Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Nhà văn Charles Dickens với những mối tình kỳ lạ

Ngọc Bích - 01-09-2011 06:18:04 PM

VanVN.Net - Tên tuổi của Charles Dickens lần đầu được nhắc đến tại những phòng đọc của giới quý tộc. Cuộc sống gia đình của ông thật khác thường: ba chị em nhà Hovart đã đóng vai trò kỳ lạ trong cuộc đời của ông. Thật khó tin là ông đã yêu từng người một và số phận của ba chị em cũng thật lạ lùng. Dickens đã yêu một người, kết hôn với một người khác, còn người thứ ba thì nuôi những đứa con của ông - cũng là các cháu của mình và người phụ nữ này đã ở bên ông đến tận phút cuối đời. Thật trớ trêu là Dickens, một nhà văn hơn ai hết ca ngợi hạnh phúc và sự bình yên gia đình lại chưa bao giờ được hưởng những điều may mắn này.

Nhà văn Charles Dickens

Lần đầu tiên Dickens gặp gỡ và làm quen với gia đình Hovart chỉ đơn thuần vì công việc. Người chủ gia đình, ông George Hovart là một nhà biên tập báo, có tư chất văn học. Họ gặp gỡ nhau ở toà soạn và tại nhà Hovart ở Chelsy. Ông Hovart có 4 cô con gái: Kate 19 tuổi, Mary 16 tuổi, Gorgina và Elene thì còn nhỏ. Dickens và Kate đã kết hôn vào ngày 2/4/1836. Căn hộ 3 phòng của Charler trở thành ngôi nhà của đôi trẻ. Không lâu sau, cuốn sách “Ghi chép từ câu lạc bộ Picvic” đã mang về cho tác giả những khoản thu lớn và Dickens đã mua một ngôi nhà ở trung tâm London. Về tính cách và vẻ ngoài thì Kate khá nổi bật trong ký ức của người đương thời. Trong những bức chân dung thời trẻ trông cô có một vẻ đẹp lãng mạn với đôi mắt sâu sẫm màu, những lọn tóc xoăn được búi cao trên gáy. Thế nhưng, những nhà chép sử về Dickens lại có đánh giá ngược lại về Kate như: một phụ nữ đẫy đà, bơ phờ, hay cáu giận, dễ bị trầm cảm, không có thiên hướng trí tuệ. Thật khó mà phán xét được đâu là đúng, nhưng nếu đúng vậy thì Dickens đã nhìn thấy điều gì trong cô gái trẻ này và đã lấy cô làm vợ.

Khi đôi vợ chồng vừa mới chuyển về nhà mới thì nhà văn đã thuyết phục cô em vợ Mary chuyển đến với họ. Không phải để chăm sóc cho cô vì Mary đang sống êm đềm với cha mẹ ở Chelsy, cũng không phải để giúp đỡ chị gái vì Mary đang bị bệnh nặng mà lúc đó Kate mới chỉ có một đứa con và có người giúp việc. Những bức thư của Dickens gửi cho Kate trong thời gian đính hôn không có tính đồng nhất. Ông vừa trách móc cô gay gắt bởi tính lạnh lùng hoặc thói đỏng đảnh nhưng lại vừa gọi cô bằng những cái tên âu yếm dịu dàng. Đồng thời sự say mê mù quáng đối với cô em vợ Mary đã tràn ngập trong ông. Cái chết của Mary ở tuổi 18 là một sự chấn động đối với Dickens. Một buổi tối, khi hai vợ chồng ông từ nhà hát trở về thì từ trong phòng của Mary vang lên tiếng thét khủng khiếp. Khi họ chạy vào tới nơi thì cô gái đã chết vì chứng nhồi máu cơ tim. Cô qua đời trên tay Charles và trong nhiều năm ông đã không chịu được cú sốc này. Charles đã tháo từ bàn tay còn chưa lạnh đi của Mary một chiếc nhẫn nhỏ rồi đeo vào ngón tay mình và đã không rời nó cho đến tận cuối đời, ông cũng lưu giữ cả những lọn tóc của cô. Trong thời gian đó Kate lại đang mang thai, cô phải chăm sóc người mẹ đang bị chấn động và cả người chồng đang kiệt quệ vì đau khổ. Có thể chính trong những ngày nặng nề đó Kate đã hiểu sự đau khổ và tình cảm của ông đối với em gái cô sâu sắc đến mức nào. Sau những bi kịch đó, Kate đã bị sảy thai.

Dickens không giấu nỗi đau khổ của mình về cái chết của cô em vợ. Ông công khai viết về điều này trong những bức thư và nhật ký.“Cô ấy là linh hồn của ngôi nhà tôi. Chúng tôi phải biết rằng chúng tôi đã quá hạnh phúc khi tất cả cùng bên nhau. Tôi đã mất đi người bạn tốt nhất của mình, cô bé đáng mến mà tôi đã yêu quý một cách dịu ngọt hơn bất cứ một sinh vật sống nào. Không thể diễn tả được bằng lời là tôi thiếu cô ấy đến thế nào cũng như sự trung thành mà tôi đã dành cho cô ấy.” Chắc là Kate đã đọc được sự thú nhận này, cô biết rằng Charles đã náu mình trong phòng của Mary để được chạm vào trang phục và cảm nhận được mùi hương của cô ấy. Thậm chí trong di chúc của mình, nhà văn còn thể hiện ý muốn được chôn cất bên cạnh Mary. Nhiều năm đã trôi qua, trong thư gửi cho người dì, ông thú nhận là suốt vài tháng sau cái chết của cô gái, hàng đêm ông đã nằm mơ thấy cô: “Đó là một niềm hạnh phúc lặng lẽ mà rất mực quan trọng đối với cháu, đến nỗi cháu luôn đi ngủ với hy vọng lại được nhìn thấy cô ấy trong những hình ảnh đó…

Dickens đã thể hiện những ý nghĩ và tình cảm thầm kín của mình đối với người đã khuất mà khi Mary còn sống ông đã kìm nén vì tôn trọng cô và gia đình cô. Khi Mary mất đi, ông đã quyết định công khai điều này. Có thể là tình yêu bị đứt đoạn bởi cái chết của cô gái đã làm cho tình cảm của ông đối với vợ giảm đi. Kate hiểu được tất cả những gì xảy ra với chồng và đã nhượng bộ trước một “đối thủ” đã khuất. Nhưng Mary thì vẫn luôn hiện hữu trong hình ảnh của những cô gái trẻ kiều diễm trên những trang tiểu thuyết của Dickens: đó là Dora trong David Copperfin, cô bé Nelly trong Cửa hàng đồ cổ. Kate đã toàn tâm toàn ý chăm nom ngôi nhà và những đứa con lần lượt chào đời gồm 9 đứa cả thảy. Cô không thể tham gia vào công việc trí tuệ của chồng, gần như không bao giờ đi cùng ông trong các buổi diễn thuyết hoặc tới các buổi tiệc được tổ chức trong giới văn học. Kate không được khỏe bởi luôn mang thai và nuôi con nhỏ nên ít giao du với giới quý tộc.

Năm 1842 vợ chồng Dickens sang Mỹ, năm 1846 họ đến Italia cùng với đàn con, có cả cô em gái Gorgina và những người giúp việc. Giorgia đến với họ trông coi việc nhà và những đứa trẻ. Rõ ràng là Kate không thể một mình đảm đương hết mọi việc. Tính cách uể oải, không thực tế của Kate đã “khoét sâu” thêm sự phức tạp của gia đình. Dickens cười nhạo những khiếm khuyết của cô và so sánh với những người phụ nữ khác mà ông quen biết khá nhiều. Thế rồi mối quan hệ của Dickens với cô diễn viên 18 tuổi Elene Ternan làm trong nhóm kịch của ông đã làm cho cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ. Một lần có một gói quà tặng rơi vào tay Kate, vì nhầm lẫn nên nó lại được gửi đến địa chỉ gia đình nhà văn. Cô đau khổ phát hiện ra là chuỗi ngọc trong đó là dành cho người khác. Bi kịch về một tam giác tình yêu đã hiển hiện trước mắt, mặc dù Charles ra sức biện minh nhưng lời đồn đại không lắng xuống mà còn bùng lên với sức mạnh mới. Không lâu sau thì việc ly hôn là không thể tránh khỏi. Gorgina bị hút hồn vì anh rể nên đã đứng về phía ông. Một vấn đề mới nảy sinh là hai vợ chồng Dickens sẽ ở riêng như thế nào: luân phiên về sống ở làng quê, nơi mà Dickens có một điền trang lớn hay sống ở thành phố. Họ đã ở lại thành phố và chia ngôi nhà ra làm 2 phần. Trong con mắt mọi người thì cuộc hôn nhân của họ vẫn hiện hữu, hai vợ chồng vẫn sống trong một nhà như xưa nhưng bị ngăn cách bởi một bức tường và sự thờ ơ. Theo lời khuyên của người mẹ, Kate đề nghị ly hôn, nhưng “vì con cái” họ vẫn giữ vẻ hôn nhân bề ngoài và vẫn sống ở chỗ cũ để tránh những lời đàm tiếu.

Khi chuyển đến ở nhà Dickens thì Gorgina cũng trạc tuổi Mary và vẻ ngoài của cô cũng rất giống Mary. Cô chăm sóc bọn trẻ và chúng cũng yêu quý người dì trẻ đáng yêu và tốt bụng. Cha của chúng cũng say mê cô. “Ở Gorgina có nhiều điều nhắc nhớ đến Mary và dường như  tôi được trở lại những ngày xưa. Đôi khi tôi khó mà phân biệt được hiện tại với quá khứ”. Sau khi ly hôn, Gorgina đã trở thành người không thể thay thế được trong nhà người chồng cũ của chị cô. Dickens đã viết: “Tôi không thể hình dung được là điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi, đặc biệt là với các cô bé nếu không có Gorgina. Cô ấy là nàng tiên trong nhà và bọn trẻ ngưỡng mộ cô.”

Dickens còn có trách nhiệm với vô số độc giả đã hâm mộ những tác phẩm của ông. Nhà văn không thể cho phép mình làm mất đi tình cảm đó, vì thế ông đã cho công bố những bức thư của mình. Thế nhưng, như chuyện thường thấy, khi người ta muốn dập đi những lời đồn đại và tai tiếng thì kết quả thường ngược lại. Điều này cũng xảy ra với cả Dickens, khi ông lên tiếng giải thích thì điều bí mật đã lộ ra và vụ scandal bùng lên. Gorgina đã tận tình ủng hộ ông chống lại người vợ. Hơn thế, đã 22 năm qua cô không nói chuyện với chị gái Kate mãi cho đến trước khi Dickens qua đời vào năm 1870. Có cảm giác là Gorgina không muốn điều gì cho riêng mình, thậm chí cô còn kết bạn với Elene Ternan và đã thuê cho cô này một ngôi nhà ở London. Trong số các chị em nhà Hovart thì Gorgina là người hy sinh tuyệt đối trong tình yêu đối với Dickens. Cô trao tình yêu của mình cho ông và bọn trẻ, vì thế mà cô đã không lấy chồng. Nhà văn Charles Dickens đã qua đời trên tay Gorgina, theo di chúc cô được ông để lại 8000 bảng, những giấy tờ riêng của ông và các đồ nữ trang.

Ba chị em nhà Hovart đã ràng buộc số phận của mình với một nhà văn nổi tiếng. Có thể là Dickens đã yêu tất cả bọn họ, ông đã dành cho mỗi người một góc trong trái tim mình. Con gái của Dickens là Cathy đã nói về sự gắn bó kỳ lạ của cha với những người phụ nữ là dì ruột của cô. “Không, ông đâu có hiểu được những người phụ nữ.” Hẳn là cô đã đúng, nhà văn đã không thấu hiểu hết về tình cảm của mình đối với Kate, Mary và cả Gorgina.

 (Theo AIF.ru)

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Thư giãn  

Câu đối trúng tâm tư

VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...

Nhà văn đọc sách  

Đất bỏng – bộ tiểu thuyết sử thi về vùng mỏ Cẩm Phả

VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...

Tư liệu  

Hoài Thanh với văn chương và hành động

VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...