VanVN.Net - Nguyễn Quỳnh Trang được nhiều bạn đọc trẻ biết đến từ tiểu thuyết “1981”, cũng chính là năm sinh của chị. Sinh ra tại Hà Nội, sống và viết tại thủ đô, có lẽ vì vậy mà các truyện ngắn của Nguyễn Quỳnh Trang phản ánh rất rõ cuộc sống đô thị hiện đại. Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, Nguyễn Quỳnh Trang là đại biểu thuộc khối trung ương. Ngoài viết văn, làm thơ, làm báo, chị còn tham gia trình diễn sắp đặt thơ trong Ngày thơ Việt Nam năm 2010; trình diễn sắp đặt thơ kèm video art trong Festival Huế, 2010 với tác phẩm “Tôi đã ở đây trong cuộc sống này”…
Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang
Không thanh âm
Cô nói, lúc này không nên làm gì cả, rồi cũng thế thôi, cứ ngồi đây, nhìn ra khoảng sân này, góc tối này, vài cụm dây leo này… cần làm gì chứ! tất cả chỉ là thế thôi.
Cô bảo, chỗ này đây, khoảng thời gian dài, cô cùng người ấy bên nhau, chẳng làm gì, chưa là gì đâu, bạn thôi, bạn thì có thể ngồi đốt cháy thời gian, đốt hết bao thuốc trong khói thơm ly cà phê, rồi về, chẳng cần nói bất cứ điều gì cả.
Rồi khi quyết định chia tay, gọi nhau đến một quán khác, không phải nơi này, nói toàn chuyện vô nghĩa tầm phào.
Cô buồn, rằng chưa khi nào thôi thấy cô độc, kể cả khi giữa nơi đông người, không ai hiểu cô, tất nhiên, ít ai muốn hiểu ai khi họ chưa nắm bắt được mình.
Cô hỏi, có làm một điếu không? Tự dưng thèm hút thuốc lại, đã bỏ rồi đấy chứ, năm năm đủ để người ta biến thành thứ khác, không như cũ nữa, chẳng thể nhận ra.
Cô đang rơi vào một không gian nào đó, tôi chưa biết đó là đâu, tôi cũng ngồi im như cô bảo, không nói gì, không định làm gì, nhìn tận cùng vào bóng đêm. Đêm không hình.
Tôi lấy một điếu từ bao thuốc cô vứt trên mặt bàn. Bật lửa. Ánh sáng soi một góc bàn tay tôi đang run run. Bàn tay buồn và khô như củi mục. Ngón tay dài mộng mị, móng tay để dài tô sơn đen nhìn thừa thãi ảm đạm. Ánh sáng soi một góc khuôn mặt cô, sống mũi cao, má thuôn, mắt đen, lông mi cong, da trắng lành lạnh như thủy tinh và kiểu cười nhếch mép. Tôi ghét khi nhìn cô cười thế, dù rằng không bởi do tôi.
Tôi chưa từng biết đến cô cho đến ba tháng trước. Cô đang chuẩn bị một mini show. Cô cần một người đệm guitar còn tôi thì được một người quen tin cậy giới thiệu. Cô là một người hát. Cô không nhận mình là ca sĩ, cũng không cho ai nói rằng mình là ca sĩ.
- Tôi là người hát thầm lặng, tạm hiểu thế thôi nhé! Cô thầm thì, lúc ấy, cô rất chừng mực trong chiếc váy hoa xanh da trời trên nền đen, không tay, hở chút vai, chút ngực, ôm sát eo và đường chỉ lượn khéo. Cái chừng mực ấy thường đánh lừa mọi cảm giác trong tôi về sau.
Cô mở laptop, nhiều sợi tóc buông chùng mặt, chùng vai làm tôi khó nhìn kỹ được vẻ ngoài của cô. Tôi chỉ có thể nhìn bàn tay, bàn tay cũng buồn cũng khô như củi mục, mười ngón tay buông thõng bấm phím, tranh thủ viết trên blog mấy dòng không rõ nghĩa. Khi ấy, tôi ngồi sát cô, vừa đủ để tà áo của tôi chạm nhẹ trên vạt váy cô.
Lần đầu tiên gặp, không hiểu sao, chúng tôi tránh ngồi đối diện
- Viết blog, để chế độ public, thế mà không muốn ai hiểu?
Tôi vừa ngoáy thìa lanh canh vào ly chocolate đá, vừa hỏi nhỏ nhỏ, nửa muốn làm ra vẻ tự nhủ với mình, nửa biết chắc cô nghe rõ.
- Như một kiểu trêu ngươi thôi.
Cô cười nhẹ, mép hơi nhếch lên thành dấu phảy thiếu độ cong.
- Sao thích thế?
- Vì người ấy ở trong friends list. Chắc sẽ đọc mọi thứ tôi viết.
- Người ấy… một người đặc biệt?
- Không. Bạn, bạn thôi. Giá mà luôn là bạn.
Lần đầu tiên gặp, không hiểu sao, cô nhắc về người ấy, người mà tôi - chắc hẳn - sẽ không biết mặt bao giờ.
- Đệm đàn cho tôi không cần kỹ thuật nhiều đâu, càng giản dị càng tốt, cứ chơi như mình thế nào thì nốt nhạc thế ấy. Tôi hát cũng thế, tôi không kỹ thuật, tôi vứt hết mọi kỹ thuật. Tôi hát để cho tôi và cho riêng người ấy.
(Để cho tôi, cho riêng người ấy, thế thì cần gì làm mini show và mời nhiều người đến thế?) - tôi nghĩ, nhưng không hỏi lại. Cô có lý do riêng mình, lý do luôn chứa ẩn nhiều mâu thuẫn. Không mâu thuẫn, làm người nhạt thếch!
- Tôi chỉ cần bạn đánh thật phiêu. Phiêu. Càng phiêu càng tốt. Hi vọng là hợp nhau nhé.
Rồi cô vào google, gõ tên cô, lôi ra mấy bản nhạc post trên mạng.
- Tôi không có đĩa CD và sẽ không ra đĩa đâu. Đây là những bài tôi hát, cũ lắm rồi, xưa lắm rồi, cách đây năm năm, trong một quán nhỏ. Tôi chỉ hát nhạc Trịnh. Tôi không quá mộng mơ và lắm buồn phiền để hát mỗi nhạc Trịnh. Tôi bản chất là con buôn, tạm cho như thế. Điều tôi thấy được trong nhạc Trịnh là cuộc sống không bao giờ trọn vẹn nếu chưa đi qua những nỗi buồn, nỗi buồn thì chẳng bao giờ là niềm tuyệt vọng. Nỗi buồn trong nhạc Trịnh luôn gợi mở cho người ta những hi vọng mới. Điều trọn vẹn duy nhất chính là tình yêu cuộc sống. Nếu có tình yêu cuộc sống thì người ta sẽ không bao giờ nằm lại sau khi ngã mà sẽ bước tiếp những bước đi vững chắc trong đời.
- Ấy nói mà như viết văn ấy nhỉ. Tình yêu cuộc sống đến trong lúc ấy hát, rồi xa khi ấy ngừng. Nó chỉ ngắn đến thế thôi. Ấy bước tiếp? chắc gì đã vững. Tớ thấy đằng ấy khó mà vững bước. Đằng ấy mơ hồ với mọi thứ, đằng ấy không biết mình là ai và thực sự cần gì.
- Hay là đúng thế nhỉ? Bạn hiểu giá trị lời nói đấy, cứ tưởng có ý nghĩa mà chỉ là trò lừa đảo con người ta, nó là cái bóng, cái bóng thì làm sao nắm? - cô phá lên cười. - Thôi nghe tôi hát đi, rồi bạn có thể đệm hợp không. Hợp thì hẵng bàn giá cả nhé. Nói trước, tôi hào phóng đến không tưởng tượng nổi đấy. Lợi dụng được cứ việc. Tôi luôn để bạn bè lợi dụng. Nói nhỏ, tôi bỗng dưng coi bạn là bạn tôi mất rồi. Xem nào, chúng ta ngồi với nhau chưa quá nửa tiếng đồng hồ. Tôi năm năm rồi có ý định kết thêm bạn mới đâu? Đời lạ thế đấy!
Rồi cô di chuột, nhấn nút play. Tôi nghe giọng hát của cô vang vang lên từ laptop. Tôi nhìn cô đầy ngạc nhiên. Không thể tin, trong bộ dạng thiếu sức sống, đầy mùi mưa ảo não, giọng nói đậm đặc những nghi ngờ và khê khê mùi khói thuốc kia lại có giọng hát trong vắt và rất đỗi ngây thơ. Không day dứt như giọng ca Khánh Ly, không đẩy đưa kỹ thuật như Thanh Lam, không âm vọng như Quang Dũng, không thẳm sâu như Hồng Nhung, không ảo mờ như giọng ca Trịnh Vĩnh Trinh, … cô mang đến cho nhạc Trịnh nhiều hồn nhiên, chân chất. Hát nhạc Trịnh buồn mà không bi thương, đau nhưng không hề tuyệt vọng, luôn có ánh sáng soi đường và đong đầy niềm hi vọng phía trước.
- Không thể tin…, tôi lẩm bẩm, thực sự là ấy hát không đấy?
Và chỉ với một bài hát, cô buộc tôi đi theo cô, không điều kiện.
Tôi không nhắc nhiều đến mini show, bởi chẳng có gì làm tôi có thể nhớ ngoài trận mưa tầm tã từ chiều đến đêm làm tôi bị cảm nặng và số tiền cát-sê cô đưa cho tôi (sống ổn trong một tháng mà không cần làm thêm việc gì).
Những người đến dự đa phần đã từng nghe cô hát. Cô ngừng hát đã năm năm, nhưng họ vẫn nhớ để đến. Lần đầu tiên, cô hát cho ai đó không phải bản thân mình và người ấy. Vì thế, giọng hát thành ra đổi khác. Tôi không thích giọng hát mới này, nó từng trải, nặng nề và gắng gượng.
Sau buổi sáng đầu tiên biết cô, ngày nào chúng tôi cũng gặp mặt.
Cho đến hôm nay, vừa tròn ba tháng.
Hai đứa tôi đang ngồi trong một quán cà phê, quán này lạ với tôi, lần đầu đến nên tôi thấy ít nhiều khó thoải mái.
- Không hiểu sao lại đưa nhau ra đây nhỉ? đang cố nghĩ đây mà chưa ra. Có liên quan gì đến việc chia tay với người ấy không?
Cô lầm bầm. Uể oải ngả người xuống bàn, một tay chống cằm đang chực đổ sấp, một tay xoay xoay đế đựng sáp nến thơm lom đom cháy hình trái tim.
- Chẳng nhớ gì hết à?
- Lạ thật, chỉ nhớ là ngồi với người ấy rất lâu ở đây, rồi uống cà phê, rồi hút thuốc, cụ thể thế nào thì không rõ nữa. Trí nhớ sạch trơn.
- Thực sự là không yêu chứ?
- Không!
- Không yêu mà bị ám ảnh đến giờ đấy, năm năm rồi còn gì.
- Làm sao mà biết được, có thể là tại tuổi trẻ đấy. Thời ấy mình rất thanh xuân. Cái gì cũng ào ạt, cũng có thể hết mình. Và còn ngố nữa. Rất dễ bị lừa.
- Năm năm sau thì thành mụ già à? đã sang tuổi ba mươi đâu…
- Ừ, đã bảo biến thành con người khác rồi. Từ máu xương đến da thịt, tư tưởng, tính cách, suy nghĩ này... tạm cho là vậy.
- Nghe chán thế!
- Ừ, chán ốm.
Tôi rút điện thoại ra, loay hoay bật nhạc, nghe lại bài hát của cách đây ba tháng. Sao giọng hát đẹp đến thế? được tận hưởng từng ca từ bởi giọng hát này, có thể đứng lên khỏi nỗi đau mà đi tiếp. Giọng hát tràn ma lực. Ma lực dẫn dụ tinh thần.
- Sao nghe lại nhiều thế? - cô nói - lúc nào gặp cũng thấy mở.
- Nghe để đỡ chán cái đứa ngồi cùng đây.
- Đã bảo trước là sẽ mau chán thôi, cô cười, lấy ngón trỏ và ngón cái chạm vào lửa nến, ánh sáng thoáng sáng thoáng tối, càng không nhìn rõ mọi vật xung quanh.
- Hình như là tớ ngày ngày gặp ấy cũng chỉ bởi giọng hát này. Tớ đi tìm câu trả lời cho mình. Tôi nói, giơ cao tay, uống nốt cặn còn lại của ly chocolate đá.
- Hôm nào cũng uống chocolate mà không ngán?
- Cũng như ấy hôm nào cũng nhắc đến người ấy, sao không ngán?
- Mai lại nhắc đến tiếp nhé.
- Cứ việc, ấy kể nhiều đến nỗi người ấy cũng đang sống trong tớ đây, như từng thuộc về quá khứ của tớ, không chừng đến ngày tớ sẽ yêu người ấy.
- Thế thì tệ nhỉ
- Đó là sự sẻ chia. Sẻ chia tuyệt vọng thì tuyệt vọng nhân đôi, sẻ chia tình cảm thì tình cảm nhân đôi.
- Có vẻ bất thường đấy.
- Đó là lẽ dĩ nhiên thôi mà, phải không nào? ấy không thấy tớ đang trở thành cái bóng của ấy à?
Tôi vuột miệng nói ra, không nghĩ mà bỗng dưng thành câu như thế, còn chưa kịp ý thức rằng điều đó có đúng hay không?
Cô nhìn tôi chăm chăm chừng mười phút, rồi cô rùng mình:
- Đúng, như kiểu một cái bóng.
Tôi nghe cô nói, giật mình nhìn lại.
Mặt tôi tái mét.
Còn cô, hai tay bấu chặt mặt.
…
- Thế nên, cậu thành người ấy mất rồi! cô thổn thức. Sao có thể thế được?
Tôi giống người ấy sao? người ấy có thể tưởng tượng ra rõ hình hài từ tôi sao?
- Vậy cuối cùng là thế nào? Chuyện gì đã xảy ra?
- Chơi với người ấy lâu, rồi mình dần trở thành bản sao của người ấy, với lẽ đó mà chúng mình chia tay nhau. Đúng đấy! Một ngày, khi nhận ra mình chẳng còn là mình, điều ấy thật kinh khủng. Nhưng chia tay thì có làm mình khác đi đâu, chỉ là chẳng muốn nhìn thấy cái gì đó như thể là mình mà không phải mình đi sát ngay bên cạnh.
- Tại sao tớ có thể giống ấy?
- Bởi vì ngay lần đầu gặp mặt, chúng ta thấy thân thiết với nhau, là bởi chúng ta giống nhau, nhưng chúng ta chưa ý thức được điều đó. Mình tìm thấy người ấy khi ở gần cậu! Mình nhớ đến người ấy khi nhìn thấy cậu!
Cô đã tìm ra câu trả lời.
Tôi thì không. Tôi quay sang quầy bar, gọi nhân viên, đưa tôi thêm ly chocolate nữa. Tôi nghiền chocolate chứ không phải cà phê. Tôi không hút thuốc. Tôi không cười nửa mép. Tôi ghét kiểu cười ấy! Tôi có thể giống cô về ngoại hình, nhưng tôi không là cô!
Và tôi nói tất cả những gì vừa nghĩ cho cô nghe. Cô có vẻ bình tâm hơn.
Sau mười lăm phút im lìm trong màn đen mỏng bởi cô thổi tắt ánh nến…
…cô nói, lúc này không nên làm gì cả, rồi cũng thế thôi, cứ ngồi đây, nhìn ra khoảng sân này, góc tối này, vài cụm dây leo này… cần làm gì chứ! tất cả chỉ là thế thôi.
Nửa đêm, chúng tôi rời quán.
Tôi thầm nhủ: sẽ không bao giờ trở lại quán này, tôi chẳng phải là ký ức của cô, chỉ có người ấy đã chui vào cuộc sống của tôi, đảo lộn mọi thứ.
Khi chìm vào giấc ngủ, tôi nằm mơ về người ấy. Người ấy mang khuôn mặt của tôi và hát với giọng của cô. Tôi lầm bầm: hãy để tôi yên đi. Người ấy không nói gì, thành bông bồ công anh và loãng tan mất.
Người ấy! là ai?
Sáng dậy, tôi bật máy, gọi điện cho cô theo thói quen. Cô không nghe máy. Buổi chiều, còn là tiếng tút dài. Đêm, điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng.
Ngày đầu tiên trong ba tháng, chúng tôi không gặp nhau.
1/08/09
Nhà ga Chiều thứ Sáu
Tôi đi tới sân ga Chiều thứ Sáu. Gã bám theo sau. Thằng cha mặc cái áo phông rẻ tiền in mấy tờ đô la trước ngực, loại người ta đổ đống trên vỉa hè, bán mười lăm ngàn mỗi cái lúc sẩm tối, kèm cái quần bò cũ sờn đùi, rách gấu. Trên khuôn mặt to ngang là đôi mắt một mí, thẳng như một nét bút chì, cái mũi vừa tẹt, vừa to, nhưng trông vẫn thiếu cân đối với cái miệng rộng ngoác. Nói chung, gã trông có vẻ đần độn. Chắc chắn, những gã mắc bệnh hoang tưởng tình dục không sở hữu kiểu đần độn đó.
Tôi ngoái lại đằng sau, liếc xéo qua vai gã. Cái nhìn vừa đủ để biết diện mạo ai đang theo mình, vừa đủ làm gã chột dạ, vừa đủ tạo cho tôi vẻ thờ ơ cần thiết.
Tôi bước vào bên trong sân ga Chiều thứ Sáu. Phòng đợi tàu có nhiều người. Tôi tìm một chiếc ghế còn trống, ngả hết mệt mỏi vào lưng ghế, chân duỗi thẳng ra, hai tay quàng sau gáy. Tôi lơ mơ ngủ. Chưa khi nào đến nơi đông người nhưng nhiều sự cố không lành như ở nhà ga, bến xe…, tôi lại có cảm giác thoải mái đến thế. Có lẽ, do tôi chẳng mang bất cứ hành lý nào theo người, trừ ít tiền lẻ và cái vé một chiều dắt sâu trong túi quần. Tiền và vé mỏng đến nỗi, phải để ý kỹ lắm mới thấy túi quần gợn lên một tí. Vậy thì gã kia bám theo tôi làm gì?
Gã đứng cách tôi khoảng ba mét, chếch chếch về phía trái, trên lối đi vào sân ga, sát mép cái ghế ngoài cùng của hàng ghế tôi đang ngồi. Không cần quay đầu sang, tôi cũng biết gã đang nhìn tôi chăm chăm.
Phòng chờ tàu bắt đầu thưa người. Chuyến tàu tôi đang ngồi đợi còn hơn một tiếng nữa mới đến nơi. Tôi chẳng có gì phải vội. Gã trai kia cũng không có gì phải vội.
Nhắm mắt rồi mở mắt trong khoảng hai giây, tôi đã thấy gã ngồi xuống chiếc ghế trống cạnh tôi từ khi nào.
Gã hỏi:
- Chị đi đâu?
- Đi đến cái nơi tốt nhất là sẽ không thấy chú mày ở đó.
- Có lẽ là đi cùng tàu rồi, chị nhỉ.
Không thấy tôi trả lời, gã rút bao thuốc lá ra, thuốc 555 của Anh, lấy một điếu, vê vê trong lòng bàn tay, nhưng có vẻ chưa muốn hút ngay. Vẫn cái dáng có gì mà phải vội.
- Tôi thấy chị rất quen.
- Chú mày không biết cách làm quen khác sao, nhiều thằng cha nói với chị thế rồi.
- Ừ, thế à.
Gã cười. Cái miệng nhệch ra, mắt thì nheo lại, không đến nỗi thiếu thiện cảm lắm.
Tôi lại nhắm mắt. Lơ mơ nghĩ tới sau một tiếng nữa, sẽ rời khỏi thành phố này. Không còn lưu luyến gì nữa. Từ dãy phố nhỏ thơm mùi hoa mỗi mùa, từ tiếng trẻ con bên nhà hàng xóm u ơ góc phố, từ cửa hàng tạp hoá bé xíu bụi phủ đầy trên giá, mặt đường lởm chởm lóc xóc ổ gà. Tất cả những gì thân quen, sẽ biến thành kí ức, rồi phải quên hết. Cái sân ga này là dấu chấm hết một chương trong cuốn tiểu thuyết đời nhạt thếch của tôi.
- Chị đi mà không mang theo gì à?
Gã mở miệng.
Tôi im lặng, như muốn nói với gã rằng, mày đi chỗ khác mà kiếm chuyện, cái kiểu tán gẫu lang bang dọc đường mua vui này, chẳng đến đâu cả.
- Chị không mang theo gì ư?
- Mang theo cái xác đang mệt muốn chết này chưa đủ sao.
- Ví dụ như là một ít kỷ niệm gì đó, buồn cũng được.
Tôi bật cười.
- Chú mày sến bỏ mẹ.
Rõ ràng trông cái mặt gã thế kia, miệng lại nói mấy từ kiểu “kỷ niệm” hay “nỗi buồn”, thật hài hước.
- Tại sao cứ phải làm mới cuộc sống của mình bằng cách chạy trốn khỏi đoạn đời cũ?
- Chú mày còn nhóc lắm. Nếu không thay đổi, thì cứ chấp nhận thế mãi. Sáng dậy không biết làm gì cho buổi sáng, trưa ăn xong tự hỏi có cách gì cho qua buổi chiều, tối chờ đêm nằm ngủ, chẳng vui, chẳng buồn, chẳng muốn nói, chẳng muốn cười, muốn khóc. Đến cái vảy sơn tường tróc ra, rơi xuống sàn nhả cũng có thể ngồi nhìn hàng tiếng. Trong bếp hay phòng tắm chẳng thể hát toáng lên.
- Chị sống cùng một đống người à?
- Không. Một mình.
- Một mình mà thế?
- Trước khi sống một mình, người ta đã cấy vào não chị những quy định cần thực hiện như thế, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, y như một cỗ máy đã lập trình… Còn chú mày thì sao?
- Tôi thì chẳng rõ có phải bỏ nhà không. Sau giấc ngủ trưa nay, tỉnh dậy, nghĩ, cần phải biến khỏi cái xó chán ngắc này. Thế là vơ ít quần áo, nhét nhằng nhịt vào cái ba lô ghẻ, rồi đi.
- Đi đâu?
- Chả biết, đi là đi. Cứ đi rồi khắc biết cần đi đâu.
- Chú mày lạ nhỉ.
- Chị cũng bình thường chắc.
- Nhưng ít ra chị còn biết cần đi đâu.
- Ấy, đàn ông khác đàn bà ở chỗ đó đấy.
Tôi và gã cùng cười. Chúng tôi cười rất to. Mấy người đứng chung quanh cùng nhìn sang, mặt ai cũng cáu kỉnh.
Tôi không biết nói gì thêm, cũng chẳng muốn nói gì. Còn gã đột nhiên im lặng. Không gian quanh hai đứa tôi đặc quánh lại, khô khốc.
- Tôi biết ắt là mình ngu ngốc lắm khi vừa gặp chị đã muốn tâm sự gì đó rồi. Chị có thời gian nghe tôi kể chuyện không?
- Chả rõ có thời gian hay không, nhưng lúc này cũng chưa biết nên làm gì.
- Thế chị dành cái thời gian chưa biết làm gì nghe chuyện của tôi vậy.
- Thôi cũng được.
- Chuyện của tôi loanh quanh về một con bé. Tôi từng rất thích nó. Mà đúng ra, giờ vẫn đang thích.
- Vì đứa con gái này mà cậu đi à?
Thấy tôi bắt đầu tỏ vẻ quan tâm, gã tiếp tục:
- Con bé ở ngay sát nhà tôi. Cùng khu tập thể. Bố mẹ tôi và bố mẹ nó ngày nào cũng hục hặc cãi vã, đôi khi chửi nhau. Nhiều khi mẹ tôi còn lầm bầm rủa cả nhà nó chết đi cho đỡ ngứa mắt. Nguyên nhân vì sao thì tôi không nhớ. Cũng có thể do xẻo đất tin hin, hàng rào xộc xệch, con mèo ăn vụng, con chó ỉa bậy… Vì thế đâm ra, bọn trẻ cũng bị cấm đoán chơi chung với nhau.
Tôi thích con bé ấy lắm. Vì thích quá, tôi đâm ra nhát gan, gặp nó tránh trò chuyện. Tôi hay ngồi trong nhà nhìn ra mảnh sân chơi chung bé tí tẹo của khu tập thể để ngắm nó. Có thể ngồi mà nhìn hàng tiếng không chán mắt. Theo một kiểu nào đấy, như thể trực giác bản năng hay đại loại thế, biết tôi thích nó, nó tảng lờ nhưng thường không quên liếc trộm tôi.
Khi tôi mười hai tuổi, nó lên mười, tôi đã biết rõ mình cần gì ở nó. Tôi thường tưởng tượng sau lớp quần áo kia là làn da phụ nữ trong trẻo, thơm mát. Mỗi ngày, ham muốn được vuốt ve, sờ mó, khám phá cơ thể của nó làm tôi thêm phát điên. Lắm khi, thèm đến chết đi được.
Tôi không hiểu vì sao có ham muốn về tình dục sớm như thế. Hồi ấy, ngoài việc đến trường học sách giáo khoa ra, chúng tôi chẳng có bất cứ cái gì để đọc. Trước đó, tôi chưa từng chứng kiến bố mẹ làm tình, cũng không có ảnh phụ nữ khỏa thân để xem, bạn trai cùng xóm hay cùng lớp thì chẳng nói với nhau mấy chuyện kiểu thế, rủ nhau so chim thằng nào to hơn lại càng không…
Rồi đến khi tôi lên mười lăm tuổi, con bé ấy mười ba, nó tự dưng bị mù.
- Mù á?
- Phải.
- Sao mà bị như thế được chứ? Hay là nó bị sốt cảm vi rut hay gì đó rồi mù?
- Không phải, mà tôi làm cho nó thành ra thế.
Gã lại im lặng.
- Có lẽ ra ngoài kia kiếm quán nước đi, tàu còn lâu mới tới.
Tôi vừa nói, vừa đứng dậy. Gã cũng nhổm người theo. Khi cùng bước qua cánh cửa sân ga, cùng chui vào quán nước neo người ẩm tối, cùng gọi một ly chanh đá không đường, tôi thấy, tôi và gã, cứ như nợ nần nhau từ bao giờ. Mà cái nợ ấy sẽ còn đeo đuổi, không thể nào xoá được.
- Hôm ấy, lần đầu tiên, tôi nói chuyện với con bé đó. Tôi bảo nó, tôi có cuốn truyện rất hay, rằng nó thích thì qua nhà, tôi cho mượn. Nó trả lời là nó thích, nhưng nó không muốn qua nhà tôi, vì sợ bố mẹ tôi. Tôi nói, thế thì chờ bố mẹ tôi đi làm rồi sang.
Buổi chiều, tầm ba giờ, tôi nghe tiếng gõ cửa, rất rụt rè. Tôi nhìn qua kẽ nứt cánh cửa gỗ, thấy nó đang đứng nhìn đăm đăm xuống dưới đất, dáng vẻ bồn chồn. Tôi nhớ rõ, khi ấy, nó mặc cái váy có các hình tam giác màu xanh trên nền trắng bằng vải bông. Cái váy nó thích nhất, ít khi dùng đến. Khi thấy nó mặc váy đó đến tìm tôi, tôi biết nó cũng thích tôi. Nhưng chưa rõ thích nhiều hay ít. Tôi nhanh chóng đóng chặt hết các cửa sổ. Một màu tối ảm đạm phủ lên căn nhà. Với tay mở then cài, tôi chờ nó đẩy cửa vào. Một phút, hai phút, năm phút trôi qua, cánh cửa vẫn im ỉm. Tôi nín lặng sau cánh cửa, không dám thò mặt ra. Hết mười phút, đang định rời chỗ nấp, tôi thấy cánh cửa động đậy, rồi chuyển dịch. Con bé bước vào theo khe sáng hẹp ấy. Quả thực, nhìn nó trông thật đẹp và trong sáng. Mớ tóc mai khẽ rung lên, theo từng bước chân, má lấm tấm mồ hôi, lấp lánh hồng. Nó đi vào trong nhà, bước rất chậm, cái đầu xinh xinh ngúc ngoắc vẻ kiếm tìm tôi, nhưng nó chẳng gọi. Nó im lặng mò mẫm trong bóng tối một mình.
Chờ nó đi đến giữa nhà, tôi nhẹ nhàng cài lại then cửa, nhanh chóng lao ra khỏi chỗ nấp, một tay ghì chặt cái thân thể bé nhỏ kia, một tay bịt miệng nó lại. Con bé giãy giụa một hồi, tôi biết nó yếu hơn nhiều, không thể thoát khỏi tay tôi được. Chỉ một lát sau, con bé đã bị tôi đẩy nằm sấp xuống nền nhà. Lúc tôi vật ngửa nó ra, tôi thấy người nó mềm nhũn, lả ra như lá héo. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy đôi mắt nó mở to nhìn tôi. Mênh mông khôn tả. Đến bây giờ, tôi không thể quên nổi đôi mắt nó lúc đó. Đôi mắt ấy vẫn ám ảnh tôi hàng đêm.
- Chú mày uống nước đi - Tôi đẩy ly nước ra trước mặt gã - sắp đến giờ tàu vào ga rồi.
- Chúng ta lên cùng chuyến tàu mà.
- Chưa hẳn thế đâu.
- Thế không phải tôi và chị đang chờ tàu hay sao.
- Cứ cho là vẫn đoàn tàu ấy, nhưng đâu phải thế là đi cùng chuyến?
Gã không nói thêm gì. Lơ đãng nhìn ra ngoài đường. Giữa mùa hạ, sập tối rồi mà trời vẫn oi nồng. Chẳng thấy ngọn gió nào sượt qua. Không gian tanh mùi quá vãng om lâu ngày.
- Thế rồi gia đình con bé ấy chuyển đi. Ngay sau khi nó mù. Tôi không có tin tức gì từ nhà con bé, mà cũng đâu cố công tìm kiếm. Thế rồi dần dà, tôi cũng quên luôn chuyện đã từng xảy ra, quên luôn hẳn con bé ấy.
- Đến ngày nào đó, như ngày hôm nay chẳng hạn, đột nhiên nhớ ra à?
- Thật lạ, tự dưng ba hôm liên tiếp, cứ nhắm mắt ngủ, tôi lại nằm mơ về nó. Tôi thấy rõ ràng mình trở lại cái thằng mười hai tuổi ngày trước, ngơ ngác ngắm con bé qua cửa sổ, nhưng trong mơ, con bé nhiệt thành với tôi hơn. Nó đến bên cạnh tôi, áp tay nó vào má tôi. Tay nó mát lạnh. Và mỉm cười với tôi. Nụ cười hiền lành. Những gì nó cư xử với tôi trong giấc mơ đầy yêu thương, tuyệt nhiên không có gì là oán hờn cả. Tôi thấy niềm vui dâng ngập. Kể cả khi mở mắt tỉnh dậy, tôi vẫn thấy hạnh phúc len lỏi quanh mình. Đến chiều nay tỉnh dậy, vẫn giữ nguyên hạnh phúc ấy, tôi rời nhà đi. Nhà ga Chiều thứ sáu này là nơi tôi thường nghĩ kiểu gì rồi cũng phải đến. Nhưng không ngờ cái sự đến ấy lại nhanh chóng và đơn giản đến vậy…
Kể xong chuyện, cũng như trút được nỗi niềm, gương mặt gã trở nên khoan khoái lạ. Tôi ngồi im lìm bên gã, trong đầu không nghĩ ngợi gì.
Cuối cùng, đoàn tàu mà cả hai chúng tôi cùng chờ đang chạy vào ga. Tiếng phát thanh viên vọng ra từ loa kích âm eo éo gọi khách gợi nên không khí thật buồn thảm. Gã hấp tấp đứng lên, đeo ba lô lên lưng, cuống cuồng rút ví trả tiền.
- Chị sao vẫn ngồi ở đấy, nhanh lên, muộn mất!
- Chị đã bảo, chị và chú mày chắc gì cùng chuyến tàu. Chị ở đây, chờ đoàn tàu ấy quay lại. Thế nào mà nó chả quay lại.
Tôi gõ thìa lanh canh thành cốc, mỉm cười. Gã nhìn tôi chằm chằm, rồi như thể nhớ ra điều gì, gã lầm bầm:
- Thảo nào, trông chị quen thế.
Rồi gã rảo bước ra khỏi quán. Chạy thật nhanh. Và khuất bóng trong sân ga Chiều thứ Sáu.
Tháng Năm.2008
Tuổi ba mươi
(Cho 1981)
- Ngậm cái này đi, sẽ dễ chịu hơn đấy! Cô đưa cho cậu vỉ kẹo.
Cậu tách ra lấy một viên, đưa lên miệng. Vị bạc hà tan trong cổ họng, cậu không nghĩ nó có thể dịu.
Trên sân khấu, tay guitar vừa dạo đầu một giai điệu, tiếng vỗ tay, huýt sáo nổi lên.
- Cậu đưa tớ đến đây làm quái gì? Tớ không thích! - cậu cằn nhằn.
- Sao lại không thích? Cậu chờ chương trình này rất lâu rồi mà? - cô thấy lạ.
- Tớ không thích bởi vì bây giờ đã hết thích! - cậu nói rồi lùi lại mấy bước, ý chừng không muốn đứng gần cô.
Tiếng nhạc, tiếng hát lan trong không gian. Bởi nữ ca sĩ đến từ Thái Lan, nên cô không hiểu ca từ. Giọng nữ ca sĩ thanh thoát, ngọt ngào mà nhẹ. Cô ta có mái tóc ngắn, khuôn mặt để mộc, không có dấu hiệu nào của trang điểm. Áo phông trắng, quần sooc, kèm đôi bít tất đen dài đến đùi, giày cũng màu trắng, nữ ca sĩ ăn mặc giản dị hơn cả những người đang đứng giữa sân nắng nghe cô hát.
Cô quay lại nhìn cậu, đầu cậu bắt đầu lắc lắc theo giai điệu nhạc. Cô khẽ thở dài, lại quay mặt nhìn lên sân khấu.
Cả một tháng trước đây, cô và cậu luôn nói về chương trình này, festival âm nhạc do những người Mỹ sống trong thành phố tổ chức. Các ca sĩ và ban nhạc có tiếng trên thế giới sẽ lần lượt biểu diễn từ giữa sáng đến giữa đêm. Ở hai mươi chín quốc gia khác, hai mươi chín chương trình chung một cái tên, chung một đơn vị tổ chức, chung một kịch bản (chỉ khác ban nhạc, ca sĩ, các tác phẩm trình bày) cũng đang đồng loạt diễn ra.
Ba mươi nước cơ đấy, nhảy múa đế dừng những can cớ phiền hà.
- Chỉ cần nghe nhạc hay là tớ đầu óc tớ bay bốc, chẳng có gì níu lại được, phê lắm!
Cậu từng nói thế. Nhưng cậu luôn mâu thuẫn với chính từng lời của mình.
Cô cúi xuống nhìn chiếc áo hai dây đang bị lệch, hở ra một góc bé tí xíu của chiếc áo lót, ý tứ chỉnh lại, hi vọng cậu chưa nhìn thấy, không chút nữa, nếu nhớ ra, cô sẽ phải nín nhịn nghe một tràng giang đại hải về sự kín đáo chừng mực của đàn bà con gái.
Cô là con gái? Hay là đàn bà? Làm thế nào để phân định được ranh giới giữa hai điều đó đây?
Cô muốn hỏi cậu, nhìn sang, thấy cậu nhắm mắt, đầu vẫn lắc lắc, bàn tay phải đập từng nhịp lên chiếc túi da đeo bên hông. Ngần ngừ, lại thôi. Thông thường, cô vẫn nói nhanh không kịp nghĩ, nhưng hôm nay, không khí nặng nề thổi ra từ phía cậu buộc suy nghĩ của cô phải hoạt động nhanh hơn cảm tính. Nếu không tớ sẽ biến đi ngay đấy, cậu vẫn nói với cô thế khi trong lòng bực dọc.
Từ khi cô lôi cậu ra khỏi phòng bếp nồng nặc khí gas cách ngày này một năm, cậu trở thành người khó chịu nhất mà cô từng biết, có thể là cậu oán cô về việc cô đã vô tình đưa cậu ra khỏi kiểu chết mà cậu vẫn nói tới, thậm chí viết thành kịch bản riêng?
Sau bài hát thứ nhất, nữ ca sĩ giới thiệu rồi dạo đàn, chuyển giai điệu. Khán giả tỏ ra hưng phấn rõ, họ vỗ tay, huýt sáo, gào thét, không ít người nhảy cẫng lên. Một anh chàng đứng phía trước văng người ra sau, nhảy cao rồi dậm mạnh chân xuống cỏ, cách vài centimet là va thẳng vào người cô. Cô né kịp. Anh chàng kia cũng giật mình, ngoái lại, thì thầm câu xin lỗi.
- Không sao! Cô cũng thầm thì.
- Nhảy múa cũng phải chừng mực chứ! đừng có mà tự sướng mình rồi làm đau người khác! Cậu chạy lên từ bao giờ, giọng nghe chừng nặng và mặt thì đỏ bừng, không rõ nắng hay bởi căng thẳng.
Anh chàng đứng sững lại, nhìn cậu, mắt gườm lên.
- Thôi không sao mà, cô xoa xuýt, không sao, bạn mình lo cho mình thôi...
- Mất hứng quá! Trước khi bỏ đi, anh chàng ném lại một câu.
Cậu vừa xoay nắm đấm dứ dứ sau lưng anh chàng vừa bỗng dưng cười khúc khích. Không hiểu thái độ của bạn, nhưng cô cũng chẳng muốn thắc mắc.
Lựa một chỗ cỏ phẳng, sạch để ngồi bệt xuống, cô cầm chai nước tu ừng ực.
Cậu cũng ngồi ghé bên, chờ cô uống xong, đón lấy chai rồi đưa lên miệng.
- Này Di, tớ phải chịu đựng cậu đến khi nào đây? cô suýt vuột miệng nói ra câu ấy.
Một lần nữa, lý trí xuất hiện.
Cô quen Di cách đây mười lăm năm, bắt đầu từ khi học chung lớp mười.
Ngày ấy, Di vừa qua tuổi mười lăm. Tóc Di dài hơn bây giờ, da Di trắng hơn bây giờ, mắt Di tinh nhanh hơn bây giờ, miệng Di cười nhiều hơn bây giờ, Di nặng cân hơn bây giờ, Di ít nghĩ hơn bây giờ, Di thích nghe Rock điên cuồng hơn bây giờ, Di mặc nhiều đồ đen hơn bây giờ, tất nhiên, mặt và dáng người Di trẻ hơn bây giờ... cộng tất cả mọi thứ, nghĩa là Di khác hẳn bây giờ!
Khác chứ, khi ấy thì Di chưa có nhiều cảm tình với phụ nữ, không để chuyện tình dục ám ảnh vào đầu. Di ngây ngô mà vui tươi.
Cô thích Di vì cái tinh thần trong con người Di có thể hút và dẫn dụ người khác đi vào để tìm hiểu rồi chia sẻ.
Cô không thích Di vì cậu yêu những hứng khởi lúc nào cũng trực trào từ bên trong mình hơn bất cứ ai, bất cứ điều gì. Khi có dịp, cậu bỏ rơi tất cả, chỉ để tận hưởng nó.
- Này Di, cậu sắp sang tuổi ba mươi rồi đấy! Mấy ngày nữa nhỉ? Chợt nhớ ra, cô hỏi.
- Một!
- Úi cha, đúng giờ này ngày mai là cậu được sinh ra hả? Sao tớ không bao giờ nhớ nổi ngày sinh của bất cứ ai, kể cả cậu.
- Bởi vì cậu không muốn nhớ, nhưng buồn cười lắm nhé, suốt cả mười lăm năm, cậu luôn hỏi ngày sinh nhật của tớ trước một ngày. Hoặc là cậu nhớ lộn ngày sinh?
- Vô tình thôi, tớ thực sự không nhớ gì đâu. Hoặc có thể vì điều ám ảnh...
- Ám ảnh, chắc là cậu nhớ tớ nói gì khi mình gặp nhau lần đầu...
- Nhớ chứ, cậu bảo, sẽ chết trước khi bước vào tuổi ba mươi một ngày... Nói xong, cô quay sang, nheo mắt nhìn cậu.
Di thôi nói, cậu thò tay, nắm chặt lấy vai cô, miệng khẽ mỉm cười.
Kịch bản đời Di là thế, sẽ tìm mọi cách thức để chết trước sinh nhật tuổi ba mươi. Chính là hôm nay...
- Sao cậu có ý nghĩ kỳ lạ thế nhỉ?
- Kỳ lạ gì, mẹ tớ từng đi một chùa rất thiêng, xin quẻ sau khi sinh tớ, quẻ nói bảo tớ không sống qua được khi bước sang tuổi ba mươi. Mẹ giấu tờ giấy đó vào một cái hộp, cho đến khi sinh nhật tớ mười lăm tuổi, dọn dẹp lại đống đồ cũ, vô tình mở ra đọc được. Thế là điều đó in vào đầu tớ...
- Chỉ mỗi thế thôi á ?
- Cậu ơi, đó là tiền định rồi! Di nói xong rồi phá lên cười, vẻ thích thú hiện rõ trên từng cơ mặt.
- Này nhé, cậu nhìn xem! Di một tay vít cổ cô xuống, còn tay kia thì giơ lên trước mặt cô. Đường sinh trên lòng bàn tay tớ sáng nay bỗng nhiên mờ hẳn, hầu như chẳng thấy nữa. Hay không?
Cô hất đầu để tránh khỏi bàn tay đang nắm cổ cô đến đau, đẩy Di ra rồi đứng dậy:
- Nghe nhạc đi, đừng để phí một triệu để mua hai cái vé vào đây! Tớ sẽ chạy đi mua cái gì đó để ăn. Ăn mà đầu óc cậu nó mụ mị hẳn đi thì tốt!
Ra phía cổng, tìm một cái lều nhỏ, trong đó, có hai cô gái buộc hai cái khăn chéo trắng in hoa nhỏ màu xanh đỏ, một cái thành áo quây và một cái thành chân váy. Cô rút từ trong túi ra một nắm tiền lẻ, đếm và đổi sang coupon. Ở đây, mọi thứ đều được tính bằng từng coupon.
Cách đây mười hai năm, khi đó, cô và Di chuẩn bị tròn mười tám tuổi, đang trong kì thi tốt nghiệp cấp ba. Những buổi chiều nóng như hôm nay, hai đứa đi bên nhau, nắng hắt in hằn hình hai cái đầu xuống lòng đường đất nện, một nhinh nhỉnh cao, một hơi thâm thấp. Mỗi khi bước, Di cố tình giơ cao chân để đạp thẳng xuống cái bóng đen của cậu và cả của cô.
Đường tắt từ nhà đến trường và từ trường về nhà của cô và Di là một lối đi nhỏ tí. Một bên chạy sát cái mương rộng, tanh hôi, đen kịt bởi nước thải. Vào mùa nóng, mùi mương bốc lên dễ làm cho người ta có cảm giác buồn nôn. Một bên là đường ray tàu hỏa. Mỗi khi tàu chạy qua, thành tàu lướt ù ù sát bên hông, như muốn cuốn phăng hai đứa vào những vòng bánh sắt nện ầm ập.
Thế nhưng, Di vẫn muốn hai đứa qua lại bằng lối ấy. Di bảo, chính vì khó chịu mà cái mương gây ra và sự nguy hiểm của đoàn tàu mang lại nên con đường này thành sở hữu riêng của hai đứa, vì thế, cố mà tận dụng cho đến khi ra trường thì thôi.
Ngày hôm ấy, đang đi, chợt Di dừng chân lại, nghe ngóng. Tiếng còi tàu xa xa. Di quàng cái ba-lô đựng sách vở nặng chịnh lên vai cô, rồi xoay người ra, có ý chờ đợi. Trong lúc nút hai ngón trỏ vào hai lỗ tai thật chặt như mọi lần, cô chợt nhận ra có gì đó bất thường.
Khi Di rướn mình lấy đà để cắm mặt thẳng vào đoàn tàu hỏa đang trôi, cô kịp thời vứt hết hai cái ba-lô trên vai, vòng tay ôm ghì Di từ phía sau hết sức có thể.
Đoàn tàu chạy qua, Di gỡ tay cô ra để rồi kéo cô lại, hôn thật nhanh lên môi.
Kể cả khi cô quăng từng cái ba lô trúng người, dù nhăn mặt đau, Di vẫn nháy mắt cười mỉm.
Nhà cô và nhà Di xây lưng áp sát vào nhau, hai cái cổng trổ ra hai con phố song song kéo dài hơn hai cây số, hoàn toàn không có lối thông sang nửa chừng. Vì nhà của hai đứa cùng chồng lên bốn tầng lầu, nên cô và Di vô tình có sân chơi chung là hai cái trần lát gạch chống nóng, ngăn cách bởi bức tường thấp tè sáu mươi phân. Muốn sang nhà nhau chơi, hai đứa chỉ việc chạy lên tầng tư, trèo lên thang sắt, mở khóa, đẩy tấm cửa tôn ra là xong.
Vào giờ đi học, theo hẹn trước, cô sẽ mở sẵn cửa tôn cho Di trèo xuống. Bố mẹ cô không còn tròn mắt ngạc nhiên khi thấy một thằng con trai lừ đừ từ trên cầu thang bước vào phòng khách kiêm phòng ăn dưới tầng một như ngày đầu tiên nữa. Về sau mỗi lúc cô và Di chào bố mẹ trước khi rời nhà đến trường, bố mẹ cô nếu có ngồi đó hoặc ăn sáng, hoặc ngồi xem ti-vi sẽ hỏi han vài lời thân mật.
Tình cảm của hai đứa đều được bố mẹ Di và bố mẹ cô vui vẻ thừa nhận, và tuyệt nhiên không tỏ ra lo lắng mảy may về một trai và một gái mới lớn có khả năng gần gũi nhau hơn có thể tưởng tượng được.
- Lẽ ra được tạo điều kiện tốt như thế, tớ và cậu nên là người đầu tiên khám phá nhau chứ nhỉ? - Di từng hỏi trêu cô như thế khi hai đứa sắp sang tuổi hai mươi, vừa học xong năm thứ nhất đại học, cùng ngồi ăn kem trên trần nhà.
Cô nhét head phone vào tai, nghe những bản nhạc sao lại từ chương trình MTV trên sóng FM đang rất thịnh hành ngày ấy, cảm thấy lời Di nói như gió thoảng qua viên gạch nâu trước mắt, không có ý nghĩa gì.
Chắc hẳn lúc đó trong đầu cô đang nhớ tới anh bạn mới quen trong lớp học thêm đàn guitar buổi tối. Sau này khi anh bạn đó trở thành mối tình đầu của cô cho đến khi chia tay, cô chưa từng thấy anh hay và thú vị hơn quãng thời gian đầu gặp.
Còn Di, tối hôm trước, Di đưa bạn gái mới của cậu đến nhà cô chơi. Mặt ngời ngời mãn nguyện.
Suốt tám năm sau đó, đời Di loanh quanh trong thứ lãng mạn thì gọi là tình yêu, thực tế thì gọi là tình dục với một đám đàn bà con gái mà cô không đếm nổi số lượng, cũng không nhớ được mặt, được tên quá một phần năm.
Mà cũng nhờ những ham muốn thân xác điên cuồng của Di, vào bốn năm sau nửa quãng thời gian Di yêu đương, cô thấy bình an, không đến nỗi cứ vào mấy ngày nóng đầu của đợt Hè, nửa đêm thót tim tỉnh dậy, gọi điện vào di động của Di. Kiên nhẫn chờ cho đến khi đầu bên kia lè nhè trả lời mới thôi.
Mỗi lần chia tay ai đó, Di lại gọi điện xem cô có nhà không, mở cửa tôn cho Di sang. Di nằm giạng tay giạng chân trên sàn nhà, trong phòng cô, hoặc nghe nhạc, hoặc đọc sách, hoặc nói chuyện tầm phào, nhưng không còn kể về người-đã-cũ nữa. Cho đến năm ngoái, Di chia tay vợ, - người kịp sống chung một năm. Trưa hôm đó, cô lên trần nhà phơi quần áo, thấy cửa tôn bên nhà Di mở, tò mò và cũng bởi thói quen, cô trèo xuống để rồi thấy Di nằm gục trên bàn, trong phòng bếp kín. Nhanh chóng, cô mở toang hết cửa lớn cửa sổ, bật quạt thông gió, quạt trần, quạt bàn... Lúc ấy, Di chưa ngất đi, nhưng cũng chẳng còn sức để ngăn cô lại. Di say mèm rồi khạc cả đống nôn lên váy của cô. Cô ôm Di trên tay, gào khóc đến lạc giọng.
Vậy là đã mười lăm năm bên Di rồi cơ à, cô ngẫm ngợi. Mười lăm năm với tờ kịch bản dằng dặc liệt kê các kiểu tự tử mà Di có thể nghĩ ra rồi đưa cô đọc, đủ làm cô không thể thoát ra thứ tình cảm mệt mỏi nặng nề mà không có tên này. Di chết thì cứ việc chết, can cớ gì đẩy cô vào trò chơi độc ác này?
Còn hôm nay thôi đấy, rồi cô và Di sẽ không còn phải chịu đựng nhau nữa.
Cô đã bắt đầu muốn sinh con, có lấy chồng hay không cũng chẳng quan trọng, chỉ cần một hình hài máu thịt của riêng mình -... dù gì sắp sang tuổi ba mươi... tuổi khởi đầu của một quãng đời sẽ phải mới...
Hai cái kem ốc quế vừa mua xong đã bắt đầu chảy vệt nước ngọt dính vào lòng bàn tay. Hơi lạnh từ hai chai nước suối, hai chai bia để trong túi nilon, treo lủng lẳng ở cổ tay ám vào ít da, giúp cô thấy dễ chịu.
Di vẫn ngồi yên ở chỗ cũ. Miệng cậu đang nhay nhay mấy cọng cỏ. Chẳng có vẻ gì còn tập trung vào chương trình âm nhạc đang đến hồi cao trào khi bạn nhạc Rock nổi tiếng từ Nhật xuất hiện.
- Thế mình ở đây đến nửa đêm à? - Cậu lơ đãng hỏi.
- Định là thế đấy, cứ ngồi đây đến khi đói, mình sẽ ra ngoài phố ăn, đồ ăn ở đây tớ nhìn qua rồi, toàn đồ Tây, khó nuốt lắm đấy.
- Thế cũng được, ra rồi thì có vào lại được không đấy ?
- Tất nhiên rồi, khi nào ra, họ sẽ đóng cái dấu son đỏ chói vào cánh mình. Chỉ cần tránh chạy về nhà tắm là được.
- Cái đó không cần thiết lắm đâu, chắc lúc ấy nghe nhạc thế cũng đủ.
- Nhưng tối mới thực sự hay, mấy nhóm nhạc đinh họ sẽ nhét vào buổi tối đấy!
- Quan trọng gì? tớ đã bảo không thích mà! Di ngúng nguẩy nói trong khi cho vào mồm miếng ốc quế còn lại.
- Hôm nay là ngày của cậu, cậu muốn làm gì cũng được, trong đó gồm cả việc tự tử. Tớ hứa lần này nếu có nhìn thấy, tớ sẽ đứng im nhìn cậu chết, không làm gì hết!
- Sao tự dưng cậu lại nhắc đến chuyện này?
- Hôm nay là ngày trước khi cậu sang tuổi ba mươi. Có thế thôi! - Cô ngạc nhiên vì giọng nói dửng dưng, và cũng bởi chính từ bên trong, cô thấy dửng dưng thật sự.
Đúng thế! Di sống hay không thì can hệ gì tới cô?
Di mỉm cười, chạm tay vào tóc, rồi quàng qua eo cô, ngả đầu vào một bên vai cô. Hai đứa ngồi im trong tư thế ấy bao nhiêu lâu, cô không còn biết nữa, vai mỏi dừ nhưng cô không đẩy Di ra.
Đèn trên sân bắt đầu bật sáng từng cụm. Trời dần tối để cho sân khấu trở nên lung linh, rực rỡ sắc màu. Một nam ca sĩ hát khúc tình ca Pháp, nhạc đánh nhẹ, mềm mà sâu...
- Thôi đi ăn đi, nhanh lên! Không đến lúc về lại qua hết mấy bài hay! - Di nói rồi kéo tôi đứng dậy.
VanVN.Net - Nguyễn Quỳnh Trang được nhiều bạn đọc trẻ biết đến từ tiểu thuyết “1981”, cũng chính là năm sinh của chị. Sinh ra tại Hà Nội, sống và viết tại thủ đô, có lẽ vì vậy mà các truyện ngắn của Nguyễn Quỳnh Trang phản ánh rất rõ cuộc sống đô thị hiện đại. Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, Nguyễn Quỳnh Trang là đại biểu thuộc khối trung ương. Ngoài viết văn, làm thơ, làm báo, chị còn tham gia trình diễn sắp đặt thơ trong Ngày thơ Việt Nam năm 2010; trình diễn sắp đặt thơ kèm video art trong Festival Huế, 2010 với tác phẩm “Tôi đã ở đây trong cuộc sống này”…
Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang
Không thanh âm
Cô nói, lúc này không nên làm gì cả, rồi cũng thế thôi, cứ ngồi đây, nhìn ra khoảng sân này, góc tối này, vài cụm dây leo này… cần làm gì chứ! tất cả chỉ là thế thôi.
Cô bảo, chỗ này đây, khoảng thời gian dài, cô cùng người ấy bên nhau, chẳng làm gì, chưa là gì đâu, bạn thôi, bạn thì có thể ngồi đốt cháy thời gian, đốt hết bao thuốc trong khói thơm ly cà phê, rồi về, chẳng cần nói bất cứ điều gì cả.
Rồi khi quyết định chia tay, gọi nhau đến một quán khác, không phải nơi này, nói toàn chuyện vô nghĩa tầm phào.
Cô buồn, rằng chưa khi nào thôi thấy cô độc, kể cả khi giữa nơi đông người, không ai hiểu cô, tất nhiên, ít ai muốn hiểu ai khi họ chưa nắm bắt được mình.
Cô hỏi, có làm một điếu không? Tự dưng thèm hút thuốc lại, đã bỏ rồi đấy chứ, năm năm đủ để người ta biến thành thứ khác, không như cũ nữa, chẳng thể nhận ra.
Cô đang rơi vào một không gian nào đó, tôi chưa biết đó là đâu, tôi cũng ngồi im như cô bảo, không nói gì, không định làm gì, nhìn tận cùng vào bóng đêm. Đêm không hình.
Tôi lấy một điếu từ bao thuốc cô vứt trên mặt bàn. Bật lửa. Ánh sáng soi một góc bàn tay tôi đang run run. Bàn tay buồn và khô như củi mục. Ngón tay dài mộng mị, móng tay để dài tô sơn đen nhìn thừa thãi ảm đạm. Ánh sáng soi một góc khuôn mặt cô, sống mũi cao, má thuôn, mắt đen, lông mi cong, da trắng lành lạnh như thủy tinh và kiểu cười nhếch mép. Tôi ghét khi nhìn cô cười thế, dù rằng không bởi do tôi.
Tôi chưa từng biết đến cô cho đến ba tháng trước. Cô đang chuẩn bị một mini show. Cô cần một người đệm guitar còn tôi thì được một người quen tin cậy giới thiệu. Cô là một người hát. Cô không nhận mình là ca sĩ, cũng không cho ai nói rằng mình là ca sĩ.
- Tôi là người hát thầm lặng, tạm hiểu thế thôi nhé! Cô thầm thì, lúc ấy, cô rất chừng mực trong chiếc váy hoa xanh da trời trên nền đen, không tay, hở chút vai, chút ngực, ôm sát eo và đường chỉ lượn khéo. Cái chừng mực ấy thường đánh lừa mọi cảm giác trong tôi về sau.
Cô mở laptop, nhiều sợi tóc buông chùng mặt, chùng vai làm tôi khó nhìn kỹ được vẻ ngoài của cô. Tôi chỉ có thể nhìn bàn tay, bàn tay cũng buồn cũng khô như củi mục, mười ngón tay buông thõng bấm phím, tranh thủ viết trên blog mấy dòng không rõ nghĩa. Khi ấy, tôi ngồi sát cô, vừa đủ để tà áo của tôi chạm nhẹ trên vạt váy cô.
Lần đầu tiên gặp, không hiểu sao, chúng tôi tránh ngồi đối diện
- Viết blog, để chế độ public, thế mà không muốn ai hiểu?
Tôi vừa ngoáy thìa lanh canh vào ly chocolate đá, vừa hỏi nhỏ nhỏ, nửa muốn làm ra vẻ tự nhủ với mình, nửa biết chắc cô nghe rõ.
- Như một kiểu trêu ngươi thôi.
Cô cười nhẹ, mép hơi nhếch lên thành dấu phảy thiếu độ cong.
- Sao thích thế?
- Vì người ấy ở trong friends list. Chắc sẽ đọc mọi thứ tôi viết.
- Người ấy… một người đặc biệt?
- Không. Bạn, bạn thôi. Giá mà luôn là bạn.
Lần đầu tiên gặp, không hiểu sao, cô nhắc về người ấy, người mà tôi - chắc hẳn - sẽ không biết mặt bao giờ.
- Đệm đàn cho tôi không cần kỹ thuật nhiều đâu, càng giản dị càng tốt, cứ chơi như mình thế nào thì nốt nhạc thế ấy. Tôi hát cũng thế, tôi không kỹ thuật, tôi vứt hết mọi kỹ thuật. Tôi hát để cho tôi và cho riêng người ấy.
(Để cho tôi, cho riêng người ấy, thế thì cần gì làm mini show và mời nhiều người đến thế?) - tôi nghĩ, nhưng không hỏi lại. Cô có lý do riêng mình, lý do luôn chứa ẩn nhiều mâu thuẫn. Không mâu thuẫn, làm người nhạt thếch!
- Tôi chỉ cần bạn đánh thật phiêu. Phiêu. Càng phiêu càng tốt. Hi vọng là hợp nhau nhé.
Rồi cô vào google, gõ tên cô, lôi ra mấy bản nhạc post trên mạng.
- Tôi không có đĩa CD và sẽ không ra đĩa đâu. Đây là những bài tôi hát, cũ lắm rồi, xưa lắm rồi, cách đây năm năm, trong một quán nhỏ. Tôi chỉ hát nhạc Trịnh. Tôi không quá mộng mơ và lắm buồn phiền để hát mỗi nhạc Trịnh. Tôi bản chất là con buôn, tạm cho như thế. Điều tôi thấy được trong nhạc Trịnh là cuộc sống không bao giờ trọn vẹn nếu chưa đi qua những nỗi buồn, nỗi buồn thì chẳng bao giờ là niềm tuyệt vọng. Nỗi buồn trong nhạc Trịnh luôn gợi mở cho người ta những hi vọng mới. Điều trọn vẹn duy nhất chính là tình yêu cuộc sống. Nếu có tình yêu cuộc sống thì người ta sẽ không bao giờ nằm lại sau khi ngã mà sẽ bước tiếp những bước đi vững chắc trong đời.
- Ấy nói mà như viết văn ấy nhỉ. Tình yêu cuộc sống đến trong lúc ấy hát, rồi xa khi ấy ngừng. Nó chỉ ngắn đến thế thôi. Ấy bước tiếp? chắc gì đã vững. Tớ thấy đằng ấy khó mà vững bước. Đằng ấy mơ hồ với mọi thứ, đằng ấy không biết mình là ai và thực sự cần gì.
- Hay là đúng thế nhỉ? Bạn hiểu giá trị lời nói đấy, cứ tưởng có ý nghĩa mà chỉ là trò lừa đảo con người ta, nó là cái bóng, cái bóng thì làm sao nắm? - cô phá lên cười. - Thôi nghe tôi hát đi, rồi bạn có thể đệm hợp không. Hợp thì hẵng bàn giá cả nhé. Nói trước, tôi hào phóng đến không tưởng tượng nổi đấy. Lợi dụng được cứ việc. Tôi luôn để bạn bè lợi dụng. Nói nhỏ, tôi bỗng dưng coi bạn là bạn tôi mất rồi. Xem nào, chúng ta ngồi với nhau chưa quá nửa tiếng đồng hồ. Tôi năm năm rồi có ý định kết thêm bạn mới đâu? Đời lạ thế đấy!
Rồi cô di chuột, nhấn nút play. Tôi nghe giọng hát của cô vang vang lên từ laptop. Tôi nhìn cô đầy ngạc nhiên. Không thể tin, trong bộ dạng thiếu sức sống, đầy mùi mưa ảo não, giọng nói đậm đặc những nghi ngờ và khê khê mùi khói thuốc kia lại có giọng hát trong vắt và rất đỗi ngây thơ. Không day dứt như giọng ca Khánh Ly, không đẩy đưa kỹ thuật như Thanh Lam, không âm vọng như Quang Dũng, không thẳm sâu như Hồng Nhung, không ảo mờ như giọng ca Trịnh Vĩnh Trinh, … cô mang đến cho nhạc Trịnh nhiều hồn nhiên, chân chất. Hát nhạc Trịnh buồn mà không bi thương, đau nhưng không hề tuyệt vọng, luôn có ánh sáng soi đường và đong đầy niềm hi vọng phía trước.
- Không thể tin…, tôi lẩm bẩm, thực sự là ấy hát không đấy?
Và chỉ với một bài hát, cô buộc tôi đi theo cô, không điều kiện.
Tôi không nhắc nhiều đến mini show, bởi chẳng có gì làm tôi có thể nhớ ngoài trận mưa tầm tã từ chiều đến đêm làm tôi bị cảm nặng và số tiền cát-sê cô đưa cho tôi (sống ổn trong một tháng mà không cần làm thêm việc gì).
Những người đến dự đa phần đã từng nghe cô hát. Cô ngừng hát đã năm năm, nhưng họ vẫn nhớ để đến. Lần đầu tiên, cô hát cho ai đó không phải bản thân mình và người ấy. Vì thế, giọng hát thành ra đổi khác. Tôi không thích giọng hát mới này, nó từng trải, nặng nề và gắng gượng.
Sau buổi sáng đầu tiên biết cô, ngày nào chúng tôi cũng gặp mặt.
Cho đến hôm nay, vừa tròn ba tháng.
Hai đứa tôi đang ngồi trong một quán cà phê, quán này lạ với tôi, lần đầu đến nên tôi thấy ít nhiều khó thoải mái.
- Không hiểu sao lại đưa nhau ra đây nhỉ? đang cố nghĩ đây mà chưa ra. Có liên quan gì đến việc chia tay với người ấy không?
Cô lầm bầm. Uể oải ngả người xuống bàn, một tay chống cằm đang chực đổ sấp, một tay xoay xoay đế đựng sáp nến thơm lom đom cháy hình trái tim.
- Chẳng nhớ gì hết à?
- Lạ thật, chỉ nhớ là ngồi với người ấy rất lâu ở đây, rồi uống cà phê, rồi hút thuốc, cụ thể thế nào thì không rõ nữa. Trí nhớ sạch trơn.
- Thực sự là không yêu chứ?
- Không!
- Không yêu mà bị ám ảnh đến giờ đấy, năm năm rồi còn gì.
- Làm sao mà biết được, có thể là tại tuổi trẻ đấy. Thời ấy mình rất thanh xuân. Cái gì cũng ào ạt, cũng có thể hết mình. Và còn ngố nữa. Rất dễ bị lừa.
- Năm năm sau thì thành mụ già à? đã sang tuổi ba mươi đâu…
- Ừ, đã bảo biến thành con người khác rồi. Từ máu xương đến da thịt, tư tưởng, tính cách, suy nghĩ này... tạm cho là vậy.
- Nghe chán thế!
- Ừ, chán ốm.
Tôi rút điện thoại ra, loay hoay bật nhạc, nghe lại bài hát của cách đây ba tháng. Sao giọng hát đẹp đến thế? được tận hưởng từng ca từ bởi giọng hát này, có thể đứng lên khỏi nỗi đau mà đi tiếp. Giọng hát tràn ma lực. Ma lực dẫn dụ tinh thần.
- Sao nghe lại nhiều thế? - cô nói - lúc nào gặp cũng thấy mở.
- Nghe để đỡ chán cái đứa ngồi cùng đây.
- Đã bảo trước là sẽ mau chán thôi, cô cười, lấy ngón trỏ và ngón cái chạm vào lửa nến, ánh sáng thoáng sáng thoáng tối, càng không nhìn rõ mọi vật xung quanh.
- Hình như là tớ ngày ngày gặp ấy cũng chỉ bởi giọng hát này. Tớ đi tìm câu trả lời cho mình. Tôi nói, giơ cao tay, uống nốt cặn còn lại của ly chocolate đá.
- Hôm nào cũng uống chocolate mà không ngán?
- Cũng như ấy hôm nào cũng nhắc đến người ấy, sao không ngán?
- Mai lại nhắc đến tiếp nhé.
- Cứ việc, ấy kể nhiều đến nỗi người ấy cũng đang sống trong tớ đây, như từng thuộc về quá khứ của tớ, không chừng đến ngày tớ sẽ yêu người ấy.
- Thế thì tệ nhỉ
- Đó là sự sẻ chia. Sẻ chia tuyệt vọng thì tuyệt vọng nhân đôi, sẻ chia tình cảm thì tình cảm nhân đôi.
- Có vẻ bất thường đấy.
- Đó là lẽ dĩ nhiên thôi mà, phải không nào? ấy không thấy tớ đang trở thành cái bóng của ấy à?
Tôi vuột miệng nói ra, không nghĩ mà bỗng dưng thành câu như thế, còn chưa kịp ý thức rằng điều đó có đúng hay không?
Cô nhìn tôi chăm chăm chừng mười phút, rồi cô rùng mình:
- Đúng, như kiểu một cái bóng.
Tôi nghe cô nói, giật mình nhìn lại.
Mặt tôi tái mét.
Còn cô, hai tay bấu chặt mặt.
…
- Thế nên, cậu thành người ấy mất rồi! cô thổn thức. Sao có thể thế được?
Tôi giống người ấy sao? người ấy có thể tưởng tượng ra rõ hình hài từ tôi sao?
- Vậy cuối cùng là thế nào? Chuyện gì đã xảy ra?
- Chơi với người ấy lâu, rồi mình dần trở thành bản sao của người ấy, với lẽ đó mà chúng mình chia tay nhau. Đúng đấy! Một ngày, khi nhận ra mình chẳng còn là mình, điều ấy thật kinh khủng. Nhưng chia tay thì có làm mình khác đi đâu, chỉ là chẳng muốn nhìn thấy cái gì đó như thể là mình mà không phải mình đi sát ngay bên cạnh.
- Tại sao tớ có thể giống ấy?
- Bởi vì ngay lần đầu gặp mặt, chúng ta thấy thân thiết với nhau, là bởi chúng ta giống nhau, nhưng chúng ta chưa ý thức được điều đó. Mình tìm thấy người ấy khi ở gần cậu! Mình nhớ đến người ấy khi nhìn thấy cậu!
Cô đã tìm ra câu trả lời.
Tôi thì không. Tôi quay sang quầy bar, gọi nhân viên, đưa tôi thêm ly chocolate nữa. Tôi nghiền chocolate chứ không phải cà phê. Tôi không hút thuốc. Tôi không cười nửa mép. Tôi ghét kiểu cười ấy! Tôi có thể giống cô về ngoại hình, nhưng tôi không là cô!
Và tôi nói tất cả những gì vừa nghĩ cho cô nghe. Cô có vẻ bình tâm hơn.
Sau mười lăm phút im lìm trong màn đen mỏng bởi cô thổi tắt ánh nến…
…cô nói, lúc này không nên làm gì cả, rồi cũng thế thôi, cứ ngồi đây, nhìn ra khoảng sân này, góc tối này, vài cụm dây leo này… cần làm gì chứ! tất cả chỉ là thế thôi.
Nửa đêm, chúng tôi rời quán.
Tôi thầm nhủ: sẽ không bao giờ trở lại quán này, tôi chẳng phải là ký ức của cô, chỉ có người ấy đã chui vào cuộc sống của tôi, đảo lộn mọi thứ.
Khi chìm vào giấc ngủ, tôi nằm mơ về người ấy. Người ấy mang khuôn mặt của tôi và hát với giọng của cô. Tôi lầm bầm: hãy để tôi yên đi. Người ấy không nói gì, thành bông bồ công anh và loãng tan mất.
Người ấy! là ai?
Sáng dậy, tôi bật máy, gọi điện cho cô theo thói quen. Cô không nghe máy. Buổi chiều, còn là tiếng tút dài. Đêm, điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng.
Ngày đầu tiên trong ba tháng, chúng tôi không gặp nhau.
1/08/09
Nhà ga Chiều thứ Sáu
Tôi đi tới sân ga Chiều thứ Sáu. Gã bám theo sau. Thằng cha mặc cái áo phông rẻ tiền in mấy tờ đô la trước ngực, loại người ta đổ đống trên vỉa hè, bán mười lăm ngàn mỗi cái lúc sẩm tối, kèm cái quần bò cũ sờn đùi, rách gấu. Trên khuôn mặt to ngang là đôi mắt một mí, thẳng như một nét bút chì, cái mũi vừa tẹt, vừa to, nhưng trông vẫn thiếu cân đối với cái miệng rộng ngoác. Nói chung, gã trông có vẻ đần độn. Chắc chắn, những gã mắc bệnh hoang tưởng tình dục không sở hữu kiểu đần độn đó.
Tôi ngoái lại đằng sau, liếc xéo qua vai gã. Cái nhìn vừa đủ để biết diện mạo ai đang theo mình, vừa đủ làm gã chột dạ, vừa đủ tạo cho tôi vẻ thờ ơ cần thiết.
Tôi bước vào bên trong sân ga Chiều thứ Sáu. Phòng đợi tàu có nhiều người. Tôi tìm một chiếc ghế còn trống, ngả hết mệt mỏi vào lưng ghế, chân duỗi thẳng ra, hai tay quàng sau gáy. Tôi lơ mơ ngủ. Chưa khi nào đến nơi đông người nhưng nhiều sự cố không lành như ở nhà ga, bến xe…, tôi lại có cảm giác thoải mái đến thế. Có lẽ, do tôi chẳng mang bất cứ hành lý nào theo người, trừ ít tiền lẻ và cái vé một chiều dắt sâu trong túi quần. Tiền và vé mỏng đến nỗi, phải để ý kỹ lắm mới thấy túi quần gợn lên một tí. Vậy thì gã kia bám theo tôi làm gì?
Gã đứng cách tôi khoảng ba mét, chếch chếch về phía trái, trên lối đi vào sân ga, sát mép cái ghế ngoài cùng của hàng ghế tôi đang ngồi. Không cần quay đầu sang, tôi cũng biết gã đang nhìn tôi chăm chăm.
Phòng chờ tàu bắt đầu thưa người. Chuyến tàu tôi đang ngồi đợi còn hơn một tiếng nữa mới đến nơi. Tôi chẳng có gì phải vội. Gã trai kia cũng không có gì phải vội.
Nhắm mắt rồi mở mắt trong khoảng hai giây, tôi đã thấy gã ngồi xuống chiếc ghế trống cạnh tôi từ khi nào.
Gã hỏi:
- Chị đi đâu?
- Đi đến cái nơi tốt nhất là sẽ không thấy chú mày ở đó.
- Có lẽ là đi cùng tàu rồi, chị nhỉ.
Không thấy tôi trả lời, gã rút bao thuốc lá ra, thuốc 555 của Anh, lấy một điếu, vê vê trong lòng bàn tay, nhưng có vẻ chưa muốn hút ngay. Vẫn cái dáng có gì mà phải vội.
- Tôi thấy chị rất quen.
- Chú mày không biết cách làm quen khác sao, nhiều thằng cha nói với chị thế rồi.
- Ừ, thế à.
Gã cười. Cái miệng nhệch ra, mắt thì nheo lại, không đến nỗi thiếu thiện cảm lắm.
Tôi lại nhắm mắt. Lơ mơ nghĩ tới sau một tiếng nữa, sẽ rời khỏi thành phố này. Không còn lưu luyến gì nữa. Từ dãy phố nhỏ thơm mùi hoa mỗi mùa, từ tiếng trẻ con bên nhà hàng xóm u ơ góc phố, từ cửa hàng tạp hoá bé xíu bụi phủ đầy trên giá, mặt đường lởm chởm lóc xóc ổ gà. Tất cả những gì thân quen, sẽ biến thành kí ức, rồi phải quên hết. Cái sân ga này là dấu chấm hết một chương trong cuốn tiểu thuyết đời nhạt thếch của tôi.
- Chị đi mà không mang theo gì à?
Gã mở miệng.
Tôi im lặng, như muốn nói với gã rằng, mày đi chỗ khác mà kiếm chuyện, cái kiểu tán gẫu lang bang dọc đường mua vui này, chẳng đến đâu cả.
- Chị không mang theo gì ư?
- Mang theo cái xác đang mệt muốn chết này chưa đủ sao.
- Ví dụ như là một ít kỷ niệm gì đó, buồn cũng được.
Tôi bật cười.
- Chú mày sến bỏ mẹ.
Rõ ràng trông cái mặt gã thế kia, miệng lại nói mấy từ kiểu “kỷ niệm” hay “nỗi buồn”, thật hài hước.
- Tại sao cứ phải làm mới cuộc sống của mình bằng cách chạy trốn khỏi đoạn đời cũ?
- Chú mày còn nhóc lắm. Nếu không thay đổi, thì cứ chấp nhận thế mãi. Sáng dậy không biết làm gì cho buổi sáng, trưa ăn xong tự hỏi có cách gì cho qua buổi chiều, tối chờ đêm nằm ngủ, chẳng vui, chẳng buồn, chẳng muốn nói, chẳng muốn cười, muốn khóc. Đến cái vảy sơn tường tróc ra, rơi xuống sàn nhả cũng có thể ngồi nhìn hàng tiếng. Trong bếp hay phòng tắm chẳng thể hát toáng lên.
- Chị sống cùng một đống người à?
- Không. Một mình.
- Một mình mà thế?
- Trước khi sống một mình, người ta đã cấy vào não chị những quy định cần thực hiện như thế, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, y như một cỗ máy đã lập trình… Còn chú mày thì sao?
- Tôi thì chẳng rõ có phải bỏ nhà không. Sau giấc ngủ trưa nay, tỉnh dậy, nghĩ, cần phải biến khỏi cái xó chán ngắc này. Thế là vơ ít quần áo, nhét nhằng nhịt vào cái ba lô ghẻ, rồi đi.
- Đi đâu?
- Chả biết, đi là đi. Cứ đi rồi khắc biết cần đi đâu.
- Chú mày lạ nhỉ.
- Chị cũng bình thường chắc.
- Nhưng ít ra chị còn biết cần đi đâu.
- Ấy, đàn ông khác đàn bà ở chỗ đó đấy.
Tôi và gã cùng cười. Chúng tôi cười rất to. Mấy người đứng chung quanh cùng nhìn sang, mặt ai cũng cáu kỉnh.
Tôi không biết nói gì thêm, cũng chẳng muốn nói gì. Còn gã đột nhiên im lặng. Không gian quanh hai đứa tôi đặc quánh lại, khô khốc.
- Tôi biết ắt là mình ngu ngốc lắm khi vừa gặp chị đã muốn tâm sự gì đó rồi. Chị có thời gian nghe tôi kể chuyện không?
- Chả rõ có thời gian hay không, nhưng lúc này cũng chưa biết nên làm gì.
- Thế chị dành cái thời gian chưa biết làm gì nghe chuyện của tôi vậy.
- Thôi cũng được.
- Chuyện của tôi loanh quanh về một con bé. Tôi từng rất thích nó. Mà đúng ra, giờ vẫn đang thích.
- Vì đứa con gái này mà cậu đi à?
Thấy tôi bắt đầu tỏ vẻ quan tâm, gã tiếp tục:
- Con bé ở ngay sát nhà tôi. Cùng khu tập thể. Bố mẹ tôi và bố mẹ nó ngày nào cũng hục hặc cãi vã, đôi khi chửi nhau. Nhiều khi mẹ tôi còn lầm bầm rủa cả nhà nó chết đi cho đỡ ngứa mắt. Nguyên nhân vì sao thì tôi không nhớ. Cũng có thể do xẻo đất tin hin, hàng rào xộc xệch, con mèo ăn vụng, con chó ỉa bậy… Vì thế đâm ra, bọn trẻ cũng bị cấm đoán chơi chung với nhau.
Tôi thích con bé ấy lắm. Vì thích quá, tôi đâm ra nhát gan, gặp nó tránh trò chuyện. Tôi hay ngồi trong nhà nhìn ra mảnh sân chơi chung bé tí tẹo của khu tập thể để ngắm nó. Có thể ngồi mà nhìn hàng tiếng không chán mắt. Theo một kiểu nào đấy, như thể trực giác bản năng hay đại loại thế, biết tôi thích nó, nó tảng lờ nhưng thường không quên liếc trộm tôi.
Khi tôi mười hai tuổi, nó lên mười, tôi đã biết rõ mình cần gì ở nó. Tôi thường tưởng tượng sau lớp quần áo kia là làn da phụ nữ trong trẻo, thơm mát. Mỗi ngày, ham muốn được vuốt ve, sờ mó, khám phá cơ thể của nó làm tôi thêm phát điên. Lắm khi, thèm đến chết đi được.
Tôi không hiểu vì sao có ham muốn về tình dục sớm như thế. Hồi ấy, ngoài việc đến trường học sách giáo khoa ra, chúng tôi chẳng có bất cứ cái gì để đọc. Trước đó, tôi chưa từng chứng kiến bố mẹ làm tình, cũng không có ảnh phụ nữ khỏa thân để xem, bạn trai cùng xóm hay cùng lớp thì chẳng nói với nhau mấy chuyện kiểu thế, rủ nhau so chim thằng nào to hơn lại càng không…
Rồi đến khi tôi lên mười lăm tuổi, con bé ấy mười ba, nó tự dưng bị mù.
- Mù á?
- Phải.
- Sao mà bị như thế được chứ? Hay là nó bị sốt cảm vi rut hay gì đó rồi mù?
- Không phải, mà tôi làm cho nó thành ra thế.
Gã lại im lặng.
- Có lẽ ra ngoài kia kiếm quán nước đi, tàu còn lâu mới tới.
Tôi vừa nói, vừa đứng dậy. Gã cũng nhổm người theo. Khi cùng bước qua cánh cửa sân ga, cùng chui vào quán nước neo người ẩm tối, cùng gọi một ly chanh đá không đường, tôi thấy, tôi và gã, cứ như nợ nần nhau từ bao giờ. Mà cái nợ ấy sẽ còn đeo đuổi, không thể nào xoá được.
- Hôm ấy, lần đầu tiên, tôi nói chuyện với con bé đó. Tôi bảo nó, tôi có cuốn truyện rất hay, rằng nó thích thì qua nhà, tôi cho mượn. Nó trả lời là nó thích, nhưng nó không muốn qua nhà tôi, vì sợ bố mẹ tôi. Tôi nói, thế thì chờ bố mẹ tôi đi làm rồi sang.
Buổi chiều, tầm ba giờ, tôi nghe tiếng gõ cửa, rất rụt rè. Tôi nhìn qua kẽ nứt cánh cửa gỗ, thấy nó đang đứng nhìn đăm đăm xuống dưới đất, dáng vẻ bồn chồn. Tôi nhớ rõ, khi ấy, nó mặc cái váy có các hình tam giác màu xanh trên nền trắng bằng vải bông. Cái váy nó thích nhất, ít khi dùng đến. Khi thấy nó mặc váy đó đến tìm tôi, tôi biết nó cũng thích tôi. Nhưng chưa rõ thích nhiều hay ít. Tôi nhanh chóng đóng chặt hết các cửa sổ. Một màu tối ảm đạm phủ lên căn nhà. Với tay mở then cài, tôi chờ nó đẩy cửa vào. Một phút, hai phút, năm phút trôi qua, cánh cửa vẫn im ỉm. Tôi nín lặng sau cánh cửa, không dám thò mặt ra. Hết mười phút, đang định rời chỗ nấp, tôi thấy cánh cửa động đậy, rồi chuyển dịch. Con bé bước vào theo khe sáng hẹp ấy. Quả thực, nhìn nó trông thật đẹp và trong sáng. Mớ tóc mai khẽ rung lên, theo từng bước chân, má lấm tấm mồ hôi, lấp lánh hồng. Nó đi vào trong nhà, bước rất chậm, cái đầu xinh xinh ngúc ngoắc vẻ kiếm tìm tôi, nhưng nó chẳng gọi. Nó im lặng mò mẫm trong bóng tối một mình.
Chờ nó đi đến giữa nhà, tôi nhẹ nhàng cài lại then cửa, nhanh chóng lao ra khỏi chỗ nấp, một tay ghì chặt cái thân thể bé nhỏ kia, một tay bịt miệng nó lại. Con bé giãy giụa một hồi, tôi biết nó yếu hơn nhiều, không thể thoát khỏi tay tôi được. Chỉ một lát sau, con bé đã bị tôi đẩy nằm sấp xuống nền nhà. Lúc tôi vật ngửa nó ra, tôi thấy người nó mềm nhũn, lả ra như lá héo. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy đôi mắt nó mở to nhìn tôi. Mênh mông khôn tả. Đến bây giờ, tôi không thể quên nổi đôi mắt nó lúc đó. Đôi mắt ấy vẫn ám ảnh tôi hàng đêm.
- Chú mày uống nước đi - Tôi đẩy ly nước ra trước mặt gã - sắp đến giờ tàu vào ga rồi.
- Chúng ta lên cùng chuyến tàu mà.
- Chưa hẳn thế đâu.
- Thế không phải tôi và chị đang chờ tàu hay sao.
- Cứ cho là vẫn đoàn tàu ấy, nhưng đâu phải thế là đi cùng chuyến?
Gã không nói thêm gì. Lơ đãng nhìn ra ngoài đường. Giữa mùa hạ, sập tối rồi mà trời vẫn oi nồng. Chẳng thấy ngọn gió nào sượt qua. Không gian tanh mùi quá vãng om lâu ngày.
- Thế rồi gia đình con bé ấy chuyển đi. Ngay sau khi nó mù. Tôi không có tin tức gì từ nhà con bé, mà cũng đâu cố công tìm kiếm. Thế rồi dần dà, tôi cũng quên luôn chuyện đã từng xảy ra, quên luôn hẳn con bé ấy.
- Đến ngày nào đó, như ngày hôm nay chẳng hạn, đột nhiên nhớ ra à?
- Thật lạ, tự dưng ba hôm liên tiếp, cứ nhắm mắt ngủ, tôi lại nằm mơ về nó. Tôi thấy rõ ràng mình trở lại cái thằng mười hai tuổi ngày trước, ngơ ngác ngắm con bé qua cửa sổ, nhưng trong mơ, con bé nhiệt thành với tôi hơn. Nó đến bên cạnh tôi, áp tay nó vào má tôi. Tay nó mát lạnh. Và mỉm cười với tôi. Nụ cười hiền lành. Những gì nó cư xử với tôi trong giấc mơ đầy yêu thương, tuyệt nhiên không có gì là oán hờn cả. Tôi thấy niềm vui dâng ngập. Kể cả khi mở mắt tỉnh dậy, tôi vẫn thấy hạnh phúc len lỏi quanh mình. Đến chiều nay tỉnh dậy, vẫn giữ nguyên hạnh phúc ấy, tôi rời nhà đi. Nhà ga Chiều thứ sáu này là nơi tôi thường nghĩ kiểu gì rồi cũng phải đến. Nhưng không ngờ cái sự đến ấy lại nhanh chóng và đơn giản đến vậy…
Kể xong chuyện, cũng như trút được nỗi niềm, gương mặt gã trở nên khoan khoái lạ. Tôi ngồi im lìm bên gã, trong đầu không nghĩ ngợi gì.
Cuối cùng, đoàn tàu mà cả hai chúng tôi cùng chờ đang chạy vào ga. Tiếng phát thanh viên vọng ra từ loa kích âm eo éo gọi khách gợi nên không khí thật buồn thảm. Gã hấp tấp đứng lên, đeo ba lô lên lưng, cuống cuồng rút ví trả tiền.
- Chị sao vẫn ngồi ở đấy, nhanh lên, muộn mất!
- Chị đã bảo, chị và chú mày chắc gì cùng chuyến tàu. Chị ở đây, chờ đoàn tàu ấy quay lại. Thế nào mà nó chả quay lại.
Tôi gõ thìa lanh canh thành cốc, mỉm cười. Gã nhìn tôi chằm chằm, rồi như thể nhớ ra điều gì, gã lầm bầm:
- Thảo nào, trông chị quen thế.
Rồi gã rảo bước ra khỏi quán. Chạy thật nhanh. Và khuất bóng trong sân ga Chiều thứ Sáu.
Tháng Năm.2008
Tuổi ba mươi
(Cho 1981)
- Ngậm cái này đi, sẽ dễ chịu hơn đấy! Cô đưa cho cậu vỉ kẹo.
Cậu tách ra lấy một viên, đưa lên miệng. Vị bạc hà tan trong cổ họng, cậu không nghĩ nó có thể dịu.
Trên sân khấu, tay guitar vừa dạo đầu một giai điệu, tiếng vỗ tay, huýt sáo nổi lên.
- Cậu đưa tớ đến đây làm quái gì? Tớ không thích! - cậu cằn nhằn.
- Sao lại không thích? Cậu chờ chương trình này rất lâu rồi mà? - cô thấy lạ.
- Tớ không thích bởi vì bây giờ đã hết thích! - cậu nói rồi lùi lại mấy bước, ý chừng không muốn đứng gần cô.
Tiếng nhạc, tiếng hát lan trong không gian. Bởi nữ ca sĩ đến từ Thái Lan, nên cô không hiểu ca từ. Giọng nữ ca sĩ thanh thoát, ngọt ngào mà nhẹ. Cô ta có mái tóc ngắn, khuôn mặt để mộc, không có dấu hiệu nào của trang điểm. Áo phông trắng, quần sooc, kèm đôi bít tất đen dài đến đùi, giày cũng màu trắng, nữ ca sĩ ăn mặc giản dị hơn cả những người đang đứng giữa sân nắng nghe cô hát.
Cô quay lại nhìn cậu, đầu cậu bắt đầu lắc lắc theo giai điệu nhạc. Cô khẽ thở dài, lại quay mặt nhìn lên sân khấu.
Cả một tháng trước đây, cô và cậu luôn nói về chương trình này, festival âm nhạc do những người Mỹ sống trong thành phố tổ chức. Các ca sĩ và ban nhạc có tiếng trên thế giới sẽ lần lượt biểu diễn từ giữa sáng đến giữa đêm. Ở hai mươi chín quốc gia khác, hai mươi chín chương trình chung một cái tên, chung một đơn vị tổ chức, chung một kịch bản (chỉ khác ban nhạc, ca sĩ, các tác phẩm trình bày) cũng đang đồng loạt diễn ra.
Ba mươi nước cơ đấy, nhảy múa đế dừng những can cớ phiền hà.
- Chỉ cần nghe nhạc hay là tớ đầu óc tớ bay bốc, chẳng có gì níu lại được, phê lắm!
Cậu từng nói thế. Nhưng cậu luôn mâu thuẫn với chính từng lời của mình.
Cô cúi xuống nhìn chiếc áo hai dây đang bị lệch, hở ra một góc bé tí xíu của chiếc áo lót, ý tứ chỉnh lại, hi vọng cậu chưa nhìn thấy, không chút nữa, nếu nhớ ra, cô sẽ phải nín nhịn nghe một tràng giang đại hải về sự kín đáo chừng mực của đàn bà con gái.
Cô là con gái? Hay là đàn bà? Làm thế nào để phân định được ranh giới giữa hai điều đó đây?
Cô muốn hỏi cậu, nhìn sang, thấy cậu nhắm mắt, đầu vẫn lắc lắc, bàn tay phải đập từng nhịp lên chiếc túi da đeo bên hông. Ngần ngừ, lại thôi. Thông thường, cô vẫn nói nhanh không kịp nghĩ, nhưng hôm nay, không khí nặng nề thổi ra từ phía cậu buộc suy nghĩ của cô phải hoạt động nhanh hơn cảm tính. Nếu không tớ sẽ biến đi ngay đấy, cậu vẫn nói với cô thế khi trong lòng bực dọc.
Từ khi cô lôi cậu ra khỏi phòng bếp nồng nặc khí gas cách ngày này một năm, cậu trở thành người khó chịu nhất mà cô từng biết, có thể là cậu oán cô về việc cô đã vô tình đưa cậu ra khỏi kiểu chết mà cậu vẫn nói tới, thậm chí viết thành kịch bản riêng?
Sau bài hát thứ nhất, nữ ca sĩ giới thiệu rồi dạo đàn, chuyển giai điệu. Khán giả tỏ ra hưng phấn rõ, họ vỗ tay, huýt sáo, gào thét, không ít người nhảy cẫng lên. Một anh chàng đứng phía trước văng người ra sau, nhảy cao rồi dậm mạnh chân xuống cỏ, cách vài centimet là va thẳng vào người cô. Cô né kịp. Anh chàng kia cũng giật mình, ngoái lại, thì thầm câu xin lỗi.
- Không sao! Cô cũng thầm thì.
- Nhảy múa cũng phải chừng mực chứ! đừng có mà tự sướng mình rồi làm đau người khác! Cậu chạy lên từ bao giờ, giọng nghe chừng nặng và mặt thì đỏ bừng, không rõ nắng hay bởi căng thẳng.
Anh chàng đứng sững lại, nhìn cậu, mắt gườm lên.
- Thôi không sao mà, cô xoa xuýt, không sao, bạn mình lo cho mình thôi...
- Mất hứng quá! Trước khi bỏ đi, anh chàng ném lại một câu.
Cậu vừa xoay nắm đấm dứ dứ sau lưng anh chàng vừa bỗng dưng cười khúc khích. Không hiểu thái độ của bạn, nhưng cô cũng chẳng muốn thắc mắc.
Lựa một chỗ cỏ phẳng, sạch để ngồi bệt xuống, cô cầm chai nước tu ừng ực.
Cậu cũng ngồi ghé bên, chờ cô uống xong, đón lấy chai rồi đưa lên miệng.
- Này Di, tớ phải chịu đựng cậu đến khi nào đây? cô suýt vuột miệng nói ra câu ấy.
Một lần nữa, lý trí xuất hiện.
Cô quen Di cách đây mười lăm năm, bắt đầu từ khi học chung lớp mười.
Ngày ấy, Di vừa qua tuổi mười lăm. Tóc Di dài hơn bây giờ, da Di trắng hơn bây giờ, mắt Di tinh nhanh hơn bây giờ, miệng Di cười nhiều hơn bây giờ, Di nặng cân hơn bây giờ, Di ít nghĩ hơn bây giờ, Di thích nghe Rock điên cuồng hơn bây giờ, Di mặc nhiều đồ đen hơn bây giờ, tất nhiên, mặt và dáng người Di trẻ hơn bây giờ... cộng tất cả mọi thứ, nghĩa là Di khác hẳn bây giờ!
Khác chứ, khi ấy thì Di chưa có nhiều cảm tình với phụ nữ, không để chuyện tình dục ám ảnh vào đầu. Di ngây ngô mà vui tươi.
Cô thích Di vì cái tinh thần trong con người Di có thể hút và dẫn dụ người khác đi vào để tìm hiểu rồi chia sẻ.
Cô không thích Di vì cậu yêu những hứng khởi lúc nào cũng trực trào từ bên trong mình hơn bất cứ ai, bất cứ điều gì. Khi có dịp, cậu bỏ rơi tất cả, chỉ để tận hưởng nó.
- Này Di, cậu sắp sang tuổi ba mươi rồi đấy! Mấy ngày nữa nhỉ? Chợt nhớ ra, cô hỏi.
- Một!
- Úi cha, đúng giờ này ngày mai là cậu được sinh ra hả? Sao tớ không bao giờ nhớ nổi ngày sinh của bất cứ ai, kể cả cậu.
- Bởi vì cậu không muốn nhớ, nhưng buồn cười lắm nhé, suốt cả mười lăm năm, cậu luôn hỏi ngày sinh nhật của tớ trước một ngày. Hoặc là cậu nhớ lộn ngày sinh?
- Vô tình thôi, tớ thực sự không nhớ gì đâu. Hoặc có thể vì điều ám ảnh...
- Ám ảnh, chắc là cậu nhớ tớ nói gì khi mình gặp nhau lần đầu...
- Nhớ chứ, cậu bảo, sẽ chết trước khi bước vào tuổi ba mươi một ngày... Nói xong, cô quay sang, nheo mắt nhìn cậu.
Di thôi nói, cậu thò tay, nắm chặt lấy vai cô, miệng khẽ mỉm cười.
Kịch bản đời Di là thế, sẽ tìm mọi cách thức để chết trước sinh nhật tuổi ba mươi. Chính là hôm nay...
- Sao cậu có ý nghĩ kỳ lạ thế nhỉ?
- Kỳ lạ gì, mẹ tớ từng đi một chùa rất thiêng, xin quẻ sau khi sinh tớ, quẻ nói bảo tớ không sống qua được khi bước sang tuổi ba mươi. Mẹ giấu tờ giấy đó vào một cái hộp, cho đến khi sinh nhật tớ mười lăm tuổi, dọn dẹp lại đống đồ cũ, vô tình mở ra đọc được. Thế là điều đó in vào đầu tớ...
- Chỉ mỗi thế thôi á ?
- Cậu ơi, đó là tiền định rồi! Di nói xong rồi phá lên cười, vẻ thích thú hiện rõ trên từng cơ mặt.
- Này nhé, cậu nhìn xem! Di một tay vít cổ cô xuống, còn tay kia thì giơ lên trước mặt cô. Đường sinh trên lòng bàn tay tớ sáng nay bỗng nhiên mờ hẳn, hầu như chẳng thấy nữa. Hay không?
Cô hất đầu để tránh khỏi bàn tay đang nắm cổ cô đến đau, đẩy Di ra rồi đứng dậy:
- Nghe nhạc đi, đừng để phí một triệu để mua hai cái vé vào đây! Tớ sẽ chạy đi mua cái gì đó để ăn. Ăn mà đầu óc cậu nó mụ mị hẳn đi thì tốt!
Ra phía cổng, tìm một cái lều nhỏ, trong đó, có hai cô gái buộc hai cái khăn chéo trắng in hoa nhỏ màu xanh đỏ, một cái thành áo quây và một cái thành chân váy. Cô rút từ trong túi ra một nắm tiền lẻ, đếm và đổi sang coupon. Ở đây, mọi thứ đều được tính bằng từng coupon.
Cách đây mười hai năm, khi đó, cô và Di chuẩn bị tròn mười tám tuổi, đang trong kì thi tốt nghiệp cấp ba. Những buổi chiều nóng như hôm nay, hai đứa đi bên nhau, nắng hắt in hằn hình hai cái đầu xuống lòng đường đất nện, một nhinh nhỉnh cao, một hơi thâm thấp. Mỗi khi bước, Di cố tình giơ cao chân để đạp thẳng xuống cái bóng đen của cậu và cả của cô.
Đường tắt từ nhà đến trường và từ trường về nhà của cô và Di là một lối đi nhỏ tí. Một bên chạy sát cái mương rộng, tanh hôi, đen kịt bởi nước thải. Vào mùa nóng, mùi mương bốc lên dễ làm cho người ta có cảm giác buồn nôn. Một bên là đường ray tàu hỏa. Mỗi khi tàu chạy qua, thành tàu lướt ù ù sát bên hông, như muốn cuốn phăng hai đứa vào những vòng bánh sắt nện ầm ập.
Thế nhưng, Di vẫn muốn hai đứa qua lại bằng lối ấy. Di bảo, chính vì khó chịu mà cái mương gây ra và sự nguy hiểm của đoàn tàu mang lại nên con đường này thành sở hữu riêng của hai đứa, vì thế, cố mà tận dụng cho đến khi ra trường thì thôi.
Ngày hôm ấy, đang đi, chợt Di dừng chân lại, nghe ngóng. Tiếng còi tàu xa xa. Di quàng cái ba-lô đựng sách vở nặng chịnh lên vai cô, rồi xoay người ra, có ý chờ đợi. Trong lúc nút hai ngón trỏ vào hai lỗ tai thật chặt như mọi lần, cô chợt nhận ra có gì đó bất thường.
Khi Di rướn mình lấy đà để cắm mặt thẳng vào đoàn tàu hỏa đang trôi, cô kịp thời vứt hết hai cái ba-lô trên vai, vòng tay ôm ghì Di từ phía sau hết sức có thể.
Đoàn tàu chạy qua, Di gỡ tay cô ra để rồi kéo cô lại, hôn thật nhanh lên môi.
Kể cả khi cô quăng từng cái ba lô trúng người, dù nhăn mặt đau, Di vẫn nháy mắt cười mỉm.
Nhà cô và nhà Di xây lưng áp sát vào nhau, hai cái cổng trổ ra hai con phố song song kéo dài hơn hai cây số, hoàn toàn không có lối thông sang nửa chừng. Vì nhà của hai đứa cùng chồng lên bốn tầng lầu, nên cô và Di vô tình có sân chơi chung là hai cái trần lát gạch chống nóng, ngăn cách bởi bức tường thấp tè sáu mươi phân. Muốn sang nhà nhau chơi, hai đứa chỉ việc chạy lên tầng tư, trèo lên thang sắt, mở khóa, đẩy tấm cửa tôn ra là xong.
Vào giờ đi học, theo hẹn trước, cô sẽ mở sẵn cửa tôn cho Di trèo xuống. Bố mẹ cô không còn tròn mắt ngạc nhiên khi thấy một thằng con trai lừ đừ từ trên cầu thang bước vào phòng khách kiêm phòng ăn dưới tầng một như ngày đầu tiên nữa. Về sau mỗi lúc cô và Di chào bố mẹ trước khi rời nhà đến trường, bố mẹ cô nếu có ngồi đó hoặc ăn sáng, hoặc ngồi xem ti-vi sẽ hỏi han vài lời thân mật.
Tình cảm của hai đứa đều được bố mẹ Di và bố mẹ cô vui vẻ thừa nhận, và tuyệt nhiên không tỏ ra lo lắng mảy may về một trai và một gái mới lớn có khả năng gần gũi nhau hơn có thể tưởng tượng được.
- Lẽ ra được tạo điều kiện tốt như thế, tớ và cậu nên là người đầu tiên khám phá nhau chứ nhỉ? - Di từng hỏi trêu cô như thế khi hai đứa sắp sang tuổi hai mươi, vừa học xong năm thứ nhất đại học, cùng ngồi ăn kem trên trần nhà.
Cô nhét head phone vào tai, nghe những bản nhạc sao lại từ chương trình MTV trên sóng FM đang rất thịnh hành ngày ấy, cảm thấy lời Di nói như gió thoảng qua viên gạch nâu trước mắt, không có ý nghĩa gì.
Chắc hẳn lúc đó trong đầu cô đang nhớ tới anh bạn mới quen trong lớp học thêm đàn guitar buổi tối. Sau này khi anh bạn đó trở thành mối tình đầu của cô cho đến khi chia tay, cô chưa từng thấy anh hay và thú vị hơn quãng thời gian đầu gặp.
Còn Di, tối hôm trước, Di đưa bạn gái mới của cậu đến nhà cô chơi. Mặt ngời ngời mãn nguyện.
Suốt tám năm sau đó, đời Di loanh quanh trong thứ lãng mạn thì gọi là tình yêu, thực tế thì gọi là tình dục với một đám đàn bà con gái mà cô không đếm nổi số lượng, cũng không nhớ được mặt, được tên quá một phần năm.
Mà cũng nhờ những ham muốn thân xác điên cuồng của Di, vào bốn năm sau nửa quãng thời gian Di yêu đương, cô thấy bình an, không đến nỗi cứ vào mấy ngày nóng đầu của đợt Hè, nửa đêm thót tim tỉnh dậy, gọi điện vào di động của Di. Kiên nhẫn chờ cho đến khi đầu bên kia lè nhè trả lời mới thôi.
Mỗi lần chia tay ai đó, Di lại gọi điện xem cô có nhà không, mở cửa tôn cho Di sang. Di nằm giạng tay giạng chân trên sàn nhà, trong phòng cô, hoặc nghe nhạc, hoặc đọc sách, hoặc nói chuyện tầm phào, nhưng không còn kể về người-đã-cũ nữa. Cho đến năm ngoái, Di chia tay vợ, - người kịp sống chung một năm. Trưa hôm đó, cô lên trần nhà phơi quần áo, thấy cửa tôn bên nhà Di mở, tò mò và cũng bởi thói quen, cô trèo xuống để rồi thấy Di nằm gục trên bàn, trong phòng bếp kín. Nhanh chóng, cô mở toang hết cửa lớn cửa sổ, bật quạt thông gió, quạt trần, quạt bàn... Lúc ấy, Di chưa ngất đi, nhưng cũng chẳng còn sức để ngăn cô lại. Di say mèm rồi khạc cả đống nôn lên váy của cô. Cô ôm Di trên tay, gào khóc đến lạc giọng.
Vậy là đã mười lăm năm bên Di rồi cơ à, cô ngẫm ngợi. Mười lăm năm với tờ kịch bản dằng dặc liệt kê các kiểu tự tử mà Di có thể nghĩ ra rồi đưa cô đọc, đủ làm cô không thể thoát ra thứ tình cảm mệt mỏi nặng nề mà không có tên này. Di chết thì cứ việc chết, can cớ gì đẩy cô vào trò chơi độc ác này?
Còn hôm nay thôi đấy, rồi cô và Di sẽ không còn phải chịu đựng nhau nữa.
Cô đã bắt đầu muốn sinh con, có lấy chồng hay không cũng chẳng quan trọng, chỉ cần một hình hài máu thịt của riêng mình -... dù gì sắp sang tuổi ba mươi... tuổi khởi đầu của một quãng đời sẽ phải mới...
Hai cái kem ốc quế vừa mua xong đã bắt đầu chảy vệt nước ngọt dính vào lòng bàn tay. Hơi lạnh từ hai chai nước suối, hai chai bia để trong túi nilon, treo lủng lẳng ở cổ tay ám vào ít da, giúp cô thấy dễ chịu.
Di vẫn ngồi yên ở chỗ cũ. Miệng cậu đang nhay nhay mấy cọng cỏ. Chẳng có vẻ gì còn tập trung vào chương trình âm nhạc đang đến hồi cao trào khi bạn nhạc Rock nổi tiếng từ Nhật xuất hiện.
- Thế mình ở đây đến nửa đêm à? - Cậu lơ đãng hỏi.
- Định là thế đấy, cứ ngồi đây đến khi đói, mình sẽ ra ngoài phố ăn, đồ ăn ở đây tớ nhìn qua rồi, toàn đồ Tây, khó nuốt lắm đấy.
- Thế cũng được, ra rồi thì có vào lại được không đấy ?
- Tất nhiên rồi, khi nào ra, họ sẽ đóng cái dấu son đỏ chói vào cánh mình. Chỉ cần tránh chạy về nhà tắm là được.
- Cái đó không cần thiết lắm đâu, chắc lúc ấy nghe nhạc thế cũng đủ.
- Nhưng tối mới thực sự hay, mấy nhóm nhạc đinh họ sẽ nhét vào buổi tối đấy!
- Quan trọng gì? tớ đã bảo không thích mà! Di ngúng nguẩy nói trong khi cho vào mồm miếng ốc quế còn lại.
- Hôm nay là ngày của cậu, cậu muốn làm gì cũng được, trong đó gồm cả việc tự tử. Tớ hứa lần này nếu có nhìn thấy, tớ sẽ đứng im nhìn cậu chết, không làm gì hết!
- Sao tự dưng cậu lại nhắc đến chuyện này?
- Hôm nay là ngày trước khi cậu sang tuổi ba mươi. Có thế thôi! - Cô ngạc nhiên vì giọng nói dửng dưng, và cũng bởi chính từ bên trong, cô thấy dửng dưng thật sự.
Đúng thế! Di sống hay không thì can hệ gì tới cô?
Di mỉm cười, chạm tay vào tóc, rồi quàng qua eo cô, ngả đầu vào một bên vai cô. Hai đứa ngồi im trong tư thế ấy bao nhiêu lâu, cô không còn biết nữa, vai mỏi dừ nhưng cô không đẩy Di ra.
Đèn trên sân bắt đầu bật sáng từng cụm. Trời dần tối để cho sân khấu trở nên lung linh, rực rỡ sắc màu. Một nam ca sĩ hát khúc tình ca Pháp, nhạc đánh nhẹ, mềm mà sâu...
- Thôi đi ăn đi, nhanh lên! Không đến lúc về lại qua hết mấy bài hay! - Di nói rồi kéo tôi đứng dậy.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn