Ngôn ngữ có phải là bản thể của tác phẩm văn học?
[ … Lịch sử luôn phải viết lại …]
(Fridrich Engen)
1. Cái mô tả và cái - được mô tả
Gấp sách, cúi mặt, trầm tư, suy tưởng và tôi viết.
Vậy là, cái tôi viết ra không phải là cái ban đầu nhất thể cho mọi suy tính, nó là kết quả của một hệ lụy phức tạp từ những trạng thái ban sơ cho tôi tri giác. Và rằng, những cái tôi viết ra là bước nối tiếp của điều tôi suy tưởng, phản tỉnh. Nhưng làm gì có cái tôi suy tưởng nếu như trước đó chưa từng tồn cái- giúp tôi suy tưởng. Tôi không thể phản tỉnh những điều tôi cho là đúng/sai, chân lý/ ảo giác nếu như trước đó tôi không biết về cái-làm cho tôi có phản tỉnh ấy. Vậy là, để tôi được phản tỉnh về những điều tôi từng suy tưởng, giúp tôi mang lại một kết quả thì tôi phải sống cuộc đời-tại thế với điều mà sẽ là “chất thể” cho tôi suy tưởng sau này.
Thế nào là sống-cuộc đời tại thế?
Tôi không thể trả lời được câu hỏi phức tạp- trong hình thức giản đơn ấy, nếu như tôi không đi tìm phía bên kia của nó, phía bên kia được khoác lên hình hài bằng sự hiện hữu của tôi- phản tỉnh. Thật biện chứng. Chẳng ai có thể giải đáp được điều- mình biết nếu như mình ném ra khỏi đầu ý nghĩ truy nguyên về cái- giúp cho mình được biết, cũng như chẳng thể có ý niệm về điều- ta đã hiểu nếu như ta gạt khỏi suy nghĩ phải truy cứu cái- khiến ta được hiểu. Vậy là, cái- ta đã hiểu cũng như điều-mình biết đã truy cứu nguyên hình về bản thể giúp tôi phản tỉnh. Tôi phản tỉnh là khi tôi đã phán xét, truy cứu, phân tích về những gì tôi tri giác được về đối tượng, là lúc tôi được bung phá bởi những kết quả suy tưởng. Điều ấy thật giản đơn. Nhưng vì tôi là một nhân thể bị tha thể cướp đi tự do trong suy tưởng, ràng buộc tôi vào những kết quả đã được phân tích, đã được phản tỉnh cho nên tôi là một “mụ mẫm”, “ù lì” với chính mình vì tôi không thể khai sáng, giải thoát mình khỏi những điều bị/ được cộng đồng phân tích, và rằng tôi đã bám vào đó một cách ngây thơ không còn nhận thấy được nhiệm vụ cấp thiết của một người được phản tỉnh là, anh phải tái hiện một cách đúng đắn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tri giác mà anh đã “hòa mình” vào đối tượng trước khi anh bước vào cuộc hoàn nguyên lí tính của mình.
Vậy là, tôi- phản tỉnh không phải là một kết quả của cái tôi sống cuộc đời tri giác về đối tượng, trái với điều ấy, nó là một trạng huống, một nối tiếp của những kinh nghiệm được lấp chồng lên nhau và được kiểm nghiệm, phán xét dựa trên những lấp chồng ấy. Tôi không thể nhận biết điều tôi suy tưởng là đúng hay sai, sự thật hay ảo giác nếu như tôi không biết đến cái giúp cho tôi có những suy tính ấy. Nhưng cái bắt đầu của mọi suy tính nó nằm ở đâu, nó nằm trong các ý niệm duy tâm hay trong thế giới vật lý, nó nằm ở hiện thực sống động hay nằm ở cái giúp tôi suy tưởng là ngôn ngữ? Ý niệm duy tâm là cái tôi ảo giác được chủ thể là mình dựng lên như một yếu đuối, sa đọa, ngụy biện cho hiện thể mà tôi đã nhìn thấy, đã nghe thấy và cảm thấy, và rằng, nếu tôi sinh ra là một nhân thể thiếu vắng các giác quan, thì tôi- ý niệm nó nằm ở đâu, nó ở trên thượng giới hay nằm ở miền tăm tối trong đầu tôi? Và các nhà duy tâm sẽ lấy gì để ngụy biện cho quan điểm của họ - cái quan điểm hiện thực là do tôi suy tưởng ra mà có nếu như họ chưa từng nhìn thấy điều- được nhìn, chưa nghe rõ điều- được nghe, không thấy nóng bỏng khi bị lửa đốt, không thấy lạnh lẽo khi tuyết phủ quanh mình. Nhưng nếu vậy thì chẳng phải là một ưu tiên cho thế giới vật lí sao? Vậy cái giúp ta có được cái tôi-phản tỉnh lẽ nào lại là ngoại tại ù lì của những điều mà chúng ta gọi tên sông-núi-nước-lửa…? Điều đó thật phi lí biết bao, bởi, cái ta gọi là “sông” đâu phải tự nó gọi nó là “sông”, cái ta xem là “lửa” lẽ nào nó bước đi độc lập và tuyên xưng với thế giới và con người, nó là “lửa’? Vậy là, hiện thực vốn là nó trong cái tự quy là nó, không lý do, không nguyên nhân, không áp đặt với chủ thể suy tưởng là ta: cái- con- người này.
Thế còn ngôn ngữ và hiện thực?
Các nhà duy vật kiên quyết bảo vệ quan điểm hiện thực là cái quy định ý thức con người, nhưng, hiện thực vốn là nó, vốn bên ngoài ta và tồn tại độc lập, không lý do, không ràng buộc thì làm sao làm cho nhận thức của ta là đúng/ là sai? Quan điểm ấy chẳng phải là con người đang “bước đi bằng đầu” trên mặt đất sao? Hiện thực là cái nguyên cớ chứ không phải là nguyên nhân đưa đến ý thức, và rằng, hiện thực chỉ là hiện hữu ngoại tại, ù lì, xơ cứng, thô ráp được dựng lên thoáng qua so với tôi- suy tưởng. Vậy, điều gì là nguyên nhân, là đích thực khiến tôi được ý thức, khiến tôi có suy tưởng? Xin thưa, đó là tri giác và, chính nó là nguyên nhân để tôi có được cuộc sống tại thế của tôi, là khúc ngoặt để tôi “nằm sõng soài trên trăng”, và để tôi “lả lơi với ong bướm”. Tôi biết tri giác là khi tôi được ném mình vào cuộc sống của hiện thể một cách tự nhiên, là khi tôi phóng cái nhìn vô vụ lợi, vô mục đích về một uyên nguyện thực tại, là thực tại có trong tôi và tôi đắm chìm trong nó không lí do, chưa được giải thích, mãi cho tới khi tôi ý thức rằng tôi đã dứt khỏi cái tôi được tri giác để trở về với suy tư và phán định của ngôn ngữ, thì ấy là lúc con người phản tỉnh trong tôi thức dậy để phân tách, để sắp đặt. Vậy là, khi tôi sắp đặt cái mà tôi từng tri giác được vào các ước định do tôi và thế giới cộng đồng có trong tôi bày ra, là lúc tôi đặt tri giác mình lên bàn cân của phán định giữa chuẩn mực và tự nhiên, giữa điều tôi cần phải mô tả đúng như nó có và nhân thể-là-tôi chịu những quy ước của cộng đồng của tri thức làm cho méo mó, xô lệch, mất đi ý nghĩa uyên nguyên của nó. Và ngôn ngữ chính là “kẻ” đứng ra đọc bản án cho bàn cân ấy: công bằng hay bất công, dù cho nó thiên- tả với ý hướng chủ thể mô tả điều mình thấy, nghe, cảm nhận bằng xác thịt hay thiên- hữu theo ước định của tập quán phân tích, thì nó cũng làm biến dạng sự thật được chủ thể tri giác.
Nếu ngôn ngữ là cái mô tả và hiện thực là cái được- mô tả thì giữa chúng có sự chống đối nhau, nếu không thông qua khâu trung giới là tri giác của chủ thể, và rằng, chính sự nhạy bén của tri giác chủ thể là một sắp đặt tự nhiên liền mạch giữa cái cho ta và vật tự nó. Một nhà thơ không thể mô tả những gì anh ta “gọi” là đẹp, cái anh ta “tán tụng” là hay, nếu như không có cái để “gọi” và không có nguyên nhân để “tán tụng”, nhưng nếu có vật để “gọi”, điều để mang lại sự “tán tụng” mà không có sự thẩm thấu, sự-đưa vào thân xác thì làm gì có cái mô tả đưa đến kết quả được “gọi”, được “tán tụng”. Vậy, hiển nhiên[1], nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chân lý nằm trong chân lý, ảo giác chồng lấp ảo giác, sai biệt đè nén sai biệt, tất cả đều nằm ở uyên nguyên của mọi suy tưởng, nằm ở “nơi thế giới hình thành thế giới” mà chúng ta chỉ rõ là Tri-giác – tính của chủ thể. Nói tri giác là “nơi thế giới hình thành thế giới” thì cái thế giới- được hình thành trên nền của thế giới đã có là một biến dạng hoặc là một xô lệch so với nguyên khởi của nó, vậy có lí nào tri giác là nơi làm cho thế giới hiện hữu- thực biến dạng? Có lí nào, cái ta nhìn thấy, điều ta nghe thấy lại là huyền thoại, mơ hồ? Điều này thật vô lí trong hình thức tưởng trừng có lí của nó. Hãy xem tri giác phân tách thực tại bên ngoài nó như thế nào? Và cần hiểu “thế giới được hình thành” trên thế giới vốn có đó làm sao để chủ thể là tôi tìm về sự hợp lý uyên nguyên của nó?
Thế giới là cái đã có đấy, bên ngoài và độc lập với tôi. Điều tôi có thể thấy được, nghe được, cảm được là một trạng huống tĩnh tại vật lí. Và rằng, tôi trong mối quan hệ của hiện thực ngoài tôi chỉ là hình thức đơn lập của một hiện hữu tại thế. Sự vật vốn là nó, bao đời, theo thời gian, nó tự hủy và tự sinh vốn vậy và tôi sống như một giai đoạn sinh/ diệt ấy của nó, do đó, tôi không thể hướng tri giác của mình tới ngoại vật toàn thể. Cái khiến tôi được biết là cái tác động trực tiếp với tôi, là một trạng thái tự nhiên đan cài giữa phần xác thịt mà tôi được ban tặng với hiện thể ù lì sơ khởi, chưa thành hình, chưa có quan niệm về nó trong tôi. Tôi bị tha vật cuốn hút lấy mà không một giải thích tại sao tôi bị cuốn đi, không một phân trần vì sao tôi lại nằm trong hiện thực tôi gọi tên “núi- non-sông- nước”, mãi cho tới khi tôi phản tỉnh rằng đây là nước là non là sông là núi, thì khi ấy cuộc sống tại thế nơi tôi đã có trước và vượt xa ý thức phản tỉnh hiện thời về nó. Nhưng tôi không thể phản tỉnh nếu tôi không có cái dẫn dắt đến sự phản tỉnh, và rằng ngôn ngữ hiện hữu như là phương tiện để xác lập cho tôi hình ảnh về những điều tôi đã trực giác về đời sống tại thế nơi tôi từng trải. Duy có điều, ngôn ngữ cũng lại là căn nguyên của những bóp méo đối với uyên nguyên được tôi tri giác, nếu như sự phản tỉnh của tôi về điều tôi nghe thấy, nhìn thấy không phải là “một tường trình” nghiêm túc mà là “ý thức tái thiết” về nó. Thế nào là một tường trình nghiêm túc? Khi tôi nghiêm túc với điều- tôi- được tri giác và mang những điều tôi tri giác ấy kể lại, mô tả lại chân thực đúng như nó có thì đó là một bản tường trình nghiêm túc. Nghĩa là, trong một ngày đẹp trời, tôi lang thang trên bờ sông Hương, cảnh ấy, vật ấy, hiện tượng ấy phảng phất bên ngoài tôi như một- níu kéo tự thân vô vụ lợi với tri giác của tôi, hút mọi phần trên thân xác tôi về phía nó và để sống trong nó như một- hiệu hữu tại thế. Tôi đắm chìm trong cái nhìn phóng chiếu tự nhiên của mặt nước, trong thanh âm trong trẻo của tiếng chim kêu, tiếng lạch cạch gõ vào mạn thuyền của người lái đò. Và sực tỉnh, tôi sản sinh trạng huống cảm xúc về nó, nhưng vì tôi độc lập với cảnh, chỉ có biểu hiệu- của- ngôn ngữ làm ngoại cảnh trở thành hình ảnh hóa trong tôi, tôi thiếu vắng một chất liệu để ghi chép hay thu lại những điều tôi được phản tỉnh trước cảnh ấy. Chuyển không gian và thời tính, trở về căn phòng đầy bụi bặm của mình, tôi ghi chép lại điều tôi- tri giác về hiện tượng ngoại tại hôm ấy chân thực với chính tôi, và bài thơ ra đời sẽ là bản tường trình nghiêm túc với uyên nguyên tri giác của tôi. Cũng là trạng huống ấy, nhưng khi đặt bút ghi lại điều tôi bắt gặp, song không biết ghi chép từ chỗ nào, là tôi giống như một hiện hữu vô định chẳng-thể- biết khởi sự từ đâu và kết thúc ở đâu, là tôi bị ngôn ngữ làm cho bế tắc. Nhưng tôi không thể không ghi trong đầu mình những điều mình thấy, vì tôi đã chót đưa vào những hình ảnh được ngôn ngữ biểu tượng hóa về thế giới ngoại tại bóng dáng của một quan niệm, một phân tách, một sự sống có lí do và đã thành hình trước đó. Giờ đây, tôi viết văn bản- thơ thiếu vắng tự nhiên- nguyên ủy, tôi phải viện dẫn vào một tri thức khiến cho những điều tôi tri giác trở thành sự vật có lí do, nghĩa là không còn ở trạng huống ban đầu như tôi đã tri giác, có thể là ý hướng muốn cách tân để cho bài thơ của tôi theo đúng tinh thần thời đại, có thể vì tôi mang thiên tính chính trị để cổ vũ cho sự kiện nào đó. Vậy là, văn bản tôi viết ra đã bị méo mó so với cái- uyên nguyên tôi nghe thấy, nhìn thấy về thế giới hiện tượng trên sông Hương trong buổi chiều ấy, và tôi là một- nhân thể bị nô lệ bởi tri thức tha thể có trong tôi. Tác phẩm tôi hoàn thành không phải là bản- tường trình sống nữa, thay vào đó, nó hiện hữu như một tái thiết.
Vậy tái thiết là điều không trung thực của tôi, vì tôi không thể có sự tái thiết nếu như tôi chưa từng miêu tả hay tường trình về đối tượng khiến tôi được/ bị tri giác. Và rằng, để tái thiết thì tôi phải dựa dẫm vào một trung giới tri thức bên ngoài tôi, là tôi phải bám vào quan điểm của ai đó, phải khuôn mình vào danh ngôn bị ngôn ngữ làm cho thành huyền thoại để mở ra một tái thiết. Nếu như thế thì tôi vẫn chỉ là nhân thể bị phụ thuộc vào nhân thể khác, là khoảnh khắc tôi “chạy chốn khỏi tự do” của chính tôi, là khi, đáng lẽ tôi khởi nguyên cho suy tưởng của mình trên mặt giấy bằng một bản tường trình- đúng- như những gì tôi đã trải qua cuộc đời kinh nghiệm- tại thế, thì giờ đây, thay vào đó, tôi lại trở về với con đường nô lệ của mình là dựa dẫm vào ngôn ngữ. Vậy có lí nào ngôn ngữ đều là những sai biệt? Xin thưa, chưa hoàn toàn hợp lý.
Vì, biểu hiệu-của-ngôn ngữ chỉ là phương tiện giúp tôi hình ảnh hóa đối tượng tôi tri giác, cho nên nó là trung giới của quan niệm (ý thức) và tri thức (sự phản tỉnh lại những điều tôi tri giác), do đó nó là một nguyên ủy chưa khai sáng. Điều giúp ngôn ngữ- được khai sáng là chủ- thể- mình của tôi độc lập miêu tả đúng những kinh nghiệm tôi đã sống bằng ngôn ngữ của sự miêu tả, mà không phải là ngôn ngữ của điều kiến tạo. Và, tôi nhận ra rằng chỉ có thể có ngôn ngữ kiến tạo của riêng tôi khi tôi biết khai sáng chính mình, nghĩa là độc lập trong quan niệm. Nhưng để có thể độc lập trong quan niệm thì tôi phải bỏ hết khỏi đầu tôi bóng dáng những triết nhân, tư tưởng gia, thi gia, văn gia mà tôi đã in hằn trong đầu mình trước đó và rằng, tôi chỉ có thể có quan niệm độc lập trong- tái thiết hiện thực khi tôi chân thực với những hiện tượng ngoại tại đưa đến cho tôi quan niệm ấy sau khi tôi- tự phản tỉnh mình. Muốn làm điều đó thì tôi cần phải “trở về với chính sự vật”, nhưng để trở về với chính sự vật thì tôi không thể viện dẫn vào khoa học hay một lý thuyết cụ thể nào, vì khoa học và lý thuyết là kết quả của những kinh nghiệm sống khác nhau- bên ngoài- tôi, họ tập hợp lại thành một cố kết phi- tôi. Giờ, tôi lại viện dẫn khoa học và lý thuyết, vậy có khác nào tôi lừa dối chính mình, vì đó không phải là kinh nghiệm sống của tôi mà là kinh nghiệm đã sống cuộc đời tại thế của kẻ khác- bên ngoài- và độc lập với tôi. Muốn trở về với chính sự vật cho tôi cái nhìn mãn nguyện, cho tôi nghe âm thanh trong trẻo của sóng nước trên sông Hương ở buổi chiều hôm ấy, thì tôi phải sống đúng kinh nghiệm của tôi, sống đúng với cuộc đời mà tôi đã từng trải, và tôi không thể sống đúng nếu tôi không miêu tả- đúng những gì mà mình tri giác. Vậy là, mô tả hiện tượng học chính là cách thức, là con đường để tôi trở về với sự vật, trở về với nguyên ủy-là-tôi, tạo đà cho tôi tự khai sáng mình. Và rằng, tôi mô tả đúng những hiện tượng trên sông Hương cho tôi trực giác chiều hôm đó trên văn bản khi tôi chưa phản tỉnh, thì đó là một- uyên nguyên trinh trắng. Việc tôi sắp xếp các dữ kiện chân thực ấy trên văn bản theo bố cục các hình thức thay đổi là khi tôi đã phản tỉnh về những những điều tôi đã- tri giác, nhưng đó là quá trình nối tiếp với sự- chân thực của tôi về ngoại vật sau khi tôi đã miêu tả nó đúng- như- nó- có. Tôi- phản tỉnh là tiếp nối của tôi- mô tả, là tôi trở về với sự vật nhưng cũng là tôi trở về với suy tưởng của chính tôi, mà uyên nguyên vẫn là nó, không bị méo mó, làm xô lệch đi. Và rằng, tôi phản tỉnh lại đúng những gì tôi cho là mình đã sống tại thế, thì tái- thiết kế- tiếp mà tôi tự khai sáng mình là uyên nguyên với cái- ban đầu- tôi bị tha vật thu hút, vì tôi suy tưởng với chính tôi và tôi kiến tạo trên những gì tôi mô tả đúng- như- nó- có chứ không phải là phụ thuộc, nài ép, dẫm đạp trên tri thức từng được dựng lên về hiện tượng đó- bên ngoài- tôi nhưng -lẩn khuất- trong từng ngóc ngách- tư tưởng tôi. Giờ đây, tôi gạt bỏ tất cả tri thức bên ngoài ấy làm tôi phải khổ ải, phải phân trần- là tôi hay- là kẻ khác trước thế giới hiện tượng, thì khi đó tôi được trở về với chính những gì tôi đã tri giác, về với sự vật- là -nó.
Mô tả là quá trình tri giác kế tiếp về điều từng tri giác trước đó đối với cái- được mô tả, từ đó sản sinh ước định chân lí/ ảo giác trước thế giới. Nếu mô tả sau hợp thức hóa mô tả trước trong- tính liền mạch- của tri giác thì cái- được mô tả dẫn ý hướng tính tới đặc trưng bao quát sự thật về hiện thể, nhưng cũng là mô tả đó, nhưng mô tả kết tiếp phản ứng với mô tả trước đó của tri giác thì cái- được mô tả dẫn ý hướng tính tới đặc trưng ảo giác về hiện thực. Và, đúng/ sai, xấu tốt, cao cả/ thấp hèn… cũng từ quá trình mô tả về cái- được mô tả mà ra. Cũng vẫn là cái nhìn phóng chiếu lên vạn vật, vẫn là âm thanh được thâu nạp từ sóng nước trong buổi chiều trên sông Hương hôm ấy, nhưng khi tôi phản tỉnh về điều- tôi tri giác hôm đó, nhận ra mình đã bị cảnh vật hút hồn, giật mình nảy sinh tứ thơ. Lúc đó, khoảnh khắc chân tôi đứng trên bờ sông ấy đã quy chiếu ý hướng của tôi về hiện thực bên ngoài, và tôi mô tả như một “ý niệm tự nhiên” không ràng buộc bởi bất cứ mục đích hay mục tiêu sắp sẵn nào trước hiện thực đã cho tôi mãn nhãn, mãn thính. Bài thơ được hiện hữu là bản tường trình nghiêm túc về những gì tôi đã sống cuộc đời kinh nghiệm trước thực tại. Qua ngày mai, tôi vẫn là tôi, nhưng khoảnh khắc mà tôi bị hiện thực cám dỗ, cuốn hút như một cái bóng dính chặt bất phân ấy đã có sự đổi thay, không còn trinh nguyên, tròn trịa như ngày hôm qua nữa. Và ngày kia lại tới, hình ảnh của tôi về buổi chiều đó càng nhạt nhòa hơn nữa, vì qua mỗi ngày, tri giác của tôi được- sống một đời sống mới. Thay vì trước đó, tôi đã tri giác về thực tại trên bờ sông Hương trong buổi chiều mà tâm trạng tôi phảng phất một nỗi buồn khó nói, tôi bắt gặp cảnh ấy người ấy ngẫu nhiên như thể nó ăn nhập vào tôi theo sắp đặt của tạo hóa, giờ đây, cũng là ngẫu nhiên, nhưng tâm trạng của tôi tràn ngập ước niệm hạnh phúc và cảnh ngày hôm nay tôi tình cờ bị/ được phóng chiếu không còn là vẻ thơ mộng, thanh âm trong trẻo của sóng nước nữa mà là sự thô ráp, âm thanh lẩn khuất tạp âm của núi Ngự Bình vào buổi sáng trời âm u: một chút thanh âm của gió, của tiếng xe, của cô bạn trẻ đang hát… vậy là, điều tôi tri giác hôm nay hoàn toàn ngược với buổi chiều hôm ấy trên bờ sông Hương. Tri giác của tôi qua các giai đoạn sống cuộc đời tại thế bị vẩn đục, lẫn tạp, làm cho méo mó, xa rời uyên nguyên trong trẻo như lần đầu tôi nhận ra mình trước vẻ đẹp của cảnh. Nhưng, nếu tôi cố mô tả, cố tường trình chân thực với chính mình về “kinh nghiệm tri giác” ngày hôm đó của tôi, và vật cho tôi từ việc tường trình đúng đắn kinh nghiệm ấy hiện rõ đúng như nó có, giống như thật so với khoảnh khắc mắt-tai-xúc giác của tôi phóng chiếu về hiện tượng. Vậy là, điều tôi mô tả là chân lí trong phản tỉnh của ý thức tôi, là tôi đã trở về với chính sự vật, và sự vật là nó trong tương quan hình ảnh về nó. Mô tả, như vậy đã rõ, mô tả không phải là mô tả toàn bộ quãng đời tôi được tri giác về vạn vật, cũng không phải là tôi tường trình tất cả những khoảnh khắc sống cuộc đời tại thế của tôi, mà là mô tả một giai đoạn kinh nghiệm tri giác tôi có, là tường trình một quãng đời đã sống trải nhất định của tôi. Và kinh nghiệm mô tả văn học cũng tương tự như tôi mô tả về điều mắt tôi thấy tai tôi nghe, vật tôi sờ thấy.
Lịch sử văn học tìm đến với thế giới hiện tượng văn học không phải là để thu lượm, góp nhặt những dữ kiện có trong/ liên quan đến văn bản, mà là cố gắng xác lập một cấu- trúc- tinh thần văn học của một giai đoạn, một khoảnh khắc, một khu vực văn học cụ thể. Vì thế giới của con người phản ánh bản chất thế giới trên văn bản. Mà tôi- hiện hữu tại thế và tôi- mô tả kinh nghiệm của tôi cần thiết thống nhất về ý niệm hướng tới đối tượng. Vì con người là một- sinh- hoạt tại thế, cho nên sẽ có sắc thái ý hướng tính khác nhau về đối tượng được tri giác qua mỗi thời kỳ - giai đoạn, chi phối cách sống, cách suy tư, ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với chính nó. Văn học cũng vậy, thi nhân, văn nhân, triết nhân, ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự in hằn tri giác về hiện thực khác nhau. Có thời kỳ thì nguyên khởi là sợ hãi trước hiện thể, quy định cách suy tư sợ hãi và cách ứng xử dè dặt trước tự nhiên, sản sinh ra tập quán sử dụng huyền thoại như là phương thức giao tế trong cuộc đời; có giai đoạn siêu hình học- tôn giáo trở thành gốc rễ của mọi nhận thức như thời trung cổ Tây Âu, đưa đến lối suy tư sống là để phụng vụ Chúa trời, quy định cách ứng xử “phải biết lỗi với chính mình”… Do đó, trách nhiện của sử gia văn học là nhìn thấy ở mỗi thời kỳ, giai đoạn văn học những đặc tính giúp nối kết các vấn đề riêng biệt thành một hệ thống cơ cấu- tinh thần mang đặc trưng riêng mỗi thời kỳ, phản ánh đúng cách ứng xử của con người, cách con người tri giác về hiện thực, là thái độ sống và suy tư cụ thể. Pho lịch sử văn học thế giới là toàn thể đa diện đa sắc muôn mặt đời sống thực, mà các giai đoạn thời kỳ văn học là quá trình tương tác dị biệt, nó phải tường trình một cách nghiêm túc cách thế con người ứng xử và suy tư. Và đó cũng là quá trình, các sử gia văn học vực dậy những nền văn hóa đã thất lạc, những khoảng trời tư duy từng- bị/ được quên lãng. Và mô tả chính là cách thức chính yếu để văn học trở về với chính nó, để thế giới được hồi quy về nơi mà “thế giới sáng tạo ra thế giới”: Tri giác- tính. Mô tả và cái được- mô tả là những thiết yếu cho các giai đoạn tái- hiện cấu trúc sinh hoạt sống của ta, của tôi và của nó, thiếu vắng nó, hiện thực được ta thu nạp chỉ là một nguyên khởi bị méo mó, xô lệch, xa rời với lịch sử hiện hữu mang tên nó.
2. Ngôn ngữ - biểu tượng và tri giác
Bước ngoặt ngôn ngữ đầu thế kỷ XX[2] đã lộ rõ ưu thế vượt trội của khoa học nhân văn trước khoa học tự nhiên. Nhưng liệu, sự vượt trội ấy có đưa ngôn ngữ thoát khỏi định kiến ngoại tại trở thành bản thể luận của mọi nhận thức? Đã đến lúc phải chỉ ra bản chất của ngôn ngữ và nguồn gốc thiếu minh bạch của nó và rằng, nó đã được các nhà ngôn ngữ “cưng chiều” quá mức trước thực tại lịch sử hiện hữu. Lịch sử nhận thức duy tâm và nhận thức duy vật đã che đậy những giới hạn ngay từ khởi nguyên hình thành nó, và cứ thế, theo thời tính, ngôn ngữ đã trở thành một băng hoại và lừa dối đối với nhận thức con người. Họ, vì quan điểm thiên kiến cố gắng bảo vệ lập trường duy- khoa học và duy- lý thuyết của mình đã ngụy trang cho ngôn ngữ những tính chất không có thực, biến nó trở thành hiện hữu “tưởng như tất yếu” của con người. Con người cứ nhăm nhăm tin vào nó như cứu cánh- tư tưởng, gạt bỏ tất cả những gì được xem là nguồn gốc đưa đến tôi- suy tưởng, tôi- hiện hữu như-là- nó với vị trí của uyên nguyên kinh nghiệm, một hiện sinh độc lập với tôi suy tưởng- khác, phi- tôi.
Mô tả như là hình ảnh hóa trung thực những gì tôi tri giác. Nhưng để mô tả, tôi phải viện dẫn tới cứu cánh- tạm thời là “biểu tượng”. Biểu tượng là cái xuất hiện sau điều tôi tri giác và là trung giới giữa tôi- suy tưởng, tôi- phản tỉnh với tôi- tri giác và tôi- tại thế. Nói như vậy, biểu tượng là hình ảnh của đối tượng tôi tri giác chứ không phải là cái- được tôi tri giác, và rằng trước khi những hình ảnh có trong tôi phân tách và sắp đặt thành những tín hiệu có nghĩa (ngôn ngữ) thì trước đó tôi đã từng có những hoạt năng để biểu tả điều tôi tri giác. Hẳn rằng, buổi ban sơ của văn học, con người chiêm ngưỡng thế giới quanh nó và mô tả nó bằng những hoạt động xác thịt như phóng tên trên vách núi, dùng tay để chỉ dấu cho nhau… tất cả những điều đó đều là biểu hiện cấp cao hơn của tri giác nguyên thủy về hiện tượng mắt thất tai nghe trước khi có sự ra đời của “thần thoại”. Đó là giai đoạn tiền- ngôn ngữ, tiền- mô tả. Khi tôi cố mô tả những sự vật lần đầu tôi thấy, cái- tôi tri giác, cái tôi- xác thịt của tôi đã hình ảnh hóa điều tôi thấy, nhưng rõ ràng, tôi chưa phản tỉnh, chưa có suy tư, đơn giản những hình ảnh đó chỉ là sự rập khuôn, mô phỏng điều tôi bị/ được cuốn hút. Cảnh đấy, vật đấy, tôi ngỡ ngàng khi sắc màu, thanh âm của nó ám vào tri giác tôi, làm ngột thân thể tôi và tôi cố biểu đạt xúc cảm mà tri giác tôi bắt tôi phải thế. Tôi đã chọn một biểu- hiệu để tôi lưu giữ sự-ám vào tri giác ấy của thế giới hiện tượng đã- từng- cho tôi được tri giác. Biểu hiệu ấy chỉ có giá trị với riêng tôi và chỉ duy- có tôi chịu ràng buộc vào giá trị mà nó đem lại cho tôi và đó là kinh nghiệm- quy ước của tôi về hình ảnh mà tôi đã mô tả đúng- như- những gì nó phóng chiếu và khởi xuất trước tôi. Cho tới khi, tôi biết phân trần những hình ảnh ấy thành các lớp đối lập: trắng/ đen, chân/ giả, đúng/sai, đẹp/xấu… là khi ấy tôi đã có dự phần của ngôn ngữ và rằng, ngôn ngữ chính là cứu cách cho tôi- phản tỉnh, tôi- suy tưởng của tôi. Vậy là qua hai lớp trung giới, tri giác cấp cao (hành vi hóa hiện thực) và biểu tượng, ngôn ngữ đã cách xa uyên nguyên của tôi- tri giác. Vậy là, ngôn ngữ đã làm cho cái- tôi tri giác của tôi méo mó và phi thực ngay từ khởi nguyên chỗ đứng của nó trong lòng tư duy. Nếu tư duy, theo quy luật là phản tỉnh lại cái tôi- chưa tư duy, là một phân tách cái tôi- tri giác thì nó vốn không trung thực với những gì tôi biết về đối tượng ban đầu. Vì, đối tượng vốn là nó, nó tồn tại chẳng có lý do hay mục đích gì với tôi cả. và tôi trong quan hệ với nó là một thực thể độc lập có tri giác, vậy, tôi phải xác lập vị trí của tôi theo đúng vị trí của- tôi với- nó. Và nó trong quan hệ với tôi là một uyên nguyên không có đúng cũng chẳng có sai, vậy mà, giờ đây, ngôn ngữ đã dự phần vào cái tôi phản tỉnh biến cái vốn không sai không đúng ấy thành ra cái đúng cái sai có trong tôi. Vậy chẳng phải, ngôn ngữ đã làm cho đối tượng trở nên xô lệch méo mó sao? Còn vì sao lại có méo mó và vì sao luôn tồn tại tôi- phản tỉnh bên cạnh tôi- tri giác “ù lì” thì lại thuộc vấn đề phức tạp hơn: vấn đề tha nhân trong quan hệ với chủ thể- là- mình của tôi.
Cái tôi mô tả là dự phần nối tiếp của tôi tri giác, là quá trình tôi biểu tượng hóa những gì tôi tri giác về đối tượng, biến nó trở thành hình ảnh. Biểu tượng trở thành trung giới giữa tôi phản tỉnh và tôi tri giác, nó đơn giản là một- tái lặp mà không phải là một- tái thiết. Và rằng, tái lặp là cái hướng về phía trước – thời điểm, tôi hội hội nhập vào đối tượng và đối tượng chịu sự xô đẩy tự nhiên của ý hướng tính nơi tôi. Tôi dựng lên biểu tượng là để ghi lại những điều mắt tôi thấy, tai tôi nghe về sự vật, hiện tượng. Vậy là, biểu tượng là chiếc bóng ghì níu cái- tôi tri giác, nó là hiện thực và là chân lí của những gì tôi từng tri giác, nó chưa biến dạng, chưa méo mó, chưa nhập nhằng giữa những phân tích mà ngôn ngữ từng can thiệp. Cái tôi- sống cuộc đời tại thế nơi tôi đã trở thành cái- tôi phản tỉnh- nơi tôi. Nghĩa là, văn bản như là đối tượng mà tôi được- đọc- khi nhìn vào nó, khi nghe người khác truyền thanh đến tai tôi, và tôi đã dựng/bị dựng biểu tượng có sẵn[3]/ sáng chế[4] biểu tượng để hình ảnh hóa điều tôi tri giác ấy, biến nó trở thành một lưu giữ chưa được phân tích, bình chú trong ấn tượng của tôi về nó. Những gì tôi hình ảnh hóa điều tôi tri giác về văn bản ấy ở các góc độ hình tượng, lối chấm câu, cách ngắt dòng của văn bản là tiền đề để tôi mô tả lại đúng đắn những ấn tượng ban đầu của tôi trước đối tượng, là tôi không vướng mắc gì đến các giai đoạn tái thiết kế tiếp từ giai đoạn biểu tượng hóa tri giác của tôi- suy tưởng. Và rằng khi tôi suy tưởng về những điều tôi tri giác, là lúc điều tôi- vốn- sẽ mô tả như sự trở về với ấn tượng mà văn bản kia cho tôi từ uyên nguyên phóng chiếu của đôi mắt tôi của lỗ nhĩ tôi- bị phủ định, vì nó có sự tham chiếu của ngôn ngữ- như là mặt nạ dẫn đường chỉ hướng cho tôi phân tích, tôi phán xét về nó. Vậy là, kết quả của tôi suy tưởng là sự sai lệch với trinh nguyên ấn tượng mà tôi có trước văn bản tôi- tiếp nhận. Để có xác quyết dứt khoát về ranh giới can thiệp của biểu tượng và ngôn ngữ vào tri giác, tôi hướng đến hai ước định của lập luận: Cái tôi mô tả và cái tôi suy tưởng.
Cái tôi mô tả là hoạt năng tường trình lại điều tôi được tri giác, là tôi bị ném một cách tự nhiên về đối tượng và đối tượng lặn ngụp vào tôi như một đồng điệu không phân biệt lằn ranh hội nhập giữa chủ thể và đối thể. Một bài thơ tôi đọc khi tôi buồn sẽ có ấn tượng khác hẳn với cùng bài thơ ấy khi tôi đọc lúc vui. Và những biểu hiệu trên văn bản lặn ngụp vào tôi như một ý hướng vô thức, những hình ảnh sông, núi, con người mà tôi đã từng mắt thấy, tai nghe ngoài hiện thực giờ lại gặp nhau trong cùng khoảnh khắc giao thoa giữa tôi tri giác và đối tượng. Tôi biết bài thơ ấy đang tả về ngọn núi, dòng sông là vì tôi đã từng thấy nó ngoài đời và tôi là một- lười nhác và sa đọa nên không tự quy cho mình khái niệm để mô tả sự vật ấy, mà trở thành kẻ phụ thuộc vào biểu tượng - mô tả của cộng đồng khi tôi bị nó len lỏi vào trí não như một quy ước. Và, những nhân thể khác ngoài tôi cũng là một sa đọa của biểu tượng “sông”, “núi”, “nước” do giao tiếp cộng đồng áp đặt vào họ một cách vô thức. Tôi và họ đều là hậu quả của những sa đọa giao tiếp cộng đồng , hình ảnh tự nhiên vốn là nó mà không phải là cái ta ép cho nó là “sông” là “núi” giờ lại trở thành điều quy ước phải gọi tên là “sông” là “núi”. Tôi đọc văn bản của họ, nhờ là một sa đọa một phụ thuộc và nô lệ bởi biểu tượng quy ước về hiện thực nên khi đến với văn bản ấy, tôi nhận biết được điều nhà thơ đang mô tả về hiện thực ông ta thấy. Nhưng vì nhà thơ là một kẻ chuyên phá bĩnh hiện thực và nuôi ý định “phá xiềng” “đột xích” khỏi sự giam hãm của nhà tù-ngôn ngữ giao tiếp cộng đồng, nên y đã tìm cách đi ngược lại với sự sắp đặt sẵn có bằng việc tự mình sáng tạo ra biểu tượng mới về ngôn ngữ mô tả. Và đó là cách để họ là kẻ tự do, là mình. Và rằng, chính nhà thơ là những kẻ làm ra ngôn ngữ nhưng cũng chính họ lại là kẻ cầm tụ những người khác bằng chính- ngôn ngữ của họ. Họ đã bắt kẻ đọc văn bản của họ phải tin vào nó như một ràng buộc, níu kéo vì không tin thì không thể biết là có những biểu tượng trên văn bản. Muốn biết và hiểu biểu tượng ấy thì anh phải tin vào nó như một sa đọa với anh để anh nắm lấy nó. Nếu anh không muốn tin nó thì anh phải đoạn tuyệt và xa rời nó. Nhưng xa rời nó thì anh đi đâu, anh lại về với người tình cũ là ngôn ngữ giao tiếp ư? Vậy là anh từ chối nhà tù mới để trở về nhà lao cũ của ngôn ngữ? Vì thế, con người là kẻ luôn luôn chạy chốn tự do và cũng luôn luôn bị cầm tù bởi chính tự do ấy. Nhưng khi tôi đọc văn bản thơ của một nhân thể tự do về ngôn từ mô tả thì nó lại là một ấn tượng với tôi. Vì những điều nhà thơ mô tả là những biểu tượng mà anh ta tự sáng chế để không phải là một sa đọa, cho nên nó “lạ” với tôi, vì tôi chưa thấy nó ở đâu, là lần đâu tôi gặp nó. Vậy là nó ấn tượng với tôi và tôi phải tái hiện, tường trình lại sự “lạ lẫm” ấy của tôi trước hiện thực. Nhà thơ, triết nhân, văn nhân đều là những nhân thể muốn chốn thoát tự do và tự sáng tạo tự do, song cũng đồng thời là kẻ tự cầm tù tự do của mình bằng chính ngôn từ mô tả mà mình gây dựng. Vì, nếu biểu tượng mà tôi dựng trên văn bản như một sáng chế thì nó là tự do của tôi nhưng tôi lại vô hình đẩy sự tự do của tôi về phía người đọc văn bản của tôi, khiến họ trở thành kẻ mất tự do và là nhân thể bị vong bản về tinh thần trước ngôn ngữ do tôi tạo nên. Đến lượt tôi, tôi lại trở thành tù nhân của những ước định biểu tượng trên văn bản của các nhà thơ khác. Vì rằng, tôi tồn tại là một ý nghĩa, tôi không thể chỉ biết đến thơ của tôi mà vứt bỏ ra khỏi đầu cái ý nghĩ phải đọc thơ người khác. Và người khác trong quan hệ với tôi là một ràng buộc để tôi sáng tạo chính mình, thế là tôi cũng lại mất tự do trước kẻ khác. Thậm chí, tôi cũng là kẻ mất tự do với chính mình, vì tôi là một hiện hữu ý nghĩa nên tôi phải sáng tạo. Nhưng tôi không thể sáng tạo nếu như tôi không suy tư, nhưng để có điều suy tư thì tôi phải tìm kiếm lý lẽ đựợc phân tích trong khoa học và lý thuyết. Lý thuyết và khoa học lại là kinh nghiệm tại thế được phản tỉnh của kẻ khác ngoài tôi, giờ tìm kiếm nó có khác nào tôi là một nô lệ cho nó. Đó là còn chưa nói tới cái tôi bảo thủ trong tôi luôn cho những sáng tạo của mình là uyên nguyên siêu việt, cho nên, tôi đã bám vào điều mình sáng tạo như “kẻ ăn mày dĩ vãng”.
Vì biểu tượng mô tả là hình ảnh để tôi ghi lại hiện thực tôi tri giác nên nó chân thực, nó là tấm gương để tôi tường trình lại cảm xúc uyên nguyên mà mình có về văn bản. Hoài Thanh có vĩ đại không? Ông chỉ là một nhân thể bình thường, thậm chí là giản đơn. Thi nhân Việt Nam[5] đâu phải là một phát kiến ghê ghớm khiến người ra phải rùm beng lên vì nó. Hãy luận về điều mà Hoài Thanh đã làm và hãy truy xét bản chất của Thi nhân Việt Nam. Cách đọc của Hoài Thanh là cách đọc của “trẻ thơ” về những văn bản của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử… mà không phải là những phân tích, phê phán , phát kiến khiến người ta trở thành “nhàm chán”, “sa đọa”. Nói như vậy, lối phân tích, phê phán, dựa vào các lý thuyết khoa học là nhàm chán, sa đọa ư ? Nếu đây là một câu hỏi thì việc làm rõ lối đọc “trẻ thơ” sẽ là câu trả lời thích hợp cho nghi vấn ấy. Tại sao Hoài Thanh lại đọc thơ của các bậc tiên hiền trên bằng lối mô tả của trẻ thơ? Hẳn rằng, Hoài Thanh khá khôn khéo khi phán xét văn bản bằng sự tự do của các giác quan. Và rằng, một đưa trẻ sẽ không thể hành động như một người lớn bằng những phân tích vụn vặt với những suy tính cặn kẽ thiếu tự nhiên, thay vào đó, nó xem điều nó thấy và thanh âm nó nghe như một cứu cánh mô tả. Hiển nhiên, một đứa trẻ có thể mô tả con vật nó cưng nhất bằng thái độ cảm xúc trinh nguyên về nó. Những bài văn mô tả của chúng khiến người lớn phải bật cười và có đôi chút “mỉa mai”. Vì, họ đọc văn bản của chúng bằng cái đầu suy tư, thận trọng, dè dặt, gán nghĩa theo cách mà một ông già thường làm, cho nên những điều thực với tri giác của chúng lại là những “ngô nghê” “ngộ nghĩnh” bởi những phân tích bóp- méo- tri giác về hiện tượng. Nhưng ngược lại, một đứa trẻ sẽ cảm thấy nhạt nhẽo và tầm thường khi chúng đọc những văn bản thơ của người lớn và chúng không sao hiểu được điều chúng đọc, vì trong ấn tượng của chúng những văn bản thơ ấy là những “giả tạo”, là “sai lệch” so với hiện thực chúng tri giác. Chúng thắc mắc bằng những nghi vấn hơn là tái hiện điều chúng ấn tượng về văn bản. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy chán ngắt khi chúng đọc những bộ tiểu thuyết của người lớn, vì thế giới mà người lớn mô tả là một “giả tạo” và “sai lệch” so với hiện thực được cảm nghĩ giản đơn và chân thật của chúng, và vì chúng không biết “hư cấu”, không biết “bịa-mà như thực” trước hình ảnh về những hiện tượng, con người xung quanh chúng như người lớn đã làm. Nhưng chúng hoàn toàn có thể mô tả cảnh tượng chân quý hay tình yêu giữa con người với con người bằng xúc cảm chân thực như ta có thể sờ thấy và cảm thấy, vì rằng, chúng có thể tái- lặp các dữ kiện mà người bạn hay cha mẹ chúng yêu thương, chân quý- chúng hơn là bóp méo, tô hồng tình yêu vĩnh cửu hoặc nhân tình thế thái như các nhà văn già giặn thường làm. Vì rằng, chúng là một tại- thế tuyệt đối, là một tri giác chưa bị méo mó và là một nhân thể chưa nhận thức những điều to tát, chưa bị áp đặt phải làm cho cuộc sống xô lệch, phải “mưu toan” như người lớn thường giả tạo hóa về hiện thực.
Hoài Thanh đã mô tả và thủ thế- trí tuệ của mình như một đứa trẻ từng làm với bản văn mô tả. Chúng có quyền cường điệu hóa các sắc thái hiện tượng chúng thấy, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc chúng “xuyên tạc” một cách có ý đồ và khôn khéo về thế giới hiện tượng mà một tiểu thuyết gia có thể làm. Chúng có thể đặt những hình ảnh đối lập với hiện thực xảy ra như thế, nhưng đó không phải là diễn thuyết bịa đặt mà là một mô tả lớp lang sinh động. Và rằng, một con mèo trong trí tuệ giản đơn của chúng và trong cách mô tả yếu ớt vọng từ cái nhìn của người lớn là con vật có thể cao tới 2,5m và nặng 90 kg, nhưng chúng lại được đặt để bằng điểm nhấn trinh nguyên là “con mèo” và “điều chúng thích nhất”. Và hẳn rằng, con vật ấy không thể lừa dối tri giác chúng ta bằng con mèo được nhân cách hóa với những toan tính và sắp đặt của một tiểu thuyết gia như Edgar Allan Poe đã làm[6]. Và rằng con mèo ấy vẫn là con mèo trong hiện thực, đích thực là nó, nhưng ước định cường điệu khiến văn bản của chúng viết ra là một “lạ lẫm” với người đọc chúng. Người ta có thể cười và mỉa mai về cách mô tả ấy, vì sự cường điệu hóa trong cái nhìn của kẻ trường thành là sự “lệc lạc” và “cập kênh” so với trí tuệ “ma mãnh”, nhiều “toan tính” của họ. Nhưng nếu vất bỏ lí tính làm cho trí tuệ của triết gia trở nên uyên thâm và ma mãnh, biến chúng trở thành những cảm nghĩ chân thực của trẻ thơ, thì một triết nhân có thể sẽ thấy trong văn bản mô tả của chúng thế giới hiện tượng lạ lẫm mà họ khó có thể tìm gặp trong các bản văn kinh viện. Hoài Thanh đã biết vất bỏ lớp bọc của một trí tuệ ma mãnh- lý thuyết, vứt bỏ cái tôi định kiến thẩm mỹ do cộng đồng và sách vở nhồi nhét, làm cho biến dạng và sai lệch. Ông đã đến với văn bản của Tản Đà, Chế Lan Viên, Xuân Diệu như một đưa trẻ đang làm bài tập mô tả về thế giới hiện tượng văn học, là tự do tưởng tượng là tái lặp tưởng tượng. Và rằng, điều mà một đưa trẻ có thể cường điệu về điều chúng thấy như thể cách ngắn nhất giúp chúng tiếp cận đối tượng, thì Hoài thanh cũng cường điệu một cách tự nhiên những gì mà văn bản ngoại tại nằm trong phóng chiếu phi-vụ lợi của kẻ đang ngắm nhìn chúng. Sự mô tả có thể đã nâng những biểu tượng văn bản lên quá kích cỡ thông thường mà chúng vốn có. Điểm giữ lại sự siêu việt, uyên nguyên của Thi nhân Việt Nam là điều mà một đưa trẻ thường nghĩ tới: “đối tượng” và “cái tôi thích nhất”. Điểm nhấn uyên uyên về văn bản làm cho những cơn gió cường điệu trở thành sự nhất quán triệt để trong xúc cảm biểu tả. Và, chẳng ai có thể tin được một con mèo có thể cao tới 2,5m, nặng 90 kg, cũng như chẳng ai có thể tin được giây phút “thoát lên tiên” “phiêu lưu trường tình”, “điên cuồng”, “động tiên”[7] của Hoài Thanh, nếu nó bị nhìn từ lí tính khoa học. Nhưng Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam là sự sóng đôi từ kết quả của cái mô tả và được mô tả, và rằng Hoài Thanh cũng như đưa đứa trẻ kia có quyền biện minh về hành động của mình ở quan điểm “điều tôi thích nhất”. Vậy là, “tôi thích” chính là căn nguyên gánh vác của điều tôi mô tả. Và vì, tôi mô tả đúng như ấn tượng của tôi về văn bản, nên cái- cho tôi là cái- tôi đã từng tri giác về văn bản, mà trong trí tuệ của tôi, tôi yêu thích nó và tôi trong quan hệ với nó là một cường điệu có thể chấp nhận.
Biểu tượng chính là hình ảnh của tri giác là điểm quy chiếu để ngôn ngữ tôi- suy tưởng biến đổi và làm xô lệch điều tôi đã tri giác về thế giới hiện tượng đã cho tôi ấn tượng khởi nguyên. Tôi muốn tự do với chính mình, tôi phải là một mô tả về biểu tượng ghi lại thực tại được tri giác của tôi. Còn ngôn ngữ là tình nhân dẫn dụ và làm “mụ mẫm” cái tôi- tại thế, biến tôi trở thành một “động vật suy tưởng”. Ngôn ngữ tái thiết là một “lừa dối” và dẫn dụ tôi tới cái cầm tù tôi là tri thức ngoại tại. Và rằng, tôi đã đánh mất trinh nguyên cảm xúc vì những phân tích đến từ bên ngoài, dẫn dắt, xác quyết đoạn tuyệt tôi trước tự do mô tả của mình. Vì ngôn ngữ là một lệ thuộc với biểu tượng ghi lại điều tôi cảm biết về đối tượng, cho nên qua hai lần dẫn nhập, ngôn ngữ trở thành xa cách với cái ban đầu cho tôi xúc cảm về hiện tượng. Điểm khởi phát cho tập quán hay phương thế suy tư là từ những hình ảnh về hiện thực được tri giác, cho nên ngôn ngữ là hình ảnh thứ hai từ hình ảnh nối tiếp của tri giác. Người ta sẽ thấy mình thiếu- tính xác thực khi đứng trước gương, dù những hình ảnh ta thấy là hình ảnh của ta, nhưng nó không phải là huyết mạch nuôi dưỡng các cơ năng của mắt, của tay và xác thịt ta, mà chỉ là hình ảnh sao chép vô hồn, không biết đau không biết sôi sục khi xác thịt của ta hoạt động trong ta. Ta nhìn thấy bóng của ta nhưng ta không thể ôm ấp và khóc trước vết thương đang rỉ máu trên tay ta, nếu ta nhìn vào chiếc gương có ảnh ảo của ta, hơn là việc ta trực tiếp nhìn vết thương đang lở lói và tuôn chảy những mô chết trên xác thịt. Biểu tượng chính là chiếc gương cho ta hình ảnh sao chép của ta về hiện tượng, đồng thời, cũng chính nó làm cho xúc cảm của ta bị ngưng trệ theo những lớp ảnh ảo nó dựng lên. Một chiếc gương có thể làm cho ta hiện hữu “giống như thật” về hình thể, nhưng lại ngăn không cho ta biết tâm hồn của mình đang biến chuyển ra sao, đau đớn đằng sau nụ cười hiển lộ hay khóc thương giả tạo trước khoảnh khắc tâm hồn ta đánh lừa hình hài của ta. Sẽ là gì đây, khi một người chụp ảnh lại quên con người thân xác của ta, mà chỉ nhăm nhăm tìm kiếm những bức ảnh đẹp đằng sau lớp son phấn được trang trí, làm cho thân thể ta bị ngụy tạo và xô lệch với những xúc cảm bên trong ta có. Và rằng người chụp ảnh chụp hình một nhân thể được trang điểm sang trọng để đánh lừa điểm phóng chiếu từ đôi mắt ngắm nhìn sản phẩm của họ. Và sẽ ra sao, nếu như một người thợ chụp ảnh chụp lại hình ảnh của một nhân thể ở trong gương? Hình thể con người vẫn là nó, nó vẫn hiện hữu “giống như thật”, nhưng xúc cảm và sự chuyển di tình cảm của con người bị méo mó trước gương, giờ lại bị méo mó lần thứ hai khi người chụp ảnh chụp lại hình ảnh từ ảnh ảo của một nhân thể. Ngôn ngữ là những ảnh ảo từ các- ảnh ảo trong chiếc gương ấy hoặc là một nhân thể được trang điểm sang trọng hơn là một con người mang bản chất tự nhiên của nó. Vì ngôn ngữ, chứa trong nó những ước định suy tư và tập quán tư tưởng cho nên nó là sự áp đặt, liên đới với những mục đích suy tưởng bên ngoài, của những vướng líu về tri thức hoặc hệ ý thức quyền lực. Và do đó, ngôn ngữ là một biến dạng ngụy biện so với điều ta tri giác được.
Các nhà duy tâm khách quan biện minh cho nguồn gốc của ngôn ngữ là ở ý niệm về lời và lời nằm nơi Chúa. Vậy cho nên, mọi phán định hay sáng tạo bằng lời của Chúa là uyên nguyên của tồn tại. Và rằng, Kinh Thánh là cuốn thơ vĩ đại nhất về nguồn gốc hình thành, phát triển và kết thúc của nhân loại. Nhưng, Chúa không phải là một hiện hữu tại thế mà chỉ là sản phẩm “ngu dốt” và “sa đọa” của con người, do con người sáng tạo trong buổi đầu cô độc trước tự nhiên. Vì là một sản phẩm tưởng tượng nên Chúa không có thực, nghĩa là hư vô, theo đó, ngôn ngữ nằm ở nơi Chúa cũng chỉ là một hư vô. Người ta thật khó có thể tin vào sự nhận biết trước cái hư vô, vì rằng, hư vô là “không có gì”, vậy ngôn ngữ như một giả sử từ phát ngôn của “kẻ” hư vô, không có gì, thì lấy gì để xác quyết niềm tin ấy là chân lí? Và rằng người ta thật khó có thể hiểu và biết về điều- không- có gì, thì những xác quyết từ điều-suy tư- bị tri phối bởi-ngôn ngữ của hư vô- “không có gì” ấy có đáng tin cậy bằng điều người ta có thể tri giác về hiện thực mắt thấy tai nghe? Ngôn ngữ dưới cái nhìn của các nhà duy tâm khách quan là một ngụy biện cứu cánh cho hư vô, thì thật khó biện minh cho niềm tin con người về điều không có gì ấy. Vậy là để trốn thoát sự thực nực cười đó, các nhà duy tâm khách quan đã dựng lên khái niệm “đức tin” và “mặc khải” như là cái đến từ bên ngoài siêu- việt không thể tri giác và chỉ có thể chấp nhận những ai tin và đi theo điều ngụy biện đó. Còn các nhà duy tâm chủ quan thì sao? Họ không dựa hẳn vào ý niệm Thiên Chúa, nhưng lại dựa vào cái tôi- tư duy. Để có cái tôi tư duy tất yếu phải trải qua điều- tôi tri giác, nhưng các nhà duy tâm chủ quan này lại xem tri giác là một “yếu đuối” “không đáng tin” và “u tối”, cho nên sự vật được khai minh khi có tôi- tư duy, và để tôi- được tư duy thì ngôn ngữ trở thành người tình dẫn lối cho phân tích ở họ. Và, tôi tư duy là cái làm cho sự vật được minh bạch, những u tối được tôi-tư duy gọi tên và quy định các lề luật để nó tồn tại. Nhưng vậy thì có khác nào các nhà duy tâm chủ quan đang thừa nhận việc mình làm là bóp méo với điều mắt họ thấy, tai họ nghe? Hẳn là, họ đang lừa dối chính họ, áp đặt lên hiện thực mục đích và tham vọng chiếm lĩnh của ngôn ngữ, tách xác thịt ra khỏi phần hồn. Nhưng thật khó có thể tin được là người ta có thể đoạn tuyệt ngôi nhà thể xác cho linh hồn mình trú ngụ. Và, nếu cái tôi-tư duy vỗ ngực về sự hiện hữu nó là đích thực thì hẳn rằng, linh hồn phải neo đậu ở một thế giới phi- xác thịt, vì nó xem xác thịt là không đáng tin cậy và là một u tối, nên việc rời bỏ và khinh miệt xác thịt chỉ là vấn đề thời tính. Và rằng khi cơ thể người ta rã mục lúc về với đất thì, tôi tư duy là một bất tử?? Thật khó có thể tin được luận đề phi- logic ấy, và rằng, nếu muốn thoát rời thân xác già nua thì linh hồn lại phải trở về với Chúa, nghĩa là lại về với hư vô, là không có gì. Đó là cách một nhân thể trên mặt đất đang “bước đi bằng cái đầu” chứ không phải bằng đôi chân.
Vậy còn các nhà duy vật? Họ lí giải nguồn gốc của ngôn ngữ là nhờ lao động và thông qua giao tiếp. Vậy hiển nhiên, theo họ ngôn ngữ là một sản phẩm của cộng đồng. Vậy thì, cộng đồng đã “đánh cắp” tự do về ngôn ngữ của cá nhân là tôi. Và vì, tôi sinh ra đã thành một hiện hữu mất tự do thì thật khó để nói rằng tôi là một hiện hữu tuyệt đối. Và rằng tôi, loài kiến, loài ong là những kẻ mất tự do, chịu chi phối bởi diễn ngôn cộng đồng, đều có cùng đẳng cấp. Vậy chẳng có cớ gì để tôi phân biệt giữa tôi và loài vật, cũng như bài thơ với tôi là một hứng thú, thì cái “tổ kiến” “tổ ong” lại là bài thơ trữ tình- trác việt của loài kiến và loài ong. Tôi sinh ra, tôi có tri giác nhưng biểu tượng ghi lại điều tôi tri giác lại không nằm ở sự sáng tạo nơi tôi mà nằm ở cái đến từ bên ngoài tôi, đó là những thanh âm vọng vào tai tôi, ép tôi phải gọi sự vật bằng sông, núi, mây… mà tôi không có ý nghĩ là những từ đó trong tôi trở thành một đam mê gọi tên, là một hiện hữu do tôi tạo dựng. Vậy là, tôi trở thành kẻ “ăn bám” ngôn ngữ ngay từ khi đã biết tri giác rồi, điều đó không thể cứu cánh cho tôi là một nhân thể tự do được, vì những thanh âm ngôn ngữ đó đã ám vào tôi và ép tôi theo quyền năng suy tư của kẻ nắm quyền lực, biến diễn ngôn của tôi trở thành quy ước-đã có. Và rằng, quy ước ngôn ngữ là một điều dối trá nhất, vì nó không phải là phát ngôn của tôi mà là phát ngôn của kẻ vô hình bên ngoài tôi, tôi trong quan hệ với nó là kẻ bi-lệ thuộc phải tin vào nó, nếu như tôi muốn mô tả điều tôi tri giác. Tôi muốn cất cao hồn mình mà phóng chiếu thành một bài thơ hay một khúc ca bi kịch để tự ru lấy đời mình thì tôi phải là kẻ nô lệ, là kẻ tôi đòi của ngôn ngữ cộng đồng. Nếu tôi muốn bứt phá mình khỏi xiềng xích vô hình ấy thì tôi phải tạo cho tôi một quy ước riêng về biểu tượng ghi lại điều tôi tri giác, nhưng điều ấy sẽ biến tôi trở thành kẻ- chống- Chúa hay kẻ chống- quyền lực của cộng đồng giao tiếp; tôi sẽ trở thành một tội đồ phản nghịch và chịu- lưu đầy trong mắt họ. Và rằng, thói quy chụp tri thức là ám ảnh-phi-lý với tôi, và vì tôi không thể chạm đến màu hồng- phá bĩnh của tôi, nếu nó liên quan đến màu hồng của lá cờ chính trị, do đó, biểu tượng do tôi sáng tạo sẽ trở thành một án văn với cuộc đời tri giác của tôi và tôi phải viện dẫn biết bao cái tên chịu án oan ấy như Galilée từng là kẻ- phá phách các ước định duy tâm của giáo hội nhà thờ Cơ Đốc giáo, như Socrates sáng tạo cho mình một-chén thuốc độc để trầm thống trước cuộc cách mạng thần học, hoặc thảng như cái chết điêu đứng của Trang Đình Long... Điều ấy cũng giống như một đưa trẻ đã phản kháng lại điều chúng mô tả về con mèo có chiều cao ngoa dụ 2,5m, nặng tới 90 kg. Phát ngôn ấy của chúng là cách thức phản ứng lại với toán học. Một đưa trẻ mô tả về con vật chúng cưng quý và rằng, con mèo trong mắt chúng là một hiện hữu uyên nguyên, chúng cố mô tả điều xảy ra ấy trên văn bản chúng viết ra. Tuy nhiên, trong cái nhìn ngây thơ và phá bĩnh của chúng thì đôi chân của con mèo cao 20,5 cm kia cũng có giá trị tương đương với ước định toán học vô nghĩa trong đầu chúng với con số ngất ngưởng 2,5m. Một đứa trẻ có thể thu nhận âm thanh vang vọng ngoài nó vớ kí âm 2,5m, nhưng trong tri giác của chúng thì cái thanh âm ấy chỉ là một viện dẫn, nài ép, níu kéo tương xứng với đôi chân của con mèo có trong mắt chúng. Và rằng, trong đầu chúng, nhà toán học và các con số ước định được gọi là chân lí của họ chỉ là vô nghĩa và bị bóp méo trước điều chúng tri giác. Chúng rang rác rao trên miệng mình con số 2,5m cho đôi chân của con vật chúng cưng, nhưng trong ý nghĩa mô tả của chúng thì nó có nghĩa như một sải chân 20,5 cm vọng vào mắt chúng. Việc viện dẫn ngôn ngữ cộng đồng trong lối mô tả của một đứa trẻ chẳng khác cách một con vẹt nhại lại điều người khác nhồi vào tai nó, nhưng trong trí tưởng tượng của chúng, nó chỉ là một thanh âm vô nghĩa được đặt trên cái mỏ- máy móc. Và con vẹt kia, trong sự dính líu với ngôn ngữ chúng đang sống là một tự do, cũng như một đứa trẻ đã biết-cách- tìm đến tự do của mình theo hướng ý thức-một cách vô thức về con vật chúng tri giác. Trong ý nghĩ của chúng, chúng phải mô tả điều chúng tâm niệm và thích thú, nhưng để mô tả thì chúng phải có biểu tượng để mô tả, vậy là việc nhặt nhạnh ngôn ngữ cộng đồng một cách vô thức, quyên đi ý nghĩa của những biểu tượng ấy, gán nó theo quy ước của chúng về con vật được mô tả ngay lập tức được thực hiện. Đó là cách thức mà một đứa trẻ tìm đến tự do trong mô tả và phản ứng lại với sự thống ngự của ngôn ngữ cộng đồng gieo vào nó. Hoài Thanh cũng chẳng khác đứa trẻ học mô tả kia về thế giới hiện tượng thi ca được lưu dấu trong Thi nhân Việt Nam. Ông đã phá bỏ cách quy ước luật định trong ngôn ngữ của ông và tự sáng tạo cho mình một quy ước riêng trên cơ sở nhặt nhạnh những thanh âm và kí hiểu bị cộng đồng gieo rắc trong đầu. Và, nếu như, một bài văn mô tả của đứa trẻ khiến những trí tuệ ma mãnh phải nực cười về sự ngô nghê của chúng, thì Hoài Thanh đã biết khéo léo lái tập- mô tả thơ của mình bằng trí tuệ già giặn, lấn át, dung hòa những trí tuệ ma mãnh bên ngoài khi đọc Thi nhân Việt Nam. Đó là cách mà Hoài Thanh làm khác một đứa trẻ và là cách để ông che dấu trước những cái nhìn ma mãnh nhiều toan tính về một văn bản mô tả điều ông tri giác.
Trong cái nhìn của các nhà duy vật, ngôn ngữ là sản phẩm của con người. Nhưng cái con người họ nhắc đến không phải là con-người này, mà là vô-số- những con người kia, bên ngoài tôi và độc lập với tôi. Và tôi là một phụ thuộc vào họ và họ làm nên lịch của tôi cũng như lịch sử tinh thần tôi. Vậy là, tôi trở thành đối tượng của họ tri giác chứ không phải là tôi đang-tri giác với chính điều tôi hướng đến. Và lịch sử tinh thần của tôi không phải do tôi lao lực làm nên mà chỉ là một kẻ hưởng thụ lại những sắp đặt của cộng đồng. Tôi trở thành một thừa thãi, hưởng thụ những gì mà cộng đồng đã bày ra cho tôi. Tôi mất đi khả thể sáng tạo, mất đi cá thể ý nghĩa của tôi trước hiện thực, là tăm tối, là bị động và chịu sự gia cố của quyền năng. Và rằng tôi, sống là để phụng vụ và làm theo những điều chi phối tôi phải- phụng vụ chứ không còn là kẻ sáng tạo ra thế giới ở cái nơi mà thế giới nảy sinh trong tôi là tri giác. Nhưng, không có tôi- tư duy thì làm gì có cái ta-tư duy làm nên lịch của cộng đồng kia, vậy đúng ra, tôi phải là một tự do tuyệt đối bên cạnh những tự do tuyệt đối khác. Nhưng khái niệm “cộng đồng” đã trở thành ngụy trá che đậy tính toàn năng thống trị của ngôn ngữ và rằng tôi muốn sáng tạo thì tôi phải là nô lệ của những quy ước chung cộng đồng, đồng thời luôn phụ thuộc vào cộng đồng. Vậy không chỉ có tôi mà còn có những cái- tôi khác- bên ngoài tôi đều là những nhân thể bị- vong bản về tinh thần, bị cộng đồng làm cho méo mó đi, không có nơi để neo đậu tâm hồn mình, là mình muốn tự do thì mình phải sống, sáng tạo cho người khác và vì người khác. Lối quan quan niệm của các nhà duy- vật thật chẳng khác nào một nhân thể đang “tư duy bằng- đôi chân” chứ không phải bằng cái đầu.
Ngôn ngữ là một ảo tưởng do con người dựng lên để phân tích cho những mục đích tư- hữu của họ, nó không phải là bản thể đích thực để nhận thức luận, mà con người, từ đó có thể khai phóng. Và rằng, chẳng ai có thể nhận thức từ một bản thể hư vô- “không có gì”, cũng như chẳng có một cái cây nào chỉ có lá và cành mà không có thân, rễ và thật vô lý khi một cái cây mà rễ và thân nằm ở trên ngọn, còn ngọn và cành lại nằm ở vị trí vốn- lẽ là của thân và rễ. Ngôn ngữ là sự sai biệt với biểu tượng và tôi- tri giác, cho nên nó là những cành nhánh của suy tư, và chỉ có thể là cành nhánh của suy tư thì nó mới đẻ ra những trái cây muôn màu nhưng cũng nhiều lừa dối của khoa học và lý thuyết. và rằng, một trái chín phải trải qua sự non yếu của những trái xanh, ngôn ngữ cũng là một- méo mó, biến đổi, nó có thể là một trái chín hòa bình nếu như nó được nuôi dưỡng trên một thân cây và rễ cây tri giác lành mạnh. Nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân của chiến tranh của phỉ báng và hiểu lầm, nếu như cái rễ tri giác của nó bị người chăm sóc có quyền năng dẫn dụ trong mụ mẫm và làm biến đổi bản chất của nó. Vậy là, ngôn ngữ trong quan hệ với tác phẩm văn học chỉ là một dẫn dụ của suy tư chứ không thể là bản- thể của mọi nhận thức luận và tri thức luận văn học. Và, chính tri giác của ta đã trở thành căn nguyên của mọi nhận thức văn học, nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân của mọi phê phán trái chiều văn học. Do đó, bản thể có thể giúp chúng ta nhận thức đầy đủ về tác phẩm văn học cũng như cá thể sáng tạo nên nó, chính là tri giác.
[1] Khi nhận thức khách quan được “cộng đồng khoa học” thừa nhận, thì điều ấy đồng nghĩa với việc, chủ thể diễn giải có thể sử dụng thuật ngữ “hiển nhiên” để thay thế cho những nhận định hay những tiền- giả định của vấn đề.
[2] Bước ngoặt ngôn ngữ (The adventures of language) được ghi nhận bằng cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. Saussure, nhưng theo tôi, Saussure chỉ làm nhiệm vụ “vật liệu” cho những đền đài ngôn ngữ tráng lệ dựng trên bề mặt giao cảm của thế giới hiện tượng. Những cá nhân xây móng vững chắc, chuyển ngoặt thế giới hiện tượng sang hướng mới phải kể đến Husserl, Heidegger, Jasper và Wittgenstein. Tuy nhiên, trong bốn nhân vật này thì Husserl và Jasper có thể xem là hiện tượng đặc biệt, mà, tính tương đồng của cả hai cần đặt trong tính dị biệt của Heidegger và Wittgenstein. Husserl và Jasper trong các công trình của mình (Xin xem: - E. Husserl (1980), Phenomenology and the Foundations of the Sciences, Martinus Nijhoff Publishers, the Hague/Boston/London. Và: E. Husserl (1970), Logical Investigations, Volume Two, Routledge & Kegan Paul Press, London, EN. - Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, NXB Đông Phương, TP Hồ Chí Minh.) không nhắc đến tính nổi trội của ngôn ngữ như đặc tính quyết định giúp tương liên giữa thế giới hiện tượng với chủ thể ý hướng tính, giữa đặc trưng Hữu với hữu thể. Husserl đã gọi điểm quyết định giúp sự tương thông ấy diễn ra là phương pháp “trực quan hiện tượng học” (Phương pháp trực quan hiện tượng học được Husserl xây dựng gồm hai quá trình: trực quan cảm tính và trực quan phạm trù (xin xem: E. Husserl (1970), Logical Investigations, Volume Two, Routledge & Kegan Paul Press, London, EN; Second section: Sense and Understanding: chapter six, p. 773 -799.).
Tuy nhiên để trực quan về hữu thể trong tính tương liên với chủ thể ý hướng tính, thì chủ thể vẫn cần dựa vào thế giới lí niệm mà Husserl gọi là các Eidos, mà thế giới Eidos ấy thực ra là thế giới của các biểu tượng (Eidos được Trần Khanh dịch là “tướng”, tức thế giới tướng mạo, hình dáng (xem: Diêu Trị Hoa (2005), Edmund Husserl, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 83). Thế gới “lí niệm” (Eidos) mà Husserl đề xuất có tính biến chuyển đồng thời với thế giới quan chủ thể ý hướng tính, vậy là, nó cũng có sự quy định của thế giới ngôn ngữ được tương giao với thế giới biểu tượng trong tính chỉnh thể bất khả- cắt xẻ- tự thân. Hơn nữa, ở mặt nào đó, thế giới biểu tượng cũng ôm trùm thế giới ngôn ngữ, mà trong giới hạn không thể thay thế được của các mặt trừu tượng, quy định quá trình suy ý, thì nhận thức tự- thể vẫn suy tưởng được về thế giới hiện tượng. Còn với Jasper thì thế giới “biểu tượng” quy định khả năng thấu thị đối tượng, là ngưỡng trung giới bắt buộc giữa chủ thể và hữu thể (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, NXB Đông Phương, TP Hồ Chí Minh.“Biểu tượng là truyền đạt (bằng ngôn từ). Tiếp xúc giữa thần trí và hữu thể là một kích thích trong đó Hữu thể chiếm được thế lực truyền đạt” (tr. 39).“Biểu tượng nắm giữ những gì vốn vượt chạy khỏi chúng ta để mà bị tiêu tán trong hư vô. Biểu tượng cho ta thấy những gì, mà không có nó, hoàn toàn bị ẩn dấu đối với chúng ta” (tr. 36-37), mà nhờ thế giới biểu tượng ấy, chủ thể được hiện hữu trong lòng đối thể (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd. “Đối lập với sự xác quyết của những quan điểm và của những hạn cuộc của chúng, trong biểu tượng ta dang rộng tay ra đón nhận hữu thể và đồng thời bị lấp đầy bởi hữu thể đó” (tr. 36)), đồng thời thế giới hữu thể được chủ thể tri nhận trong tính lịch sử của nó (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd.“Tình trạng lưỡng phân này lại khiến cho ý thức về hữu thể trở nên khả thể; để được vậy, khách thể bị thâm nhập bởi thần trí đến tận cùng vực sâu của nó” (tr. 38)), trở thành đối tượng được tri giác bên cạnh những đối tượng khác (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd.“Như là biểu tượng, khách thể cũng bị, cũng như đã từng bị lưỡng phân. Trong sự xác quyết về thế nào là khách quan, vốn chỉ là yếu tố của nó, biểu tượng bị đánh mất” (tr. 37)), một điều đặc biệt được Merleau Ponty phát hiện trong Hiện tượng học về tri giác.
Còn, Heidegger lại đặt ngôn ngữ trong tương quan với thời tính để hữu thể tồn tại mà nhờ nó, Hữu của hữu thể được hiển thể (Martin Heidegger (2008), Being and Time, Harperperennial & Modernthought Press, New York, USA. Xin xem phần: “being – in – the- world as being- with and being one’s – self. The “They”, p. 149 – 163.). Heidegger đã xem ngôn ngữ là yếu tố để hữu thể được chủ thể tính nắm bắt đặc trưng lịch sử, quy hữu thể vể bản chất của nhận thức. Mà, tự thân Hữu không thể thông điệp với chủ thể tính nếu không có sự tiếp xúc của nó với ngôn ngữ diễn đạt. Ông nhấn mạnh đến tính biến chuyển của ngôn ngữ theo khả thể tự tạo với những hữu thể khác. Heidegger đã xem ngôn ngữ như là đặc trưng tổng- hợp tính của những yếu tố chỉ dẫn logos tới nhận thức hữu thể, đó là quá trình giúp chủ thể nhận biết về đối tượng bằng lí trí, đồng thời nó cũng giúp chủ thể trực quan về hữu thể trong khoảng khắc lí trí- bị- giới hạn, ông đã gọi tính tổng hợp ấy là “tổng hợp bản chất cộng hữu của Dasein” (Lê Thành Trị (1969), Hiện tượng luận về hiện sinh, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, tr.336.). Với Wittgenstein, ông xem ngôn ngữ ở đặc trưng hoán chuyển trong mối quan hệ với kinh nghiệm lí tính của chủ thể. Khi chủ thể tính có thể thay thế đối tượng phân tích bằng các luận đề logic mới thì những lối hiểu khác nhau về đối tượng tiếp tục được diễn giải theo hướng mở, chỉ khi bản thân ngôn ngữ diễn giải về đối tượng không thể thay thế thì điều đó chứng tỏ logic lí tính của chủ thể kinh nghiệm đã tiến tới những giới hạn về diễn giải. Khi chủ thể diễn giải bị giới hạn về lí tính, chứng tỏ sự khủng hoảng và giới hạn của ngôn ngữ diễn giải về đối tượng. Theo Wittgenstein, tự hữu thể không bị giới hạn bởi ngôn ngữ của nó, chỉ có chủ thể tự quy- lí tính giới hạn trong ngôn ngữ diễn giải. Ví dụ kinh điển được Wittgenstein đưa ra khi triển khai bước ngoặt về ngôn ngữ là hình vẽ vịt/ thỏ (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations, Blackwell Publishing, Malden, USA, Sentence 118, p.204e ), ông phân tách lí do tại sao hình vẽ tự thân nó chẳng phải là vịt hay thỏ nhưng diễn giải bằng tri giác của chủ thể đem lại có tính phân tách ra thỏ và vịt (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations , Ibid, Sentence 120 -121, p. 204e- 205e ), điều ấy được ông xem như là tính- đồng thời can thiệp của “quá trình hiện thực hóa đối tượng” và “tính thiết lập (sáng tạo)” (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations, Ibid, Sentence 147, p. 208e.“Quan niệm tiêu biểu cho những gì nhìn thấy, giống như điều được sao chép, rất mềm dẻo, và dường như đồng thời với nó (*), thì quan niệm về những gì nhìn thấy(**) được nối kết gắn bó với nhau (mà không thể nói rằng: chúng là một). Chú giải:(*). Nó: “điều được sao chép” là quá trình tri giác hiện thực về đối tượng. (**). “Quan niệm về những gì nhìn thấy” là quá trình nảy sinh đặc trưng kiến tạo được dựng trên những gì được tri giác về hiện thực.).
Từ việc phân tích bản chất của ngôn ngữ, Wittgenstein đã đề xuất khái niệm “trò chơi ngôn ngữ”, mở ra bước ngoặt quan trọng của triết học phân tích, làm nền tảng lý luận cho sự phát triển ý tưởng từ các chủ thuyết hậu- cấu trúc (Post- Structuralism), giải kiến tạo (De-construction), hậu hiện đại (Post-modernism) và đặc biệt là lý thuyết tiếp nhận (Theory of reception) trong khoa học nói chung và văn học nói riêng. Bên cạnh những nhà tư tưởng lớn về triết học ngôn ngữ như đã đề cập phải kể thêm H. Gadamer, người đã kế thừa xuất sắc nhận thức luận của Heidegger, phát triển luận đề bao trùm của ông về ngôn ngữ lên đỉnh cao của triết thuyết hiện tượng học. Gadamer đã xem ngôn ngữ là yếu tố quyết định để chủ thể sáp nhập sự hiểu của mình với hữu thể (Gadamer (2004), Truth and Method, Continuum Publishing Group, New York, U. S. A, P. 470.“Being that can be understood is language” (P. 470) (“ Hữu thể có thể hiểu được là ngôn ngữ”). Đây là câu trích nguyên văn trong bản dịch sang tiếng Anh của Joel Weincheimer và Donald G. Marshall, một bản dịch được xếp vào hàng có uy tín so với bản gốc tiếng Đức của Gadamer. Tuy nhiên nhóm dịch giả cuốn Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (NXB Giáo dục, H, 1997) lại dịch là “bản thể, bản thể có thể hiểu được, chính là ngôn ngữ” (Sđd,tr. 178). Chúng tôi lục tìm toàn bộ bản dịch cuốn Truth and Method không tìm thấy một câu nào tương tự như câu trên mà đối tượng được nhắc đến, xem “bản thể có thể hiểu được, chính là ngôn ngữ” mà chỉ có một câu độc lập được in nghiêng có tính kinh điển của Gadamer: “Being that can be understood is language”, điều này chứng tỏ việc dịch văn bản của Gadamer có sai xót nhất định. Trong tác phẩm của mình Gadamer có nhắc đến bản thể luận (Ontology) nhưng là “bản thể luận về tác phẩm nghệ thuật” (Xin xem: Gadamer (2004), Truth and Method, Sđd, phần “The ontology of the work of art and its hermeneutic significance”, P. 102 -157) chứ không phải là bản thể luận theo nghĩa tổng quát (universal) triết học. ), tạo cơ sở quan trọng cho thông diễn học hiện đại phát triển về sau, kèm với sự phát triển ấy là những nhà thông diễn xuất sắc như H. Jauss, R. Ingarden, P. Ricoeur… (trích từ tiểu luận của chúng tôi: Trương Đăng Dung từ tri thức luận triết học đến nhận thức luận văn học, nguồn: vanvn.net).
(*) Ghi chú: Trong chú thích này: phần in nghiêng và bôi đen là phần chúng tôi trích dẫn. Phần viết thường, kiểu chữ times new roman là phần luận giải của chúng tôi về “bước ngoặt ngôn ngữ”.
[3] Biểu tượng có sẵn là khi tôi sinh ra, nó đã có trước tôi rồi như chữ tôi viết, âm thanh tôi nghe và tôi phụ thuộc vào nó như một sa đọa, là kẻ ăn mày biểu tượng
[4] Biểu tượng sáng chế là hiện tượng tôi sáng tạo khái niệm cho riêng mình, là tôi khai sáng, phản tỉnh những gì mà tôi từng bị sa đọa vào chữ tôi viết, âm thanh tôi nghe của cộng đồng, dân tộc tôi.
[5] Bản mà chúng tôi tham khảo là bản do NXB Hoa Tiên (Sài Gòn) ấn hành năm 1968.
[6] Xin xem: Edgar Allan Poe (2000),con mèo mun, NXB Văn Học, H.
[7] Hoài Thanh - Hoài Chân (1968), Thi nhân Việt nam, Hoa Tiên xuất bản, Sài Gòn, tr. 53-54.
“Đời ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say-đắm vẫn bơ- vơ. Ta ngơ- ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận ”
Ngôn ngữ có phải là bản thể của tác phẩm văn học?
[ … Lịch sử luôn phải viết lại …]
(Fridrich Engen)
1. Cái mô tả và cái - được mô tả
Gấp sách, cúi mặt, trầm tư, suy tưởng và tôi viết.
Vậy là, cái tôi viết ra không phải là cái ban đầu nhất thể cho mọi suy tính, nó là kết quả của một hệ lụy phức tạp từ những trạng thái ban sơ cho tôi tri giác. Và rằng, những cái tôi viết ra là bước nối tiếp của điều tôi suy tưởng, phản tỉnh. Nhưng làm gì có cái tôi suy tưởng nếu như trước đó chưa từng tồn cái- giúp tôi suy tưởng. Tôi không thể phản tỉnh những điều tôi cho là đúng/sai, chân lý/ ảo giác nếu như trước đó tôi không biết về cái-làm cho tôi có phản tỉnh ấy. Vậy là, để tôi được phản tỉnh về những điều tôi từng suy tưởng, giúp tôi mang lại một kết quả thì tôi phải sống cuộc đời-tại thế với điều mà sẽ là “chất thể” cho tôi suy tưởng sau này.
Thế nào là sống-cuộc đời tại thế?
Tôi không thể trả lời được câu hỏi phức tạp- trong hình thức giản đơn ấy, nếu như tôi không đi tìm phía bên kia của nó, phía bên kia được khoác lên hình hài bằng sự hiện hữu của tôi- phản tỉnh. Thật biện chứng. Chẳng ai có thể giải đáp được điều- mình biết nếu như mình ném ra khỏi đầu ý nghĩ truy nguyên về cái- giúp cho mình được biết, cũng như chẳng thể có ý niệm về điều- ta đã hiểu nếu như ta gạt khỏi suy nghĩ phải truy cứu cái- khiến ta được hiểu. Vậy là, cái- ta đã hiểu cũng như điều-mình biết đã truy cứu nguyên hình về bản thể giúp tôi phản tỉnh. Tôi phản tỉnh là khi tôi đã phán xét, truy cứu, phân tích về những gì tôi tri giác được về đối tượng, là lúc tôi được bung phá bởi những kết quả suy tưởng. Điều ấy thật giản đơn. Nhưng vì tôi là một nhân thể bị tha thể cướp đi tự do trong suy tưởng, ràng buộc tôi vào những kết quả đã được phân tích, đã được phản tỉnh cho nên tôi là một “mụ mẫm”, “ù lì” với chính mình vì tôi không thể khai sáng, giải thoát mình khỏi những điều bị/ được cộng đồng phân tích, và rằng tôi đã bám vào đó một cách ngây thơ không còn nhận thấy được nhiệm vụ cấp thiết của một người được phản tỉnh là, anh phải tái hiện một cách đúng đắn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tri giác mà anh đã “hòa mình” vào đối tượng trước khi anh bước vào cuộc hoàn nguyên lí tính của mình.
Vậy là, tôi- phản tỉnh không phải là một kết quả của cái tôi sống cuộc đời tri giác về đối tượng, trái với điều ấy, nó là một trạng huống, một nối tiếp của những kinh nghiệm được lấp chồng lên nhau và được kiểm nghiệm, phán xét dựa trên những lấp chồng ấy. Tôi không thể nhận biết điều tôi suy tưởng là đúng hay sai, sự thật hay ảo giác nếu như tôi không biết đến cái giúp cho tôi có những suy tính ấy. Nhưng cái bắt đầu của mọi suy tính nó nằm ở đâu, nó nằm trong các ý niệm duy tâm hay trong thế giới vật lý, nó nằm ở hiện thực sống động hay nằm ở cái giúp tôi suy tưởng là ngôn ngữ? Ý niệm duy tâm là cái tôi ảo giác được chủ thể là mình dựng lên như một yếu đuối, sa đọa, ngụy biện cho hiện thể mà tôi đã nhìn thấy, đã nghe thấy và cảm thấy, và rằng, nếu tôi sinh ra là một nhân thể thiếu vắng các giác quan, thì tôi- ý niệm nó nằm ở đâu, nó ở trên thượng giới hay nằm ở miền tăm tối trong đầu tôi? Và các nhà duy tâm sẽ lấy gì để ngụy biện cho quan điểm của họ - cái quan điểm hiện thực là do tôi suy tưởng ra mà có nếu như họ chưa từng nhìn thấy điều- được nhìn, chưa nghe rõ điều- được nghe, không thấy nóng bỏng khi bị lửa đốt, không thấy lạnh lẽo khi tuyết phủ quanh mình. Nhưng nếu vậy thì chẳng phải là một ưu tiên cho thế giới vật lí sao? Vậy cái giúp ta có được cái tôi-phản tỉnh lẽ nào lại là ngoại tại ù lì của những điều mà chúng ta gọi tên sông-núi-nước-lửa…? Điều đó thật phi lí biết bao, bởi, cái ta gọi là “sông” đâu phải tự nó gọi nó là “sông”, cái ta xem là “lửa” lẽ nào nó bước đi độc lập và tuyên xưng với thế giới và con người, nó là “lửa’? Vậy là, hiện thực vốn là nó trong cái tự quy là nó, không lý do, không nguyên nhân, không áp đặt với chủ thể suy tưởng là ta: cái- con- người này.
Thế còn ngôn ngữ và hiện thực?
Các nhà duy vật kiên quyết bảo vệ quan điểm hiện thực là cái quy định ý thức con người, nhưng, hiện thực vốn là nó, vốn bên ngoài ta và tồn tại độc lập, không lý do, không ràng buộc thì làm sao làm cho nhận thức của ta là đúng/ là sai? Quan điểm ấy chẳng phải là con người đang “bước đi bằng đầu” trên mặt đất sao? Hiện thực là cái nguyên cớ chứ không phải là nguyên nhân đưa đến ý thức, và rằng, hiện thực chỉ là hiện hữu ngoại tại, ù lì, xơ cứng, thô ráp được dựng lên thoáng qua so với tôi- suy tưởng. Vậy, điều gì là nguyên nhân, là đích thực khiến tôi được ý thức, khiến tôi có suy tưởng? Xin thưa, đó là tri giác và, chính nó là nguyên nhân để tôi có được cuộc sống tại thế của tôi, là khúc ngoặt để tôi “nằm sõng soài trên trăng”, và để tôi “lả lơi với ong bướm”. Tôi biết tri giác là khi tôi được ném mình vào cuộc sống của hiện thể một cách tự nhiên, là khi tôi phóng cái nhìn vô vụ lợi, vô mục đích về một uyên nguyện thực tại, là thực tại có trong tôi và tôi đắm chìm trong nó không lí do, chưa được giải thích, mãi cho tới khi tôi ý thức rằng tôi đã dứt khỏi cái tôi được tri giác để trở về với suy tư và phán định của ngôn ngữ, thì ấy là lúc con người phản tỉnh trong tôi thức dậy để phân tách, để sắp đặt. Vậy là, khi tôi sắp đặt cái mà tôi từng tri giác được vào các ước định do tôi và thế giới cộng đồng có trong tôi bày ra, là lúc tôi đặt tri giác mình lên bàn cân của phán định giữa chuẩn mực và tự nhiên, giữa điều tôi cần phải mô tả đúng như nó có và nhân thể-là-tôi chịu những quy ước của cộng đồng của tri thức làm cho méo mó, xô lệch, mất đi ý nghĩa uyên nguyên của nó. Và ngôn ngữ chính là “kẻ” đứng ra đọc bản án cho bàn cân ấy: công bằng hay bất công, dù cho nó thiên- tả với ý hướng chủ thể mô tả điều mình thấy, nghe, cảm nhận bằng xác thịt hay thiên- hữu theo ước định của tập quán phân tích, thì nó cũng làm biến dạng sự thật được chủ thể tri giác.
Nếu ngôn ngữ là cái mô tả và hiện thực là cái được- mô tả thì giữa chúng có sự chống đối nhau, nếu không thông qua khâu trung giới là tri giác của chủ thể, và rằng, chính sự nhạy bén của tri giác chủ thể là một sắp đặt tự nhiên liền mạch giữa cái cho ta và vật tự nó. Một nhà thơ không thể mô tả những gì anh ta “gọi” là đẹp, cái anh ta “tán tụng” là hay, nếu như không có cái để “gọi” và không có nguyên nhân để “tán tụng”, nhưng nếu có vật để “gọi”, điều để mang lại sự “tán tụng” mà không có sự thẩm thấu, sự-đưa vào thân xác thì làm gì có cái mô tả đưa đến kết quả được “gọi”, được “tán tụng”. Vậy, hiển nhiên[1], nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chân lý nằm trong chân lý, ảo giác chồng lấp ảo giác, sai biệt đè nén sai biệt, tất cả đều nằm ở uyên nguyên của mọi suy tưởng, nằm ở “nơi thế giới hình thành thế giới” mà chúng ta chỉ rõ là Tri-giác – tính của chủ thể. Nói tri giác là “nơi thế giới hình thành thế giới” thì cái thế giới- được hình thành trên nền của thế giới đã có là một biến dạng hoặc là một xô lệch so với nguyên khởi của nó, vậy có lí nào tri giác là nơi làm cho thế giới hiện hữu- thực biến dạng? Có lí nào, cái ta nhìn thấy, điều ta nghe thấy lại là huyền thoại, mơ hồ? Điều này thật vô lí trong hình thức tưởng trừng có lí của nó. Hãy xem tri giác phân tách thực tại bên ngoài nó như thế nào? Và cần hiểu “thế giới được hình thành” trên thế giới vốn có đó làm sao để chủ thể là tôi tìm về sự hợp lý uyên nguyên của nó?
Thế giới là cái đã có đấy, bên ngoài và độc lập với tôi. Điều tôi có thể thấy được, nghe được, cảm được là một trạng huống tĩnh tại vật lí. Và rằng, tôi trong mối quan hệ của hiện thực ngoài tôi chỉ là hình thức đơn lập của một hiện hữu tại thế. Sự vật vốn là nó, bao đời, theo thời gian, nó tự hủy và tự sinh vốn vậy và tôi sống như một giai đoạn sinh/ diệt ấy của nó, do đó, tôi không thể hướng tri giác của mình tới ngoại vật toàn thể. Cái khiến tôi được biết là cái tác động trực tiếp với tôi, là một trạng thái tự nhiên đan cài giữa phần xác thịt mà tôi được ban tặng với hiện thể ù lì sơ khởi, chưa thành hình, chưa có quan niệm về nó trong tôi. Tôi bị tha vật cuốn hút lấy mà không một giải thích tại sao tôi bị cuốn đi, không một phân trần vì sao tôi lại nằm trong hiện thực tôi gọi tên “núi- non-sông- nước”, mãi cho tới khi tôi phản tỉnh rằng đây là nước là non là sông là núi, thì khi ấy cuộc sống tại thế nơi tôi đã có trước và vượt xa ý thức phản tỉnh hiện thời về nó. Nhưng tôi không thể phản tỉnh nếu tôi không có cái dẫn dắt đến sự phản tỉnh, và rằng ngôn ngữ hiện hữu như là phương tiện để xác lập cho tôi hình ảnh về những điều tôi đã trực giác về đời sống tại thế nơi tôi từng trải. Duy có điều, ngôn ngữ cũng lại là căn nguyên của những bóp méo đối với uyên nguyên được tôi tri giác, nếu như sự phản tỉnh của tôi về điều tôi nghe thấy, nhìn thấy không phải là “một tường trình” nghiêm túc mà là “ý thức tái thiết” về nó. Thế nào là một tường trình nghiêm túc? Khi tôi nghiêm túc với điều- tôi- được tri giác và mang những điều tôi tri giác ấy kể lại, mô tả lại chân thực đúng như nó có thì đó là một bản tường trình nghiêm túc. Nghĩa là, trong một ngày đẹp trời, tôi lang thang trên bờ sông Hương, cảnh ấy, vật ấy, hiện tượng ấy phảng phất bên ngoài tôi như một- níu kéo tự thân vô vụ lợi với tri giác của tôi, hút mọi phần trên thân xác tôi về phía nó và để sống trong nó như một- hiệu hữu tại thế. Tôi đắm chìm trong cái nhìn phóng chiếu tự nhiên của mặt nước, trong thanh âm trong trẻo của tiếng chim kêu, tiếng lạch cạch gõ vào mạn thuyền của người lái đò. Và sực tỉnh, tôi sản sinh trạng huống cảm xúc về nó, nhưng vì tôi độc lập với cảnh, chỉ có biểu hiệu- của- ngôn ngữ làm ngoại cảnh trở thành hình ảnh hóa trong tôi, tôi thiếu vắng một chất liệu để ghi chép hay thu lại những điều tôi được phản tỉnh trước cảnh ấy. Chuyển không gian và thời tính, trở về căn phòng đầy bụi bặm của mình, tôi ghi chép lại điều tôi- tri giác về hiện tượng ngoại tại hôm ấy chân thực với chính tôi, và bài thơ ra đời sẽ là bản tường trình nghiêm túc với uyên nguyên tri giác của tôi. Cũng là trạng huống ấy, nhưng khi đặt bút ghi lại điều tôi bắt gặp, song không biết ghi chép từ chỗ nào, là tôi giống như một hiện hữu vô định chẳng-thể- biết khởi sự từ đâu và kết thúc ở đâu, là tôi bị ngôn ngữ làm cho bế tắc. Nhưng tôi không thể không ghi trong đầu mình những điều mình thấy, vì tôi đã chót đưa vào những hình ảnh được ngôn ngữ biểu tượng hóa về thế giới ngoại tại bóng dáng của một quan niệm, một phân tách, một sự sống có lí do và đã thành hình trước đó. Giờ đây, tôi viết văn bản- thơ thiếu vắng tự nhiên- nguyên ủy, tôi phải viện dẫn vào một tri thức khiến cho những điều tôi tri giác trở thành sự vật có lí do, nghĩa là không còn ở trạng huống ban đầu như tôi đã tri giác, có thể là ý hướng muốn cách tân để cho bài thơ của tôi theo đúng tinh thần thời đại, có thể vì tôi mang thiên tính chính trị để cổ vũ cho sự kiện nào đó. Vậy là, văn bản tôi viết ra đã bị méo mó so với cái- uyên nguyên tôi nghe thấy, nhìn thấy về thế giới hiện tượng trên sông Hương trong buổi chiều ấy, và tôi là một- nhân thể bị nô lệ bởi tri thức tha thể có trong tôi. Tác phẩm tôi hoàn thành không phải là bản- tường trình sống nữa, thay vào đó, nó hiện hữu như một tái thiết.
Vậy tái thiết là điều không trung thực của tôi, vì tôi không thể có sự tái thiết nếu như tôi chưa từng miêu tả hay tường trình về đối tượng khiến tôi được/ bị tri giác. Và rằng, để tái thiết thì tôi phải dựa dẫm vào một trung giới tri thức bên ngoài tôi, là tôi phải bám vào quan điểm của ai đó, phải khuôn mình vào danh ngôn bị ngôn ngữ làm cho thành huyền thoại để mở ra một tái thiết. Nếu như thế thì tôi vẫn chỉ là nhân thể bị phụ thuộc vào nhân thể khác, là khoảnh khắc tôi “chạy chốn khỏi tự do” của chính tôi, là khi, đáng lẽ tôi khởi nguyên cho suy tưởng của mình trên mặt giấy bằng một bản tường trình- đúng- như những gì tôi đã trải qua cuộc đời kinh nghiệm- tại thế, thì giờ đây, thay vào đó, tôi lại trở về với con đường nô lệ của mình là dựa dẫm vào ngôn ngữ. Vậy có lí nào ngôn ngữ đều là những sai biệt? Xin thưa, chưa hoàn toàn hợp lý.
Vì, biểu hiệu-của-ngôn ngữ chỉ là phương tiện giúp tôi hình ảnh hóa đối tượng tôi tri giác, cho nên nó là trung giới của quan niệm (ý thức) và tri thức (sự phản tỉnh lại những điều tôi tri giác), do đó nó là một nguyên ủy chưa khai sáng. Điều giúp ngôn ngữ- được khai sáng là chủ- thể- mình của tôi độc lập miêu tả đúng những kinh nghiệm tôi đã sống bằng ngôn ngữ của sự miêu tả, mà không phải là ngôn ngữ của điều kiến tạo. Và, tôi nhận ra rằng chỉ có thể có ngôn ngữ kiến tạo của riêng tôi khi tôi biết khai sáng chính mình, nghĩa là độc lập trong quan niệm. Nhưng để có thể độc lập trong quan niệm thì tôi phải bỏ hết khỏi đầu tôi bóng dáng những triết nhân, tư tưởng gia, thi gia, văn gia mà tôi đã in hằn trong đầu mình trước đó và rằng, tôi chỉ có thể có quan niệm độc lập trong- tái thiết hiện thực khi tôi chân thực với những hiện tượng ngoại tại đưa đến cho tôi quan niệm ấy sau khi tôi- tự phản tỉnh mình. Muốn làm điều đó thì tôi cần phải “trở về với chính sự vật”, nhưng để trở về với chính sự vật thì tôi không thể viện dẫn vào khoa học hay một lý thuyết cụ thể nào, vì khoa học và lý thuyết là kết quả của những kinh nghiệm sống khác nhau- bên ngoài- tôi, họ tập hợp lại thành một cố kết phi- tôi. Giờ, tôi lại viện dẫn khoa học và lý thuyết, vậy có khác nào tôi lừa dối chính mình, vì đó không phải là kinh nghiệm sống của tôi mà là kinh nghiệm đã sống cuộc đời tại thế của kẻ khác- bên ngoài- và độc lập với tôi. Muốn trở về với chính sự vật cho tôi cái nhìn mãn nguyện, cho tôi nghe âm thanh trong trẻo của sóng nước trên sông Hương ở buổi chiều hôm ấy, thì tôi phải sống đúng kinh nghiệm của tôi, sống đúng với cuộc đời mà tôi đã từng trải, và tôi không thể sống đúng nếu tôi không miêu tả- đúng những gì mà mình tri giác. Vậy là, mô tả hiện tượng học chính là cách thức, là con đường để tôi trở về với sự vật, trở về với nguyên ủy-là-tôi, tạo đà cho tôi tự khai sáng mình. Và rằng, tôi mô tả đúng những hiện tượng trên sông Hương cho tôi trực giác chiều hôm đó trên văn bản khi tôi chưa phản tỉnh, thì đó là một- uyên nguyên trinh trắng. Việc tôi sắp xếp các dữ kiện chân thực ấy trên văn bản theo bố cục các hình thức thay đổi là khi tôi đã phản tỉnh về những những điều tôi đã- tri giác, nhưng đó là quá trình nối tiếp với sự- chân thực của tôi về ngoại vật sau khi tôi đã miêu tả nó đúng- như- nó- có. Tôi- phản tỉnh là tiếp nối của tôi- mô tả, là tôi trở về với sự vật nhưng cũng là tôi trở về với suy tưởng của chính tôi, mà uyên nguyên vẫn là nó, không bị méo mó, làm xô lệch đi. Và rằng, tôi phản tỉnh lại đúng những gì tôi cho là mình đã sống tại thế, thì tái- thiết kế- tiếp mà tôi tự khai sáng mình là uyên nguyên với cái- ban đầu- tôi bị tha vật thu hút, vì tôi suy tưởng với chính tôi và tôi kiến tạo trên những gì tôi mô tả đúng- như- nó- có chứ không phải là phụ thuộc, nài ép, dẫm đạp trên tri thức từng được dựng lên về hiện tượng đó- bên ngoài- tôi nhưng -lẩn khuất- trong từng ngóc ngách- tư tưởng tôi. Giờ đây, tôi gạt bỏ tất cả tri thức bên ngoài ấy làm tôi phải khổ ải, phải phân trần- là tôi hay- là kẻ khác trước thế giới hiện tượng, thì khi đó tôi được trở về với chính những gì tôi đã tri giác, về với sự vật- là -nó.
Mô tả là quá trình tri giác kế tiếp về điều từng tri giác trước đó đối với cái- được mô tả, từ đó sản sinh ước định chân lí/ ảo giác trước thế giới. Nếu mô tả sau hợp thức hóa mô tả trước trong- tính liền mạch- của tri giác thì cái- được mô tả dẫn ý hướng tính tới đặc trưng bao quát sự thật về hiện thể, nhưng cũng là mô tả đó, nhưng mô tả kết tiếp phản ứng với mô tả trước đó của tri giác thì cái- được mô tả dẫn ý hướng tính tới đặc trưng ảo giác về hiện thực. Và, đúng/ sai, xấu tốt, cao cả/ thấp hèn… cũng từ quá trình mô tả về cái- được mô tả mà ra. Cũng vẫn là cái nhìn phóng chiếu lên vạn vật, vẫn là âm thanh được thâu nạp từ sóng nước trong buổi chiều trên sông Hương hôm ấy, nhưng khi tôi phản tỉnh về điều- tôi tri giác hôm đó, nhận ra mình đã bị cảnh vật hút hồn, giật mình nảy sinh tứ thơ. Lúc đó, khoảnh khắc chân tôi đứng trên bờ sông ấy đã quy chiếu ý hướng của tôi về hiện thực bên ngoài, và tôi mô tả như một “ý niệm tự nhiên” không ràng buộc bởi bất cứ mục đích hay mục tiêu sắp sẵn nào trước hiện thực đã cho tôi mãn nhãn, mãn thính. Bài thơ được hiện hữu là bản tường trình nghiêm túc về những gì tôi đã sống cuộc đời kinh nghiệm trước thực tại. Qua ngày mai, tôi vẫn là tôi, nhưng khoảnh khắc mà tôi bị hiện thực cám dỗ, cuốn hút như một cái bóng dính chặt bất phân ấy đã có sự đổi thay, không còn trinh nguyên, tròn trịa như ngày hôm qua nữa. Và ngày kia lại tới, hình ảnh của tôi về buổi chiều đó càng nhạt nhòa hơn nữa, vì qua mỗi ngày, tri giác của tôi được- sống một đời sống mới. Thay vì trước đó, tôi đã tri giác về thực tại trên bờ sông Hương trong buổi chiều mà tâm trạng tôi phảng phất một nỗi buồn khó nói, tôi bắt gặp cảnh ấy người ấy ngẫu nhiên như thể nó ăn nhập vào tôi theo sắp đặt của tạo hóa, giờ đây, cũng là ngẫu nhiên, nhưng tâm trạng của tôi tràn ngập ước niệm hạnh phúc và cảnh ngày hôm nay tôi tình cờ bị/ được phóng chiếu không còn là vẻ thơ mộng, thanh âm trong trẻo của sóng nước nữa mà là sự thô ráp, âm thanh lẩn khuất tạp âm của núi Ngự Bình vào buổi sáng trời âm u: một chút thanh âm của gió, của tiếng xe, của cô bạn trẻ đang hát… vậy là, điều tôi tri giác hôm nay hoàn toàn ngược với buổi chiều hôm ấy trên bờ sông Hương. Tri giác của tôi qua các giai đoạn sống cuộc đời tại thế bị vẩn đục, lẫn tạp, làm cho méo mó, xa rời uyên nguyên trong trẻo như lần đầu tôi nhận ra mình trước vẻ đẹp của cảnh. Nhưng, nếu tôi cố mô tả, cố tường trình chân thực với chính mình về “kinh nghiệm tri giác” ngày hôm đó của tôi, và vật cho tôi từ việc tường trình đúng đắn kinh nghiệm ấy hiện rõ đúng như nó có, giống như thật so với khoảnh khắc mắt-tai-xúc giác của tôi phóng chiếu về hiện tượng. Vậy là, điều tôi mô tả là chân lí trong phản tỉnh của ý thức tôi, là tôi đã trở về với chính sự vật, và sự vật là nó trong tương quan hình ảnh về nó. Mô tả, như vậy đã rõ, mô tả không phải là mô tả toàn bộ quãng đời tôi được tri giác về vạn vật, cũng không phải là tôi tường trình tất cả những khoảnh khắc sống cuộc đời tại thế của tôi, mà là mô tả một giai đoạn kinh nghiệm tri giác tôi có, là tường trình một quãng đời đã sống trải nhất định của tôi. Và kinh nghiệm mô tả văn học cũng tương tự như tôi mô tả về điều mắt tôi thấy tai tôi nghe, vật tôi sờ thấy.
Lịch sử văn học tìm đến với thế giới hiện tượng văn học không phải là để thu lượm, góp nhặt những dữ kiện có trong/ liên quan đến văn bản, mà là cố gắng xác lập một cấu- trúc- tinh thần văn học của một giai đoạn, một khoảnh khắc, một khu vực văn học cụ thể. Vì thế giới của con người phản ánh bản chất thế giới trên văn bản. Mà tôi- hiện hữu tại thế và tôi- mô tả kinh nghiệm của tôi cần thiết thống nhất về ý niệm hướng tới đối tượng. Vì con người là một- sinh- hoạt tại thế, cho nên sẽ có sắc thái ý hướng tính khác nhau về đối tượng được tri giác qua mỗi thời kỳ - giai đoạn, chi phối cách sống, cách suy tư, ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với chính nó. Văn học cũng vậy, thi nhân, văn nhân, triết nhân, ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự in hằn tri giác về hiện thực khác nhau. Có thời kỳ thì nguyên khởi là sợ hãi trước hiện thể, quy định cách suy tư sợ hãi và cách ứng xử dè dặt trước tự nhiên, sản sinh ra tập quán sử dụng huyền thoại như là phương thức giao tế trong cuộc đời; có giai đoạn siêu hình học- tôn giáo trở thành gốc rễ của mọi nhận thức như thời trung cổ Tây Âu, đưa đến lối suy tư sống là để phụng vụ Chúa trời, quy định cách ứng xử “phải biết lỗi với chính mình”… Do đó, trách nhiện của sử gia văn học là nhìn thấy ở mỗi thời kỳ, giai đoạn văn học những đặc tính giúp nối kết các vấn đề riêng biệt thành một hệ thống cơ cấu- tinh thần mang đặc trưng riêng mỗi thời kỳ, phản ánh đúng cách ứng xử của con người, cách con người tri giác về hiện thực, là thái độ sống và suy tư cụ thể. Pho lịch sử văn học thế giới là toàn thể đa diện đa sắc muôn mặt đời sống thực, mà các giai đoạn thời kỳ văn học là quá trình tương tác dị biệt, nó phải tường trình một cách nghiêm túc cách thế con người ứng xử và suy tư. Và đó cũng là quá trình, các sử gia văn học vực dậy những nền văn hóa đã thất lạc, những khoảng trời tư duy từng- bị/ được quên lãng. Và mô tả chính là cách thức chính yếu để văn học trở về với chính nó, để thế giới được hồi quy về nơi mà “thế giới sáng tạo ra thế giới”: Tri giác- tính. Mô tả và cái được- mô tả là những thiết yếu cho các giai đoạn tái- hiện cấu trúc sinh hoạt sống của ta, của tôi và của nó, thiếu vắng nó, hiện thực được ta thu nạp chỉ là một nguyên khởi bị méo mó, xô lệch, xa rời với lịch sử hiện hữu mang tên nó.
2. Ngôn ngữ - biểu tượng và tri giác
Bước ngoặt ngôn ngữ đầu thế kỷ XX[2] đã lộ rõ ưu thế vượt trội của khoa học nhân văn trước khoa học tự nhiên. Nhưng liệu, sự vượt trội ấy có đưa ngôn ngữ thoát khỏi định kiến ngoại tại trở thành bản thể luận của mọi nhận thức? Đã đến lúc phải chỉ ra bản chất của ngôn ngữ và nguồn gốc thiếu minh bạch của nó và rằng, nó đã được các nhà ngôn ngữ “cưng chiều” quá mức trước thực tại lịch sử hiện hữu. Lịch sử nhận thức duy tâm và nhận thức duy vật đã che đậy những giới hạn ngay từ khởi nguyên hình thành nó, và cứ thế, theo thời tính, ngôn ngữ đã trở thành một băng hoại và lừa dối đối với nhận thức con người. Họ, vì quan điểm thiên kiến cố gắng bảo vệ lập trường duy- khoa học và duy- lý thuyết của mình đã ngụy trang cho ngôn ngữ những tính chất không có thực, biến nó trở thành hiện hữu “tưởng như tất yếu” của con người. Con người cứ nhăm nhăm tin vào nó như cứu cánh- tư tưởng, gạt bỏ tất cả những gì được xem là nguồn gốc đưa đến tôi- suy tưởng, tôi- hiện hữu như-là- nó với vị trí của uyên nguyên kinh nghiệm, một hiện sinh độc lập với tôi suy tưởng- khác, phi- tôi.
Mô tả như là hình ảnh hóa trung thực những gì tôi tri giác. Nhưng để mô tả, tôi phải viện dẫn tới cứu cánh- tạm thời là “biểu tượng”. Biểu tượng là cái xuất hiện sau điều tôi tri giác và là trung giới giữa tôi- suy tưởng, tôi- phản tỉnh với tôi- tri giác và tôi- tại thế. Nói như vậy, biểu tượng là hình ảnh của đối tượng tôi tri giác chứ không phải là cái- được tôi tri giác, và rằng trước khi những hình ảnh có trong tôi phân tách và sắp đặt thành những tín hiệu có nghĩa (ngôn ngữ) thì trước đó tôi đã từng có những hoạt năng để biểu tả điều tôi tri giác. Hẳn rằng, buổi ban sơ của văn học, con người chiêm ngưỡng thế giới quanh nó và mô tả nó bằng những hoạt động xác thịt như phóng tên trên vách núi, dùng tay để chỉ dấu cho nhau… tất cả những điều đó đều là biểu hiện cấp cao hơn của tri giác nguyên thủy về hiện tượng mắt thất tai nghe trước khi có sự ra đời của “thần thoại”. Đó là giai đoạn tiền- ngôn ngữ, tiền- mô tả. Khi tôi cố mô tả những sự vật lần đầu tôi thấy, cái- tôi tri giác, cái tôi- xác thịt của tôi đã hình ảnh hóa điều tôi thấy, nhưng rõ ràng, tôi chưa phản tỉnh, chưa có suy tư, đơn giản những hình ảnh đó chỉ là sự rập khuôn, mô phỏng điều tôi bị/ được cuốn hút. Cảnh đấy, vật đấy, tôi ngỡ ngàng khi sắc màu, thanh âm của nó ám vào tri giác tôi, làm ngột thân thể tôi và tôi cố biểu đạt xúc cảm mà tri giác tôi bắt tôi phải thế. Tôi đã chọn một biểu- hiệu để tôi lưu giữ sự-ám vào tri giác ấy của thế giới hiện tượng đã- từng- cho tôi được tri giác. Biểu hiệu ấy chỉ có giá trị với riêng tôi và chỉ duy- có tôi chịu ràng buộc vào giá trị mà nó đem lại cho tôi và đó là kinh nghiệm- quy ước của tôi về hình ảnh mà tôi đã mô tả đúng- như- những gì nó phóng chiếu và khởi xuất trước tôi. Cho tới khi, tôi biết phân trần những hình ảnh ấy thành các lớp đối lập: trắng/ đen, chân/ giả, đúng/sai, đẹp/xấu… là khi ấy tôi đã có dự phần của ngôn ngữ và rằng, ngôn ngữ chính là cứu cách cho tôi- phản tỉnh, tôi- suy tưởng của tôi. Vậy là qua hai lớp trung giới, tri giác cấp cao (hành vi hóa hiện thực) và biểu tượng, ngôn ngữ đã cách xa uyên nguyên của tôi- tri giác. Vậy là, ngôn ngữ đã làm cho cái- tôi tri giác của tôi méo mó và phi thực ngay từ khởi nguyên chỗ đứng của nó trong lòng tư duy. Nếu tư duy, theo quy luật là phản tỉnh lại cái tôi- chưa tư duy, là một phân tách cái tôi- tri giác thì nó vốn không trung thực với những gì tôi biết về đối tượng ban đầu. Vì, đối tượng vốn là nó, nó tồn tại chẳng có lý do hay mục đích gì với tôi cả. và tôi trong quan hệ với nó là một thực thể độc lập có tri giác, vậy, tôi phải xác lập vị trí của tôi theo đúng vị trí của- tôi với- nó. Và nó trong quan hệ với tôi là một uyên nguyên không có đúng cũng chẳng có sai, vậy mà, giờ đây, ngôn ngữ đã dự phần vào cái tôi phản tỉnh biến cái vốn không sai không đúng ấy thành ra cái đúng cái sai có trong tôi. Vậy chẳng phải, ngôn ngữ đã làm cho đối tượng trở nên xô lệch méo mó sao? Còn vì sao lại có méo mó và vì sao luôn tồn tại tôi- phản tỉnh bên cạnh tôi- tri giác “ù lì” thì lại thuộc vấn đề phức tạp hơn: vấn đề tha nhân trong quan hệ với chủ thể- là- mình của tôi.
Cái tôi mô tả là dự phần nối tiếp của tôi tri giác, là quá trình tôi biểu tượng hóa những gì tôi tri giác về đối tượng, biến nó trở thành hình ảnh. Biểu tượng trở thành trung giới giữa tôi phản tỉnh và tôi tri giác, nó đơn giản là một- tái lặp mà không phải là một- tái thiết. Và rằng, tái lặp là cái hướng về phía trước – thời điểm, tôi hội hội nhập vào đối tượng và đối tượng chịu sự xô đẩy tự nhiên của ý hướng tính nơi tôi. Tôi dựng lên biểu tượng là để ghi lại những điều mắt tôi thấy, tai tôi nghe về sự vật, hiện tượng. Vậy là, biểu tượng là chiếc bóng ghì níu cái- tôi tri giác, nó là hiện thực và là chân lí của những gì tôi từng tri giác, nó chưa biến dạng, chưa méo mó, chưa nhập nhằng giữa những phân tích mà ngôn ngữ từng can thiệp. Cái tôi- sống cuộc đời tại thế nơi tôi đã trở thành cái- tôi phản tỉnh- nơi tôi. Nghĩa là, văn bản như là đối tượng mà tôi được- đọc- khi nhìn vào nó, khi nghe người khác truyền thanh đến tai tôi, và tôi đã dựng/bị dựng biểu tượng có sẵn[3]/ sáng chế[4] biểu tượng để hình ảnh hóa điều tôi tri giác ấy, biến nó trở thành một lưu giữ chưa được phân tích, bình chú trong ấn tượng của tôi về nó. Những gì tôi hình ảnh hóa điều tôi tri giác về văn bản ấy ở các góc độ hình tượng, lối chấm câu, cách ngắt dòng của văn bản là tiền đề để tôi mô tả lại đúng đắn những ấn tượng ban đầu của tôi trước đối tượng, là tôi không vướng mắc gì đến các giai đoạn tái thiết kế tiếp từ giai đoạn biểu tượng hóa tri giác của tôi- suy tưởng. Và rằng khi tôi suy tưởng về những điều tôi tri giác, là lúc điều tôi- vốn- sẽ mô tả như sự trở về với ấn tượng mà văn bản kia cho tôi từ uyên nguyên phóng chiếu của đôi mắt tôi của lỗ nhĩ tôi- bị phủ định, vì nó có sự tham chiếu của ngôn ngữ- như là mặt nạ dẫn đường chỉ hướng cho tôi phân tích, tôi phán xét về nó. Vậy là, kết quả của tôi suy tưởng là sự sai lệch với trinh nguyên ấn tượng mà tôi có trước văn bản tôi- tiếp nhận. Để có xác quyết dứt khoát về ranh giới can thiệp của biểu tượng và ngôn ngữ vào tri giác, tôi hướng đến hai ước định của lập luận: Cái tôi mô tả và cái tôi suy tưởng.
Cái tôi mô tả là hoạt năng tường trình lại điều tôi được tri giác, là tôi bị ném một cách tự nhiên về đối tượng và đối tượng lặn ngụp vào tôi như một đồng điệu không phân biệt lằn ranh hội nhập giữa chủ thể và đối thể. Một bài thơ tôi đọc khi tôi buồn sẽ có ấn tượng khác hẳn với cùng bài thơ ấy khi tôi đọc lúc vui. Và những biểu hiệu trên văn bản lặn ngụp vào tôi như một ý hướng vô thức, những hình ảnh sông, núi, con người mà tôi đã từng mắt thấy, tai nghe ngoài hiện thực giờ lại gặp nhau trong cùng khoảnh khắc giao thoa giữa tôi tri giác và đối tượng. Tôi biết bài thơ ấy đang tả về ngọn núi, dòng sông là vì tôi đã từng thấy nó ngoài đời và tôi là một- lười nhác và sa đọa nên không tự quy cho mình khái niệm để mô tả sự vật ấy, mà trở thành kẻ phụ thuộc vào biểu tượng - mô tả của cộng đồng khi tôi bị nó len lỏi vào trí não như một quy ước. Và, những nhân thể khác ngoài tôi cũng là một sa đọa của biểu tượng “sông”, “núi”, “nước” do giao tiếp cộng đồng áp đặt vào họ một cách vô thức. Tôi và họ đều là hậu quả của những sa đọa giao tiếp cộng đồng , hình ảnh tự nhiên vốn là nó mà không phải là cái ta ép cho nó là “sông” là “núi” giờ lại trở thành điều quy ước phải gọi tên là “sông” là “núi”. Tôi đọc văn bản của họ, nhờ là một sa đọa một phụ thuộc và nô lệ bởi biểu tượng quy ước về hiện thực nên khi đến với văn bản ấy, tôi nhận biết được điều nhà thơ đang mô tả về hiện thực ông ta thấy. Nhưng vì nhà thơ là một kẻ chuyên phá bĩnh hiện thực và nuôi ý định “phá xiềng” “đột xích” khỏi sự giam hãm của nhà tù-ngôn ngữ giao tiếp cộng đồng, nên y đã tìm cách đi ngược lại với sự sắp đặt sẵn có bằng việc tự mình sáng tạo ra biểu tượng mới về ngôn ngữ mô tả. Và đó là cách để họ là kẻ tự do, là mình. Và rằng, chính nhà thơ là những kẻ làm ra ngôn ngữ nhưng cũng chính họ lại là kẻ cầm tụ những người khác bằng chính- ngôn ngữ của họ. Họ đã bắt kẻ đọc văn bản của họ phải tin vào nó như một ràng buộc, níu kéo vì không tin thì không thể biết là có những biểu tượng trên văn bản. Muốn biết và hiểu biểu tượng ấy thì anh phải tin vào nó như một sa đọa với anh để anh nắm lấy nó. Nếu anh không muốn tin nó thì anh phải đoạn tuyệt và xa rời nó. Nhưng xa rời nó thì anh đi đâu, anh lại về với người tình cũ là ngôn ngữ giao tiếp ư? Vậy là anh từ chối nhà tù mới để trở về nhà lao cũ của ngôn ngữ? Vì thế, con người là kẻ luôn luôn chạy chốn tự do và cũng luôn luôn bị cầm tù bởi chính tự do ấy. Nhưng khi tôi đọc văn bản thơ của một nhân thể tự do về ngôn từ mô tả thì nó lại là một ấn tượng với tôi. Vì những điều nhà thơ mô tả là những biểu tượng mà anh ta tự sáng chế để không phải là một sa đọa, cho nên nó “lạ” với tôi, vì tôi chưa thấy nó ở đâu, là lần đâu tôi gặp nó. Vậy là nó ấn tượng với tôi và tôi phải tái hiện, tường trình lại sự “lạ lẫm” ấy của tôi trước hiện thực. Nhà thơ, triết nhân, văn nhân đều là những nhân thể muốn chốn thoát tự do và tự sáng tạo tự do, song cũng đồng thời là kẻ tự cầm tù tự do của mình bằng chính ngôn từ mô tả mà mình gây dựng. Vì, nếu biểu tượng mà tôi dựng trên văn bản như một sáng chế thì nó là tự do của tôi nhưng tôi lại vô hình đẩy sự tự do của tôi về phía người đọc văn bản của tôi, khiến họ trở thành kẻ mất tự do và là nhân thể bị vong bản về tinh thần trước ngôn ngữ do tôi tạo nên. Đến lượt tôi, tôi lại trở thành tù nhân của những ước định biểu tượng trên văn bản của các nhà thơ khác. Vì rằng, tôi tồn tại là một ý nghĩa, tôi không thể chỉ biết đến thơ của tôi mà vứt bỏ ra khỏi đầu cái ý nghĩ phải đọc thơ người khác. Và người khác trong quan hệ với tôi là một ràng buộc để tôi sáng tạo chính mình, thế là tôi cũng lại mất tự do trước kẻ khác. Thậm chí, tôi cũng là kẻ mất tự do với chính mình, vì tôi là một hiện hữu ý nghĩa nên tôi phải sáng tạo. Nhưng tôi không thể sáng tạo nếu như tôi không suy tư, nhưng để có điều suy tư thì tôi phải tìm kiếm lý lẽ đựợc phân tích trong khoa học và lý thuyết. Lý thuyết và khoa học lại là kinh nghiệm tại thế được phản tỉnh của kẻ khác ngoài tôi, giờ tìm kiếm nó có khác nào tôi là một nô lệ cho nó. Đó là còn chưa nói tới cái tôi bảo thủ trong tôi luôn cho những sáng tạo của mình là uyên nguyên siêu việt, cho nên, tôi đã bám vào điều mình sáng tạo như “kẻ ăn mày dĩ vãng”.
Vì biểu tượng mô tả là hình ảnh để tôi ghi lại hiện thực tôi tri giác nên nó chân thực, nó là tấm gương để tôi tường trình lại cảm xúc uyên nguyên mà mình có về văn bản. Hoài Thanh có vĩ đại không? Ông chỉ là một nhân thể bình thường, thậm chí là giản đơn. Thi nhân Việt Nam[5] đâu phải là một phát kiến ghê ghớm khiến người ra phải rùm beng lên vì nó. Hãy luận về điều mà Hoài Thanh đã làm và hãy truy xét bản chất của Thi nhân Việt Nam. Cách đọc của Hoài Thanh là cách đọc của “trẻ thơ” về những văn bản của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử… mà không phải là những phân tích, phê phán , phát kiến khiến người ta trở thành “nhàm chán”, “sa đọa”. Nói như vậy, lối phân tích, phê phán, dựa vào các lý thuyết khoa học là nhàm chán, sa đọa ư ? Nếu đây là một câu hỏi thì việc làm rõ lối đọc “trẻ thơ” sẽ là câu trả lời thích hợp cho nghi vấn ấy. Tại sao Hoài Thanh lại đọc thơ của các bậc tiên hiền trên bằng lối mô tả của trẻ thơ? Hẳn rằng, Hoài Thanh khá khôn khéo khi phán xét văn bản bằng sự tự do của các giác quan. Và rằng, một đưa trẻ sẽ không thể hành động như một người lớn bằng những phân tích vụn vặt với những suy tính cặn kẽ thiếu tự nhiên, thay vào đó, nó xem điều nó thấy và thanh âm nó nghe như một cứu cánh mô tả. Hiển nhiên, một đứa trẻ có thể mô tả con vật nó cưng nhất bằng thái độ cảm xúc trinh nguyên về nó. Những bài văn mô tả của chúng khiến người lớn phải bật cười và có đôi chút “mỉa mai”. Vì, họ đọc văn bản của chúng bằng cái đầu suy tư, thận trọng, dè dặt, gán nghĩa theo cách mà một ông già thường làm, cho nên những điều thực với tri giác của chúng lại là những “ngô nghê” “ngộ nghĩnh” bởi những phân tích bóp- méo- tri giác về hiện tượng. Nhưng ngược lại, một đứa trẻ sẽ cảm thấy nhạt nhẽo và tầm thường khi chúng đọc những văn bản thơ của người lớn và chúng không sao hiểu được điều chúng đọc, vì trong ấn tượng của chúng những văn bản thơ ấy là những “giả tạo”, là “sai lệch” so với hiện thực chúng tri giác. Chúng thắc mắc bằng những nghi vấn hơn là tái hiện điều chúng ấn tượng về văn bản. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy chán ngắt khi chúng đọc những bộ tiểu thuyết của người lớn, vì thế giới mà người lớn mô tả là một “giả tạo” và “sai lệch” so với hiện thực được cảm nghĩ giản đơn và chân thật của chúng, và vì chúng không biết “hư cấu”, không biết “bịa-mà như thực” trước hình ảnh về những hiện tượng, con người xung quanh chúng như người lớn đã làm. Nhưng chúng hoàn toàn có thể mô tả cảnh tượng chân quý hay tình yêu giữa con người với con người bằng xúc cảm chân thực như ta có thể sờ thấy và cảm thấy, vì rằng, chúng có thể tái- lặp các dữ kiện mà người bạn hay cha mẹ chúng yêu thương, chân quý- chúng hơn là bóp méo, tô hồng tình yêu vĩnh cửu hoặc nhân tình thế thái như các nhà văn già giặn thường làm. Vì rằng, chúng là một tại- thế tuyệt đối, là một tri giác chưa bị méo mó và là một nhân thể chưa nhận thức những điều to tát, chưa bị áp đặt phải làm cho cuộc sống xô lệch, phải “mưu toan” như người lớn thường giả tạo hóa về hiện thực.
Hoài Thanh đã mô tả và thủ thế- trí tuệ của mình như một đứa trẻ từng làm với bản văn mô tả. Chúng có quyền cường điệu hóa các sắc thái hiện tượng chúng thấy, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc chúng “xuyên tạc” một cách có ý đồ và khôn khéo về thế giới hiện tượng mà một tiểu thuyết gia có thể làm. Chúng có thể đặt những hình ảnh đối lập với hiện thực xảy ra như thế, nhưng đó không phải là diễn thuyết bịa đặt mà là một mô tả lớp lang sinh động. Và rằng, một con mèo trong trí tuệ giản đơn của chúng và trong cách mô tả yếu ớt vọng từ cái nhìn của người lớn là con vật có thể cao tới 2,5m và nặng 90 kg, nhưng chúng lại được đặt để bằng điểm nhấn trinh nguyên là “con mèo” và “điều chúng thích nhất”. Và hẳn rằng, con vật ấy không thể lừa dối tri giác chúng ta bằng con mèo được nhân cách hóa với những toan tính và sắp đặt của một tiểu thuyết gia như Edgar Allan Poe đã làm[6]. Và rằng con mèo ấy vẫn là con mèo trong hiện thực, đích thực là nó, nhưng ước định cường điệu khiến văn bản của chúng viết ra là một “lạ lẫm” với người đọc chúng. Người ta có thể cười và mỉa mai về cách mô tả ấy, vì sự cường điệu hóa trong cái nhìn của kẻ trường thành là sự “lệc lạc” và “cập kênh” so với trí tuệ “ma mãnh”, nhiều “toan tính” của họ. Nhưng nếu vất bỏ lí tính làm cho trí tuệ của triết gia trở nên uyên thâm và ma mãnh, biến chúng trở thành những cảm nghĩ chân thực của trẻ thơ, thì một triết nhân có thể sẽ thấy trong văn bản mô tả của chúng thế giới hiện tượng lạ lẫm mà họ khó có thể tìm gặp trong các bản văn kinh viện. Hoài Thanh đã biết vất bỏ lớp bọc của một trí tuệ ma mãnh- lý thuyết, vứt bỏ cái tôi định kiến thẩm mỹ do cộng đồng và sách vở nhồi nhét, làm cho biến dạng và sai lệch. Ông đã đến với văn bản của Tản Đà, Chế Lan Viên, Xuân Diệu như một đưa trẻ đang làm bài tập mô tả về thế giới hiện tượng văn học, là tự do tưởng tượng là tái lặp tưởng tượng. Và rằng, điều mà một đưa trẻ có thể cường điệu về điều chúng thấy như thể cách ngắn nhất giúp chúng tiếp cận đối tượng, thì Hoài thanh cũng cường điệu một cách tự nhiên những gì mà văn bản ngoại tại nằm trong phóng chiếu phi-vụ lợi của kẻ đang ngắm nhìn chúng. Sự mô tả có thể đã nâng những biểu tượng văn bản lên quá kích cỡ thông thường mà chúng vốn có. Điểm giữ lại sự siêu việt, uyên nguyên của Thi nhân Việt Nam là điều mà một đưa trẻ thường nghĩ tới: “đối tượng” và “cái tôi thích nhất”. Điểm nhấn uyên uyên về văn bản làm cho những cơn gió cường điệu trở thành sự nhất quán triệt để trong xúc cảm biểu tả. Và, chẳng ai có thể tin được một con mèo có thể cao tới 2,5m, nặng 90 kg, cũng như chẳng ai có thể tin được giây phút “thoát lên tiên” “phiêu lưu trường tình”, “điên cuồng”, “động tiên”[7] của Hoài Thanh, nếu nó bị nhìn từ lí tính khoa học. Nhưng Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam là sự sóng đôi từ kết quả của cái mô tả và được mô tả, và rằng Hoài Thanh cũng như đưa đứa trẻ kia có quyền biện minh về hành động của mình ở quan điểm “điều tôi thích nhất”. Vậy là, “tôi thích” chính là căn nguyên gánh vác của điều tôi mô tả. Và vì, tôi mô tả đúng như ấn tượng của tôi về văn bản, nên cái- cho tôi là cái- tôi đã từng tri giác về văn bản, mà trong trí tuệ của tôi, tôi yêu thích nó và tôi trong quan hệ với nó là một cường điệu có thể chấp nhận.
Biểu tượng chính là hình ảnh của tri giác là điểm quy chiếu để ngôn ngữ tôi- suy tưởng biến đổi và làm xô lệch điều tôi đã tri giác về thế giới hiện tượng đã cho tôi ấn tượng khởi nguyên. Tôi muốn tự do với chính mình, tôi phải là một mô tả về biểu tượng ghi lại thực tại được tri giác của tôi. Còn ngôn ngữ là tình nhân dẫn dụ và làm “mụ mẫm” cái tôi- tại thế, biến tôi trở thành một “động vật suy tưởng”. Ngôn ngữ tái thiết là một “lừa dối” và dẫn dụ tôi tới cái cầm tù tôi là tri thức ngoại tại. Và rằng, tôi đã đánh mất trinh nguyên cảm xúc vì những phân tích đến từ bên ngoài, dẫn dắt, xác quyết đoạn tuyệt tôi trước tự do mô tả của mình. Vì ngôn ngữ là một lệ thuộc với biểu tượng ghi lại điều tôi cảm biết về đối tượng, cho nên qua hai lần dẫn nhập, ngôn ngữ trở thành xa cách với cái ban đầu cho tôi xúc cảm về hiện tượng. Điểm khởi phát cho tập quán hay phương thế suy tư là từ những hình ảnh về hiện thực được tri giác, cho nên ngôn ngữ là hình ảnh thứ hai từ hình ảnh nối tiếp của tri giác. Người ta sẽ thấy mình thiếu- tính xác thực khi đứng trước gương, dù những hình ảnh ta thấy là hình ảnh của ta, nhưng nó không phải là huyết mạch nuôi dưỡng các cơ năng của mắt, của tay và xác thịt ta, mà chỉ là hình ảnh sao chép vô hồn, không biết đau không biết sôi sục khi xác thịt của ta hoạt động trong ta. Ta nhìn thấy bóng của ta nhưng ta không thể ôm ấp và khóc trước vết thương đang rỉ máu trên tay ta, nếu ta nhìn vào chiếc gương có ảnh ảo của ta, hơn là việc ta trực tiếp nhìn vết thương đang lở lói và tuôn chảy những mô chết trên xác thịt. Biểu tượng chính là chiếc gương cho ta hình ảnh sao chép của ta về hiện tượng, đồng thời, cũng chính nó làm cho xúc cảm của ta bị ngưng trệ theo những lớp ảnh ảo nó dựng lên. Một chiếc gương có thể làm cho ta hiện hữu “giống như thật” về hình thể, nhưng lại ngăn không cho ta biết tâm hồn của mình đang biến chuyển ra sao, đau đớn đằng sau nụ cười hiển lộ hay khóc thương giả tạo trước khoảnh khắc tâm hồn ta đánh lừa hình hài của ta. Sẽ là gì đây, khi một người chụp ảnh lại quên con người thân xác của ta, mà chỉ nhăm nhăm tìm kiếm những bức ảnh đẹp đằng sau lớp son phấn được trang trí, làm cho thân thể ta bị ngụy tạo và xô lệch với những xúc cảm bên trong ta có. Và rằng người chụp ảnh chụp hình một nhân thể được trang điểm sang trọng để đánh lừa điểm phóng chiếu từ đôi mắt ngắm nhìn sản phẩm của họ. Và sẽ ra sao, nếu như một người thợ chụp ảnh chụp lại hình ảnh của một nhân thể ở trong gương? Hình thể con người vẫn là nó, nó vẫn hiện hữu “giống như thật”, nhưng xúc cảm và sự chuyển di tình cảm của con người bị méo mó trước gương, giờ lại bị méo mó lần thứ hai khi người chụp ảnh chụp lại hình ảnh từ ảnh ảo của một nhân thể. Ngôn ngữ là những ảnh ảo từ các- ảnh ảo trong chiếc gương ấy hoặc là một nhân thể được trang điểm sang trọng hơn là một con người mang bản chất tự nhiên của nó. Vì ngôn ngữ, chứa trong nó những ước định suy tư và tập quán tư tưởng cho nên nó là sự áp đặt, liên đới với những mục đích suy tưởng bên ngoài, của những vướng líu về tri thức hoặc hệ ý thức quyền lực. Và do đó, ngôn ngữ là một biến dạng ngụy biện so với điều ta tri giác được.
Các nhà duy tâm khách quan biện minh cho nguồn gốc của ngôn ngữ là ở ý niệm về lời và lời nằm nơi Chúa. Vậy cho nên, mọi phán định hay sáng tạo bằng lời của Chúa là uyên nguyên của tồn tại. Và rằng, Kinh Thánh là cuốn thơ vĩ đại nhất về nguồn gốc hình thành, phát triển và kết thúc của nhân loại. Nhưng, Chúa không phải là một hiện hữu tại thế mà chỉ là sản phẩm “ngu dốt” và “sa đọa” của con người, do con người sáng tạo trong buổi đầu cô độc trước tự nhiên. Vì là một sản phẩm tưởng tượng nên Chúa không có thực, nghĩa là hư vô, theo đó, ngôn ngữ nằm ở nơi Chúa cũng chỉ là một hư vô. Người ta thật khó có thể tin vào sự nhận biết trước cái hư vô, vì rằng, hư vô là “không có gì”, vậy ngôn ngữ như một giả sử từ phát ngôn của “kẻ” hư vô, không có gì, thì lấy gì để xác quyết niềm tin ấy là chân lí? Và rằng người ta thật khó có thể hiểu và biết về điều- không- có gì, thì những xác quyết từ điều-suy tư- bị tri phối bởi-ngôn ngữ của hư vô- “không có gì” ấy có đáng tin cậy bằng điều người ta có thể tri giác về hiện thực mắt thấy tai nghe? Ngôn ngữ dưới cái nhìn của các nhà duy tâm khách quan là một ngụy biện cứu cánh cho hư vô, thì thật khó biện minh cho niềm tin con người về điều không có gì ấy. Vậy là để trốn thoát sự thực nực cười đó, các nhà duy tâm khách quan đã dựng lên khái niệm “đức tin” và “mặc khải” như là cái đến từ bên ngoài siêu- việt không thể tri giác và chỉ có thể chấp nhận những ai tin và đi theo điều ngụy biện đó. Còn các nhà duy tâm chủ quan thì sao? Họ không dựa hẳn vào ý niệm Thiên Chúa, nhưng lại dựa vào cái tôi- tư duy. Để có cái tôi tư duy tất yếu phải trải qua điều- tôi tri giác, nhưng các nhà duy tâm chủ quan này lại xem tri giác là một “yếu đuối” “không đáng tin” và “u tối”, cho nên sự vật được khai minh khi có tôi- tư duy, và để tôi- được tư duy thì ngôn ngữ trở thành người tình dẫn lối cho phân tích ở họ. Và, tôi tư duy là cái làm cho sự vật được minh bạch, những u tối được tôi-tư duy gọi tên và quy định các lề luật để nó tồn tại. Nhưng vậy thì có khác nào các nhà duy tâm chủ quan đang thừa nhận việc mình làm là bóp méo với điều mắt họ thấy, tai họ nghe? Hẳn là, họ đang lừa dối chính họ, áp đặt lên hiện thực mục đích và tham vọng chiếm lĩnh của ngôn ngữ, tách xác thịt ra khỏi phần hồn. Nhưng thật khó có thể tin được là người ta có thể đoạn tuyệt ngôi nhà thể xác cho linh hồn mình trú ngụ. Và, nếu cái tôi-tư duy vỗ ngực về sự hiện hữu nó là đích thực thì hẳn rằng, linh hồn phải neo đậu ở một thế giới phi- xác thịt, vì nó xem xác thịt là không đáng tin cậy và là một u tối, nên việc rời bỏ và khinh miệt xác thịt chỉ là vấn đề thời tính. Và rằng khi cơ thể người ta rã mục lúc về với đất thì, tôi tư duy là một bất tử?? Thật khó có thể tin được luận đề phi- logic ấy, và rằng, nếu muốn thoát rời thân xác già nua thì linh hồn lại phải trở về với Chúa, nghĩa là lại về với hư vô, là không có gì. Đó là cách một nhân thể trên mặt đất đang “bước đi bằng cái đầu” chứ không phải bằng đôi chân.
Vậy còn các nhà duy vật? Họ lí giải nguồn gốc của ngôn ngữ là nhờ lao động và thông qua giao tiếp. Vậy hiển nhiên, theo họ ngôn ngữ là một sản phẩm của cộng đồng. Vậy thì, cộng đồng đã “đánh cắp” tự do về ngôn ngữ của cá nhân là tôi. Và vì, tôi sinh ra đã thành một hiện hữu mất tự do thì thật khó để nói rằng tôi là một hiện hữu tuyệt đối. Và rằng tôi, loài kiến, loài ong là những kẻ mất tự do, chịu chi phối bởi diễn ngôn cộng đồng, đều có cùng đẳng cấp. Vậy chẳng có cớ gì để tôi phân biệt giữa tôi và loài vật, cũng như bài thơ với tôi là một hứng thú, thì cái “tổ kiến” “tổ ong” lại là bài thơ trữ tình- trác việt của loài kiến và loài ong. Tôi sinh ra, tôi có tri giác nhưng biểu tượng ghi lại điều tôi tri giác lại không nằm ở sự sáng tạo nơi tôi mà nằm ở cái đến từ bên ngoài tôi, đó là những thanh âm vọng vào tai tôi, ép tôi phải gọi sự vật bằng sông, núi, mây… mà tôi không có ý nghĩ là những từ đó trong tôi trở thành một đam mê gọi tên, là một hiện hữu do tôi tạo dựng. Vậy là, tôi trở thành kẻ “ăn bám” ngôn ngữ ngay từ khi đã biết tri giác rồi, điều đó không thể cứu cánh cho tôi là một nhân thể tự do được, vì những thanh âm ngôn ngữ đó đã ám vào tôi và ép tôi theo quyền năng suy tư của kẻ nắm quyền lực, biến diễn ngôn của tôi trở thành quy ước-đã có. Và rằng, quy ước ngôn ngữ là một điều dối trá nhất, vì nó không phải là phát ngôn của tôi mà là phát ngôn của kẻ vô hình bên ngoài tôi, tôi trong quan hệ với nó là kẻ bi-lệ thuộc phải tin vào nó, nếu như tôi muốn mô tả điều tôi tri giác. Tôi muốn cất cao hồn mình mà phóng chiếu thành một bài thơ hay một khúc ca bi kịch để tự ru lấy đời mình thì tôi phải là kẻ nô lệ, là kẻ tôi đòi của ngôn ngữ cộng đồng. Nếu tôi muốn bứt phá mình khỏi xiềng xích vô hình ấy thì tôi phải tạo cho tôi một quy ước riêng về biểu tượng ghi lại điều tôi tri giác, nhưng điều ấy sẽ biến tôi trở thành kẻ- chống- Chúa hay kẻ chống- quyền lực của cộng đồng giao tiếp; tôi sẽ trở thành một tội đồ phản nghịch và chịu- lưu đầy trong mắt họ. Và rằng, thói quy chụp tri thức là ám ảnh-phi-lý với tôi, và vì tôi không thể chạm đến màu hồng- phá bĩnh của tôi, nếu nó liên quan đến màu hồng của lá cờ chính trị, do đó, biểu tượng do tôi sáng tạo sẽ trở thành một án văn với cuộc đời tri giác của tôi và tôi phải viện dẫn biết bao cái tên chịu án oan ấy như Galilée từng là kẻ- phá phách các ước định duy tâm của giáo hội nhà thờ Cơ Đốc giáo, như Socrates sáng tạo cho mình một-chén thuốc độc để trầm thống trước cuộc cách mạng thần học, hoặc thảng như cái chết điêu đứng của Trang Đình Long... Điều ấy cũng giống như một đưa trẻ đã phản kháng lại điều chúng mô tả về con mèo có chiều cao ngoa dụ 2,5m, nặng tới 90 kg. Phát ngôn ấy của chúng là cách thức phản ứng lại với toán học. Một đưa trẻ mô tả về con vật chúng cưng quý và rằng, con mèo trong mắt chúng là một hiện hữu uyên nguyên, chúng cố mô tả điều xảy ra ấy trên văn bản chúng viết ra. Tuy nhiên, trong cái nhìn ngây thơ và phá bĩnh của chúng thì đôi chân của con mèo cao 20,5 cm kia cũng có giá trị tương đương với ước định toán học vô nghĩa trong đầu chúng với con số ngất ngưởng 2,5m. Một đứa trẻ có thể thu nhận âm thanh vang vọng ngoài nó vớ kí âm 2,5m, nhưng trong tri giác của chúng thì cái thanh âm ấy chỉ là một viện dẫn, nài ép, níu kéo tương xứng với đôi chân của con mèo có trong mắt chúng. Và rằng, trong đầu chúng, nhà toán học và các con số ước định được gọi là chân lí của họ chỉ là vô nghĩa và bị bóp méo trước điều chúng tri giác. Chúng rang rác rao trên miệng mình con số 2,5m cho đôi chân của con vật chúng cưng, nhưng trong ý nghĩa mô tả của chúng thì nó có nghĩa như một sải chân 20,5 cm vọng vào mắt chúng. Việc viện dẫn ngôn ngữ cộng đồng trong lối mô tả của một đứa trẻ chẳng khác cách một con vẹt nhại lại điều người khác nhồi vào tai nó, nhưng trong trí tưởng tượng của chúng, nó chỉ là một thanh âm vô nghĩa được đặt trên cái mỏ- máy móc. Và con vẹt kia, trong sự dính líu với ngôn ngữ chúng đang sống là một tự do, cũng như một đứa trẻ đã biết-cách- tìm đến tự do của mình theo hướng ý thức-một cách vô thức về con vật chúng tri giác. Trong ý nghĩ của chúng, chúng phải mô tả điều chúng tâm niệm và thích thú, nhưng để mô tả thì chúng phải có biểu tượng để mô tả, vậy là việc nhặt nhạnh ngôn ngữ cộng đồng một cách vô thức, quyên đi ý nghĩa của những biểu tượng ấy, gán nó theo quy ước của chúng về con vật được mô tả ngay lập tức được thực hiện. Đó là cách thức mà một đứa trẻ tìm đến tự do trong mô tả và phản ứng lại với sự thống ngự của ngôn ngữ cộng đồng gieo vào nó. Hoài Thanh cũng chẳng khác đứa trẻ học mô tả kia về thế giới hiện tượng thi ca được lưu dấu trong Thi nhân Việt Nam. Ông đã phá bỏ cách quy ước luật định trong ngôn ngữ của ông và tự sáng tạo cho mình một quy ước riêng trên cơ sở nhặt nhạnh những thanh âm và kí hiểu bị cộng đồng gieo rắc trong đầu. Và, nếu như, một bài văn mô tả của đứa trẻ khiến những trí tuệ ma mãnh phải nực cười về sự ngô nghê của chúng, thì Hoài Thanh đã biết khéo léo lái tập- mô tả thơ của mình bằng trí tuệ già giặn, lấn át, dung hòa những trí tuệ ma mãnh bên ngoài khi đọc Thi nhân Việt Nam. Đó là cách mà Hoài Thanh làm khác một đứa trẻ và là cách để ông che dấu trước những cái nhìn ma mãnh nhiều toan tính về một văn bản mô tả điều ông tri giác.
Trong cái nhìn của các nhà duy vật, ngôn ngữ là sản phẩm của con người. Nhưng cái con người họ nhắc đến không phải là con-người này, mà là vô-số- những con người kia, bên ngoài tôi và độc lập với tôi. Và tôi là một phụ thuộc vào họ và họ làm nên lịch của tôi cũng như lịch sử tinh thần tôi. Vậy là, tôi trở thành đối tượng của họ tri giác chứ không phải là tôi đang-tri giác với chính điều tôi hướng đến. Và lịch sử tinh thần của tôi không phải do tôi lao lực làm nên mà chỉ là một kẻ hưởng thụ lại những sắp đặt của cộng đồng. Tôi trở thành một thừa thãi, hưởng thụ những gì mà cộng đồng đã bày ra cho tôi. Tôi mất đi khả thể sáng tạo, mất đi cá thể ý nghĩa của tôi trước hiện thực, là tăm tối, là bị động và chịu sự gia cố của quyền năng. Và rằng tôi, sống là để phụng vụ và làm theo những điều chi phối tôi phải- phụng vụ chứ không còn là kẻ sáng tạo ra thế giới ở cái nơi mà thế giới nảy sinh trong tôi là tri giác. Nhưng, không có tôi- tư duy thì làm gì có cái ta-tư duy làm nên lịch của cộng đồng kia, vậy đúng ra, tôi phải là một tự do tuyệt đối bên cạnh những tự do tuyệt đối khác. Nhưng khái niệm “cộng đồng” đã trở thành ngụy trá che đậy tính toàn năng thống trị của ngôn ngữ và rằng tôi muốn sáng tạo thì tôi phải là nô lệ của những quy ước chung cộng đồng, đồng thời luôn phụ thuộc vào cộng đồng. Vậy không chỉ có tôi mà còn có những cái- tôi khác- bên ngoài tôi đều là những nhân thể bị- vong bản về tinh thần, bị cộng đồng làm cho méo mó đi, không có nơi để neo đậu tâm hồn mình, là mình muốn tự do thì mình phải sống, sáng tạo cho người khác và vì người khác. Lối quan quan niệm của các nhà duy- vật thật chẳng khác nào một nhân thể đang “tư duy bằng- đôi chân” chứ không phải bằng cái đầu.
Ngôn ngữ là một ảo tưởng do con người dựng lên để phân tích cho những mục đích tư- hữu của họ, nó không phải là bản thể đích thực để nhận thức luận, mà con người, từ đó có thể khai phóng. Và rằng, chẳng ai có thể nhận thức từ một bản thể hư vô- “không có gì”, cũng như chẳng có một cái cây nào chỉ có lá và cành mà không có thân, rễ và thật vô lý khi một cái cây mà rễ và thân nằm ở trên ngọn, còn ngọn và cành lại nằm ở vị trí vốn- lẽ là của thân và rễ. Ngôn ngữ là sự sai biệt với biểu tượng và tôi- tri giác, cho nên nó là những cành nhánh của suy tư, và chỉ có thể là cành nhánh của suy tư thì nó mới đẻ ra những trái cây muôn màu nhưng cũng nhiều lừa dối của khoa học và lý thuyết. và rằng, một trái chín phải trải qua sự non yếu của những trái xanh, ngôn ngữ cũng là một- méo mó, biến đổi, nó có thể là một trái chín hòa bình nếu như nó được nuôi dưỡng trên một thân cây và rễ cây tri giác lành mạnh. Nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân của chiến tranh của phỉ báng và hiểu lầm, nếu như cái rễ tri giác của nó bị người chăm sóc có quyền năng dẫn dụ trong mụ mẫm và làm biến đổi bản chất của nó. Vậy là, ngôn ngữ trong quan hệ với tác phẩm văn học chỉ là một dẫn dụ của suy tư chứ không thể là bản- thể của mọi nhận thức luận và tri thức luận văn học. Và, chính tri giác của ta đã trở thành căn nguyên của mọi nhận thức văn học, nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân của mọi phê phán trái chiều văn học. Do đó, bản thể có thể giúp chúng ta nhận thức đầy đủ về tác phẩm văn học cũng như cá thể sáng tạo nên nó, chính là tri giác.
[1] Khi nhận thức khách quan được “cộng đồng khoa học” thừa nhận, thì điều ấy đồng nghĩa với việc, chủ thể diễn giải có thể sử dụng thuật ngữ “hiển nhiên” để thay thế cho những nhận định hay những tiền- giả định của vấn đề.
[2] Bước ngoặt ngôn ngữ (The adventures of language) được ghi nhận bằng cuốn Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của F. Saussure, nhưng theo tôi, Saussure chỉ làm nhiệm vụ “vật liệu” cho những đền đài ngôn ngữ tráng lệ dựng trên bề mặt giao cảm của thế giới hiện tượng. Những cá nhân xây móng vững chắc, chuyển ngoặt thế giới hiện tượng sang hướng mới phải kể đến Husserl, Heidegger, Jasper và Wittgenstein. Tuy nhiên, trong bốn nhân vật này thì Husserl và Jasper có thể xem là hiện tượng đặc biệt, mà, tính tương đồng của cả hai cần đặt trong tính dị biệt của Heidegger và Wittgenstein. Husserl và Jasper trong các công trình của mình (Xin xem: - E. Husserl (1980), Phenomenology and the Foundations of the Sciences, Martinus Nijhoff Publishers, the Hague/Boston/London. Và: E. Husserl (1970), Logical Investigations, Volume Two, Routledge & Kegan Paul Press, London, EN. - Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, NXB Đông Phương, TP Hồ Chí Minh.) không nhắc đến tính nổi trội của ngôn ngữ như đặc tính quyết định giúp tương liên giữa thế giới hiện tượng với chủ thể ý hướng tính, giữa đặc trưng Hữu với hữu thể. Husserl đã gọi điểm quyết định giúp sự tương thông ấy diễn ra là phương pháp “trực quan hiện tượng học” (Phương pháp trực quan hiện tượng học được Husserl xây dựng gồm hai quá trình: trực quan cảm tính và trực quan phạm trù (xin xem: E. Husserl (1970), Logical Investigations, Volume Two, Routledge & Kegan Paul Press, London, EN; Second section: Sense and Understanding: chapter six, p. 773 -799.).
Tuy nhiên để trực quan về hữu thể trong tính tương liên với chủ thể ý hướng tính, thì chủ thể vẫn cần dựa vào thế giới lí niệm mà Husserl gọi là các Eidos, mà thế giới Eidos ấy thực ra là thế giới của các biểu tượng (Eidos được Trần Khanh dịch là “tướng”, tức thế giới tướng mạo, hình dáng (xem: Diêu Trị Hoa (2005), Edmund Husserl, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 83). Thế gới “lí niệm” (Eidos) mà Husserl đề xuất có tính biến chuyển đồng thời với thế giới quan chủ thể ý hướng tính, vậy là, nó cũng có sự quy định của thế giới ngôn ngữ được tương giao với thế giới biểu tượng trong tính chỉnh thể bất khả- cắt xẻ- tự thân. Hơn nữa, ở mặt nào đó, thế giới biểu tượng cũng ôm trùm thế giới ngôn ngữ, mà trong giới hạn không thể thay thế được của các mặt trừu tượng, quy định quá trình suy ý, thì nhận thức tự- thể vẫn suy tưởng được về thế giới hiện tượng. Còn với Jasper thì thế giới “biểu tượng” quy định khả năng thấu thị đối tượng, là ngưỡng trung giới bắt buộc giữa chủ thể và hữu thể (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, NXB Đông Phương, TP Hồ Chí Minh.“Biểu tượng là truyền đạt (bằng ngôn từ). Tiếp xúc giữa thần trí và hữu thể là một kích thích trong đó Hữu thể chiếm được thế lực truyền đạt” (tr. 39).“Biểu tượng nắm giữ những gì vốn vượt chạy khỏi chúng ta để mà bị tiêu tán trong hư vô. Biểu tượng cho ta thấy những gì, mà không có nó, hoàn toàn bị ẩn dấu đối với chúng ta” (tr. 36-37), mà nhờ thế giới biểu tượng ấy, chủ thể được hiện hữu trong lòng đối thể (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd. “Đối lập với sự xác quyết của những quan điểm và của những hạn cuộc của chúng, trong biểu tượng ta dang rộng tay ra đón nhận hữu thể và đồng thời bị lấp đầy bởi hữu thể đó” (tr. 36)), đồng thời thế giới hữu thể được chủ thể tri nhận trong tính lịch sử của nó (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd.“Tình trạng lưỡng phân này lại khiến cho ý thức về hữu thể trở nên khả thể; để được vậy, khách thể bị thâm nhập bởi thần trí đến tận cùng vực sâu của nó” (tr. 38)), trở thành đối tượng được tri giác bên cạnh những đối tượng khác (Karl Jasper (2008), Chân lý và biểu tượng, Sđd.“Như là biểu tượng, khách thể cũng bị, cũng như đã từng bị lưỡng phân. Trong sự xác quyết về thế nào là khách quan, vốn chỉ là yếu tố của nó, biểu tượng bị đánh mất” (tr. 37)), một điều đặc biệt được Merleau Ponty phát hiện trong Hiện tượng học về tri giác.
Còn, Heidegger lại đặt ngôn ngữ trong tương quan với thời tính để hữu thể tồn tại mà nhờ nó, Hữu của hữu thể được hiển thể (Martin Heidegger (2008), Being and Time, Harperperennial & Modernthought Press, New York, USA. Xin xem phần: “being – in – the- world as being- with and being one’s – self. The “They”, p. 149 – 163.). Heidegger đã xem ngôn ngữ là yếu tố để hữu thể được chủ thể tính nắm bắt đặc trưng lịch sử, quy hữu thể vể bản chất của nhận thức. Mà, tự thân Hữu không thể thông điệp với chủ thể tính nếu không có sự tiếp xúc của nó với ngôn ngữ diễn đạt. Ông nhấn mạnh đến tính biến chuyển của ngôn ngữ theo khả thể tự tạo với những hữu thể khác. Heidegger đã xem ngôn ngữ như là đặc trưng tổng- hợp tính của những yếu tố chỉ dẫn logos tới nhận thức hữu thể, đó là quá trình giúp chủ thể nhận biết về đối tượng bằng lí trí, đồng thời nó cũng giúp chủ thể trực quan về hữu thể trong khoảng khắc lí trí- bị- giới hạn, ông đã gọi tính tổng hợp ấy là “tổng hợp bản chất cộng hữu của Dasein” (Lê Thành Trị (1969), Hiện tượng luận về hiện sinh, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn, tr.336.). Với Wittgenstein, ông xem ngôn ngữ ở đặc trưng hoán chuyển trong mối quan hệ với kinh nghiệm lí tính của chủ thể. Khi chủ thể tính có thể thay thế đối tượng phân tích bằng các luận đề logic mới thì những lối hiểu khác nhau về đối tượng tiếp tục được diễn giải theo hướng mở, chỉ khi bản thân ngôn ngữ diễn giải về đối tượng không thể thay thế thì điều đó chứng tỏ logic lí tính của chủ thể kinh nghiệm đã tiến tới những giới hạn về diễn giải. Khi chủ thể diễn giải bị giới hạn về lí tính, chứng tỏ sự khủng hoảng và giới hạn của ngôn ngữ diễn giải về đối tượng. Theo Wittgenstein, tự hữu thể không bị giới hạn bởi ngôn ngữ của nó, chỉ có chủ thể tự quy- lí tính giới hạn trong ngôn ngữ diễn giải. Ví dụ kinh điển được Wittgenstein đưa ra khi triển khai bước ngoặt về ngôn ngữ là hình vẽ vịt/ thỏ (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations, Blackwell Publishing, Malden, USA, Sentence 118, p.204e ), ông phân tách lí do tại sao hình vẽ tự thân nó chẳng phải là vịt hay thỏ nhưng diễn giải bằng tri giác của chủ thể đem lại có tính phân tách ra thỏ và vịt (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations , Ibid, Sentence 120 -121, p. 204e- 205e ), điều ấy được ông xem như là tính- đồng thời can thiệp của “quá trình hiện thực hóa đối tượng” và “tính thiết lập (sáng tạo)” (Ludwig wittgenstein (2009), Philosophical Investigations, Ibid, Sentence 147, p. 208e.“Quan niệm tiêu biểu cho những gì nhìn thấy, giống như điều được sao chép, rất mềm dẻo, và dường như đồng thời với nó (*), thì quan niệm về những gì nhìn thấy(**) được nối kết gắn bó với nhau (mà không thể nói rằng: chúng là một). Chú giải:(*). Nó: “điều được sao chép” là quá trình tri giác hiện thực về đối tượng. (**). “Quan niệm về những gì nhìn thấy” là quá trình nảy sinh đặc trưng kiến tạo được dựng trên những gì được tri giác về hiện thực.).
Từ việc phân tích bản chất của ngôn ngữ, Wittgenstein đã đề xuất khái niệm “trò chơi ngôn ngữ”, mở ra bước ngoặt quan trọng của triết học phân tích, làm nền tảng lý luận cho sự phát triển ý tưởng từ các chủ thuyết hậu- cấu trúc (Post- Structuralism), giải kiến tạo (De-construction), hậu hiện đại (Post-modernism) và đặc biệt là lý thuyết tiếp nhận (Theory of reception) trong khoa học nói chung và văn học nói riêng. Bên cạnh những nhà tư tưởng lớn về triết học ngôn ngữ như đã đề cập phải kể thêm H. Gadamer, người đã kế thừa xuất sắc nhận thức luận của Heidegger, phát triển luận đề bao trùm của ông về ngôn ngữ lên đỉnh cao của triết thuyết hiện tượng học. Gadamer đã xem ngôn ngữ là yếu tố quyết định để chủ thể sáp nhập sự hiểu của mình với hữu thể (Gadamer (2004), Truth and Method, Continuum Publishing Group, New York, U. S. A, P. 470.“Being that can be understood is language” (P. 470) (“ Hữu thể có thể hiểu được là ngôn ngữ”). Đây là câu trích nguyên văn trong bản dịch sang tiếng Anh của Joel Weincheimer và Donald G. Marshall, một bản dịch được xếp vào hàng có uy tín so với bản gốc tiếng Đức của Gadamer. Tuy nhiên nhóm dịch giả cuốn Các con đường của triết học phương Tây hiện đại (NXB Giáo dục, H, 1997) lại dịch là “bản thể, bản thể có thể hiểu được, chính là ngôn ngữ” (Sđd,tr. 178). Chúng tôi lục tìm toàn bộ bản dịch cuốn Truth and Method không tìm thấy một câu nào tương tự như câu trên mà đối tượng được nhắc đến, xem “bản thể có thể hiểu được, chính là ngôn ngữ” mà chỉ có một câu độc lập được in nghiêng có tính kinh điển của Gadamer: “Being that can be understood is language”, điều này chứng tỏ việc dịch văn bản của Gadamer có sai xót nhất định. Trong tác phẩm của mình Gadamer có nhắc đến bản thể luận (Ontology) nhưng là “bản thể luận về tác phẩm nghệ thuật” (Xin xem: Gadamer (2004), Truth and Method, Sđd, phần “The ontology of the work of art and its hermeneutic significance”, P. 102 -157) chứ không phải là bản thể luận theo nghĩa tổng quát (universal) triết học. ), tạo cơ sở quan trọng cho thông diễn học hiện đại phát triển về sau, kèm với sự phát triển ấy là những nhà thông diễn xuất sắc như H. Jauss, R. Ingarden, P. Ricoeur… (trích từ tiểu luận của chúng tôi: Trương Đăng Dung từ tri thức luận triết học đến nhận thức luận văn học, nguồn: vanvn.net).
(*) Ghi chú: Trong chú thích này: phần in nghiêng và bôi đen là phần chúng tôi trích dẫn. Phần viết thường, kiểu chữ times new roman là phần luận giải của chúng tôi về “bước ngoặt ngôn ngữ”.
[3] Biểu tượng có sẵn là khi tôi sinh ra, nó đã có trước tôi rồi như chữ tôi viết, âm thanh tôi nghe và tôi phụ thuộc vào nó như một sa đọa, là kẻ ăn mày biểu tượng
[4] Biểu tượng sáng chế là hiện tượng tôi sáng tạo khái niệm cho riêng mình, là tôi khai sáng, phản tỉnh những gì mà tôi từng bị sa đọa vào chữ tôi viết, âm thanh tôi nghe của cộng đồng, dân tộc tôi.
[5] Bản mà chúng tôi tham khảo là bản do NXB Hoa Tiên (Sài Gòn) ấn hành năm 1968.
[6] Xin xem: Edgar Allan Poe (2000),con mèo mun, NXB Văn Học, H.
[7] Hoài Thanh - Hoài Chân (1968), Thi nhân Việt nam, Hoa Tiên xuất bản, Sài Gòn, tr. 53-54.
“Đời ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say-đắm vẫn bơ- vơ. Ta ngơ- ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận ”
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn