Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Gửi thư    Bản in

Thay lời đính chính trong tập thơ “Bài ca tự tình” của Lưu Trọng Lư

Nguyễn Yên Thế - 18-07-2011 09:56:07 AM

VanVN.Net - Thưa bạn đọc, tập thơ "Bài ca tự tình" do nhà báo Lưu Trọng Văn sưu tầm, tập hợp lại từ di cảo thơ của cha mình, do Nxb Hội Nhà văn phát hành 6-2011 có bài thơ "Nghĩ phận mình" (trang 321) được cho là bài thơ của Lưu Trọng Lư, nhưng sau khi tra cứu từ nhiều nguồn tư liệu, tác giả Nguyễn Yên Thế cho biết đây chính là bài thơ của Cao Bá Quát (nguyên tác là "Độc dạ") được Lưu Trọng Lư dịch...

 

Nghĩ phận mình

1.

Đã già lại ốm giữa trời đất

Lăm lăm vào đời, hóa người thừa

Thôi náu mình, cam chịu bùn nhơ

Xó góc thành, đã ồn lại ẩm thấp

2.

Hết rét lại lụt liên tục

Dân đen tai nạn không hồi phục

Chẳng cách gì làm dân yên

Cũng đường đường kẻ sĩ

Nghĩ mà nhục.

3/1988

(trang 321)

Sau khi sách in ra, đọc bài thơ trên, và đưa mấy câu "Hết rét lại lụt liên tục/ Dân đen tai nạn không hồi phục/ Chẳng cách gì làm dân yên/ Cũng đường đường kẻ sĩ/ Nghĩ mà nhục" trong một bài viết làm dẫn chứng, tôi có phần hơi ngờ ngợ, hỏi lại Lưu Trọng Văn, Văn bảo: đã chép lại từ nguyên văn một trang bản thảo của nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhưng không có chữ ký. Xét về hoàn cảnh xã hội và tâm trạng của nhà thơ khi đó thì có thể  thấy những vần thơ trên nói hộ được rất sinh động, cụ thể tâm sự của ông - cũng chính vì thế mà Lưu Trọng Văn đã đưa vào phần cuối: "Phần IX: Tự sự... mình" rất phù hợp. Tới hôm qua, Lưu Trọng Văn gọi điện gấp cho tôi thông báo: Văn vừa lục tìm được trong hàng chồng bản thảo lưu trữ tại gia đình thêm một tư liệu viết tay của nhà văn Lưu Trọng Lư, trong đó ông ghi nhiều câu dịch từ thơ chữ Hán của Cao Bá Quát mà ông tâm đắc. Và, sau cùng, có trọn một bài thơ mà nhà văn Lưu Trọng Lư ghi cẩn thận ở trước đầu đề: "Thử dịch từ Cao Bá Quát”:

NGỒI MỘT MÌNH TRONG ĐÊM

Góc thành thị này, đã ồn lại ẩm thấp

Đã già, lại ốm giữa trời đất

Cứ lăm lăm vào đời, hóa thành người thừa

Thôi náu mình đi, cam chịu bùn nhơ

Nhưng hết rét lại lụt liên tục

Dân đen tai nạn không hồi phục

Chẳng có cách gì làm dân yên

Cũng đường đường là kẻ sĩ

Nghĩ mà nhục thế!

 

So với bản đã in trong "Bài ca tự tình" thì bài thơ dịch trong bản thảo này không tách ra thành hai đoạn riêng, và khác biệt vài chữ không đáng kể... Bởi tôi từng là thầy giáo dạy văn, nên Lưu Trọng Văn yêu cầu em phải mau chóng tìm ra gốc tích bài thơ đó của Cao Bá Quát, và viết bài đính chính giúp trên trang Vanvn.net, rồi sau này có tái bản tập "Bài ca tự tình" sẽ đưa bài thơ dịch này kèm cả phiên âm chữ Hán cùng lời dịch nghĩa vào.

Bài thơ nguyên tác là "Độc dạ", thể ngũ ngôn tuyệt cú, nằm trong số những bài không biết rõ thời gian sáng tác được gọi chung là "Tức sự ngôn hoài":

Thành thị huyên ty địa

Kiền khôn lão bệnh phu.

Tê cung thành nhũng thặng,

Bính tích thả nê đồ.

Hàn lạo nãi liên phát,

Tai lê huống vị tô.

Thái bình vô nhất lược,

Lộc lộc sỉ vi nho.

 

Dịch nghĩa:

Một mảnh đất vừa ồn, vừa thấp ở nơi thành thị

Một con người vừa già, vừa ốm giữa trời đất.

Đem thân ra đời đã thành người thừa,

Náu vết hãy chịu lầm than vậy.

Nhưng nạn rét nạn lụt cứ phát sinh liên tiếp,

Huống chi dân đen bị tai nạn chưa được hồi phục.

Không có một sách lược gì làm cho đời được thái bình

Thẹn cho mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế!

(Lời chú của chính Cao Bá Quát: "Lộc lộc do lục lục dã"- lộc lộc cũng như lục lục, nghĩa là tầm thường)

(Thơ chữ Hán Cao Bá Quát- Nxb Văn học, 1976- trang 265)

Một mình ngồi trong đêm để Nghĩ phận mình - cũng là để ngẫm ngợi về trách nhiệm của kẻ sĩ, đó là thái độ thực đáng kính trọng của người trí thức chân chính nước Việt mọi thời... Và sự đồng cảm giữa hai thi sĩ cách nhau hai thế kỷ cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên, có phải không, thưa bạn đọc?

Để tập thơ "Bài ca tự tình" - đứa con tinh thần cuối cùng của nhà văn Lưu Trọng Lư được hoàn chỉnh, mong được coi bài viết này là một lời đính chính, đồng thời cũng là một lời xin lỗi gửi tới bạn đọc yêu quý thơ Lưu Trọng Lư đã từng đọc bài thơ này.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Thư giãn  

Câu đối trúng tâm tư

VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...

Nhà văn đọc sách  

Đất bỏng – bộ tiểu thuyết sử thi về vùng mỏ Cẩm Phả

VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...

Tư liệu  

Hoài Thanh với văn chương và hành động

VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...