VanVN.Net - Buổi chiều tháng Sáu năm 2011, nắng nhún nhảy những ánh vàng trên ngọn cây bên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Tiếng còi xe trôi cùng dòng người hối hả. Bất chợt, tất cả dừng lại, tất cả không chuyển động: tôi nhận ra nhà văn Trung Trung Đỉnh từng đối đầu với tôi ở chiến trường An Khê, khi chúng tôi cùng 18 tuổi…
Nhà thơ Bruce Weigl và nhà văn Trung Trung Đỉnh
Đáng lẽ chúng tôi phải nhận ra điều này từ nhiều năm trước, khi tôi gặp Trung Trung Đỉnh ở thủ đô Washington, nơi anh đến để dự những cuộc hội thảo văn học, hoặc ở Hà Nội, nơi tôi thường đến để tiếp thêm năng lượng sống cho chính mình. Nhưng ngoài sự bất đồng ngôn ngữ, những cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi thường có quá đông người để có thể gợi lại những ký ức đau đớn, hãi hùng ở một chiến trường mà nơi đó chúng tôi đã bao lần đối diện với cái chết, nơi đó cả Trung Trung Đỉnh và tôi đã gánh chịu những vết thương trí mạng.
Ngày 7 tháng 12 năm 1967, tôi đến Việt Nam mà ngu ngơ chẳng biết gì về chiến tranh. Giữa tháng 12, tôi được điều động về sư đoàn Kỵ binh bay số 1, đặt tại căn cứ An Khê. Căn cứ này không rộng, được bao quanh bởi những ngôi làng nhỏ và rừng rậm. Mặc dù lúc đó tôi chưa biết gì về Việt Nam, ngay từ khi đặt chân đến đó, tôi cảm thấy những người lính của chúng tôi đều sợ hãi, bất an. Mọi người im lặng, kiểm tra súng ống, hoặc đổ đầy những bao cát chất quanh hầm trú ẩn được bố trí rải rác tại căn cứ. Tôi được phân công nhiệm vụ trinh sát và thông tin, vì thế nhận ra ngay lập tức rằng chúng tôi đang bị lực lượng kháng chiến bao vây. Chúng tôi biết họ đang ở rất gần vì đôi khi thực phẩm của chúng tôi biến mất sau khi trực thăng thả xuống. Nhưng chúng tôi ít khi thấy họ trừ khi họ tấn công, hoặc phục kích ở những địa điểm rất gần căn cứ.
Khoảng thời gian quanh và sau Giáng sinh năm 1967 là một thời gian hết sức kỳ lạ với tôi. Đầu tiên đã có những cuộc đàm phán về việc ngừng bắn, nhưng sau đó lệnh ngừng bắn bị phá bỏ vì những cuộc đọ súng lẻ tẻ vẫn diễn ra thường xuyên và pháo cối vẫn nã vào căn cứ. Thời gian đó, bất cứ tôi ở đâu, bất cứ tôi làm gì, đặc biệt là khi đứng gác, tôi có một linh cảm rằng có người đang theo dõi từng cử động của tôi, cả việc ăn, việc ngủ, cả khi tôi làm việc và khi tôi nghỉ ngơi. Đôi khi tôi nghĩ tên của tôi được gọi lên khe khẽ ở đâu đó giữa những vòm cây tối sẫm, và có cả những giọng nói bằng tiếng Việt thì thầm.
Tôi luôn cảm thấy bất ổn ở An Khê. Tôi kết bạn với một số người, nhưng luôn muốn rời khỏi nơi đó. Đó là nơi rùng rợn đối với tôi, cả đêm lẫn ngày, và tôi cảm thấy cái chết luôn hiện diện. Nhiều người đã chết, và còn nhiều người sẽ chết. Trong những ngày tháng ở An Khê, tôi tin rằng có lẽ mình sẽ chết. Tôi không sợ chết nhưng tôi nghĩ về mẹ, về cha và chị gái. Tôi mới mười tám tuổi và cái chết của tôi cũng sẽ giết họ. Rồi An Khê cũng biến tôi thành một trong những thây ma đang tồn tại quanh tôi. Tôi đã nhìn thấy họ trong ngày đầu tiên đặt chân đến An Khê: mắt nhìn xuống đất, rất ít khi cười, chú tâm vào công việc, và lo sợ khi màn đêm buông xuống, nơi bóng tối bị xé toang bởi một cuộc tấn công, và sáng hôm sau là con số những người chết và bị thương.
Vào đêm cuối năm 1967, chúng tôi đã bị tên lửa và pháo cối tấn công, nhưng đã đẩy lùi được một cuộc tấn công khác bằng đường bộ. Trong những giây phút ngắn ngủi, ai đó đã đốt pháo, tiếng pháo lẫn với tiếng đạn cối vì thế không thể phân biệt được đâu là sự đón chào năm mới, và đâu là sự chết chóc. Không khí tràn ngập tiếng súng liên thanh, tiếng súng M-60. Trong những chiếc hầm trú ẩn chật chội, chúng tôi có thể nghe tiếng la hét bên ngoài, những tiếng nổ lớn làm xương cốt của chúng tôi rung chuyển, một tiếng gọi đau đớn “Cứu thương! Cứu thương!”. Sau đó là một sự câm lặng bất động và đáng sợ. Đó là thời điểm Tết Tây, nhưng không phải là sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Cuộc tấn công có thể tạm lắng xuống bây giờ, nhưng năm 1968 sẽ mang đến thật nhiều cái chết cho những người lính của cả hai phía.
Thật may mắn khi tôi sớm được rời An Khê cùng sư đoàn của mình. Chúng tôi chuyển đến một nơi gọi là Bồng Sơn, và nơi ấy cũng nguy hiểm, đầy dẫy cái chết như ở An Khê. Tôi không ở đó lâu và sau đó được chuyển về căn cứ trại Evans, cách Huế 35 km về phía Bắc, trên quốc lộ 1. Tôi đã nhìn thấy nhiều người phải bỏ mạng tại An Khê. Tôi đã nghe thấy tiếng một người nông dân thét lên khi thân thể của anh bị mìn cắt làm đôi. Từ đó tôi tin rằng có lẽ những điều đất nước tôi, những điều tôi đang làm ở Việt Nam là sai trái. Lúc đó tôi không biết rằng những trải nghiệm tại An Khê sẽ thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi, và tôi sẽ nhìn thế giới rất khác ngày xưa, và tôi cũng không biết rằng những đêm sau đó là những đêm chứa đầy tiếng nói của những hồn ma di chuyển qua những bụi cây, thầm thì một ngôn ngữ mà tôi không thể nào hiểu được.
Trong phòng làm việc của mình tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, với sự giúp đỡ chuyển ngữ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, nhà văn Trung Trung Đỉnh nói với tôi rằng anh đã đọc quyển hồi ký của tôi mang tên “Vòng tròn của Hạnh”, do con gái Nguyễn Thị Hạnh Weigl của tôi dịch sang tiếng Việt. Từ quyển sách đó, anh mới biết tôi đã từng chiến đấu ở An Khê. Tôi nói với anh rằng tôi đã từng chiến đấu ở đó, và nói rằng nơi đó thật rùng rợn. Anh cười và gật đầu liên tục “Đúng! Đúng!”. Rồi câu chuyện của chúng tôi như hai dòng sông chảy xuyên qua những ngọn núi cao, những vực sâu thẳm để hoà quyện lại thành một. Chúng tôi bắt đầu cùng nhau quay về lại An Khê, cả về không gian và thời gian.
Khi Trung Trung Đỉnh nói rằng anh đến An Khê từ miền Bắc, tôi hỏi rằng anh đã đến bằng cách nào. Anh nói rằng anh đã đi bộ, cùng hàng ngàn những người lính khác, vượt qua ít nhất một ngàn cây số. Họ bắt đầu từ Hải Phòng, đi thuyền đến Vinh, rồi từ đó đi bộ đến An Khê. Rất nhiều đồng đội của Trung Trung Đỉnh hy sinh hoặc bị thương trên đường, và Trung Trung Đỉnh cũng bị thương nặng bởi lựu đạn M-79.
Những người lính Giải phóng lúc đó không còn kháng sinh, thuốc gây mê hoặc bất cứ loại thuốc nào khác, vì thế những người du kích BahNar, đồng đội của Trung Trung Đỉnh bôi mật ong lên người của anh, vì theo người dân tộc thiểu số, mật ong có thể sát thương và còn có tác dụng như thuốc kháng sinh. Anh kể rằng khi vết thương được lau rửa bằng mật ong, đồng đội đã phải buộc chặt anh xuống bàn. Căn phòng nơi tôi ngồi ngày càng thít nhỏ lại quanh tôi: xung quanh tôi không có đủ ánh sáng, không đủ không khí và quá ngột ngạt. Trung Trung Đỉnh kể rằng anh vẫn còn cảm thấy mũi dao cắt vào da thịt anh để lấy đi những mảnh vụn của quả lựu đạn. Những người dân tộc BahNar đã giúp anh vượt qua cái chết, và anh nói rằng những vết sẹo trên thân thể anh gợi anh nhớ lại không chỉ về sự chịu đựng nỗi đau vô bờ lúc đó, mà còn về tình yêu của anh dành cho những người dân BahNar.
Giọng anh nhỏ đi và căn phòng im ắng. Tôi cảm thấy rằng trong khoảnh khắc đó, trái đất ngừng quay, hoặc một cánh cửa khổng lồ đã được mở bên trong thế giới, để cho ánh sáng lọt vào. Khi Trung Trung Đỉnh trở về từ ký ức, anh hỏi tôi rằng trong bao lần tôi trở lại Việt Nam sau chiến tranh, đã có lần nào tôi trở lại An Khê chưa. Khi tôi nói rằng chưa khi nào tôi có ước muốn trở về, vì nơi đó chứa đựng toàn những ký ức kinh hoàng, anh bảo tôi rằng anh rất hiểu, và rằng một thời gian dài, chính anh cũng cảm thấy thế. Nhưng rồi anh đã trở về vào năm 2000, trở về với những người anh em BahNar, những người đã bảo bọc, che chở anh và những người lính Bắc Việt trong thời gian họ bị thương. Để chào đón sự trở về của anh, nhiều gia đình đem rượu đến chúc mừng, đến nỗi sau một ngày, anh có hơn ba trăm bình rượu.
Nhà thơ Trần Quang Quý, bạn của chúng tôi, châm trà vào cốc cho mọi người và Trung Trung Đỉnh kể thêm về An Khê. Anh kể về cách mà anh và những người du kích Tây Nguyên đã “lấy trộm” thức ăn của chúng tôi khi thực phẩm được trực thăng thả xuống. Họ phải liều mình lọt vào giữa đội hình lính Mỹ, lấy đồ hộp một cánh nhanh chóng, nhét đồ hộp vào trong những bao cát rồi cũng rất nhanh chóng thoát ra ngoài. Họ cũng tìm cách lấy đi dụng cụ cứu thương của chúng tôi, cũng như lập ra những mục tiêu giả để chúng tôi tiêu hao hoả lực. Họ theo sát những di chuyển của chúng tôi trong một khoảng cách rất gần.
Chúng tôi cùng ôn lại những cột mốc thời gian của những cuộc tấn công tại An Khê và nhận ra rằng chúng tôi đã cùng tham gia một số trận đánh. Trung Trung Đỉnh kể rằng điều làm anh ám ảnh nhất về An Khê chính là những chiếc trực thăng – chúng như những con quỷ gầm thét từ không trung, quạt rạp tất cả bụi rậm, cây cỏ, để rồi phát hiện và nã súng tiêu diệt từng người lính Bắc Việt đang cố tìm nơi ẩn náu. Cũng vì ám ảnh bởi sự kinh hoàng của những chiếc trực thăng ấy, hơn 35 năm sau chiến tranh, Trung Trung Đỉnh vẫn không thể ở trong căn phòng có quạt trần quay trên đầu. Anh cũng không thể ngủ chung phòng với người thân, vì những cơn ác mộng vẫn làm anh tỉnh dậy, thét lên giữa đêm. Cũng như tôi đã từng choàng tỉnh dậy giữa đêm, thét lên và siết cổ người bạn gái, người mà tôi đã yêu trong những năm sau chiến tranh. Sau đó cô ấy đã bỏ tôi đi giữa đêm và không bao giờ quay trở lại.
Tôi không biết làm gì với câu chuyện của Trung Trung Đỉnh, chỉ biết im lặng và cố gắng hiểu từng chi tiết. Trung Trung Đỉnh nói rằng một ngày nào đó, chúng tôi phải quay lại An Khê, và tôi nói rằng anh là người duy nhất tôi sẽ chọn để cùng quay trở lại. Chúng tôi cũng nói rằng có lẽ chúng tôi nên viết một quyển sách về An Khê, và có lẽ một ngày nào đó, chúng tôi sẽ cùng thực hiện điều này.
Tạm biệt Trung Trung Đỉnh, tôi nắm chặt tay anh và nhìn sâu vào mắt anh. Trong bao lần chúng tôi gặp nhau, anh luôn tạm biệt tôi bằng nụ cười hiền hậu. Nhưng đằng sau nụ cười hiền ấy là một tài năng văn chương của Việt Nam: anh đã viết mười hai tiểu thuyết và tập truyện ngắn bằng những đau đớn của sự trải nghiệm và tình yêu cuộc sống mãnh liệt, trong đó có tiểu thuyết Lạc Rừng đã đoạt được nhiều giải thưởng và được dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Canada. Hôm nay, tôi cũng nhận ra rằng, đằng sau nụ cười hiền hậu của Trung Trung Đỉnh, cũng là bao câu chuyện của lịch sử, những câu chuyện cần được cả thế giới lắng nghe.
VanVN.Net - Buổi chiều tháng Sáu năm 2011, nắng nhún nhảy những ánh vàng trên ngọn cây bên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Tiếng còi xe trôi cùng dòng người hối hả. Bất chợt, tất cả dừng lại, tất cả không chuyển động: tôi nhận ra nhà văn Trung Trung Đỉnh từng đối đầu với tôi ở chiến trường An Khê, khi chúng tôi cùng 18 tuổi…
Nhà thơ Bruce Weigl và nhà văn Trung Trung Đỉnh
Đáng lẽ chúng tôi phải nhận ra điều này từ nhiều năm trước, khi tôi gặp Trung Trung Đỉnh ở thủ đô Washington, nơi anh đến để dự những cuộc hội thảo văn học, hoặc ở Hà Nội, nơi tôi thường đến để tiếp thêm năng lượng sống cho chính mình. Nhưng ngoài sự bất đồng ngôn ngữ, những cuộc tiếp xúc giữa chúng tôi thường có quá đông người để có thể gợi lại những ký ức đau đớn, hãi hùng ở một chiến trường mà nơi đó chúng tôi đã bao lần đối diện với cái chết, nơi đó cả Trung Trung Đỉnh và tôi đã gánh chịu những vết thương trí mạng.
Ngày 7 tháng 12 năm 1967, tôi đến Việt Nam mà ngu ngơ chẳng biết gì về chiến tranh. Giữa tháng 12, tôi được điều động về sư đoàn Kỵ binh bay số 1, đặt tại căn cứ An Khê. Căn cứ này không rộng, được bao quanh bởi những ngôi làng nhỏ và rừng rậm. Mặc dù lúc đó tôi chưa biết gì về Việt Nam, ngay từ khi đặt chân đến đó, tôi cảm thấy những người lính của chúng tôi đều sợ hãi, bất an. Mọi người im lặng, kiểm tra súng ống, hoặc đổ đầy những bao cát chất quanh hầm trú ẩn được bố trí rải rác tại căn cứ. Tôi được phân công nhiệm vụ trinh sát và thông tin, vì thế nhận ra ngay lập tức rằng chúng tôi đang bị lực lượng kháng chiến bao vây. Chúng tôi biết họ đang ở rất gần vì đôi khi thực phẩm của chúng tôi biến mất sau khi trực thăng thả xuống. Nhưng chúng tôi ít khi thấy họ trừ khi họ tấn công, hoặc phục kích ở những địa điểm rất gần căn cứ.
Khoảng thời gian quanh và sau Giáng sinh năm 1967 là một thời gian hết sức kỳ lạ với tôi. Đầu tiên đã có những cuộc đàm phán về việc ngừng bắn, nhưng sau đó lệnh ngừng bắn bị phá bỏ vì những cuộc đọ súng lẻ tẻ vẫn diễn ra thường xuyên và pháo cối vẫn nã vào căn cứ. Thời gian đó, bất cứ tôi ở đâu, bất cứ tôi làm gì, đặc biệt là khi đứng gác, tôi có một linh cảm rằng có người đang theo dõi từng cử động của tôi, cả việc ăn, việc ngủ, cả khi tôi làm việc và khi tôi nghỉ ngơi. Đôi khi tôi nghĩ tên của tôi được gọi lên khe khẽ ở đâu đó giữa những vòm cây tối sẫm, và có cả những giọng nói bằng tiếng Việt thì thầm.
Tôi luôn cảm thấy bất ổn ở An Khê. Tôi kết bạn với một số người, nhưng luôn muốn rời khỏi nơi đó. Đó là nơi rùng rợn đối với tôi, cả đêm lẫn ngày, và tôi cảm thấy cái chết luôn hiện diện. Nhiều người đã chết, và còn nhiều người sẽ chết. Trong những ngày tháng ở An Khê, tôi tin rằng có lẽ mình sẽ chết. Tôi không sợ chết nhưng tôi nghĩ về mẹ, về cha và chị gái. Tôi mới mười tám tuổi và cái chết của tôi cũng sẽ giết họ. Rồi An Khê cũng biến tôi thành một trong những thây ma đang tồn tại quanh tôi. Tôi đã nhìn thấy họ trong ngày đầu tiên đặt chân đến An Khê: mắt nhìn xuống đất, rất ít khi cười, chú tâm vào công việc, và lo sợ khi màn đêm buông xuống, nơi bóng tối bị xé toang bởi một cuộc tấn công, và sáng hôm sau là con số những người chết và bị thương.
Vào đêm cuối năm 1967, chúng tôi đã bị tên lửa và pháo cối tấn công, nhưng đã đẩy lùi được một cuộc tấn công khác bằng đường bộ. Trong những giây phút ngắn ngủi, ai đó đã đốt pháo, tiếng pháo lẫn với tiếng đạn cối vì thế không thể phân biệt được đâu là sự đón chào năm mới, và đâu là sự chết chóc. Không khí tràn ngập tiếng súng liên thanh, tiếng súng M-60. Trong những chiếc hầm trú ẩn chật chội, chúng tôi có thể nghe tiếng la hét bên ngoài, những tiếng nổ lớn làm xương cốt của chúng tôi rung chuyển, một tiếng gọi đau đớn “Cứu thương! Cứu thương!”. Sau đó là một sự câm lặng bất động và đáng sợ. Đó là thời điểm Tết Tây, nhưng không phải là sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Cuộc tấn công có thể tạm lắng xuống bây giờ, nhưng năm 1968 sẽ mang đến thật nhiều cái chết cho những người lính của cả hai phía.
Thật may mắn khi tôi sớm được rời An Khê cùng sư đoàn của mình. Chúng tôi chuyển đến một nơi gọi là Bồng Sơn, và nơi ấy cũng nguy hiểm, đầy dẫy cái chết như ở An Khê. Tôi không ở đó lâu và sau đó được chuyển về căn cứ trại Evans, cách Huế 35 km về phía Bắc, trên quốc lộ 1. Tôi đã nhìn thấy nhiều người phải bỏ mạng tại An Khê. Tôi đã nghe thấy tiếng một người nông dân thét lên khi thân thể của anh bị mìn cắt làm đôi. Từ đó tôi tin rằng có lẽ những điều đất nước tôi, những điều tôi đang làm ở Việt Nam là sai trái. Lúc đó tôi không biết rằng những trải nghiệm tại An Khê sẽ thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi, và tôi sẽ nhìn thế giới rất khác ngày xưa, và tôi cũng không biết rằng những đêm sau đó là những đêm chứa đầy tiếng nói của những hồn ma di chuyển qua những bụi cây, thầm thì một ngôn ngữ mà tôi không thể nào hiểu được.
Trong phòng làm việc của mình tại Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, với sự giúp đỡ chuyển ngữ của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, nhà văn Trung Trung Đỉnh nói với tôi rằng anh đã đọc quyển hồi ký của tôi mang tên “Vòng tròn của Hạnh”, do con gái Nguyễn Thị Hạnh Weigl của tôi dịch sang tiếng Việt. Từ quyển sách đó, anh mới biết tôi đã từng chiến đấu ở An Khê. Tôi nói với anh rằng tôi đã từng chiến đấu ở đó, và nói rằng nơi đó thật rùng rợn. Anh cười và gật đầu liên tục “Đúng! Đúng!”. Rồi câu chuyện của chúng tôi như hai dòng sông chảy xuyên qua những ngọn núi cao, những vực sâu thẳm để hoà quyện lại thành một. Chúng tôi bắt đầu cùng nhau quay về lại An Khê, cả về không gian và thời gian.
Khi Trung Trung Đỉnh nói rằng anh đến An Khê từ miền Bắc, tôi hỏi rằng anh đã đến bằng cách nào. Anh nói rằng anh đã đi bộ, cùng hàng ngàn những người lính khác, vượt qua ít nhất một ngàn cây số. Họ bắt đầu từ Hải Phòng, đi thuyền đến Vinh, rồi từ đó đi bộ đến An Khê. Rất nhiều đồng đội của Trung Trung Đỉnh hy sinh hoặc bị thương trên đường, và Trung Trung Đỉnh cũng bị thương nặng bởi lựu đạn M-79.
Những người lính Giải phóng lúc đó không còn kháng sinh, thuốc gây mê hoặc bất cứ loại thuốc nào khác, vì thế những người du kích BahNar, đồng đội của Trung Trung Đỉnh bôi mật ong lên người của anh, vì theo người dân tộc thiểu số, mật ong có thể sát thương và còn có tác dụng như thuốc kháng sinh. Anh kể rằng khi vết thương được lau rửa bằng mật ong, đồng đội đã phải buộc chặt anh xuống bàn. Căn phòng nơi tôi ngồi ngày càng thít nhỏ lại quanh tôi: xung quanh tôi không có đủ ánh sáng, không đủ không khí và quá ngột ngạt. Trung Trung Đỉnh kể rằng anh vẫn còn cảm thấy mũi dao cắt vào da thịt anh để lấy đi những mảnh vụn của quả lựu đạn. Những người dân tộc BahNar đã giúp anh vượt qua cái chết, và anh nói rằng những vết sẹo trên thân thể anh gợi anh nhớ lại không chỉ về sự chịu đựng nỗi đau vô bờ lúc đó, mà còn về tình yêu của anh dành cho những người dân BahNar.
Giọng anh nhỏ đi và căn phòng im ắng. Tôi cảm thấy rằng trong khoảnh khắc đó, trái đất ngừng quay, hoặc một cánh cửa khổng lồ đã được mở bên trong thế giới, để cho ánh sáng lọt vào. Khi Trung Trung Đỉnh trở về từ ký ức, anh hỏi tôi rằng trong bao lần tôi trở lại Việt Nam sau chiến tranh, đã có lần nào tôi trở lại An Khê chưa. Khi tôi nói rằng chưa khi nào tôi có ước muốn trở về, vì nơi đó chứa đựng toàn những ký ức kinh hoàng, anh bảo tôi rằng anh rất hiểu, và rằng một thời gian dài, chính anh cũng cảm thấy thế. Nhưng rồi anh đã trở về vào năm 2000, trở về với những người anh em BahNar, những người đã bảo bọc, che chở anh và những người lính Bắc Việt trong thời gian họ bị thương. Để chào đón sự trở về của anh, nhiều gia đình đem rượu đến chúc mừng, đến nỗi sau một ngày, anh có hơn ba trăm bình rượu.
Nhà thơ Trần Quang Quý, bạn của chúng tôi, châm trà vào cốc cho mọi người và Trung Trung Đỉnh kể thêm về An Khê. Anh kể về cách mà anh và những người du kích Tây Nguyên đã “lấy trộm” thức ăn của chúng tôi khi thực phẩm được trực thăng thả xuống. Họ phải liều mình lọt vào giữa đội hình lính Mỹ, lấy đồ hộp một cánh nhanh chóng, nhét đồ hộp vào trong những bao cát rồi cũng rất nhanh chóng thoát ra ngoài. Họ cũng tìm cách lấy đi dụng cụ cứu thương của chúng tôi, cũng như lập ra những mục tiêu giả để chúng tôi tiêu hao hoả lực. Họ theo sát những di chuyển của chúng tôi trong một khoảng cách rất gần.
Chúng tôi cùng ôn lại những cột mốc thời gian của những cuộc tấn công tại An Khê và nhận ra rằng chúng tôi đã cùng tham gia một số trận đánh. Trung Trung Đỉnh kể rằng điều làm anh ám ảnh nhất về An Khê chính là những chiếc trực thăng – chúng như những con quỷ gầm thét từ không trung, quạt rạp tất cả bụi rậm, cây cỏ, để rồi phát hiện và nã súng tiêu diệt từng người lính Bắc Việt đang cố tìm nơi ẩn náu. Cũng vì ám ảnh bởi sự kinh hoàng của những chiếc trực thăng ấy, hơn 35 năm sau chiến tranh, Trung Trung Đỉnh vẫn không thể ở trong căn phòng có quạt trần quay trên đầu. Anh cũng không thể ngủ chung phòng với người thân, vì những cơn ác mộng vẫn làm anh tỉnh dậy, thét lên giữa đêm. Cũng như tôi đã từng choàng tỉnh dậy giữa đêm, thét lên và siết cổ người bạn gái, người mà tôi đã yêu trong những năm sau chiến tranh. Sau đó cô ấy đã bỏ tôi đi giữa đêm và không bao giờ quay trở lại.
Tôi không biết làm gì với câu chuyện của Trung Trung Đỉnh, chỉ biết im lặng và cố gắng hiểu từng chi tiết. Trung Trung Đỉnh nói rằng một ngày nào đó, chúng tôi phải quay lại An Khê, và tôi nói rằng anh là người duy nhất tôi sẽ chọn để cùng quay trở lại. Chúng tôi cũng nói rằng có lẽ chúng tôi nên viết một quyển sách về An Khê, và có lẽ một ngày nào đó, chúng tôi sẽ cùng thực hiện điều này.
Tạm biệt Trung Trung Đỉnh, tôi nắm chặt tay anh và nhìn sâu vào mắt anh. Trong bao lần chúng tôi gặp nhau, anh luôn tạm biệt tôi bằng nụ cười hiền hậu. Nhưng đằng sau nụ cười hiền ấy là một tài năng văn chương của Việt Nam: anh đã viết mười hai tiểu thuyết và tập truyện ngắn bằng những đau đớn của sự trải nghiệm và tình yêu cuộc sống mãnh liệt, trong đó có tiểu thuyết Lạc Rừng đã đoạt được nhiều giải thưởng và được dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Canada. Hôm nay, tôi cũng nhận ra rằng, đằng sau nụ cười hiền hậu của Trung Trung Đỉnh, cũng là bao câu chuyện của lịch sử, những câu chuyện cần được cả thế giới lắng nghe.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn