VanVN.Net - Trong cuộc chuyển cư đến mấy lần trên đất Hà Thành "phố phường chật hẹp người đông đúc", tôi có một thời gian được êm đềm sống bên bờ Hồ Tây - nàng Tây Thi của đất Kinh kỳ Thủ đô, như lời thơ bay bổng mà chắc nịch của bậc thi thánh Cao Bá Quát: "Tây Hồ chân cá thị Tây Thi" (Hồ Tây chính là nàng Tây Thi đấy).
Nàng Tây Thi của Cao Bá Quát, từ chỗ tôi ở - là góc đông nam vùng hồ - nhìn ra, thấy nồng nàn một dải ngang thắt đáy, lấp lánh di chuyển những luồng sáng điện đủ màu của các loại xe cộ tấp nập ngược xuôi trên nền nước xanh đen mênh mang trong đêm tối thẫm. Đường Thanh Niên đấy.
Mấy vạn ngày công của tuổi trẻ Thủ đô, ba năm sau ngày giải phóng, ùn ùn chuyển đất cát từ bãi sông Hồng, bến An Dương vào, cạp rộng gấp đôi con đê Cổ Ngư xưa, cấy trồng cỏ cây hoa lá, lát đường nhựa, rồi kè bờ xi măng, dựng lan can…, để thành một điểm hẹn sáng giá không chỉ cho vùng hồ, mà còn cho cả Hà Nội thanh lịch. Cũng là để chia đôi vùng nước trời Hồ Tây, thành ra có thêm con hồ Trúc Bạch ở góc đông nam là nơi tôi ở.
Ngày ngày nhìn ra con đê tiền thân của tuyến đường - công viên mang tên Thanh Niên vắt qua Hồ Tây, tôi cũng như nhiều người Hà Nội, đều đã từng nhờ vị học giả khả kính Doãn Kế Thiện mà biết được cả lai lịch cũng như tên gọi:
"Năm Vĩnh Tộ thứ hai đời vua Thần Tôn nhà Lê (1620), nhân dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang (ở gần đền Quan Thánh và đầu phố Cửa Bắc ngày nay) hợp với dân làng Trúc Yên, cùng nhau đắp một cái đập thẳng từ đầu làng Yên Phụ ở phía bắc (Hồ Tây) đến đầu làng Yên Quang ở phía Nam (hồ), để chắn giữ lấy cá làm lợi chung cho nhân dân ba làng. Đập ấy khi đắp xong, làm lễ khánh thành, đặt tên là Cố Ngự Yển, tức là đập Cố Ngự, có nghĩa là "giữ vững". Đập ấy mỗi ngày lại đắp rộng và to thêm ra, thành một con đê. Và, từ thời thuộc Pháp, có lẽ vì sự viết chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ, không có dấu, người ta đọc chệch nguyên âm, từ Cố Ngự thành ra Cổ Ngư".
Từ giữa thế kỷ trước, đọc những dòng cặn kẽ tường tận như thế trong cuốn sách nổi tiếng "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội", thật dễ tin tưởng. Nhưng rồi sau đấy, trực tiếp tham gia làm những công trình thổ mộc tầm cỡ, cộng đồng, dần dà người ta mới ngộ ra rằng, với sức dân của chỉ 3 làng xưa ở ven hồ, thật khó có thể đắp nổi một con đường băng qua Hồ Tây như tiền thân của công trình đang mang tên Thanh Niên như bây giờ được, cho dù lúc đầu, nó vốn chỉ là một cái đập. Và nữa, có vẻ như cả một vùng nước trời Hồ Tây, trở thành hồ Trúc Bạch, mà sự ra đời lại chỉ là do cái lợi kiếm cá của 3 làng ven hồ, thế thì, e có phần giản dị dễ dãi quá chăng? Lại nữa, cứ như sự mách bảo của đời sống cho một "thổ dân", từng một thời ở ngay trên hồ Trúc Bạch, thì hai làng Yên Phụ và Yên Quang, liên hoàn trong câu ca tỏ tình rất chi là "Tràng An, thanh lịch" của chàng trai Hà thành:
"Hỡi cô đội nón ba tầm
Cô về Yên Phụ ngày rằm lại sang
Ngày rằm phiên chợ Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua"
vốn là hai vùng hoa ven Hồ Tây, chỉ có tên gọi này, vào và từ thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (năm 1841, do kỵ huý", kiêng tên "Hồ Thị Hoa" của bà mẹ vua, nên phải đổi "Yên Hoa" thành "Yên Phụ"), và làng Trúc Yên, thì cũng chỉ đến đời vua Tự Đức nhà Nguyễn mới có (năm 1866, do sáp nhập hai làng Trúc Bạch và Yên Canh lại), thế thì làm sao có thể cùng nhau đắp đập Cố Ngự - cái tên rất "văn hoa chữ nghĩa", không phải của văn hoá dân gian, mà là của văn hoá cung đình vào "năm Vĩnh Tộ thứ hai đời vua Thần Tôn nhà Lê, 1620" được?
Những vướng vất cứ miên man thế, cho đến một đêm ngồi chong đèn đọc sách cũ trên căn gác trông ra Hồ Tây, tôi chợt thấy mấy dòng ẩn hiện dưới ngọn đèn vàng:
"Năm tháng trải bao nhiêu, non sông từng biến đổi. Tên cũ "Tây Hồ" bắt đầu chỉ riêng khu hồ phía Bắc. Nhà Hậu Lê đắp tiểu quách ngang hồ, từ Yên Phụ đến Yên Quang, trở về đông, phân hạn làm hồ Trúc Bạch"!
Chợt thấy sáng bừng nghĩa lý sự ra đời vùng nước trời ngay trước mặt. Hồ Trúc Bạch vậy là sản phẩm của và từ một công cuộc triều chính: "Nhà Hậu Lê đắp tiểu quách"!.
"Quách" (chứ phải là "Yển": đập ngăn nước) vốn là chữ díu đôi với "Thành" trong tổ hợp từ "Thành Quách", gồm tường xây bên trong, luỹ bao bên ngoài. Vậy là cái quách Cố Ngự - Cổ Ngư - Thanh Niên trước mặt chỗ tôi ngồi đọc sách, được nhà Hậu Lê cho đắp, bao ra ngoài cái tường thành Cửa Bắc, mé sau nơi tôi ở, đã gạt một phần nước trời Hồ Tây vào góc đông nam, tạo ra hồ Trúc Bạch.
Từ sau cái đêm ngộ ra được nguồn cơn hình thành con hồ có cái tên đẹp như "lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng, May áo chàng cho xóng áo em" ấy, tôi càng năng đọc cuốn cổ thư mà nhân một chuyến đi vào Nam, đã may mắn tìm mua được.
Thực ra đây chỉ là một bản dịch thành chữ Quốc ngữ của nguyên bản sách cũ chữ Hán. Dịch giả Trần Thanh Đạm đã được Bộ Quốc gia giáo dục của "Việt Nam Cộng hòa" cho in bản dịch này từ năm 1962 ở Sài Gòn. Nhưng cuốn cổ thư lại được đưa vào từ miền Bắc, từ thời "Pháp thuộc". Hồi đầu thế kỷ 20, trong một đợt thu thập các sách cũ lưu lạc hoặc lưu trữ trong dân gian, người ta đã sưu tầm được cuốn này. Sách viết tay, với nhan đề là "Tây Hồ Chí".
Chỉ với cái tên vừa mênh mang cổ kính, vừa đẹp đẽ thân thương như thế, những ai tha thiết với Hồ Tây, từng "Lãng đãng Hồ Tây" qua năm tháng như tôi, ắt hẳn đều rưng rưng như lúc tìm được bạn hiền, gặp được thầy cũ. Và quả nhiên, từ trời xuống biển, từ đất đến cây, hết chuyện cổ lại chuyện kim, từ nhân vật đến sự tích, từ địa danh đến phong cảnh, rồi thì thi ca và huyền thoại, lịch sử và truyền kỳ… "Tây Hồ chí" đã chứa đựng cả một vùng nước trời của đất Kinh thành Thủ đô vào trong lòng sách, biến Hồ Tây thành cả một kho tàng đầy ắp những tình cảm và linh cảm, trí thức và suy tư, cả già dặn sắc sảo lẫn non tơ sơ sài, cũng như là cả hư ảo lẫn hiện thực.
Như về địa danh (thực ra là thuỷ danh) Hồ Tây, thì, từ "Thi Hồ Đàm" (tức: Đầm Xác Cáo) đến "Kim Ngưu Hồ" (tức: Hồ Trâu Vàng), rồi "Hồ Mù Sương" (Dâm Đàm), "Hồ Tây" (Đoài Đoái) Hồ) cả "Hồ Bến Sóng" (Lãng Bạc) nữa, thật giả đúng sai như thế nào, nhiều người đã biết. Nhưng còn có một tên gọi nữă, từ thời Thục An Dương Vương đến Triệu Đà, là: "Hồ Đạp Hối" (với nghĩa: "Đạp" - chồng chất rất nhiều, "Hối" - quanh co rót vào) thì chỉ với sự mách bảo của "Tây Hồ chí", có thể bây giờ ta mới hay:
"Kể từ họ Thục, họ Triệu về sau, hồ đều mang tên là "Đạp Hối". Mỗi mùa xuân hạ giao nhau, nước ứ lên, hồ cùng sông liên tiếp, ắt muôn khoảng mênh mông".
Trong cái "muôn khoảng mênh mông" này, từ nơi tôi ngồi đọc sách nhìn ra thấy xa xa một quả gò um tùm cây cối đội nước mà nhô lên. Còn, từ chỗ nhà hàng "Bánh tôm Hồ Tây" (thật ra phải gọi là "Bánh tôm Hồ Trúc Bạch" mới đúng) trông lên đê Yên Phụ, chỉ một vài mài chèo là tới.
Từ khi có một Dự án quan trọng - xây đền thờ, bắc cầu đá từ đường Thanh Niên qua hồ mà vào gò đảo - một cuộc tranh cãi đã nổ ra về tên gọi cũng như là cả về nguồn gốc của chỗ đất nổi lên trên và trong hồ Trúc Bạch này. Thậm chí có người còn quả quyết rằng gò đảo chỉ là đống nguyên vật liệu do đắp đập Cố Ngự xưa thừa ra, sót lại, mà nhô lên ở đấy. Còn, cho đến giữa thế kỷ 20, vẫn có một ngôi đền, do những người đánh cá (hoặc trông cá) ở hồ Trúc Bạch xây để thờ… Nàng Tiên Cá, cho nên gọi đó là đền "Thuỷ Trung Tiên". Lại một số đông người, qua vài lần "khảo sát thực địa", chèo thuyền ra đảo, thấy giữa đám cây cối phủ che có một nhà bia bốn cột tám mái, chứa một tấm bia (chữ Quốc ngữ) viết rõ: đây nguyên là miếu thờ "Thần Cẩu Nhi", cho nên gọi đó là "Đảo Cẩu Nhi" (đảo Chó Con). Cái tên này bị phản đối dữ dội, vì làm sao lại có chuyện thờ con chó - chó con ở đấy (và trong cuộc sống) được!.
Cuộc tranh cãi còn chưa kết thúc. Cho đến khi - may sao - thấy được trong sách "Tây Hồ chí" có cả một đoạn văn dài, nói về chính gò đảo này, và ngôi đền xưa ở trên đảo:
"Cẩu Nhi là chó con, mẹ là Cẩu Mẫu. Đền ở trên bến Châu Chử tại góc hồ (ghi chú: Đời Trần gọi đây là bến Thần Cẩu. Đời Hậu Lê thuộc địa phận Trúc Bạch, nên gọi là Hồ Trúc Bạch). Khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, truyền rằng: ở chùa Thiên Tâm trên núi Ba Tiêu, châu Bắc Giang, có một con chó trắng bụng chửa bỗng bơi qua sông Cái, rồi lên ở trên núi Khán. Sau đó đẻ được một chó con. Mọi người lấy làm lạ. Đến năm Nhâm Tuất, hai chó đều hoá. Khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, nghe chuyện này, bèn bảo: "Đó là chó thần". Rồi sai dựng miếu thờ chó mẹ trên núi, miếu thờ chó con ở trên hồ. Nay miếu Cẩu Nhi còn đó, thuộc địa phận thôn Trúc Yên. Miếu Cẩu Mẫu, sau là chùa Khán Sơn".
Thật lạ lùng! Cứ miên man trên những trang sách "Tây Hồ chí" như thế này, ta sẽ khám phá được biết bao điều cũ mới, thảy đều giúp ta cảm và nhận được chiều sâu, bề rộng của vô vàn nét đẹp kỳ thú ở vùng nước trời có một không hai của đất Thăng Long Hà Nội nghìn năm này.
VanVN.Net - Trong cuộc chuyển cư đến mấy lần trên đất Hà Thành "phố phường chật hẹp người đông đúc", tôi có một thời gian được êm đềm sống bên bờ Hồ Tây - nàng Tây Thi của đất Kinh kỳ Thủ đô, như lời thơ bay bổng mà chắc nịch của bậc thi thánh Cao Bá Quát: "Tây Hồ chân cá thị Tây Thi" (Hồ Tây chính là nàng Tây Thi đấy).
Nàng Tây Thi của Cao Bá Quát, từ chỗ tôi ở - là góc đông nam vùng hồ - nhìn ra, thấy nồng nàn một dải ngang thắt đáy, lấp lánh di chuyển những luồng sáng điện đủ màu của các loại xe cộ tấp nập ngược xuôi trên nền nước xanh đen mênh mang trong đêm tối thẫm. Đường Thanh Niên đấy.
Mấy vạn ngày công của tuổi trẻ Thủ đô, ba năm sau ngày giải phóng, ùn ùn chuyển đất cát từ bãi sông Hồng, bến An Dương vào, cạp rộng gấp đôi con đê Cổ Ngư xưa, cấy trồng cỏ cây hoa lá, lát đường nhựa, rồi kè bờ xi măng, dựng lan can…, để thành một điểm hẹn sáng giá không chỉ cho vùng hồ, mà còn cho cả Hà Nội thanh lịch. Cũng là để chia đôi vùng nước trời Hồ Tây, thành ra có thêm con hồ Trúc Bạch ở góc đông nam là nơi tôi ở.
Ngày ngày nhìn ra con đê tiền thân của tuyến đường - công viên mang tên Thanh Niên vắt qua Hồ Tây, tôi cũng như nhiều người Hà Nội, đều đã từng nhờ vị học giả khả kính Doãn Kế Thiện mà biết được cả lai lịch cũng như tên gọi:
"Năm Vĩnh Tộ thứ hai đời vua Thần Tôn nhà Lê (1620), nhân dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang (ở gần đền Quan Thánh và đầu phố Cửa Bắc ngày nay) hợp với dân làng Trúc Yên, cùng nhau đắp một cái đập thẳng từ đầu làng Yên Phụ ở phía bắc (Hồ Tây) đến đầu làng Yên Quang ở phía Nam (hồ), để chắn giữ lấy cá làm lợi chung cho nhân dân ba làng. Đập ấy khi đắp xong, làm lễ khánh thành, đặt tên là Cố Ngự Yển, tức là đập Cố Ngự, có nghĩa là "giữ vững". Đập ấy mỗi ngày lại đắp rộng và to thêm ra, thành một con đê. Và, từ thời thuộc Pháp, có lẽ vì sự viết chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ, không có dấu, người ta đọc chệch nguyên âm, từ Cố Ngự thành ra Cổ Ngư".
Từ giữa thế kỷ trước, đọc những dòng cặn kẽ tường tận như thế trong cuốn sách nổi tiếng "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội", thật dễ tin tưởng. Nhưng rồi sau đấy, trực tiếp tham gia làm những công trình thổ mộc tầm cỡ, cộng đồng, dần dà người ta mới ngộ ra rằng, với sức dân của chỉ 3 làng xưa ở ven hồ, thật khó có thể đắp nổi một con đường băng qua Hồ Tây như tiền thân của công trình đang mang tên Thanh Niên như bây giờ được, cho dù lúc đầu, nó vốn chỉ là một cái đập. Và nữa, có vẻ như cả một vùng nước trời Hồ Tây, trở thành hồ Trúc Bạch, mà sự ra đời lại chỉ là do cái lợi kiếm cá của 3 làng ven hồ, thế thì, e có phần giản dị dễ dãi quá chăng? Lại nữa, cứ như sự mách bảo của đời sống cho một "thổ dân", từng một thời ở ngay trên hồ Trúc Bạch, thì hai làng Yên Phụ và Yên Quang, liên hoàn trong câu ca tỏ tình rất chi là "Tràng An, thanh lịch" của chàng trai Hà thành:
"Hỡi cô đội nón ba tầm
Cô về Yên Phụ ngày rằm lại sang
Ngày rằm phiên chợ Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua"
vốn là hai vùng hoa ven Hồ Tây, chỉ có tên gọi này, vào và từ thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (năm 1841, do kỵ huý", kiêng tên "Hồ Thị Hoa" của bà mẹ vua, nên phải đổi "Yên Hoa" thành "Yên Phụ"), và làng Trúc Yên, thì cũng chỉ đến đời vua Tự Đức nhà Nguyễn mới có (năm 1866, do sáp nhập hai làng Trúc Bạch và Yên Canh lại), thế thì làm sao có thể cùng nhau đắp đập Cố Ngự - cái tên rất "văn hoa chữ nghĩa", không phải của văn hoá dân gian, mà là của văn hoá cung đình vào "năm Vĩnh Tộ thứ hai đời vua Thần Tôn nhà Lê, 1620" được?
Những vướng vất cứ miên man thế, cho đến một đêm ngồi chong đèn đọc sách cũ trên căn gác trông ra Hồ Tây, tôi chợt thấy mấy dòng ẩn hiện dưới ngọn đèn vàng:
"Năm tháng trải bao nhiêu, non sông từng biến đổi. Tên cũ "Tây Hồ" bắt đầu chỉ riêng khu hồ phía Bắc. Nhà Hậu Lê đắp tiểu quách ngang hồ, từ Yên Phụ đến Yên Quang, trở về đông, phân hạn làm hồ Trúc Bạch"!
Chợt thấy sáng bừng nghĩa lý sự ra đời vùng nước trời ngay trước mặt. Hồ Trúc Bạch vậy là sản phẩm của và từ một công cuộc triều chính: "Nhà Hậu Lê đắp tiểu quách"!.
"Quách" (chứ phải là "Yển": đập ngăn nước) vốn là chữ díu đôi với "Thành" trong tổ hợp từ "Thành Quách", gồm tường xây bên trong, luỹ bao bên ngoài. Vậy là cái quách Cố Ngự - Cổ Ngư - Thanh Niên trước mặt chỗ tôi ngồi đọc sách, được nhà Hậu Lê cho đắp, bao ra ngoài cái tường thành Cửa Bắc, mé sau nơi tôi ở, đã gạt một phần nước trời Hồ Tây vào góc đông nam, tạo ra hồ Trúc Bạch.
Từ sau cái đêm ngộ ra được nguồn cơn hình thành con hồ có cái tên đẹp như "lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng, May áo chàng cho xóng áo em" ấy, tôi càng năng đọc cuốn cổ thư mà nhân một chuyến đi vào Nam, đã may mắn tìm mua được.
Thực ra đây chỉ là một bản dịch thành chữ Quốc ngữ của nguyên bản sách cũ chữ Hán. Dịch giả Trần Thanh Đạm đã được Bộ Quốc gia giáo dục của "Việt Nam Cộng hòa" cho in bản dịch này từ năm 1962 ở Sài Gòn. Nhưng cuốn cổ thư lại được đưa vào từ miền Bắc, từ thời "Pháp thuộc". Hồi đầu thế kỷ 20, trong một đợt thu thập các sách cũ lưu lạc hoặc lưu trữ trong dân gian, người ta đã sưu tầm được cuốn này. Sách viết tay, với nhan đề là "Tây Hồ Chí".
Chỉ với cái tên vừa mênh mang cổ kính, vừa đẹp đẽ thân thương như thế, những ai tha thiết với Hồ Tây, từng "Lãng đãng Hồ Tây" qua năm tháng như tôi, ắt hẳn đều rưng rưng như lúc tìm được bạn hiền, gặp được thầy cũ. Và quả nhiên, từ trời xuống biển, từ đất đến cây, hết chuyện cổ lại chuyện kim, từ nhân vật đến sự tích, từ địa danh đến phong cảnh, rồi thì thi ca và huyền thoại, lịch sử và truyền kỳ… "Tây Hồ chí" đã chứa đựng cả một vùng nước trời của đất Kinh thành Thủ đô vào trong lòng sách, biến Hồ Tây thành cả một kho tàng đầy ắp những tình cảm và linh cảm, trí thức và suy tư, cả già dặn sắc sảo lẫn non tơ sơ sài, cũng như là cả hư ảo lẫn hiện thực.
Như về địa danh (thực ra là thuỷ danh) Hồ Tây, thì, từ "Thi Hồ Đàm" (tức: Đầm Xác Cáo) đến "Kim Ngưu Hồ" (tức: Hồ Trâu Vàng), rồi "Hồ Mù Sương" (Dâm Đàm), "Hồ Tây" (Đoài Đoái) Hồ) cả "Hồ Bến Sóng" (Lãng Bạc) nữa, thật giả đúng sai như thế nào, nhiều người đã biết. Nhưng còn có một tên gọi nữă, từ thời Thục An Dương Vương đến Triệu Đà, là: "Hồ Đạp Hối" (với nghĩa: "Đạp" - chồng chất rất nhiều, "Hối" - quanh co rót vào) thì chỉ với sự mách bảo của "Tây Hồ chí", có thể bây giờ ta mới hay:
"Kể từ họ Thục, họ Triệu về sau, hồ đều mang tên là "Đạp Hối". Mỗi mùa xuân hạ giao nhau, nước ứ lên, hồ cùng sông liên tiếp, ắt muôn khoảng mênh mông".
Trong cái "muôn khoảng mênh mông" này, từ nơi tôi ngồi đọc sách nhìn ra thấy xa xa một quả gò um tùm cây cối đội nước mà nhô lên. Còn, từ chỗ nhà hàng "Bánh tôm Hồ Tây" (thật ra phải gọi là "Bánh tôm Hồ Trúc Bạch" mới đúng) trông lên đê Yên Phụ, chỉ một vài mài chèo là tới.
Từ khi có một Dự án quan trọng - xây đền thờ, bắc cầu đá từ đường Thanh Niên qua hồ mà vào gò đảo - một cuộc tranh cãi đã nổ ra về tên gọi cũng như là cả về nguồn gốc của chỗ đất nổi lên trên và trong hồ Trúc Bạch này. Thậm chí có người còn quả quyết rằng gò đảo chỉ là đống nguyên vật liệu do đắp đập Cố Ngự xưa thừa ra, sót lại, mà nhô lên ở đấy. Còn, cho đến giữa thế kỷ 20, vẫn có một ngôi đền, do những người đánh cá (hoặc trông cá) ở hồ Trúc Bạch xây để thờ… Nàng Tiên Cá, cho nên gọi đó là đền "Thuỷ Trung Tiên". Lại một số đông người, qua vài lần "khảo sát thực địa", chèo thuyền ra đảo, thấy giữa đám cây cối phủ che có một nhà bia bốn cột tám mái, chứa một tấm bia (chữ Quốc ngữ) viết rõ: đây nguyên là miếu thờ "Thần Cẩu Nhi", cho nên gọi đó là "Đảo Cẩu Nhi" (đảo Chó Con). Cái tên này bị phản đối dữ dội, vì làm sao lại có chuyện thờ con chó - chó con ở đấy (và trong cuộc sống) được!.
Cuộc tranh cãi còn chưa kết thúc. Cho đến khi - may sao - thấy được trong sách "Tây Hồ chí" có cả một đoạn văn dài, nói về chính gò đảo này, và ngôi đền xưa ở trên đảo:
"Cẩu Nhi là chó con, mẹ là Cẩu Mẫu. Đền ở trên bến Châu Chử tại góc hồ (ghi chú: Đời Trần gọi đây là bến Thần Cẩu. Đời Hậu Lê thuộc địa phận Trúc Bạch, nên gọi là Hồ Trúc Bạch). Khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, truyền rằng: ở chùa Thiên Tâm trên núi Ba Tiêu, châu Bắc Giang, có một con chó trắng bụng chửa bỗng bơi qua sông Cái, rồi lên ở trên núi Khán. Sau đó đẻ được một chó con. Mọi người lấy làm lạ. Đến năm Nhâm Tuất, hai chó đều hoá. Khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, nghe chuyện này, bèn bảo: "Đó là chó thần". Rồi sai dựng miếu thờ chó mẹ trên núi, miếu thờ chó con ở trên hồ. Nay miếu Cẩu Nhi còn đó, thuộc địa phận thôn Trúc Yên. Miếu Cẩu Mẫu, sau là chùa Khán Sơn".
Thật lạ lùng! Cứ miên man trên những trang sách "Tây Hồ chí" như thế này, ta sẽ khám phá được biết bao điều cũ mới, thảy đều giúp ta cảm và nhận được chiều sâu, bề rộng của vô vàn nét đẹp kỳ thú ở vùng nước trời có một không hai của đất Thăng Long Hà Nội nghìn năm này.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn