Tìm tòi thể nghiệm

22/3
9:52 AM 2019

DÒNG THÁC ÁNH SÁNG TRONG THƠ KO HYUNG-RYUL

Mai Văn Phấn.(Đọc tập thơ song ngữ Việt - Hàn "Thác mặt trời - 태양의 폭포" của Ko Hyung-Ryul. Nxb. Hội Nhà văn, 2019).Thơ Ko Hyung-Ryul (Hàn Quốc) tràn ngập ánh sáng, vẻ đẹp củanhân ái, lòng vị tha cao thượng. Vẻ đẹp ấy được hiển lộ trong hình tướng thanh sạch của nước, của khí trời, thẳm sâu lòng đất, lòng biển, của bản tính tự nhiên, hồn nhiên của cỏ cây, muông thú, côn trùng…

Chúng tạo thành áp lực lớn, mở ra một thế giới thơ phồn sinh và trong suốt. Tôi cảm nhận dòng thác ấy đang xối mạnh, thanh tẩy, làm hồi sinh vạn vật khi đọc tập thơ của ông, "Thác mặt trời" (Nxb. Hội Nhà văn, 2019), qua bản dịch từ tiếng Hàn của dịch giảTS. Nguyễn Thị Thu Vân.

 

“Ẩn sâu trong cây

Sự chấn động và dòng chảy một cấu trúc khác”

(Lắng nghe hoa than khóc)

 

"Thác mặt trời" cho tôi hình dung tác giả là một người đàn ông lịch duyệt và kín đáo. Sắc diện ông luôn thanh thản với đôi mắt ưu tư, nhìn chậm, giấu sau gọng kính. Thơ ông ưa đọc chậm, thật chậm. Nếu bất chợt nhìn vào một hình ảnh, hoặc chỉ dừng lại một vài hình ảnh trong đó, người đọc dễ tưởng chúng đang trong trạng thái tĩnh lặng, hay ngưng đọng. Nhưng khi đọc cả bài thơ, tập thơ, bạn đọc thấy ngỡ ngàng vì được nhà thơ dẫn vào một không gian rộng lớn, vừa quen vừa lạ. Quen, với tôi, vì gặp một không gian văn hóa phương Đông, thân thuộc từ cách sắp đặt thiên nhiên đến trang trí nội thất. Lạ, có thể cả xa lạ, bởi, tôi đã gặp trong đó những liên kết hình ảnh mới mẻ, khác biệt và cả những sắc màu chưa từng nhìn thấy. Sắc màu màu ấy chính là linh hồn của ánh sáng. Ánh sáng trong tập thơ này được tỏa rạng từ trái tim Thi sỹ Ko Hyung-Ryul.

 

Thủ pháp nổi bật trong "Thác mặt trời" cần nhắc tới trước tiên, là tác giả liên tục tạo ra những chuyển động bất ngờ. Sự bất ngờ ấy thường được đặt trong những kết nối xa, hoặc những tình huống rất khó đoán định. Chính sự bất ngờ ấy đã làm tăng tốc mọi chuyển dịch trong thơ ông và làm thay/ biến đổi mọi sắc màu trong đó.

 

“Sân ga và con chim tu hú” là một bài thơ tiêu biểu cho lối viết này. Những hình ảnh trong bài thơ, nhưcổ họng, con ễnh ương, lễ động thổ, chiếc máy xúc, chiếc xe tải, miệng hố, dàn dây thép, xi măng, chiếc cầu thang, lồng ngực, nhà chung cư, ruộng đồng… đều là những hình ảnh đứng xa nhau, đơn lẻ trong đời sống sinh hoạt. Nhưng ở đây, chúng đã kết nối với nhau bằng ánh sáng đặc biệt. Và, những thi ảnh bất ngờ xuất hiện trong một mạch thơ khó đoán định đã gây cho bạn đọc cảm giác ngỡ ngàng, hồi hộp như nhìn theo đường bay của một cánh chim, một mũi tên. Riêng bài thơ này đã mang cho tôi cảm giác như đứng dưới chân một dòng thác đang xối mạnh. Tiếng kêu khóc của con chim tu hú vọng lên từ khổ thơ đầu, và sau đó, tác giả cho nó biến mất khi kết thúc bài thơ, thực sự đã mang đến nỗi ám ảnh về một thiên nhiên tươi đẹp hoang dã ngày càng bị quá trình đô thị hóa xâm thực.

 

Để những chuyển dịch trong bài thơ gây được bất ngờ và đột biến, Ko Hyung-Ryul đã kiến tạo những khoảnh khắc đặc biệt trong từng bài thơ, tựa như người chế tạo ra những ổ khóa riêng để bạn đọc có thể tự do bước vào không gian huyền hoặc, kỳ lạ của ông. Những ổ khóa ấy chính là nước trong chiếc can ở độ cao 25cm (Nước trên bàn), âm thanh của tiếng nhổ cỏ giữa ánh mặt trời (Mặt trời lặn trên cánh đồng lạc Ko Hyung-Ryul). Có lúc, bạn đọc như vô tình nhặt được những vì sao sinh sống trong đám cỏ, và thật kỳ lạ “Có chú châu chấu đang duỗi thẳng chân, vắt lên ngôi sao và chết” (Anh ấy, người đặt chân đến vương quốc của cỏ).

 

Đọc "Thác mặt trời", ta ngỡ những chuyển động trong đó được Ko Hyung-Ryul cho chạy qua một chiếc phin lọc khổng lồ. Nó cho bạn đọc cảm nhận về một dòng thác ánh sáng lung linh và trong suốt: “Giống như đứa con gái bước đến cạnh trăng và chợp mắt ngủ giấc buổi sớm” (Hòn đảo nhỏ Marsli N.O thương nhớ).

 

Dòng thác của thơ Ko Hyung-Ryul thường chảy xiết, tác tạo những vương quốc cho mỗi sự vật, cho từng không gian riêng của ông. Và cũng thật lạ kỳ, có lúc “vương quốc” ấy như chỉ mình ông được bước vào và chiêm ngưỡng. “Dập dềnh/ Ta đã đến vương quốc của nước, gió, ánh nắng, ánh sao, và của cỏ” (Anh ấy, người đặt chân đến vương quốc của cỏ).

 

Thơ Ko Hyung-Ryul đôi khi hiển thị những vết cắt sắc ngọt để bạn đọc nhìn thấy cốt lõi sự vật. Tuy những khoảnh khắc ấy không nhiều, thậm chí hiếm hoi, nhưng đó chính là sự tiết chế, tối giản, làm nên thi pháp độc đáo của ông. Thủ pháp này góp phần khơi thông dòng chảy ánh sáng, đồng thời cũng hé lộ phần nào những bí mật tạo nên sự cuốn hút trong tập thơ. “Tôi nằm tựa lưng vào trục quay cực điểm/ Ném con dao về phía bầu trời” (Indonesia buổi xế chiều). Bóng đêm như “miệng một ngọn núi lửa phun trào của một hành tinh nào đó” (Sự kì quặc của một ngọn núi nào đó không thể quên được). Hay “Khoảng giữa trưa khi màu xanh và màu đỏ thẫm quằn quại đan xen” (Khung cửa mưa tuôn). Đôi khi nhà thơ cảm nhận như có ai đang hiện hữu trong chiếc ấm điện đang sôi (Hôm nay, ai đó trong chiếc ấm điện đun nước). Đây thực sự là hình ảnh độc đáo, có sức thôi miên rất mạnh.

 

Thủ pháp thiết lập không gian trong thơ Ko Hyung-Ryul là sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa các thi pháp hiện đại với bản sắc văn hóa Hàn Quốc. Ta dễ nhận ra cách thiết lập không gian đa chiều, xoay đảo các chiều thời gian trong một mạch thơ, bài thơ của ông. Cách xoay đảo giữa quá khứ, hiện tại và vị lai đã mở rộng thêm đường biên của tưởng tượng với đa tầng cảm xúc. “Đóa hoa nở trong chiếc lỗ kim khâu đã không hề cất tiếng” (Không thể quay trở lại từ bến tàu ngày hôm qua). Hoặc trong bài thơ “Thơ của con sâu bướm lộn xộn” cho thấy sự liên tưởng táo bạo và phong phú của nhà thơ đã mở cho bạn đọc một không gian lập thể với đa chiều đều tràn ngập ánh sáng: “Chỉ có tế bào của tôi/ Đã trở thành chất lỏng trong con sâu bướm rồi đang vụt bay lên/ Ai đó đã lấy trộm bóng tối trong tim và mang đi mất”. “Có một vầng trăng liêu xiêu trồi lên trên mặt đất hàng ngày” (Mũi lao ngày ngày lao tới). Thủ pháp liên thông và xoay đảo các chiều không-thời-gian được nhà thơ sử dụng triệt để trong bài thơ “Thứ mãi chẳng thể đến”: “Từ khi cổ họng bị khô khốc vì cơn khát nước/ Những bậc thang và công tơ điện đã đứng dậy/ Và có một chiếc thang máy đang đi lên trên đỉnh núi”.

 

Cấu trúc thơ Ko Hyung-Ryul gợi cho bạn đọc liên tưởng đến lối kiến trúc nhà ở hiện đại kết hợp truyền thống, gọi là kiến trúc "Hàn Ốc" (Hanok) của Hàn Quốc. Theo kiến trúc "Hàn Ốc", ngôi nhà là nơi giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Tính hài hòa và phù hợp với cảnh quan môi trường của những ngôi nhà Hàn Quốc cũng gần với kiến trúc của Việt Nam, dĩ nhiên đặc điểm khí hậu và địa lý của chúng ta có nhiều nét khác biệt. Từ những liên tưởng đó, tôi thấy thơ Ko Hyung-Ryul khá gần gũi với thơ thế hệ 5X, 6X của Việt nam. Tôi đồng ý với nhận định của dịch giả TS. Nguyễn Thị Thu Vân: “Thơ Ko Hyung-Ryul trình hiện đầy ngẫu hứng đa tầng những cung bậc cảm xúc khi nhà thơ lang thang đến những miền đất, đầy mộng tưởng của xứ Đẹp. Đó có thể là nơi từng hiện hữu trong đời sống sinh tồn hay cả trong mê mị ẩn sâu trong tâm tưởng thi sỹ. Thơ ông đậm tính triết học, phồn sinh giá trị nhân văn trong cuộc mưu sinh tồn tại của cõi người và những mối tương giao vạn hữu”.

 

"Thác mặt trời" của Ko Hyung-Ryul tái lập sinh động trước mắt tôi một địa chỉ văn hóa, nơi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và tôi đã từng đến đó dự Festival Thi ca và Văn học Hàn Quốc - Asean “Korea - Asean Poets Literature Festival" vào cuối năm 2010. Giờ đây "Thác mặt trời" đang đưa tôi trở lại dãy núi Seoraksan, nơi có đỉnh Daecheong-bong cao 1708m so với mực nước biển với đa dạng cảnh quan kỳ thú. Dãy núi này gối đầu lên thành phố Sokcho - quê hương tuyệt đẹp đầy mê hoặc của nhà thơ Ko Hyung-Ryul. Những bài thơ của ông cho tôi gặp lại dòng suối trong vắt chảy qua những hàng đá cuội trắng, một khu vườn yên tĩnh, một cây cao không biết tên đã trụi lá, những chùm quả màu đỏ còn treo trên đó trong suốt mùa đông...

 

Nhà thơ Ko Hyung-Ryul đã từng đến Việt Nam và thơ ca đã cho ông trở thành một công dân thân thiện của Hà Nội. Nơi đây ông như gặp lại một Hàn Quốc xa xăm của ông trong quá vãng, đang sống động trở lại, bận bã và gần gũi, lấm láp và mến yêu vây bọc lấy ông: “Giờ tôi đang bước đi qua con đường tối/ Đến một ngôi nhà nhỏ của ánh sao, và khi tôi quay lại, tôi chính là một con người trong vũ trụ, một con người Hà Nội” (Những chiếc xe máy phủ sắc vàng cam). Tôi cảm động biết ơn ông đã dành tặng tôi bài thơ đáng yêu này!

 

“Trong nước không có xương, không não và không nội tạng

Nhìn rõ tận tường, sao lại sóng sánh được thế kia

Có phải chăng là ngọn lửa trong lòng địa cầu đang truyền đến”

(Nước trên bàn)

 

Ko Hyung-Ryul nhắc nhiều đến nước. Nước tồn tại ở hai dạng, tĩnh và động. Nhà thơ đã khắc họa rõ nét thần thái của nước, cũng là gam màu chủ đạo làm nên diện mạo ánh sáng trong tập thơ "Thác mặt trời".

 

Tôi xin dành lời kết bài viết nhỏ này để cảm ơn nhà thơ Ko Hyung-Ryul đã gửi tập thơ "Thác mặt trời" cho NXB Hội Nhà văn, thông qua giáo sư - tiến sỹ Bae Yang Soo, người bạn thân thiết của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Đặc biệt, xin cảm ơn dịch giả Nguyễn Thị Thu Vân, người đã dành thời gian và tâm huyết cho bản dịch. Với tôi, đây là bản dịch hay, chính xác và cuốn hút. Nhiều bài trong "Thác mặt trời" cho tôi ấn tượng, ngỡ như chính Ko Hyung-Ryul đã sáng tác bằng tiếng Việt - một ngôn ngữ đa thanh, nhiều ẩn dụ và giàu tính biểu cảm. Thơ Ko Hyung-Ryul đã góp một giọng nói làm giàu có thêm nền thơ đương đại chúng ta, đặc biệt, đóng góp xứng đáng vào quá trình cách tân thơ Việt hiện nay.

 

           

Hà Nội, 11/12/2018

M.V.P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

나가는 

고형렬의 시집 “태양의 폭포 대한 묵상

 

 

 

마이반펀 시인

응웬티투번 

 

 

 

고형렬의시에서눈부신태양의빛과고결한이타심의아름다움이가득찬다. 이아름다움은물의순수한형상, 맑은공기, 그리고풀과나무, 동물, 곤충의순수한본성에서찾을수있다. 그리고이형상들은빛나고또서로비추며, 물방울과햇빛들처럼용해되어한태양의폭포를만들어내고강렬하고연속적으로움직인다. 그이후거대한압력이되어생생하고투명한시가(詩歌)의세계가열린다. 응웬티투번박사(번역작가)의 “태양의폭포” (문인회출판사 2019) 번역본을통해서고형렬의시를낭송하면그폭포는힘차게쏟아지고, 만물을정화시키며회생시키는힘을느낄수있다.

 

“나무속에는인간의말이터지지않는다른구조의
진동과흐름이있었습니다.”
(꽃의통곡을듣다)

 

“태양의폭포” 를읽고나서나에게고형렬은아주단정하고은밀한남성인것을느끼게만들어준다. 안경테뒤에숨으면서인정세태(人情世態)를조용히관찰하고바라보는비탄에잠긴안목을가진고형렬의얼굴빛은늘평온하다. 그의시에서어떤이미지를순식간보거나잠시머물면그사물들이늘한적한상태로존재하고있는것을볼수있다. 그러나, 시전체를낭송하면아주거대하고, 익숙하면서도낯선공간으로들어가게된다. 이공간은나에게는익숙한이유는바로동양문화공간을만나게되는것이다. 이는시에서자연의배열과인테리어장식의방식을통해서나타난다. 반면에, 이공간이나에게낯선이유는아주특이하고별난이미지의연결기법, 그리고만난적이없는색깔이가득차있기때문이다. 이런색깔은바로태양빛의영혼이라할수있다. 특히이시집에서독자들이만나는태양빛은바로고형렬시인의심장에서생성되어나오는빛이라여겨진다.

 

“태양의폭포” 에서사용된기법에대해서말하면우선빼놓을수없는아주뛰어난기법은바로놀랍고예기치않은움직임을만들어준것이다. 그런놀라움은멀리에서연결하는기법과예측하지못하는상황에배열된다. 그러므로고형렬시에서의모든움직임을가속화시키고모든색깔을변화시키는데에큰도움이된다. “기지창과뻐꾸기”는바로이기법의대표예이다. 밑구멍, 맹꽁이, 기공식, 회전굴착기, 트럭, 구멍, 철근, 시멘트, 계단, 가슴, 아파트, 논바닥등이시에서나타나는이미지들은원래따로존재하며연결성이아주약한이미지들이다. 그러나여기서서로특별한빛으로연결하게된다. 그후이러한시의이미지들이갑자기나타나고독자들에게어느새나화살을바라보는아주놀라우면서설레는감각을가져다준다. ‘기지창과뻐꾸기”를낭송하면서나는거세게쏟아지고있는어떤폭포밑에서있는느낌을가지게된다. 첫행에메아리치는뻐꾸기의울음은마지막행에들어가완전사라져버리는것을통해서고형렬시인은아름다운자연이도시화과정으로인해변화되며빼앗긴다고강조하면서독자들에게이아픔에대해연연하게된다.

 

“태양의폭포” 시집에서나온움직임들이독자들에게놀라움을가져다주기위해고형렬시인이시마다아주특별한순간들을만들어준다. 이작업은열쇠를제조하는어떤능숙한기술자처럼독자들에게시인만의묘하고현혹되는공간들로저절로자연스럽게들어가게만든다. 이런열쇠는 25센티미터높이에있는물 (책상위에흔들리는물), 햇빛사이에서풀매는소리 (해가지는고형렬땅콩밭) 등이미지들이다. 어느순간에시를읽는독자들이풀에서살고있는별들을우연히주울수있는설렘을가져준다. “풀의나라에선별들이산다. 뻗정다리여치가그별에다리를걸치고죽어있다.” (그, 풀의나라에도착).

 

“태양의폭포” 를읽으면서이시집에서고형렬이그런움직임을큰필터로통과한것처럼느낀다. 결과는이시집을읽는독자들이시집에서어떠한빤짝이면서투명한폭포에대해연상하게된다. “달곁에가서아침잠을자는딸같은” (그리운, 마슬리엔오라는작은섬)

 

고형렬의폭포는자주세게쏟아지면서사물들과공간들마다의일정한 “나라”들을창조해준다. 그리고신기하게도어떤때는그 “나라”는고형렬만들어갈수있고만끽할수있는듯하다. “막슘, 물과바람과햇살과별과풀의나라에도착했다.” (그, 풀의나라에도착)

 

고형렬시는가끔씩그안으로숨어있는사물의본질을알아볼수있기위해그사물의조각을찾아보여준다. 그순간들이많지는않지만이는오히려간소화한것이면서시인의특별한기법을만들어준다. 이기법은태양의빛을투명화시켜주며시집전체의매력을만들어주는비밀을보여준다. “극한의자전축에등을대고누운채/ 하늘에칼을던진다.” (인도네시아에저물다), “어느혹성의분화구밤을걸어내려가는가” (잊을수없는어느산의그로테스크), “녹색과적색이몸부림치는한낮” (빗발치는유리창), “가끔시인이끓이는전기주전자에서도누군가가존재하고있다고느낀다.” (오늘, 누군가전기주전자안에서) 등은정말로독특하면서매혹적인이미지들이다.

 

고형렬시에서공간의수립기법은바로현대적시법과한국문화의정체성/ 본색을긴밀하게연결하며결합한것을바탕으로형성된다. 고형렬의시에서다방향적공간의수립과시간의방향을변화시키는기법을쉽게만날수있다. 이는과거, 현재, 그리고미래를다층의감각과상상력의경계선을넓혀주는데에도움이된다. “바늘구멍속에서피어나온꽃은말하지않아요” (어제터미널에서돌아오지못하고), “나의어떤세포만/ 지저분한나방속액체가되어날고있다/ 심장속의어둠을누가훔쳐갔다” (지저분한나방의시), “무수한나날을떠올랐을지상의초라한달이” (매일날아오는표창) 등시인의파격적이고풍부하며창조적인상상력은독자들에게모든방향이햇살로가득찬입체적공간을열어준다. 그리고오지않는물에서 “갈증의목구멍이말라붙고나서부터/ 계단과전기계량기가들어섰다/ 그산위로엘리베이터가올라가고있다” 에서공간-시간의연결과전환기법이철저히사용되었다.

 

고형렬의시행 (詩行)은 “한옥”이라는한국의현대적주택과전통적가옥이결합된건축물에대해상기시켜준다. 한옥은자연과인간이서로연결된공간이라할수있다. 물론한국과베트남의기후와지리적특징은차이점이많지만한옥의친환경특징과조화성이베트남의건축형식과유사점이많다. 그래서고형렬의시는베트남 50대, 60대세대의시와유사점이많다고여겨진다. 이시집을읽고나서이시집을직접번역한응웬티투번 (Nguyen Thi Thu Van) 박사(번역작가)의평가에대해공감한다: “고형렬의시에서시인이몽상속에있는어느아름다운땅에떠돌아다닐때느꼈던심정과설렘을만날수있다. 그땅은실제에존재하고있는땅일수도있고시인의깊은심장속에숨어있는상상의곳일수도있다. 고형렬의시에서생계비에시달리는인생과서로밀접하게연결된만물의이미지를볼수있으며, 철학적, 인문적가치가높다. 고형렬의시에서나온이미지들이소박하면서도생동하고친숙하며매혹적이다. 인정세태에대한심정이그의마음을짓누르는데이는시를통해표현한다. 그래서독자가고형렬의시를천천히읽으면도시화와글로벌화의영향을받아벌써변화해버린오늘날의한국에대한안타까움과미련을느낄수있다”. (응웬티투번박사�번역작가)

고형렬의 “태양의폭포”를읽었을때이시집은나의눈앞에어떤문화장소를생동적으로재수립해주는느낌이들었다. 그곳은바로 2010년말에응웬광티어 (Nguyen Quang Thieu) 시인과함께한· 아세안시인문학축전 (KORWA ASEAN POETS FESTIVAL) 에참가하러간곳이었다. 이제 “태양의폭포”는나를다시경치가아주아름다운 1,708m 높이의대청봉이있는설악산으로데려다준다. 이산맥은고형렬시인의아름답고매력이있는고향인속초에등을기댄다. 그래서고형렬의시를읽으면예전에한번구경했던하얀자갈들위에흘러가는투명한계곡, 고요한정원, 낙엽들이다떨어진이름을모르는높은나무, 그리고겨우내나무들에매달린빨간열매들을다시만나게해준것이정말감동스럽다.

 

고형렬이베트남에온적이있으며자신의시를통해고형렬은저절로하노이시민이되어간다. 베트남에온고형렬은과거에있는그의나라한국을다시찾아해후한것처럼느낀다. 이제그에게다시다가와주고있는한국은아주분주하면서도생동적이면서도따뜻하면서도아주다정하다. “나는지금어두운교차로를건너가는중/ 별의작은집으로, 돌아가는나는우주인, 나는하노이인, 나는저녁퇴근의아시아인” (오렌지빛오토바이들). 이사랑스러운시를나에게선물로준고형렬시인에게정말감동하고감사한마음을전해드리고싶다.

 

“내장과뇌와뼈가없는물속이
환히들여다보인다너는왜흔들리고있니
지구내부의화염이이곳에전달되고있어요.”
(책상위에흔들리는물)

 

고형렬은물에대하여자주연급하였다. 물은정(停)과동(動)이란두가지의상태에늘존재한다. 시인이물의형상을뚜렷하게묘사하는데이는바로 “태양의폭포”에서우리가만날수있는태양빛의면모를만드는주도적인색깔이라할수있다.

 

마지막으로많은베트남작가, 시인들의친구인배양수박사를통해문인회출판사에 “태양의폭포”를맡겨준저자고형렬에게감사의마음을전하고자한다. 특히응웬티투번박사(번역작가)에게도진심으로감사의마음을전해드리고싶다. 이번역본은아주정확하고매력적이며훌륭한번역본이라평가한다. “태양의폭포”에서많은시들은나에게잊을수없는인상을주었다. 고형렬시인이음성이풍부하고비유법과표현성이뛰어난베트남어로직접쓴것처럼느끼게해주었기때문이다. 고형렬시는우리베트남의시가(詩歌)를풍요롭게만들어주며베트남의시를혁신시키는데에큰기여를할것이라고믿는다.

 

하노이, 2018 12 11

마이반펀 시인

 

 

 

 

 

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *