Câu đố:
Người đời tính nết khác nhau
Kẻ thì luôn miệng trước sau nối lời
Người thì kín tiếng, im hơi
Chân tay làm lụng không ngơi sớm chiều
Vậy xin được hỏi một điều:
Chỉ làm, không nói trong Kiều, những ai?
Giải thích: người giải đố cần chỉ ra trong Truyện Kiều có những người nào chỉ làm việc mà không hề nói một câu nào. Tất nhiên mọi diễn giải đều bằng thơ lục bát.
Trước hết, ta thống kê xem những ai “chỉ làm không nói”:
- Vài thằng con con đi theo Kim Trọng.
- Gia đồng đưa tin “thúc phụ từ đường” tới Kim Trọng.
- Khuyển, Ưng đốt nhà, đánh thuốc mê bắt Kiều.
- Hai ả Xuân, Thu lo hương trà ở Quan Âm Các.
- Quân của Từ Hải “Ba quân chỉ ngọn cờ đào/ Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”.
- Hai tên thể nữ do Hồ Tôn Hiến tặng Kiều.
- Thổ quan.
- Hai ngư phủ Giác Duyên thuê để chực đón Kiều trên sông Tiền Đường.
- Vợ của Vương Quan.
- Một số người phục dịch, hầu hạ, hoặc đám đông như tay chân Tú Bà, những người khiêng kiệu, a hoàn, nô tỳ trong nhà họ Hoạn, quân lính của Từ Hải, của Hồ Tôn Hiến, vân vân...
Theo chúng tôi, bốn nhóm nhân vật quan trọng nhất đại diện cho những người chỉ làm không nói là: Khuyển Ưng, Thổ quan, hai ngư phủ, và Xuân Thu. Còn những nhóm người khác, nếu tính sót một số cũng không sao.
Trong các bài giải chúng tôi nhận được, nhiều người tính thừa ra. Một số người sau đây là chưa chính xác:
- Người khách viễn phương tìm đến Đạm Tiên. Những câu: “Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta/ Đã không duyên trước chăng mà/ Thì chi chút ước gọi là duyên sau”... là Vương Quan lược thuật lời của vị khách này đấy!
- Thằng bán tơ: “Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”: nó vu oan khai tội cho Vương Ông, khả năng rất lớn là nó nói, chứ không phải khai bằng văn bản như một số người lý luận.
- Bọn sai nha. “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh”, là tiếng bọn sai nha đấy.
- Chung ông. Chung ông đã “Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày” là nói đấy!
- Mã Kiều. Sự thật Mã Kiều nói rất nhiều: Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời: “Thôi đã mắc lận thì thôi/ Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh...”
- Mụ chủ chứa ở Châu Thai. Mụ này “Bắt nàng vào lạy gia đường”, tất nhiên mụ có nói thì Thúy Kiều mới biết được lệnh mà làm theo...
Điều đáng mừng là có nhiều lời giải nêu khá đầy đủ những người chỉ làm không nói, nhất là bốn nhóm người không nên bỏ sót trên kia. Vấn đề còn lại là bố cục, cách lập luận, diễn giải sao cho chặt chẽ và hấp dẫn.
Một số người nhập đề khá hay, như cụ Nguyễn Văn Tố (xã Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh):
Ngẫm trong kho báu Truyện Kiều
Bao người nói dối, nói điêu rõ rồi
Còn người kín tiếng im hơi
Chỉ làm không nói đôi lời xin thưa.
Bà Hoàng Kim Thoa (phố Tiền Phong, Tiền Cát, Việt Trì, Phú Thọ) lập luận khá có lý:
Bao người kín tiếng, im hơi
Dành nhân vật chính nói lời giao lưu.
Ông Nguyễn Minh Thắng (xã Sư Ngòi, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) lại luận về những người chỉ làm không nói theo cách riêng:
Có tài có tiếng với đời
Xoàng xoàng chìm tiếng im hơi chẳng rằng...
Ông Thạch Càn Thôn nói khá đúng bản chất những người chỉ làm không nói:
Chỉ làm không nói trong Kiều
Xem ra cũng có khá nhiều chức danh
Những tên đầy tớ trung thành
Vâng theo lệnh chủ mà hành động thôi
Họ cần chi phải mở lời
Đó là Ưng, Khuyển bắt người dâng công...
Bà Mai Thị Huệ (xã Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa) có nhận xét khá đúng về một số người chỉ làm không nói là “vì không được nói hoặc không dám nói”. Rồi tiếp theo:
Điểm trong xã hội Truyện Kiều
Giàu sang, quyền chức bao nhiêu là người
Cũng nhiều thân phận tôi đòi
A hoàn phục dịch, cùng người làm thuê...
Để “khoanh vùng” đối tượng cần thống kê, ông Nguyễn Văn Hà (thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình) có nhận xét tương tự, sau khi thống kê:
Những người không nói kể trên
Phải đâu bận việc đến quên lẽ lời
Họ là kẻ dưới, tôi đòi
Chỉ làm theo lệnh của người bề trên.
Còn ông Phạm Huy Liệu (Quang Minh, Gia Lộc, Hải Dương), đúc kết theo kiểu phân loại:
Những người làm chẳng nói ra
Nghĩa nhân cũng lắm, xấu xa cũng nhiều...
Điểm qua một số câu như vậy trong các bài giải là chúng tôi muốn lưu ý một điều: bài giải hay không những thống kê đầy đủ, mà còn có những nhận xét, tổng kết của người tham gia giải đố.
Đây là một câu đố tương đối khó, nhưng nếu chịu khó theo dõi, thống kê thì chúng ta hiểu thêm được một loại người trong Truyện Kiều cũng như trong xã hội.
Lời giải:
Ngẫm xem những kẻ trong Kiều
“Chỉ làm không nói”, có điều nghiệm ra:
Phần nhiều phục dịch người ta
Làm theo lệnh chủ, hoặc là đám đông.
Trẻ con vài đứa tiểu đồng
Chàng Kim đi hội, lòng vòng theo sau
Gia đồng sang chuyển tin đau
Việc làm chăm chỉ, chứ đâu cần lời.
Quan Âm Các, đấy là nơi
Xuân, Thu hai ả buồn vui với Kiều
Hương, trà ngày tháng lo đều
Lặng yên cửa Phật, kỵ điều nói năng.
Hai ông ngư phủ chài giăng
Đón nàng, đợi vớt được nàng mới thôi
Bao lâu chẳng thốt một lời
Mặc cho sóng vỗ, nước trôi Tiền Đường.
Khuyển, Ưng hai đứa vô lương
Thuốc mê tưới đẫm hỏi nàng biết chi?
“Vực ngay lên ngựa tức thì”
Mưu nhà họ Hoạn thực thi, miễn bàn.
Bị Hồ Tôn Hiến chơi gian
Ép duyên người đẹp, Thổ Quan tưởng hời
Vui chưa kịp thốt nên lời
Sông sâu nhảy xuống biết rồi ra sao?
“Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”
Lệnh nghiêm, họ chẳng nói gì
Để cho đội ngũ uy nghi, chỉnh tề.
Lặng im làm, lặng im nghe
Tay sai mụ Tú bắt về Kiều nhi.
Những người khiêng kiệu lầm lỳ
Im hơi đưa đón nàng đi bao lần.
“Dưới hoa dậy lũ ác nhân”
Tôi đòi họ Thúc thất thần trốn đi.
Nhà họ Hoạn, lũ thanh y
Ra vào sao chẳng nói gì với nhau?
Hai tên thể nữ Hồ trao
Theo Kiều lặng lẽ để hầu nàng thôi.
Vợ Vương Quan mới lạ đời
“Bà quan” mà lại kiệm lời thế sao?
Đọc Kiều suy ngẫm trước sau:
“Chỉ làm không nói” phải đâu người tài!
(Nguồn daibieunhandan.vn)
Câu đố:
Người đời tính nết khác nhau
Kẻ thì luôn miệng trước sau nối lời
Người thì kín tiếng, im hơi
Chân tay làm lụng không ngơi sớm chiều
Vậy xin được hỏi một điều:
Chỉ làm, không nói trong Kiều, những ai?
Giải thích: người giải đố cần chỉ ra trong Truyện Kiều có những người nào chỉ làm việc mà không hề nói một câu nào. Tất nhiên mọi diễn giải đều bằng thơ lục bát.
Trước hết, ta thống kê xem những ai “chỉ làm không nói”:
- Vài thằng con con đi theo Kim Trọng.
- Gia đồng đưa tin “thúc phụ từ đường” tới Kim Trọng.
- Khuyển, Ưng đốt nhà, đánh thuốc mê bắt Kiều.
- Hai ả Xuân, Thu lo hương trà ở Quan Âm Các.
- Quân của Từ Hải “Ba quân chỉ ngọn cờ đào/ Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”.
- Hai tên thể nữ do Hồ Tôn Hiến tặng Kiều.
- Thổ quan.
- Hai ngư phủ Giác Duyên thuê để chực đón Kiều trên sông Tiền Đường.
- Vợ của Vương Quan.
- Một số người phục dịch, hầu hạ, hoặc đám đông như tay chân Tú Bà, những người khiêng kiệu, a hoàn, nô tỳ trong nhà họ Hoạn, quân lính của Từ Hải, của Hồ Tôn Hiến, vân vân...
Theo chúng tôi, bốn nhóm nhân vật quan trọng nhất đại diện cho những người chỉ làm không nói là: Khuyển Ưng, Thổ quan, hai ngư phủ, và Xuân Thu. Còn những nhóm người khác, nếu tính sót một số cũng không sao.
Trong các bài giải chúng tôi nhận được, nhiều người tính thừa ra. Một số người sau đây là chưa chính xác:
- Người khách viễn phương tìm đến Đạm Tiên. Những câu: “Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta/ Đã không duyên trước chăng mà/ Thì chi chút ước gọi là duyên sau”... là Vương Quan lược thuật lời của vị khách này đấy!
- Thằng bán tơ: “Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”: nó vu oan khai tội cho Vương Ông, khả năng rất lớn là nó nói, chứ không phải khai bằng văn bản như một số người lý luận.
- Bọn sai nha. “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh”, là tiếng bọn sai nha đấy.
- Chung ông. Chung ông đã “Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày” là nói đấy!
- Mã Kiều. Sự thật Mã Kiều nói rất nhiều: Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời: “Thôi đã mắc lận thì thôi/ Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh...”
- Mụ chủ chứa ở Châu Thai. Mụ này “Bắt nàng vào lạy gia đường”, tất nhiên mụ có nói thì Thúy Kiều mới biết được lệnh mà làm theo...
Điều đáng mừng là có nhiều lời giải nêu khá đầy đủ những người chỉ làm không nói, nhất là bốn nhóm người không nên bỏ sót trên kia. Vấn đề còn lại là bố cục, cách lập luận, diễn giải sao cho chặt chẽ và hấp dẫn.
Một số người nhập đề khá hay, như cụ Nguyễn Văn Tố (xã Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh):
Ngẫm trong kho báu Truyện Kiều
Bao người nói dối, nói điêu rõ rồi
Còn người kín tiếng im hơi
Chỉ làm không nói đôi lời xin thưa.
Bà Hoàng Kim Thoa (phố Tiền Phong, Tiền Cát, Việt Trì, Phú Thọ) lập luận khá có lý:
Bao người kín tiếng, im hơi
Dành nhân vật chính nói lời giao lưu.
Ông Nguyễn Minh Thắng (xã Sư Ngòi, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) lại luận về những người chỉ làm không nói theo cách riêng:
Có tài có tiếng với đời
Xoàng xoàng chìm tiếng im hơi chẳng rằng...
Ông Thạch Càn Thôn nói khá đúng bản chất những người chỉ làm không nói:
Chỉ làm không nói trong Kiều
Xem ra cũng có khá nhiều chức danh
Những tên đầy tớ trung thành
Vâng theo lệnh chủ mà hành động thôi
Họ cần chi phải mở lời
Đó là Ưng, Khuyển bắt người dâng công...
Bà Mai Thị Huệ (xã Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa) có nhận xét khá đúng về một số người chỉ làm không nói là “vì không được nói hoặc không dám nói”. Rồi tiếp theo:
Điểm trong xã hội Truyện Kiều
Giàu sang, quyền chức bao nhiêu là người
Cũng nhiều thân phận tôi đòi
A hoàn phục dịch, cùng người làm thuê...
Để “khoanh vùng” đối tượng cần thống kê, ông Nguyễn Văn Hà (thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình) có nhận xét tương tự, sau khi thống kê:
Những người không nói kể trên
Phải đâu bận việc đến quên lẽ lời
Họ là kẻ dưới, tôi đòi
Chỉ làm theo lệnh của người bề trên.
Còn ông Phạm Huy Liệu (Quang Minh, Gia Lộc, Hải Dương), đúc kết theo kiểu phân loại:
Những người làm chẳng nói ra
Nghĩa nhân cũng lắm, xấu xa cũng nhiều...
Điểm qua một số câu như vậy trong các bài giải là chúng tôi muốn lưu ý một điều: bài giải hay không những thống kê đầy đủ, mà còn có những nhận xét, tổng kết của người tham gia giải đố.
Đây là một câu đố tương đối khó, nhưng nếu chịu khó theo dõi, thống kê thì chúng ta hiểu thêm được một loại người trong Truyện Kiều cũng như trong xã hội.
Lời giải:
Ngẫm xem những kẻ trong Kiều
“Chỉ làm không nói”, có điều nghiệm ra:
Phần nhiều phục dịch người ta
Làm theo lệnh chủ, hoặc là đám đông.
Trẻ con vài đứa tiểu đồng
Chàng Kim đi hội, lòng vòng theo sau
Gia đồng sang chuyển tin đau
Việc làm chăm chỉ, chứ đâu cần lời.
Quan Âm Các, đấy là nơi
Xuân, Thu hai ả buồn vui với Kiều
Hương, trà ngày tháng lo đều
Lặng yên cửa Phật, kỵ điều nói năng.
Hai ông ngư phủ chài giăng
Đón nàng, đợi vớt được nàng mới thôi
Bao lâu chẳng thốt một lời
Mặc cho sóng vỗ, nước trôi Tiền Đường.
Khuyển, Ưng hai đứa vô lương
Thuốc mê tưới đẫm hỏi nàng biết chi?
“Vực ngay lên ngựa tức thì”
Mưu nhà họ Hoạn thực thi, miễn bàn.
Bị Hồ Tôn Hiến chơi gian
Ép duyên người đẹp, Thổ Quan tưởng hời
Vui chưa kịp thốt nên lời
Sông sâu nhảy xuống biết rồi ra sao?
“Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”
Lệnh nghiêm, họ chẳng nói gì
Để cho đội ngũ uy nghi, chỉnh tề.
Lặng im làm, lặng im nghe
Tay sai mụ Tú bắt về Kiều nhi.
Những người khiêng kiệu lầm lỳ
Im hơi đưa đón nàng đi bao lần.
“Dưới hoa dậy lũ ác nhân”
Tôi đòi họ Thúc thất thần trốn đi.
Nhà họ Hoạn, lũ thanh y
Ra vào sao chẳng nói gì với nhau?
Hai tên thể nữ Hồ trao
Theo Kiều lặng lẽ để hầu nàng thôi.
Vợ Vương Quan mới lạ đời
“Bà quan” mà lại kiệm lời thế sao?
Đọc Kiều suy ngẫm trước sau:
“Chỉ làm không nói” phải đâu người tài!
(Nguồn daibieunhandan.vn)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn