VanVN.Net - Cách đây tròn 55 năm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thuộc Tổng cục Chính trị QÐND Việt Nam, đã được thành lập. Và từ những năm tháng chiến tranh giải phóng đất nước đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, "Nhà số 4 phố Lý Nam Ðế - Hà Nội" vẫn luôn là một địa chỉ văn học được bạn đọc cả nước yêu mến, với các thế hệ nhà văn - chiến sĩ nổi tiếng và là nơi ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc của văn học cách mạng Việt Nam...
Nhà văn Khuất Quang Thụy
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tôi may mắn được cùng một dàn những cây bút trưởng thành từ các chiến trường, trong đó có những người đã trở thành những nhà văn được bạn đọc cả nước biết đến, được tập hợp về Hà Nội để tiếp một chương trình "đào tạo lại" khá độc đáo. Chương trình đào tạo lại đó được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một được giao cho các nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội dẫn dắt. Thực chất đó là một "trại sáng tác dài hạn", tạo điều kiện cho những cây bút có nhiều năm trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường có thời gian, có sự giúp đỡ của các nhà văn đàn anh, để viết ra càng nhiều càng tốt những gì mà họ còn chất chứa trong lòng sau những năm chiến đấu trên các chiến trường, đồng thời thông qua các sáng tác đó mà bộc lộ những sở trường, những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Ðó chính là thời điểm mà các nhà văn Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Hữu Thỉnh, Trung Trung Ðỉnh, Ðào Thắng, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trọng Tạo... cho ra đời những cuốn tiểu thuyết, những tập truyện ngắn, những tập thơ, những bản trường ca quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của họ như Năm bảy mươi lăm họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Nắng Ðồng Bằng (Chu Lai), Dưới chân Hòn Tàu (Thái Bá Lợi), Ðường đi tới biển (Hữu Thỉnh),... Ðặc điểm chung nhất của những tác phẩm là sự nóng hổi, tươi mới của hiện thực chiến tranh được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên, sinh động qua con mắt của những người trong cuộc. Ðây là điều rất đáng quý, đáng trân trọng; nhưng trong đó vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bản năng, vẫn còn dấu vết của sự vụng dại, thừa thãi chất liệu sống nhưng còn thiếu vắng sự chiêm nghiệm suy tư, lắng đọng.
Vì thế "quá trình đào tạo lại" phải được tiến hành giai đoạn hai, đó là giai đoạn hơn hai chục cây bút trẻ quân đội cùng một lúc được vào học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I (nay là Khoa Sáng tác, lý luận phê bình văn học - Trường đại học Văn hóa Hà Nội). Ðây là một "quyết định mang tính chiến lược" trong công tác xây dựng đội ngũ cho một nền văn học có tổ chức, không chỉ của Quân đội, mà là của Ðảng và Nhà nước ta trong thời điểm đó.
Sau khi tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I, tôi cùng một số các tác giả trẻ của Quân đội như Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung Ðỉnh được vinh dự về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi vẫn được nhiều nhà văn coi là "một ngôi đền thiêng" đối với giới văn chương cả nước. Vào thời điểm ấy, Văn nghệ Quân đội còn đang có được sự phục vụ của những tên tuổi văn chương lớn như Hồ Phương, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hải Hồ, Nguyễn Trọng Oánh, Duy Khán, Thu Bồn, Phạm Ngọc Cảnh, Ngô Thảo, Triệu Bôn, Lê Lựu, Nguyễn Thị Như Trang... Khi đó nhà thơ Thanh Tịnh tuy đã về hưu những vẫn sống tại "Nhà số 4", nhà thơ Vũ Cao dù đã chuyển ra ngoài công tác những vẫn thường xuyên đi về... Nên vào thời điểm ấy, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế vẫn rất vui. Các nhà thơ, nhà văn của cả nước vẫn coi nhà số 4 là nơi "quần anh tụ hội" nơi đi về, trao gửi, nơi không chỉ gửi gắm những tác phẩm tâm đắc của mình mà còn là nơi có thể chia sẻ vui buồn và cùng nhau trao đổi những điều còn trăn trở về nghề nghiệp và thời cuộc. Ðó chính là những ngày tháng mà nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng nói rằng "Nhà số 4 Lý Nam Ðế là trụ sở thứ hai của Hội Nhà văn Việt Nam". Ðây cũng là giai đoạn mà nhiều nhà văn công tác tại nhà số 4 sáng tạo nên những tác phẩm quan trọng nhất của cuộc đời mình. Tháng nào, các tác giả của "Nhà số 4" cũng có sách mới ra lò, năm nào cũng có những nhà văn của "Nhà số 4" được nhận giải thưởng văn học. Với lớp nhà văn trưởng thành sau chiến tranh như chúng tôi đây là giai đoạn quan trọng nhất. Chúng tôi được trải qua một giai đoạn đào tạo thứ ba - giai đoạn được sống và làm việc trong môi trường văn học chuyên nghiệp có trình độ cao, được sự dẫn dắt, chỉ bảo trực tiếp của những cây bút tài danh bậc nhất đất nước ở thời điểm đó. Chính vì vậy, chúng tôi cũng đã nhanh chóng trưởng thành.
Tuy là một đơn vị công tác văn hóa, văn nghệ trong quân đội, các nhà văn, nhà thơ công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội đều là sĩ quan, nhưng khi đến với "Nhà số 4", dù là các bậc văn nhân lão thành, tài danh hay chỉ mới là một cộng tác viên lần đầu rón rén bước tới cửa "ngôi đền văn chương thiêng liêng" này thì tất cả đều cảm nhận được sự chân tình ấm áp, cởi mở. Bởi nơi đây từ lâu đã có được bầu khí quyển cho một phong cách sinh hoạt văn chương dân chủ, cởi mở và trang trọng. Tới đây, người viết, người đọc đều hiểu rằng văn chương là chuyện thiêng liêng, là chuyện không thể buông tuồng, suồng sã. Phải chăng cũng chính vì vậy cho nên nơi đây vừa ghi đậm dấu ấn thành công của nhiều nhà văn trong nền văn học Việt Nam, nhưng cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tranh luận văn học nảy lửa, nơi khơi mào khởi xướng những tư tưởng mới mẻ trong văn chương, nghệ thuật.
Các nhà văn quân đội trưởng thành trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phải tất cả đều công tác tại Văn nghệ Quân đội, nhưng rõ ràng Tạp chí Văn nghệ Quân đội vẫn là trung tâm, là nơi hội tụ. Sau này khi Chi hội Nhà văn Quân đội ra đời thì nơi này cũng là nơi sinh hoạt của Chi hội. Tiếp tục truyền thống của lớp cha anh đi trước, ngày nay Văn nghệ Quân đội vẫn coi việc xây dựng và phát triển đội ngũ những người viết văn trong quân đội là một nhiệm vụ quan trọng. Hằng năm, tạp chí đều tổ chức những trại sáng tác dành cho cộng tác viên của mình ở khắp mọi vùng, miền của Tổ quốc. Hình thức tổ chức trại sáng tác của Văn nghệ Quân đội cũng hết sức đặc biệt, cởi mở thân thiện nhưng hết sức nghiêm túc về mặt chuyên môn. Vì thế, những trại sáng tác của Văn nghệ Quân đội tới nay vẫn có sức hấp dẫn, không chỉ với bạn viết mới chập chững bước chân vào thế giới văn chương mà với cả những nhà văn đã có thành tựu.
Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của báo chí và xuất bản, dưới sức ép ngày càng tăng của cơ chế thị trường, sách báo và các ấn phẩm văn chương đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt. Số lượng phát hành của nhiều tờ báo sụt giảm, nhất là các tờ báo văn chương. Trong khi đó, Tạp chí Văn nghệ Quân đội vẫn duy trì được lượng phát hành tới hàng vạn bản. Từ chỗ mỗi tháng ra một số, ngày nay Văn nghệ Quân đội đã trở thành tờ tạp chí bán nguyệt san, mỗi tháng ra hai kỳ. Gần đây, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng đã chính thức phát hành trên in-tơ-nét, Văn nghệ Quân đội điện tử trở thành một tạp chí điện tử chuyên về văn chương đầu tiên của nước ta. Ðội ngũ hôm nay của "Nhà số 4" đã thưa vắng dần những nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong các cuộc kháng chiến, nhưng lại nhiều hơn, đông đảo hơn những gương mặt các nhà văn trẻ, được chuẩn bị tốt về nhiều mặt. Trong đó, đã có những tên tuổi khá nổi tiếng thuộc các thế hệ 7X, 8X, như Ðỗ Bích Thúy, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ðình Tú, Ðỗ Tiến Thụy, Phạm Duy Nghĩa, Phùng Văn Khai, Uông Triều, Ðoàn Văn Mật... Một thế hệ mới đang dần làm chủ "ngôi đền văn học thiêng liêng" này. Những thành tựu gần đây của các cây bút trẻ tại "Nhà số 4" cho thấy một truyền thống văn chương đang được tiếp nối, sức thu hút của Văn nghệ Quân đội đối với bạn đọc vẫn không hề suy giảm.
Mùa Xuân năm Nhâm Thìn (2012), Tạp chí Văn nghệ Quân đội kỷ niệm 55 năm Ngày ra số báo đầu tiên. Sắp tới, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế sẽ còn có nhiều tin vui, hàng loạt tên tuổi các nhà văn, nhà thơ từng trưởng thành tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội sẽ được xướng danh trong dịp trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật trong mùa Xuân này. Ðiều đó nói lên một điều rằng: "Ngôi đền văn chương ấy, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế, Hà Nội, vẫn còn thiêng lắm!".
VanVN.Net - Cách đây tròn 55 năm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thuộc Tổng cục Chính trị QÐND Việt Nam, đã được thành lập. Và từ những năm tháng chiến tranh giải phóng đất nước đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay, "Nhà số 4 phố Lý Nam Ðế - Hà Nội" vẫn luôn là một địa chỉ văn học được bạn đọc cả nước yêu mến, với các thế hệ nhà văn - chiến sĩ nổi tiếng và là nơi ra đời nhiều tác phẩm xuất sắc của văn học cách mạng Việt Nam...
Nhà văn Khuất Quang Thụy
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tôi may mắn được cùng một dàn những cây bút trưởng thành từ các chiến trường, trong đó có những người đã trở thành những nhà văn được bạn đọc cả nước biết đến, được tập hợp về Hà Nội để tiếp một chương trình "đào tạo lại" khá độc đáo. Chương trình đào tạo lại đó được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một được giao cho các nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội dẫn dắt. Thực chất đó là một "trại sáng tác dài hạn", tạo điều kiện cho những cây bút có nhiều năm trực tiếp tham gia chiến đấu trên các chiến trường có thời gian, có sự giúp đỡ của các nhà văn đàn anh, để viết ra càng nhiều càng tốt những gì mà họ còn chất chứa trong lòng sau những năm chiến đấu trên các chiến trường, đồng thời thông qua các sáng tác đó mà bộc lộ những sở trường, những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Ðó chính là thời điểm mà các nhà văn Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí Huân, Hữu Thỉnh, Trung Trung Ðỉnh, Ðào Thắng, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trọng Tạo... cho ra đời những cuốn tiểu thuyết, những tập truyện ngắn, những tập thơ, những bản trường ca quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của họ như Năm bảy mươi lăm họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Nắng Ðồng Bằng (Chu Lai), Dưới chân Hòn Tàu (Thái Bá Lợi), Ðường đi tới biển (Hữu Thỉnh),... Ðặc điểm chung nhất của những tác phẩm là sự nóng hổi, tươi mới của hiện thực chiến tranh được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên, sinh động qua con mắt của những người trong cuộc. Ðây là điều rất đáng quý, đáng trân trọng; nhưng trong đó vẫn chứa đựng nhiều yếu tố bản năng, vẫn còn dấu vết của sự vụng dại, thừa thãi chất liệu sống nhưng còn thiếu vắng sự chiêm nghiệm suy tư, lắng đọng.
Vì thế "quá trình đào tạo lại" phải được tiến hành giai đoạn hai, đó là giai đoạn hơn hai chục cây bút trẻ quân đội cùng một lúc được vào học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I (nay là Khoa Sáng tác, lý luận phê bình văn học - Trường đại học Văn hóa Hà Nội). Ðây là một "quyết định mang tính chiến lược" trong công tác xây dựng đội ngũ cho một nền văn học có tổ chức, không chỉ của Quân đội, mà là của Ðảng và Nhà nước ta trong thời điểm đó.
Sau khi tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du khóa I, tôi cùng một số các tác giả trẻ của Quân đội như Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung Ðỉnh được vinh dự về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi vẫn được nhiều nhà văn coi là "một ngôi đền thiêng" đối với giới văn chương cả nước. Vào thời điểm ấy, Văn nghệ Quân đội còn đang có được sự phục vụ của những tên tuổi văn chương lớn như Hồ Phương, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hải Hồ, Nguyễn Trọng Oánh, Duy Khán, Thu Bồn, Phạm Ngọc Cảnh, Ngô Thảo, Triệu Bôn, Lê Lựu, Nguyễn Thị Như Trang... Khi đó nhà thơ Thanh Tịnh tuy đã về hưu những vẫn sống tại "Nhà số 4", nhà thơ Vũ Cao dù đã chuyển ra ngoài công tác những vẫn thường xuyên đi về... Nên vào thời điểm ấy, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế vẫn rất vui. Các nhà thơ, nhà văn của cả nước vẫn coi nhà số 4 là nơi "quần anh tụ hội" nơi đi về, trao gửi, nơi không chỉ gửi gắm những tác phẩm tâm đắc của mình mà còn là nơi có thể chia sẻ vui buồn và cùng nhau trao đổi những điều còn trăn trở về nghề nghiệp và thời cuộc. Ðó chính là những ngày tháng mà nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng nói rằng "Nhà số 4 Lý Nam Ðế là trụ sở thứ hai của Hội Nhà văn Việt Nam". Ðây cũng là giai đoạn mà nhiều nhà văn công tác tại nhà số 4 sáng tạo nên những tác phẩm quan trọng nhất của cuộc đời mình. Tháng nào, các tác giả của "Nhà số 4" cũng có sách mới ra lò, năm nào cũng có những nhà văn của "Nhà số 4" được nhận giải thưởng văn học. Với lớp nhà văn trưởng thành sau chiến tranh như chúng tôi đây là giai đoạn quan trọng nhất. Chúng tôi được trải qua một giai đoạn đào tạo thứ ba - giai đoạn được sống và làm việc trong môi trường văn học chuyên nghiệp có trình độ cao, được sự dẫn dắt, chỉ bảo trực tiếp của những cây bút tài danh bậc nhất đất nước ở thời điểm đó. Chính vì vậy, chúng tôi cũng đã nhanh chóng trưởng thành.
Tuy là một đơn vị công tác văn hóa, văn nghệ trong quân đội, các nhà văn, nhà thơ công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội đều là sĩ quan, nhưng khi đến với "Nhà số 4", dù là các bậc văn nhân lão thành, tài danh hay chỉ mới là một cộng tác viên lần đầu rón rén bước tới cửa "ngôi đền văn chương thiêng liêng" này thì tất cả đều cảm nhận được sự chân tình ấm áp, cởi mở. Bởi nơi đây từ lâu đã có được bầu khí quyển cho một phong cách sinh hoạt văn chương dân chủ, cởi mở và trang trọng. Tới đây, người viết, người đọc đều hiểu rằng văn chương là chuyện thiêng liêng, là chuyện không thể buông tuồng, suồng sã. Phải chăng cũng chính vì vậy cho nên nơi đây vừa ghi đậm dấu ấn thành công của nhiều nhà văn trong nền văn học Việt Nam, nhưng cũng là nơi diễn ra nhiều cuộc tranh luận văn học nảy lửa, nơi khơi mào khởi xướng những tư tưởng mới mẻ trong văn chương, nghệ thuật.
Các nhà văn quân đội trưởng thành trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không phải tất cả đều công tác tại Văn nghệ Quân đội, nhưng rõ ràng Tạp chí Văn nghệ Quân đội vẫn là trung tâm, là nơi hội tụ. Sau này khi Chi hội Nhà văn Quân đội ra đời thì nơi này cũng là nơi sinh hoạt của Chi hội. Tiếp tục truyền thống của lớp cha anh đi trước, ngày nay Văn nghệ Quân đội vẫn coi việc xây dựng và phát triển đội ngũ những người viết văn trong quân đội là một nhiệm vụ quan trọng. Hằng năm, tạp chí đều tổ chức những trại sáng tác dành cho cộng tác viên của mình ở khắp mọi vùng, miền của Tổ quốc. Hình thức tổ chức trại sáng tác của Văn nghệ Quân đội cũng hết sức đặc biệt, cởi mở thân thiện nhưng hết sức nghiêm túc về mặt chuyên môn. Vì thế, những trại sáng tác của Văn nghệ Quân đội tới nay vẫn có sức hấp dẫn, không chỉ với bạn viết mới chập chững bước chân vào thế giới văn chương mà với cả những nhà văn đã có thành tựu.
Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của báo chí và xuất bản, dưới sức ép ngày càng tăng của cơ chế thị trường, sách báo và các ấn phẩm văn chương đang đứng trước những thử thách khắc nghiệt. Số lượng phát hành của nhiều tờ báo sụt giảm, nhất là các tờ báo văn chương. Trong khi đó, Tạp chí Văn nghệ Quân đội vẫn duy trì được lượng phát hành tới hàng vạn bản. Từ chỗ mỗi tháng ra một số, ngày nay Văn nghệ Quân đội đã trở thành tờ tạp chí bán nguyệt san, mỗi tháng ra hai kỳ. Gần đây, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng đã chính thức phát hành trên in-tơ-nét, Văn nghệ Quân đội điện tử trở thành một tạp chí điện tử chuyên về văn chương đầu tiên của nước ta. Ðội ngũ hôm nay của "Nhà số 4" đã thưa vắng dần những nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong các cuộc kháng chiến, nhưng lại nhiều hơn, đông đảo hơn những gương mặt các nhà văn trẻ, được chuẩn bị tốt về nhiều mặt. Trong đó, đã có những tên tuổi khá nổi tiếng thuộc các thế hệ 7X, 8X, như Ðỗ Bích Thúy, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ðình Tú, Ðỗ Tiến Thụy, Phạm Duy Nghĩa, Phùng Văn Khai, Uông Triều, Ðoàn Văn Mật... Một thế hệ mới đang dần làm chủ "ngôi đền văn học thiêng liêng" này. Những thành tựu gần đây của các cây bút trẻ tại "Nhà số 4" cho thấy một truyền thống văn chương đang được tiếp nối, sức thu hút của Văn nghệ Quân đội đối với bạn đọc vẫn không hề suy giảm.
Mùa Xuân năm Nhâm Thìn (2012), Tạp chí Văn nghệ Quân đội kỷ niệm 55 năm Ngày ra số báo đầu tiên. Sắp tới, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế sẽ còn có nhiều tin vui, hàng loạt tên tuổi các nhà văn, nhà thơ từng trưởng thành tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội sẽ được xướng danh trong dịp trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật trong mùa Xuân này. Ðiều đó nói lên một điều rằng: "Ngôi đền văn chương ấy, nhà số 4 phố Lý Nam Ðế, Hà Nội, vẫn còn thiêng lắm!".
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn