Mẹ ngồi ở góc giường, cha ngồi bên bàn nước, mẹ day mặt ra phía cửa sổ. Ngoài kia, những ngọn sóng lăn tăn nối đuôi nhau nô giỡn. Cha ngồi trầm tư bên tách trà, ánh mắt trống rỗng và u tối. Hồi lâu, có tiếng mẹ thở dài rất khẽ. Cha vẫn ngồi bất động.
- Vì sao anh lại trở về? Anh tha thứ cho em rồi ư? - Giọng mẹ nhẹ và ướt như có nước.
Cha thở một hơi rất mạnh, trả lời bằng âm sắc trầm đục:
- Vì đã đến lúc tôi phải trở về. Thấy mình vẫn chưa cùng ai, tôi mừng.
Mẹ nức lên, đôi vai gầy nhô hẳn hai mấu xương run rẩy. Cha chậm rãi đứng dậy, bước thẳng ra hiên. Sóng lao xao, gió lao xao.
Cha về. Rốt cuộc thì cha đã trở về. Người đàn ông ruột thịt nhưng xa lạ ấy đang hiện hữu trong nhà với một vẻ thản nhiên, rất tự chủ. Như thể, ông coi cái việc biền biệt suốt hai mươi năm qua của mình chỉ là một cuộc rong chơi, một chuyện quá đỗi bình thường mà mẹ con tôi không được quyền oán thán. Cha về. Nhà có tiếng đàn ông. Mẹ hoạt bát hơn và dần lấy lại sinh khí. Tôi cảm thấy mình tổn thương nặng nề, vừa tủi thân vừa giận dỗi. Tôi đã khao khát sự có mặt của cha biết bao, khao khát đến cháy bỏng sự che chở của ông suốt cả quãng đời thơ ấu. Lúc ấy, cha đang vui thú ở đâu?
Mẹ chưa bao giờ lý giải sự thiếu vắng của cha trong ngôi nhà này, cũng chưa bao giờ cho tôi biết cha đang ở đâu. Tôi và thằng Tít ngơ ngác lớn lên trong nỗi u buồn của mẹ, trong thứ tình yêu vời vợi của người đàn bà ngày đêm mong ngóng chồng. Cha đi, lúc tiếng bập bẹ gọi cha của tôi chưa tròn trịa, thảng thốt chạy theo níu áo cha đòi được cha bế bồng. Buổi chiều giông gió ấy hằn sâu vào ký ức, ập òa gõ cửa giấc mơ tôi hằng đêm cho đến ngày tôi khôn lớn.
Nhà tôi nằm trên một doi cát nhoài ra cửa biển. Trước mặt là sông, còn sau lưng là biển. Đi hết chiều ngang của làng mạc, qua một rừng dương đầy gió, đó là biển cả. Sau lưng là nước biển mặn mòi, trước mặt là nước sông lơ lớ. Làng tôi được bao quanh bởi những rặng dương xanh mướt. Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nép vào nhau mỗi khi biển động. Con sông trườn dài dưới bóng dừa rồi tan vào cửa biển, minh chứng hùng hồn cho triết lý muôn đời giữa biển và sông. Chỉ cách một con sông nhưng bên kia là phố xá đông vui, là dòng đời xuôi ngược. Suốt cả thời thơ ấu tôi chỉ đau đáu một ý nghĩ, rằng chỉ cần sang bên kia sông, tôi sẽ được gặp cha. Mẹ cũng thường nhìn sang bên ấy vào những buổi về khuya, lúc vầng trăng nghiêng nghiêng rọi chênh chếch mái đầu. Gió mơn man, xao xác cánh dừa. Bóng mẹ lặng câm, dõi ngang dòng sông xuôi chảy, ánh mắt da diết buồn. Tôi tạc vào lòng ánh mắt ấy của mẹ cho đến khi trở thành thiếu nữ. Cha vẫn chưa về. Ngày lại ngày, mẹ vẫn héo hắt với một bí mật không thể cạy lời để nói cho tôi hay. Tôi oán trách cha. Mẹ khóc: "Đừng con! Tại mẹ chứ cha không có lỗi gì". Tôi òa lên tức tưởi: "Nhưng vì sao hở mẹ?". Mẹ im lặng không đáp, mắt mẹ sầm tối não lòng.
Nửa đêm trời lặng phắc. Không khí bức bối, ngột ngạt. Thằng Tít lên cơn khó ở. Nó giãy đành đạch trên giường vì không thở được. Tít bị hen bẩm sinh như chính cơ thể không bình thường của nó. Mỗi lần trời đất thay đổi, nó lại trở chứng theo. Tôi cùng mẹ dìu nó ra trạm y tế gần nhà. Nhìn thấy bơm tiêm, thằng Tít rụt cái cổ vốn ngắn tũn lại, ngúng nguẩy:
- Tít không ăn nhọn đâu. Đau lắm! - Nó há mồm thuở è è.
Chị y tá dỗ dành, giọng chị êm ru, ngọt ngào như mẹ thường dỗ nó:
- Tít ngoan rồi ngày mai cô cho Tít cái còi thổi tò tí te nhỉ! Ngoan nào! Thế! Giỏi lắm! Có đau đâu nào? Tít thấy chưa.
Thằng Tít trở lại bình thường ngay sau đó, rồi nó nhệch miệng ra cười hề hề. Đôi mắt ốc nhồi đảo lia lịa. Hai tảng thịt tím bầm đắp từ mang tai kéo ra đến tận miệng thõng xuống cằm làm đôi môi dày và dài thễu lễu. Tít ngủ gà gật ngay trên đường về nhà. Mẹ gần như cõng cả cơ thể hơn bốn mươi kilôgam của nó đi như chạy. Trời bắt đầu mưa. Cơn giông cuối mùa mang về cả những hơi thở nhọc nhằn của mẹ, những nỗi buồn chỉ có thể đơm hoa kết trái và không hẹn khả năng tiêu tán trong tôi.
Mẹ gói ghém đồ đạc cho tôi. Bao giờ mẹ cũng giành lấy công việc này như thể đó là niềm hạnh phúc cuối cùng của mẹ. Mẹ làm tỉ mẩn, cái đầu nghiêng nghiêng, cui cúi hình như để che đôi mắt dấn nước.
- Cố gắng tự chăm sóc mình nghe con. Cứ yên tâm công tác, ở nhà mẹ lo cho em được.
Tôi chạy ra bến sông, khóc một mình. Chiều đầu thu, nắng vàng hiu hắt. Mặt sông lặng tờ, rong rêu chìm nổi. Những cụm mây màu hồng nhạt đuổi bắt nhau tạo nên nhiều hình thù kỳ quái. Thằng Tít từ đâu chạy về thổi còi váng óc, một miếng vải đỏ dính trên tay áo, cái gậy bôi đầu đỏ, đầu xanh huơ lia lịa. Tôi lau nước mắt, thấy cần giúp mẹ một việc gì đó. Tít ngoan ngoãn đứng im cho tôi tắm táp, kỳ cọ, thỉnh thoảng chu cái miệng dài lượt thượt ra làm trò. Mẹ đứng trên hiên nhà, mắt mẹ lấp lánh vui và có vẻ lạ lẫm. Nhà không có đàn ông, sóng gió tai ương một tay mẹ gánh vác. Tôi đi dạy ở xa. Chẳng giúp gì được mẹ. Đã thế, sự lạnh lùng của tôi đối với thằng Tít làm mẹ buồn hơn. Bỗng nhiên, tôi nhận thấy mình chẳng ghét thằng Tít như bấy lâu tôi hằng tưởng. Chỉ tại tôi thường kết tội nó vì chuyện cha ra đi. Nó là đứa tật nguyền cả tâm hồn lẫn hình hài. Nếu nó sinh ra bình thường thì chắc hẳn mẹ sẽ không bị khổ sở dằng dẵng như thế.
Vũ không còn kiên nhẫn chờ đến ngày tôi chuyển công tác về xuôi. Anh bảo đã hết đắm say cho mỗi tuần lặn lội gần hai trăm kilômét đường rừng để được ôm riết lấy tôi, để thỏa mãn nỗi nhớ của những kẻ yêu nhau. Tôi hất đầu kiêu hãnh, không thèm dành cho Vũ một ánh mắt cầu xin hoặc đòi giải thích. Mà giải thích gì nhỉ? Khi không còn tình yêu, mọi níu kéo trở thành lố bịch. Cám ơn Vũ vì đã không nói toẹt ra cái lý do lớn nhất của cuộc chia tay này. Rằng mẹ anh không đồng ý vì không muốn thông gia với người có hôn nhân đổ vỡ. Rằng bà sợ tôi mang gien bố, rằng, rằng... Điều đó giúp tôi dễ dàng xếp tình yêu của Vũ vào một góc khuất của trái tim mình. Không giận hờn, không trách móc. Vũ là thế, giống đa số người. Vũ ngại khó khăn, ngại rắc rối. Tôi sống bất cần hơn bởi nghĩ rằng sẽ không bao giờ cho phép mình trở thành gánh nặng của ai đó.
Mỗi tháng tôi về thăm mẹ một lần. Mẹ vẫn không đồng ý cùng ai dù ít nhất hai người đàn ông lịch lãm đang ngưỡng mộ vẻ đẹp hồi xuân mặn mà của mẹ. Đêm. Thằng Tít ngủ một mình trên chiếc võng bạt căng góc nhà. Bây giờ nó không chịu ngủ giường nữa, chỉ nằng nặc đòi đung đưa trên võng. Thằng Tít ngủ rất ít. Nó nằm mở mắt thao láo, còi ngậm chặt ở miệng, thanh gỗ đặt ngang bụng, còn miếng vải vẫn đeo nguyên ở vai. Biết là ban đêm, nó không dám thổi còi, chỉ thổi nhè nhẹ tạo ra những âm thanh liu khiu. Thoạt đầu, tôi cáu vì không ngủ được. Mẹ thở dài: "Kệ em, nó vẫn thế ấy mà". Bốn giờ sáng, bến sông bắt đầu nhộn nhịp. Chỉ chờ có thế, thằng Tít bật dậy chạy tót ra cổng, toét còi inh ỏi. Mẹ trở mình, than thở: "Dạo này nó thích trêu con gái. Khổ thân nó" Tôi giật mình nhớ ra tuổi của nó. Thằng Tít đã hai mươi. Tôi thường bấm đốt ngón tay tính tuổi nó để suy ra thời gian bằn bặt của cha. Ở chân trời góc bể nào đó, cha có hay rằng, cha có đứa con trai bằng tuổi mình ngày xưa, bắt đầu xuất hiện cái phần bản năng trong cơ thể dị dạng mà đáng ra đã phải trót đời. Thằng Tít suốt ngày tơng tơng chạy theo lũ con gái. Chúng nó sợ quá ré lên, ném đá loạn xạ. Mẹ mỗi ngày thêm nhiều tiếng thở dài hơn.
Đêm mùa đông trên núi lạnh không thể tả. Những lèn đá cao dựng đứng tỏa ra làn hơi buôn buốt đến cóng người. Tôi ngồi thu lu trong chăn ấm nghe gió lùa lào xào qua mái tranh. Tiếng cửa liếp đập cành cạch nghe mãi chẳng thể quen tai, vẫn luôn tạo cảm giác rờn rợn ma quỷ. Hết ngày là đêm. Đêm dài lê thê, dằng dặc. Nghĩ về mẹ, về cha nỗi buồn lại đông cứng. Tôi chỉ biết lần giở những kỷ niệm về Vũ tự ủ ấm mình. Để rồi cái cảm giác cô độc và tủi thân bủa vây thê thiết. Tôi có thai. Người đàn ông si tình và bạo liệt ấy đã gõ cửa vào lúc tâm trạng tôi tồi tệ nhất. Lúc xung quanh tôi chỉ có đồi núi vi vút gió. Những con thú không chịu được khí trời lạnh buốt hú lên từng hồi dài rùng rợn. Mẹ gào lên: "Con ơi! Mẹ không dạy con như thế bao giờ? Con định giết mẹ ư?". Tôi như người đã chết, rũ rượi: - "Vì cha đấy! Mẹ biết không? Vì cả mẹ nữa! Hai người đã không cho con cuộc sống bình yên để lúc chống chếnh nhất con lấy đó làm điểm tựa". Mẹ sã xuống như thân cây bị đốn ngã.
Khi mới mười lăm, một lần tôi theo mẹ lên rừng dương cào lá khô. Rừng dương lồng lộng gió. Tôi đi mãi, đi mãi lạc đến ngoài bãi biển. Người đàn ông với bộ râu quai nón rậm rì chắn lối tôi. "Có muốn gặp cha không? Đi theo chú!". Tôi mở to đôi mắt đứa trẻ mới lớn nhìn ông ta nghi hoặc: "Chú làm sao biết được cha cháu?". "Chú là bạn của ông ấy". Ông ta nắm cổ tay tôi kéo đi. Đôi chân tôi như có ma quỷ vấn vít, cứ líu ríu bước theo. "Con ơi..." Mẹ từ đâu xông tới, hùng hổ như con gà mái sẵn sàng xù lông lên bảo vệ con mình. Người đàn ông lẩn đi rất nhanh. Mẹ ngồi thụp xuống, sờ nắn khắp người tôi, rồi mẹ ôm choàng lấy tôi, hào hển: "Ơn trời! Con tôi chưa bị làm sao". Tôi ngơ ngác, bứt ra khỏi ý nghĩ cuồng dại: "Sao mẹ lại khóc? Ông ấy bảo sẽ dẫn con đi gặp cha". Mẹ trừng mắt: "Họ không phải là người tốt, con đừng bao giờ tin. Cha con đang ở xa lắm". Giọng mẹ chìm vào xa xăm, mắt dằng dặc buồn. Mẹ hãi hùng nhiều đêm sau sự kiện ấy. Người để mắt trông chúng tôi chặt hơn. Cho đến lần này mẹ hoàn toàn sụp đổ. Tôi lặng lẽ ra đi, âm thầm giấu mẹ phá thai, âm thầm chịu đau đớn một mình. Tôi lẩn tránh người đàn ông ấy như lẩn tránh nỗi nhục nhã ê chề không có cách nào gột rửa. Tôi dập tắt ở anh ta niềm hy vọng có tôi cuối cùng khi nghiến răng giết đi sinh linh chưa rõ hình hài. Tôi không tin anh ta chăng, tôi đã đánh mất niềm kiêu hãnh lớn nhất của người con gái, đánh mất luôn khả năng tự lựa chọn một tấm chồng xứng đáng cho mình. Mẹ rít qua kẽ răng: "Người ta đâu có hai lần được làm con gái. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu là thế đấy con ạ!". Tôi thẫn thờ ngước nhìn cao xanh, lời của mẹ như có muối xát vào lòng.
Vẫn chưa thấy cha về. Thằng Tít yếu hẳn đi khi trời vào đông. Những cơn khó thở hành hạ nó không ngưng nghỉ. Cho đến một ngày, nó không đưa nổi chiếc kèn lên miệng nữa. Nó nằm dính bẹp xuống giường, đôi mắt đờ đẫn, hơi thở khò khè nặng nhọc. Hai tảng thịt tím bầm chuyển sang đỏ tía. Rồi nó đi, tức tưởi. Chưa kịp biết trong số các cô gái nó chạy theo trêu chọc, có người đã dành cho nó giọt nước mắt thương cảm. Mẹ vật vã bên cơ thể lạnh dần của thằng Tít. Tôi ôm lấy mẹ, đau tức nghẹn vùng ngực trái. Nếu quả thật có thiên đường, tôi cầu mong thằng Tít được lên trên ấy. Bởi ở kiếp này, nó đã sống một cuộc sống hết sức nhọc nhằn, chỉ để hứng chịu mọi đày ải của số phận.
Không còn thằng Tít, nhà tôi trống vắng hẳn. Những buổi sớm tinh sương, bến sông trở nên buồn tênh. Đôi mắt mẹ càng u tối và thăm thẳm như bóng đêm. Tôi cất chiếc võng Tít hay nằm để mong dịu đi ánh mắt đăm đắm đau khổ của mẹ. Nhưng đêm đêm, mẹ vẫn khóc. Tôi có thêm những giấc mơ về Tít, những giấc mơ thật nặng nề.
Một trăm ngày của Tít. Cha về. Cha xách chiếc vali to đùng, nặng trĩu. Mẹ vấp cha ở cửa, lặng đi. Cha đưa một tay vỗ vỗ vào vai mẹ, gật gật đầu rồi bước vào nhà, đưa mắt nhìn quanh. Mẹ bổ đi tìm tôi, lắp bắp không thành câu. Tôi không mừng, không vui, đứng nhìn cha trân trối. Trong tôi, sự chờ đợi bấy lâu đã nguội lạnh. Nỗi hờn tủi gần như trở nên thù hận. Thái độ dửng dưng của tôi như một lời tuyên chiến với cha. Những biểu hiện quan tâm của cha dành cho tôi, tôi đều cự tuyệt. Ánh mắt mẹ những ngày này hướng về tôi sao mà khắc khoải đến thế. Mẹ đừng giận con. Tuổi thơ con không có cha dìu dắt, khi lớn lên cha không đưa lối, chỉ đường. Cha về khi tất cả đối với con thực sự đổ vỡ, bao giờ cũng là cảm giác mất mát bủa vây tràn ngập.
Tôi muốn sang sông, về với vùng đồi hun hút gió. Lần đầu tiên tôi đi mà không hẹn với mẹ ngày về thăm. Mẹ nắm tay tôi, van vỉ: "Mẹ xin con. Đừng hằn học với cha như thế. Ông ấy cũng rất khổ tâm". Tôi cay đắng: "Ông ấy mà cũng biết khổ tâm hở mẹ? Ông ấy không xứng đáng với sự chờ đợi của mẹ con mình". "Con ơi! Mọi tội lỗi là ở mẹ - mẹ hờ lên não nuột - Cha không tệ như con nghĩ đâu. Ông ấy thực sự đáng thương". Tôi nhìn sững vào đôi mắt khổ đau của mẹ, thấy trong đó có một trời day dứt, khổ ải. Lòng tôi chùng xuống, rã rời.
Thằng Tít là bằng chứng phản bội của mẹ đối với cha con - Mẹ buộc lòng phải kể cho tôi nghe bí mật một thời lầm lỗi. Khi tội chứng nghiệt ngã hình thành trong bụng mẹ thì chuyện chẳng thể giấu cha con được nữa. Đó là mối tình đầu đã qua của mẹ. Lúc ấy, mẹ không đủ bản lĩnh để chiến thắng được tình cảm xưa cũ ùa về. Mẹ đã lừa dối cha và ngã vào lòng người ấy. Biết cái thai trong bụng mẹ không phải của mình, cha con gần như hóa đá. Mẹ tìm đủ mọi cách để hủy đi cái mầm tội lỗi ấy nhưng thằng Tít vẫn lì lợm ra đời, méo mó, tội nghiệp. Cha con lặng lẽ bỏ đi. Lúc ấy, mẹ chỉ muốn chết. Có chết mẹ mới thoát khỏi những ám ảnh tội lỗi do mình tạo ra. Nhưng vì con, vì hình hài của thằng Tít mà mẹ cố sống, tự đày đọa mình với niềm tin mong manh ngày cha con trở về.
Tai tôi ù đi như lạc vào vùng đầy gió bão. Phút yếu lòng của mẹ kéo theo sự đổ vỡ của gia đình. Lòng tự trọng và tính gia trưởng ngút trời của cha không cho mẹ một cơ hội sám hối. Sau lần đánh mất sự trinh trắng của mình, lần thứ hai tôi cay đắng nhận ra niềm kiêu hãnh còn lại cuối cùng của tôi dành cho mẹ giờ không còn nơi bấu bíu. Đau đớn thay, tôi phải thừa nhận rằng, nhờ cái đêm rừng núi lạnh lẽo ù ù gió hú không đáng nhớ ấy tôi mới có thể hiểu cha và tha thứ cho mẹ.
Tôi ra bến sông, ánh đèn từ bên bờ kia hắt xuống mặt sông lấp lóa. Cha đang ngồi đốt thuốc trên con thuyền nhỏ mẹ vẫn thường đi về ngang dọc bến sông. Trên tay cha cầm một cây cầu làm bằng hàng mã. Cha châm lửa đốt. Tàn bay lả tả rụng trắng đầu cha. Đây là cây cầu mơ ước của thằng Tít. Nó luôn thủ thỉ với mẹ về một cây cầu bắc qua sông nối doi cát nhỏ này với phố thị ồn ã. Trăng thượng tuần đã mọc, gió thổi lay động những bóng dừa. Tôi cầu mong những hình ảnh này đừng bao giờ biến mất.
Mẹ ngồi ở góc giường, cha ngồi bên bàn nước, mẹ day mặt ra phía cửa sổ. Ngoài kia, những ngọn sóng lăn tăn nối đuôi nhau nô giỡn. Cha ngồi trầm tư bên tách trà, ánh mắt trống rỗng và u tối. Hồi lâu, có tiếng mẹ thở dài rất khẽ. Cha vẫn ngồi bất động.
- Vì sao anh lại trở về? Anh tha thứ cho em rồi ư? - Giọng mẹ nhẹ và ướt như có nước.
Cha thở một hơi rất mạnh, trả lời bằng âm sắc trầm đục:
- Vì đã đến lúc tôi phải trở về. Thấy mình vẫn chưa cùng ai, tôi mừng.
Mẹ nức lên, đôi vai gầy nhô hẳn hai mấu xương run rẩy. Cha chậm rãi đứng dậy, bước thẳng ra hiên. Sóng lao xao, gió lao xao.
Cha về. Rốt cuộc thì cha đã trở về. Người đàn ông ruột thịt nhưng xa lạ ấy đang hiện hữu trong nhà với một vẻ thản nhiên, rất tự chủ. Như thể, ông coi cái việc biền biệt suốt hai mươi năm qua của mình chỉ là một cuộc rong chơi, một chuyện quá đỗi bình thường mà mẹ con tôi không được quyền oán thán. Cha về. Nhà có tiếng đàn ông. Mẹ hoạt bát hơn và dần lấy lại sinh khí. Tôi cảm thấy mình tổn thương nặng nề, vừa tủi thân vừa giận dỗi. Tôi đã khao khát sự có mặt của cha biết bao, khao khát đến cháy bỏng sự che chở của ông suốt cả quãng đời thơ ấu. Lúc ấy, cha đang vui thú ở đâu?
Mẹ chưa bao giờ lý giải sự thiếu vắng của cha trong ngôi nhà này, cũng chưa bao giờ cho tôi biết cha đang ở đâu. Tôi và thằng Tít ngơ ngác lớn lên trong nỗi u buồn của mẹ, trong thứ tình yêu vời vợi của người đàn bà ngày đêm mong ngóng chồng. Cha đi, lúc tiếng bập bẹ gọi cha của tôi chưa tròn trịa, thảng thốt chạy theo níu áo cha đòi được cha bế bồng. Buổi chiều giông gió ấy hằn sâu vào ký ức, ập òa gõ cửa giấc mơ tôi hằng đêm cho đến ngày tôi khôn lớn.
Nhà tôi nằm trên một doi cát nhoài ra cửa biển. Trước mặt là sông, còn sau lưng là biển. Đi hết chiều ngang của làng mạc, qua một rừng dương đầy gió, đó là biển cả. Sau lưng là nước biển mặn mòi, trước mặt là nước sông lơ lớ. Làng tôi được bao quanh bởi những rặng dương xanh mướt. Những ngôi nhà nhỏ xinh xắn nép vào nhau mỗi khi biển động. Con sông trườn dài dưới bóng dừa rồi tan vào cửa biển, minh chứng hùng hồn cho triết lý muôn đời giữa biển và sông. Chỉ cách một con sông nhưng bên kia là phố xá đông vui, là dòng đời xuôi ngược. Suốt cả thời thơ ấu tôi chỉ đau đáu một ý nghĩ, rằng chỉ cần sang bên kia sông, tôi sẽ được gặp cha. Mẹ cũng thường nhìn sang bên ấy vào những buổi về khuya, lúc vầng trăng nghiêng nghiêng rọi chênh chếch mái đầu. Gió mơn man, xao xác cánh dừa. Bóng mẹ lặng câm, dõi ngang dòng sông xuôi chảy, ánh mắt da diết buồn. Tôi tạc vào lòng ánh mắt ấy của mẹ cho đến khi trở thành thiếu nữ. Cha vẫn chưa về. Ngày lại ngày, mẹ vẫn héo hắt với một bí mật không thể cạy lời để nói cho tôi hay. Tôi oán trách cha. Mẹ khóc: "Đừng con! Tại mẹ chứ cha không có lỗi gì". Tôi òa lên tức tưởi: "Nhưng vì sao hở mẹ?". Mẹ im lặng không đáp, mắt mẹ sầm tối não lòng.
Nửa đêm trời lặng phắc. Không khí bức bối, ngột ngạt. Thằng Tít lên cơn khó ở. Nó giãy đành đạch trên giường vì không thở được. Tít bị hen bẩm sinh như chính cơ thể không bình thường của nó. Mỗi lần trời đất thay đổi, nó lại trở chứng theo. Tôi cùng mẹ dìu nó ra trạm y tế gần nhà. Nhìn thấy bơm tiêm, thằng Tít rụt cái cổ vốn ngắn tũn lại, ngúng nguẩy:
- Tít không ăn nhọn đâu. Đau lắm! - Nó há mồm thuở è è.
Chị y tá dỗ dành, giọng chị êm ru, ngọt ngào như mẹ thường dỗ nó:
- Tít ngoan rồi ngày mai cô cho Tít cái còi thổi tò tí te nhỉ! Ngoan nào! Thế! Giỏi lắm! Có đau đâu nào? Tít thấy chưa.
Thằng Tít trở lại bình thường ngay sau đó, rồi nó nhệch miệng ra cười hề hề. Đôi mắt ốc nhồi đảo lia lịa. Hai tảng thịt tím bầm đắp từ mang tai kéo ra đến tận miệng thõng xuống cằm làm đôi môi dày và dài thễu lễu. Tít ngủ gà gật ngay trên đường về nhà. Mẹ gần như cõng cả cơ thể hơn bốn mươi kilôgam của nó đi như chạy. Trời bắt đầu mưa. Cơn giông cuối mùa mang về cả những hơi thở nhọc nhằn của mẹ, những nỗi buồn chỉ có thể đơm hoa kết trái và không hẹn khả năng tiêu tán trong tôi.
Mẹ gói ghém đồ đạc cho tôi. Bao giờ mẹ cũng giành lấy công việc này như thể đó là niềm hạnh phúc cuối cùng của mẹ. Mẹ làm tỉ mẩn, cái đầu nghiêng nghiêng, cui cúi hình như để che đôi mắt dấn nước.
- Cố gắng tự chăm sóc mình nghe con. Cứ yên tâm công tác, ở nhà mẹ lo cho em được.
Tôi chạy ra bến sông, khóc một mình. Chiều đầu thu, nắng vàng hiu hắt. Mặt sông lặng tờ, rong rêu chìm nổi. Những cụm mây màu hồng nhạt đuổi bắt nhau tạo nên nhiều hình thù kỳ quái. Thằng Tít từ đâu chạy về thổi còi váng óc, một miếng vải đỏ dính trên tay áo, cái gậy bôi đầu đỏ, đầu xanh huơ lia lịa. Tôi lau nước mắt, thấy cần giúp mẹ một việc gì đó. Tít ngoan ngoãn đứng im cho tôi tắm táp, kỳ cọ, thỉnh thoảng chu cái miệng dài lượt thượt ra làm trò. Mẹ đứng trên hiên nhà, mắt mẹ lấp lánh vui và có vẻ lạ lẫm. Nhà không có đàn ông, sóng gió tai ương một tay mẹ gánh vác. Tôi đi dạy ở xa. Chẳng giúp gì được mẹ. Đã thế, sự lạnh lùng của tôi đối với thằng Tít làm mẹ buồn hơn. Bỗng nhiên, tôi nhận thấy mình chẳng ghét thằng Tít như bấy lâu tôi hằng tưởng. Chỉ tại tôi thường kết tội nó vì chuyện cha ra đi. Nó là đứa tật nguyền cả tâm hồn lẫn hình hài. Nếu nó sinh ra bình thường thì chắc hẳn mẹ sẽ không bị khổ sở dằng dẵng như thế.
Vũ không còn kiên nhẫn chờ đến ngày tôi chuyển công tác về xuôi. Anh bảo đã hết đắm say cho mỗi tuần lặn lội gần hai trăm kilômét đường rừng để được ôm riết lấy tôi, để thỏa mãn nỗi nhớ của những kẻ yêu nhau. Tôi hất đầu kiêu hãnh, không thèm dành cho Vũ một ánh mắt cầu xin hoặc đòi giải thích. Mà giải thích gì nhỉ? Khi không còn tình yêu, mọi níu kéo trở thành lố bịch. Cám ơn Vũ vì đã không nói toẹt ra cái lý do lớn nhất của cuộc chia tay này. Rằng mẹ anh không đồng ý vì không muốn thông gia với người có hôn nhân đổ vỡ. Rằng bà sợ tôi mang gien bố, rằng, rằng... Điều đó giúp tôi dễ dàng xếp tình yêu của Vũ vào một góc khuất của trái tim mình. Không giận hờn, không trách móc. Vũ là thế, giống đa số người. Vũ ngại khó khăn, ngại rắc rối. Tôi sống bất cần hơn bởi nghĩ rằng sẽ không bao giờ cho phép mình trở thành gánh nặng của ai đó.
Mỗi tháng tôi về thăm mẹ một lần. Mẹ vẫn không đồng ý cùng ai dù ít nhất hai người đàn ông lịch lãm đang ngưỡng mộ vẻ đẹp hồi xuân mặn mà của mẹ. Đêm. Thằng Tít ngủ một mình trên chiếc võng bạt căng góc nhà. Bây giờ nó không chịu ngủ giường nữa, chỉ nằng nặc đòi đung đưa trên võng. Thằng Tít ngủ rất ít. Nó nằm mở mắt thao láo, còi ngậm chặt ở miệng, thanh gỗ đặt ngang bụng, còn miếng vải vẫn đeo nguyên ở vai. Biết là ban đêm, nó không dám thổi còi, chỉ thổi nhè nhẹ tạo ra những âm thanh liu khiu. Thoạt đầu, tôi cáu vì không ngủ được. Mẹ thở dài: "Kệ em, nó vẫn thế ấy mà". Bốn giờ sáng, bến sông bắt đầu nhộn nhịp. Chỉ chờ có thế, thằng Tít bật dậy chạy tót ra cổng, toét còi inh ỏi. Mẹ trở mình, than thở: "Dạo này nó thích trêu con gái. Khổ thân nó" Tôi giật mình nhớ ra tuổi của nó. Thằng Tít đã hai mươi. Tôi thường bấm đốt ngón tay tính tuổi nó để suy ra thời gian bằn bặt của cha. Ở chân trời góc bể nào đó, cha có hay rằng, cha có đứa con trai bằng tuổi mình ngày xưa, bắt đầu xuất hiện cái phần bản năng trong cơ thể dị dạng mà đáng ra đã phải trót đời. Thằng Tít suốt ngày tơng tơng chạy theo lũ con gái. Chúng nó sợ quá ré lên, ném đá loạn xạ. Mẹ mỗi ngày thêm nhiều tiếng thở dài hơn.
Đêm mùa đông trên núi lạnh không thể tả. Những lèn đá cao dựng đứng tỏa ra làn hơi buôn buốt đến cóng người. Tôi ngồi thu lu trong chăn ấm nghe gió lùa lào xào qua mái tranh. Tiếng cửa liếp đập cành cạch nghe mãi chẳng thể quen tai, vẫn luôn tạo cảm giác rờn rợn ma quỷ. Hết ngày là đêm. Đêm dài lê thê, dằng dặc. Nghĩ về mẹ, về cha nỗi buồn lại đông cứng. Tôi chỉ biết lần giở những kỷ niệm về Vũ tự ủ ấm mình. Để rồi cái cảm giác cô độc và tủi thân bủa vây thê thiết. Tôi có thai. Người đàn ông si tình và bạo liệt ấy đã gõ cửa vào lúc tâm trạng tôi tồi tệ nhất. Lúc xung quanh tôi chỉ có đồi núi vi vút gió. Những con thú không chịu được khí trời lạnh buốt hú lên từng hồi dài rùng rợn. Mẹ gào lên: "Con ơi! Mẹ không dạy con như thế bao giờ? Con định giết mẹ ư?". Tôi như người đã chết, rũ rượi: - "Vì cha đấy! Mẹ biết không? Vì cả mẹ nữa! Hai người đã không cho con cuộc sống bình yên để lúc chống chếnh nhất con lấy đó làm điểm tựa". Mẹ sã xuống như thân cây bị đốn ngã.
Khi mới mười lăm, một lần tôi theo mẹ lên rừng dương cào lá khô. Rừng dương lồng lộng gió. Tôi đi mãi, đi mãi lạc đến ngoài bãi biển. Người đàn ông với bộ râu quai nón rậm rì chắn lối tôi. "Có muốn gặp cha không? Đi theo chú!". Tôi mở to đôi mắt đứa trẻ mới lớn nhìn ông ta nghi hoặc: "Chú làm sao biết được cha cháu?". "Chú là bạn của ông ấy". Ông ta nắm cổ tay tôi kéo đi. Đôi chân tôi như có ma quỷ vấn vít, cứ líu ríu bước theo. "Con ơi..." Mẹ từ đâu xông tới, hùng hổ như con gà mái sẵn sàng xù lông lên bảo vệ con mình. Người đàn ông lẩn đi rất nhanh. Mẹ ngồi thụp xuống, sờ nắn khắp người tôi, rồi mẹ ôm choàng lấy tôi, hào hển: "Ơn trời! Con tôi chưa bị làm sao". Tôi ngơ ngác, bứt ra khỏi ý nghĩ cuồng dại: "Sao mẹ lại khóc? Ông ấy bảo sẽ dẫn con đi gặp cha". Mẹ trừng mắt: "Họ không phải là người tốt, con đừng bao giờ tin. Cha con đang ở xa lắm". Giọng mẹ chìm vào xa xăm, mắt dằng dặc buồn. Mẹ hãi hùng nhiều đêm sau sự kiện ấy. Người để mắt trông chúng tôi chặt hơn. Cho đến lần này mẹ hoàn toàn sụp đổ. Tôi lặng lẽ ra đi, âm thầm giấu mẹ phá thai, âm thầm chịu đau đớn một mình. Tôi lẩn tránh người đàn ông ấy như lẩn tránh nỗi nhục nhã ê chề không có cách nào gột rửa. Tôi dập tắt ở anh ta niềm hy vọng có tôi cuối cùng khi nghiến răng giết đi sinh linh chưa rõ hình hài. Tôi không tin anh ta chăng, tôi đã đánh mất niềm kiêu hãnh lớn nhất của người con gái, đánh mất luôn khả năng tự lựa chọn một tấm chồng xứng đáng cho mình. Mẹ rít qua kẽ răng: "Người ta đâu có hai lần được làm con gái. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu là thế đấy con ạ!". Tôi thẫn thờ ngước nhìn cao xanh, lời của mẹ như có muối xát vào lòng.
Vẫn chưa thấy cha về. Thằng Tít yếu hẳn đi khi trời vào đông. Những cơn khó thở hành hạ nó không ngưng nghỉ. Cho đến một ngày, nó không đưa nổi chiếc kèn lên miệng nữa. Nó nằm dính bẹp xuống giường, đôi mắt đờ đẫn, hơi thở khò khè nặng nhọc. Hai tảng thịt tím bầm chuyển sang đỏ tía. Rồi nó đi, tức tưởi. Chưa kịp biết trong số các cô gái nó chạy theo trêu chọc, có người đã dành cho nó giọt nước mắt thương cảm. Mẹ vật vã bên cơ thể lạnh dần của thằng Tít. Tôi ôm lấy mẹ, đau tức nghẹn vùng ngực trái. Nếu quả thật có thiên đường, tôi cầu mong thằng Tít được lên trên ấy. Bởi ở kiếp này, nó đã sống một cuộc sống hết sức nhọc nhằn, chỉ để hứng chịu mọi đày ải của số phận.
Không còn thằng Tít, nhà tôi trống vắng hẳn. Những buổi sớm tinh sương, bến sông trở nên buồn tênh. Đôi mắt mẹ càng u tối và thăm thẳm như bóng đêm. Tôi cất chiếc võng Tít hay nằm để mong dịu đi ánh mắt đăm đắm đau khổ của mẹ. Nhưng đêm đêm, mẹ vẫn khóc. Tôi có thêm những giấc mơ về Tít, những giấc mơ thật nặng nề.
Một trăm ngày của Tít. Cha về. Cha xách chiếc vali to đùng, nặng trĩu. Mẹ vấp cha ở cửa, lặng đi. Cha đưa một tay vỗ vỗ vào vai mẹ, gật gật đầu rồi bước vào nhà, đưa mắt nhìn quanh. Mẹ bổ đi tìm tôi, lắp bắp không thành câu. Tôi không mừng, không vui, đứng nhìn cha trân trối. Trong tôi, sự chờ đợi bấy lâu đã nguội lạnh. Nỗi hờn tủi gần như trở nên thù hận. Thái độ dửng dưng của tôi như một lời tuyên chiến với cha. Những biểu hiện quan tâm của cha dành cho tôi, tôi đều cự tuyệt. Ánh mắt mẹ những ngày này hướng về tôi sao mà khắc khoải đến thế. Mẹ đừng giận con. Tuổi thơ con không có cha dìu dắt, khi lớn lên cha không đưa lối, chỉ đường. Cha về khi tất cả đối với con thực sự đổ vỡ, bao giờ cũng là cảm giác mất mát bủa vây tràn ngập.
Tôi muốn sang sông, về với vùng đồi hun hút gió. Lần đầu tiên tôi đi mà không hẹn với mẹ ngày về thăm. Mẹ nắm tay tôi, van vỉ: "Mẹ xin con. Đừng hằn học với cha như thế. Ông ấy cũng rất khổ tâm". Tôi cay đắng: "Ông ấy mà cũng biết khổ tâm hở mẹ? Ông ấy không xứng đáng với sự chờ đợi của mẹ con mình". "Con ơi! Mọi tội lỗi là ở mẹ - mẹ hờ lên não nuột - Cha không tệ như con nghĩ đâu. Ông ấy thực sự đáng thương". Tôi nhìn sững vào đôi mắt khổ đau của mẹ, thấy trong đó có một trời day dứt, khổ ải. Lòng tôi chùng xuống, rã rời.
Thằng Tít là bằng chứng phản bội của mẹ đối với cha con - Mẹ buộc lòng phải kể cho tôi nghe bí mật một thời lầm lỗi. Khi tội chứng nghiệt ngã hình thành trong bụng mẹ thì chuyện chẳng thể giấu cha con được nữa. Đó là mối tình đầu đã qua của mẹ. Lúc ấy, mẹ không đủ bản lĩnh để chiến thắng được tình cảm xưa cũ ùa về. Mẹ đã lừa dối cha và ngã vào lòng người ấy. Biết cái thai trong bụng mẹ không phải của mình, cha con gần như hóa đá. Mẹ tìm đủ mọi cách để hủy đi cái mầm tội lỗi ấy nhưng thằng Tít vẫn lì lợm ra đời, méo mó, tội nghiệp. Cha con lặng lẽ bỏ đi. Lúc ấy, mẹ chỉ muốn chết. Có chết mẹ mới thoát khỏi những ám ảnh tội lỗi do mình tạo ra. Nhưng vì con, vì hình hài của thằng Tít mà mẹ cố sống, tự đày đọa mình với niềm tin mong manh ngày cha con trở về.
Tai tôi ù đi như lạc vào vùng đầy gió bão. Phút yếu lòng của mẹ kéo theo sự đổ vỡ của gia đình. Lòng tự trọng và tính gia trưởng ngút trời của cha không cho mẹ một cơ hội sám hối. Sau lần đánh mất sự trinh trắng của mình, lần thứ hai tôi cay đắng nhận ra niềm kiêu hãnh còn lại cuối cùng của tôi dành cho mẹ giờ không còn nơi bấu bíu. Đau đớn thay, tôi phải thừa nhận rằng, nhờ cái đêm rừng núi lạnh lẽo ù ù gió hú không đáng nhớ ấy tôi mới có thể hiểu cha và tha thứ cho mẹ.
Tôi ra bến sông, ánh đèn từ bên bờ kia hắt xuống mặt sông lấp lóa. Cha đang ngồi đốt thuốc trên con thuyền nhỏ mẹ vẫn thường đi về ngang dọc bến sông. Trên tay cha cầm một cây cầu làm bằng hàng mã. Cha châm lửa đốt. Tàn bay lả tả rụng trắng đầu cha. Đây là cây cầu mơ ước của thằng Tít. Nó luôn thủ thỉ với mẹ về một cây cầu bắc qua sông nối doi cát nhỏ này với phố thị ồn ã. Trăng thượng tuần đã mọc, gió thổi lay động những bóng dừa. Tôi cầu mong những hình ảnh này đừng bao giờ biến mất.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn