VanVN.Net - Mới gặp nhau vào một ngày cuối tháng 7 ở Nha Trang, Phạm Chu Sa tặng cho tôi tập thơ vừa ấn hành. Anh nhắc đến cái sự quen nhau giữa tôi và anh: Bốn mươi năm. Bốn mươi năm ấy thỉnh thoảng gặp anh ở TP.Hồ Chí Minh, đôi khi lại là Nha Trang và cái hôm ra mắt Tuyển tập thơ tình Miền Trung của Tủ sách Sơn Ca vào tháng 5 này, lại gặp nhau ở Phú Yên...
Tôi biết đến anh từ tờ Tuổi Ngọc do Duyên Anh chủ biên, rồi tờ Tuổi Hồng do anh làm chủ biên.. Những tờ báo làm cho học trò đọc ấy không có cả tiền in, nói chi nhuận bút, nên cuối cùng đã không thể tồn tại ở cơ chế thị trường. Rồi anh yên vị ở báo Thanh Niên vài năm, nghề báo như không thích hợp với nhà thơ. Mà Phạm Chu Sa đích thực là nhà thơ. Anh lại thất nghiệp.
Tôi nhớ cái thuở hàn vi, dễ chừng hơn chục năm về trước, anh có căn phòng nhỏ ở số 5 Cao Thắng. Có lần tôi ở ké qua đêm, nếm mùi lãng tử của anh. Rồi thỉnh thoảng đọc một bài thơ của anh trên các báo. Những bài thơ tình yêu của anh khác người, vì hình như anh no tròn trong những cuộc tình của mình hơn là thất tình. Mà phàm thì các nhà thơ càng thất tình lại càng làm thơ hay. Không thất tình thơ Phạm Chu Sa cũng rất hay.
Tập thơ "Một nửa" của nhà thơ Phạm Chu Sa
Nếu đọc tựa tập thơ, ta thấy sự hân hoan của nhà thơ Phạm Chu Sa về một nửa của đời mình. Một nửa ấy làm điên đảo một nửa kia, và chắc chắn đã làm anh điên đảo hơn nhiều. Vì thế, bài thơ “Một nửa” của anh như tuyên ngôn cho tình yêu. Có thể trích một đọan: “Anh thèm sống, thèm yêu, thèm thở/ Bên nửa em dù cũng vỡ vụn rồi!/ Anh thèm khóc, thèm cười, thèm nói/ Tình muộn màng nhưng vẫn mới tinh khôi.” Bạn đọc đọc bốn câu thơ này sẽ nhận ra một Phạm Chu Sa thật thà. Anh thật thà trong tình yêu, thật thà trong cuộc sống và thật thà với bạn bè. Hình như cả cuộc đời họ Phạm cứ loay hoay đi tìm một nửa của mình, tìm đến giờ này như anh đã mỏi chân và đã… dừng chân. “Anh rao bán niềm tin vô vọng/ Đóa hồng héo khô gai nhọn trầm luân/ hạnh phúc chơ vơ trên dây thòng lọng/ Em kịp mua về đốt hết gian truân” (Rao). Đọc bài thơ này của anh, tôi mỉm cười, bảo anh cứ đùa. Nhưng ngẫm lại cũng chí lý cho gã họ Phạm, suốt đời yêu, suốt đời lông ngông, ngẫm lại: “Vẫn còn những tha thiết/ Của hơi thở tình yêu”(Vẫn còn).
Tập thở “Một nửa” là tập thơ thứ ba của anh và là tập thơ đầu tiên của Phạm Chu Sa sau năm 1975. Tên tuổi anh khá vững vàng trên thi đàn với những bài thơ hào sảng. Có thể gặp trong gần 20 bài trong 44 bài trong tập thơ là sự hào sảng của một lãng tử có thể nửa đêm ôm đàn mà hát, dẫu có trăng hay không, cái hào sảng của tình yêu nỏn nà thời trai trẻ của anh: “Ví thử đời ta men rượu nhạt/ Môi em nhân buổi tiễn đưa này/ Chắc cũng buốt môi người cúi mặt/ Còn chút tình xưa như khói bay.” (Bắc Phương Hành). Cái lãng tử ấy vương vất, vương vất: “ở Sài Gòn chiều không em mây nổi/ Nhớ em nghe giá buốt dậy trong hồn” (ở Sài Gòn - 1973).
Trong cuộc hành trình đi tìm và gặp một nửa của mình đó, Phạm Chu Sa mãi mãi: “em yêu, có bao giờ hiểu được/ muôn đời hồn xanh xao ước mơ/ khu rừng cỏ hoa hồn anh kỳ diệu” (Bài Hát Mùa Xuân Xa - 1975).
VanVN.Net - Mới gặp nhau vào một ngày cuối tháng 7 ở Nha Trang, Phạm Chu Sa tặng cho tôi tập thơ vừa ấn hành. Anh nhắc đến cái sự quen nhau giữa tôi và anh: Bốn mươi năm. Bốn mươi năm ấy thỉnh thoảng gặp anh ở TP.Hồ Chí Minh, đôi khi lại là Nha Trang và cái hôm ra mắt Tuyển tập thơ tình Miền Trung của Tủ sách Sơn Ca vào tháng 5 này, lại gặp nhau ở Phú Yên...
Tôi biết đến anh từ tờ Tuổi Ngọc do Duyên Anh chủ biên, rồi tờ Tuổi Hồng do anh làm chủ biên.. Những tờ báo làm cho học trò đọc ấy không có cả tiền in, nói chi nhuận bút, nên cuối cùng đã không thể tồn tại ở cơ chế thị trường. Rồi anh yên vị ở báo Thanh Niên vài năm, nghề báo như không thích hợp với nhà thơ. Mà Phạm Chu Sa đích thực là nhà thơ. Anh lại thất nghiệp.
Tôi nhớ cái thuở hàn vi, dễ chừng hơn chục năm về trước, anh có căn phòng nhỏ ở số 5 Cao Thắng. Có lần tôi ở ké qua đêm, nếm mùi lãng tử của anh. Rồi thỉnh thoảng đọc một bài thơ của anh trên các báo. Những bài thơ tình yêu của anh khác người, vì hình như anh no tròn trong những cuộc tình của mình hơn là thất tình. Mà phàm thì các nhà thơ càng thất tình lại càng làm thơ hay. Không thất tình thơ Phạm Chu Sa cũng rất hay.
Tập thơ "Một nửa" của nhà thơ Phạm Chu Sa
Nếu đọc tựa tập thơ, ta thấy sự hân hoan của nhà thơ Phạm Chu Sa về một nửa của đời mình. Một nửa ấy làm điên đảo một nửa kia, và chắc chắn đã làm anh điên đảo hơn nhiều. Vì thế, bài thơ “Một nửa” của anh như tuyên ngôn cho tình yêu. Có thể trích một đọan: “Anh thèm sống, thèm yêu, thèm thở/ Bên nửa em dù cũng vỡ vụn rồi!/ Anh thèm khóc, thèm cười, thèm nói/ Tình muộn màng nhưng vẫn mới tinh khôi.” Bạn đọc đọc bốn câu thơ này sẽ nhận ra một Phạm Chu Sa thật thà. Anh thật thà trong tình yêu, thật thà trong cuộc sống và thật thà với bạn bè. Hình như cả cuộc đời họ Phạm cứ loay hoay đi tìm một nửa của mình, tìm đến giờ này như anh đã mỏi chân và đã… dừng chân. “Anh rao bán niềm tin vô vọng/ Đóa hồng héo khô gai nhọn trầm luân/ hạnh phúc chơ vơ trên dây thòng lọng/ Em kịp mua về đốt hết gian truân” (Rao). Đọc bài thơ này của anh, tôi mỉm cười, bảo anh cứ đùa. Nhưng ngẫm lại cũng chí lý cho gã họ Phạm, suốt đời yêu, suốt đời lông ngông, ngẫm lại: “Vẫn còn những tha thiết/ Của hơi thở tình yêu”(Vẫn còn).
Tập thở “Một nửa” là tập thơ thứ ba của anh và là tập thơ đầu tiên của Phạm Chu Sa sau năm 1975. Tên tuổi anh khá vững vàng trên thi đàn với những bài thơ hào sảng. Có thể gặp trong gần 20 bài trong 44 bài trong tập thơ là sự hào sảng của một lãng tử có thể nửa đêm ôm đàn mà hát, dẫu có trăng hay không, cái hào sảng của tình yêu nỏn nà thời trai trẻ của anh: “Ví thử đời ta men rượu nhạt/ Môi em nhân buổi tiễn đưa này/ Chắc cũng buốt môi người cúi mặt/ Còn chút tình xưa như khói bay.” (Bắc Phương Hành). Cái lãng tử ấy vương vất, vương vất: “ở Sài Gòn chiều không em mây nổi/ Nhớ em nghe giá buốt dậy trong hồn” (ở Sài Gòn - 1973).
Trong cuộc hành trình đi tìm và gặp một nửa của mình đó, Phạm Chu Sa mãi mãi: “em yêu, có bao giờ hiểu được/ muôn đời hồn xanh xao ước mơ/ khu rừng cỏ hoa hồn anh kỳ diệu” (Bài Hát Mùa Xuân Xa - 1975).
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn