VanVn.Net - Kết hợp nhiệm vụ đào tạo với công tác chính trị, Nhạc viện TP. HCM bắt đầu năm học mới 2010-2011 với một hoạt động âm nhạc giàu ý nghĩa, nhân Tết độc lập lần thứ 66 công diễn giao hưởng 4 chương: Hồ Chí Minh của nhạc sĩ trẻ Phạm Hoàng Long, một nhạc sinh đã tốt nghiệp đại học ngành piano và đang chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ ngành sáng tác.
1. Phạm Hoàng Long sinh 1977 tại TP. HCM và được rèn luyện trong nhạc viện từ tấm bé. Sau khi tốt nghiệp trung học Piano anh học bậc đại học ngành học này và đã tốt nghiệp loại giỏi. Phạm Hoàng Long tiếp tục lấy bằng đại học chuyên ngành sáng tác và đang học cao học. Quá trình đào tạo chính quy ấy giúp Phạm Hoàng Long tìm ngay được việc làm thích hợp khi ra trường – biên tập viên âm nhạc đài tiếng nói nhân dân TP. HCM. Vừa biên tập chương trình vừa sáng tác Phạm Hoàng Long đã có những thành công đáng kể, với danh mục khá dài các sáng tác thanh nhạc: Hà Nội Trong Trái Tim Em (tác phẩm đoạt giải Nhất trong liên hoan “Tiếng hát Người làm báo” – năm 2010); Tình Sóng và Biển; Những Điều Em Không Biết (giải IV – cuộc vận động sáng tác ca khúc về Nạn nhân chất độc da cam Dioxin – năm 2011); Bài Ca Mùa Xuân; Khúc Ca Xuân; Anh Không Là Giấc Mơ; Bến Mơ; Cõi Lòng Riêng; Điện Biên Sáng Mãi Bản Trường Ca Anh Hùng; Hương Tóc Cỏ Nội. Đường Phố Bình Yên (hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về chủ đề An Toàn Giao Thông). Lỗi Hẹn; Khúc Xuân Cho Em; Mời Trầu; Sài Gòn Em Và Tôi; Thực Hư; Tôi Là Người Lính Thông Tin; Trái Tim Tuổi Trẻ Tình Nguyên; Tự Hào Giai Cấp Công Nhân Việt Nam; Nếu Anh Biết; Xa Cành Phượng Vỹ… và khí nhạc: Chùm 8 Prelude kí ức tuổi thơ biến tấu cho đàn Piano và Cello; Concerto cho Piano và dàn nhạc Dáng Đứng Việt Nam; Ngũ tấu Sóng Đàn Cửu Long – cho Piano và dàn dây. Và mới nhất, Giao hưởng Hồ Chí Minh – tác phẩm tốt nghiệp Cao Học chuyên ngành Sáng Tác – năm 2011.
Tác giả Phạm Hoàng Long
Giao hưởng Hồ Chí Minh gồm 4 chương: Chương I với tiêu đề Sứ mệnh dựng lại bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm u tối cuối thế kỉ XIX khi dân tộc ta đang cần tìm một lối thoát, một con đường sáng. Sự xuất hiện của người thanh niêu yêu nước Nguyễn Tất Thành như là sự đáp ứng kịp thời. Lịnh sử đã giao cho người thanh niên ưu tú sứ mệnh giải phóng dân tộc Việt Nam. Chuyển qua chương II - Ánh Sáng, sứ mệnh trên đã lớn thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thành công. Tới chương III – Niềm Tin, tư tưởng Hồ Chí Minh biến thành tình cảm sắt son, thành niềm hân hoan của mỗi con dân đất Việt đối với sự nghiệp giải phóng mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mở đường. Chương kết Vinh quang Việt Nam vang lên như một khải hoàn ca trong đó hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hòa làm một với hình tượng đất nước đang tiến vào một kỉ nguyên mới. Hình tượng âm nhạc Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ chất liệu dân ca Nam bộ, từ việc phát triển các giai điệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Người nghe dễ nhận ra câu hò Cần Thơ mà nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã viết thành bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người.
Ngay sau đêm diễn chúng tôi hỏi tác giả Phạm Hoàng Long: “Có nhiều giao hưởng đã đưa nhạc cụ dân tộc vào dàn nhạc Tây phương vậy thì vì sao, anh lại không đưa vào một thứ nhạc cụ dân tộc nào (tranh, nguyệt, nhị, bàu, sáo trúc…) để âm sắc Việt Nam rõ hơn trong giao hưởng của mình?” Phạm Hoàng Long trả lời: “Vâng! Dù đây là tác phẩm tôi viết với ngôn ngữ âm nhạc Nam Bộ. Nếu đưa nhạc khí dân tộc vào trong tác phẩm thì biểu diễn trong nước dễ thực hiện, nhưng một khi tác phẩm ra nước ngoài, việc kiếm một nhạc công chơi nhạc cụ Việt Nam không dễ. Với tôi khi viết tác phẩm khí nhạc hiện đại cần đơn giản, dễ thể hiện, không cầu kì. Thật ra trong dàn nhạc có một nhạc khí rất Việt Nam là cái trống đại. Tôi không thấy nhạc khí phương Tây nào có âm sắc tương tự nên phải đưa cái trống lên. Trống đại gợi ra không gian lễ hội vì thế nó có mặt trong chương III Niềm tin. Có tiếng trống như tiếng sấm vang từ các đình chùa, niềm tin trở thành đức tin thiêng liêng. Tính anh minh, anh linh của hình tượng Hồ Chí Minh rõ hơn”.
2. Tìm hiểu sự thành công của một nhạc sĩ trẻ, chúng tôi đặt đêm công diễn vào quá trình đào tạo sau đại học của nhạc viện và được cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Giám đốc cho biết: “Nhạc viện TP. HCM đang chuẩn bị kỉ niệm 55 ngày thành lập. Ra đời từ 1956 nhưng cho tới 1992 Nhạc viện thành phố HCM mới có khoa sau đại học. Hơn 100 thạc sĩ, chính xác là 109 tốt nghiệp khoa này đã tạo thêm uy tín cho nhạc viện. Mỗi khi một nghiên cứu sinh có buổi báo cáo kết qủa học tập, nhạc viện đều có thông cáo báo chí để buổi diễn báo cáo có tiếng vang xã hội. Đây cũng là cách nhà trường xã hội hóa việc đào tạo của mình”.
Trò Phạm Hoàng Long tặng hoa thầy Nguyễn Văn Nam
Bằng cách mở rộng cửa giao lưu như thế, đêm công diễn tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Hoàng Long đã nhận được sự tài trợ của trường ĐH Bình Dương; công ty phát triển nhà quận Thủ Đức và sự động viên rất nhiệt tình của hàng trăm cựu học sinh Miền Nam truởng thành trên đất Bắc. Một trong những cựu học sinh ấy chính là ông thân sinh nhạc sĩ Phạm Hoàng Long - nhạc sĩ Phạm Lý một cựu giảng viên của nhạc viện. Chính mối quan hệ vừa là cha con vừa là thầy trò này là đã hé mở một mặt mạnh trong quá trình đào tạo của nhạc viện TP. HCM.
Người cha của Phạm Hoàng Long, ông Phạm Lý là con của một nghệ nhân có tiếng ở vùng Thường Thới, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ngay từ nhỏ Phạm Lý đã được sống trong không khí dân nhạc của vùng đất đờn ca tài tử. Cha đờn, mẹ ca, trong nhà cậu bé Phạm Lý, những người cùng một mái ấm, cùng dòng họ Phạm lại cùng hòa ca trong một ban nhạc lễ. Chính sự trang trọng, linh thiêng của dòng nhạc này cùng với lòng yêu nước đã khiến gia đình âm nhạc họ Phạm, gửi cậu bé Phạm Lý mới 11 tuổi vào đoàn văn nghệ cách mạng khi Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Sau 1954 tập kết ra Bắc trò Phạm Lý được vào trường nhạc Việt Nam rồi nhạc việt Traicopxky (Liên Xô cũ) để được đào tạo chính quy và trở thành nhạc sĩ chuyên về lí luận sáng tác. Ngày miền Nam giải phóng, sau mấy mươi năm xa cách, anh bộ đội tập kết Phạm Lý được trở lại dòng sông quê. Cảm hứng dâng trào, nhạc sĩ Phạm Lý đã viết tặng quê hương mình ca khúc Khi bóng em qua cầu. Bài hát này được in báo, đã thành văn bản mực đen giấy trắng, đã là tác phẩm có tác giả. Nhưng, vượt qua tất cả những ràng buộc kia, nhạc phẩm thành văn Khi bóng em qua cầu của Phạm Lý đã thành bài Lý qua cầu dân gian, đã thành sản phẩm văn hóa cộng đồng. Nhạc sĩ Phạm Lý trở thành người viết dân ca. Cùng với Lý qua cầu, ông còn viết nhiều bài lý hiện đại: Lý bông trang, Lý trăng soi, Lý Mỹ Hưng, Lý tương phùng... và tất cả những bài lý ấy tạo ra khí quyển âm nhạc để cậu bé Phạm Hoàng Long hít thở và thành nhạc sĩ Phạm Hoàng Long hôm nay. Cũng cần biết thêm người trực tiếp hướng dẫn Phạm Hoàng Long hoàn thành giao hưởng Hồ Chí Minh chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, cũng là học sinh miền Nam tập kết, cũng học âm nhạc từ Nga và trở về nhạc viện TP. HCM góp phần tạo ra con số 109 thạc sĩ âm nhạc của nhạc viện TP, góp phần tạo ra nhạc sĩ trẻ Phạm Hoàng Long.
(Nguồn: TGM 952)
VanVn.Net - Kết hợp nhiệm vụ đào tạo với công tác chính trị, Nhạc viện TP. HCM bắt đầu năm học mới 2010-2011 với một hoạt động âm nhạc giàu ý nghĩa, nhân Tết độc lập lần thứ 66 công diễn giao hưởng 4 chương: Hồ Chí Minh của nhạc sĩ trẻ Phạm Hoàng Long, một nhạc sinh đã tốt nghiệp đại học ngành piano và đang chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ ngành sáng tác.
1. Phạm Hoàng Long sinh 1977 tại TP. HCM và được rèn luyện trong nhạc viện từ tấm bé. Sau khi tốt nghiệp trung học Piano anh học bậc đại học ngành học này và đã tốt nghiệp loại giỏi. Phạm Hoàng Long tiếp tục lấy bằng đại học chuyên ngành sáng tác và đang học cao học. Quá trình đào tạo chính quy ấy giúp Phạm Hoàng Long tìm ngay được việc làm thích hợp khi ra trường – biên tập viên âm nhạc đài tiếng nói nhân dân TP. HCM. Vừa biên tập chương trình vừa sáng tác Phạm Hoàng Long đã có những thành công đáng kể, với danh mục khá dài các sáng tác thanh nhạc: Hà Nội Trong Trái Tim Em (tác phẩm đoạt giải Nhất trong liên hoan “Tiếng hát Người làm báo” – năm 2010); Tình Sóng và Biển; Những Điều Em Không Biết (giải IV – cuộc vận động sáng tác ca khúc về Nạn nhân chất độc da cam Dioxin – năm 2011); Bài Ca Mùa Xuân; Khúc Ca Xuân; Anh Không Là Giấc Mơ; Bến Mơ; Cõi Lòng Riêng; Điện Biên Sáng Mãi Bản Trường Ca Anh Hùng; Hương Tóc Cỏ Nội. Đường Phố Bình Yên (hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về chủ đề An Toàn Giao Thông). Lỗi Hẹn; Khúc Xuân Cho Em; Mời Trầu; Sài Gòn Em Và Tôi; Thực Hư; Tôi Là Người Lính Thông Tin; Trái Tim Tuổi Trẻ Tình Nguyên; Tự Hào Giai Cấp Công Nhân Việt Nam; Nếu Anh Biết; Xa Cành Phượng Vỹ… và khí nhạc: Chùm 8 Prelude kí ức tuổi thơ biến tấu cho đàn Piano và Cello; Concerto cho Piano và dàn nhạc Dáng Đứng Việt Nam; Ngũ tấu Sóng Đàn Cửu Long – cho Piano và dàn dây. Và mới nhất, Giao hưởng Hồ Chí Minh – tác phẩm tốt nghiệp Cao Học chuyên ngành Sáng Tác – năm 2011.
Tác giả Phạm Hoàng Long
Giao hưởng Hồ Chí Minh gồm 4 chương: Chương I với tiêu đề Sứ mệnh dựng lại bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm u tối cuối thế kỉ XIX khi dân tộc ta đang cần tìm một lối thoát, một con đường sáng. Sự xuất hiện của người thanh niêu yêu nước Nguyễn Tất Thành như là sự đáp ứng kịp thời. Lịnh sử đã giao cho người thanh niên ưu tú sứ mệnh giải phóng dân tộc Việt Nam. Chuyển qua chương II - Ánh Sáng, sứ mệnh trên đã lớn thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng soi đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thành công. Tới chương III – Niềm Tin, tư tưởng Hồ Chí Minh biến thành tình cảm sắt son, thành niềm hân hoan của mỗi con dân đất Việt đối với sự nghiệp giải phóng mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mở đường. Chương kết Vinh quang Việt Nam vang lên như một khải hoàn ca trong đó hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hòa làm một với hình tượng đất nước đang tiến vào một kỉ nguyên mới. Hình tượng âm nhạc Hồ Chí Minh đã được xây dựng từ chất liệu dân ca Nam bộ, từ việc phát triển các giai điệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Người nghe dễ nhận ra câu hò Cần Thơ mà nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã viết thành bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người.
Ngay sau đêm diễn chúng tôi hỏi tác giả Phạm Hoàng Long: “Có nhiều giao hưởng đã đưa nhạc cụ dân tộc vào dàn nhạc Tây phương vậy thì vì sao, anh lại không đưa vào một thứ nhạc cụ dân tộc nào (tranh, nguyệt, nhị, bàu, sáo trúc…) để âm sắc Việt Nam rõ hơn trong giao hưởng của mình?” Phạm Hoàng Long trả lời: “Vâng! Dù đây là tác phẩm tôi viết với ngôn ngữ âm nhạc Nam Bộ. Nếu đưa nhạc khí dân tộc vào trong tác phẩm thì biểu diễn trong nước dễ thực hiện, nhưng một khi tác phẩm ra nước ngoài, việc kiếm một nhạc công chơi nhạc cụ Việt Nam không dễ. Với tôi khi viết tác phẩm khí nhạc hiện đại cần đơn giản, dễ thể hiện, không cầu kì. Thật ra trong dàn nhạc có một nhạc khí rất Việt Nam là cái trống đại. Tôi không thấy nhạc khí phương Tây nào có âm sắc tương tự nên phải đưa cái trống lên. Trống đại gợi ra không gian lễ hội vì thế nó có mặt trong chương III Niềm tin. Có tiếng trống như tiếng sấm vang từ các đình chùa, niềm tin trở thành đức tin thiêng liêng. Tính anh minh, anh linh của hình tượng Hồ Chí Minh rõ hơn”.
2. Tìm hiểu sự thành công của một nhạc sĩ trẻ, chúng tôi đặt đêm công diễn vào quá trình đào tạo sau đại học của nhạc viện và được cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó Giám đốc cho biết: “Nhạc viện TP. HCM đang chuẩn bị kỉ niệm 55 ngày thành lập. Ra đời từ 1956 nhưng cho tới 1992 Nhạc viện thành phố HCM mới có khoa sau đại học. Hơn 100 thạc sĩ, chính xác là 109 tốt nghiệp khoa này đã tạo thêm uy tín cho nhạc viện. Mỗi khi một nghiên cứu sinh có buổi báo cáo kết qủa học tập, nhạc viện đều có thông cáo báo chí để buổi diễn báo cáo có tiếng vang xã hội. Đây cũng là cách nhà trường xã hội hóa việc đào tạo của mình”.
Trò Phạm Hoàng Long tặng hoa thầy Nguyễn Văn Nam
Bằng cách mở rộng cửa giao lưu như thế, đêm công diễn tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Hoàng Long đã nhận được sự tài trợ của trường ĐH Bình Dương; công ty phát triển nhà quận Thủ Đức và sự động viên rất nhiệt tình của hàng trăm cựu học sinh Miền Nam truởng thành trên đất Bắc. Một trong những cựu học sinh ấy chính là ông thân sinh nhạc sĩ Phạm Hoàng Long - nhạc sĩ Phạm Lý một cựu giảng viên của nhạc viện. Chính mối quan hệ vừa là cha con vừa là thầy trò này là đã hé mở một mặt mạnh trong quá trình đào tạo của nhạc viện TP. HCM.
Người cha của Phạm Hoàng Long, ông Phạm Lý là con của một nghệ nhân có tiếng ở vùng Thường Thới, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ngay từ nhỏ Phạm Lý đã được sống trong không khí dân nhạc của vùng đất đờn ca tài tử. Cha đờn, mẹ ca, trong nhà cậu bé Phạm Lý, những người cùng một mái ấm, cùng dòng họ Phạm lại cùng hòa ca trong một ban nhạc lễ. Chính sự trang trọng, linh thiêng của dòng nhạc này cùng với lòng yêu nước đã khiến gia đình âm nhạc họ Phạm, gửi cậu bé Phạm Lý mới 11 tuổi vào đoàn văn nghệ cách mạng khi Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Sau 1954 tập kết ra Bắc trò Phạm Lý được vào trường nhạc Việt Nam rồi nhạc việt Traicopxky (Liên Xô cũ) để được đào tạo chính quy và trở thành nhạc sĩ chuyên về lí luận sáng tác. Ngày miền Nam giải phóng, sau mấy mươi năm xa cách, anh bộ đội tập kết Phạm Lý được trở lại dòng sông quê. Cảm hứng dâng trào, nhạc sĩ Phạm Lý đã viết tặng quê hương mình ca khúc Khi bóng em qua cầu. Bài hát này được in báo, đã thành văn bản mực đen giấy trắng, đã là tác phẩm có tác giả. Nhưng, vượt qua tất cả những ràng buộc kia, nhạc phẩm thành văn Khi bóng em qua cầu của Phạm Lý đã thành bài Lý qua cầu dân gian, đã thành sản phẩm văn hóa cộng đồng. Nhạc sĩ Phạm Lý trở thành người viết dân ca. Cùng với Lý qua cầu, ông còn viết nhiều bài lý hiện đại: Lý bông trang, Lý trăng soi, Lý Mỹ Hưng, Lý tương phùng... và tất cả những bài lý ấy tạo ra khí quyển âm nhạc để cậu bé Phạm Hoàng Long hít thở và thành nhạc sĩ Phạm Hoàng Long hôm nay. Cũng cần biết thêm người trực tiếp hướng dẫn Phạm Hoàng Long hoàn thành giao hưởng Hồ Chí Minh chính là nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, cũng là học sinh miền Nam tập kết, cũng học âm nhạc từ Nga và trở về nhạc viện TP. HCM góp phần tạo ra con số 109 thạc sĩ âm nhạc của nhạc viện TP, góp phần tạo ra nhạc sĩ trẻ Phạm Hoàng Long.
(Nguồn: TGM 952)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn