HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 60 NĂM BƯỚC TIẾP MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập vào năm 1957. Ngay sau khi được thành lập, Hội Nhà văn Việt Nam đã nhanh chóng đi vào hoạt động, lập ra bộ máy điều hành (ban chấp hành, các chức danh đứng đầu hội, các ban kết nạp hội viên, ban chế độ công tác sáng tác, ban nghiên cứu sáng tác, ban văn học nước ngoài, văn phòng hội, quỹ văn học, câu lạc bộ…), lập ra Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, tuần báo Văn…
Hiện nay, hội Nhà văn Việt Nam là một thành viên của Liên Hiệp các HộimVăn học nghệ thuật Việt Nam. Từ đó cho tới nay, Hội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và nhiều Huân chương cao quý khác. Đồng thời Hội cũng đã có 53 nhà văn được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 129 nhà văn được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, 3 nhà văn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 3 nhà văn được phong tặng Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam( 1957-2017), Báo Văn nghệ xin gửi đến bạn đọc một số tư liệu, hình ảnh đáng nhớ tại các lễ kỷ niệm của Hội.
Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức vào ngày 5/5/1997 tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh- Thủ đô Hà Nội. Đồng chí lê Khả Phiêu, Ủy viên thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định : “ Sự phát triển của Văn học Việt Nam gắn bó máu thịt với sự phát triển của đất nước và dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, góp phần xây dựng nên truyền thống văn hiến Việt Nam… Nhà văn là những người làm nghệ thuật bằng hình tượng và ngôn ngữ đồng thời cũng là nhà tư tưởng của mọi thời đại. Tác phẩm văn học có giá trị là tài sản quốc gia, được nhân dân gìn giữ và sử sách ghi nhân vai trò, trách nhiệm của các nhà văn rất nặng nề và cũng rất vẻ vang. Mong các đồng chí phấn đấu để tròn trách nhiệm cao quý ấy trong thời kỳ đất nước ta đổi mới, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng của nhân dân.”
Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam đã được tổ chức trọng thể lễ Sáng 29/12/2002, tại Hà Nội,
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, thay mặt Đảng, Nhà nước biểu dương những đóng góp to lớn của Hội Nhà văn Việt Nam, của các thế hệ nhà văn trong 45 năm qua cho nền văn học Việt Nam. Đồng chí chúc các nhà văn nêu cao vai trò, trách nhiệm, sáng tạo ra những tác phẩm xứng đáng với dân tộc.
Lễ kỷ niệm 50 thành lập Hội Nhà văn Việt Nam đã được tổ chức vào sáng 19/5/2007, tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Hội Nhà văn và sứ mệnh cao cả của văn học: "Sáng tạo văn học nghệ thuật là một công việc cao quý, tinh tế, thầm lặng và phức tạp, đòi hỏi một lao động nghệ thuật tổng hợp, dựa trên sự am tường sâu sắc cuộc đời và con người và dựa trên tài năng cá nhân. Nhưng trước tiên, nó phải là tầm nhìn, cái nhìn, cách nhìn cuộc đời, con người, thế giới. Các nhà văn là những người luôn có khát vọng tìm tòi, đổi mới, ham muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nhiều cách viết, nhiều nền văn học nhưng không bao giờ được quên mình đang đứng ở đâu, đang viết cho ai, đang nhìn cuộc đời này, thế giới này bằng đôi mắt trí tuệ và tâm hồn Việt Nam".
Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam được tổ chức vào ngày 19/12/2012 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ nhấn mạnh: "Giai đoạn hiện nay các nhà văn Việt Nam vẫn còn đang phải vật lộn với rất nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, từ những khó khăn thử thách đó, những phẩm chất cơ bản nhất của con người mới có cơ hội bộc lộ, đồng thời chính cuộc đấu tranh quyết liệt này là mảnh đất màu mỡ cho văn học phát triển. Hội Nhà văn Việt Nam là nơi tập trung những người cầm bút tài năng nhất của đất nước, vì vậy điều mà Đảng và Nhân dân mong đợi không gì khác hơn là phải có được những tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao. Nhân vật lớn nhất của các nhà văn chính là Nhân dân Việt Nam. Ðảng, Nhà nước và nhân dân luôn đứng bên cạnh các nhà văn trong sự nghiệp cao cả này, dành sự quan tâm, trân trọng và những điều kiện thuận lợi để các nhà văn sáng tạo được nhiều nhất và tốt nhất….”.
Danh sách các nhà văn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật ( từ đợt I- đợt IV)
Giải Thưởng Hồ Chí Minh Đợt I/1996
1.Nam Cao
2.Huy Cận
3.Xuân Diệu
4.Nguyễn Hồng
5.Nguyễn Công Hoan
6.Nguyễn Tuân
7.Nguyễn Đình Thi
8.Ngô Tất Tố
9.Chế Lan Viên
10.Hải Triều
11.Nguyễn Huy Tưởng
12.Tế Hanh
13. Tố Hữu
14.Tô Hoài
Giải Thưởng Hồ Chí Minh Đợt II /2000
1 .Anh Đức
2.Nguyễn Minh Châu
3.Nguyễn Khải
4.Nguyễn Bính
5.Nguyễn Văn Bổng
5.Lưu Trọng Lư
7.Nguyễn Quang Sáng
8.Hoài Thanh
9 Nguyễn Thi
10.Phan Tứ
11.Nông Quốc Chấn
12. Chính Hữu
13.Tú Mỡ
14.Hà Xuân Trường
Giải Thưởng Hồ Chí Minh Đợt III/ 2007
· Nhà thơ Vương Kiều Ân (nữ sĩ Anh Thơ)
Giải Thưởng Hồ Chí Minh- Đợt IV/ 2012
1.Phạm Tiến Duật
2.Hoàng Tích Chỉ
3.Ma Văn Kháng
4.Hữu Thỉnh
5.Hồ Phương
6.Đỗ Chu
7.Lê Văn Thảo
8. Hà Minh Đức
9. Phương Lựu
Giải thưởng Nhà nước
Đợt I/ 1996
1. Thu Bồn
2. Vũ Cao
3. Phạm Tiến Duật
4. Trần Bạch Đằng
5. Nguyễn Khoa Điềm
6. Bàn Tài Đoàn
7. Đoàn Giỏi
8. Bùi Hiển
9. Ma Văn Kháng
10. Kim Lân
11. Vũ Tú Nam
12. Nguyễn Trọng Oánh
13. Xuân Quỳnh
14. Hữu Thỉnh
15. Hoàng Trung Thông
16. Chu Văn
17. Đỗ Chu
18. Quang Dũng
19. Nguyễn Kiên
20. Hữu Mai
21. Nguyên Ngọc
22. Võ Huy Tâm
23. Anh Thơ
24. Lê Anh Xuân
25. Mạc Phi
26. Lê Lựu
27. Viễn Phương
28. Phạm Hổ
29. Lê Đình Kỵ
30. Giang Nam
31. Đoàn Văn Cừ
32. Hồ Phương
33. Đào Vũ
34. Lê Vĩnh Hòa
35. Xuân Thiều
36. Trần Đăng Khoa
37. Thanh Hải
38. Phương Lựu
39. Hà Minh Đức
40. Thanh Thảo
41. Nguyễn Đức Mậu
42. Trần Hữu Thung
43. Nguyễn Thị Ngọc Tú
44. Bằng Việt
45. Bảo Định Giang
46. Nguyễn Xuân Sanh
Đợt II
1. Phan Cự Đệ
2. Lê Ngọc Trà
3. Như Phong
4. Lý Văn Sâm
5. Huỳnh Văn Nghệ
6. Hoàng Văn Bổn
7. Lâm Thị Mỹ Dạ
8. Nguyễn Duy
9. Thâm Tâm
10. Yến Lan
11. Nguyễn Mỹ
12. Trần Nhuận Minh
13. Y Phương
14. Phan Thị Thanh Nhàn
15. Vũ Quần Phương
16. Phạm Ngọc Cảnh
17. Thi Hoàng
18. Định Hải
19. Lê Văn Thảo
20. Vũ Thị Thường
21. Nguyễn Khắc Trường
22. Khuất Quang Thụy
23. Nguyễn Trí Huân
24. Thanh Tịnh
25. Hoàng Phủ Ngọc Tường
26. Vũ Hạnh
27. Chu Lai
28. Vũ Bằng
29. Y Điêng
30. Trần Đăng
31. Nam Hà
32. Chu Cẩm Phong
33. Vương Trọng
34. Minh Huệ
35. Xuân Hoàng
36. Nhị Ca
37. Dương Thị Xuân Quý
38. Trung Trung Đỉnh
39. Hồ Dzếnh
40. Trần Huyền Trân
41. Xuân Đức
42. Võ Quảng
43. Trần Mai Ninh
44. Trần Dần
45. Phùng Quán
46. Hoàng Cầm
47. Lê Đạt
Đợt III/ 2012
1. Lê Minh Khuê
2. Nguyễn Thành Long
3. Thái Bá Lợi
4. Ngô Văn Phú
5. Bế Kiến Quốc
6. Triệu Bôn
7. Nguyễn Chí Trung
8. Hoàng Nhuận Cầm
9. Trinh Đường
10. Duy Khán
11. Hữu Loan
12. Anh Ngọc
13. Tô Nhuận Vỹ
14. Lý Biên Cương
15. Vi Hồng
16. Lê Tri Kỷ
17. Cao Tiến Lê
18. Thanh Quế
19. Chim Trắng
20. Dũng Hà
21. Hồng Nhu
22. Nguyễn Trọng Tạo
23. Nguyễn Thị Như Trang
24. Xuân Cang
25. Ngô Thảo
26. Trần Ninh Hồ
27. Nguyễn Thị Hồng Ngát
28. Lê Thành Nghị
29. Nguyễn Khắc Phê
30. Phan Hồng Giang
31. Mai Ngữ
32. Mai Quốc Liên
33. Trần Văn Tuấn
34. Ngô Ngọc Bội
35. Ngọc Bái
36. Lưu Trùng Dương
Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Nhà văn Chu Cẩm Phong
2. Nguyễn Thi
3. Lê Anh Xuân
Anh Hùng lao động thời kỳ đổi mới
1.Nhà văn Vũ Khiêu
2.Nhà văn Sơn Tùng
3.Nhà văn Hữu Ước
Nguồn: Văn Nghệ