VanVN.Net - Với diện tích 9,7 km vuông, và nguồn nhân lực hơn 21.000 nhân khẩu, trong đó 66% làm nghề biển, dù còn bao khó khăn, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trong việc bám biển, làm giàu từ biển. Toàn huyện đảo hiện có 409 chiếc tàu với tổng công suất trên 35 nghìn mã lực, trong đó có 120 chiếc chuyên đánh bắt xa bờ, với một đội thợ lặn chuyên nghiệp đã có thương hiệu vang danh nhiều nước...
Từ trái sang phải: Mai Thìn, Mai Phụng Lưu, Mai Thanh Hải
* Gặp "sói biển" ở Lý Sơn
Ngư trường quen thuộc của thợ lặn Lý Sơn là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa; nghề thu nhập cao là lặn bắt hải sâm, tôm hùm, câu mực… và khai thác rong chân vịt. Đây là một loại thực phẩm rất có giá trị, mỗi ký rong tươi có giá 17.000đ, còn hải sâm thì 1.600.000đ một ký chưa qua sơ chế. Nguồn lợi thủy sản chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất kinh tế của toàn huyện. Chính vì thu nhập cao, nên ngư dân Lý Sơn vẫn quyết bám biển, bám ngư trường, dẫu luôn có nhiều tai ương, hiểm họa rình rập trên biển.
Hôm đến thăm gia đình anh Mai Phụng Lưu, người được báo chí phong "sói biển" và đang "nổi tiếng" vì bốn lần đi biển bị Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi được thưởng thức món rượu hải sâm vú. Thẩu rượu của anh Lưu có giá gần bằng 3 chai Chivas 18, vì trong đó có hai con hải sâm vú cực lớn. Hải sâm và rong chân vịt là hai món thực phẩm thuộc hàng xịn của biển. Đặc biệt, hải sâm được mệnh danh là "nhân sâm của biển cả", và đã được giới y học cổ truyền xếp vào một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng cùng với tay gấu, óc khỉ và yến sào. Với giá hải sâm hiện nay, anh Lưu khoe, mỗi chuyến đi lặn biển chừng mươi ngày, cha con anh cũng thu được từ tám chín trăm đến một tỷ đồng là thường.
Ngoài bốn cha con anh Mai Phụng Lưu (cùng đi lặn biển với anh Lưu có 2 con trai và một con rể), hiện ở Lý Sơn còn có gần 1000 ngư dân chuyên nghề lặn biển. Có những thợ lặn chuyên nghiệp, có thâm niên hàng chục năm như các anh: Huỳnh Văn Chứa, Lê Gia, Lê Văn Hai, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thọ… Ấy là chưa kể đội quân lặn bắt vẹp, bắt ốc, hái rong chân vịt trên vùng biển gần bờ. Có người từng được phong danh hiệu "vua lặn" như ngư dân Bùi Thượng gần 70 tuổi, hiện sống ở thôn Tây, xã An Hải. Tại giải lặn toàn quốc năm 1963, ông Thượng đã đạt thành tích cao nhất về lặn bộ (lặn không cần ống thở) sâu tới 75m. Còn thợ lặn Võ Vinh Quang, 41 tuổi ở đảo Bé (xã An Bình) thì giật giải nhất bơi lội trong toàn huyện năm 1993.
"Sói biển" Mai Phụng Lưu giới thiệu rượu hải sâm
* Nghe chuyện săn hải sâm
Cũng như tỏi Lý Sơn, nghề lặn biển ở huyện đảo này nay đã thành thương hiệu. Không chỉ hoạt động ở các ngư trường trong nước, nhiều thợ lặn đã "xuất khẩu" sang các nước bạn, như: Malaysia, hoặc Philíppin… mỗi tháng thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng bằng nghề lặn biển bắt ngọc trai, đồi mồi, hoặc hải sâm.
Hải sâm là loại động vật không xương sống, chuyên ăn xác sinh vật chết, và sống ở môi trường sát đáy biển. Vì thế, muốn bắt hải sâm, người thợ lặn phải đeo từ 10kg đến 15 kg chì cho nặng, rồi ngậm một ống nhựa thông hơi để thở mà lặn 60m đến 70m nước. Ngoài chiếc kính bảo vệ mắt, ống thở bằng nhựa thô sơ, cùng bao đựng hải sâm, thợ lặn Lý Sơn hầu như không có một trang bị nào khác khi xuống biển.
Để đưa không khí xuống đáy sâu, nếu không có máy, người ta dùng bơm xe đạp, bơm, trợ thở cho thợ lặn. Mỗi lần lặn phải mất khoảng 2 đến 3 tiếng, nhưng thời gian lặn dưới đáy biển bắt hải sâm chừng một tiếng rưỡi, vì thời gian còn lại dành cho chặng lên và xuống phải thật chậm để tránh việc thay đổi nhanh áp lực, gây tổn thương cho nội tạng cơ thể.
Theo kinh nghiệm của "sói biển" Mai Phụng Lưu và các thợ lặn Lý Sơn, thì khi lên hẳn mặt nước, cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, thậm chí không được hút thuốc hay ăn uống gì trong vòng 30 phút, để cho cơ thể thích nghi dần với áp suất và môi trường mới. Có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời vì không tuân thủ nguyên tắc này. Đó là trường hợp đáng thương tâm của anh Nguyễn Tấn Thành ở xã An Vĩnh. Sau khi lặn lên một lúc, anh Vĩnh thấy trong người khó chịu, uống vài ngụm nước thì tức thở. Biết anh Thành gặp nguy, chủ tàu vội cho quay vào bờ, nhưng nửa đường thì không kịp.
Nhà báo trò chuyện cùng những người thợ lặn
* Hiểm nguy từ lặn biển
Tuy thu nhập cao, nhưng thợ lặn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy đe dọa, vì nguy cơ rủi ro, vì thiết bị thô sơ và cả vì nguyên nhân thiếu kiến thức cho việc lặn biển. Mỗi năm ở Lý Sơn có hàng chục trường hợp tai nạn do lặn biển. Theo thống kê của UBND huyện, từ năm 1993-2007, trung bình mỗi năm huyện đảo Lý Sơn có 28 ngư dân bị tai nạn do lặn biển, trong đó có nhiều trường hợp tử vong, do cấp cứu chậm. Trong 5 năm gần đây, cả huyện đảo có gần 30 ca tử vong, và tàn phế suốt đời vì lặn biển. Như trường hợp gia đình ông Nguyễn Tho ở xã An Hải có ba người con trai, gồm 2 con ruột và một con rể thì có hai người bị tai biến, teo chân, và một người bị bệnh tê chân, đang phải điều trị. Hoặc trường hợp anh Lê Gia 37 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải, bị liệt hai chân; anh Dương Văn Anh 18 tuổi ở thôn Đông, xã An Vĩnh, bị tử vong trong khi lặn biển; anh Bùi Trận (40 tuổi, thôn Tây, xã An Hải) bị liệt hai chân vì máy thở hỏng khi lặn biển…
Anh Huệ và những chiều ngồi ngóng biển
Để giảm thiểu tai nạn cho nghề lặn biển, Hiệp hội Pháp ngữ trợ giúp và phát triển khoa học đời sống (AFEPS - Pháp) đã phối hợp với UBND huyện triển khai chương trình tập huấn kỹ thuật lặn an toàn và hướng dẫn xử lý tình huống tại chỗ khi bị tai nạn do lặn biển cho 20 ngư dân hành nghề lặn biển tại huyện đảo Lý Sơn. Chính phủ ta cũng vừa có chính sách cho ngư dân làm nghề lặn biển với nhiều ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt. Tất cả những động thái này là rất quí, rất cần thiết, cho dù có chậm. Nhiều thợ lặn đã không còn nữa; nhiều gương mặt tươi trẻ, nhiều đôi vai, đôi chân to chắc, vạm vỡ của các anh đã không còn được tung hoành trên biển cả. Tất cả mọi rủi ro, hy vọng sẽ không còn nữa trong những năm tháng tới. Bỡi chỉ một sơ xuất, một rủi ro nhỏ trong nghề này sẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống, hoặc một cuộc đời tàn tật cho người thợ lặn.
Hôm sang xã An Bình (còn có tên là đảo Bé), xã nghèo nhất huyện Lý Sơn, chỉ với 112 hộ dân mà đã có 74 hộ nghèo, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp thương tâm vì đời sống khó khăn, vì những rủi ro từ nghề lặn biển, như trường hợp ông Nguyễn Mân 72 tuổi, anh Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, anh Bùi Huệ 35 tuổi, bị liệt hai chân từ nhiều năm qua. Năm 24 tuổi, trong một lần đi lặn biển ở Hoàng Sa, do chưa nhiều kinh nghiệm, chàng trai Bùi Huệ đã phải mang di chứng suốt đời với đôi chân bại liệt. Từ một thanh niên khỏe mạnh, anh trở thành tàn phế, chiều chiều nhờ đôi chó kéo chiếc xe lăn ra bến tàu ngóng biển.
Đội thuyền Lý Sơn chờ ra biển
* Và những tai ương từ "tàu lạ
Ngày trước, ngư dân lặn biển chỉ lo mùa bão tố, hay những rủi ro trong nghề, giờ thêm mối lo bị tàu nước ngoài đe dọa, quấy nhiễu. Trong 45 tàu cá của Lý Sơn bị thiệt hại qua hai năm 2009 và 2010, thì có 14 chiếc bị tàu lạ đâm chìm, và nước ngoài bắt giữ, tịch thu. Riêng tàu của bốn cha con anh Mai Phụng Lưu đã bị lực lượng hải giám của Trung Quốc bốn lần bắt giữ, đánh đập, trong đó có hai lần phá hỏng ngư cụ, hai lần tịch thu tàu. Mỗi lần như vậy, anh phải chạy vay, mượn 147 triệu đồng nộp tiền chuộc mới được trả. Hôm chúng tôi đến thăm, anh cũng đang làm thủ tục vay tiền sắm ghe để tiếp tục lặn biển. Khi được hỏi, nếu tiếp tục đi, nhỡ Trung Quốc lại bắt nữa thì sao? Anh Lưu cười bảo: "Biển của mình thì mình đi, sợ chi tàu Trung Quốc". Tuy nói cứng, nhưng trong mắt anh vẫn còn thấp thỏm nỗi lo, vì lần mua tàu này, anh như người dốc cạn túi cho ván cuối cùng.
Ngoài nguồn lợi thủy sản, việc bám biển, bám ngư trường còn là hành động thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của những ngư dân, những thợ lặn, mà cha con anh Mai Phụng Lưu là một điển hình. Huyện đảo Lý Sơn đang là một trong những tâm điểm của cả nước, chỉ cách 200 hải lý là đến Hoàng Sa, một phần lãnh thổ của Tổ quốc được người dân Lý Sơn từ hơn ba trăm năm trước truyền đời bảo vệ và gìn giữ. Những địa danh, tọa độ đánh bắt quen thuộc hàng bao đời của bà con huyện đảo, nay bỗng dưng lại bị tàu "hải giám" của Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắt giữ, không cho hoạt động.
Khi tôi đang viết bài này thì được tin, một tàu cá của Quảng Ngãi, do ông Nguyễn Thừa làm chủ lại vừa bị lính Trung Quốc xông lên, đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy là, đến nay đã không còn dừng lại ở chuyện quấy nhiễu của tàu hải giám, mà đích thân lực lượng quân đội của Trung Quốc cũng đã ngang nhiên bắt bớ, đánh đập, xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam! Trên vai những người thợ lặn, những ngư dân chân chất của Lý Sơn trĩu thêm phần trách nhiệm nặng nề về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Quy Nhơn, 19.7. 2011
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
* Gặp "sói biển" ở Lý Sơn
Ngư trường quen thuộc của thợ lặn Lý Sơn là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa; nghề thu nhập cao là lặn bắt hải sâm, tôm hùm, câu mực… và khai thác rong chân vịt. Đây là một loại thực phẩm rất có giá trị, mỗi ký rong tươi có giá 17.000đ, còn hải sâm thì 1.600.000đ một ký chưa qua sơ chế. Nguồn lợi thủy sản chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất kinh tế của toàn huyện. Chính vì thu nhập cao, nên ngư dân Lý Sơn vẫn quyết bám biển, bám ngư trường, dẫu luôn có nhiều tai ương, hiểm họa rình rập trên biển.
Hôm đến thăm gia đình anh Mai Phụng Lưu, người được báo chí phong "sói biển" và đang "nổi tiếng" vì bốn lần đi biển bị Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi được thưởng thức món rượu hải sâm vú. Thẩu rượu của anh Lưu có giá gần bằng 3 chai Chivas 18, vì trong đó có hai con hải sâm vú cực lớn. Hải sâm và rong chân vịt là hai món thực phẩm thuộc hàng xịn của biển. Đặc biệt, hải sâm được mệnh danh là "nhân sâm của biển cả", và đã được giới y học cổ truyền xếp vào một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng cùng với tay gấu, óc khỉ và yến sào. Với giá hải sâm hiện nay, anh Lưu khoe, mỗi chuyến đi lặn biển chừng mươi ngày, cha con anh cũng thu được từ tám chín trăm đến một tỷ đồng là thường.
Ngoài bốn cha con anh Mai Phụng Lưu (cùng đi lặn biển với anh Lưu có 2 con trai và một con rể), hiện ở Lý Sơn còn có gần 1000 ngư dân chuyên nghề lặn biển. Có những thợ lặn chuyên nghiệp, có thâm niên hàng chục năm như các anh: Huỳnh Văn Chứa, Lê Gia, Lê Văn Hai, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thọ… Ấy là chưa kể đội quân lặn bắt vẹp, bắt ốc, hái rong chân vịt trên vùng biển gần bờ. Có người từng được phong danh hiệu "vua lặn" như ngư dân Bùi Thượng gần 70 tuổi, hiện sống ở thôn Tây, xã An Hải. Tại giải lặn toàn quốc năm 1963, ông Thượng đã đạt thành tích cao nhất về lặn bộ (lặn không cần ống thở) sâu tới 75m. Còn thợ lặn Võ Vinh Quang, 41 tuổi ở đảo Bé (xã An Bình) thì giật giải nhất bơi lội trong toàn huyện năm 1993.
* Nghe chuyện săn hải sâm
Cũng như tỏi Lý Sơn, nghề lặn biển ở huyện đảo này nay đã thành thương hiệu. Không chỉ hoạt động ở các ngư trường trong nước, nhiều thợ lặn đã "xuất khẩu" sang các nước bạn, như: Malaysia, hoặc Philíppin… mỗi tháng thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng bằng nghề lặn biển bắt ngọc trai, đồi mồi, hoặc hải sâm.
Hải sâm là loại động vật không xương sống, chuyên ăn xác sinh vật chết, và sống ở môi trường sát đáy biển. Vì thế, muốn bắt hải sâm, người thợ lặn phải đeo từ 10kg đến 15 kg chì cho nặng, rồi ngậm một ống nhựa thông hơi để thở mà lặn 60m đến 70m nước. Ngoài chiếc kính bảo vệ mắt, ống thở bằng nhựa thô sơ, cùng bao đựng hải sâm, thợ lặn Lý Sơn hầu như không có một trang bị nào khác khi xuống biển.
Để đưa không khí xuống đáy sâu, nếu không có máy, người ta dùng bơm xe đạp, bơm, trợ thở cho thợ lặn. Mỗi lần lặn phải mất khoảng 2 đến 3 tiếng, nhưng thời gian lặn dưới đáy biển bắt hải sâm chừng một tiếng rưỡi, vì thời gian còn lại dành cho chặng lên và xuống phải thật chậm để tránh việc thay đổi nhanh áp lực, gây tổn thương cho nội tạng cơ thể.
Theo kinh nghiệm của "sói biển" Mai Phụng Lưu và các thợ lặn Lý Sơn, thì khi lên hẳn mặt nước, cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, thậm chí không được hút thuốc hay ăn uống gì trong vòng 30 phút, để cho cơ thể thích nghi dần với áp suất và môi trường mới. Có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời vì không tuân thủ nguyên tắc này. Đó là trường hợp đáng thương tâm của anh Nguyễn Tấn Thành ở xã An Vĩnh. Sau khi lặn lên một lúc, anh Vĩnh thấy trong người khó chịu, uống vài ngụm nước thì tức thở. Biết anh Thành gặp nguy, chủ tàu vội cho quay vào bờ, nhưng nửa đường thì không kịp.
* Hiểm nguy từ lặn biển
Tuy thu nhập cao, nhưng thợ lặn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy đe dọa, vì nguy cơ rủi ro, vì thiết bị thô sơ và cả vì nguyên nhân thiếu kiến thức cho việc lặn biển. Mỗi năm ở Lý Sơn có hàng chục trường hợp tai nạn do lặn biển. Theo thống kê của UBND huyện, từ năm 1993-2007, trung bình mỗi năm huyện đảo Lý Sơn có 28 ngư dân bị tai nạn do lặn biển, trong đó có nhiều trường hợp tử vong, do cấp cứu chậm. Trong 5 năm gần đây, cả huyện đảo có gần 30 ca tử vong, và tàn phế suốt đời vì lặn biển. Như trường hợp gia đình ông Nguyễn Tho ở xã An Hải có ba người con trai, gồm 2 con ruột và một con rể thì có hai người bị tai biến, teo chân, và một người bị bệnh tê chân, đang phải điều trị. Hoặc trường hợp anh Lê Gia 37 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải, bị liệt hai chân; anh Dương Văn Anh 18 tuổi ở thôn Đông, xã An Vĩnh, bị tử vong trong khi lặn biển; anh Bùi Trận (40 tuổi, thôn Tây, xã An Hải) bị liệt hai chân vì máy thở hỏng khi lặn biển…
Để giảm thiểu tai nạn cho nghề lặn biển, Hiệp hội Pháp ngữ trợ giúp và phát triển khoa học đời sống (AFEPS - Pháp) đã phối hợp với UBND huyện triển khai chương trình tập huấn kỹ thuật lặn an toàn và hướng dẫn xử lý tình huống tại chỗ khi bị tai nạn do lặn biển cho 20 ngư dân hành nghề lặn biển tại huyện đảo Lý Sơn. Chính phủ ta cũng vừa có chính sách cho ngư dân làm nghề lặn biển với nhiều ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt. Tất cả những động thái này là rất quí, rất cần thiết, cho dù có chậm. Nhiều thợ lặn đã không còn nữa; nhiều gương mặt tươi trẻ, nhiều đôi vai, đôi chân to chắc, vạm vỡ của các anh đã không còn được tung hoành trên biển cả. Tất cả mọi rủi ro, hy vọng sẽ không còn nữa trong những năm tháng tới. Bỡi chỉ một sơ xuất, một rủi ro nhỏ trong nghề này sẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống, hoặc một cuộc đời tàn tật cho người thợ lặn.
Hôm sang xã An Bình (còn có tên là đảo Bé), xã nghèo nhất huyện Lý Sơn, chỉ với 112 hộ dân mà đã có 74 hộ nghèo, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp thương tâm vì đời sống khó khăn, vì những rủi ro từ nghề lặn biển, như trường hợp ông Nguyễn Mân 72 tuổi, anh Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, anh Bùi Huệ 35 tuổi, bị liệt hai chân từ nhiều năm qua. Năm 24 tuổi, trong một lần đi lặn biển ở Hoàng Sa, do chưa nhiều kinh nghiệm, chàng trai Bùi Huệ đã phải mang di chứng suốt đời với đôi chân bại liệt. Từ một thanh niên khỏe mạnh, anh trở thành tàn phế, chiều chiều nhờ đôi chó kéo chiếc xe lăn ra bến tàu ngóng biển.
* Và những tai ương từ "tàu lạ"
Ngày trước, ngư dân lặn biển chỉ lo mùa bão tố, hay những rủi ro trong nghề, giờ thêm mối lo bị tàu nước ngoài đe dọa, quấy nhiễu. Trong 45 tàu cá của Lý Sơn bị thiệt hại qua hai năm 2009 và 2010, thì có 14 chiếc bị tàu lạ đâm chìm, và nước ngoài bắt giữ, tịch thu. Riêng tàu của bốn cha con anh Mai Phụng Lưu đã bị lực lượng hải giám của Trung Quốc bốn lần bắt giữ, đánh đập, trong đó có hai lần phá hỏng ngư cụ, hai lần tịch thu tàu. Mỗi lần như vậy, anh phải chạy vay, mượn 147 triệu đồng nộp tiền chuộc mới được trả. Hôm chúng tôi đến thăm, anh cũng đang làm thủ tục vay tiền sắm ghe để tiếp tục lặn biển. Khi được hỏi, nếu tiếp tục đi, nhỡ Trung Quốc lại bắt nữa thì sao? Anh Lưu cười bảo: "Biển của mình thì mình đi, sợ chi tàu Trung Quốc". Tuy nói cứng, nhưng trong mắt anh vẫn còn thấp thỏm nỗi lo, vì lần mua tàu này, anh như người dốc cạn túi cho ván cuối cùng.
Ngoài nguồn lợi thủy sản, việc bám biển, bám ngư trường còn là hành động thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của những ngư dân, những thợ lặn, mà cha con anh Mai Phụng Lưu là một điển hình. Huyện đảo Lý Sơn đang là một trong những tâm điểm của cả nước, chỉ cách 200 hải lý là đến Hoàng Sa, một phần lãnh thổ của Tổ quốc được người dân Lý Sơn từ hơn ba trăm năm trước truyền đời bảo vệ và gìn giữ. Những địa danh, tọa độ đánh bắt quen thuộc hàng bao đời của bà con huyện đảo, nay bỗng dưng lại bị tàu "hải giám" của Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắt giữ, không cho hoạt động.
Khi tôi đang viết bài này thì được tin, một tàu cá của Quảng Ngãi, do ông Nguyễn Thừa làm chủ lại vừa bị lính Trung Quốc xông lên, đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy là, đến nay đã không còn dừng lại ở chuyện quấy nhiễu của tàu hải giám, mà đích thân lực lượng quân đội của Trung Quốc cũng đã ngang nhiên bắt bớ, đánh đập, xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam! Trên vai những người thợ lặn, những ngư dân chân chất của Lý Sơn trĩu thêm phần trách nhiệm nặng nề về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Quy Nhơn, 19.7. 2011
VanVN.Net - Với diện tích 9,7 km vuông, và nguồn nhân lực hơn 21.000 nhân khẩu, trong đó 66% làm nghề biển, dù còn bao khó khăn, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định thế mạnh của mình trong việc bám biển, làm giàu từ biển. Toàn huyện đảo hiện có 409 chiếc tàu với tổng công suất trên 35 nghìn mã lực, trong đó có 120 chiếc chuyên đánh bắt xa bờ, với một đội thợ lặn chuyên nghiệp đã có thương hiệu vang danh nhiều nước...
Từ trái sang phải: Mai Thìn, Mai Phụng Lưu, Mai Thanh Hải
* Gặp "sói biển" ở Lý Sơn
Ngư trường quen thuộc của thợ lặn Lý Sơn là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa; nghề thu nhập cao là lặn bắt hải sâm, tôm hùm, câu mực… và khai thác rong chân vịt. Đây là một loại thực phẩm rất có giá trị, mỗi ký rong tươi có giá 17.000đ, còn hải sâm thì 1.600.000đ một ký chưa qua sơ chế. Nguồn lợi thủy sản chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất kinh tế của toàn huyện. Chính vì thu nhập cao, nên ngư dân Lý Sơn vẫn quyết bám biển, bám ngư trường, dẫu luôn có nhiều tai ương, hiểm họa rình rập trên biển.
Hôm đến thăm gia đình anh Mai Phụng Lưu, người được báo chí phong "sói biển" và đang "nổi tiếng" vì bốn lần đi biển bị Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi được thưởng thức món rượu hải sâm vú. Thẩu rượu của anh Lưu có giá gần bằng 3 chai Chivas 18, vì trong đó có hai con hải sâm vú cực lớn. Hải sâm và rong chân vịt là hai món thực phẩm thuộc hàng xịn của biển. Đặc biệt, hải sâm được mệnh danh là "nhân sâm của biển cả", và đã được giới y học cổ truyền xếp vào một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng cùng với tay gấu, óc khỉ và yến sào. Với giá hải sâm hiện nay, anh Lưu khoe, mỗi chuyến đi lặn biển chừng mươi ngày, cha con anh cũng thu được từ tám chín trăm đến một tỷ đồng là thường.
Ngoài bốn cha con anh Mai Phụng Lưu (cùng đi lặn biển với anh Lưu có 2 con trai và một con rể), hiện ở Lý Sơn còn có gần 1000 ngư dân chuyên nghề lặn biển. Có những thợ lặn chuyên nghiệp, có thâm niên hàng chục năm như các anh: Huỳnh Văn Chứa, Lê Gia, Lê Văn Hai, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thọ… Ấy là chưa kể đội quân lặn bắt vẹp, bắt ốc, hái rong chân vịt trên vùng biển gần bờ. Có người từng được phong danh hiệu "vua lặn" như ngư dân Bùi Thượng gần 70 tuổi, hiện sống ở thôn Tây, xã An Hải. Tại giải lặn toàn quốc năm 1963, ông Thượng đã đạt thành tích cao nhất về lặn bộ (lặn không cần ống thở) sâu tới 75m. Còn thợ lặn Võ Vinh Quang, 41 tuổi ở đảo Bé (xã An Bình) thì giật giải nhất bơi lội trong toàn huyện năm 1993.
"Sói biển" Mai Phụng Lưu giới thiệu rượu hải sâm
* Nghe chuyện săn hải sâm
Cũng như tỏi Lý Sơn, nghề lặn biển ở huyện đảo này nay đã thành thương hiệu. Không chỉ hoạt động ở các ngư trường trong nước, nhiều thợ lặn đã "xuất khẩu" sang các nước bạn, như: Malaysia, hoặc Philíppin… mỗi tháng thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng bằng nghề lặn biển bắt ngọc trai, đồi mồi, hoặc hải sâm.
Hải sâm là loại động vật không xương sống, chuyên ăn xác sinh vật chết, và sống ở môi trường sát đáy biển. Vì thế, muốn bắt hải sâm, người thợ lặn phải đeo từ 10kg đến 15 kg chì cho nặng, rồi ngậm một ống nhựa thông hơi để thở mà lặn 60m đến 70m nước. Ngoài chiếc kính bảo vệ mắt, ống thở bằng nhựa thô sơ, cùng bao đựng hải sâm, thợ lặn Lý Sơn hầu như không có một trang bị nào khác khi xuống biển.
Để đưa không khí xuống đáy sâu, nếu không có máy, người ta dùng bơm xe đạp, bơm, trợ thở cho thợ lặn. Mỗi lần lặn phải mất khoảng 2 đến 3 tiếng, nhưng thời gian lặn dưới đáy biển bắt hải sâm chừng một tiếng rưỡi, vì thời gian còn lại dành cho chặng lên và xuống phải thật chậm để tránh việc thay đổi nhanh áp lực, gây tổn thương cho nội tạng cơ thể.
Theo kinh nghiệm của "sói biển" Mai Phụng Lưu và các thợ lặn Lý Sơn, thì khi lên hẳn mặt nước, cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, thậm chí không được hút thuốc hay ăn uống gì trong vòng 30 phút, để cho cơ thể thích nghi dần với áp suất và môi trường mới. Có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời vì không tuân thủ nguyên tắc này. Đó là trường hợp đáng thương tâm của anh Nguyễn Tấn Thành ở xã An Vĩnh. Sau khi lặn lên một lúc, anh Vĩnh thấy trong người khó chịu, uống vài ngụm nước thì tức thở. Biết anh Thành gặp nguy, chủ tàu vội cho quay vào bờ, nhưng nửa đường thì không kịp.
Nhà báo trò chuyện cùng những người thợ lặn
* Hiểm nguy từ lặn biển
Tuy thu nhập cao, nhưng thợ lặn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy đe dọa, vì nguy cơ rủi ro, vì thiết bị thô sơ và cả vì nguyên nhân thiếu kiến thức cho việc lặn biển. Mỗi năm ở Lý Sơn có hàng chục trường hợp tai nạn do lặn biển. Theo thống kê của UBND huyện, từ năm 1993-2007, trung bình mỗi năm huyện đảo Lý Sơn có 28 ngư dân bị tai nạn do lặn biển, trong đó có nhiều trường hợp tử vong, do cấp cứu chậm. Trong 5 năm gần đây, cả huyện đảo có gần 30 ca tử vong, và tàn phế suốt đời vì lặn biển. Như trường hợp gia đình ông Nguyễn Tho ở xã An Hải có ba người con trai, gồm 2 con ruột và một con rể thì có hai người bị tai biến, teo chân, và một người bị bệnh tê chân, đang phải điều trị. Hoặc trường hợp anh Lê Gia 37 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải, bị liệt hai chân; anh Dương Văn Anh 18 tuổi ở thôn Đông, xã An Vĩnh, bị tử vong trong khi lặn biển; anh Bùi Trận (40 tuổi, thôn Tây, xã An Hải) bị liệt hai chân vì máy thở hỏng khi lặn biển…
Anh Huệ và những chiều ngồi ngóng biển
Để giảm thiểu tai nạn cho nghề lặn biển, Hiệp hội Pháp ngữ trợ giúp và phát triển khoa học đời sống (AFEPS - Pháp) đã phối hợp với UBND huyện triển khai chương trình tập huấn kỹ thuật lặn an toàn và hướng dẫn xử lý tình huống tại chỗ khi bị tai nạn do lặn biển cho 20 ngư dân hành nghề lặn biển tại huyện đảo Lý Sơn. Chính phủ ta cũng vừa có chính sách cho ngư dân làm nghề lặn biển với nhiều ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt. Tất cả những động thái này là rất quí, rất cần thiết, cho dù có chậm. Nhiều thợ lặn đã không còn nữa; nhiều gương mặt tươi trẻ, nhiều đôi vai, đôi chân to chắc, vạm vỡ của các anh đã không còn được tung hoành trên biển cả. Tất cả mọi rủi ro, hy vọng sẽ không còn nữa trong những năm tháng tới. Bỡi chỉ một sơ xuất, một rủi ro nhỏ trong nghề này sẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống, hoặc một cuộc đời tàn tật cho người thợ lặn.
Hôm sang xã An Bình (còn có tên là đảo Bé), xã nghèo nhất huyện Lý Sơn, chỉ với 112 hộ dân mà đã có 74 hộ nghèo, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp thương tâm vì đời sống khó khăn, vì những rủi ro từ nghề lặn biển, như trường hợp ông Nguyễn Mân 72 tuổi, anh Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, anh Bùi Huệ 35 tuổi, bị liệt hai chân từ nhiều năm qua. Năm 24 tuổi, trong một lần đi lặn biển ở Hoàng Sa, do chưa nhiều kinh nghiệm, chàng trai Bùi Huệ đã phải mang di chứng suốt đời với đôi chân bại liệt. Từ một thanh niên khỏe mạnh, anh trở thành tàn phế, chiều chiều nhờ đôi chó kéo chiếc xe lăn ra bến tàu ngóng biển.
Đội thuyền Lý Sơn chờ ra biển
* Và những tai ương từ "tàu lạ
Ngày trước, ngư dân lặn biển chỉ lo mùa bão tố, hay những rủi ro trong nghề, giờ thêm mối lo bị tàu nước ngoài đe dọa, quấy nhiễu. Trong 45 tàu cá của Lý Sơn bị thiệt hại qua hai năm 2009 và 2010, thì có 14 chiếc bị tàu lạ đâm chìm, và nước ngoài bắt giữ, tịch thu. Riêng tàu của bốn cha con anh Mai Phụng Lưu đã bị lực lượng hải giám của Trung Quốc bốn lần bắt giữ, đánh đập, trong đó có hai lần phá hỏng ngư cụ, hai lần tịch thu tàu. Mỗi lần như vậy, anh phải chạy vay, mượn 147 triệu đồng nộp tiền chuộc mới được trả. Hôm chúng tôi đến thăm, anh cũng đang làm thủ tục vay tiền sắm ghe để tiếp tục lặn biển. Khi được hỏi, nếu tiếp tục đi, nhỡ Trung Quốc lại bắt nữa thì sao? Anh Lưu cười bảo: "Biển của mình thì mình đi, sợ chi tàu Trung Quốc". Tuy nói cứng, nhưng trong mắt anh vẫn còn thấp thỏm nỗi lo, vì lần mua tàu này, anh như người dốc cạn túi cho ván cuối cùng.
Ngoài nguồn lợi thủy sản, việc bám biển, bám ngư trường còn là hành động thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của những ngư dân, những thợ lặn, mà cha con anh Mai Phụng Lưu là một điển hình. Huyện đảo Lý Sơn đang là một trong những tâm điểm của cả nước, chỉ cách 200 hải lý là đến Hoàng Sa, một phần lãnh thổ của Tổ quốc được người dân Lý Sơn từ hơn ba trăm năm trước truyền đời bảo vệ và gìn giữ. Những địa danh, tọa độ đánh bắt quen thuộc hàng bao đời của bà con huyện đảo, nay bỗng dưng lại bị tàu "hải giám" của Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắt giữ, không cho hoạt động.
Khi tôi đang viết bài này thì được tin, một tàu cá của Quảng Ngãi, do ông Nguyễn Thừa làm chủ lại vừa bị lính Trung Quốc xông lên, đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy là, đến nay đã không còn dừng lại ở chuyện quấy nhiễu của tàu hải giám, mà đích thân lực lượng quân đội của Trung Quốc cũng đã ngang nhiên bắt bớ, đánh đập, xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam! Trên vai những người thợ lặn, những ngư dân chân chất của Lý Sơn trĩu thêm phần trách nhiệm nặng nề về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Quy Nhơn, 19.7. 2011
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
* Gặp "sói biển" ở Lý Sơn
Ngư trường quen thuộc của thợ lặn Lý Sơn là vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa; nghề thu nhập cao là lặn bắt hải sâm, tôm hùm, câu mực… và khai thác rong chân vịt. Đây là một loại thực phẩm rất có giá trị, mỗi ký rong tươi có giá 17.000đ, còn hải sâm thì 1.600.000đ một ký chưa qua sơ chế. Nguồn lợi thủy sản chiếm gần một nửa tổng giá trị sản xuất kinh tế của toàn huyện. Chính vì thu nhập cao, nên ngư dân Lý Sơn vẫn quyết bám biển, bám ngư trường, dẫu luôn có nhiều tai ương, hiểm họa rình rập trên biển.
Hôm đến thăm gia đình anh Mai Phụng Lưu, người được báo chí phong "sói biển" và đang "nổi tiếng" vì bốn lần đi biển bị Trung Quốc bắt giữ, chúng tôi được thưởng thức món rượu hải sâm vú. Thẩu rượu của anh Lưu có giá gần bằng 3 chai Chivas 18, vì trong đó có hai con hải sâm vú cực lớn. Hải sâm và rong chân vịt là hai món thực phẩm thuộc hàng xịn của biển. Đặc biệt, hải sâm được mệnh danh là "nhân sâm của biển cả", và đã được giới y học cổ truyền xếp vào một trong bốn loại thực phẩm nổi tiếng cùng với tay gấu, óc khỉ và yến sào. Với giá hải sâm hiện nay, anh Lưu khoe, mỗi chuyến đi lặn biển chừng mươi ngày, cha con anh cũng thu được từ tám chín trăm đến một tỷ đồng là thường.
Ngoài bốn cha con anh Mai Phụng Lưu (cùng đi lặn biển với anh Lưu có 2 con trai và một con rể), hiện ở Lý Sơn còn có gần 1000 ngư dân chuyên nghề lặn biển. Có những thợ lặn chuyên nghiệp, có thâm niên hàng chục năm như các anh: Huỳnh Văn Chứa, Lê Gia, Lê Văn Hai, Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thọ… Ấy là chưa kể đội quân lặn bắt vẹp, bắt ốc, hái rong chân vịt trên vùng biển gần bờ. Có người từng được phong danh hiệu "vua lặn" như ngư dân Bùi Thượng gần 70 tuổi, hiện sống ở thôn Tây, xã An Hải. Tại giải lặn toàn quốc năm 1963, ông Thượng đã đạt thành tích cao nhất về lặn bộ (lặn không cần ống thở) sâu tới 75m. Còn thợ lặn Võ Vinh Quang, 41 tuổi ở đảo Bé (xã An Bình) thì giật giải nhất bơi lội trong toàn huyện năm 1993.
* Nghe chuyện săn hải sâm
Cũng như tỏi Lý Sơn, nghề lặn biển ở huyện đảo này nay đã thành thương hiệu. Không chỉ hoạt động ở các ngư trường trong nước, nhiều thợ lặn đã "xuất khẩu" sang các nước bạn, như: Malaysia, hoặc Philíppin… mỗi tháng thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng bằng nghề lặn biển bắt ngọc trai, đồi mồi, hoặc hải sâm.
Hải sâm là loại động vật không xương sống, chuyên ăn xác sinh vật chết, và sống ở môi trường sát đáy biển. Vì thế, muốn bắt hải sâm, người thợ lặn phải đeo từ 10kg đến 15 kg chì cho nặng, rồi ngậm một ống nhựa thông hơi để thở mà lặn 60m đến 70m nước. Ngoài chiếc kính bảo vệ mắt, ống thở bằng nhựa thô sơ, cùng bao đựng hải sâm, thợ lặn Lý Sơn hầu như không có một trang bị nào khác khi xuống biển.
Để đưa không khí xuống đáy sâu, nếu không có máy, người ta dùng bơm xe đạp, bơm, trợ thở cho thợ lặn. Mỗi lần lặn phải mất khoảng 2 đến 3 tiếng, nhưng thời gian lặn dưới đáy biển bắt hải sâm chừng một tiếng rưỡi, vì thời gian còn lại dành cho chặng lên và xuống phải thật chậm để tránh việc thay đổi nhanh áp lực, gây tổn thương cho nội tạng cơ thể.
Theo kinh nghiệm của "sói biển" Mai Phụng Lưu và các thợ lặn Lý Sơn, thì khi lên hẳn mặt nước, cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, thậm chí không được hút thuốc hay ăn uống gì trong vòng 30 phút, để cho cơ thể thích nghi dần với áp suất và môi trường mới. Có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời vì không tuân thủ nguyên tắc này. Đó là trường hợp đáng thương tâm của anh Nguyễn Tấn Thành ở xã An Vĩnh. Sau khi lặn lên một lúc, anh Vĩnh thấy trong người khó chịu, uống vài ngụm nước thì tức thở. Biết anh Thành gặp nguy, chủ tàu vội cho quay vào bờ, nhưng nửa đường thì không kịp.
* Hiểm nguy từ lặn biển
Tuy thu nhập cao, nhưng thợ lặn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy đe dọa, vì nguy cơ rủi ro, vì thiết bị thô sơ và cả vì nguyên nhân thiếu kiến thức cho việc lặn biển. Mỗi năm ở Lý Sơn có hàng chục trường hợp tai nạn do lặn biển. Theo thống kê của UBND huyện, từ năm 1993-2007, trung bình mỗi năm huyện đảo Lý Sơn có 28 ngư dân bị tai nạn do lặn biển, trong đó có nhiều trường hợp tử vong, do cấp cứu chậm. Trong 5 năm gần đây, cả huyện đảo có gần 30 ca tử vong, và tàn phế suốt đời vì lặn biển. Như trường hợp gia đình ông Nguyễn Tho ở xã An Hải có ba người con trai, gồm 2 con ruột và một con rể thì có hai người bị tai biến, teo chân, và một người bị bệnh tê chân, đang phải điều trị. Hoặc trường hợp anh Lê Gia 37 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải, bị liệt hai chân; anh Dương Văn Anh 18 tuổi ở thôn Đông, xã An Vĩnh, bị tử vong trong khi lặn biển; anh Bùi Trận (40 tuổi, thôn Tây, xã An Hải) bị liệt hai chân vì máy thở hỏng khi lặn biển…
Để giảm thiểu tai nạn cho nghề lặn biển, Hiệp hội Pháp ngữ trợ giúp và phát triển khoa học đời sống (AFEPS - Pháp) đã phối hợp với UBND huyện triển khai chương trình tập huấn kỹ thuật lặn an toàn và hướng dẫn xử lý tình huống tại chỗ khi bị tai nạn do lặn biển cho 20 ngư dân hành nghề lặn biển tại huyện đảo Lý Sơn. Chính phủ ta cũng vừa có chính sách cho ngư dân làm nghề lặn biển với nhiều ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt. Tất cả những động thái này là rất quí, rất cần thiết, cho dù có chậm. Nhiều thợ lặn đã không còn nữa; nhiều gương mặt tươi trẻ, nhiều đôi vai, đôi chân to chắc, vạm vỡ của các anh đã không còn được tung hoành trên biển cả. Tất cả mọi rủi ro, hy vọng sẽ không còn nữa trong những năm tháng tới. Bỡi chỉ một sơ xuất, một rủi ro nhỏ trong nghề này sẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống, hoặc một cuộc đời tàn tật cho người thợ lặn.
Hôm sang xã An Bình (còn có tên là đảo Bé), xã nghèo nhất huyện Lý Sơn, chỉ với 112 hộ dân mà đã có 74 hộ nghèo, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp thương tâm vì đời sống khó khăn, vì những rủi ro từ nghề lặn biển, như trường hợp ông Nguyễn Mân 72 tuổi, anh Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, anh Bùi Huệ 35 tuổi, bị liệt hai chân từ nhiều năm qua. Năm 24 tuổi, trong một lần đi lặn biển ở Hoàng Sa, do chưa nhiều kinh nghiệm, chàng trai Bùi Huệ đã phải mang di chứng suốt đời với đôi chân bại liệt. Từ một thanh niên khỏe mạnh, anh trở thành tàn phế, chiều chiều nhờ đôi chó kéo chiếc xe lăn ra bến tàu ngóng biển.
* Và những tai ương từ "tàu lạ"
Ngày trước, ngư dân lặn biển chỉ lo mùa bão tố, hay những rủi ro trong nghề, giờ thêm mối lo bị tàu nước ngoài đe dọa, quấy nhiễu. Trong 45 tàu cá của Lý Sơn bị thiệt hại qua hai năm 2009 và 2010, thì có 14 chiếc bị tàu lạ đâm chìm, và nước ngoài bắt giữ, tịch thu. Riêng tàu của bốn cha con anh Mai Phụng Lưu đã bị lực lượng hải giám của Trung Quốc bốn lần bắt giữ, đánh đập, trong đó có hai lần phá hỏng ngư cụ, hai lần tịch thu tàu. Mỗi lần như vậy, anh phải chạy vay, mượn 147 triệu đồng nộp tiền chuộc mới được trả. Hôm chúng tôi đến thăm, anh cũng đang làm thủ tục vay tiền sắm ghe để tiếp tục lặn biển. Khi được hỏi, nếu tiếp tục đi, nhỡ Trung Quốc lại bắt nữa thì sao? Anh Lưu cười bảo: "Biển của mình thì mình đi, sợ chi tàu Trung Quốc". Tuy nói cứng, nhưng trong mắt anh vẫn còn thấp thỏm nỗi lo, vì lần mua tàu này, anh như người dốc cạn túi cho ván cuối cùng.
Ngoài nguồn lợi thủy sản, việc bám biển, bám ngư trường còn là hành động thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của những ngư dân, những thợ lặn, mà cha con anh Mai Phụng Lưu là một điển hình. Huyện đảo Lý Sơn đang là một trong những tâm điểm của cả nước, chỉ cách 200 hải lý là đến Hoàng Sa, một phần lãnh thổ của Tổ quốc được người dân Lý Sơn từ hơn ba trăm năm trước truyền đời bảo vệ và gìn giữ. Những địa danh, tọa độ đánh bắt quen thuộc hàng bao đời của bà con huyện đảo, nay bỗng dưng lại bị tàu "hải giám" của Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắt giữ, không cho hoạt động.
Khi tôi đang viết bài này thì được tin, một tàu cá của Quảng Ngãi, do ông Nguyễn Thừa làm chủ lại vừa bị lính Trung Quốc xông lên, đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Như vậy là, đến nay đã không còn dừng lại ở chuyện quấy nhiễu của tàu hải giám, mà đích thân lực lượng quân đội của Trung Quốc cũng đã ngang nhiên bắt bớ, đánh đập, xâm phạm tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam! Trên vai những người thợ lặn, những ngư dân chân chất của Lý Sơn trĩu thêm phần trách nhiệm nặng nề về chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Quy Nhơn, 19.7. 2011
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn