VanVN.Net - Làm sao viết đủ về Sỹ Tiến (1916 - 1982), người mà số vở diễn bằng số năm của ngành nghệ thuật mà ông tận hiến suốt cuộc đời, trong vai trò ông tổ Cải lương miền Bắc. Sự nghiệp toàn diện khiến Sỹ Tiến là một trong rất ít nghệ sĩ toàn năng: đạt đỉnh cao nhiều lĩnh vực. Điều đó khiến tên ông, đời ông sống động và nhiều lôi cuốn...
NSND Sỹ Tiến - Năm 1975
"Nếu ta chết, đừng chôn ta! Hãy căng da ta lên mặt trống, để ta được gần sân khấu mỗi ngày!". Câu nói nổi tiếng của Sỹ Tiến toát lên tình yêu nghề vô song của ông. Với ông, sân khấu là sự sống.
Sỹ Tiến (tên thật Nguyễn Xuân Kim) đã yên nghỉ gần 29 năm. Nhưng linh hồn, dư chấn nghệ thuật Sỹ Tiến vẫn ngân vang trên đất Hà Thành, không chỉ ở Chuông Vàng 72 Hàng Bạc, rạp hát cổ gắn với vợ chồng ông, mà ở nhiều ban, đoàn, nẻo đường in dấu.
Sỹ Tiến là người quá đỗi khiêm nhường, nên ông chịu nhiều thua thiệt. Song giới nghề và công chúng các thời, các thế hệ, đều kính trong và yêu mến ông. Tìm hiểu sự nghiệp đa dạng Sỹ Tiến, như thấy sân khấu Thủ đô, đặc biệt lịch sử của Cải lương Việt Nam đồng hiện. NSND Đào Mộng Long (1915 - 2002) viết trong cuốn sổ mừng sinh nhật 60 của Sỹ Tiến: "Biết nhau từ ngày tôi còn cắp sách đi học trong sân khấu cuộc đời, thì anh đã là diễn viên trong cuộc đời sân khấu".
Sỹ Tiến có khuôn mặt đẹp, vóc dáng thư sinh. Mắt sáng mơ màng, mũi thẳng, da trắng, môi hồng kẻ chỉ mọng đầy, tài diễn xuất hiếm có, kép Kim được bao thiếu nữ, bạn diễn say mê. Ông hào hoa và đào hoa, song tình yêu lớn nhất của ông là sân khấu: Sân khấu (SK) thành định mệnh của đại gia đình ông.
Cậu bé Kim chào đời ở ngõ Sầm Công (nay là phố Đào Duy Từ). Anh trai Hoa Ngân kép tuồng lừng danh, được gọi là "ông tướng Quảng Lạc". Tai nạn nghề nghiệp của anh trai là bi kịch gia đình, bố mẹ khóc ngăn không cản bước được Kim, 9 tuổi, rời nhà theo ban Đồng Ấu Sán Nghiên Đài, qua hàng chục ban hát lưu diễn khắp Bắc - Trung - Nam. Năm 1929, khi 13 tuổi, Kim vào Sài Gòn học nghề, ở cùng ba bá nuôi, theo các ban diễn tuồng kiếm sống... 17 tuổi, thủ vai Tống Nhân Tống, vở Tra án Bàng Quý Phi. 19 tuổi, hóa trang già đi, Sỹ Tiến đóng Ngũ Tử Tư uy lẫm. Bằng nỗ lực đọc, tự học ghê gớm, lăn lộn với nghề, với năng lực văn chương, Sỹ Tiến viết rất nhiều bài báo ủng hộ Cách mạng. Những bài viết về sân khấu ngày ấy, hầu hết do mình Sỹ Tiến. Ông là người đưa Cải lương từ Nam ra Bắc, giới thiệu, kết nối các gánh, đoàn. Đoàn Kim Thoa từ Sài Gòn vừa đi thì đoàn Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há tới. Sỹ Tiến là đầu mối liên tài khiến giới nghề ba miền tin cậy, nể trọng. Trước 1945, tên tuổi Sỹ Tiến lừng danh trên cả phương diện diễn xuất, đào tạo, dựng vở, tác giả. Tài năng đạt đỉnh cao từ khi còn trẻ, lại giữ được phong độ lâu bền, với sức viết khủng khiếp, Sỹ Tiến đạt nhiều kỷ lục "đầu tiên" đã đi vào lịch sử kịch hát dân tộc.
Sỹ Tiến làm "cách mạng" trong Cách mạng, bằng việc là người đầu tiên đưa quốc sử lên sân khấu, không chỉ lệ thuộc tích Tàu. Những vở về các anh hùng, hào kiệt khơi dậy lòng yêu nước của ông đã diễn trên nhiều rạp Hà thành và các tỉnh: Bà Triệu, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Phan Đình Phùng, Lê Tuấn, Đô Lương khởi nghĩa, Dựng cờ độc lập. Tối 7/8/1941, vở Huyền Trân công chúa diễn tại rạp Olympia (Hồng Hà) được khán giả hoan nghênh. Tiếp sau, vở Trương Vương khởi nghĩa được học giả Nguyễn Văn Tố và Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm khen ngợi. Sau Quốc Hoa ca kịch đoàn, Sỹ Tiến xây dựng đoàn Tố Như (tiền thân đoàn Tiếng Chuông Vàng Thủ đô sau này), dốc lòng đào tạo nhiều diễn viên trở thành nghệ sĩ trụ cột của Cải lương miền Bắc: Kim Chung, Khánh Hợi, Sỹ Hùng, Bích Thuận, Tường Vy, Bích Được, Hải Tý, Mộng Dần, Tuấn Sửu, Lệ Thanh, Lữ Nhàn, Vân Thái...
NSND Đình Quang luôn dành niềm thán phục khi nhắc tới bậc đàn anh: "Ngay từ khi tôi còn bé, trước Cách mạng tháng Tám, tôi đã nghe danh nghệ sĩ Sỹ Tiến và được thấy vị thế của ông trong giới sân khấu Cải lương mỗi khi tôi đi xem. Sỹ Tiến là người có công rất lớn trong sự nghiệp xây dựng nền sân khấu Cải lương phía Bắc nước ta và là cầu nối giữa giới nghệ sĩ Cải lương Nam - Bắc".
Hành trình nghệ thuật của ông có dấu ấn giao thoa của nhiều tên tuổi tài danh: Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Năm Châu, Phúng Há, Ba Du, Ba Vân, Tám Danh (miền Nam); Lộng Chương, Thế Lữ, Trần Hoạt, Ngô Y Linh (miền Bắc). Những đào - kép lẫy lừng, với các mối tình trên SK và trong cuộc đời, mà Sỹ Tiến gặp, chứng kiến, hòa cảm để viết Những mảnh tình nghệ sĩ (NXB Chân Lý 1953, NXB TP HCM tái bản 1986, in 15.200 cuốn) - một hồi ký "nặng ký" bởi giá trị lịch sử sân khấu qua những phận cầm ca.
Yêu nước, với Sỹ Tiến, trước hết chính là yêu tinh hoa của sân khấu dân tộc. Những bài báo của ông không chỉ có tính "tân văn" thuần túy, nó sắc sảo, có lý luận, chiều sâu và tổng kết, như Thăm lão "lao động kịch trường" hay "con voi già của ngành chèo" viết về Nguyễn Đình Nghị trên báo Giang Sơn 1/5/1952 khi Sỹ Tiến là chủ tịch Hội Ái Hữu nghệ sĩ.
Ngay sau giải phóng Thủ đô, Sỹ Tiến viết trong 10 ngày vở kịch đầu tiên về đề tài công nhân Giành ánh sáng tự do, được xếp là một trong 100 vở hay nhất của sân khấu cách mạng (theo kỷ yếu Hội NSSK VN 2009). Trong vai trò Chủ tịch Liên đoàn ca kịch Thủ đô sau 1954, Sỹ Tiến là nhân chứng của các thời kỳ lịch sử cũng như thời kỳ sân khấu trước và sau cách mạng. Năm 1957, ông tham gia sáng lập Hội Sân khấu và Hội Nhà văn VN.
Không chỉ viết bằng sự am tường tất cả các điệu hát, nhạc, với kiến văn uyên bác và nguồn ngôn ngữ, xúc cảm dồi dào, thầy tuồng Sỹ Tiến dựng nhiều vở diễn để đời, ông còn để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị kinh điển, mà theo PGS Tất Thắng "chính là nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Cải lương VN, cho ngành Cải lương học". Đó là: Lịch sử kịch trường thế giới từ thượng cổ đến hiện đại, bộ Lịch sử sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Âm nhạc VN; Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc, Nhà soạn kịch Cải lương Trần Hữu Trang, Ba mươi năm sân khấu Cải lương XHCN, Viết một vở Cải lương như thế nào. Hầu hết các công trình này đã in sách, còn lại được lưu tại các Thư viện quốc gia và tại Viện Nghệ thuật SK - ĐA.
Sỹ Tiến, bằng tài năng bậc thầy đa dạng, có mối quan hệ quảng giao và uy tín với nghệ sĩ nhiều lĩnh vực. Bạn ông, đều là những cái tên sáng chói của bầu trời nghệ thuật VN. Ông được nhiều bạn vong niên quý trọng. Từ Tản Đà, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, đều dành cho Sỹ Tiến những lời trân quý. Các con ông còn lưu 9 trang viết tay bằng bút bi của bác Thế Lữ tặng bố mình, dịp sinh nhật Sỹ Tiến tuổi 60, 16/3/1975. Thế Lữ đã chép tặng Sỹ Tiến một lớp kịch An Lộc Sơn và Dương Quý Phi "Thân ái kính tặng anh Sỹ Tiến lớp kịch mà anh đã sống với An Lộc Sơn những giây phút tuyệt vời trên sân khấu ngày nào". An Lộc Sơn là một trong các vai đỉnh cao của Sỹ Tiến. Ông còn có 2 vai kiệt xuất nữa: Chu Du và Quan Công.
Lúc thanh niên, rất ngưỡng mộ Charlie Chaplin, Sỹ Tiến đã được gặp vua hề Saclô khi vợ chồng Charlie đi tuần trăng mật tới Thượng Hải, có ghé qua khách sạn Metropole Hà Nội. Thời ấy nhiều người Hoa tụ cư quanh khu Hàng Buồm. Một ông lang Tàu đã bày cách cho Sỹ Tiến pha một số vị thuốc để tạo thành màu đỏ như máu. Để diễn vai Chu Du, Sỹ Tiến phải nhịn ăn, uống "thuốc" từ chiều, rèn luyện kỹ thuật, nén hơi điều khí để ộc máu 3 lần, ộc mạnh đến độ phun vào "Trương Phi", giữa 3 lần ấy vẫn thoại và ca. Vai diễn được mến mộ tới mức ông đi đến đâu, đoàn cũng phải có trích đoạn này. Đoàn nào muốn ăn khách phải mời bằng được Sỹ Tiến. "Chu Du" góp phần nuôi sống ông, 8 đứa con và các cháu, nuôi nhiều đoàn hát, bao đêm diễn là từng ấy bữa phải nhịn ăn, quặn ruột vận khí mà "ộc máu". Có lần, ông đã ộc cả máu tươi. Ông bị đau dạ dày, bệnh nghề nghiệp từ vai Chu Du bao đêm thức trắng viết.
Tôi được gia đình ông cho xem tờ quảng cáo 50 năm trước của đoàn Kim Ngọc từ Sài Gòn ra diễn tại Hải Phòng. "Kịch sĩ Sỹ Tiến thổ tận can tràng - một công nhân sân khấu. Bổn đoàn không quảng cáo hoang đường, quý vị sẽ thấy Chu Du hộc máu như thực được thể hiện bởi Sỹ Tiến - Mã Sư Tăng Việt Nam".
Năm 1958 - 1960, có hai đoàn nghệ sĩ Trung Quốc tới Hà Nội. Họ xem các tích của họ do Sỹ Tiến soạn, dựng tại VN như Bạch Xà Nương, Quan Hán Khanh, tại nhà hát Nhân dân (Cung Việt Xô ngày nay). Đó là các nghệ sĩ nổi tiếng: Lưu Tiểu Lâu, Hỷ Thái Linh (Đoàn Bình kịch Cáp Nhĩ Tân), Từ Ngọc Lan, Vương Văn Quyên (Việt kịch Thượng Hải), Mã Sư Tăng, Hồng Tuyến Nữ (Việt kịch Quảng Đông). Các nghệ sĩ đã bày tỏ sự khâm phục và gọi Sỹ Tiến là "Mã Sư Tăng Việt Nam" (ý tôn vinh trình độ điêu luyện). Cảm mến nữ nghệ sĩ Vương Văn Quyên và ghi dấu kỷ niệm này Sỹ Tiến đặt tên cho con gái út SN 1959 là Lệ Quyên.
Là con nhà nòi, có năng khiếu từ nhỏ, 8 tuổi đã hát như người lớn và đoạt HCV toàn TP, Lệ Quyên là ca sĩ đầu tiên xuyên Việt từ lúc 16 tuổi, trên chuyến commangca lưu diễn cùng vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư - Tôn Nữ Lệ Minh, nhà phê bình Hoài Thanh và Phan Hồng Giang. Chị là ca sĩ đầu tiên giành giải quốc tế về nhạc nhẹ cho VN - giải Người hát xuất sắc nhất bài hát Tiệp Khắc tại Cuộc thi Inter Talent (Tài năng trẻ quốc tế) tại Praha 1981 và ngay năm sau, chị đoạt giải Ba cuộc thi Nhạc nhẹ quốc tế tại Dresden (Đức) 1982, vừa nhận giải thì bố qua đời. Sau mấy lần tai biến, nghệ sĩ Sỹ Tiến nằm liệt trên giường. Vậy mà khi nghệ sĩ Kim Chung (bà bầu lừng danh người HN lập 13 đoàn Kim Chung tại Sài Gòn) từ Pháp về tới BV Viết Xô thăm, ông tỉnh và minh mẫn lạ thường, ông say sưa nhắc những kỷ niệm, vai diễn cùng người em thân thiết ông nhớ nghề, giàn giụa nước mắt. Kim Chung kể vở Mạc Tuyết Lan do bà dựng tại Paris được kiều bào đón nhận nồng nhiệt. Sỹ Tiến mừng vui nhân đôi, cơn xúc động làm huyết áp tăng. Ông còn những bản thảo, dự định dang dở..., còn lời hẹn du ngoạn chùa Hương, cùng Võ An Ninh. Vậy mà ngay đêm ấy, 17/11/1982, ông từ trần. Năm 1984, ông được phong NSND, đại diện duy nhất của Cải lương Bắc được nhận danh hiệu này đợt 1. Chất văn tràn đầy cả những trang nghiên cứu, hồi ký của ông; còn kịch bản thì đọc thôi cũng đã hấp dẫn, như vở Kiều toàn bộ lời thoại Sỹ Tiến viết bằng thơ. Và tâm hồn ông thì thật giàu chất thơ. Từng đi xe đạp trên sân khấu xiếc khi là chú bé, nhưng cả đời ông không biết đi xe đạp. Không biết tiêu và chẳng tham tiền. Lương kế toán mang tới nhà hoặc vợ lĩnh. Viết vở nuôi sống nhiều đoàn, ngặt vì quá lãng đãng nghệ sĩ, lại hiền, cả nể, nhiều vở bị trả nhận bút rẻ hoặc ăn quỵt, có vở bị đạo văn rồi kẻ đạo ngang nhiên điền tên hắn, ông ức mà cũng chẳng kiện cáo gì.
Sinh thời, ông chưa từng được phân nhà, chưa một lần được xuất ngoại. Nhà ông trên gác 2 số 24 Lương Ngọc Quyến, gia tài lớn nhất là sách. Tư liệu quý, trọn bộ Nam phong tạp chí ông cũng tặng Thư viện quốc gia. Sỹ Tiến khiến bao người thương tiếc bởi ông để lại một khoảng trống không ai thay thế được. Còn ĐD, NSND Phạm Văn Khoa, cứ tiếc mãi chưa mời Sỹ Tiến đóng lần nào. Con chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng viết cho con chim đầu đàn của Cải lương: "Đến bây giờ tôi tiếc quá. Sao tôi lại không ghi hình anh Sỹ Tiến trong một vai nào cho ĐNVN. Đó là thiếu sót không sửa được, nghĩ mà càng thương tiếc anh".
Thi sĩ Nguyễn Hoàng Chương có viết tặng Sỹ Tiến bài thơ, khổ đầu thật ám ảnh: "Dấu hỏi bao quanh cả cuộc đời / Sên bò trong óc máu thầm rơi/ Chiều nay một dấu than (!) buông lửng /Đanh đóng vào xăng (*) tiếng trả lời".
Máu, nước mắt, lao lực cả cuộc đời Sỹ Tiến cho SK, thánh đường đã nhận từ ông sự xả thân, tận tâm nghiêm túc, say mê quên mình đến phút cuối cùng. Sỹ Tiến trau chuốt từng câu khi viết vở và nghiêm khắc chỉnh nắn từng chữ, buộc diễn viên thuộc lời, diễn kỹ từng động tác, lại "bỏ quên" mình trong sự hy sinh trong đam mê thiêu thân sinh nghề tử nghiệp. Danh vọng, hào quang, tất cả có thể tắt như ánh sáng SK sau mỗi buổi diễn, nhưng những gì để đời của một tài năng lớn, sẽ là ánh sáng bất hủ... Ánh sáng miên viễn ấy, như tình yêu lớn mà Sỹ Tiến đã dâng trọn đời, làm nên một sức sống phi thường của một "dị nhân". Ánh sáng dài mãi cả sau khi chết.
---------------------------------
Xăng (Sans), tiếng Pháp: không.
Ảnh: Đạo diễn Sỹ Tiến và NSƯT Bích Được (vai Hoạn Thư) trong phong hóa trang, vở Kiều 1962.
NSƯT Khánh Hợi (bìa phải) đang hóa trang cho chồng - NSND Sỹ Tiến vai Chu Du, kế bên là NSƯT Kim Xuân vai Tiểu Kiều.
VanVN.Net - Làm sao viết đủ về Sỹ Tiến (1916 - 1982), người mà số vở diễn bằng số năm của ngành nghệ thuật mà ông tận hiến suốt cuộc đời, trong vai trò ông tổ Cải lương miền Bắc. Sự nghiệp toàn diện khiến Sỹ Tiến là một trong rất ít nghệ sĩ toàn năng: đạt đỉnh cao nhiều lĩnh vực. Điều đó khiến tên ông, đời ông sống động và nhiều lôi cuốn...
NSND Sỹ Tiến - Năm 1975
"Nếu ta chết, đừng chôn ta! Hãy căng da ta lên mặt trống, để ta được gần sân khấu mỗi ngày!". Câu nói nổi tiếng của Sỹ Tiến toát lên tình yêu nghề vô song của ông. Với ông, sân khấu là sự sống.
Sỹ Tiến (tên thật Nguyễn Xuân Kim) đã yên nghỉ gần 29 năm. Nhưng linh hồn, dư chấn nghệ thuật Sỹ Tiến vẫn ngân vang trên đất Hà Thành, không chỉ ở Chuông Vàng 72 Hàng Bạc, rạp hát cổ gắn với vợ chồng ông, mà ở nhiều ban, đoàn, nẻo đường in dấu.
Sỹ Tiến là người quá đỗi khiêm nhường, nên ông chịu nhiều thua thiệt. Song giới nghề và công chúng các thời, các thế hệ, đều kính trong và yêu mến ông. Tìm hiểu sự nghiệp đa dạng Sỹ Tiến, như thấy sân khấu Thủ đô, đặc biệt lịch sử của Cải lương Việt Nam đồng hiện. NSND Đào Mộng Long (1915 - 2002) viết trong cuốn sổ mừng sinh nhật 60 của Sỹ Tiến: "Biết nhau từ ngày tôi còn cắp sách đi học trong sân khấu cuộc đời, thì anh đã là diễn viên trong cuộc đời sân khấu".
Sỹ Tiến có khuôn mặt đẹp, vóc dáng thư sinh. Mắt sáng mơ màng, mũi thẳng, da trắng, môi hồng kẻ chỉ mọng đầy, tài diễn xuất hiếm có, kép Kim được bao thiếu nữ, bạn diễn say mê. Ông hào hoa và đào hoa, song tình yêu lớn nhất của ông là sân khấu: Sân khấu (SK) thành định mệnh của đại gia đình ông.
Cậu bé Kim chào đời ở ngõ Sầm Công (nay là phố Đào Duy Từ). Anh trai Hoa Ngân kép tuồng lừng danh, được gọi là "ông tướng Quảng Lạc". Tai nạn nghề nghiệp của anh trai là bi kịch gia đình, bố mẹ khóc ngăn không cản bước được Kim, 9 tuổi, rời nhà theo ban Đồng Ấu Sán Nghiên Đài, qua hàng chục ban hát lưu diễn khắp Bắc - Trung - Nam. Năm 1929, khi 13 tuổi, Kim vào Sài Gòn học nghề, ở cùng ba bá nuôi, theo các ban diễn tuồng kiếm sống... 17 tuổi, thủ vai Tống Nhân Tống, vở Tra án Bàng Quý Phi. 19 tuổi, hóa trang già đi, Sỹ Tiến đóng Ngũ Tử Tư uy lẫm. Bằng nỗ lực đọc, tự học ghê gớm, lăn lộn với nghề, với năng lực văn chương, Sỹ Tiến viết rất nhiều bài báo ủng hộ Cách mạng. Những bài viết về sân khấu ngày ấy, hầu hết do mình Sỹ Tiến. Ông là người đưa Cải lương từ Nam ra Bắc, giới thiệu, kết nối các gánh, đoàn. Đoàn Kim Thoa từ Sài Gòn vừa đi thì đoàn Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há tới. Sỹ Tiến là đầu mối liên tài khiến giới nghề ba miền tin cậy, nể trọng. Trước 1945, tên tuổi Sỹ Tiến lừng danh trên cả phương diện diễn xuất, đào tạo, dựng vở, tác giả. Tài năng đạt đỉnh cao từ khi còn trẻ, lại giữ được phong độ lâu bền, với sức viết khủng khiếp, Sỹ Tiến đạt nhiều kỷ lục "đầu tiên" đã đi vào lịch sử kịch hát dân tộc.
Sỹ Tiến làm "cách mạng" trong Cách mạng, bằng việc là người đầu tiên đưa quốc sử lên sân khấu, không chỉ lệ thuộc tích Tàu. Những vở về các anh hùng, hào kiệt khơi dậy lòng yêu nước của ông đã diễn trên nhiều rạp Hà thành và các tỉnh: Bà Triệu, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Phan Đình Phùng, Lê Tuấn, Đô Lương khởi nghĩa, Dựng cờ độc lập. Tối 7/8/1941, vở Huyền Trân công chúa diễn tại rạp Olympia (Hồng Hà) được khán giả hoan nghênh. Tiếp sau, vở Trương Vương khởi nghĩa được học giả Nguyễn Văn Tố và Hoa Bằng Hoàng Trúc Trâm khen ngợi. Sau Quốc Hoa ca kịch đoàn, Sỹ Tiến xây dựng đoàn Tố Như (tiền thân đoàn Tiếng Chuông Vàng Thủ đô sau này), dốc lòng đào tạo nhiều diễn viên trở thành nghệ sĩ trụ cột của Cải lương miền Bắc: Kim Chung, Khánh Hợi, Sỹ Hùng, Bích Thuận, Tường Vy, Bích Được, Hải Tý, Mộng Dần, Tuấn Sửu, Lệ Thanh, Lữ Nhàn, Vân Thái...
NSND Đình Quang luôn dành niềm thán phục khi nhắc tới bậc đàn anh: "Ngay từ khi tôi còn bé, trước Cách mạng tháng Tám, tôi đã nghe danh nghệ sĩ Sỹ Tiến và được thấy vị thế của ông trong giới sân khấu Cải lương mỗi khi tôi đi xem. Sỹ Tiến là người có công rất lớn trong sự nghiệp xây dựng nền sân khấu Cải lương phía Bắc nước ta và là cầu nối giữa giới nghệ sĩ Cải lương Nam - Bắc".
Hành trình nghệ thuật của ông có dấu ấn giao thoa của nhiều tên tuổi tài danh: Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Năm Châu, Phúng Há, Ba Du, Ba Vân, Tám Danh (miền Nam); Lộng Chương, Thế Lữ, Trần Hoạt, Ngô Y Linh (miền Bắc). Những đào - kép lẫy lừng, với các mối tình trên SK và trong cuộc đời, mà Sỹ Tiến gặp, chứng kiến, hòa cảm để viết Những mảnh tình nghệ sĩ (NXB Chân Lý 1953, NXB TP HCM tái bản 1986, in 15.200 cuốn) - một hồi ký "nặng ký" bởi giá trị lịch sử sân khấu qua những phận cầm ca.
Yêu nước, với Sỹ Tiến, trước hết chính là yêu tinh hoa của sân khấu dân tộc. Những bài báo của ông không chỉ có tính "tân văn" thuần túy, nó sắc sảo, có lý luận, chiều sâu và tổng kết, như Thăm lão "lao động kịch trường" hay "con voi già của ngành chèo" viết về Nguyễn Đình Nghị trên báo Giang Sơn 1/5/1952 khi Sỹ Tiến là chủ tịch Hội Ái Hữu nghệ sĩ.
Ngay sau giải phóng Thủ đô, Sỹ Tiến viết trong 10 ngày vở kịch đầu tiên về đề tài công nhân Giành ánh sáng tự do, được xếp là một trong 100 vở hay nhất của sân khấu cách mạng (theo kỷ yếu Hội NSSK VN 2009). Trong vai trò Chủ tịch Liên đoàn ca kịch Thủ đô sau 1954, Sỹ Tiến là nhân chứng của các thời kỳ lịch sử cũng như thời kỳ sân khấu trước và sau cách mạng. Năm 1957, ông tham gia sáng lập Hội Sân khấu và Hội Nhà văn VN.
Không chỉ viết bằng sự am tường tất cả các điệu hát, nhạc, với kiến văn uyên bác và nguồn ngôn ngữ, xúc cảm dồi dào, thầy tuồng Sỹ Tiến dựng nhiều vở diễn để đời, ông còn để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị kinh điển, mà theo PGS Tất Thắng "chính là nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Cải lương VN, cho ngành Cải lương học". Đó là: Lịch sử kịch trường thế giới từ thượng cổ đến hiện đại, bộ Lịch sử sân khấu Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Âm nhạc VN; Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc, Nhà soạn kịch Cải lương Trần Hữu Trang, Ba mươi năm sân khấu Cải lương XHCN, Viết một vở Cải lương như thế nào. Hầu hết các công trình này đã in sách, còn lại được lưu tại các Thư viện quốc gia và tại Viện Nghệ thuật SK - ĐA.
Sỹ Tiến, bằng tài năng bậc thầy đa dạng, có mối quan hệ quảng giao và uy tín với nghệ sĩ nhiều lĩnh vực. Bạn ông, đều là những cái tên sáng chói của bầu trời nghệ thuật VN. Ông được nhiều bạn vong niên quý trọng. Từ Tản Đà, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thế Lữ, đều dành cho Sỹ Tiến những lời trân quý. Các con ông còn lưu 9 trang viết tay bằng bút bi của bác Thế Lữ tặng bố mình, dịp sinh nhật Sỹ Tiến tuổi 60, 16/3/1975. Thế Lữ đã chép tặng Sỹ Tiến một lớp kịch An Lộc Sơn và Dương Quý Phi "Thân ái kính tặng anh Sỹ Tiến lớp kịch mà anh đã sống với An Lộc Sơn những giây phút tuyệt vời trên sân khấu ngày nào". An Lộc Sơn là một trong các vai đỉnh cao của Sỹ Tiến. Ông còn có 2 vai kiệt xuất nữa: Chu Du và Quan Công.
Lúc thanh niên, rất ngưỡng mộ Charlie Chaplin, Sỹ Tiến đã được gặp vua hề Saclô khi vợ chồng Charlie đi tuần trăng mật tới Thượng Hải, có ghé qua khách sạn Metropole Hà Nội. Thời ấy nhiều người Hoa tụ cư quanh khu Hàng Buồm. Một ông lang Tàu đã bày cách cho Sỹ Tiến pha một số vị thuốc để tạo thành màu đỏ như máu. Để diễn vai Chu Du, Sỹ Tiến phải nhịn ăn, uống "thuốc" từ chiều, rèn luyện kỹ thuật, nén hơi điều khí để ộc máu 3 lần, ộc mạnh đến độ phun vào "Trương Phi", giữa 3 lần ấy vẫn thoại và ca. Vai diễn được mến mộ tới mức ông đi đến đâu, đoàn cũng phải có trích đoạn này. Đoàn nào muốn ăn khách phải mời bằng được Sỹ Tiến. "Chu Du" góp phần nuôi sống ông, 8 đứa con và các cháu, nuôi nhiều đoàn hát, bao đêm diễn là từng ấy bữa phải nhịn ăn, quặn ruột vận khí mà "ộc máu". Có lần, ông đã ộc cả máu tươi. Ông bị đau dạ dày, bệnh nghề nghiệp từ vai Chu Du bao đêm thức trắng viết.
Tôi được gia đình ông cho xem tờ quảng cáo 50 năm trước của đoàn Kim Ngọc từ Sài Gòn ra diễn tại Hải Phòng. "Kịch sĩ Sỹ Tiến thổ tận can tràng - một công nhân sân khấu. Bổn đoàn không quảng cáo hoang đường, quý vị sẽ thấy Chu Du hộc máu như thực được thể hiện bởi Sỹ Tiến - Mã Sư Tăng Việt Nam".
Năm 1958 - 1960, có hai đoàn nghệ sĩ Trung Quốc tới Hà Nội. Họ xem các tích của họ do Sỹ Tiến soạn, dựng tại VN như Bạch Xà Nương, Quan Hán Khanh, tại nhà hát Nhân dân (Cung Việt Xô ngày nay). Đó là các nghệ sĩ nổi tiếng: Lưu Tiểu Lâu, Hỷ Thái Linh (Đoàn Bình kịch Cáp Nhĩ Tân), Từ Ngọc Lan, Vương Văn Quyên (Việt kịch Thượng Hải), Mã Sư Tăng, Hồng Tuyến Nữ (Việt kịch Quảng Đông). Các nghệ sĩ đã bày tỏ sự khâm phục và gọi Sỹ Tiến là "Mã Sư Tăng Việt Nam" (ý tôn vinh trình độ điêu luyện). Cảm mến nữ nghệ sĩ Vương Văn Quyên và ghi dấu kỷ niệm này Sỹ Tiến đặt tên cho con gái út SN 1959 là Lệ Quyên.
Là con nhà nòi, có năng khiếu từ nhỏ, 8 tuổi đã hát như người lớn và đoạt HCV toàn TP, Lệ Quyên là ca sĩ đầu tiên xuyên Việt từ lúc 16 tuổi, trên chuyến commangca lưu diễn cùng vợ chồng nhà thơ Lưu Trọng Lư - Tôn Nữ Lệ Minh, nhà phê bình Hoài Thanh và Phan Hồng Giang. Chị là ca sĩ đầu tiên giành giải quốc tế về nhạc nhẹ cho VN - giải Người hát xuất sắc nhất bài hát Tiệp Khắc tại Cuộc thi Inter Talent (Tài năng trẻ quốc tế) tại Praha 1981 và ngay năm sau, chị đoạt giải Ba cuộc thi Nhạc nhẹ quốc tế tại Dresden (Đức) 1982, vừa nhận giải thì bố qua đời. Sau mấy lần tai biến, nghệ sĩ Sỹ Tiến nằm liệt trên giường. Vậy mà khi nghệ sĩ Kim Chung (bà bầu lừng danh người HN lập 13 đoàn Kim Chung tại Sài Gòn) từ Pháp về tới BV Viết Xô thăm, ông tỉnh và minh mẫn lạ thường, ông say sưa nhắc những kỷ niệm, vai diễn cùng người em thân thiết ông nhớ nghề, giàn giụa nước mắt. Kim Chung kể vở Mạc Tuyết Lan do bà dựng tại Paris được kiều bào đón nhận nồng nhiệt. Sỹ Tiến mừng vui nhân đôi, cơn xúc động làm huyết áp tăng. Ông còn những bản thảo, dự định dang dở..., còn lời hẹn du ngoạn chùa Hương, cùng Võ An Ninh. Vậy mà ngay đêm ấy, 17/11/1982, ông từ trần. Năm 1984, ông được phong NSND, đại diện duy nhất của Cải lương Bắc được nhận danh hiệu này đợt 1. Chất văn tràn đầy cả những trang nghiên cứu, hồi ký của ông; còn kịch bản thì đọc thôi cũng đã hấp dẫn, như vở Kiều toàn bộ lời thoại Sỹ Tiến viết bằng thơ. Và tâm hồn ông thì thật giàu chất thơ. Từng đi xe đạp trên sân khấu xiếc khi là chú bé, nhưng cả đời ông không biết đi xe đạp. Không biết tiêu và chẳng tham tiền. Lương kế toán mang tới nhà hoặc vợ lĩnh. Viết vở nuôi sống nhiều đoàn, ngặt vì quá lãng đãng nghệ sĩ, lại hiền, cả nể, nhiều vở bị trả nhận bút rẻ hoặc ăn quỵt, có vở bị đạo văn rồi kẻ đạo ngang nhiên điền tên hắn, ông ức mà cũng chẳng kiện cáo gì.
Sinh thời, ông chưa từng được phân nhà, chưa một lần được xuất ngoại. Nhà ông trên gác 2 số 24 Lương Ngọc Quyến, gia tài lớn nhất là sách. Tư liệu quý, trọn bộ Nam phong tạp chí ông cũng tặng Thư viện quốc gia. Sỹ Tiến khiến bao người thương tiếc bởi ông để lại một khoảng trống không ai thay thế được. Còn ĐD, NSND Phạm Văn Khoa, cứ tiếc mãi chưa mời Sỹ Tiến đóng lần nào. Con chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng viết cho con chim đầu đàn của Cải lương: "Đến bây giờ tôi tiếc quá. Sao tôi lại không ghi hình anh Sỹ Tiến trong một vai nào cho ĐNVN. Đó là thiếu sót không sửa được, nghĩ mà càng thương tiếc anh".
Thi sĩ Nguyễn Hoàng Chương có viết tặng Sỹ Tiến bài thơ, khổ đầu thật ám ảnh: "Dấu hỏi bao quanh cả cuộc đời / Sên bò trong óc máu thầm rơi/ Chiều nay một dấu than (!) buông lửng /Đanh đóng vào xăng (*) tiếng trả lời".
Máu, nước mắt, lao lực cả cuộc đời Sỹ Tiến cho SK, thánh đường đã nhận từ ông sự xả thân, tận tâm nghiêm túc, say mê quên mình đến phút cuối cùng. Sỹ Tiến trau chuốt từng câu khi viết vở và nghiêm khắc chỉnh nắn từng chữ, buộc diễn viên thuộc lời, diễn kỹ từng động tác, lại "bỏ quên" mình trong sự hy sinh trong đam mê thiêu thân sinh nghề tử nghiệp. Danh vọng, hào quang, tất cả có thể tắt như ánh sáng SK sau mỗi buổi diễn, nhưng những gì để đời của một tài năng lớn, sẽ là ánh sáng bất hủ... Ánh sáng miên viễn ấy, như tình yêu lớn mà Sỹ Tiến đã dâng trọn đời, làm nên một sức sống phi thường của một "dị nhân". Ánh sáng dài mãi cả sau khi chết.
---------------------------------
Xăng (Sans), tiếng Pháp: không.
Ảnh: Đạo diễn Sỹ Tiến và NSƯT Bích Được (vai Hoạn Thư) trong phong hóa trang, vở Kiều 1962.
NSƯT Khánh Hợi (bìa phải) đang hóa trang cho chồng - NSND Sỹ Tiến vai Chu Du, kế bên là NSƯT Kim Xuân vai Tiểu Kiều.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn