ĐỔI GIÓ
I. ĐẤT LỀ QUÊ THÓI
Cái làng nhỏ của tôi nằm sát trong đê, bên ngoài là đoạn cuối con sông Diêm Hộ,trước khi nó mở rộng cửa ra biển.Tử trên ngọn cây gạo cửađình nhìn xuống làng giống như một nốt ruồi xanh xám đậu ở mép dưới hàm một con rồng nước. Nơi đây, từ xa xưa, các cụ vẫn truyền lại tên gọi cho thế đất cửa sông là Hàm Rồng, đặt chợ Bến Tuần và giao lưu chínhbằng đường thủy.
Nằm trong hệ thống sông Hồng, cùng với sông Luộc, sông Trà và sông Hóa, sông Diêm cũng góp thành bộ rễcủa dòng sông mẹ,uốn lượntrong vùng đồng bằng cửa biển Bắc bộ.Nếu sông là con rồng thì con đê ngăn nước ở bên nở trườn dài như con rắn khổng lồ che bao hết các làng mạc phòng khi lũ sông Hồng đổ về. Xưa kia còn có các điếm canh nước. Không chỉ canh nước ngọt mà cả nước mặn phía ngoài bãi láng cửa sông, nhất là khi bão gió và lúc triều lên.Ngoài ngấm vào, trong đọng hạn, đất bạc màu tạo chonước ruộng trong đê chua mặn, trời nắng, váng vàng đen thường trôi nổi, khê đọng . Nơi đây là cuối sông nên từ thời thực dân Pháp đô hộ, đã cho xây dựng một cái cống lớn để ngăn nước mặn và giữ nước ngọt cho đồng ruộng. Đấy chính là nguyên do tạonên con sông quanh nămcó màu nước trong xanh, hiền hòa. Họa khi có lũ sông Hồng đổ về, nó lại được tháo chảy ra biển ngay nên làng mạc cuối sông không bị ngập úng, và đồng thời, phù xa cũng không đọng lại trong đồng ruộng.Không ai biết nó có từ kỷ nguyên nào, nhưng từ con sông, đã hình thành, vun góp và để lại một chuỗi di sản văn hóa trong lòng nền văn minh lúa nước. Ta dễ dàng nhận thấy những công trình tháp chuông nhà thờnhọn hoắt đẩy cây thánh giá lên cao, rồi những mái chùa trầm vàng cổ kính lấp ló sau lũy tre làng, chúng cũng được phân bổ khá công phu giống như các quân cờ vua trên bàn cờ làng mạc chen giữa cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh rì, những lũy tre vàng óng cuốichiều của ngày dài mùa hạ. Cái khó bó cái khôn, cái lam làm của người làng thuần nông đan xen, xếp thành một chuỗi năm tháng chai sạn, tiếp nối. Nhưng không sao cả, họ cứ làm nên những cánh đồng lúa, dẫu có nhiều bông nép cắm cờ, giành hạt mẩy gom góp nuôi quân; họ cứ dựng những sân khấu chèo dưới ánh trăng. Điệu hát chèo, điệu hò hộ đê cứ nghiêng chao mép nước ven sông.
Nhà,khi bố mẹ sinh chúng tôi, cụ cho chỗ ở riêng bên bìa làng. Nhà hướng nam, chếch sang đông nam khoảng hai mươi lăm độ,- chính hướng gió biển miền duyên hải, nhìn qua đồng Rộc đoài đến con đê chạy ngang sát cửa chùa Trà Linh. Nơi đây, vài năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, những tên lính Pháp cuối cùng mới cuốn gói khỏi nước ta, qua cảng Hải Phòng, trước khi đi, chúng đốt chùa, một viên đạn lạc vượt qua Rộc đoài găm vào khung gỗ bàn thờ gia tiên nhà tôi, mẹ tôi kể, tôi cũng chào đời vào lúc đó nên trong mấy chị em, mẹ chỉ nhớ chính xác ngày, giờ sinh của tôi - hôm ấy trùng với ngày Phật đản, mồng tám tháng tư. Rộc đoài là những thửa ruộng chân tre , hợp với các ao bèo và một con mương - quê tôi gọi là cừ, vây lấy xóm nhỏ. Bên này là xóm làng, bên kia là nghĩa địa, con đường ở giữa, nó chạy từ cửa chùa ra nối với chân đê bến thuyền Hàm Rồng. Cái nghĩa địa ngày càng phình ra như là một định mệnh, tưởng như người ta đều muốn đặt hài cốt cha mẹ mình vào đúng nơi miệng con rồng vậy.
Năm thônnối nhau, hai thôn giao đầu, thôn Đoài có diện tích lớn nhất và hiển nhiên có lượng trâu bò nhiều hơn các thôn xóm cận kề. Hồi ấy chúng tôi còn bé lắm, các mạch đường nhỏ tronglàng là những đoạn đường đất khúc khuỷu, thường có các khóm tre già rải rác hai bên đường bờ ao, mưa xuống, đường lầy lội, đất lẫn lá tre, lẫn phân trâu bò. Người làng quennhằm dấu chân trâu mànhảy cò, người sau dẫm chân người trước thành các vết khôhình chữ chi rộng dần. Ngoài trồng lúa, sang đầu đông , ở ruộng năm phần trăm của gia đình được chủ động làm thì bảo nhau trồng rau màu, đầu xuân nhà nhà đều trồng thuốc lào,đến tháng nắng gắt thì hái về, rọcđể tách bỏ cuộng lá bằng móc đũa tre tươi gập chữ V, đầu buộc sợi cước,đặt xếp gối từng lá lên hai thân tre thẳng đều, dài khoảng hai métrồi gấp cuộn hai bên lại sao cho thật tròn và chắc, đặt lên cầu dao tay, thái nhỏ, phơi khô rồi đóng vại sành, cất kĩ. Ngại nhất là thái thuốc gặp ngày mưa kéo dài. Khi ấy phải xếp các phên thuốc lên giá tre rồi dùng rơm rạ đốt ở bên dướicho đến khi sợi thuốc được hút bớt nước. Công phu thế mà có nhà phải đi vay rạ, đốt tới năm, sáu chục phên thuốc cơ đấy.Thuốc lào họa may được giá bán đắt lắm. Trồng thuốc lào cần ủ phân tươi, phân trâu bò trộn đất đập nhỏ tơi bón gốc. Thân lá to,dày, già nắng, nhằm hái vào buổi chiều oi hầm hập, mồ hôi chảy ròng ròng thì rấttốt, hút vào say lắm. Nhà lão Cược ở khoảng giữa đường làng. Lão bị bệnh run chân tay từ nhỏ nên đến năm mươi tuổi vẫn chỉ lệt bệtđi lấy phân trâu. Lão vén cái quần rách bằng cách cuộn ở cạp quần nó chắc hơn là vén ở cuối ống quần, ống thấp ống cao, lập bập gánh quang tre và đôi sảo đựng phân. Quê tôi gọi là đi hót phân. Lão hót phân bằng đôi xương sườn của con trâu đã róc hết thịt, cong cong, trắng bóng và mòn vẹt, trông giống lưỡi mác. Bọn trẻ thường trêu lão bằng cách dấu đi một cái rẻ sườn rồilấy đất ném trộm tới khi lão bực tức kêu rống lên mới thôi. Thi thoảng thấy lão run rẩy lội xuống góc ao tắm, trời mưa phùn, đói,rét, thật tội nghiệp;song đổilại, thuốc lào nhà lão tốt lắm. Con đường nhỏ ven làng nối về phía nhà thờ đầu đông, ai cũng từng chứng kiến bà Sưuhaychửi đổng. Hễ hơi bực gì, dù là trong nhà hay ngoài ngõ đều chửi.Có hai con gà con, không có gì cho ăn, đói quá, chắc nó vượt dậu tường cây mây ra mảnh ruộng lúa nếp chân tre, tìm gọi“cúc cúc” mãi không thấy, đoán chắc là trộm ngày bắt mất rồi, bà liền ra vườn trèo lên chiếc ghế hái chè bằng tre cao ngang bờ tường đất xương rồng, được cái bà Sưu cổ cao ba ngấn như hoa hậu, dễnhìn sang hàng xóm để chửi đổng. Quê nói là bà chua ngoa lắm, chẳng ai giám gàn. Đến khi mỏi mồm, bà leo xuống vườn còn dang chân vỗ đùi phành phạch. Nghỉ lại sức, bà lại leo lên ghế chửi tiếp cái thằng, cái con đĩ nào ấy ăn gà nhà bà, bà cho ăn cái này, cái kia… Cứ thế kéo dài cả buổi, làng xa, đồng gần cùng nghe.Còn ở xómphía tây, gần chùa, vào một ngày hè, ông lão Đừng, người dong dỏng, mặt lưỡi cày,tóc bạc trước tuổi, trời chiều còn nắng đã tang kéo gọn thóc rồicầm chổi cúi gập người quét sân,một tay chắp đít,gió nam cứ quẩn đi, quẩn lại, mỏi lưng quá rồi cũng chả xong. Đôi lúc thành quét ngược gió, rác bụi, cứ phả lại, gặp góc sân, gió soáy trôn ốc, lão cầm chổi đuổi theo, đập chặn bụi rác lại như là đập con ruồi, người tõa mồ hôi, dính dăm lúa, ngứa ngáy lắm. Càng gãi càng ngứa. Đuổi ghìm rác mãi chẳng được, điên tiết lên lão ném cái chổi đánh toẹt xuống sân, nghếch đầu lên mắng té tát “ đ. mẹthằng dời”. Lại còn nhớ,phía cửa lànglà đoạn đường đi ra đường cái,qua nhà bốcon ông Lữu. Đường có một lỗ lội bởi nó cũng là rãnh thông giữa các ao với ruộng lúa rồi ra bờ cừ, mỗi năm, cái lỗ lộilại lở to ra thành đoạn dài.Nếu cưỡi trâu thì lội qua, còn đi học thì lùi lại lấy đà chạy cật lực rồi nhảy dài. Đôi khi có con cá quả, quê tôi gọi là cá chuối thấy động nhảy văng lên bờ. Có lẽ làng không ai được bằng ông Lữu vì thấy ông có chiếc áo khoác bằng dạ, thi thoảng thấy ông dùng tay phủi bụi mưa phùn ở vạt áo,dáng vẻkhá chỉnh tề, ung dung. Nhà ông có cái đài biết nói và biết hát chèo.Thỉnh thoảng người ta thấy ông với ông Miết ngồi xếp bằng trên giường làm đôi chén với lòng lợn tiết canh. Đặc biệt, ông có lọ mỡ lợn, vài người hay dấu cái thìa sau vạt áo nâu đến hỏi vay chừng nửa thìa về nấu xoong ốc củ chuối cả nhà ăn gọi là cho có váng mỡ. Nhà tôi cũng vay vài lần, mãi đến ba mươi tết mới trả được.Tôi ưng nhất là những ngày mùa hè, khi thu hoạch xong, vừa được nghỉ học lại vừa được chơi diều. Có nhiều người lớn cũng chơi. To nhất là diều ông Mưu, phất giấy nhuộm hồ gạo nếp, bộ sáo ba, bốn chiếccắm vượt trên cả khung diều, dương oai,cuộn dây tre to đùng, thả cao nhất, mải mê ngước nhìn, mỏi cả cổ;đêm, gió biển thổi đều, diều no gió, sáo kêu trầm bổng, thích lắm. Vậy mà cũng có hôm, trời đổi gió, diều rú gào, ngã vật xuống mái nhà ông Khôi, dây vắt ngang sân, ông Khôi kiêng kị nên dật xuống, lấy dao băm nát. Bọn trẻ bám theo ông Mưu, có đứa quần rách soạc đến tận gấu, hở dọc cả đít, cứ thế chạy đến, thấy ông Khôi còn cầm dao, mặt hằm hằm. “Đúng nà ông này chặt riều rồi”. Thế là hai người cãi nhau, hàng xóm cũng nghếch đầu mà xem.
Đầu làng phía tây là một ngôi Chùa cổ với cổng tháp chuông ba tầng, gắn hoa văn rồng phượng bằng mảnh sành sứhướng về phía biển đông. Có khoảng ba mươi bậc cầu thang xoải dần về phía tây đình.Sân đình có tường vây rồng chầu, nghê phục, phía ngoài là mấy cái ao lớn như hồ, hai cây gạo cổ thụ soi bóng, hoa đỏ rực như thắp lửa. Truyền lại rằng xưa kia, có nhà sư Huyền tăng với sự hỗ trợ của ông tổ họ Bùi là thương nhân ở bến Hàm Rồng phối hợp dựng lên ngôi chùa thờ Đức Phật và cũng là nơi các gia đình trong làng bốc bát hương thờ cúng gia tiên theo tục lệ. Chùa thiêng lắm. Nghe đâu dạo sau cải cách, cóngười nhặt tấm gỗ rơi vãi ở chùa về kê rãnh nước lối ngõ trước nhà, lậptức bị trời vật, mấy hôm sau hộc máu mà chết.Lại nữa, ở vài gia đình sống cạnh đấy, hình như bọn trẻ có hái quả nhãn chùa ăn, thế là đứa con gái, mắt nhung đen như hạt nhãn lập tức bị đau mắt, rồi cả cha, con, cháu đều lây lan bệnh đau mắt. Cái thằng Vần, mặt trời lên cao,phải đi chăn trâu rồi mà dỉ mắt vẫn còn cứ gắn chặt hai mí lại, phải nhai lá trầu không đắp vào cho mềm ra rồi mới hé dần cái mắt đỏ ngàu...Từ đấy, những thứ thuộc về chùa, không còn ai giám hi hoe gì nữa.
Khoảng giữa những năm năm mươi, đoàn cán bộ Văn hóa cứu quốc về hoạt động, nằm vùng ở khu vực hỗ trợ công việc cải cách, lấy hai thôn đối diện hai bên sông là Khai Lai và Thượng Đồng làm trung tâm. Ở giữa có con đò và cây đa ông Đống,không rõ vì sao mà ông ấy lại thiêng đến thế, hễ ai đi qua đều ném vào gốc đa một viên đất thay vì cắm một nén nhang.Năm đầu thành lập chính quyền cách mạng, cha tôi làm chủ tịch lâm thời của xã Hồng Châu. Bởi thế, Ông nhớ và kể lại cho chúng tôi về bối cảnh văn hóa, kinh tế địa phương lúc bấy giờ. Ông nhớ trong đoàn Cải cách văn hóa còn có ôngTô Hoài và ông Hoàng Trung Thông. Sau này chúng tôi biết đấy là các nhà văn. Xã bao gồm ba thôn, có đông, đoài,và cái xóm cạnh Hàm Rồng kia được đặt tên mới là xóm Tiến bộ, con đường nối xóm với làngtrong kia được nắn thẳng và bồi to thêm,gọi là đường Bạn. Cũng chính góc đê phía trước xóm Tiến Bộ kế vào Chùa Trà Linh, trên một khoảnh đất cao có một cây quéo già vàcái miếu thờ những người chết đói năm 45,quét vôi trắng đã cũ mốc ló ra khỏi bụi rậm, có lối cỏ mòn tắt qua nghĩa trang ra bờ sông. Nơi đây ông thứ Khuê hay đi thả lưới cá đêm, thường nhìn thấy con ma áo trắng, xõa tóc đi lại, ông trợn mắt, vung tay kể : “ ìu ôi, nó cứ đi thậm thịch đằng xau, nạnh toát, rùng cả mình,tao gập ngón cái vào nòng bàn tay,nắm chặt vào như bấm quyết, đố dám nhìn nại,chỉ đi thật nhanh chứ chạy nà nó đuổi”, nghe sởn gai ốc.Cho đến bây giờ xã mới hợp nhất, đổithành Thụy Liên nhưng tên làng xóm vẫn được giữ nguyên, có Thiên chúa giáo và Phật giáo làm nền cho vị thế tinh thầntruyền thống cư dân.
Mặc dù được bà con làng xóm thân quý, nhưng ngay sau chính quyền lâm thời, cha mẹ tôi bị quy là địa chủ. Rồi, dẫu sau có được sửa sai, gia đình cũng không còn gì, lâm vào hoàn cảnh vô cùng khốn khó.Có thể nói là sống dở, chết giở.Anh chị tôi phải đi từ hai giờ đêm, vài cây số, xuống đến rừng vẹt, lội bãi lầy bẻ củi, sao cho còn kịp về chợ đổi lấy lẻ gạo nấu cháo lẫn rau má, lá khoaiđể sống qua ngày. Việc ấy cũng phải dấu diếm không cho Đội đỏ biết, họ chả vẫn chửi là con địa chủ,không để cho cái gì cả. Có lần, cha tôi bị “ ma ám”, nửa đêm đi đến năm cây số,xuống tận ngòi bãi trong rừng vẹt, ngã ướt lạnh, giật mình, sợ hãi rồi té chạy về, sốt run đến mấy ngày sau.Sau này mọi người mới hiểu đấy là do ông lo nghĩ nhiều, bị hoảng loạn mà ra vậy.Còn nghe kể, chị gái tôi đói khóc lả đi, anh cả bế, mẹ tôi vừa đi ra ngõ vừa nói dối là đi lấy cho cái ăn, chị tôi hết khóc, cố vươn người nói theo rằng:“ em Nga ngắt rồi” hòng để còn được mẹ mang về cho cái ăn.Khổ lắm.Hình như cáicâu:“ cậu rau má, cháu lá khoai” là của bá Nhát sáng tác ra từ ấy và lưu lại mãi thì phải. Cũngcòn may, vài năm sau, mấy anh em lớp con cái như Hãnh, Miều, Báo, Thị, Chự …vốn được học chữ từ nhỏ, lại có hoa tay làm thợ ngõa,mộc, hay cấy trồng, lưới cá cũng khá nên họ lại gượng đứng được.
Khi thực dân Pháp quay lại, khởi công xây dựng Cống ngăn nước mặn, phía trên đổ bê tông nối vào đường rải đá nhỏ, kéo dài về tận tỉnh. Cống này gần làng Trà Linhnên cũng mượn luôn tên làng để gọi cho tiện. Cống Trà Linh nhanh chóng trở thành một địa danh của tỉnh và của nhà nước. Phía trong sông vào mùa mưa, cá tôm, cua ra tràn vào đồngruộng, ao chuôm,có khi vào tận sân nhà, tha hồ mà bắt. Phía ngoài cống là phần đồng bãi vươn dài về phía xú vẹt cửa biển, những thảm cỏ cói mượn thủy triều vượt lên, bạt ngàn, non tinh, trâu bò thả sức mà ăn. Nơi đây là bãi bồi, có mươi cái ngòi nước chảy róc ra phía cửa sông. Đám con cáy, con còng dương càng đỏ rực cả vùng, trông xa như vườn hoa mười giờ. Bọn trẻ trâu chúng tôi không ai biết sao lại gọi đây là láng Đồng già, nhưng nó đã nằm trong kí ức tuổi thơ bao người con quê hương. Chúng tôi lớn lên bởi gió nắng mặn mòi và cua cáy của đồng láng, của trời đất tự nhiên, bao la, vời vợi biết nhường nào.
Sang đến những năm sáu mươi, có một luồng gió đưa phong trào gọi là “ chống mê tín dị đoan” về đến tận cái làng nhỏ bé, khuất nẻo này. Chính mấy ông cán bộ Đội đỏ viết chữcái không xong đã lệnh phá dỡ toàn bộ các bức tường rồng và sân đình,cũng may sao đã còn lại gian thờ chính trơ ra, là cái cốtcủa chùa và chiếc tháp chuông còn đứng chơ vơ chờ lệnh. Và thế là cái bờ ao không còn chỗ bám, mưa nước,lở lói khiến cho mẹ con cây gạo đỏ ối lừng lững kia sụt đổ xuống và vĩnh viễn mất giống. Cuốn theo chiều “gió Đại phong”ấy, cái chợ Bến Tuần cũng teo dần bởi cách làm ăn mới - phong trào Hợptác xã nông nghiệp, chung lại ruộng đất, ao hồ, gọi kẻng đi làm, ănđều kêu sòng, cấm chợ ngăn sông, không còn cần đến nó nữa.
Cho mãi đến đầu năm bảy mươi, đồng nước vẫn còn mênh mông lắm, dù đã bắt đầu cho cấy giống lúa ngắn ngày, thấp cây trên những thửa ruộng cao thì phần diện tích lớn vẫn là đồng trũng với giống lúa thân dài. Lớp trẻ chúng tôi đi học nửa buổi sáng, buổi chiều tha hồ đi chơi, thả trâu, bắt cua cá ngoài đồng, ngoài bãi. Đi tắm, nhảy bổ nhào ở ngoài cống ngang sông chứ ít tắm ở nhà. Từ cánh đồng sau chùa, sang thôn Đồng, chạy tắp ven đê qua thôn Đông, vượt cánh đồng Quảng Trị - tên đặt có ý nghĩa để chinh phục cho đồng sũng nước thời đánh Mỹ, tới tận Trà Bôi, đi Diêm Điền, nơi nào cũng có cá và đặc biệt là nhiều con rạm ở ruộng lúa.Chúng tôi đi chăn trâu, chẳng nhớ là ai lấy ở đâu ra bộ truyện Tam quốc, chia nhau đọc. Đào lỗ ở vệ đê cất đi, mai đi chăn trâu lại mở lắp lấy ra xem, tập ra trận, chia nhau đóngvai Quan Vân Trường,Trương Phi…Ngày nào cũng cưỡi trâu bơi lạch nước, mang chùm rọ - quê tôi gọi là xốc đi đơm rạm, thường thì mỗi đứa mười sáu chiếc, sáng ra đi vớt về, có chiếc được đến haiba chục con. Còn những ngày mưa, cá mừng nước, chỉ cần dùng thuổng đào một lỗ bán nguyệt mé bờ ruộng, nhỏ bằng bàn tay ném xuống chút cám nước gạo ủ chua, lúc sau quay lại lấy vợt - tự chế từ mảnh lưới cá, xúc chặn miệng lỗ là được cá rô, cua đồng, có khi đến hàng chục con một lỗ. Thế còn người lớn thì đánh bắt ở phíangoài đê. Giêng,hai, ba là bắt đầu mùa nước, trời ấm áp dần, nhìn ra bãi sông, hàng trăm cái mành tre đan chắn lùa tôm rảo vào rọ, sáng sớm họ bơi xuồng ra nâng lên, tôm to bằng ngón tay, nhảy rào rào, đổ xòa ra thúng mủng, tươi roi rói. Chúng tôi thì bẻ que tre làm cần câu,mồi câu là con ngóe, buộc bằng dây cói, dây chuốithả thành dãy ở bờ sông nước ngọt, con cua ra, quê gọi là cà ra, nó bám ăn thì nâng cần lên, chúng cũng chẳng nhả ra đâu, tha hồ mả bắt. Loại này không có con óp như cua ghẹ, ăn mẩy đều và thơm, nhiều quá, ăn rát cả lưỡi. Đến đầu giờ chiều, có tới hàng trăm tay vó bốn gọng đứng rải dài hai bên kè cống nước mặn đón cá mòi từ biển theo thủy triều ùa vào. Giống cá ăn theo đàn, bơi dọc theo bờ, nó sẽ lượn qua nhiều chiếc vó đang cùng lầnlượt cất lên. Cóchiếc vớ được đến vài trăm con,đôi khi nặng quá gẫycả gọng vó. Các bà, các chị mang quang gánh ra gánh về.Cá mòi rán giòn thơm lắm. Loại choai choai làm gỏi ăn cũng rất ngọt đấy. Thường vào sáng sớm thì nước xuống ròng, cánh cống ngăn nước ngọt bên trong và nước mặn bên ngoài tạo chênh lệch đến vài mét. Phía trên cống là đường quốc lộ218nên tạo thành vòm , nước ngọt theo khe hở ba cửa cống và lỗ thủng chảy sổ xuống nghe xexé nhưtrong hang núi.Ông giáo Điềm đi dạy vềsớm thường cùng mấy thanh niên chui xuống đây, dùng vợt vành to bằng vành nón, cán dài tới bốn năm mét hứng theo chiều dọc cạnh thác nước chờ mấy chú cá mụi hồng, cá vược hiếu kỳ lăn xả vào là kéo lên. Ôi chào, nhìn chúng tươi tắn, đẹp đẽ như công chúa và hoàng tử trong cấm cung vậy.Ngoài kialà hai bên mang cốngvới kè đá lởm chởm, khi nước rút bớt, chúng tôi luồn tay vào khe đá bắt con nhệch. Có hôm được vàichục con. Loại cá này được rửa qua, thấm khô sạch bằng bột gạo, lọc thái con chì, trộn thính chấm nước mắm tôm chắt, vắt nước riềng, chanh, đường ăn kèm các loại rau thơm, trong đó nhất định phải có lá sắn, lá mơ và đài bi. Đấy là món gỏi thượng hạng nhất của người quê vùng duyên hải bắc bộ. Nói thế chứ không phải ai cũng làm được đâu, làm gỏi phải có tay, món này bố và anh tôi thì giỏi lắm. Sau cải cách ruộng đất, gia đình tôi còn làm nghề chài lưới đánh cá sông khá nhiều năm, loại hải sản gì rồi cũng chế biến được.
Thế rồi, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc.Ngoài mục tiêu quân sự,chiến lược,chúng còn ráo riết phá hoại các công trình giao thông và thủy lợi của ta. Quê tôi cũng là một cửa ngõ mà máy bay chúng từ ngoài biểnvào, ra. Nghe đâu chúng từ căn cứ Hạm đội 7 ngay phiangoài vịnh Bắc bộ. Khoảng đến năm 1968 nó cũng bắt đầu bổ nhào thả bom xuống cống Trà Linh, hòng cắt đứt các cánh cống ngăn nước mặn và giữ nước ngọt cho đồng ruộng, đồng thời cắt đứt được tuyến giao thông đường bộ này. Bộ đội dân quân nhanh chóng đắp các ụ pháo, tạo thành ba trận địa hai bên sông. Có tớimười mấy khẩu pháo 12li7 và 14li5 nhanh chóng được kéo vào và nhả đạn lên trời. Nhất là ban đêm, pháo sáng của giặc và đạn của ta nối đuôi nhau vãi lên trời làm sáng rực cả vùng. Hôm bắn trúng, máy bay địch cháy lao ra biểntrông rất thích mắt. Thanh niên nam, nữ phấn khích tình nguyện vào bộ đội và đi thanh niên xung phong gần hết. Những chị còn chưa đi thì ở nhà chặt cây điền thanh ủ làm phân bón lúa. Chiều tối mát thì cùng học sinh lớp lớn ra giúp bộ đội trồng rau và biểu diễn văn nghệ. Không chỉ ở chiến trường phía Nam mà ngay cả ở mặt trận hậu phương này, cũng làtiếng hát át tiếng bom.Các chị và chúng tôi được bộ độixé cho miếng vải dù bằng hai bàn tay đem về cắt nhỏ bằng ngón tay buộc rải đều vào mũ rơm thay vì cắm bằng lá cây, vừa đẹp vừa bền.Ấy vậy mà rồi cũng có anh bộ đội yêu gái làng đấy. Đám cưới thời chiến vui đáo để, Đoàn thanh niên căng chiếc dù nhỏ ở sân kho hợp tác xã, đốt đèn măngxông, rót nước chè tươi, một ít kẹo lạc, kẹo vừng rồi ôm nhau hát chèo.Ngoài sốbộ đội phải ở lại trực chiến, các anh được dự cưới cũng rất hào hứng. Chỉ phải cái tội là tất cả phải sẵn sàng để chạy ẩn lấp máy bay.Nhà nhà đào hào và hầm tránh mảnh bom, cây cối xơ xác, chim muông bay đi hết. Hàng ngày mẹ nấu nước chè rồi bảo tôi mangra trận địa cho pháo thủ. Hôm ấy, tôi cùng anh Hòe, anh Quý mang nước xongthì ra thả lưới cá ở ven sông, bỗng vài chiếc máy bay từbiển bay vào, chúng tôi vội nhào ra khỏi thuyền nan, bơi vào bờ, chui vào bụi tre lớn ven đê, gai tre đâm chảy máu không đau. Rào rào, rào rào, các mảnh bom văng quất vào các khóm tre và găm bịch bịch xuống đất, trông giống mảnh gang mới, vỡnham nhở, sờ thấy nóng dãy.Thỉnh thoảng chúng vẫn nhằm cống để ném bom, lạicòn cả bom của các máy bay đi đánh ở đâu về, chưa hết,thả bừa xuống trước khi chúng về biển. Pháo binh ta bắn dữ lắm. Chúng hoảng nên bao lần bổ nhào thả bom đều không đúng mặt cống. Chỉ vỡ mấy mảng do mảnh bom lớn văng vào thôi. Cứ thế, dần thưa vợi đi,chúng chuẩn bị quyết sống mái bằng chủ lực B52 ném bom ở Hà Nội, rồi bị thất bại hoàn toàn.
Trở lại sau chiến tranh, làng nằm trơ ra bởi những bụi tre úa lá mùa thu, những khóm chuối và cao hơn là những cây soankhẳng khiu, gãy gục. Trận địa vẫn còn những họng pháo được phủ bạt nằm nghếch đầu về phía phía con đê trườn tít ra biển đông.Thỉnh thoảng thấy một, hai anh bộ đội tay sách thùng mỡ bò mà đôi khi chúng tôicũng có thể xin được một chút để bôi xích xe đạp.Anh Vì nhà sát bờ sông, đâu là cấp tá gì đó ở Nam ra, đeo về một khung xe màu xanh đẹp lắm, nhưng phảikiếm phụ tùng. Anh gom nhặt đâu được vài lạng mảnh chậu nhôm đổi lấy hai vành bánh xe cũ. Lại còn đôi lốp xe?. Có lẽ chẳng ai khéo tay hơn anh Miễn có thể dùng dây cao xu mỏng quấn vào hết cả một vòng chiếc lốp rách mà rồi lại đưa ăn chặt vào vành nhôm được, bơm hơi lên, cứ thế mà đạp đi, vừa nặng, vừa nảy cộm nhưngđi được, không bị thủng xăm.Làng xuất hiện dần vài chiếc xe đạp và mấy cái đài vỏ gỗ đựng trong chiếc túi vải có chìa núm volum, đi qua cống Trà Linh nhằm hướng thị xã Thái Bình. Con đườngrải đá dăm trên mặt đê, thỉnh thoảng có chiếc xe tải đi qua, bụi bay cuồn cuộn, nhóa mờ mặt trời. Nhưng đấy là lối đi, lối về của bất cứ cuộc sống nào, hiển nhiên là có cả của lứa chúng tôi, dẫu đã vượt qua được Thị xã mà vẫn cứ còn bị kẹt lại, ì ạch ởbến phà Tân Đệ - nơi cuối con sông Hồng khá nhiều lần. Qua được rồi thì ra ga tầu hỏa,ngược lên phíaBắc hoặc xuôivào phía Nam.
II. NẠN UNG THƯ
Vượt khó trước hết là bằng sức chịu đựng. Quê tôi xây dựng cánh đồng năm tấn, rồi thậm chí có vài mẫu thí điểm mười tấn. Học tập phong trào sóng Duyên hải, gió Đại phong, ngày làm việc đồng, tối về giã gạo xong thì tập trung việc đoàn thể, hát hò, không biết mệt là gì.Không phải là không có lúa gạo mà là mang lúa gạo nuôi bộ đội; mang lúa gạo đổi lấy vũ khí đánh giặc. Phong trào ba sẵn sàng, ba đảm đang. Khẩu hiệu Tất cả vì miền Nam ruột thịt, hậu phương mang sức người sức của phục vụ tiền tuyến.Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Làng trở thành một điển hình của sự hi sinh. Nhất định sẽ chiến thắng, xây dựng một xã hộisở hữu công cộng và phân phối công bằng, mọi người đều được hưởng như nhau.Vào bộ độilà một vinh dự.Thời gian đầu, người ta không hiểu quy sai là gì, con nhà địa chủ không được đi bộ đội, theo đạo Thiên chúa cũng không được đi bộ đội. Mãi đến khi có lệnh Tổng động viên mới không phân biệt, được đi hết, nhưng dù tinh thần hi sinh, gương mẫu cao và chiến đấu giỏi cũng không được kết nạp vào Đảng. Anh Hoan và chị Ngacon địa chủ mà được kết nạp là vì ở chiến trường không về thẩm tra lý lịch được và tất nhiên lúc ấy có lệnh quân ngũ cho phép bỏ qua thủ tục thẩm tra ở quê.Anh Nhị vào bộ đội, không một lần quay lại. Anh em anh Vin, anh Tín đều nhập ngũ, anh Tínbiệt tăm vĩnh viễn. Anh Vin chiến đấu 10 năm ở Đắc Tô,Tân Cảnh,Quảng Nam, bị thương, bị bệnh, giờthấy ông mặc áo ấm cả mùa hè.Anh Điền đi Thanh niên xung phong, đứng trên qủa bom nổ chậm, ra hiệu cho xe bộ đội ta tiếp tục vượt Trường Sơn thẳng tiến.Khoảng năm 67, con gái chị Thắm, con giaichị Chimsinh ra, lớn lên vĩnh viễn không biết hình dáng bố mình. Anh Thường mất ở chiến trường nào,không một lần về thăm nhà, giờ anh Tâm con anh vẫn chỉ mường tượng ra thôi. Chị gái, anh rể tôi đi thanh niên xung phong tham gia mở đường đường Trường Sơn vùng đất lửa Quảng bình đều nhiễm bệnh sốt rét.Đặc biệt, tôi còn nhớ rõ, anh Chí con bác cả, người thì nhỏ gầy, có lẽ là người duy nhất có vài quyển sách trong nhà. Đêm hè, trăng sáng, chúng tôi hay mang chiếu ra đầu ngõ giáp ruộng lúa nằm ngủ qua đêm chomát.Chưa bao giờ đi tàu hỏa, thế mà tối hôm ấy anh bảo: “chú mày biết không,chỉ cần để đồng tiền xu nên mặt đường ray nà con tầu sẽ chượt bánhvăng các toa ra ngoài”.Sau này, tôi hiểu, có thể chưa đến mức nó văng ra như vậy, nhưng đấy chính là nguyên tắc khoa họccủa việc vận hành chạy tầu. Tôi nể phục sức tưởng tượng của anh ấy.Nhà địa chủ, anh chưa đến tuổi đi bộ đội, bỏ nhà ra đường cái, chờ đến vài tiếng,có chiếc xe tải tuyển quân đi qua, anh quyết sự bám theo, trong người không có một đồng tiền, không một bộ quần áovà không có bất cứ một giấy tờ tùy thân nào cả.Thế mà mấynăm sau, có người thấy anh ở tít tận trên thủy điện Yên Bái, mặc bộ áo quần công nhân với chiếc kìmtrên tay, mồm thì ngậm cây bút thử điện. Lạ thế chứ. Rồi đến lượttôi theo chân vào bộ đội thì đã đang giải phóng hoàn toàn Miền Nam, được lệnh quay ra, đi Hà Nội học.Có đến số nửa gia đình trong làng có chồng, vợ, có con em liệt sĩ. Các mối quan hệ công việc hay tình cảm của người đi xa với người ở lại đều bằng thưqua bưu điện. Thư từ nhà lên tỉnh cũng phải mất hàng tuần mới nhận được. Họa may có ai đó bị thương từ mặt trận raBắc, có mang thư của đồng đội nhờ gửi, rồi từ bệnh viện nào đótìm mang về được đến đây đã mất vài tháng, đến khi người nhà nhận được thưthì đã códanh sách báo tử của Huyện độiđọc ở sânKho Mới rồi. Còn nhớ mãi thông tin ở quê báo qua băng giấy tạch tèphải đoán chữ là Bosoomsnawngj - được hiểu lịch sự là bố ốm mất, vội xếp hàng mua vé xe, đi tàu hỏa, hay chờ xe qua phà về được đến nhà thì mọi việc đã xong cảrồi. Cả tỉnh, đi hướng nào cũng phảiqua phà hoặc cầu phao, hoặc cả hai. Nhà nhàkhi ấy đói quay,đói quắt.Chúng tôi đang sức ăn, sức ngủ nhưng đói lắm, may sao, nhà còn có củ khoai, củ sắn, thái phơi khô, trộn ít gạo mà ăn. Bữa nào cũng vậy, nhất là khoai khô mà giữ không cẩn thận, để ẩm mốc, khó ăn lắm.Nhưng tất cả đều đã tự nguyện hi sinh vì họ biết đấy là chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Bẵng đi ít năm, bằng cách nào đó,cung cách sản xuất dần dần thay đổi. Cấp trên thayđổi khá nhanh,còn làng xã thì chậm lắm. Hình như, họ không thể tin nổirằng lại cóchuyện bàn bạc rồi thực hiện chia ruộng về cho hộ gia đình tự lo liệu, cấy trồng rồi nộp sản. Ngay cả đến cán bộ cấp xã cũng còn tờ lờ mờ về chủ trương đổi mới này nữa là người nông dân thuần chất. Người làng tôi cứ nghĩ như việc chuyển đổi này là ở đâu chứ không phải là ở đây nên không cần phải làm gì cả. Vậy thì hãy cứ hiểu tàm tạm là Khoán 10, giao ruộng và nộp sản lượng. Nhưng bây giờ chia ruộng như thế nào. Xưa kia đất ngoài đồng, ao trong làng chả xung công hết rồi còn gì. Nhiều mồ mả, cừ cống đã san lấp, chỗ làm trận địa, chỗ bị đánh bom, chỗ mở rộng đường, làm chuồng trại… người già mất đi,vài thế hệ kế tiếp nào còn nhớ rõ ruộng vườn, ao chuôm là của nhà ai và nó đến đâu nữa ?. Nhà tôi ở mé sau có hai cái ao to, dạo ấy dẫu là ao bùn thả cá mè, chúng tôi vẫn thường tắm mát, họ đã chia cho gia đình khác với lý do là gia đình ấy xin đổi bằng phần đất ruộng ở ngoài. Việc chung nghe ra có lý còn riêng nhà mình thì lại bị mất bởi đã là ao của Hợp tác xã, họ có quyền chuyển đổi. Ngay cả khi chia rồi mà nhà ai không bảo đảm sản lượng được thì trả lại ruộng cho Hợp tác xã cơ mà.Vậy nên mọi người không quan tâm lắm đến việc có nhiều hay có ít ruộng trồng cấymà chỉ trông vào đám đất vườntrồng màu gọi là nămhay mười phần trămgì đấy mà gia đình được hưởng hoàn toàn mà thôi.Có một cuộc đối thoại của mấy anh em nhân ngày giỗ cụ nhà. Cậu rể hỏi anh vợ :
- Anh có tiền cho em vay tạm ba tăm cuối năm em chả.
- Mượn nàm gì, chú biết anh nàm gì có tiền.
- Em nộp phạt cho Ủy ban, nó cứxai người vào đe dọa rở nhà, em phải chốn, vợ em nó bảo chờ em về, nay họ biết có dổ cụ, em về, chốc nửa thế nào nó nại vào đấy.
- Ai bảo chú, nàm nhà chên đất năm phần tăm, cả nàng người ta chửi cho. Anh em nhà phải nghe củng khó chịu.
- Có gian nhà cấp bốn em nàm như coi vườn. Xin đất nó có cấp cho đâu, ai nại ra nàm nhà ở bờ xông.
Có tiếng ai đó sặc mùi rượu :
- Thôi, bác cho thằng em rể nó mượn, mất đâu mà xợ. Biết đâu xau này nó dầu to, nó chả bác gấp mấy nần.
Lại có tiếng hùa vào:
- Ở ta chúng nó nàm xao chứ ở nhiều nơidờ đất nhà ai, nhà ấy nàm gì thì nàm.
- Ai bảo ông vậy? ìu ôi, cái ông này về nhà mà phá ruộng đi.
- Thì ở tên Hà Nội đấy thôi. Khoán 10 của ông dì ở Phú Thọ chả kinh nà dì.Dờ nhiều người bắt chiếc rồi. Nay mai thằng này củng vén màu, đào đất thịt đốt gạch, hạ thấp ruộng xuống, khỏino thiếu nước, có khi nại đào ao thả cá, xem ai nàm gì tôi.
- Vậy cái hợp tác này bằng không với ông à. Này thằng này nói nhá, xả hội chủ nghỉa nà vỉnh cửu, nàm gì có tuyện. Vớ vẩn.
Một người nói nhẹ nhàng hơn:
- Nhà em cũng đang xợ đây, chẳng biết xao nại chia ruộng, hoán đổi ruộng. Chết thật nhà em có khi mất hết, tại vợ em nó tích cực ủng hộ, chả biết ủng hộ kiểu gì, có khi toi củng nên.
Hình như cô vợ anh ta nghe chuyện, nổi cáu:
- Này, bác đừng nghe chồng em, xỉ nắm, chẳng có quan điểm,nếp tẻ dì. Nàm không nàm, chỉ rổi hơi.
- Côđừng nói chú thế. Chú yên tâm đi,vợ mày nó đi thanh niên xung phong, anh đây cũng đi bộ đội, giải phóng Miền Nam về, no gì.Kia, xuống mà hỏi Bùi Quang Thận, Phạm NgọcNuật, đều ở Quang Nang đấy,cắm cờ giải phóng Xài Gòn, Điện Biên Phủ đấy.Có mớ đời cho chúng mày. Ruộng nà của hợp tác,nó khoán nộp xản, chổ này cấy núa, chổ khác dồng rau, dồng thuốc, chỉ ruộng chân te nà noại năm phần tăm ông muốn nàm gì thì nàm. Anh hỏi chú mày nhá, thế đi đánh dặc rồi bằng không à. Xin nổi đi, xả hội chủ nghỉa phải nà vỉnhviển. Đứa nào dám.
Có tiếng ai nói ở mâm cơm khác:
- Phải rồi, chia ruộng để tự nàm nà tư hửu à, đời nào vậy.
Có tiếng ai đó vặn lại:
- Thế không biết anh em nhà Thiếp à, ruộng ngoài Quảng Chị đem đào ao nuôi vịt, nập đất làm nhà tông nom,nay mai phạt cho phải biết. Nhưng nghỉ đi còn nghỉnại, khoán thì nó nàm, phạt thì nó phạt, miển nà nó vẩn hơn mình.
Nhưng cũng có người nói:
- Xai rồi. Thế tao hỏi, cứ đào ao, dồng màu, không cấy núa thì nhà nước nấygạo đâumà ăn. Hợp tác vẩn phải định hướng dồng cấy ở từng noại ruộng chứ không thì thừa thiếu bung bét ra à.
- Thế tôi hỏi ông nhá. Nghe chỉ đạo, nhà ai củng dồngrưa gang, đến núc thừa vất đi, hợp tác có hấng lấy cho dân không hay bảo cứ đổ đi?
Lại thấy tiếng va chạm mâm bát khá to, một bácnói có vẻ kẻ cả, như đinh đóng cột:
- Này, tất cả nghe cho rỏ nhá, tôi chửa xay đâu, từ nay ruộng chia rồi đừng có dả nại, mấy năm nửa chuyển sang tư hửu hết cho mà coi. Núc ấy mới tắng mắt ra, đừng bảo thằng này không nói tước nhá.
Không khí mâm cỗ khá lặng, không ai hùa vào, cũng không ai cãi lại. Rồi lẫn vào những câu mời nhắm, mời đưa cay, có ai đó khẽ nói như giận: “ điên rồi, nói ở đây chứ ra ngoài mà vậy nà người ta bắt đấy”. Lại nữa, tiếng con gái: “Ông ấy nghethằng con ở đâu về ị,oách nắm, nó nói còn hơn vậy cơ, chứ ông này biết dì”. Lại cótiếng đế theo: “cái thằng đấy chứ dì, vớ vẩn, hồi tước tán cái Huệ đấy, nôi nhau xuống thị tấn ăn, cái Huệ ăn bún cha mắm tôm, nó ăn phở củng đòi cha mắm tôm, Cái Huệ củng đáo để, chửi cho, bảo hâm tỉ độ rồi về bỏ, thế mà nó được thoát ni, làm cán bộ,nghe hơi nồi chỏ,chỉ được cái tuy toe, lưu manh, ai còn nạ”…
Từ nãy giờ ông Liêu chẳng thèm ăn, ngồi nghe rồi ngớ ra, buông thõng một câu: “ vậy h-ẩ-ư ”.
Vậy đấy, quả thật, cái gì đến rồi cũng phải đến, hướng chuyển đổi kéo theo việc “ dồn điền đổi thửa” với lý do là để tạo thuận lợi cho các hộ gia đình, ruộng nhà được dồn về một hai chỗ thôi, đi làm và trông coi cho tiện. Quen rồi thì tiến đến việc rà soát, thêm bớt, định mức và cấp sổ bìa đỏ, bìa vàng. Những người không thể tin nổi kia giờ đang nhanh chóng bước sang tuổi cao, đổ bệnh, không còn quán xuyến được mọi việc nữa.
Khoảng năm chín mươi lăm, con đê ven sông kia trở thành một con con rắn mất đầu. Một là vì “phong trào” dân tự đào lấy đất đê làm gạch đốt bằng than củi ngay trong sân nhà mình, hai là vì công trình cống Trà Linh II hoàn thành, hình thành đường dẫn hai bên dài thay cho đoạn đê, đoạn này trước đó nằm bên cạnh ụ pháo bắn máy bay địch.Cả làng chìm trong khói bụi, yếm khí. Ao hồ bị san lấp để dựng thêm nhà chovợ chồng mới cưới. Không còn bờ tre bụi dứa nào, không còn cây soan nào, chimmuông bay đi đâu hết. Ngoài đồng, giống lúa ngắn cây, ngắn ngày trở lên đại trà và việc tiêu thoát nước ở cuối sông rất dễ dàng nên cánh đồng, ngay cả đám lạch úng cũng dần trở nên khô kiệt, không còn con cá, con rốc nào. Ngay cả giống đỉa, “dai như đỉa” chũng bị chết hết.Ao nhà tôi cũng được san lấp mất lốt, quây thành nhà ở. Những cây chè vườn không chịu nổi sức nóng của các lò gạch nên chết dần hết, còn trơ ra cây hoa hòe già cỗi luôn bị câu liêm vặt hoa. Thềm nhà có cây đinh lăng gần hai mươi tuổi, nghe đâu cha tôi và bác cả ở nhà đào lên được mấy củ to bán cho bọn người Tầu lấy tiền mua được một lít rượu uống với mấy quả chuối xanh.
Bây giờ người ta lam làm theo một cách khác. Thanh niên đi vợi cả làng. Họ đều vào đại học nhưng như chẳng thấy ai thành công bằng việc học ấy. Chỉ thấy mấy anh chẳng đại học, đâu từ Sài Gòn về thăm quê với chức vụ giám đốc công ty, khá giàu sang,nhân dịp tuyển thêm con em theo vào tập làm may mặc rồi ở hẳn trong ấy.Số ít lao động còn lại, ngoài trồng cấy, họ tập trung vào chăn nuôi.Bán một lò gạch, kèm theo con lợn mua được bộ loa thùng về xập xình cả ngày. Buồn cười nhất là thằng Tình, cứ như chuyện trong dân gian ấy: khi cái đĩa hát nó mắc lỗi, chỉ chạy một rãnh, cứ nhai đi nhai lại “thuyền về tôm cá đầy ghe”, hí hoáy chữa, đến chỗ đấy, nó lại cứ “tôm cá đầy ghe”. Con vợnóvừa đi làm về, tiện chiếc đòn gánh đập cho một nhát,thế là tan tành, đài với chả loa. “Này thì đầy ghe này, đầy ghe này”…
Rồi dạo này, khi vợi việc, mồng một, hôm rằm người làng đến Chùa thắp hương cầu xin cho cái vấn nạn khủng khiếp đang hoành hành, đang triệt hạ làng xã để nó qua đi.
Có lẽ cũng nên nói về ngôi chùa linh thiêng của làng. Đã một thời sân vườn chùa chỉcòn trơ ra một cây lúc lắc già cỗi, cao vút,tựa vào góc mái chim phượng hoàng uốn cong dưới nắng. Từ sau năm hai ngàn, người ta bắt đầu trùng tu các gian thờ, mở rộng nhà chờ và tiến tới xây thêm các gian thờ trên đất vườn còn lại. Ban quản trị lại là mấy người không có chuyên môn, cóngười ăn lòng lợn tiết canh ra làm việc chùa,thế là cũng đồng thời nảy sinh các mâu thuẫn thầy trò. Đã hơn hai lần Sư cũ đi, Sư mới vềchùa cũng chả được yên. Rồi cần đến một Sư thầy giàu kiên định hơn mới trụ và làm được nhiều việc. Lớp kế tiếp những người già nua cũng thấy cần có thiện tâm đóng góp hòng khôi phục nhanh nơi gửi gắm tâm linh mà chính lớp trước, vì vô thần, họ đã rắp tâm phá bỏ phần nhiều.
Có người nói, những người tốt thường là được Trời Phậtgọi đi theo tiên tổ trước để sớm thoát khỏi cái bể khổ trần gian. Làng có khá nhiều người được hưởng cái phúc ấy. Người làng bây giờ, không đói rét như ngày xưa, cấy trồng thì không phải làm cỏ, chăn nuôi con gì cũng mau lớn. Nhàn nhã hơn nhiều. Nhưng có ngườitrong nhóm bạn anh Lê lạitâm huyết với tôi rằng bây giờ khổ lắm, cái khổ kinh dị hơn xưa rất nhiều.
- Nhưng hơn xưa là hơn dạo nào ?
- Dạo chiến chanh, đánh Mỷ ấy.
- Khổ là khổ như thế nào ?
- Cái nhà thì xây rồi nhưng con người thì rổng tuếch, chả có cái chất dì.
- Không có cái chất gì là như nào ?
- Thì có biết cái đếchdì đâu. Khi tước đây chấp hành, răm rắp,xung phong hưởng ứng làm việc công,như chúng tôi dờ có cái dì đâu. Nhửngngười tốn bộ đội đi đâu chả biết giờ tự nhiên về, cótiền, được tọng vọng, nên mặt; người tước đây nàm niều, bị xử phạtbây giờ nại đàng hoàng,dầu nắm.Xai, đúng nẩn nộn. Túng quẩn, mấy chục nghìn tiền điện còn nợ, nấy tiền đâu mà chửa bệnh. Nàng này có đến bảy tám mươi phần tăm chết vì bệnh ung thư, thôi thì đủ kiểu thuốc ta, thuốc tây, nào có ai khỏi đâu, biết vậy chẳng chửa chạy nàm gì cho đở khổ. Đấy,còn bao nhiêu tuyện,vừa mấy hôm anh em nhà nó uống riệu, thằng anh đâm chết thằng em rồi ra bờ cừ đâm đầu xuống, chết ngạt đấy. Thế nà chết tuốt, chả được cái nước đếch gì,chỉ nàm khổ bố, khổ mẹ.
Vâng, đấy là chuyện những năm hai nghìn, sang đầu thiên niên kỉ mới, cái không khí khép lại quá khứ cũng đã phả vào cái làng khuất nẻo này. Nó khép lại khi cần rồi lại lại mở ra khicần, cứ như là quẩn gió, không biết đâu mà nhận dạng.Đã có bao nhiêu là trắc uẩn chìm sâu trong dân thôn. Thôi thì người giàu lên là do khi dồn điền, đổi thửa, khuấy đục nước, con cò nào tinh tai, tinh mắt thì bắt được con tôm, nhận đổi hết ruộng ra mé chân đê rồi làm nhà ngoài đồng, không đúng mục đích sử dụng,phạt cho tồn tại, nay có con đường chạy qua nên vừa được đền bù lại vừa còn nhà đất ven đường thoáng mát; hay là người phá lúa, đào ao nuôi tôm cá bán được nhiều tiền hơn là người cứ tự giác “chấp hành” để ruộng cấy lúa, cung cấp lương thực.Còn cái việc cãi lộn, đánh chém nhau ngay cả trong gia đình, anh em có thể là do túng quẫn, cái khó bó cái khôn. Nát rượu thì hếtkhôn dồn sang dại. Cái mớ mâu thuẫn ấy, người ta không biết kêu ai cả nên bảo rằng “thì cóbiết cái đếch dì đâu” khi xã hội ngoài kia đangùa về làng. Người lớp trước mất dần hết, con cháu ít kếthừa,phải theo đó mà chấp nhận, đại đa số gia đình phải chịu hi sinh một lần nữa.
Anh Tâm, vừa là con liệt sĩ lại vừa chịu khó học hành, làm việc ở ngoài Ủy ban xã. Vậy mà cũng hay bị mấy anh em trong nhà hỏi dồn chân tường, khó trả lời gớm đấy. Ví như, cũng ở một buổi giỗ cụ, cuộc khẩu chiến khác lại xảy ra. Một người hỏi:
- Này Tâm ôi, thấy bảo nhà thằng Dủng nó bán tộm đất vườn chồng khoai rồi đấy, đúng không?
Anh Tâm hỏi lại:
- Đâu mà, ai bảo ông vậy ?
- Thì nghe người ta nóiđấy thôi.
Một người khác, khá to tiếng, xen vào:
- Thì nó bán công khai thì sao. Nó có xổ đỏ, xổhồng, xổ nào củng được. Dờ ở đâu người ta chả mua bán nhà đất, ở Hà Nội còn teo biển to tướng, đỏ chót đấy thôi.
Thế là câu chuyệnthu hút mọi người vừa ăn uống vừa bàn tán. Những ý kiến không đồng ý việc tự tiện bán đất thì nói cẩn trọng, ngược lại, mấy ý kiến hùa vào thì có phần khẳng định, đòi đúng:
- Dờ tôi mà có tiền, tôi củng dám mua, ai nàm dì tôi.
- Đúng đấy, các ông có nghe tivi, họ chả nói khối người mua ruộng, dồn vào nàm cánh đồng mẩu nớn, xản xuất nớn, nại thuê mấy nhà bán đất đến nàmtính dả công nhật đấy thôi.Nại còn mua đất xây nhà tầng rồi bán, chả thành địa chủ thượng hạng gấp tỉ nần ngày xưa nà dì.
- Nói xao chứ đây chả tin. Địa chủ nà địa chủ thế nào. Đang chống tham nhủng, đừng hòng, bắt tù hết.
Nãy giờ, anh Tâm mới thận trọng đệm vào:
- Các ông nói củng đúng, chỉ có điều nà không hiểu rỏ cơ chế. Chỉ như nà góp ruộng chứ không phải nà bán ruộng.
Lập tức có người hoạnh lại:
- Thế tôi nại hỏi ông nhá. Ủy ban huyện , Ủỷ ban xả có bán đất cho dân không? Ủy ban mà củng có đất à, nàm gì có, thế mà bán? Mấy ông cán bộ về hiu chả mua rồi đấy thôi. Thôi nhá, đừng nói nửa, uống đi, nay dổ cụ, nói tuyện khác.
Thôi thì, thật khó mà giải thích. Cuộc sống cứ đang vận hành thật nhanh chóng. Ngoài kia, có một con đường mới,rõ thật lớn đã và đang xuyên suốt vùng duyên hải Bắc bộ, vắt qua cánh đồng nhỏ trước cửa làng. Người ta đãlàm thêm cây cầu qua sông Diêm để nắn thẳng mạch đường nên xe cộ không cần đi qua mặt cống cũ nữa. Cầu ở mé phải làng Trà Linh nên gọi là cầu Trà Linh, nó tạo cửa sông thành một cái vụng như cái vợt cá khổng lồ. Cây cầu này đã điềm nhiên vắt ngang sông đoạn Hàm Rồng giống như đôi đũa chặn ngang miệng con Rồng vậy. Đoạn đường dẫn thì vắt qua cửa ngôi chùamà dân làng đang ra sức tôn tạo. Công nhận rằng đoạn đường và cây cầu mới đã làm biến dạng toàn bộ khu vực hạ lưu nên lớp trẻ bây giờ không hình dung ra cái miệng con Rồng nữa. Cây cầu này được hoàn thành cùng lúc với phong trào xây dựng nông thôn mới nên đã góp phần tạo ra một diện mạo mới mà điển hình là việc bê tông hóa, nhựa hóa toàn bộ khu vực, không còn cái lối đi lội nước lẫn phân trâu nữa. Vậy nên nhất định nó không thể là nguyên nhân của các căn bệnh hiểm nghèo.
Người giàu hái ra tiền thì người nghèo cũng sẵng sàng làm đối phó. Những thửa đất ruộng ngày càngkhô kiệt kiavẫn đang gắn bó với cả cuộc đời nhà nông. Nhà nào cũng việcnhà, việc đồng. Nhà ai cũng chăn nuôi lợn, có nhà cả lợn thịt, lợn lái. Lợn giờ cũng kén ăn lắm, thức ăn cần hợp khẩu vị của chúng. Điều đó dễ thôi, các cửa hàng bán cái thứ trộn lẫn rau cám trong làng chẳng thiếu. Loại lợn choai choai trở lên, chúng ăn vỗ đôm đốp. Anh Nam nói, khi nó có sức rồi, mỗi ngày lớn thêm khoảng cân đến cân ba cơ đấy.
- Thế cho ăn thức gì mà nó chóng lớn thế - Tôi hỏi
- Thức ăn tăng chọng
- Tăng trọng là thế nào, mình có nắm rõ xuất sứ không, mua ở đâu?
- Ôi dời, có mà đầy, nó thích ăn, ăn vào nớn nhanh như thổi. Không thế có mà chết, nổ vốn to.
- Thế có an toàn không ?
- Thì nhà mình nuôi riêng một con mà giết. Nhưng mà cái dống nó vậy rồi, cho bả riệu vài bửa nó chán chả ăn. Giờ người ta vẩn nuôi tăng chọng cho nớn đả, chỉ hảm nại hơn tháng thôi. Thí dụ khoảng tháng nửa nà dổ thìchỉ cho ăn cám thường, ăn bả riệu. Vẩn ăn tiết canh được.
- Giỏi quá, thế còn người mua lợn có nói gì không ?
- Chả xao, nó còn đưa condống, đưa tiền mua cái ăn cho mình nuôi như nấy công nàm nải đấy chứ, đầy người vậy.
- Chết thật, thế còn gà vịt thì sao?
- Con gì chả vậy. Cứ phải nàm thế thôi, không nhà quê nấy đâu mà đóng các noại tiền.
- Thế còn chính quyền địaphương, họ bảo sao?
- Củng biết đấy nhưng họ không chỉ đạo vậy. Đấy là tự mình. Mặc kệ, nàm xao được!
Vâng đấy là việc ở nhà. Lại nhìn ra mấy cánh đồng trước, sau làng. Lúa, ngô, khoai,rau đậu, thuốc lào đang lên xanh tốt.Ruộng đang khô cạn đấy và rồi lại ngập nước ngay đấy. Mùa xuân mưa phùn, ốc bưu vàng ở đâu sinh ra nhiều thế. Được chứng kiến tận mắt, tôi hỏi anh Bấc khi anh đang chuẩn bị phun thứ thuốc gì đó, anh trả lời:
- Thuốc diệt ốc bưu vàng chứ còn dì nửa. Không có cái này có mà chết.
Tôi lại hỏi : “ Sao mà chết ạ”? anh nói:
- Chốc nửa mà xem.
Tôi tò mò, đứng chờ ở đầu bờ gió. Lát sau, mấy chú cá con chết không kịp ngáp, nổi lên, rồi đến vài trăm con ốc bưu vàng theo nhau chết dạt về góc ruộng cuối gió. Đúng là loại thuốc cực độc. Hoảng quá, tôi hỏi, anh tiếplời một cách rất vô tư:
- Con này khỏe nắm, thuốc không mạnh nó không chết đâu.
- Sao nhà ai cũng phun thuốc, nó chết hết rồi mà lần sau lại phải phun tiếp?
- ẻ ra đầy. Noại này nó cực khỏe nuôn.
- Thế rồi vợt đi đem chôn hết à?
- dá hai mươi ngàn một cân mồm ốc đấy.
- Vâng, họ mua làm gì ạ?
- Noại này thịt mồm nó ăn được. Họ mang thành phố, đấy cái món ốc chuối đậu, bún ốc đấy. Không nấy đâu ra mà nhiều ốc biêu đen thế. Nàm dì có. Nói phét.
Tôi giật mình, sờ sợ. Trời ơi, chả lẽ đúng thế? Rồi lại tự nhủ: thì cũng có khác gì ăn rau đẫm thuốc trừ sâu?! Đúng thật, lấyđâu ra nhiều ốc bưu thế mà phố xá nào, quán nhậu nào cũng có món ốc chuối đậu cả. Chà chà.
Bây giờ, cày, cấy, gặt đập đều bằng máy. Mọi nhà đều đi thuê rồi thu nhận sản phẩm thôi. Cái lúc họ phải làm trực tiếpchỉ là nhổ cỏ và bón phân. Cỏ cũng không phải đùa cào vơ nhặt mà là dùng thuốc diệt cỏ luôn. Thuốc này tựa như dạo xưa máy bay Mỹ nó rải xuống ấy.Nó đã để lại thảm họa kinh khủng nhất và lâu dài nhất với dân ta ở miền Trung Nam bộ. Ta đã lên án chúng ở Liên hợp quốc và chả đang yêu cầu chúng tiếp tục bồi thường là gì. Vậy mà bây giờ người làng tự làm lấy, tự rải thuốc diệt cỏ la liệt xuống ruộng lúa nhà mình. Còn ở đám trồng rau xu hào, bắp cải, dưa chuột…kia họ cũng thường xuyên phun thuốc trừ sâu. Trước đây, người ta dã một ít bột nếp, nấu khéo chothật dẻo, quấn vào đôi đũa mang ra lăn vào kẽ lá dính sâu, rệp ở cây thuốc lào, quê gọi là làm mồi bắt nhờn. Cây thuốc lào ưa mùa xuân- hè, có khi cao lút đầu người, bắt nhờn mùa nực, sặc mùi và ngạt thở lắm. Chẳng hiểu sao thời mới này lại nhiều sâu bọ đến thế.Phun thuốc chỉ sạch sâu được ít ngày, sau đó nó lại càng sinh ra nhiều. Họ pha thuốc, cắt vứt la liệt vỏ bao, túi nilon ra bờ mương. Nay phun thuốc, mai có người mua, vẫn cứ bán bình thường. Bán xong là hết trách nhiệm. Đúng, nói như anh Nam kia:“nhà ai chả thế và chả nàm sao cả”.
Nói nhà ai chả thế không chỉ ở xã huyện này đâu. Chẳng giám nói cả vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng chí ít cũng thành đại trà,xuyên suốt tỉnh đi ngược lên dọc theo con sông. Nơinào cũng lúa với rau màu. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hàng trăm tấn mỗi vụ, ngấm dần vào đất, nước theo mương máng, cống rãnh dồn chảy ra sông, đến cống Trà Linh thì dừng đọng lại. Con sông Diêm giờ không còn cá, một mặt cũng vì lý do ấy, mặtkhác, người ta đánh bắt chúng ngay từ khi nó mới sinh bằng loại lưới mắt nhỏ li ti, còn đâu cá tôm mà lớn. Không, con sông vẫn trong xanh và hiền hòa nhường ấy. Không ai nhìn thấy nó cóthể đã nhiễm bệnh nặng. Những cái cánh cống kia mỗi bận được mở chảy ra biển cũng như được một lần tẩy rửa, song nước ở phía trên lại tiếp dồn về, đứng lại, mang vi rút thả lại cánh đồng.Mặt khác,với cái trữ lượng nước ổn định ấy, người ta đã cho đặt hai nhà máy nước, bơm vào đường ống cấp bán cho dân trong huyện. Có người nói rằng, ở chỗ hai cái ống hút nước lên bể, các cái túi nilon đua nhau chạy soáy quanh, đến lúc nhiều quá, nó bám chặt các ống, người ta phải đấu dây mát điện ngược lại để bơm bật cái đám rác khốn nạn ấy ra.Ông Dục bảo: “củng đã có nhà báo nào ấy về hỏi, khi đầu thấy hăm hở ra phết, núc xau thấy đeo túi máy đi rồi biệt tăm tích”. Vâng, đấy được coi là hệ thống nước sạch, thay vì nước giếng trước đây. Nhưng rồi qua mấy mùalại thấy nhiều nhà dân rỉ tai nhau, rục rịchxây lên những cái bể xi măng thật to để hứng đựng nước trời.
Thời chiến đã thế, bây giờcũng biết bao nhiêu là khổ cực.Sức chịu đựng của dân thôn là quá giới hạn bởi họ bất lực trước những rủi ro, những cam go từ đâu mang lại. Biết kêu ai bây giờ. Năm trước, con ông Sung, còn trẻ, bị bệnh ung thư phải chạy chữa, vét sạch kinh tế gia đình rồi mất, năm sau đến lượt vợ ông, phải đimổ cắt khối u, năm sau nữa rồi đã đếnchính Ông cũng bị cái căn bệnh hiểm nghèo ấy, lạivét sạch đếntiền nong của anh chị em trong nhà,tiền bà con thăm nom cũng có giới hạn, rồi đi vay nợ, vay nặng lãi cũng phải liều. Cái căn bệnh quái ác này nó làm Ông đau đớn lắm, đau buốt kinh khủng, không chịu nổi nữa, nửa năm trời, rồi Ông nguột đi. Con gái Ông đi làm ở miền trong, đã phải dốc vét, vay mượn,đi về nhiều lần. Lần này về chịu tang bố, thật không may,cái xe khách chở chị về đến địa phận Hà Tĩnh đã gặp nạn, chị bị thương vùng mặt rất nặng, mất nhiều máu, phải vào viện cấp cứu.Nơi đây xa quê nhà gần bốn trăm cây số, lại trong một hoàn cảnh bi cực như thế này. Thật họa vô đơn chí. Chưa kể đếnmấy việc khó khác còn đang đeo đẳng, làm khổgia đình.Ngay cái vụ tai nạn xe khách này, con gái bà, phải nhờ đến cả Tòa án Hà Tĩnh rồi chả biết gia đình có thu lại đủ số tiền đi đi lại lại để làm thủ tục với cảnh sát điều tra, hòa giải và hầu Tòa không?Hôm tôi gặp Bà - vợ ông Sung, tưởng như trước mắt tôi là một người đã hàng năm không ngủ, buồn tủi vô cùng. Mắt tôi bỗng nhòa đi, không nhìn thấy Bà nữa. Rồi ở bên cạnh là nhà Bà vợ liệt sĩ, chính anh Tâm - con trai Bà dễ cũng đến hơn năm mươi tuổi rồi.Anh luôn canh cánh trong lòngmột nỗi sợ cái gì đótừ đâu mang lại,khoác cho cái tội bất hiếu. Bà cũng mắc phải cái căn bệnh quái ác ấy, đến khi phát hiện ra thì ung ở độ bốn rồi. Nó lại cũng làm cho Bà đau đớn kéo dài, ngày qua ngày không nằm, không ngồi yên đượcdù chỉ một lúc thôi. Con cháu cứ phải xoa bóp, đỡ Bà lên xuống liên hồi. Bà Sung, quen sống chung với lũ,giờ tạm qua việc nhà mình, lại sang giúp bên bà em. ÔngĐoài là y sĩ, suốt ngày hết nhà này,nhà kháctìm gọi, Nhiều bữa ông bận, gọi nhiều nghe phiền, thế là người nhà phải tự họcmà tiêm Moocphin.Chỉ có thế người bệnh mới thiếp đi được một vài tiếng. Và cũng do đó, người bệnh quen thuốc nên liều thuốc cần mỗi ngày một lượng cao hơn.Phụ nữxóm Tiến Bộ, giờ không cần phải đi học vẫn trở thành một y tá lành nghề.
Người làng tôi, từ lớptrung niên đến cao tuổi, ngay như mươi gia đình anh chị em nhà tôi,từ xưa kia đã có ai bị cái chứng bệnh quái ác này đâu. Thiếu lương thực, ăn nhiều khoai lang, khoai nước, nấu canh xuông rau ngót, sống một trăm lẻ ba tuổi như bà chị bố tôi.Thế mà chục năm nay,con cháu nhà đã bảy, támngười mắc phải. Còn nước còn tát, tát đến bao giờkhô kiệt cả người lẫn tài sản.Nghe bác sĩ nói,ung bứu không phải là căn bệnh lây nhiễm, vậy sao những năm gần đâynó lại tự phát hàng loạt?. Khuynh gia bại sảnhàng loạt. Cái từ ung thư nghe quen rồi, nó trở thành cái nạn ập đến với nhiều gia đình. Mấy gia đình còn bị đến ba, bốn người. Nó đã và sẽ còn không biết đến bao giờ. Người này bảo người khác ùa lên Viện K Tân Triều ở Hà Nội, đêm ngày nằm vạ nằm vật đến khổ. Mà cái viện K bây giờ cứ như ngày nào cũng là ngày hội. Mọi người ra vào nườm nượp. Tôi cũng vào phục vụ người nhà, lân la,thấy người bệnh đồng hương cũng nhiều vô kể. Đúng là bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng. Họ phẫu thuật, họ xạ trị và rồi nhất định họ được bệnh viện trả về.Có bệnh thì vái tứ phương, mọi người lại mách nhau đi tìm thầy lang ở mãi xa lắm, nào là Cao Phong - Hòa Bình, Thanh Sơn - Phú Thọ, Hoằng Hóa - Thanh Hóa rồi cả Sóc Sơn, Ba Vì - Hà Nội nữa..., đun nấu suốt ngày, cuối cùng cứ như là cắt cỏ vềphơi, sắc uống vậy,chẳng đâu vào đâu cả, nào có ai khỏi được baogiờ.
Và mỗi tuần, tiếng chuông chùa lại điểm. Nếu không phải mồng một, hôm rằm mà điểm thì chắc lại có chuyện rồi. Cũng lạ, bây giờ người làng đi chùa nhiều hơn chứ trước đây phải tầm năm sáu mươi tuổi, mà như mẹ tôi nói phải là đi quy cơ. Có đi quy- chắc hiểu là giành tâm nguyện theo Phật Tổ, thì khi mất mới được bốc bát hương ra xếp hàng ở nhà thánh trong chùa. Bây giờ người làng mất đi theo nhiều dạng khác nhau lắm, ví như tai nạn, đánh nhau, đột quỵ, ung bứu và cả nghiện hút cũng có...Hay là vì thế mà người ta muốn tựa nơi cửa Phật?! Vậy cũng còn hơn là chịu chết một bề. Chỉ có điều, nhà chùa có cái bộ loa thùng kêu to lắm. Chùa và nhà thờ phía trước làng, phía sau làng, phía bên làngthường xuyên có việc, cần đọc kinhđến cả buổi, ngày thường trong tuần, cạnh đó là những lớp mẫu giáo, lớp tiểu học rồi trung học, thôi thì cứ nghe cả bài giảng lẫn với tiếng kinh kệ. Kể cũng lạ, sao cúng tế lại cứ phải truyền ra loa? Thế ngày xưa các cụ không có loa thì các vị thần không nghe được sao? Chẳng lẽ bây giờTrời Phật lại cũng gặp phải vận khí làm ra chứng bệnhkhó nghe hay sao!?...
Thêm một chiều về qua cầu Trà Linh, trờihè vẫn nắng lắm. Tôi cứ muốn đứng trên triền đê nhìn ra cửa sông. Nay triều cường ngập hết bãi láng Đồng Già mang theo những cơn gióđông-namđậm mùi nước biển vượt qua đê ùa vào như để làm dịu đi cái nóng rát cả ngày dội xuống các trục đường bêtông trong làng. Đây là nơi nắng gió đãnhuộm đẫm cuộc chia xa thời trai trẻ của tôi. Lại đây, có phải vẫn là cơn gió cũ?. Tôi không còn nhận ra nó nữa sao! Nó không còn mang bụi nhóa mặt trời, nó không còn mang màu nắng xanh trong câu chuyện cổ làng tôi mà chỉ thấy đầu sóng, đầu gió bạc phếch đang ùa vào. Tôi mải nhìn tìm chẳng thấy một con thuyền lưới cá, vậy mà chân sóng đã mớm nước chân tôi. Tôi đang đứng đây mà tôi lại cũng đang nhớ nó lắm, cái bãi láng có con rang như con vạc trắng rõ to ngày xưa, có con còng, con cáy ngày xưa và đàn trâu đang thủng thẳng đi ra từ bụi tre đầu làng hướng đông nam ngày xưa ấy.
Vẫn một thói quen, tôi đi ngược những cơn gió và bóng nắng về phía góc biển, dẽ vào chợ Gú - cái chợ cá buổi chiều nghiêng nghiêng mép nước, nơi các bà, các chị với giọng nói lơlớ của vùng muối mặn và tiếng gọi với mạn thuyền.Họ bánnhững con cá, tôm, cua... ngon vào bậc nhất bởi nó sống ở vùng bãi bồi rừng xú vẹtbẩm sinh, chạy dài mút mắt.Tôi sẽ mua hoặc là mớ cá khoai, hoặc là miếng cá đuốikèm theo mươi con ghẹ mẩy, chai nước mắm Diêm Điền...rồi xuôi chiều gió về làng.
Đêm nay, Làng sẽ lại tổ chức hát chèo, ông Kiênlà người cầm chịch. Ông vốn là người làng, bỏ đội chèo đi xây dựng kinh tế mới, đâu ở Đồng Xoài. Bẵng đi ít năm, nhớ quê quá, ông lại quyết đưa gia đỉnh trở về, cùng ông PhóngởTỉnh đội đã hết nghĩa vụ, vực dậy đội nhạc công, sau đó là đội hát, giờ gọi hẳn là đoàn chèo. Khi thì điệu Luyện năm cung tươi mới, khi thì điệu Đường trường thu khôngda diết và khi thì điệu Sa lệch chênh ghẹo mời...cây nhà lá vườn, nghe gợi nhớ, thích lắm. Vậy mà cái tế bào dương tínhhung hãn kia nó nổi dậy đi tìm âm tính lẳng lơ,sinh ra cái căn bệnh quái ácngay cả với nam nữ đoàn chèo yêu dấu của làng. Họ cũng đã luống tuổi, còn lớp trẻ thì bỏ chèo theo bolero. Vậy là nguy cơ ung thư ăn cả vào làn điệu dân ca của làng tôi mất. Chúng tôi biết làm gì bâygiờ. Ông Giời ơi, chúng con không cần tiền đâu, thôi mặc kệ những người giầu, chúng con chỉ là kẻ nghèo hèn, ông đừng bắt mẹ con chúng con - những thần dân vô tội phải chết đau đớn như thế. Chúng con đã được đất mẹ sinh ra, cần được sống yênở cái cõi trần dẫu được coi là bể khổ này.
Xa kia là những lớp sóng bàng bạc của sông Trà, nó đã từng phải vật lộn với những cơn bão lớn và hơn thế nữa, ngày nay càng phải vật lộn với bao nhiêu những cơn cuồng phong,làmcon sông cũng như đang già đi như thế chăng. Kìa gió,dạo này nhiều trận cuồng phong lớn quá làm ta kinh hãi vô cùng. Hay là ngươi còn giận dữ bởi con người đã làm ô nhiễm cả khoảng trời nước mênh mông này khiến cho con rồng khổng lồ kia không còn cua cá mà ăn nữa chăng?Không, hình như nó đang vỗ về bởi có thể nó cảm thấy là nó có lỗi với tình yêu sâu đắm của tôi.
Tiếng hát của làng theo gió đang lịm dần về đêm xa. Tôi nghe rõtiếng chuông Chùa và tiếng chuông Nhà thờ xứ Cam Châuđều đặn kết lại như những lời thỉnh cầu thả buông vào không gian yên tĩnh.
Quê hương, 10 - 2018.