VanVN.Net - Năm 1952, sau đại hội chiến sĩ thi đua toàn quân và toàn quốc, một số anh em chúng tôi (Vũ Cao, Từ Bích Hoàng, Vũ Tú Nam…) tập trung viết truyện các anh hùng và chiến sĩ thi đua. Khi đó chúng tôi là cán bộ Cục Tuyên huấn. Trong tháng 7-1952 tôi hoàn thành việc viết về La Văn Cầu, Giáp Văn Khương. Ngày 29 tháng 7 năm 1952 (theo nhật ký tôi ghi hồi đó) tôi nhận trách nhiệm tham gia phụ trách văn nghệ cùng với các anh Chính Hữu, Nguyễn Anh Chấn (tức Tử Phác). Đây là sự manh nha của phòng Văn nghệ quân đội sẽ được thành lập chính thức sau này.
Nhà văn Vũ Tú Nam
Tháng 10 năm 1952, tôi và Chính Hữu dự lớp chính trị trung cấp do anh Võ Hồng Cương phụ trách. Tại đây, các học viên chuyền tay nhau chép bài thơ “Gang ra” của Xuân Cang, khi đó được biết là một “học sinh lớp thực tập X”. Đây có lẽ là một trong những bài thơ đầu tiên viết về công nhân kháng chiến có tiếng vang.
Ngày 9 tháng 2-1953, tôi ghi nhật ký: “Sinh hoạt văn nghệ đã đưa số 2 đi nhà in”. Như vậy tờ Sinh hoạt Văn nghệ, tiền thân của tạp chí Văn nghệ quân đội đã ra đời (số 1) khoảng cuối năm 1952 hoặc đầu 1953. Đó là một tập san khổ nhỏ, nửa sách nửa tạp chí, in sáng tác văn, dịch thuật, tin tức văn nghệ trong quân đội, về sau ra khổ to hơn.
Ngày 31 tháng 7 năm 1953, tôi ghi nhật ký: “Đang sửa bản dịch Duyên máu của bác Ngô Tất Tố để in Sinh hoạt văn nghệ số tới”. Và ngày 31-7 năm 1954, tôi lại ghi: “Ba cuốn Sinh hoạt văn nghệ đã in xong, bìa xanh, đỏ rất đẹp. Như vậy là Sinh hoạt văn nghệ ra khá đều. Mấy anh em chúng tôi: Từ Bích Hoàng, Vũ Cao, Nguyễn Anh Chấn, Vũ Tú Nam… thay nhau làm biên tập.
Sau Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại, chúng tôi đi xe tải quân sự về Thủ đô. Ngày 19-10-1954, xe đi vào đường Lý Nam Đế bây giờ, hồi đó vắng ngắt liền một dãy nhà “trại con gái” (vợ lính Tây và lính ngụy ở). Chúng tôi vào thành, qua Cửa Đông, tiếp quản một nhà to hai tầng, trại lính cũ. Trải bạt, trải chiếu ra nằm sàn xi măng. Về sau có ván gỗ.
Về Hà Nội được thời gian rất ngắn, tháng 11- 1954 tôi xin đi thực tế ở xã Liên Minh quê tôi, mãi cuối tháng 2-1955 mới trở về Cục Tuyên huấn. Ngày 13-2-1955 đi qua hiệu sách nhân dân ở Nam Định, thấy cuốn “Trở về quê cũ” kịch hát của Tử Phác, và truyện “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán đã bày bán.
Lúc này, đang chuẩn bị để tạp chí Văn nghệ quân đội ra mắt, nhưng chưa đủ điều kiện. Tờ Sinh hoạt văn nghệ vẫn ra tiếp.
Cuối tháng 6-1955, tôi được chỉ định làm trưởng ban văn gồm các anh: Từ Bích Hoàng, Bích Lâm, Hà Mậu Nhai, Phùng Quán, Thanh Tịnh, Hoàng Yến, Ngọc Tự… Anh Vũ Cao sang tờ Sinh hoạt Văn nghệ
Anh Vương Gia Khương (đã mất), một đồng chí rất hiền lành, nhỏ nhẹ, được cử về phụ trách phòng văn hóa văn nghệ một thời gian. Về sau tình hình phức tạp quá, anh xin rút.
Ngày 27-7-1955, tôi được phân công làm phó cho anh Văn Phác, cùng phụ trách phòng Văn nghệ quân đội. Phòng văn nghệ thời ấy bao gồm cả văn, thơ, tờ Sinh hoạt Văn nghệ, tờ họa báo quân đội, các đồng chí nhiếp ảnh, quay phim, văn công… trong thực tế anh Văn Phác giao cho tôi phụ trách ban Văn và tờ Sinh hoạt Văn nghệ.
Tháng 8-1956, tạp chí Văn nghệ quân đội chuẩn bị tích cực để ra công khai.
Tháng 3-1957, Văn nghệ quân đội ra số 3, giữa tháng 4-1957, anh em đã khuân các biển gỗ, quảng cáo, chuẩn bị khai trương tạp chí Văn nghệ quân đội ở nhà số 4 Lý Nam Đế.
Về số 4 Lý Nam Đế được không lâu, tôi bị ốm nặng nằm bệnh xá Tổng cục Chính trị hơn hai tháng, rồi đi an dưỡng ở Đồ Sơn ba tháng. Đầu 1958, tôi trở về số 4 Lý Nam Đế.
Tháng 4-1958, Văn nghệ quân đội có những bài phê bình nhóm nhân vật giai phẩm, đạt kỷ lục về con số phát hành: 15.250 cuốn cả trong và ngoài quân đội. Riêng phát hành ở ngoài 7.500 cuốn, Hà Nội: 3.000 cuốn.
Anh Văn Phác vừa là trưởng phòng Văn nghệ quân đội kiêm chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Anh nói có thể sẽ giải tán ban văn, chia lực lượng cho nhà xuất bản và tạp chí. Ý anh muốn chuyển tôi sang Văn nghệ quân đội. Ngày 22-5-1958, các anh Văn Phác, Vũ Cao nói Hội nhà văn muốn xin cho báo Văn học của Hội một trong số bốn người là: Chính Hữu, Từ Bích Hoàng, Vũ Cao, Vũ Tú Nam. Các đồng chí xem xét, cuối cùng cử tôi ra Hội.
Bắt đầu từ ngày 5-6-1958, tôi chính thức bắt tay vào làm số 2 báo Văn học của Hội nhà văn.
VanVN.Net - Năm 1952, sau đại hội chiến sĩ thi đua toàn quân và toàn quốc, một số anh em chúng tôi (Vũ Cao, Từ Bích Hoàng, Vũ Tú Nam…) tập trung viết truyện các anh hùng và chiến sĩ thi đua. Khi đó chúng tôi là cán bộ Cục Tuyên huấn. Trong tháng 7-1952 tôi hoàn thành việc viết về La Văn Cầu, Giáp Văn Khương. Ngày 29 tháng 7 năm 1952 (theo nhật ký tôi ghi hồi đó) tôi nhận trách nhiệm tham gia phụ trách văn nghệ cùng với các anh Chính Hữu, Nguyễn Anh Chấn (tức Tử Phác). Đây là sự manh nha của phòng Văn nghệ quân đội sẽ được thành lập chính thức sau này.
Nhà văn Vũ Tú Nam
Tháng 10 năm 1952, tôi và Chính Hữu dự lớp chính trị trung cấp do anh Võ Hồng Cương phụ trách. Tại đây, các học viên chuyền tay nhau chép bài thơ “Gang ra” của Xuân Cang, khi đó được biết là một “học sinh lớp thực tập X”. Đây có lẽ là một trong những bài thơ đầu tiên viết về công nhân kháng chiến có tiếng vang.
Ngày 9 tháng 2-1953, tôi ghi nhật ký: “Sinh hoạt văn nghệ đã đưa số 2 đi nhà in”. Như vậy tờ Sinh hoạt Văn nghệ, tiền thân của tạp chí Văn nghệ quân đội đã ra đời (số 1) khoảng cuối năm 1952 hoặc đầu 1953. Đó là một tập san khổ nhỏ, nửa sách nửa tạp chí, in sáng tác văn, dịch thuật, tin tức văn nghệ trong quân đội, về sau ra khổ to hơn.
Ngày 31 tháng 7 năm 1953, tôi ghi nhật ký: “Đang sửa bản dịch Duyên máu của bác Ngô Tất Tố để in Sinh hoạt văn nghệ số tới”. Và ngày 31-7 năm 1954, tôi lại ghi: “Ba cuốn Sinh hoạt văn nghệ đã in xong, bìa xanh, đỏ rất đẹp. Như vậy là Sinh hoạt văn nghệ ra khá đều. Mấy anh em chúng tôi: Từ Bích Hoàng, Vũ Cao, Nguyễn Anh Chấn, Vũ Tú Nam… thay nhau làm biên tập.
Sau Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại, chúng tôi đi xe tải quân sự về Thủ đô. Ngày 19-10-1954, xe đi vào đường Lý Nam Đế bây giờ, hồi đó vắng ngắt liền một dãy nhà “trại con gái” (vợ lính Tây và lính ngụy ở). Chúng tôi vào thành, qua Cửa Đông, tiếp quản một nhà to hai tầng, trại lính cũ. Trải bạt, trải chiếu ra nằm sàn xi măng. Về sau có ván gỗ.
Về Hà Nội được thời gian rất ngắn, tháng 11- 1954 tôi xin đi thực tế ở xã Liên Minh quê tôi, mãi cuối tháng 2-1955 mới trở về Cục Tuyên huấn. Ngày 13-2-1955 đi qua hiệu sách nhân dân ở Nam Định, thấy cuốn “Trở về quê cũ” kịch hát của Tử Phác, và truyện “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán đã bày bán.
Lúc này, đang chuẩn bị để tạp chí Văn nghệ quân đội ra mắt, nhưng chưa đủ điều kiện. Tờ Sinh hoạt văn nghệ vẫn ra tiếp.
Cuối tháng 6-1955, tôi được chỉ định làm trưởng ban văn gồm các anh: Từ Bích Hoàng, Bích Lâm, Hà Mậu Nhai, Phùng Quán, Thanh Tịnh, Hoàng Yến, Ngọc Tự… Anh Vũ Cao sang tờ Sinh hoạt Văn nghệ
Anh Vương Gia Khương (đã mất), một đồng chí rất hiền lành, nhỏ nhẹ, được cử về phụ trách phòng văn hóa văn nghệ một thời gian. Về sau tình hình phức tạp quá, anh xin rút.
Ngày 27-7-1955, tôi được phân công làm phó cho anh Văn Phác, cùng phụ trách phòng Văn nghệ quân đội. Phòng văn nghệ thời ấy bao gồm cả văn, thơ, tờ Sinh hoạt Văn nghệ, tờ họa báo quân đội, các đồng chí nhiếp ảnh, quay phim, văn công… trong thực tế anh Văn Phác giao cho tôi phụ trách ban Văn và tờ Sinh hoạt Văn nghệ.
Tháng 8-1956, tạp chí Văn nghệ quân đội chuẩn bị tích cực để ra công khai.
Tháng 3-1957, Văn nghệ quân đội ra số 3, giữa tháng 4-1957, anh em đã khuân các biển gỗ, quảng cáo, chuẩn bị khai trương tạp chí Văn nghệ quân đội ở nhà số 4 Lý Nam Đế.
Về số 4 Lý Nam Đế được không lâu, tôi bị ốm nặng nằm bệnh xá Tổng cục Chính trị hơn hai tháng, rồi đi an dưỡng ở Đồ Sơn ba tháng. Đầu 1958, tôi trở về số 4 Lý Nam Đế.
Tháng 4-1958, Văn nghệ quân đội có những bài phê bình nhóm nhân vật giai phẩm, đạt kỷ lục về con số phát hành: 15.250 cuốn cả trong và ngoài quân đội. Riêng phát hành ở ngoài 7.500 cuốn, Hà Nội: 3.000 cuốn.
Anh Văn Phác vừa là trưởng phòng Văn nghệ quân đội kiêm chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. Anh nói có thể sẽ giải tán ban văn, chia lực lượng cho nhà xuất bản và tạp chí. Ý anh muốn chuyển tôi sang Văn nghệ quân đội. Ngày 22-5-1958, các anh Văn Phác, Vũ Cao nói Hội nhà văn muốn xin cho báo Văn học của Hội một trong số bốn người là: Chính Hữu, Từ Bích Hoàng, Vũ Cao, Vũ Tú Nam. Các đồng chí xem xét, cuối cùng cử tôi ra Hội.
Bắt đầu từ ngày 5-6-1958, tôi chính thức bắt tay vào làm số 2 báo Văn học của Hội nhà văn.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn