VanVN.Net - Quả đây là những câu thơ rất khó xuống dòng: “Mắt chưa kịp cười, mắt kia đã khóc. Niềm vui như mụn vá mới mà nỗi buồn như tấm áo cuối đời - luôn song hành cùng tôi” bởi dòng cảm nghĩ của nhà thơ cứ triền miên không dứt. Vẫn dòng cảm nghĩ ấy, nhưng khi viết về nhà thơ Bùi Giáng thì chừng mực, trân trọng mà vẫn tả được chân dung một người rất khó tả, tài: “Một chân bước về bên kia: vĩnh cửu/ Một chân còn nán lại cõi trần chơi.” Tả nhà thơ Chim Trắng chưa thật tài lắm, nhưng cùng đầy yêu mến thiêng kính: “Một cánh chim trời từng lộng gió/ Bây giờ nhường lại để… thơ bay”.
Nhưng cũng nhiều bài nhạt quá, nhất là những bài ngâm vịnh, thăm thú cứ tự trôi đi hoặc lẫn đâu đó vào dòng chảy ồ ạt.
SONG HÀNH
Tôi nhặt lên niềm vui ai đó bỏ quên bên đường phố, thả vào chiếc cốc cuộc đời. Niềm vui lặn xuống đáy, còn nỗi buồn tràn ra ngoài miệng cốc. Niềm vui vay mượn không hề sủi bọt trong chính đời tôi. Nỗi buồn của ai cứ quấn lấy tôi như máu thịt.
Đêm cô đơn. nỗi buồn bò trên da lưng tê tê những bàn chân nhện. Xoáy vào trong khói thuốc tôi phả qua đình màn. Một nỗi buồn bị cắt thành trăm nỗi buồn. Trăm nỗi buồn bay đi trăm phương để sáng nay màu sương bàng bạc. Để sáng nay, nỗi buồn bám răn reo trên mặt người hành khất; trên đôi nạng gỗ không tiền tân trang màu sơn lở loét; trên mái tóc khô rơm còng queo của em bé bụi đời...
Sự chênh lệch nỗi buồn - niềm vui như Trời với Đất. Hôm nào cô bé bán bia ôm gục đầu vào vai tôi khóc suốt, em không nhận những đồng tiền thương xót của tôi. Lại hôm qua, cô bé nhà bên đi mừng sinh nhật bạn, chiếc xe đạp mi ni Tàu không cánh mà bay..
Mắt chưa kịp cười, mắt kia đã khóc. Niềm vui như mụn vá mới mà nỗi buồn như tấm áo cuối đời - luôn song hành cùng tôi.
NƠI ẤP TRỨNG *
Trứng Rồng nở ra Rồng! Lũ Rồng con chúng tôi lớn lên trong chiếc tổ cong cong hình chữ S, đầu gối lên núi Bắc, chân gác sóng biển Nam. Chiếc tổ như dáng rồng bay lượn, như dáng hình con sóng, chênh vênh bên nước bên non, chênh vênh nối Trời với Đất.
Lũ Rồng con không vương miện, không lòe loẹt sắc màu, ở với đất có màu nâu bùn đất; ở với rừng nhuốm màu chàm, màu lục; ở với sông có vẩy bạc, vây trong. Trăm năm rắn thành tinh. Ngàn năm Rồng cứ là Rồng, giữa vần vũ mây mưa vẫn mơ màng phun châu nhả ngọc.
Những nhà thông thái nói: "Mọi sinh vật bắt đầu từ nước" (?) Mẹ tôi bảo: "Cá Gáy vượt thác Vũ Môn để hóa ra Rồng!" Tôi đến Vũ Môn, nơi giao thoa giữa Trời và Đất, thấy ngọn thác từ chín tầng trời rơi vào trang cổ tích, thấy chín tầng mây chất chồng lẫn vạt ngô non. Có phải cha ông tôi xưa dựng nên đỉnh Giăng Màn cho Cá Gáy hóa Rồng qua màn mây trướng gió? Gió chẳng vô tình, mây không buông thả, cứ hát khúc ngàn năm con cháu Tiên - Rồng...
Em nhìn kia: phía ráng đỏ là cuối dòng sông - nơi lát nữa vừng dương sẽ mọc, nơi gặp gỡ của nguồn non mạch nước và con đò đêm chúng mình sẽ cặp bến Long Ngâm.
Long Ngâm, vẫn là những thân rồng xoắn quện vào nhau thành hình hài xứ sở. Đã nghe nồng mặn xóm diêm, xóm chài, gió lay bờ đá, muôn âm thanh hòa tấu tự Thiên Cầm vọng mãi Đèo Ngang. Kỳ vĩ vì thắng cảnh, xúc động bởi chiến công, một dải non xanh nước biếc trập trùng mà hội tụ bao thăng trầm lịch sử. Đứng ở nơi đây em có nghe tiếng đàn trời phả vào trong âm âm sóng gió: tiếng Mười vạn tiền quân cùng Lý Thường Kiệt vượt Đèo Ngang vào Ô, Rí bình Chiêm; Mười vạn hậu quân reo làm an lòng vua Trần và quân dân Đại Việt; Mười vạn trung quân theo voi Nguyễn Huệ đập tan lũ xâm lược kiêu hùng. Đứng ở đây nhìn ra ba phía núi, những vỏ trứng rồng lúp xúp ẩn hiện mây mưa, tôi biết rõ vỏ trứng nào sinh đế, sinh vương, vỏ trứng nào sinh thi nhân, dũng tướng.
Cám ơn Mẹ Âu Cơ khéo khâu chiếc tổ rồng cheo leo trên bán đảo, để khúc ruột miền Trung thành nơi ấp trứng sinh nở anh hào; những đứa con của Long Quân vươn vai đi mở nước không vương miện trên đầu mà rực rỡ trời sao.
Và chính em - những gái cưng của Mẹ, đảm đang, chung thủy, dịu hiền - em chẳng biết mình là vành nôi của bao thế hệ, lời ru ngọt ngào cho đất nước hồi sinh.
LAY THỨC
Tình cờ tôi tìm được cuốn lý lịch ông tôi chuột đã gặm bốn bề, nanh vuốt thời gian bập vào quá khứ, từng con chữ long lanh như mảnh thủy tinh vỡ soi vào tôi bằng giọt mắt ngấn sương. Chẳng hiểu vì bận bịu hay vô ý thức mà tôi đánh mất dần những gì còn lại của tổ tiên, đánh mất một thời vinh quang và cay đắng. Để lúc chiêm ngưỡng các tượng đài, lướt qua nhà truyền thống, tôi trầm trồ thán phục như trước các chiến tích siêu nhân. Thì ra lũ chuột thính mũi nhọn răng lại ưa máu thịt cha ông đẫm trong lịch sử...
Trước mặt tôi là Ngày Mai. Sau lưng tôi là Quá Khứ. Tôi đón nhận Ngày Mai dửng dưng. Tôi vĩnh biệt Hôm Qua thờ ơ như người buồn ngủ. Tôi vô tư nuốt những tháng ngày ngắn ngủi tạo hóa ban cho. Ngửa mặt lên trời tu chén rượu. Liếc mắt xuống đất kiếm nụ hoa... Bầu trời đầy mây bông mà tôi không nghĩ được tôi chẳng thể nào so với những chùm mây lơ đãng ấy: mây hợp, mây tan, mây rữa thành mưa bụi nhưng mây vẫn là mây trong vũ trụ xoay vần. Bông hoa nào cũng xinh tươi và mới mẻ, bên cạnh bông đang chuyển nụ còn chỗ của bông hôm qua đã tan vào gió chẳng để lại hình hài. Tôi không được như mây: tái tạo. Tôi không được như hoa: rực rỡ một thời. Tôi là tôi thôi: lu mờ, hờ hững, nhỏ nhoi... nếu sôi động chút nào (có chăng) cũng vì miếng ăn tấm mặc, cũng vì gió lay mưa thức trong xôn xao chợ búa kiếp người.
Tôi là tôi thôi - kẻ mắc nợ trần gian như Chúa Chổm. Nợ bầu trời một ngụm ô xi, nợ cánh đồng một bông lúa chín; nợ mẹ đôi bầu sữa lép với câu đò đưa bên cánh võng ngọt ngào. Tôi nợ giọt mồ hôi trượt qua nếp hằn trên trán bố, nợ cây đa đầu làng chìa râu cho tôi đu võng tuổi thơ. Tôi nợ con sông quê khi vùi tấm thân lấm láp của mình giữa dòng trong vắt, sông gột rửa tôi bằng giọt lòng, gạn những gì tôi bỏ lại, lắng đọng đôi bờ thành dịu ngọt phù sa.
Tôi là tôi thôi, một sớm giật mình nhìn những mẩu chữ thủy tinh chuột gặm, cuống cuồng chạy đi nhặt nhạnh chắp nối quá khứ tiền nhân, ông cha tôi chứ đâu phải thiên thần; những mẩu chữ xếp vào nhau thành sợi xích kéo tôi ngược dòng thời gian nhưng không lạc vào vườn cổ tích; nơi tôi đến là nơi rất thực và tôi đã tìm ra báu vật của mình.
Lịch sử ông cha, lịch sử xuyên qua nắng - mưa - máu - lửa. Những trang huyền thoại kia truyền từ đời này sang đời nọ là để làm thi vị hóa cuộc trường tồn gian khổ trên dải đất chênh vênh. Lịch sử ông cha tôi có hình dạng tảng băng: một phần nổi, ba phần chìm - kẻ vô tâm chẳng thể nào hiểu được.
Ai dám bảo chín mươi chín đỉnh non Hồng không phải là ẩn số? Ai chưa dám tin Kinh Dương vương từng tọa lạc nơi này? Đàn chim phượng vô tình vỗ cánh hay tôi vô tình để một mắt xích còn lưu lạc nơi đây?
Đừng dùng mũi xà beng cậy vào đá núi mong khơi lên cổ vật ngàn đời. Dưới đám mây ảo mờ Hương Tích, nàng Diệu Thiện ôm nguyệt cầm cất tiếng hát khơi vơi. Nàng kể về giải đất hẹp phơi mình trong gió cát, những người nông dân một nắng hai sương tần tảo nuôi đời; rằng giọt mồ hôi trên hạt thóc, củ khoai cũng mặn không kém gì muối chưng lên từ biển; rằng: chẳng phải ngẫu nhiên mà hạt lúa cũng tự mình hai đầu biết nhọn; rằng: dòng Lam xanh trong bởi có đầu nguồn Ngàn Sâu, Ngàn Phố xanh trong. Cám ơn nàng đã cho ta lẽ sống: cội nguồn.
Nàng kể: từ nền Trang Vương nhìn ra bốn phía, phía nào cũng đầy ắp giai điệu thi - phú - dân ca; lời kẻ sĩ mịn như Hoa Tiên, đẹp như Kiều, nghênh ngang như Uy Viễn; lời phường cấy, phường cày mộc mạc giọng đò đưa; thiết tha câu phường vải, ca trù...
Nàng kể về những chiếc áo tơi xù lông trong nắng hạ, những cặp môi chín trầu thắm đỏ buổi chiều đông cứ xôn xao bốn phía ruộng đồng lời vấn vít yêu đương cùng bao chuyện nhân tình - thế sự...
Cái giàu đang ở tương lai. Cái nghèo chưa thành quá khứ. Những câu ca muôn thuở dăng mắc cõi lòng.
DÁNG MẸ
Con không hình dung nổi Mẹ khi dẫn đàn con đạp núi xuống đồng bằng; con chẳng thể hình dung những ngón chân trần lần đầu tiên víu lên mép biển. Mái nhà Đông Trường Sơn thì dốc thế kia, lổn nhổn đá tai mèo trắng lòa mép sóng.
Bàn tay không của người mẹ trẻ, những bàn tay không của đám trai tráng đang khao khát trưởng thành, từ cheo leo làng bản xuống chài lưới định canh, con ốc con cua bữa đầu thay tôm cá.
Ai trong số những người con của Mẹ trở thành thần Khoai, thần Lúa? Ai đóng cối xay? Ai ghép ván lướt thuyền? Mảnh buồm đầu tiên căng gió ra khơi làm bằng vỏ cây hay bằng phên tre nứa?
Cô gái nào là dâu đầu chị cả biết kết nón quai thao, biết đan áo tơi chằm? Điệu hát đầu tiên ru trẻ dưới đồng bằng có na ná câu then câu lượn?
Ai cho con tằm ăn lá dâu thay lá sắn để kén thành tơ, tơ thành lụa, mớ ba mớ bảy dập dìu? Vôi bạc trầu cay đắng chát hạt cau ai ghép chúng nên đôi nên lứa?
Cha độc mộc ngược sông Hồng, sông Mã. Mẹ nhớ thương đâu bến đợi, bến chờ? Bình minh lên sau những gọng vó bè, hoàng hôn rớt cuối lửa nương, khói rẫy.
Cha và Mẹ giã từ hạnh phúc lứa đôi đi tìm miền Đất Hứa, dời núi chuyển non tạo lập đồng bằng. Rất nhiều năm sau người châu Âu rẽ sóng dõi trăng tìm ra châu Mỹ, châu Đại Dương - cũng vẫn từ đam mê chinh phục.
Mẹ là người đàn bà đầu tiên trong cổ tích dựng nước non bằng một bọc trứng Rồng.
Đất nước vững bền tự bốn ngàn năm, ai tạc nổi dáng hình của Mẹ?
Trước cây si Buôn Đôn
Rừng núi muôn năm lắng vào gốc si già, già mà vẫn tỏa lan nghìn mạch sống.
Bám vào đất, vào sông, vào mưa, vào nắng, cuộc sống trường tồn qua mỗi búp non tơ. Những mầm xanh xanh đến không ngờ; độc lập, cộng sinh: đất trời hòa quện. Sông cứ chảy, gió cứ xô, mây cứ trôi, thời gian đi và đến... gốc si này bám chặt với Buôn Đôn.
Rừng thiếu đất cây bám vào sông? Sông chảy về đâu? Cây níu sông ở lại. Dòng Sê Rê Pốc quẩn quanh trước khi về xa ngái - phải tình rừng quấn quýt quá sông ơi? Qua dáng cây thấy dáng núi, dáng người: tồn tại, kế thừa, mở mang, phát triển. Buôn Đôn ơi một lần ai đã đến chẳng thể nào kìm nén được tình... si.
Chiếc đàn T'rưng - rung rinh nhịp cầu tre, mềm mại run trong gió ngàn sương núi. Em gái Buôn Đôn vai gùi lên rẫy. Chàng trai Buôn Đôn ngất ngưởng bành voi. Duyên dáng tà váy ngắn, bình dị mảnh khố dài, cái đẹp cái hùng ngự trị miền sơn dã. Bình yên hôm nay ánh lên từ mắt lá; bão táp ngày qua lặn dưới vạn thân cành. Cao nguyên xanh. Tây Nguyên xanh. Trời đất điệp trùng xanh. Cuộc sống dâng hương từ buôn làng, ruộng, rẫy...
Cồng chiêng gióng lên. Lửa trại cháy lên. Lễ hội vòng đời, vòng cây, loang loáng những bước chân, những vòng bạc vòng đồng, váy thêu thổ cẩm. Nào Đam San, Đăm Di, Xinh Nhã, giáo khiên, chân đất đầu trần. Rượu cần ngọt môi người chín đỏ; điệu xoang dập dồn như sông chảy đá lăn.
Ô cây si! Ta cũng là cây si rễ cắm đất Buôn Đôn. Ta chôn chân nơi đây. Ta chết lặng nơi đây. Ta không về được nữa. Cơm lam em đốt. Cà đắng em xiên. Đừng ru ta rằng: "Có thương nhau thì về Buôn Ma Thuột".
Hãy cho rễ si ta bám đất. Hãy cho lá si ta xanh mát giữa trời.
Buôn Đôn ơi...
CHÙM THƠ VIẾT VÀ HOÀN THIỆN TẠI TRẠI SÁNG TÁC VĂN HỌC TAM ĐẢO 9/2011
Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo như bài thơ khoan sâu vào đất
Du khách đi tìm dấu xưa ẩm mốc
Họ quên tác giả bài thơ đang cầm cuốc, cầm cày
vừa mỉm cười với họ đâu đây
Sóng rủ rỉ lời riêng không phải ai cũng hiểu được
Tiếng nấc nghẽn từ lòng đồi sáu mốt (61)
Mảnh ván thuyền người cảm tử quân đi
Cồn Cỏ mờ xa nhắn nhủ điều gì?
Lịch sử chọn đây là nơi đối mặt
Cái ác chọn đây làm nơi hủy diệt
Những trẻ thơ thay sữa – miếng lương khô
Cuối hầm sâu ngọng nghịu tiếng “i…tờ”
Vịnh Mốc -
mảnh đồi khô cưỡi trên sóng biếc
nắng và gió, và đói nghèo quyết liệt
Vịnh Mốc –
những năm thập kỷ sáu mươi:
trước mặt là đại dương của cái chết
là hứa hẹn của tương lai
là hạm đội Mỹ như quan tài sắt
là miền Nam thương yêu…
sau lưng là trường thành bằng quyết tâm và xương máu
là những chiến binh tiếp viện
như lớp lớp thủy triều
Ta thắp đuốc xuyên vào lòng đất
Nuôi Sự Sống từ trong Cái Chết
Nén quyết tâm vào trong quyết liệt
Nuôi mặt trời trong mỗi trái tim
Vịnh Mốc
Khúc ruột miền Trung eo thắt – ruột bầu
Chạm vào đâu cũng bầm tím thương đau
Nơi xuất phát những binh đoàn thần thoại
Như bão táp lướt qua dòng Bến Hải
Qua Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh…
Cơn bão huyết đã đi vào bất tử
Cho muôn sau Tổ quốc yên bình.
Địa đạo như bài thơ khoan sâu vào đất
Du khách đi tìm dấu xưa ẩm mốc
Họ quên tác giả bài thơ đang cầm cuốc, cầm cày
vừa mỉm cười với họ đâu đây
9/2011
Đêm Mộc Châu
Tặng Bảo Trang
Mộc Châu vào hội, người xuôi núi
Thổ cẩm Mông trôi tím phố chiều
Em tôi kiều diễm màu áo Thái
Váy dài, xà tích với khăn piêu
Xà tích, khăn piêu – nền lá xanh
Nhụy hồng, cánh tuyết, đóa ban lành
Ôi người Tây Bắc, tình Tây Bắc
Chén rượu đêm mừng chếnh choáng anh
Em mời “khát vọng”, tay quàng tay
Rượu chạm đầu môi đuôi mắt say
Đuôi mắt cận kề như lửa đốt
“Au hành”, “Pay nhé”…lại liền “Pay…”*
Liền “Pay…”, ai nỡ buông tay nữa
Kìa em, bè bạn xuống chợ tình
Anh liêu xiêu bước mà như tựa
Vào bờ vai trắng – đóa ban xinh
02/9/2011
Lên đỉnh Quan Hà
Tặng Tử Vân
Hoài cổ anh tìm về chốn cũ
Ngàn lau tiên cảnh vuốt ve chiều
Sóng vẫn trải lòng nơi bến nhớ
Như sợi tơ tình buộc thương yêu
Mây trắng lan vào cõi hư không
Hoàng hôn buông nhẹ, buốt tê lòng
Bông lau còn trắng. Em còn tím
Mộng ước chung tình buổi thu trong
Buổi ấy còn thu và còn xuân
Xuân cho sắc má ửng hương nồng
Thu cho mắt biếc choàng mây biếc
Hai đứa giữa trời - biển mênh mông
Lên trời: hết núi tới đỉnh sương
Xuống biển: hết đất sẽ hết đường
Chim ở trong lồng mà chim hót
Cá nằm trong lưới ngỡ đại dương
Buổi ấy thật vui, giờ đã xa
Cuộc đời thoáng chốc tới phôi pha
Nhớ lau anh lội về quá khứ
Tóc trắng như mây đỉnh quan hà.
Gửi Bùi Giáng
Trước Người, có ai như Người không?
Sau Người, còn ai như Người không?
Buồn như Rêu và xanh như Cỏ
Cỏ trong thơ và cỏ trên đồng.
Thi nhân hỡi! Khi tan cùng sương khói
Khi tận cùng say đắm niềm yêu
Người có ngoái đàn dê trên đồng nội
Mà thơ rơi tím những mảnh quê chiều?
Đời bảo điên! Ừ thì "điên" một chút
Đời bảo si! "Si" để được yêu đời
Một chân bước về bên kia: vĩnh cửu
Một chân còn nán lại cõi trần chơi.
Viếng Nhà thơ Chim trắng
Chao ơi mới đó, giờ xa ngái
Xa đến… cánh cò cũng ngại bay
Đám mây ướt sũng từ ngàn bắc
Vô đến trong kia đã khô gầy
Một cánh chim trời từng lộng gió
Bây giờ nhường lại để… thơ bay
30/9/2011
Đường vô Tam Cốc
Hai lần chồn ngựa đá
Nghìn thuở vững âu vàng
Đường thuyền vô Tam Cốc
Thơ miết dòng Ngô Giang
Nghi môn vào Tràng An
Ghé Thái Vi, cõi Phật
Lồng lộng bóng Thái Tông
Bá quan chầu đủ mặt
Lão Khổng lồ xây núi
Gánh nặng quá đứt quai
Quẳng hòn Văn, hòn Võ
Trèo lên núi lão ngồi
Ôi người vợ ngóng chồng
Bao đêm không ngủ được
Đường nào lên, nàng ơi
Đỉnh đợi chờ chót vót?
Đất nước nhiều chinh chiến
Bao nhiêu là khăn tang
Để ngàn lau tiên cảnh
Gió chưa ngơi bàng hoàng
Sóng gặm mòn vách đá
Núi chọc thủng thời gian
Tam Mẫu toạ Linh Cốc
Chim rợp trời Thung Nham
Vòm hang rồi vòm hang...
Rợn người xuyên thuỷ động
Nhũ đá hoá đại bàng
Nắng trườn theo bóng sóng
Biển cạn thành Non Nước
Đá mòn tạc cổ nhân
Bao thăng trầm, xương máu
Để đất này muôn năm*.
01/2011
----------
Chữ in nghiêng: Ý thơ Trần Nhân Tông
Mùa hoa cà phê
Hình như những hạt sương đêm
Đậu vào hoa lá cho mềm đất khan
Hình như mây núi hương ngàn
Lắng chìm vào giấc nồng nàn cao nguyên
Ngẩn ngơ trước cõi lâm tuyền
Anh tan vào nắng khôi nguyên bồng bềnh
Tan vào mây trắng trời xanh
Hình như đôi mắt của anh dại khờ
Để hoa trắng đến ngẩn ngơ
Và tình anh suèt bãi bờ dâng hương
Hương rừng em toả bốn phương
Giọt thơm, giọt đắng, giọt thương, giọt chờ
Ban Mê! Cõi thực? Cõi mơ?
Cho anh say tận bến bờ ... si mê
Dùng dằng nửa ở nửa về
Ngàn hoa trắng rẫy cà phê, hút hồn.
Tam Đảo, Thu 2011
VanVN.Net - Quả đây là những câu thơ rất khó xuống dòng: “Mắt chưa kịp cười, mắt kia đã khóc. Niềm vui như mụn vá mới mà nỗi buồn như tấm áo cuối đời - luôn song hành cùng tôi” bởi dòng cảm nghĩ của nhà thơ cứ triền miên không dứt. Vẫn dòng cảm nghĩ ấy, nhưng khi viết về nhà thơ Bùi Giáng thì chừng mực, trân trọng mà vẫn tả được chân dung một người rất khó tả, tài: “Một chân bước về bên kia: vĩnh cửu/ Một chân còn nán lại cõi trần chơi.” Tả nhà thơ Chim Trắng chưa thật tài lắm, nhưng cùng đầy yêu mến thiêng kính: “Một cánh chim trời từng lộng gió/ Bây giờ nhường lại để… thơ bay”.
Nhưng cũng nhiều bài nhạt quá, nhất là những bài ngâm vịnh, thăm thú cứ tự trôi đi hoặc lẫn đâu đó vào dòng chảy ồ ạt.
SONG HÀNH
Tôi nhặt lên niềm vui ai đó bỏ quên bên đường phố, thả vào chiếc cốc cuộc đời. Niềm vui lặn xuống đáy, còn nỗi buồn tràn ra ngoài miệng cốc. Niềm vui vay mượn không hề sủi bọt trong chính đời tôi. Nỗi buồn của ai cứ quấn lấy tôi như máu thịt.
Đêm cô đơn. nỗi buồn bò trên da lưng tê tê những bàn chân nhện. Xoáy vào trong khói thuốc tôi phả qua đình màn. Một nỗi buồn bị cắt thành trăm nỗi buồn. Trăm nỗi buồn bay đi trăm phương để sáng nay màu sương bàng bạc. Để sáng nay, nỗi buồn bám răn reo trên mặt người hành khất; trên đôi nạng gỗ không tiền tân trang màu sơn lở loét; trên mái tóc khô rơm còng queo của em bé bụi đời...
Sự chênh lệch nỗi buồn - niềm vui như Trời với Đất. Hôm nào cô bé bán bia ôm gục đầu vào vai tôi khóc suốt, em không nhận những đồng tiền thương xót của tôi. Lại hôm qua, cô bé nhà bên đi mừng sinh nhật bạn, chiếc xe đạp mi ni Tàu không cánh mà bay..
Mắt chưa kịp cười, mắt kia đã khóc. Niềm vui như mụn vá mới mà nỗi buồn như tấm áo cuối đời - luôn song hành cùng tôi.
NƠI ẤP TRỨNG *
Trứng Rồng nở ra Rồng! Lũ Rồng con chúng tôi lớn lên trong chiếc tổ cong cong hình chữ S, đầu gối lên núi Bắc, chân gác sóng biển Nam. Chiếc tổ như dáng rồng bay lượn, như dáng hình con sóng, chênh vênh bên nước bên non, chênh vênh nối Trời với Đất.
Lũ Rồng con không vương miện, không lòe loẹt sắc màu, ở với đất có màu nâu bùn đất; ở với rừng nhuốm màu chàm, màu lục; ở với sông có vẩy bạc, vây trong. Trăm năm rắn thành tinh. Ngàn năm Rồng cứ là Rồng, giữa vần vũ mây mưa vẫn mơ màng phun châu nhả ngọc.
Những nhà thông thái nói: "Mọi sinh vật bắt đầu từ nước" (?) Mẹ tôi bảo: "Cá Gáy vượt thác Vũ Môn để hóa ra Rồng!" Tôi đến Vũ Môn, nơi giao thoa giữa Trời và Đất, thấy ngọn thác từ chín tầng trời rơi vào trang cổ tích, thấy chín tầng mây chất chồng lẫn vạt ngô non. Có phải cha ông tôi xưa dựng nên đỉnh Giăng Màn cho Cá Gáy hóa Rồng qua màn mây trướng gió? Gió chẳng vô tình, mây không buông thả, cứ hát khúc ngàn năm con cháu Tiên - Rồng...
Em nhìn kia: phía ráng đỏ là cuối dòng sông - nơi lát nữa vừng dương sẽ mọc, nơi gặp gỡ của nguồn non mạch nước và con đò đêm chúng mình sẽ cặp bến Long Ngâm.
Long Ngâm, vẫn là những thân rồng xoắn quện vào nhau thành hình hài xứ sở. Đã nghe nồng mặn xóm diêm, xóm chài, gió lay bờ đá, muôn âm thanh hòa tấu tự Thiên Cầm vọng mãi Đèo Ngang. Kỳ vĩ vì thắng cảnh, xúc động bởi chiến công, một dải non xanh nước biếc trập trùng mà hội tụ bao thăng trầm lịch sử. Đứng ở nơi đây em có nghe tiếng đàn trời phả vào trong âm âm sóng gió: tiếng Mười vạn tiền quân cùng Lý Thường Kiệt vượt Đèo Ngang vào Ô, Rí bình Chiêm; Mười vạn hậu quân reo làm an lòng vua Trần và quân dân Đại Việt; Mười vạn trung quân theo voi Nguyễn Huệ đập tan lũ xâm lược kiêu hùng. Đứng ở đây nhìn ra ba phía núi, những vỏ trứng rồng lúp xúp ẩn hiện mây mưa, tôi biết rõ vỏ trứng nào sinh đế, sinh vương, vỏ trứng nào sinh thi nhân, dũng tướng.
Cám ơn Mẹ Âu Cơ khéo khâu chiếc tổ rồng cheo leo trên bán đảo, để khúc ruột miền Trung thành nơi ấp trứng sinh nở anh hào; những đứa con của Long Quân vươn vai đi mở nước không vương miện trên đầu mà rực rỡ trời sao.
Và chính em - những gái cưng của Mẹ, đảm đang, chung thủy, dịu hiền - em chẳng biết mình là vành nôi của bao thế hệ, lời ru ngọt ngào cho đất nước hồi sinh.
LAY THỨC
Tình cờ tôi tìm được cuốn lý lịch ông tôi chuột đã gặm bốn bề, nanh vuốt thời gian bập vào quá khứ, từng con chữ long lanh như mảnh thủy tinh vỡ soi vào tôi bằng giọt mắt ngấn sương. Chẳng hiểu vì bận bịu hay vô ý thức mà tôi đánh mất dần những gì còn lại của tổ tiên, đánh mất một thời vinh quang và cay đắng. Để lúc chiêm ngưỡng các tượng đài, lướt qua nhà truyền thống, tôi trầm trồ thán phục như trước các chiến tích siêu nhân. Thì ra lũ chuột thính mũi nhọn răng lại ưa máu thịt cha ông đẫm trong lịch sử...
Trước mặt tôi là Ngày Mai. Sau lưng tôi là Quá Khứ. Tôi đón nhận Ngày Mai dửng dưng. Tôi vĩnh biệt Hôm Qua thờ ơ như người buồn ngủ. Tôi vô tư nuốt những tháng ngày ngắn ngủi tạo hóa ban cho. Ngửa mặt lên trời tu chén rượu. Liếc mắt xuống đất kiếm nụ hoa... Bầu trời đầy mây bông mà tôi không nghĩ được tôi chẳng thể nào so với những chùm mây lơ đãng ấy: mây hợp, mây tan, mây rữa thành mưa bụi nhưng mây vẫn là mây trong vũ trụ xoay vần. Bông hoa nào cũng xinh tươi và mới mẻ, bên cạnh bông đang chuyển nụ còn chỗ của bông hôm qua đã tan vào gió chẳng để lại hình hài. Tôi không được như mây: tái tạo. Tôi không được như hoa: rực rỡ một thời. Tôi là tôi thôi: lu mờ, hờ hững, nhỏ nhoi... nếu sôi động chút nào (có chăng) cũng vì miếng ăn tấm mặc, cũng vì gió lay mưa thức trong xôn xao chợ búa kiếp người.
Tôi là tôi thôi - kẻ mắc nợ trần gian như Chúa Chổm. Nợ bầu trời một ngụm ô xi, nợ cánh đồng một bông lúa chín; nợ mẹ đôi bầu sữa lép với câu đò đưa bên cánh võng ngọt ngào. Tôi nợ giọt mồ hôi trượt qua nếp hằn trên trán bố, nợ cây đa đầu làng chìa râu cho tôi đu võng tuổi thơ. Tôi nợ con sông quê khi vùi tấm thân lấm láp của mình giữa dòng trong vắt, sông gột rửa tôi bằng giọt lòng, gạn những gì tôi bỏ lại, lắng đọng đôi bờ thành dịu ngọt phù sa.
Tôi là tôi thôi, một sớm giật mình nhìn những mẩu chữ thủy tinh chuột gặm, cuống cuồng chạy đi nhặt nhạnh chắp nối quá khứ tiền nhân, ông cha tôi chứ đâu phải thiên thần; những mẩu chữ xếp vào nhau thành sợi xích kéo tôi ngược dòng thời gian nhưng không lạc vào vườn cổ tích; nơi tôi đến là nơi rất thực và tôi đã tìm ra báu vật của mình.
Lịch sử ông cha, lịch sử xuyên qua nắng - mưa - máu - lửa. Những trang huyền thoại kia truyền từ đời này sang đời nọ là để làm thi vị hóa cuộc trường tồn gian khổ trên dải đất chênh vênh. Lịch sử ông cha tôi có hình dạng tảng băng: một phần nổi, ba phần chìm - kẻ vô tâm chẳng thể nào hiểu được.
Ai dám bảo chín mươi chín đỉnh non Hồng không phải là ẩn số? Ai chưa dám tin Kinh Dương vương từng tọa lạc nơi này? Đàn chim phượng vô tình vỗ cánh hay tôi vô tình để một mắt xích còn lưu lạc nơi đây?
Đừng dùng mũi xà beng cậy vào đá núi mong khơi lên cổ vật ngàn đời. Dưới đám mây ảo mờ Hương Tích, nàng Diệu Thiện ôm nguyệt cầm cất tiếng hát khơi vơi. Nàng kể về giải đất hẹp phơi mình trong gió cát, những người nông dân một nắng hai sương tần tảo nuôi đời; rằng giọt mồ hôi trên hạt thóc, củ khoai cũng mặn không kém gì muối chưng lên từ biển; rằng: chẳng phải ngẫu nhiên mà hạt lúa cũng tự mình hai đầu biết nhọn; rằng: dòng Lam xanh trong bởi có đầu nguồn Ngàn Sâu, Ngàn Phố xanh trong. Cám ơn nàng đã cho ta lẽ sống: cội nguồn.
Nàng kể: từ nền Trang Vương nhìn ra bốn phía, phía nào cũng đầy ắp giai điệu thi - phú - dân ca; lời kẻ sĩ mịn như Hoa Tiên, đẹp như Kiều, nghênh ngang như Uy Viễn; lời phường cấy, phường cày mộc mạc giọng đò đưa; thiết tha câu phường vải, ca trù...
Nàng kể về những chiếc áo tơi xù lông trong nắng hạ, những cặp môi chín trầu thắm đỏ buổi chiều đông cứ xôn xao bốn phía ruộng đồng lời vấn vít yêu đương cùng bao chuyện nhân tình - thế sự...
Cái giàu đang ở tương lai. Cái nghèo chưa thành quá khứ. Những câu ca muôn thuở dăng mắc cõi lòng.
DÁNG MẸ
Con không hình dung nổi Mẹ khi dẫn đàn con đạp núi xuống đồng bằng; con chẳng thể hình dung những ngón chân trần lần đầu tiên víu lên mép biển. Mái nhà Đông Trường Sơn thì dốc thế kia, lổn nhổn đá tai mèo trắng lòa mép sóng.
Bàn tay không của người mẹ trẻ, những bàn tay không của đám trai tráng đang khao khát trưởng thành, từ cheo leo làng bản xuống chài lưới định canh, con ốc con cua bữa đầu thay tôm cá.
Ai trong số những người con của Mẹ trở thành thần Khoai, thần Lúa? Ai đóng cối xay? Ai ghép ván lướt thuyền? Mảnh buồm đầu tiên căng gió ra khơi làm bằng vỏ cây hay bằng phên tre nứa?
Cô gái nào là dâu đầu chị cả biết kết nón quai thao, biết đan áo tơi chằm? Điệu hát đầu tiên ru trẻ dưới đồng bằng có na ná câu then câu lượn?
Ai cho con tằm ăn lá dâu thay lá sắn để kén thành tơ, tơ thành lụa, mớ ba mớ bảy dập dìu? Vôi bạc trầu cay đắng chát hạt cau ai ghép chúng nên đôi nên lứa?
Cha độc mộc ngược sông Hồng, sông Mã. Mẹ nhớ thương đâu bến đợi, bến chờ? Bình minh lên sau những gọng vó bè, hoàng hôn rớt cuối lửa nương, khói rẫy.
Cha và Mẹ giã từ hạnh phúc lứa đôi đi tìm miền Đất Hứa, dời núi chuyển non tạo lập đồng bằng. Rất nhiều năm sau người châu Âu rẽ sóng dõi trăng tìm ra châu Mỹ, châu Đại Dương - cũng vẫn từ đam mê chinh phục.
Mẹ là người đàn bà đầu tiên trong cổ tích dựng nước non bằng một bọc trứng Rồng.
Đất nước vững bền tự bốn ngàn năm, ai tạc nổi dáng hình của Mẹ?
Trước cây si Buôn Đôn
Rừng núi muôn năm lắng vào gốc si già, già mà vẫn tỏa lan nghìn mạch sống.
Bám vào đất, vào sông, vào mưa, vào nắng, cuộc sống trường tồn qua mỗi búp non tơ. Những mầm xanh xanh đến không ngờ; độc lập, cộng sinh: đất trời hòa quện. Sông cứ chảy, gió cứ xô, mây cứ trôi, thời gian đi và đến... gốc si này bám chặt với Buôn Đôn.
Rừng thiếu đất cây bám vào sông? Sông chảy về đâu? Cây níu sông ở lại. Dòng Sê Rê Pốc quẩn quanh trước khi về xa ngái - phải tình rừng quấn quýt quá sông ơi? Qua dáng cây thấy dáng núi, dáng người: tồn tại, kế thừa, mở mang, phát triển. Buôn Đôn ơi một lần ai đã đến chẳng thể nào kìm nén được tình... si.
Chiếc đàn T'rưng - rung rinh nhịp cầu tre, mềm mại run trong gió ngàn sương núi. Em gái Buôn Đôn vai gùi lên rẫy. Chàng trai Buôn Đôn ngất ngưởng bành voi. Duyên dáng tà váy ngắn, bình dị mảnh khố dài, cái đẹp cái hùng ngự trị miền sơn dã. Bình yên hôm nay ánh lên từ mắt lá; bão táp ngày qua lặn dưới vạn thân cành. Cao nguyên xanh. Tây Nguyên xanh. Trời đất điệp trùng xanh. Cuộc sống dâng hương từ buôn làng, ruộng, rẫy...
Cồng chiêng gióng lên. Lửa trại cháy lên. Lễ hội vòng đời, vòng cây, loang loáng những bước chân, những vòng bạc vòng đồng, váy thêu thổ cẩm. Nào Đam San, Đăm Di, Xinh Nhã, giáo khiên, chân đất đầu trần. Rượu cần ngọt môi người chín đỏ; điệu xoang dập dồn như sông chảy đá lăn.
Ô cây si! Ta cũng là cây si rễ cắm đất Buôn Đôn. Ta chôn chân nơi đây. Ta chết lặng nơi đây. Ta không về được nữa. Cơm lam em đốt. Cà đắng em xiên. Đừng ru ta rằng: "Có thương nhau thì về Buôn Ma Thuột".
Hãy cho rễ si ta bám đất. Hãy cho lá si ta xanh mát giữa trời.
Buôn Đôn ơi...
CHÙM THƠ VIẾT VÀ HOÀN THIỆN TẠI TRẠI SÁNG TÁC VĂN HỌC TAM ĐẢO 9/2011
Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo như bài thơ khoan sâu vào đất
Du khách đi tìm dấu xưa ẩm mốc
Họ quên tác giả bài thơ đang cầm cuốc, cầm cày
vừa mỉm cười với họ đâu đây
Sóng rủ rỉ lời riêng không phải ai cũng hiểu được
Tiếng nấc nghẽn từ lòng đồi sáu mốt (61)
Mảnh ván thuyền người cảm tử quân đi
Cồn Cỏ mờ xa nhắn nhủ điều gì?
Lịch sử chọn đây là nơi đối mặt
Cái ác chọn đây làm nơi hủy diệt
Những trẻ thơ thay sữa – miếng lương khô
Cuối hầm sâu ngọng nghịu tiếng “i…tờ”
Vịnh Mốc -
mảnh đồi khô cưỡi trên sóng biếc
nắng và gió, và đói nghèo quyết liệt
Vịnh Mốc –
những năm thập kỷ sáu mươi:
trước mặt là đại dương của cái chết
là hứa hẹn của tương lai
là hạm đội Mỹ như quan tài sắt
là miền Nam thương yêu…
sau lưng là trường thành bằng quyết tâm và xương máu
là những chiến binh tiếp viện
như lớp lớp thủy triều
Ta thắp đuốc xuyên vào lòng đất
Nuôi Sự Sống từ trong Cái Chết
Nén quyết tâm vào trong quyết liệt
Nuôi mặt trời trong mỗi trái tim
Vịnh Mốc
Khúc ruột miền Trung eo thắt – ruột bầu
Chạm vào đâu cũng bầm tím thương đau
Nơi xuất phát những binh đoàn thần thoại
Như bão táp lướt qua dòng Bến Hải
Qua Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh…
Cơn bão huyết đã đi vào bất tử
Cho muôn sau Tổ quốc yên bình.
Địa đạo như bài thơ khoan sâu vào đất
Du khách đi tìm dấu xưa ẩm mốc
Họ quên tác giả bài thơ đang cầm cuốc, cầm cày
vừa mỉm cười với họ đâu đây
9/2011
Đêm Mộc Châu
Tặng Bảo Trang
Mộc Châu vào hội, người xuôi núi
Thổ cẩm Mông trôi tím phố chiều
Em tôi kiều diễm màu áo Thái
Váy dài, xà tích với khăn piêu
Xà tích, khăn piêu – nền lá xanh
Nhụy hồng, cánh tuyết, đóa ban lành
Ôi người Tây Bắc, tình Tây Bắc
Chén rượu đêm mừng chếnh choáng anh
Em mời “khát vọng”, tay quàng tay
Rượu chạm đầu môi đuôi mắt say
Đuôi mắt cận kề như lửa đốt
“Au hành”, “Pay nhé”…lại liền “Pay…”*
Liền “Pay…”, ai nỡ buông tay nữa
Kìa em, bè bạn xuống chợ tình
Anh liêu xiêu bước mà như tựa
Vào bờ vai trắng – đóa ban xinh
02/9/2011
Lên đỉnh Quan Hà
Tặng Tử Vân
Hoài cổ anh tìm về chốn cũ
Ngàn lau tiên cảnh vuốt ve chiều
Sóng vẫn trải lòng nơi bến nhớ
Như sợi tơ tình buộc thương yêu
Mây trắng lan vào cõi hư không
Hoàng hôn buông nhẹ, buốt tê lòng
Bông lau còn trắng. Em còn tím
Mộng ước chung tình buổi thu trong
Buổi ấy còn thu và còn xuân
Xuân cho sắc má ửng hương nồng
Thu cho mắt biếc choàng mây biếc
Hai đứa giữa trời - biển mênh mông
Lên trời: hết núi tới đỉnh sương
Xuống biển: hết đất sẽ hết đường
Chim ở trong lồng mà chim hót
Cá nằm trong lưới ngỡ đại dương
Buổi ấy thật vui, giờ đã xa
Cuộc đời thoáng chốc tới phôi pha
Nhớ lau anh lội về quá khứ
Tóc trắng như mây đỉnh quan hà.
Gửi Bùi Giáng
Trước Người, có ai như Người không?
Sau Người, còn ai như Người không?
Buồn như Rêu và xanh như Cỏ
Cỏ trong thơ và cỏ trên đồng.
Thi nhân hỡi! Khi tan cùng sương khói
Khi tận cùng say đắm niềm yêu
Người có ngoái đàn dê trên đồng nội
Mà thơ rơi tím những mảnh quê chiều?
Đời bảo điên! Ừ thì "điên" một chút
Đời bảo si! "Si" để được yêu đời
Một chân bước về bên kia: vĩnh cửu
Một chân còn nán lại cõi trần chơi.
Viếng Nhà thơ Chim trắng
Chao ơi mới đó, giờ xa ngái
Xa đến… cánh cò cũng ngại bay
Đám mây ướt sũng từ ngàn bắc
Vô đến trong kia đã khô gầy
Một cánh chim trời từng lộng gió
Bây giờ nhường lại để… thơ bay
30/9/2011
Đường vô Tam Cốc
Hai lần chồn ngựa đá
Nghìn thuở vững âu vàng
Đường thuyền vô Tam Cốc
Thơ miết dòng Ngô Giang
Nghi môn vào Tràng An
Ghé Thái Vi, cõi Phật
Lồng lộng bóng Thái Tông
Bá quan chầu đủ mặt
Lão Khổng lồ xây núi
Gánh nặng quá đứt quai
Quẳng hòn Văn, hòn Võ
Trèo lên núi lão ngồi
Ôi người vợ ngóng chồng
Bao đêm không ngủ được
Đường nào lên, nàng ơi
Đỉnh đợi chờ chót vót?
Đất nước nhiều chinh chiến
Bao nhiêu là khăn tang
Để ngàn lau tiên cảnh
Gió chưa ngơi bàng hoàng
Sóng gặm mòn vách đá
Núi chọc thủng thời gian
Tam Mẫu toạ Linh Cốc
Chim rợp trời Thung Nham
Vòm hang rồi vòm hang...
Rợn người xuyên thuỷ động
Nhũ đá hoá đại bàng
Nắng trườn theo bóng sóng
Biển cạn thành Non Nước
Đá mòn tạc cổ nhân
Bao thăng trầm, xương máu
Để đất này muôn năm*.
01/2011
----------
Chữ in nghiêng: Ý thơ Trần Nhân Tông
Mùa hoa cà phê
Hình như những hạt sương đêm
Đậu vào hoa lá cho mềm đất khan
Hình như mây núi hương ngàn
Lắng chìm vào giấc nồng nàn cao nguyên
Ngẩn ngơ trước cõi lâm tuyền
Anh tan vào nắng khôi nguyên bồng bềnh
Tan vào mây trắng trời xanh
Hình như đôi mắt của anh dại khờ
Để hoa trắng đến ngẩn ngơ
Và tình anh suèt bãi bờ dâng hương
Hương rừng em toả bốn phương
Giọt thơm, giọt đắng, giọt thương, giọt chờ
Ban Mê! Cõi thực? Cõi mơ?
Cho anh say tận bến bờ ... si mê
Dùng dằng nửa ở nửa về
Ngàn hoa trắng rẫy cà phê, hút hồn.
Tam Đảo, Thu 2011
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn