VanVN.Net - Với Mai Thìn, nỗi đắm đuối màu xanh. Đó là mệnh nghiệp của con–người-thơ ấn tượng nơi miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này...
Từ trái sang phải: nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Mai Thìn, nhà văn Huỳnh Thạch Thảo, nhà văn Nguyễn Hiệp
trước Bảo tàng Quang Trung
“Hãy dậy đi! Trăng xoã tràn rồi”, kể cũng lạ, suốt cái dọc miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này, trăng được trân trọng, nâng niu, ca tụng, tôn vinh thành một thứ quà quý báu của trời đất, hơn mọi vùng đất khác. Người ta thăng hoa trong ánh trăng. Người ta thức tỉnh nhờ ánh trăng. Người ta sống được cân bằng do ánh trăng… Người ta đắm đuối vì trăng. “Hãy dậy đi! Trăng xoã tràn rồi”, tôi cứ hình dung Mai Thìn dùng câu thơ này của mình như một loại mật lệnh, nghe mang máng đâu từ nhân loại xa xưa, đâu từ vỉa tầng lung linh cổ tích: “Mở cửa động vừng!”, đâu từ cái thảng thốt mê lộng có từ thời thi sĩ họ Hàn: “Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu”. Và tôi biết kẻ đắm đuối với ánh trăng xanh huyền hoặc mang tên Mai Thìn kia đã, đang chống đôi bước nạng bằng ánh sáng thơ-trăng trong đến hư ảo, mờ đến như thực tại khác đó mà bước từng bước thật đời, vững chãi, trong cuộc trường chinh đời người. Thơ đối với những con người như vậy đã vượt lên nghiệp, phảng phất thi đạo, một loại thi đạo mà không cao đạo.
… “Hớp ngụm sông Côn ửng lừng trăng Bầu Đá nhớ nàng An Thái gánh gạo Cai Ba xanh về Chợ Rượu miên miên ngân ngấn trăng thề…” (Say Trăng)
Lại trăng. Lại lung liêng. Hóa ra cái nền đất đá Bình Định, với những Đồi Thi Nhân, những núi Cánh Tiên, những “tiếng gọi tình của con voi đá lạc bầy đã mấy trăm năm…”… đã thấm đẫm trăng, thấm đẫm rượu từ ngàn, từ trăm năm trước, làm thành hồn cốt, tinh anh cứ lấp lánh, nồng nàn truyền đời. Bao nhiêu tên tuổi thi nhân đã sinh ra cất giọng sơn ca ở đây. Và tôi hiểu kẻ đắm đuối với ánh trăng xanh huyền hoặc mang tên Mai Thìn kia là một truyền nhân trong một vài... Sứ mệnh thơ là sứ mệnh đày đọa ngọt ngào. Sứ mệnh thơ là sứ mệnh đắm đuối trong đức hy sinh vô điều kiện. Được chọn thì mang. Đã mang thì mãn kiếp. Mặc cho giọt máu cuối cùng có nở thành hoa hồng đỏ kì diệu hay không và có dệt gai, dệt lụa, dệt tơ, dệt mật, dệt đường mà thành tình yêu kì diệu hay không. Và tôi nghe rõ giọng hót của con chim nào đang cất lên đắm đuối trong “lặng lẽ xanh” , xanh mê man, xanh ngăn ngắt, xanh huyễn mộng, xanh huyền hoặc, xanh huyền bí, xanh ngay cả khi “chẳng có gió/chẳng có trăng/ chỉ còn mưa/ và đá…”, ngay cả khi trước mặt là một hiện thực bi tráng đến sắc nét, đến lạnh hoang:
“Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn tám trăm kí tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời…”
(Ở nghĩa trang Trường Sơn)
Xin lắng nghe những âm-thanh-xanh: “Giọt Vijaya/ xanh/ thành Chas/ Thị Nại/ xanh/ Cánh Tiên/ cánh Bạc/ cánh Vàng/ xanh/ tháp Ngà/ ngọc/ xanh… // Muốn khóc.” (Châu Vijaya). Có gì rơi từ huyền tích rơi ra, bay từ những hưng phế bay về, khua động trong mênh mông mà thành ra không vọng động. Chỉ mệnh nghiệp nhạy cảm máu thịt mới nghe được tiếng rơi ấy, tiếng khua cánh ấy, mới rung động với bản nhạc xanh ấy, xanh-âm-thanh. Sinh tháng 2/1965, Mai Thìn là con út ít trong gia đình nghèo khổ cùng cực. Mẹ chưa qua ba ngày than lửa nơi ổ đẻ cấm kỵ thì tay vác tay bồng chạy trối chết trong tao loạn chiến tranh, sinh linh bé nhỏ, đỏ hỏn trên tay chết đi sống lại mấy lần trong ánh đạn lửa xé trời. Lên mười tuổi (3.1975), ngày quê hương giải phóng, cậu thiếu niên tóc cháy nắng ấy lại dẫm phải quả mìn sót ngay trên mảnh ruộng quê nhà khi đang tung tăng chăn rượt bầy bò. Một chân tan da nát thịt bay biến vùi dập đâu đó trên mảnh ruộng nhà. Cụt. Cái tiếng “cụt”, cái tên “cụt” vận vào đời người thành một thứ ám ảnh mới, cơ thể khuyết đi, mất thăng bằng, tâm hồn đớn đau lỏng chỏng, ngã nghiêng, tủi thân ngập tràn, nước mắt đã cạn từ thiếu thời, một chút để vơi bớt những bơ vơ mà cũng đã cạn đi. Con đường dưới chân mình chỉ còn một nửa nhưng nỗi bàng hoàng đau điếng thì dâng lên gấp bội. Tháng 8.1975, Mai Thìn được người chú tập kết về đưa ra Hà Nội chữa trị và làm chân giả tại Trại thương binh tỉnh Hà Bắc. Hè 1976, Mai Thìn về lại Bình Định học lớp 5. Năm 19 tuổi, 1984, sau khi thi Đại học Ngân hàng về thì bị tại nạn giao thông gãy tiếp khúc chân còn lại. Chân giả gẫy nát. Chân thật gẫy vụn. Đây là giai đoạn bi quan, hoang mang cực độ. Bằng ý chí mãnh liệt, bằng khao khát vươn lên, bằng cái máu bền bĩ truyền đời của dân miền Trung, hai năm sau Mai Thìn thi đậu vào trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng. Ngay thời sinh viên Mai Thìn đã có thơ xuất hiện trên Kiến thức ngày nay, Phụ nữ Việt Nam, Áo trắng…, thơ bật lên tự nhiên như những bông hoa dại tự bung nở trên cánh đồng đớn đau, tan nát ấy. Năm 1991, Mai Thìn xin vào làm phóng viên hợp đồng cho chương trình Phát thanh thanh niên (Đài Phát thanh Bình Định), rồi làm BTV Tạp chí Văn nghệ Bình Định. 1993, Mai Thìn chính thức phụ trách phòng văn nghệ cho BTV đến nay. Điểm qua sơ lược những bầm dập đời người để thấy mệnh nghiệp thi ca đã chọn truyền nhân như thế nào. Phải chăng tất cả những giọt nước mắt lăn tràn trong đêm ngày mịt mờ vật vã ấy chính là thử thách, chính là cái vận sơn ca vào cuộc đời một con người, con người thơ!?
Tập thơ Cổ tích tình yêu - Hội VHNT Đà Nẵng chào đời năm 1991, khi đang là sinh viên ở Đà Nẵng. Rồi Hai mảnh yêu thương - (tập thơ in chung với Quang Vĩnh Khương) - Hội VHNT Bình Định xuất bản 1992. Đồng quê (tập thơ) - NXB Hội nhà văn -1999. Khúc Sơn Ca (tập thơ) - NXB Hội nhà văn – 2005. Rồi Văn hoá dân gian xã Nhơn Thành (tập nghiên cứu biên khảo) - Hội VNDG Việt Nam & NXB Khoa học xã hội, HN – 2004. Rồi Lặng lẽ xanh (tập thơ) – NXB Hội nhà văn – 2007… Ba lần giải thưởng Xuân Diệu- Đào Tấn, hàng trăm lần xuất hiện trên các báo văn, lúc một bài, lúc cả trang đã từng bước khẳng định độ chín của “quả ngọt Mai Thìn”.
… “Ngôi nhà của mình nằm cách sân bay quân sự Gò Quánh không xa, nên tuổi thơ trải dài trong bom đạn, ít được nghe những câu chuyện cổ tích với ngày xửa ngày xưa… mà thường nghe những chuyện giết người xẻo tai lĩnh thưởng của bọn ác ôn, hoặc chuyện du kích bí mật đánh tề diệt ác…và luôn phải chứng kiến những trận càn, những đợt pháo kích ngay trên quê hương. Khi mới lên ba, mình đã chứng kiến những cái chết oanh liệt của 153 chiến sĩ phần lớn là của Sư đoàn ba Sao Vàng, giờ còn ngôi mộ tập thể ở phía Nam Thành Hoàng Đế, hàng năm vẫn nghi ngút khói hương; rồi còn các vụ thảm sát ở Gò Dài, Tân Giản, Kim Tài, Đông An… nơi hàng trăm người dân vô tội bị tàn sát …” Câu chuyện tâm sự của Mai Thìn thường bắt đầu như thế, những lúc ấy, đôi mắt anh trông thật xa xăm, ngơ ngác như còn lắng sâu trong đáy mắt những sợ hãi, những hốt hoảng, những tê điếng của một tâm hồn trẻ thơ đã rơi vào vòng lửa xoáy chiến tranh. Ám ảnh. Thất thần. Thảng thốt. Những trạng thái ấy cũng vì vậy mà thường gặp trong thơ Mai Thìn.
…Mưa buốt nhọn
cắm vào đá
cắm vào cây
cắm phập lòng
biển lặng
muôn viên đạn bắn thẳng
muôn thuỷ tinh màu trắng
từ
tiếng hót pha lê
từ
cuộc tình
chưa cũ
vẳng
tiếng Sơn Ca
ngủ
trong lòng ta
trong đất…
(Mưa Trên Đồi Thi Nhân)
Hay: “Tôi còn thấy mảnh đất cằn hoang dã run lên mỗi độ xuân về. Tình yêu xanh giấc mơ cuộc chiến hiện về gối chiếc đêm đêm…” (Hoang dã)
Ám ảnh bao trùm nhất đối với Mai Thìn vẫn là những ánh xanh:
“Trăng mơn mởn!
trăng tinh khôi!
trăng đi rồi
biết khi nào trăng lại
gót đông
gõ ngoài thềm…”
(Trăng 1)
Với Mai Thìn, nỗi đắm đuối màu xanh. Đó là mệnh nghiệp của con–người-thơ ấn tượng nơi miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này. Và tôi hiểu, tôi tin, tôi rung lên khi Mai Thìn viết:
“Uống cạn lòng mình
Em ngân lên tiếng hót.”
Núi Tà Cú, tháng 11/2011
VanVN.Net - Với Mai Thìn, nỗi đắm đuối màu xanh. Đó là mệnh nghiệp của con–người-thơ ấn tượng nơi miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này...
Từ trái sang phải: nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Mai Thìn, nhà văn Huỳnh Thạch Thảo, nhà văn Nguyễn Hiệp
trước Bảo tàng Quang Trung
“Hãy dậy đi! Trăng xoã tràn rồi”, kể cũng lạ, suốt cái dọc miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này, trăng được trân trọng, nâng niu, ca tụng, tôn vinh thành một thứ quà quý báu của trời đất, hơn mọi vùng đất khác. Người ta thăng hoa trong ánh trăng. Người ta thức tỉnh nhờ ánh trăng. Người ta sống được cân bằng do ánh trăng… Người ta đắm đuối vì trăng. “Hãy dậy đi! Trăng xoã tràn rồi”, tôi cứ hình dung Mai Thìn dùng câu thơ này của mình như một loại mật lệnh, nghe mang máng đâu từ nhân loại xa xưa, đâu từ vỉa tầng lung linh cổ tích: “Mở cửa động vừng!”, đâu từ cái thảng thốt mê lộng có từ thời thi sĩ họ Hàn: “Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu”. Và tôi biết kẻ đắm đuối với ánh trăng xanh huyền hoặc mang tên Mai Thìn kia đã, đang chống đôi bước nạng bằng ánh sáng thơ-trăng trong đến hư ảo, mờ đến như thực tại khác đó mà bước từng bước thật đời, vững chãi, trong cuộc trường chinh đời người. Thơ đối với những con người như vậy đã vượt lên nghiệp, phảng phất thi đạo, một loại thi đạo mà không cao đạo.
… “Hớp ngụm sông Côn ửng lừng trăng Bầu Đá nhớ nàng An Thái gánh gạo Cai Ba xanh về Chợ Rượu miên miên ngân ngấn trăng thề…” (Say Trăng)
Lại trăng. Lại lung liêng. Hóa ra cái nền đất đá Bình Định, với những Đồi Thi Nhân, những núi Cánh Tiên, những “tiếng gọi tình của con voi đá lạc bầy đã mấy trăm năm…”… đã thấm đẫm trăng, thấm đẫm rượu từ ngàn, từ trăm năm trước, làm thành hồn cốt, tinh anh cứ lấp lánh, nồng nàn truyền đời. Bao nhiêu tên tuổi thi nhân đã sinh ra cất giọng sơn ca ở đây. Và tôi hiểu kẻ đắm đuối với ánh trăng xanh huyền hoặc mang tên Mai Thìn kia là một truyền nhân trong một vài... Sứ mệnh thơ là sứ mệnh đày đọa ngọt ngào. Sứ mệnh thơ là sứ mệnh đắm đuối trong đức hy sinh vô điều kiện. Được chọn thì mang. Đã mang thì mãn kiếp. Mặc cho giọt máu cuối cùng có nở thành hoa hồng đỏ kì diệu hay không và có dệt gai, dệt lụa, dệt tơ, dệt mật, dệt đường mà thành tình yêu kì diệu hay không. Và tôi nghe rõ giọng hót của con chim nào đang cất lên đắm đuối trong “lặng lẽ xanh” , xanh mê man, xanh ngăn ngắt, xanh huyễn mộng, xanh huyền hoặc, xanh huyền bí, xanh ngay cả khi “chẳng có gió/chẳng có trăng/ chỉ còn mưa/ và đá…”, ngay cả khi trước mặt là một hiện thực bi tráng đến sắc nét, đến lạnh hoang:
“Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn tám trăm kí tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời…”
(Ở nghĩa trang Trường Sơn)
Xin lắng nghe những âm-thanh-xanh: “Giọt Vijaya/ xanh/ thành Chas/ Thị Nại/ xanh/ Cánh Tiên/ cánh Bạc/ cánh Vàng/ xanh/ tháp Ngà/ ngọc/ xanh… // Muốn khóc.” (Châu Vijaya). Có gì rơi từ huyền tích rơi ra, bay từ những hưng phế bay về, khua động trong mênh mông mà thành ra không vọng động. Chỉ mệnh nghiệp nhạy cảm máu thịt mới nghe được tiếng rơi ấy, tiếng khua cánh ấy, mới rung động với bản nhạc xanh ấy, xanh-âm-thanh. Sinh tháng 2/1965, Mai Thìn là con út ít trong gia đình nghèo khổ cùng cực. Mẹ chưa qua ba ngày than lửa nơi ổ đẻ cấm kỵ thì tay vác tay bồng chạy trối chết trong tao loạn chiến tranh, sinh linh bé nhỏ, đỏ hỏn trên tay chết đi sống lại mấy lần trong ánh đạn lửa xé trời. Lên mười tuổi (3.1975), ngày quê hương giải phóng, cậu thiếu niên tóc cháy nắng ấy lại dẫm phải quả mìn sót ngay trên mảnh ruộng quê nhà khi đang tung tăng chăn rượt bầy bò. Một chân tan da nát thịt bay biến vùi dập đâu đó trên mảnh ruộng nhà. Cụt. Cái tiếng “cụt”, cái tên “cụt” vận vào đời người thành một thứ ám ảnh mới, cơ thể khuyết đi, mất thăng bằng, tâm hồn đớn đau lỏng chỏng, ngã nghiêng, tủi thân ngập tràn, nước mắt đã cạn từ thiếu thời, một chút để vơi bớt những bơ vơ mà cũng đã cạn đi. Con đường dưới chân mình chỉ còn một nửa nhưng nỗi bàng hoàng đau điếng thì dâng lên gấp bội. Tháng 8.1975, Mai Thìn được người chú tập kết về đưa ra Hà Nội chữa trị và làm chân giả tại Trại thương binh tỉnh Hà Bắc. Hè 1976, Mai Thìn về lại Bình Định học lớp 5. Năm 19 tuổi, 1984, sau khi thi Đại học Ngân hàng về thì bị tại nạn giao thông gãy tiếp khúc chân còn lại. Chân giả gẫy nát. Chân thật gẫy vụn. Đây là giai đoạn bi quan, hoang mang cực độ. Bằng ý chí mãnh liệt, bằng khao khát vươn lên, bằng cái máu bền bĩ truyền đời của dân miền Trung, hai năm sau Mai Thìn thi đậu vào trường Đại học sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng. Ngay thời sinh viên Mai Thìn đã có thơ xuất hiện trên Kiến thức ngày nay, Phụ nữ Việt Nam, Áo trắng…, thơ bật lên tự nhiên như những bông hoa dại tự bung nở trên cánh đồng đớn đau, tan nát ấy. Năm 1991, Mai Thìn xin vào làm phóng viên hợp đồng cho chương trình Phát thanh thanh niên (Đài Phát thanh Bình Định), rồi làm BTV Tạp chí Văn nghệ Bình Định. 1993, Mai Thìn chính thức phụ trách phòng văn nghệ cho BTV đến nay. Điểm qua sơ lược những bầm dập đời người để thấy mệnh nghiệp thi ca đã chọn truyền nhân như thế nào. Phải chăng tất cả những giọt nước mắt lăn tràn trong đêm ngày mịt mờ vật vã ấy chính là thử thách, chính là cái vận sơn ca vào cuộc đời một con người, con người thơ!?
Tập thơ Cổ tích tình yêu - Hội VHNT Đà Nẵng chào đời năm 1991, khi đang là sinh viên ở Đà Nẵng. Rồi Hai mảnh yêu thương - (tập thơ in chung với Quang Vĩnh Khương) - Hội VHNT Bình Định xuất bản 1992. Đồng quê (tập thơ) - NXB Hội nhà văn -1999. Khúc Sơn Ca (tập thơ) - NXB Hội nhà văn – 2005. Rồi Văn hoá dân gian xã Nhơn Thành (tập nghiên cứu biên khảo) - Hội VNDG Việt Nam & NXB Khoa học xã hội, HN – 2004. Rồi Lặng lẽ xanh (tập thơ) – NXB Hội nhà văn – 2007… Ba lần giải thưởng Xuân Diệu- Đào Tấn, hàng trăm lần xuất hiện trên các báo văn, lúc một bài, lúc cả trang đã từng bước khẳng định độ chín của “quả ngọt Mai Thìn”.
… “Ngôi nhà của mình nằm cách sân bay quân sự Gò Quánh không xa, nên tuổi thơ trải dài trong bom đạn, ít được nghe những câu chuyện cổ tích với ngày xửa ngày xưa… mà thường nghe những chuyện giết người xẻo tai lĩnh thưởng của bọn ác ôn, hoặc chuyện du kích bí mật đánh tề diệt ác…và luôn phải chứng kiến những trận càn, những đợt pháo kích ngay trên quê hương. Khi mới lên ba, mình đã chứng kiến những cái chết oanh liệt của 153 chiến sĩ phần lớn là của Sư đoàn ba Sao Vàng, giờ còn ngôi mộ tập thể ở phía Nam Thành Hoàng Đế, hàng năm vẫn nghi ngút khói hương; rồi còn các vụ thảm sát ở Gò Dài, Tân Giản, Kim Tài, Đông An… nơi hàng trăm người dân vô tội bị tàn sát …” Câu chuyện tâm sự của Mai Thìn thường bắt đầu như thế, những lúc ấy, đôi mắt anh trông thật xa xăm, ngơ ngác như còn lắng sâu trong đáy mắt những sợ hãi, những hốt hoảng, những tê điếng của một tâm hồn trẻ thơ đã rơi vào vòng lửa xoáy chiến tranh. Ám ảnh. Thất thần. Thảng thốt. Những trạng thái ấy cũng vì vậy mà thường gặp trong thơ Mai Thìn.
…Mưa buốt nhọn
cắm vào đá
cắm vào cây
cắm phập lòng
biển lặng
muôn viên đạn bắn thẳng
muôn thuỷ tinh màu trắng
từ
tiếng hót pha lê
từ
cuộc tình
chưa cũ
vẳng
tiếng Sơn Ca
ngủ
trong lòng ta
trong đất…
(Mưa Trên Đồi Thi Nhân)
Hay: “Tôi còn thấy mảnh đất cằn hoang dã run lên mỗi độ xuân về. Tình yêu xanh giấc mơ cuộc chiến hiện về gối chiếc đêm đêm…” (Hoang dã)
Ám ảnh bao trùm nhất đối với Mai Thìn vẫn là những ánh xanh:
“Trăng mơn mởn!
trăng tinh khôi!
trăng đi rồi
biết khi nào trăng lại
gót đông
gõ ngoài thềm…”
(Trăng 1)
Với Mai Thìn, nỗi đắm đuối màu xanh. Đó là mệnh nghiệp của con–người-thơ ấn tượng nơi miền Trung cát đá, nắng gió khô róc khô rang này. Và tôi hiểu, tôi tin, tôi rung lên khi Mai Thìn viết:
“Uống cạn lòng mình
Em ngân lên tiếng hót.”
Núi Tà Cú, tháng 11/2011
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn