VanVN.Net - Nhà văn Võ Khắc Nghiêm. Sinh năm 1942 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Hiện thường trú tại: Cầu Giấy, Hà Nội. Tác phẩm chính đã xuất bản: Xung đột âm thầm (truyện ngắn, 1986); 16 tấn vàng (tiểu thuyết, 1989); Đại dương trong mắt em (tiểu thuyết, 1990); Bỉ vỏ (kịch, 1990); Tình yêu hai quá khứ (kịch, 1990); Mảnh đời của Huệ (tiểu thuyết và kịch bản phim truyện); Chân dung tình yêu, Tìm lại chính mình (1995-1996); Mạnh hơn công lý (tiểu thuyết, 2000); Phúc hoạ đời người (truyện ngắn, 2004); Huyết thống (tiểu thuyết, 2004); Chiều sâu ngược sáng, Điếm quan (tiểu thuyết, 2010)… Giải thưởng văn học: Giải A Văn học Công nhân (1990-1995) Giải B “Vì bình yên cuộc sống” Bộ Công an – Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2002). Giải A cuộc thi kịch bản sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Sân khấu với vở kịch Bi kịch ngược chiều. Giải thưởng cuộc thi kịch bản điện ảnh của báo Văn nghệ, Hãng phim Người Bảo vệ với kịch bản Sự huyền diệu của tình yêu. Ba giải A Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Viết văn, làm báo, viết kịch, làm phim... địa hạt nào cũng xông vào, nhập cuộc rất nhanh, sẵn sàng xả thân trước qui luật cạnh tranh thị trường và luôn giành được thế thượng phong trong các cuộc “đấu thầu” bút mực. Không bao giờ tự huyễn hoặc mình bằng thứ luận thuyết về cái gọi là kiệt tác văn chương truyền lại cho hậu thế, cũng chẳng quan tâm đến sự chê bai, móc máy không chịu thừa nhận nhau của một vài đồng nghiệp, cứ làm, gặp việc là làm, làm hết mình hết sức, hay dở bàn sau nhưng trước mắt phải làm sao để các bên đối tác với mình công nhận là tốt. Thế đã là được lắm rồi, thời buổi này sản xuất ra hàng hóa, kể cả hàng hóa văn chương nghệ thuật, mà chẳng ai sử dụng thì đừng có mà cao giọng, không khéo tự biến mình thành chú A.Q lúc nào không biết.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm là vậy. Bằng cách nghĩ thông thoáng, cách làm ào ạt vốn có từ khi bước chân về vùng than với những người thợ mỏ, nhiều năm qua ông cứ thế xông pha trên mọi ngả văn chương và lập nên không ít thành tựu trên các lộ trình sáng tạo. Nay đã xấp xỉ 70, nhìn lại hơn bốn mươi năm cầm bút, ông đã cho ra đời hàng trăm truyện ngắn, bút ký, phóng sự, hàng chục tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, hàng ngàn bài báo sắc sảo, kịp thời, từng gây chấn động dư luận trong mỗi thời kì phát triển của xã hội. Có người nói: “Văn chương quý hồ tinh bất quý hồ đa, văn ông Nghiêm là văn báo chí, kịch, phim của ông ấy chỉ mang tính thời sự, nhất thời. Không sực được!” Lại có người nói: “Lượng đổi chất đổi, hãy cứ viết được nhiều như ông ấy đã, rồi thế nào cũng tìm ra được cái hay. Đừng vội chê người!”. Tôi lắng nghe cả hai ý kiến nêu trên nhưng không ngả về bên nào, bởi tôi nghĩ để khẳng định đúng sai trong chuyện này có lẽ còn quá sớm. Tuy nhiên, đôi khi tôi cảm thấy, đọc văn ông, xem kịch của ông, phim của ông, hình như trong cái dòng chảy xô bồ ồn ã tưởng chừng không chịu nổi với những đôi tai tinh nhạy từng quen chốn thính phòng, có lúc mình cũng phải ngỡ ngàng vì bất chợt phát hiện ra một thanh âm khác lạ. Một cái gì đó như tiếng sóng ngân vang nơi góc biển chân trời trong cái khoảng lặng bất ngờ giữa muôn vàn va đập hỗn độn ầm ào của vùng công nghiệp.
Cái khoảng lặng ấy quả thực đã xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Võ Khắc Nghiêm. Nhất là khi xem màn cuối vở kịch Nhân danh công lý, khi nhân vật nhà lãnh đạo cao cấp phát hiện ra vợ con ông núp dưới bóng mình làm chuyện đồi bại, đã bước lên sân khấu nói với mọi người rằng: “Đến vợ con mình mà tôi không bảo được thì tôi còn lãnh đạo ai?”.
Bấy giờ không chỉ vợ ông ta lặng đi, cả sân khấu lặng đi mà toàn thể khán giả có mặt trong đêm diễn ấy cũng lặng đi, để rồi ngay sau đó một một làn sóng người ào lên cùng những bó hoa tươi trong tiếng vỗ tay vang dội.
Vở kịch Nhân danh công lý là tác phẩm sân khấu đầu tiên của Võ Khắc Nghiêm, ra mắt khán giả Thủ đô lần đầu tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1984 và được cả Hội đồng giám khảo nhất trí trao tặng Huy chương Vàng, đem lại vinh quang lừng lẫy cho Nhà hát kịch Việt Nam và đoàn kịch Quảng Ninh cùng nhiều đoàn kịch trên toàn quốc với hàng trăm đêm công diễn ở khắp các vùng miền.
Cố nhiên, vì là bước đi đầu tiên vào làng sân khấu, Võ Khắc Nghiêm không thể thông thạo các ngón nghề ngay được, ông phải dựa vào một kịch tác gia kiêm đạo diễn đầy tài năng và lão luyện trong ngành: NSND Doãn Hoàng Giang. Thành công vang dội đó là kết quả của sự hợp tác đôi bên, trong đó có cả công sức của tập thể anh chị em Đoàn kịch nữa, ai nhiều ai ít tính làm chi. Nhưng có điều chắc chắn rằng cái nguyên gốc của tác phẩm với sự bứt phá mãnh liệt như một thùng thuốc nổ mở tung những tầng lò lộ thiên kia, để rồi sau đó tạo nên một khoảng lặng đến gai người, phải là Võ Khắc Nghiêm mới có. Đó là khí chất của ông, hồn cốt của ông, sở trường sở đoản của ông. Không chỉ trong sân khấu và điện ảnh, ở các tác phẩm văn xuôi của ông cũng luôn bộc lộ điều này. Nếu ai đã đọc các tiểu thuyết Xung đột âm thầm, 16 tấn vàng, Người cha tội lỗi, Người tình 15 năm, Cướp ngày... đều có thể nhận ra điều đó. Và đó chính là cái thanh âm khác lạ mà tôi nghe được đằng sau những trang viết của ông.
Và như thế, nói đi nói lại, dù đánh giá thế nào thì rốt cục ai cũng phải thừa nhận ông Nghiêm là một cây bút đa tài, có năng suất cao và viết được nhiều thể loại. Riêng trong lĩnh vực sân khấu, trừ bước đi đầu tiên, ông không hề dựa vào ai khác. Sau vở kịch Nhân danh công lý làm chung với Doãn Hoàng Giang, ông còn cho ra đời hàng loạt kịch bản sân khấu nữa, và vở kịch nào của ông cũng được rất nhiều Đoàn kịch tranh nhau dàn dựng. đó là Bi kịch ngược chiều (1988 - Giải A cuộc thi viết kịch bản sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam), Tình yêu hai quá khứ (1990), Bỉ vỏ (Chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng - 1990), Quy luật muôn đời (chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nga Dumbatde - 1991), rồi tiểu thuyết do tác giả tự chuyển thành phim: Mảnh đời của Huệ, Kỷ niệm đồi trăng, Sự huyền diệu của tình yêu (Giải thưởng kịch bản phim báo Văn nghệ), Khát vọng xanh, Điện hoa, Ngã ba giao thừa, Chân dung tình yêu, Mạnh hơn công lý vv…
Mới đây, cuốn tiểu thuyết Huyết thống của ông được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Nhất Giải thưởng Văn học công nhân (1995 – 2005). Đây là tác phẩm thứ 2 của ông được trao giải thưởng này, trước đó là cuốn Mảnh đời của Huệ, Giải A Văn học Công nhân (1990 - 1995).
Trong vòng dăm năm trở lại đây, nhà văn Võ Khắc Nghiêm đầu tư nhiều công sức cho những tác phẩm dài hơi về công cuộc đổi mới, hiện đại hóa, trí thức hóa trước những diễn biến phức tạp của thương trường nhằm đề cao tính nhân văn trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Và, càng ngày ông càng “xả thân” theo hướng đó, nhất là trong các tác phẩm đã in của mình khi chuyển thể thành kịch bản phim truyện nhựa, với ý đồ tìm đối tác nước ngoài với sự đầu tư lớn. Ông đã hoàn thành hai kịch bản phim truyện về Hạ Long: Trăng lạnh Hạ Long (Truyện ngắn đã in trên báo Văn nghệ). Chuyện phim kể về một tên phi công Mỹ rơi xuống làng chài ở Hạ Long và được một cô gái làng chài nuôi trong một hang động trên Vịnh. Cô phải đấu tranh giữa việc giao nộp tên tù binh này cho chính quyền hay nuôi viên phi công trong hang. Nhiều năm sau đó, viên phi công trở lại Việt Nam tìm cô và y nhận thấy đất nước này có rất nhiều đổi thay khác lạ… Theo tác giả thì ông viết kịch bản này bằng thủ pháp huyền ảo, hư thực chen nhau để nói lên một cái gì thật cao cả và nhân ái. Đó là khuynh hướng của điện ảnh thế giới hiện nay. Ông tâm sự: “Phải nghĩ đến vị trí của văn học ta và uy tín của người cầm bút. Vấn đề không chỉ là nhuận bút mà còn phải xem họ có đủ điều kiện để thực hiện phim đúng với tầm vóc của điện ảnh hiện đại không?. Nói thật với cậu, mình có thể cho không kịch bản nhưng với điều kiện họ phải làm phim đạt chất lượng cao. ít ra là phải mời được những diễn viên nổi tiếng của Hoa Kỳ đóng vai chính, phải thuê được nhiều máy bay tham gia làm phim nhằm tái dựng được quy mô cuộc phong tỏa thủy lôi trên Vịnh Hạ Long của Mỹ Năm1972. Không phải lúc nào nhà văn cũng có ý tưởng hay nên có lúc phải biết để dành và chờ thời. Tôi đã từng phải rút lại kịch bản phim Nhân danh công lý và kịch bản 16 tấn vàng (dự trữ của chế độ Ngụy Sài Gòn 1975) chính vì quan điểm cách làm và chất lượng phim. Đạo diễn, quay phim, diễn viên của Việt Nam ta không thiếu người tài. Các nhà biên kịch cũng có nhiều kịch bản hay nhưng phim của ta cứ nửa vời, không hẳn vì nghèo mà vì vội, thích ăn liền và còn vì đủ thứ sợ mà dân ngoại đạo không hiểu nổi…”.
Đành là phải chờ thôi. Thì chờ! Nhưng có điều đáng mừng là trong lúc chờ đợi ấy, tôi được biết Võ Khắc Nghiêm vẫn âm thầm làm việc, không ngừng nghỉ. Thế là được. Với nhà văn, cái thời gian chờ đợi một điều gì đó có trôi đi vô ích bao giờ.
Xuất thân nghề khai thác than vùng mỏ, văn chương vùng này không chỉ có mình Võ Khắc Nghiêm, trước anh có nhà văn Võ Huy Tâm, người đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học công nhân. Cùng thời anh còn có các nhà văn Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Sĩ Hồng, Nguyễn Sơn Hà, Hoàng Văn Lương... Sau anh còn có Trần Ngọc Tảo, Trần Tâm, Vũ Thảo Ngọc và nhiều cây bút khác. Hầu hết trước khi cầm bút đều là thợ mỏ và thành danh nhờ viết về than. Nghề làm than vô cùng vất vả, để mở ra được vỉa than phải thải đi hàng vạn tấn đất đá, để có được mặt hàng than chính hiệu phải qua nhiều công đoạn sàng tuyển, phải loại đi rất nhiều than bùn, than cám, than ron... Nói thế không có nghĩa các loại than lọt sàng kia không có giá trị gì, ngược lại, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống dân sinh. Ngòi bút Võ Khắc Nghiêm cũng vậy. Dù viết văn làm báo hay bất kể loại hình nào, việc đầu tiên ông nghĩ đến là giá trị sử dụng, một công trình kiến trúc có thể chưa thực đẹp, nhưng có giá trị sử dụng cao, thì cũng tốt chứ sao, còn hơn là đẹp rồi để đấy, chẳng ai mua cả.
Có lẽ vì thế mà mỗi trang viết của ông bao giờ cũng toát lên cái tinh thần nhập cuộc xả thân quyết liệt nhưng vẫn luôn đằm thắm chân tình. Người luôn nhập cuộc bao giờ cũng luôn nghĩ đến lợi ích chung, khám phá sáng tạo gì cũng vì lẽ đó. Và đó cũng là điều tôi cho là đáng học nhất ở nhà văn họ Võ này.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Nhà văn Võ Khắc Nghiêm. Sinh năm 1942 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Hiện thường trú tại: Cầu Giấy, Hà Nội. Tác phẩm chính đã xuất bản: Xung đột âm thầm (truyện ngắn, 1986); 16 tấn vàng (tiểu thuyết, 1989); Đại dương trong mắt em (tiểu thuyết, 1990); Bỉ vỏ (kịch, 1990); Tình yêu hai quá khứ (kịch, 1990); Mảnh đời của Huệ (tiểu thuyết và kịch bản phim truyện); Chân dung tình yêu, Tìm lại chính mình (1995-1996); Mạnh hơn công lý (tiểu thuyết, 2000); Phúc hoạ đời người (truyện ngắn, 2004); Huyết thống (tiểu thuyết, 2004); Chiều sâu ngược sáng, Điếm quan (tiểu thuyết, 2010)… Giải thưởng văn học: Giải A Văn học Công nhân (1990-1995) Giải B “Vì bình yên cuộc sống” Bộ Công an – Hội Nhà văn Việt Nam (1998-2002). Giải A cuộc thi kịch bản sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Sân khấu với vở kịch Bi kịch ngược chiều. Giải thưởng cuộc thi kịch bản điện ảnh của báo Văn nghệ, Hãng phim Người Bảo vệ với kịch bản Sự huyền diệu của tình yêu. Ba giải A Giải thưởng Văn nghệ Hạ Long.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm
Viết văn, làm báo, viết kịch, làm phim... địa hạt nào cũng xông vào, nhập cuộc rất nhanh, sẵn sàng xả thân trước qui luật cạnh tranh thị trường và luôn giành được thế thượng phong trong các cuộc “đấu thầu” bút mực. Không bao giờ tự huyễn hoặc mình bằng thứ luận thuyết về cái gọi là kiệt tác văn chương truyền lại cho hậu thế, cũng chẳng quan tâm đến sự chê bai, móc máy không chịu thừa nhận nhau của một vài đồng nghiệp, cứ làm, gặp việc là làm, làm hết mình hết sức, hay dở bàn sau nhưng trước mắt phải làm sao để các bên đối tác với mình công nhận là tốt. Thế đã là được lắm rồi, thời buổi này sản xuất ra hàng hóa, kể cả hàng hóa văn chương nghệ thuật, mà chẳng ai sử dụng thì đừng có mà cao giọng, không khéo tự biến mình thành chú A.Q lúc nào không biết.
Nhà văn Võ Khắc Nghiêm là vậy. Bằng cách nghĩ thông thoáng, cách làm ào ạt vốn có từ khi bước chân về vùng than với những người thợ mỏ, nhiều năm qua ông cứ thế xông pha trên mọi ngả văn chương và lập nên không ít thành tựu trên các lộ trình sáng tạo. Nay đã xấp xỉ 70, nhìn lại hơn bốn mươi năm cầm bút, ông đã cho ra đời hàng trăm truyện ngắn, bút ký, phóng sự, hàng chục tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh, hàng ngàn bài báo sắc sảo, kịp thời, từng gây chấn động dư luận trong mỗi thời kì phát triển của xã hội. Có người nói: “Văn chương quý hồ tinh bất quý hồ đa, văn ông Nghiêm là văn báo chí, kịch, phim của ông ấy chỉ mang tính thời sự, nhất thời. Không sực được!” Lại có người nói: “Lượng đổi chất đổi, hãy cứ viết được nhiều như ông ấy đã, rồi thế nào cũng tìm ra được cái hay. Đừng vội chê người!”. Tôi lắng nghe cả hai ý kiến nêu trên nhưng không ngả về bên nào, bởi tôi nghĩ để khẳng định đúng sai trong chuyện này có lẽ còn quá sớm. Tuy nhiên, đôi khi tôi cảm thấy, đọc văn ông, xem kịch của ông, phim của ông, hình như trong cái dòng chảy xô bồ ồn ã tưởng chừng không chịu nổi với những đôi tai tinh nhạy từng quen chốn thính phòng, có lúc mình cũng phải ngỡ ngàng vì bất chợt phát hiện ra một thanh âm khác lạ. Một cái gì đó như tiếng sóng ngân vang nơi góc biển chân trời trong cái khoảng lặng bất ngờ giữa muôn vàn va đập hỗn độn ầm ào của vùng công nghiệp.
Cái khoảng lặng ấy quả thực đã xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Võ Khắc Nghiêm. Nhất là khi xem màn cuối vở kịch Nhân danh công lý, khi nhân vật nhà lãnh đạo cao cấp phát hiện ra vợ con ông núp dưới bóng mình làm chuyện đồi bại, đã bước lên sân khấu nói với mọi người rằng: “Đến vợ con mình mà tôi không bảo được thì tôi còn lãnh đạo ai?”.
Bấy giờ không chỉ vợ ông ta lặng đi, cả sân khấu lặng đi mà toàn thể khán giả có mặt trong đêm diễn ấy cũng lặng đi, để rồi ngay sau đó một một làn sóng người ào lên cùng những bó hoa tươi trong tiếng vỗ tay vang dội.
Vở kịch Nhân danh công lý là tác phẩm sân khấu đầu tiên của Võ Khắc Nghiêm, ra mắt khán giả Thủ đô lần đầu tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1984 và được cả Hội đồng giám khảo nhất trí trao tặng Huy chương Vàng, đem lại vinh quang lừng lẫy cho Nhà hát kịch Việt Nam và đoàn kịch Quảng Ninh cùng nhiều đoàn kịch trên toàn quốc với hàng trăm đêm công diễn ở khắp các vùng miền.
Cố nhiên, vì là bước đi đầu tiên vào làng sân khấu, Võ Khắc Nghiêm không thể thông thạo các ngón nghề ngay được, ông phải dựa vào một kịch tác gia kiêm đạo diễn đầy tài năng và lão luyện trong ngành: NSND Doãn Hoàng Giang. Thành công vang dội đó là kết quả của sự hợp tác đôi bên, trong đó có cả công sức của tập thể anh chị em Đoàn kịch nữa, ai nhiều ai ít tính làm chi. Nhưng có điều chắc chắn rằng cái nguyên gốc của tác phẩm với sự bứt phá mãnh liệt như một thùng thuốc nổ mở tung những tầng lò lộ thiên kia, để rồi sau đó tạo nên một khoảng lặng đến gai người, phải là Võ Khắc Nghiêm mới có. Đó là khí chất của ông, hồn cốt của ông, sở trường sở đoản của ông. Không chỉ trong sân khấu và điện ảnh, ở các tác phẩm văn xuôi của ông cũng luôn bộc lộ điều này. Nếu ai đã đọc các tiểu thuyết Xung đột âm thầm, 16 tấn vàng, Người cha tội lỗi, Người tình 15 năm, Cướp ngày... đều có thể nhận ra điều đó. Và đó chính là cái thanh âm khác lạ mà tôi nghe được đằng sau những trang viết của ông.
Và như thế, nói đi nói lại, dù đánh giá thế nào thì rốt cục ai cũng phải thừa nhận ông Nghiêm là một cây bút đa tài, có năng suất cao và viết được nhiều thể loại. Riêng trong lĩnh vực sân khấu, trừ bước đi đầu tiên, ông không hề dựa vào ai khác. Sau vở kịch Nhân danh công lý làm chung với Doãn Hoàng Giang, ông còn cho ra đời hàng loạt kịch bản sân khấu nữa, và vở kịch nào của ông cũng được rất nhiều Đoàn kịch tranh nhau dàn dựng. đó là Bi kịch ngược chiều (1988 - Giải A cuộc thi viết kịch bản sân khấu của Đài Tiếng nói Việt Nam và Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam), Tình yêu hai quá khứ (1990), Bỉ vỏ (Chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng - 1990), Quy luật muôn đời (chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nga Dumbatde - 1991), rồi tiểu thuyết do tác giả tự chuyển thành phim: Mảnh đời của Huệ, Kỷ niệm đồi trăng, Sự huyền diệu của tình yêu (Giải thưởng kịch bản phim báo Văn nghệ), Khát vọng xanh, Điện hoa, Ngã ba giao thừa, Chân dung tình yêu, Mạnh hơn công lý vv…
Mới đây, cuốn tiểu thuyết Huyết thống của ông được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Nhất Giải thưởng Văn học công nhân (1995 – 2005). Đây là tác phẩm thứ 2 của ông được trao giải thưởng này, trước đó là cuốn Mảnh đời của Huệ, Giải A Văn học Công nhân (1990 - 1995).
Trong vòng dăm năm trở lại đây, nhà văn Võ Khắc Nghiêm đầu tư nhiều công sức cho những tác phẩm dài hơi về công cuộc đổi mới, hiện đại hóa, trí thức hóa trước những diễn biến phức tạp của thương trường nhằm đề cao tính nhân văn trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt. Và, càng ngày ông càng “xả thân” theo hướng đó, nhất là trong các tác phẩm đã in của mình khi chuyển thể thành kịch bản phim truyện nhựa, với ý đồ tìm đối tác nước ngoài với sự đầu tư lớn. Ông đã hoàn thành hai kịch bản phim truyện về Hạ Long: Trăng lạnh Hạ Long (Truyện ngắn đã in trên báo Văn nghệ). Chuyện phim kể về một tên phi công Mỹ rơi xuống làng chài ở Hạ Long và được một cô gái làng chài nuôi trong một hang động trên Vịnh. Cô phải đấu tranh giữa việc giao nộp tên tù binh này cho chính quyền hay nuôi viên phi công trong hang. Nhiều năm sau đó, viên phi công trở lại Việt Nam tìm cô và y nhận thấy đất nước này có rất nhiều đổi thay khác lạ… Theo tác giả thì ông viết kịch bản này bằng thủ pháp huyền ảo, hư thực chen nhau để nói lên một cái gì thật cao cả và nhân ái. Đó là khuynh hướng của điện ảnh thế giới hiện nay. Ông tâm sự: “Phải nghĩ đến vị trí của văn học ta và uy tín của người cầm bút. Vấn đề không chỉ là nhuận bút mà còn phải xem họ có đủ điều kiện để thực hiện phim đúng với tầm vóc của điện ảnh hiện đại không?. Nói thật với cậu, mình có thể cho không kịch bản nhưng với điều kiện họ phải làm phim đạt chất lượng cao. ít ra là phải mời được những diễn viên nổi tiếng của Hoa Kỳ đóng vai chính, phải thuê được nhiều máy bay tham gia làm phim nhằm tái dựng được quy mô cuộc phong tỏa thủy lôi trên Vịnh Hạ Long của Mỹ Năm1972. Không phải lúc nào nhà văn cũng có ý tưởng hay nên có lúc phải biết để dành và chờ thời. Tôi đã từng phải rút lại kịch bản phim Nhân danh công lý và kịch bản 16 tấn vàng (dự trữ của chế độ Ngụy Sài Gòn 1975) chính vì quan điểm cách làm và chất lượng phim. Đạo diễn, quay phim, diễn viên của Việt Nam ta không thiếu người tài. Các nhà biên kịch cũng có nhiều kịch bản hay nhưng phim của ta cứ nửa vời, không hẳn vì nghèo mà vì vội, thích ăn liền và còn vì đủ thứ sợ mà dân ngoại đạo không hiểu nổi…”.
Đành là phải chờ thôi. Thì chờ! Nhưng có điều đáng mừng là trong lúc chờ đợi ấy, tôi được biết Võ Khắc Nghiêm vẫn âm thầm làm việc, không ngừng nghỉ. Thế là được. Với nhà văn, cái thời gian chờ đợi một điều gì đó có trôi đi vô ích bao giờ.
Xuất thân nghề khai thác than vùng mỏ, văn chương vùng này không chỉ có mình Võ Khắc Nghiêm, trước anh có nhà văn Võ Huy Tâm, người đặt viên gạch đầu tiên cho nền văn học công nhân. Cùng thời anh còn có các nhà văn Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Sĩ Hồng, Nguyễn Sơn Hà, Hoàng Văn Lương... Sau anh còn có Trần Ngọc Tảo, Trần Tâm, Vũ Thảo Ngọc và nhiều cây bút khác. Hầu hết trước khi cầm bút đều là thợ mỏ và thành danh nhờ viết về than. Nghề làm than vô cùng vất vả, để mở ra được vỉa than phải thải đi hàng vạn tấn đất đá, để có được mặt hàng than chính hiệu phải qua nhiều công đoạn sàng tuyển, phải loại đi rất nhiều than bùn, than cám, than ron... Nói thế không có nghĩa các loại than lọt sàng kia không có giá trị gì, ngược lại, nó đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống dân sinh. Ngòi bút Võ Khắc Nghiêm cũng vậy. Dù viết văn làm báo hay bất kể loại hình nào, việc đầu tiên ông nghĩ đến là giá trị sử dụng, một công trình kiến trúc có thể chưa thực đẹp, nhưng có giá trị sử dụng cao, thì cũng tốt chứ sao, còn hơn là đẹp rồi để đấy, chẳng ai mua cả.
Có lẽ vì thế mà mỗi trang viết của ông bao giờ cũng toát lên cái tinh thần nhập cuộc xả thân quyết liệt nhưng vẫn luôn đằm thắm chân tình. Người luôn nhập cuộc bao giờ cũng luôn nghĩ đến lợi ích chung, khám phá sáng tạo gì cũng vì lẽ đó. Và đó cũng là điều tôi cho là đáng học nhất ở nhà văn họ Võ này.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn