỹ. Những cô gái điếm biểu trưng cho niềm đam mê khoái lạc mãnh liệt từ phía nam giới, thể hiện quyền uy của giới nữ trong năng lực tính dục, đồng thời biểu hiện cho một nền văn hóa với nhiều sa đọa và cũng đầy cởi mở trong tình ái. Một con số bạn tình chính xác và đáng tin cậy rõ ràng là không cần thiết, bởi ít người đàn ông nào có thể nhớ hết những mối tình đã qua khi đã trở về già, hơn nữa, cần nhớ rằng, những con số cụ thể trong các sáng tác của Marquez là một thủ pháp huyền ảo hóa hiện thực. Chính những con số khổng lồ và có vẻ chính xác đã biến niềm tin vào sự huyền ảo trở nên minh tường và xác tín, đây là điều nhà văn từng thổ lộ về bút pháp của chính mình. Điều chúng ta có thể rút ra được và có thể tin, đó là Marquez đã quan hệ lần đầu tiên với một gái điếm, trong một hoàn cảnh mà cô ta chủ động hoàn toàn trước một đứa trẻ ngây thơ [2,220]. Chính kí ức này đã được phóng chiếu vào mối tình của F.Ariza và Rosamba trong Tình yêu thời thổ tả, và lần làm tình đầu tiên của nhà báo già trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Chính nền văn hóa đậm tính Carnaval của vùng Caribean, cộng với kinh nghiệm tính dục đến từ thời thơ ấu với những cô gái điếm, không gian văn hóa nhà chứa, đã biến cuộc đời của Marquez và cả những nhân vật của ông trở thành những người lãng du tình ái trên mặt đất. Những người đàn ông luôn suốt đời tâm niệm: “chính đàn bà đã giữ gìn thế giới này” [1,103].
- Luôn luôn u sầu: Mặc dù là một người sôi nổi, nhưng Marquez và nhà báo già trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi đều là những người có bộ dạng u sầu trong tình ái. Marquez thường mang một ám thị về ngoại hình xấu xí và u buồn trong những tác phẩm ông viết ra. Sự tự kỷ tinh thần ấy đã góp phần làm cho những nhân vật nam đa tình của ông có một sức hút mãnh liệt từ nội tâm u uất của mình. Còn trong Tình yêu thời thổ tả, F.Ariza được miêu tả là một chàng trai “Ngay từ dạo ấy cậu đã là một thanh niên gầy gò, có mái tóc xõa được chải sáp thơm và đeo kính cận, và cặp kính dày càng làm tăng vẻ cô đơn của cậu” [1,89]. Hoặc nhận định một cách cô đúc như lời của F.Daza về F.Ariza: “Anh ấy xấu trai và buồn… nhưng là cả một khối tình” [1,207].
4. Diễn ngôn tình yêu của Gabriel Garcia Marquez và Mercedes Barcha
Mối tình giữa G.Marquez với Mercedes Barcha - người vợ duy nhất trong cả cuộc đời mình, nằm ở một vị trí khiêm tốn hơn, nhưng lại mang nhiều cảm hứng xuyên chảy ẩn ngầm trong Tình yêu thời thổ tả. Có thể tìm thấy một dấu vết đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết về M.Barcha, đó là: “Tại làng Magăngnhê, quê của Mercedes, họ lấy củi lên tàu cho những ngày còn lại của chuyến đi” [1,529]. Chính trong lúc này, người kể chuyện đã sử dụng lối kể vi phạm quy ước (dẫu vô tình hay cố ý), bởi vì hắn ta (người kể chuyện) đã tự đồng nhất mình và tác giả, đem một địa danh và một con người (Mercedes) chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với tiểu sử tác giả, chứ không hề có vai trò gì trong cuốn tiểu thuyết (cả về nội dung và thi pháp) vào trong diễn ngôn của văn bản. Từ trước đến sau, cho dù là cuốn tiểu thuyết có sử dụng nhiều yếu tố tự thuật lại tiểu sử của bản thân và gia đình, nhưng Tình yêu thời thổ tả vẫn là sản phẩm hư cấu hoàn chỉnh, một cuốn tiểu thuyết đúng nghĩa của nó. Tức là, mọi sự quy chiếu về tiểu sử chỉ có thể dùng tư liệu từ các văn bản có tính tự thuật khác, và cũng chỉ phục vụ cho việc cắt nghĩa các quan hệ tiểu sử này từ góc độ liên văn bản, chứ bản thân cuốn tiểu thuyết vẫn mang nghĩa tự trị của nó. Duy chỉ có riêng chi tiết đưa hình tượng Mercedes vào trong văn bản, một hình tượng không số phận, không tính cách, không tiểu sử là một trường hợp đặc biệt. Và chúng ta – những bạn đọc sẽ hoàn toàn không hiểu M.Barcha là ai mà lại ngẫu nhiên và đường đột xuất hiện vào cuối tác phẩm. Sự xuất hiện này mang ý nghĩa gì, hay chỉ là một triệu chứng mê sảng “thổ tả” của tác giả khi quá say mê với mối tình F.Ariza và F.Daza?
Để tìm hiểu M.Barcha là ai, và sự xuất hiện của nàng có vai trò gì trong tác phẩm, chúng ta cần sử dụng phép liên văn bản, nhằm khảo cứu lại tiểu sử của tác giả. Mercedes Barcha là con gái của dược sĩ ở Sucre, người vợ mà G.G.Marquez đã mạnh bạo: “đặt vấn đề hôn nhân khi em mới mười ba tuổi” [2,466]. Một mối tình bắt đầu ngay từ khi cô gái mới mười ba tuổi, và tồn tại cho đến ngày trái tim si tình chết đi, vậy là quá rõ để bạn đọc có thể nhận ra bóng hình và độ tuổi của F.Daza (cũng nhận được lời tỏ tình của F.Ariza năm mười ba tuổi). Những cảm thức về một người con gái trong trắng, hồn nhiên, gia giáo và đầy sức cuốn hút thánh thiện mà Marquez đã mang theo trong tim suốt cả cuộc đời về M.Barcha rõ ràng đã là nguồn cảm hứng bao la giúp cho nhà văn sáng tạo nên nhân vật F.Daza không một dòng gượng ép. Trong tự truyện của mình, Marquez hồi tưởng lại: “Ở đó, nàng giống như một pho tượng đang ngồi suy tư ở bậc cửa ra vào. Ở đó người con gái thanh mảnh mà tôi từng yêu say đắm đang ngồi trầm tư mông lung trong bộ đồ màu xanh viền ren màu vàng hợp mốt với mái tóc ngắn” [2,597]. Hơn nữa, người vợ thủy chung và dịu hiền của ông còn là người hỗ trợ tài chính cho nhà văn trong những năm tháng Marquez chỉ đắm chìm trong chữ nghĩa: “Tôi có thể viết lách được là nhờ Mercedes gánh vác cả thế giới trên lưng mình” [2,616]. M.Barcha như thế, rõ ràng không chỉ là một cái tên ngẫu nhiên, mà là một dấu ấn tinh thần, một cội nguồn cảm xúc, một sự hàm ơn trong tình yêu, những ý nghĩa chỉ có thể có được nhờ khảo cứu những văn bản khác trong quan hệ liên văn bản với cuốn tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả.
G.G.Marquez từng có một nhận định rằng: “Tôi không phải cố công gì nhiều, chẳng qua tôi là kẻ như được đi cạnh luống hoa tươi và có toàn quyền được ngắt những bông hoa đẹp nhất” [2,607]. Những bông hoa tươi đó chính là một tiểu sử, một cuộc đời đầy ắp những câu chuyện tình yêu, trên cả phương diện lãng du, chung tình, si tình và trái đắng. Chính một tiểu sử mang đầy tính “tiểu thuyết” đó của ông và những người thân, đã giúp nhà văn sáng tạo một cách tự nhiên, không gượng ép nhưng cũng đầy chất thơ và những nét huyền ảo, phóng đại. Chúng ta không có cơ may nào để đến với tiểu sử đích thực của tác giả từ cuốn tiểu thuyết, thậm chí là những văn bản viết về tiểu sử của mình do tác giả tự viết nên cũng không thể giúp đỡ gì hơn. Vì một hiện thực toàn vẹn và chân thật là cái đã mất đi, cái mà giờ đây chỉ có thể phóng chiếu qua ngôn ngữ, với một chủ thể trần thuật đầy dụng ý hư cấu. Và khốn thay, ngay cả đối với những sự thật gần như quan trọng nhất nhằm truy nguyên tiểu sử, thì với chính tác giả của nó, bằng một sự tự thú thật thà đến chân thành, Marquez cũng không thể nào phân biệt đó là kí ức thật sự hay chỉ là những giấc mơ. “Cảnh tượng thì rõ ràng trong kí ức của tôi, nhưng sự thật thì chưa chắc có trong thực tế… khiến tôi có những kỉ niệm này từ trong bụng mẹ và có những giấc mơ đậm chất linh tính” [2,94]. Tự truyện của ông cũng đầy những yếu tố huyền ảo, và tác giả cũng xem tự truyện của mình như một trò chơi của tiểu thuyết. Do đó, truy nguyên ý nghĩa tiểu thuyết từ tiểu sử, hoặc tìm ý nghĩa cho tiểu sử từ tiểu thuyết, đó chẳng qua cũng chỉ là những sự phán đoán ý nghĩa đối với một văn bản tự sự, bao gồm những diễn ngôn bất hủ của tình yêu.
---------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Gabriel Garcia Marquez (2004), Tình yêu thời thổ tả, Nxb văn học, Hà Nội.
2. Gabriel Garcia Marquez (2007), Sống để kể lại, Nxb Thành phố Hồ Chí minh, Tp Hồ Chí Minh.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn