Chân dung văn

29/6
7:55 AM 2017

BIÊN BẢN CUỘC HỌP VỀ TẬP THƠ CỬA MỞ CỦA VIỆT PHƯƠNG

Nguồn: Báo Thơ số14, (Phụ san của báo Văn Nghệ -Hội nhà văn, số32, ra ngày 07.8.2004). Lời BBT báo Thơ: Cuối năm 1970, nhiều cửa hàng sách sau khi bán tập thơ Cửa mở của Việt Phương (Nxb Văn học – 1970), liền phải đi thu hồi sách về, nhưng rốt cuộc chỉ thu hồi được từcác thưviện, chứ không thể thu hồi được sách đã bán cho khách “vãng lai”. Nhưng theo nhiều nguồn tin, kể cả từ tác giả, thì Cửa mở không hề bị cấm.

                                                                 Nhà thơ Việt Phương

Tuy vậy, tập thơđã được nhiều người chuyền nhau đọc, hoặc chép tay, học thuộc… 18 năm sau Cửa mởđược tái bản và bán hết veo trong một thời gian ngắn. Ðểbạn đọc hiểu rõ hơn những “bí mật” phía sau Cửa mở, báo Thơxin giới thiệuBiên bản cuộc họp quan trọng vềtập thơnày tại Nxb Văn học ngày 12-11-1970, với sựtham gia của nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, nhà quản lý và cán bộxuất bản, phát hành thời bấy giờnhư: Huy Cận, Xuân Diệu, ChếLan Viên, Hoàng Trinh, Vũ Ðức Phúc, Hoàng Xuân Nhị, Nông Quốc Chấn, Huyền Kiêu, Lưu Trọng Lư, Thanh Tịnh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Trung Thông, Hoài Thanh, Xuân Tửu, TếHanh, Bùi Hiển, Vũ Khiêu, Phan CựÐệ, Phạm Hổ, Khái Vinh, Hoàng Ước, Hồng Long (thay đồng chí Phan Hiền); Trần Dũng Tiến (Văn Giáo), Việt Phương (tác giả), v.v… Có một sốngười được mời nhưng vắng mặt: Nguyễn Ðình Thi, Hà Xuân Trường, Nguyễn Bắc… Cuộc họp do NhưPhong, giám đốc Nxb chủtrì. Dưới đây là nguyên văn các ý kiến phát biểu trong cuộc họp.

 

Ð/c NhưPhong:

Cuộc họp này nằm trong một sinh hoạt đã thành thường lệcủa Nhà xuất bản chúng tôi, tổchức ra đểtạo điều kiện cho các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với tác giảcác tác phẩm do chúng tôi xuất bản. Sau khi tác giảtrìnhbày ý định sáng tác của mình, chúng ta sẽhỏi thêm và sẽgóp ý kiến. Vềtập Cửa mở mới ra cũng có nhiều dưluận. Vì phạm vi thì giờ, nên hôm nay, chúng ta chỉgiới hạn trong sựtìm hiểu và đánh giá nội dung tác phẩm, giúp tác giảkhẳng định chỗđược, chỗchưa được. Những điểm thuộc vềphong cách, nghệthuật sẽbàn thêm vềsau. Bây giờmời đồng chí Việt Phương nói trước.

Việt Phương:

Ởđây, tôi xin nêu ý định của người viết. Còn vềgiá trịthẩm mỹ, phong cách và phương pháp sáng tác, nhất định tập thơcòn nhiều non yếu của người mới viết, mong có dịp được nghe ý kiến giúp đỡ, nhưng tôi hiểu là không phải trọng điểm của cuộc họp mặt này.

Ý định người viết là viết vềcuộc chống Mỹcứu nước, cuộc chiến đấu cách mạng của nhân dân ta dưới sựlãnh đạo của Ðảng ta,những ý nghĩ và tâm tình của người chiến đấu viên, người đảng viên cộng sản trong cuộc chiến đấu ấy.

Ý nghĩ và tâm tình này nảy sinh từsựgiáo dục của Ðảng, sựthu hoạch trong công tác, trong đời sống.

Ý nghĩ và tâm tình ấy, người viết thấy trong bản thân mình, và cũng thấy trong những đồng chí, những chiến hữu cùng trong Ðảng hoặc ởngoài Ðảng, mà mình được gặp gỡ. Vì vậy, trong tập thơthường viết “ta”, là với ý “đồng chí ta, anh chịem “ta”. Chỉcó một bài viết “tôi” (“Người tôi theo mà chưa từng gặp mặt”). Vì bài ấy muốn nêu một tâm tình chung, nhưng thông qua một sựviệc cá thểhoá đến mức không thểdùng chữ“ta” được. Mấy bài viết với cách xưng hô “anh, em” không phải chỉlà vềtình yêu của một người con trai với một người con gái.

Nói vắn tắt những ý nghĩ và tâm tình ấy, đó là quyết tâm chiến đấu và niềm tin vào sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta, vào thắng lợi của chống Mỹ, cứu nước và chủnghĩa xã hội trên đất nước ta, niềm tin vào thắng lợi của lý tưởng xã hội chủnghĩa và cộng sản chủnghĩa.

Ðó là tình yêu và lòng gắn bó với Ðảng, với Bác, với dân tộc, với đồng chí và đồng bào, với nhân dân lao động, mà tập thơgọi là: những con người, những con người chân chính. Khi nói con người, là nói nhân dân lao động chúng ta.

Ðó là lòng căm thù đối với đếquốc Mỹ, đối với bọn xâm lược, áp bức, bóc lột, đối với chủnghĩa tưbản, mà tập thơgọi là bọn quỷ, bầy thú dữ.

Có lúc nói nỗi đau trong một sốbài, với sựcân nhắc vềmức độ, là nói nỗi đau vươn lên của người chiến đấu viên trong hàng ngũ cách mạng, kháchẳn nỗi đau cá nhân chủnghĩa; tuy nỗi đau của người chiến đấu viên cách mạng là nỗi đau chuyển thành sức mạnh tấn công đểtrởthành niềm vui, nhưng còn cao vượt hẳn nỗi đau, và tràn đầy tâm tình người chiến đấu viên cách mạng, là niềm vui chiến đấu và chiến thắng.

Trên đây là ý nghĩ và tâm tình người viết. Còn trong việc thểhiện, ởmột sốbài, có một sốcâu đã được cân nhắc thật chín chắn chưa, điều đó người viết cũng có sựsuy nghĩ và ý kiến của mình, nhưng xin đểtrình bày sau.

Huy Cận:

ThơViệt Phương, bài đã in và bài chưa in, tôi cũng được đọc trước, đọc từlâu. Có bài tôi giục gửi đăng. Và cụthểcó dưluận tốt (Bài Khóc Bác). Làm thơmà cứcất đi, nín đi lâu mới đăng, cũng là ít người. Tôi nói nhưvậy đểchứng tỏđồng chí Việt Phương đã là người thận trọng. Hôm nay bàn vềtập Cửa mở, mà chủyếu là nói vềnội dung tưtưởng, tình cảm, chưa nói vềphong cách nghệthuật, thì tôi nói rằng: Trước sau đồng chí Việt Phương là một đồng chí rất trung thực, một cán bộ, một đồng chí trung thực. Ðiều này tôi quen đồng chí Việt Phương 24 năm, những ai quen đồng chí Việt Phương chắc cũng đồng tình nh vậy. Tôi nói trung thực trong tâm hồn sáng tác.

Vềnội dung tập thơ, tình cảm tác giả, không phải ởđôi ý, chữmà toát lên cảbài thơlà tốt. Nói lên những cảm nghĩ chân thành vềnhiều vấn đề: Ðảng, Bác, chếđộ. Quý nhất là nói đến thái độcủa người đảng viên trước những góc cạnh đặt ra trong cuộc sống, trong cuộc chiến đấu của phe ta với đếquốc. Từnhững bài thơđịnh nói, quảthật toát lên lòng tin (không phải chỉtinbằng chữ). Lòng tin này có bềsâu, là lòng tin bên trong, đôi khi nói thầm (cũng có đôi khi cao giọng) với mình, với đồng chí. Nó có màu sắc của một người nhiều thanh niên tính, sôi nổi. Dù tuổi đời và kinh nghiệm của đồng chí Việt Phương nhưthếnào, nhưng trong thơcó nhiều thanh niên tính (có cái hay đáng quý và cũng có cái chưa chín). Trong thái độsáng tác thì nghiêm túc, nói thẳng những điều mình tin là đúng. Thẳng thắn với mình, với đồng chí, với vấn đề, không né tránh. Trong một sốbài, một sốkhíacạnh, có sựdũng cảm, bởi vì có những cái đôi khi ta nghĩ mà không dám nói, những vấn Việt Phương nói đúng. Tóm lại, tốt vì có lòng tin, nghiêm túc và trong chừng mực nào đó có dũng khí. Sởdĩ còn có một sốdưluận, tôi nghĩ là do phong cách thểhiện. Có người khó hiểu vềlối cấu trúc thơ, đoạn thơ. Có một sốcâu ởđôi bài có thểlàm cho người đọc này, nọhiểu khác đi (tôi không nói hiểu sai) hiểu khác là có thểhiểu đúng hay hiểu sai, nhưng khác với ý tác giả. Mà việc này, riêng tôi đã hai lần giải thích cho một vài bạn đọc. Ví như: chúng ta đây ai cũng hiểu câu Ðảng là những mối lo đời thường trực là ý nói Ðảng rất quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, nhưng đồng chí X là cán bộtốt, bảo tôi cũng có cách hiểu thứhai. Tôi bảo bất cứcâu thơnào cũng có thểhiểu nhưvậy. Anh ta bảo: những câu thơấy có thểbiểu tượng hai mặt. Tôi trảlời: “Thếthì biểu tượng hai mặt trong đầu anh, chứtác giảkhi viết nó có thếđâu”. Ðó là sựhiểu khác, tôi có thểgiải thích được. Còn trường hợp ởcâu Mởđài địch… mà vẫn tin ởtương lai thì dù tôi hiểu đúng ý tác giảmuốn nói: không sợđịch khi mình đã mạnh – nhưng giải thích sao cho anh ta thông, đúng với quy định đọc “bản tin mật” và khẩu hiệu “không nghe đài địch”, thì anh ta chưa chịu. Ðiều này, mà cũng chỉmột vài điều này,đểđồng chí Việt Phương xem đã cân nhắc kỹchưa? Câu Ðảng lịm đi… tôi hiểu xuất xứtừý Mác, mà cũng có người vặn vẹo. Nhưng thôi, phải đọc cảvăn mạch người viết, không nên hiểu cắt khúc đơn giản. Tôi nghĩ nếu anh Việt Phương chú thích thêm thì tốt hơn. Trong thơcũng cần chú thích. Ngay thơđồng chí Sóng Hồng cũng có câu đồng chí ấy chú thích. Duy chỉcó câu nói ý về“đồng hồLiên Xô, trăng Trung Quốc”, thì chúng tôi có nghĩ gây cho người đọc ngờmình dè bỉu, dù tôi hiểu ý tác giảmuốn nói lúc đầu đi vàocách mạng còn ngây thơ. Tóm lại là tập thơtốt, có một sốcâu ởmột sốbài có thểcần cân nhắc tính quần chúng trong thơ.

Hoàng Xuân Nhị:

Tôi đã đọc kỹ. Tôi muốn nói vềchủđềcủa tập thơlà điều còn phân vân: Ðồng ý nhưtác giảlà muốn nói con người đảngviên, người cộng sản. Tôi cũng thích những bài như“Tâm sựÐảng viên” và cảbài “Ðảng”, nhất là hai bài viết vềBác (dù bài sau có yếu hơn). Nhưng chủđềtập thơphanh từnhững bài vềÐảng, Bác hay là từchủđề Cửa mở? Hay là tình yêu? Giữa căm thù và tình yêu có phải đồng chí nặng vềtình yêu không? Trong khi đồng chí nói say sưa vềÐảng, vềBác thì cũng say sưa vềtrái đất. Tôi dẫn bài “Nỗi đau trái đất» là bài tiêu biểu cho cảm hứng sáng tác của tác giả. Riêng bài này, tôi thấy dù có thẳng thắn nhiệt tình, nhưng có chỗkhông tốt, vềmặt tưtưởng thì nó có khuynh hướng duy tâm khách quan. Ðây là điều nghĩ của tôi thôi, vì trước đây tôi cũng là người mê hướng này, thích những câu thơnhư: “Chết nhẹnhàng ôm cảtrái đất”, mãi vềsau mới rứt ra được. Vậy thìđồng chí hãy xem ởbài đó, phải chăng lý trí thì tựkhẳng định tính Ðảng, tính Cộng sản, nhưng khi sáng tác thì đểlôi đi, có những chỗgợi chủquan, siêu hình. Tôi nhắc lại, tôi chỉbăn khoăn chứkhông phải khẳng định. Nói thêm vềcác chủđề: ngoài nhữngbài như“Tâm sựÐảng viên”, “Muôn vàn tình thân yêu”…, thì bài “Người tôi theo mà chưa từng gặp mặt” tôi cũng thích. Tứthơtốt, bài vềÐảng cũng vậy. Nhưng câu viết Ðảng lịm đi thì thực ra đồng chí cũng chưa hiểu hết chữDéperir. Nhưng câu này sai ởchữkhông còn sống nữa, chủquan tôi hiểu nhưvậy, còn bài này thì nhiều chỗtốt, nhiệt tình. Ðấy, một sốbài có lỗi nghĩ trừu tượng. Ðoạn nói về đồng hồLiên Xô, Trăng Trung Quốc nhiều người không quen đồng chí thì không hiểu. Nhưtôi buổi đầu còn du học thì tôi chưa tin Liên Xô. Vềsau Ðảng dạy mới tin. Hình tượng hoá sựngây thơ, dễcho bọn xấu moi móc. Cơbản đoạn đó, tôi không đồng ý, dù có sửa chữthì hình tượng đó cũng không nên dùng. Ngoài ra cũng có chỗcần xét vềmặt sách lược; ÐảDe Gaulle, đảsinh tồn chủnghĩa của J.P. Sartre là không đúng. Câu viết: Ta đánh Mỹ, vậy thì ta tồn tại đã đúng chưa? Lẽnào chỉcó đánh Mỹta mới tồn tại? Cần gì phải chọi lại Descartes? Nếu một người Mỹđọc câu này thì họlo: “Chết, thằng Việt Nam nó đánh mình mãi thôi”? Lại nói không kiên cường đánh Mỹkhông nên người thì có được không? Ngoài ra, trong bài “Muôn vàn tình thân yêu…”, riêng câu diễn ý Bác nói: không thích gọi trận đánh chết nhiều người là đánh đẹp, xem có phải dùng chữmà hiểu sai ý Bác, vô tình sa vào chủnghĩa nhân đạo chung chung siêu giai cấp? Vì có một em học sinh vướng mãi vào câu thơđó không dứt được.

Trần Dũng Tiến:

Cùng làm việc và sống với anh Việt Phương, tôi khẳng định Việt Phương là cán bộcó tín nhiệm. Ðọc thơViệt Phương tôi nghĩ không có gì vẩn đục cả, không có gì là phản tiến hoá. Ðó là suy nghĩ của một người cộng sản chân chính. Bởi vì hiện tại ít nhiều người cộng sản đều phải phấn đấu nhưthế, phấn đấu nhiều. Mà lẽra là ta phải phấn đấu. Theo tôi biết, nhân dân lao động còn yêu cầu ởđảng viên rất nhiều, nhiều vụkhiếu tốđềđạt lên trên. Việt Phương nói đến những điều đó, có dũng cảm. Trong tập thơcó những bài hay, ý hay. Tôi đã được đọc trước, có bài còn gai góc hơn mà ởtập này đã bỏra. Tôi nghĩ thơViệt Phương là loại thơtựsự, cũng nhưAragon (phần nào). Còn việc dọn ra món ăn bài này, bài khác cho người ta dễhiểu hơn, ăn được, lại là chuyện khác, cần có sựnghiên cứu. Vì không phải làm thơcho mình nữa rồi. Nhìn kỹvào thì Việt Phương vẫn còn hiện thực. Nhưng hiện thực mà Việt Phương hiểu, sống, khác với anh em khác nhưPhạm Tiến Duật, Lý Phương Liên… chất liệu mỗi người có một môi trường nhất định.Chất liệu Việt Phương còn thiếu cụthể, mà là khái quát. Tôi nghĩ sáng tác có đa dạng nhưvậy cũng là tựnhiên. Ðọc thơViệt Phương, ta thấy anh muốn nói trách nhiệm. Người Cộng sản có nhiều điều đáng lo hơn, chứkhông phải chỉlo “đánh tổtôm”. Gớm, cái “nạn tổtôm” còn nhiều. Tôi lại nghĩ thơcần những hình tượng sâu sắc, chứkhông cần những thứtẻnhạt. Tóm lại, thấy Việt Phương có những bài hay, nhiều ý hay. Tôi đồng ý khi in đã bỏnhiều bài, giá nhưmột sốbài còn nên gọt nữa. Riêng tôi hiểu, bài “Cuộc đời yêu nhưvợcủa ta ơi” là có lý tưởng, nhưng hiểu một cách trích đoạn thì hơi nguy hiểm. Dưluận vềtập thơcó gây sóng gió. Nhưng tôi xin kiến nghị: đểcho tựnhiên. Cần sửa chữa, cắt những chỗcầu kỳ vềhình thức. Ðôi khi mình lại gán cho Việt Phương mà không phải ý của Việt Phương chăng? Ðến bây giờtôi vẫn chưa hiểu hết chữ EmCòi ôtô màu than đen là sao? Vậy, động cơtưtưởng của Việt Phương tôi cho là đẹp đẽ. Thơhay, ý hay nhưng thiếu thực tế. Xin cốgắng đểdễhiểu hơn, đềnghịcứtựnhiên…

Vũ Khiêu:

ThơViệt Phương đã có nhiều dưluận. Bản thân tôi cũng có làm nhiệm vụgiải thích. Riêng tôi thấy Việt Phương có một phương hướng sáng tác đa suy tưởng vào thơca. Tôi tán thành phương hướng đó. Thơnhất định phải có tưtưởng. Trước đây, những tập thơmô tảbằng phẳng ít được chú ý. Nhà thơphải sáng tác với tâm trí, trách nhiệm của mình theo Ðảng. Tôi thấy đồng chí Việt Phương đã có những điểm thành công, vì đây là những suy nghĩ tốt. Ðừng tách ra từng câu, đặt vào toàn bài, toàn tập, và đặt câu đó vào bài, rút ra ý nghĩa cảtập: đây là suy nghĩ của con người vững tin ởÐảng, có tâm hồn trong trắng. Mà những suy nghĩ đó gắn liền với thời đại, với giai cấp, với những vấn đềta đang sống. Thành công của Việt Phương là chỗđó, là tốt. Có những câu cụthểgây dưluận thì ta cũng thấy là dưluận chưa nhất trí. Chưa nhất trí vềcách hiểu. Cho nên chỉcó thểgợi cho tác giảsuy nghĩ. Anh Việt Phương có những suy nghĩ chân thành, có tâm, vềnhiều vấn đề, cảvấn đềthành tựu khoa học. Cho nên phải hiểu. Ngay câu Ðảng là cái ranh giới giữa ngay thẳng và gian tà…, tôi hiểu Việt Phương muốn nói Ðảng là sức đấu tranh của chúng ta với thói hưtật xấu. Phải hiểu nhưhiểu ý Lênin đã nói “Người cộng sản xây dựng bằng chất liệu khác”. Tóm lại Việt Phương viết với tâmhồn trong trắng và thành thực, bài học kinh nghiệm là chú ý đến tính quần chúng trong tập thơ, đừng đểngười ta không hiểu mà cứhỏi là “nói ai?”.

HồTôn Trinh (Hoàng Trinh):

Tôi thì trước khi đọc và sau khi đọc vẫn là tin ởtác giả, cho nên không có gì phải giải thích.

Tập thơtỏra có nhiệt tình, một sốbài tốt. Việt Phương có những thành công bước đầu và tôi tin anh sẽtrởthành nhà thơtốt. Có một sốđoạn gây hiểu lầm là vì quan niệm đơn giản vềtình hình văn nghệ, do tác giảchủquan. Chưa biết bạn đọc thường hay liên hệvới toàn bộbối cảnh, dù người ta có tin cậy anh Việt Phương thì vẫn cứliên hệ. Tôi chỉxin cung cấp một kinh nghiệm. Hiện nay châu Âu đang thịnh hành quan điểm “con người tựlừa dối” (Autohypocrisie và nó kích sáng tác phải tìm tòi, “nói thật”). Tôi nghĩ bây giờta nên chống những quan điểm xét lại là chính, đồng thời cũng chống sơlược, giáo điều. Tôi hiểu anh Việt Phương không muốn bình thường, muốn sáng tạo và vềcơbản tập thơthì ai cũng hiểu động cơtốt. Nhưng động cơsáng tác tốt mà thểhiện chưa được hoan nghênh lắm thì cũng nên suy nghĩ, nhất là chú ý đừng “tiền phong chủnghĩa”.

ChếLan Viên:

Ởcác cuộc họp khác không nhắc con người tác giả. Nhưng ởđây các anh nhắc con người tác giảlà cần thiết. Chính cần khẳng định đểkhông cần nhắc Nhân văn, Nobel ởđây.

Nên hiểu một người đểđọc sách họ. Nên hiểu cảtập sách không nên hiểu qua một câu. Nếu đọc riêng một vế mong cho chóng lớn mà ăn cướp thì nguy cho người viết. Có lần tôi cũng đã nói nếu đọc tách từng câu thì đến thơanh TốHữu cũng sẽbịhiểu lầm. Nhưng sao lại không chú ý cảbài thơcủa người ta? Theo kinh nghiệm của tôi thì khi mình viết phải nghĩ trước mắt mình có môi trường độc giảcảnhững người không thích mình. Ðọc trong phòng lại khác, tôi đã bảo anh Việt Phương đăng báo dần đểlàm quen với bạn đọc, cho nên khi in thành sách thì vội. Nhìn vào tập thơmà tôi đã đọc trước khi in, tôi thấy có người tốt khen, có người chưa hiểu. Riêng tôi, khẳng định tập thơlà tốt. Vì sao? Vì nó chống chủnghĩa đếquốc, chống xét lại. Tác giảca tụng Việt Nam (điểm ca tụng Việt Nam) thì tôi nghĩ ca tụng quá mức, không nên đưa Việt Nam lên quá mức). Một trong những bài hay là bài viết Khóc Bác. Nhưng chỗyếu của thơViệt Phương: thiếu thực tế. Bảo rằng Việt Phương không có sựsống là không đúng, chỉlà thiếu cụthểtrong sựsống (nỗi đau gì, cần nói rõ, không gian và thời gian trong môi trường cụthểhơn…).

Thơcó quyền và cần đi vào suy tưởng, Việt Phương đưa đến một tiếng nói, trảgiá bằng suy tưởng của mình, do đó tập thơcó sức nặng, đọc xong người ta muốn đọc lại. Vì những vấn đềnêu lên đều nói vềÐảng, vềlịch sử, vềnhân dân. Nói vềÐảng ngay cảnhững điều còn gai góc. Nói tình yêu cũng có suy nghĩ chứkhông riêng trai gái. Có sựdũng cảm. Nhưng vì thiếu vốn sống cụthểnên có bài rơi vào duy lý, không khéo sa vào duy tâm. Ví như: bây giờthì đã cần đặt vấn đề“nỗi đau trái đất” làm gì?

Ðếm tỷlệsốcâu, sốbài chưa đạt ít. Xem thơphải nhưxem cánh đồng. Phải nhìn vào cơbản tốt. NhưvềThái Bình 7, 8 tấn tuy cũng có đám ruộng còn bỏhoang. Trong văn học ta hiện nay, tính bảo thủnặng hơn sáng tạo. Người nào muốn tiến lên thì phải trảgiá. Cũng có người rơi vào Formalisme vì không có nội dung. Nhưng anh Việt Phương thì có nội dung. Vậy tóm lại: 1 tập thơtốt, có câu sai, có chỗđược, chỗchưa được. Anh Việt Phương cứtiếp tục.

Lưu Trọng Lư:

Tôi mới được đọc. Xin phát biểu chân thành với tác giảvài ý. Tôi đánh giá cao bài “Âm vang” (trước gọi là bài Quảng Bình). Tôi mừng cho Việt Phương, dù là hướng sáng tác của tôi khác Việt Phương.Tôi đồng ý thơlà phải có tưtưởng triết lý, có điều không phải tựlàm tưtưởng. Những câu thơđạt nhất là tưtưởng từthực tế. Tưtưởng không thểthoát ly thực tế, nên đi từcuộc sống hàng ngày mà nâng lên. Do đó, thơViệt Phương những cái được thì rất thích. Ví nhưnhững câu trong bài “Âm vang” (ngâm một đoạn) tôi rất thích, ai dám bảo là không suy tưởng, nhưng khi suy nghĩ trừu tượng, làm tưtưởng chưa xuất phát từthực tếthì có chỗxa lạ. Tôi hiểu lòng của anh, tâm hồn của anh nặng vềcái mới. Có những bài hay, những hình tượng hay nhưtrong bài Khóc Bác. Tâm hồn, thiện chí của anh muốn đóng góp một cái gì đấy. Ðọc thấy không sai đã đành và không bẻđược. Ðây không nói, chính sách. Nói thì dễ, viết thì cần rút ra bài học. Trước hết, Ðảng gọi chúng ta vào thực tếlà đúng. Sau đó phải nhớcâu hỏi: ai đọc chúng ta? Tôi không dám nói là “siêu hình” nhưanh Nhị, nhưng cũng nên rỉnhau chú ý.

Xuân Diệu:

Tôi là một trong những người ủng hộtập thơra. Tôi không giới thiệu, nhưng ai giới thiệu thì tôi ủng hộ. Tôi đã có đọc trước khi in và có nói với Việt Phương: “Thơcủa cậu là thơởLaboratoire”. Tôi tuy đảthơthuần lý nhưng không thù. Vì tôi nghĩ làm thép cũng có nhiều công thức. Sởdĩ tôi ủng hộthơnày ra là vì nó đặt được những vấn đề. Hôm nay tôi cũng khẳng định chính trịtưtưởng của nó là tốt (tuy trong sách lược địch, ta, còn có chỗhởnhưmắng De Gaulle, đảtháp Eiffel… Ðứng vềtưtưởng thì không nên hợm mình mà đảtháp Eiffel). Vềchính trịtưtưởng tốt, vậy thì do đâu mà có phản ứng ởvài bài? Một phần có va chạm người đọc, người đọc cho là tác giảkiêu. Tôi đồng ý cảnh giác cái kiêu cá nhân, nhưng đã là cái “kiêu” tựhào của anh thi sĩ, coi mình nhưlong nhưhổthì đúng và không sợ.

Anh Nhịđòi hỏi có gắt gao và tôi không ngờ, nhưng đểanh Việt Phương nghiên cứu. Tuy ta đềphòng chủnghĩa xét lại, nhưng phải gãi cho đã ngứa và cho công chúng cái thật. Hiện còn tồn tại hai cách: Trong báo, ởđài nói khác, ra ngoài nghĩ khác. Thật là vô lý! Và nguy hiểm nếu mình thấy cái sai mà không nói. Tiết mục “Thợxây kểchuyện” ởtrên đài, tôi rất thích.

Vũ Ðức Phúc:

Tôi cũng khẳng định là tập thơtốt. Và anh Việt Phương là người tốt. Ðọc cảtập thì được, nhưng tách ra còn có vấn đề. Câu Trận đánh tuyệt đẹp: không nên hiểu Bác là một anh tiểu tưsản. Tôi đồng ý có người suy luận, bẻqueo. Không cứgì với thơViệt Phương mà tôi viết lý luận cũng có người bẻqueo. Ðến Mác-Ăng-ghen cũng còn có người giải thích sai! Cho nên nói vềBác, vềÐảng là phải thận trọng. Không tán thành ý nói có hai sựthật và muốn giấu đi. Ý thơBác là phải vút lên: Bỗng nghe vần thắng vút lên cao. Ta phải hiểu từđó mà tìm cái tiến lên, phấn khởi. Cái đau khổkhông phải là cách mạng chân chính…

Xuân Diệu (ngắt lời):

Thếtôi hỏi anh Vũ Ðức Phúc, anh có lúc nào đau không? Bác Hồcó đau không?

Vũ Ðức Phúc:

… Có khi mức độnghĩ, tiếng là đúng, nhưng đặt vấn đềvào một hoàn cảnh thành không đúng. Bây giờmà không làm cho người đọc phấn khởi là không đúng. Phải hiểu cách nào không hại cho cách mạng đang ởtrong thếtấn công.

Riêng chữ lịm ởtrong bàiÐảng là sai, sách kinh điển là: Nhà nước tựtiêu vong.

Hoàng Ước:

Tôi xin nói ý kiến cá nhân, không phải đại diện cho tổchức. Tôi tán thành những ý kiến của các anh Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Khiêu, ChếLan Viên, Trần Dũng Tiến. Tôi phản đối ý kiến của các anh Hoàng Xuân Nhị, và chừng nào anh Vũ Ðức Phúc và anh HồTôn Trinh. Nhưng hôm nay chưa phải vấn đềtranh Luận. Ðây tôi chỉnói hai ý kiến đểgóp phần làm rõ nội dung tưtưởng của tập thơ. Nếu tôi ởtrong Nam, tôi sẽdùng một sốbài của Việt Phương đểgiáodục anh em thanh niên trong kia, vì nó là ngọn lửa, thắp sáng tựhào của chúng ta. Từtrong B ra tôi thấy cuộc sống có Ðảng ta, tôi khâm phục lắm. Ðảng ta anh dũng lắm. Còn nhưvấn đềđau hay không?, thì có đau chứ, không đau thì sao mà chiến đấu. Ðừng nghĩ đơn giản. Trong Nam, chúng tôi có đau mà vẫn nghe Giao hưởng. Vậy đừng nên tầm thường hoá người đọc. Bác Hồcũng không buồn, Bác chỉđau. (Xuân Diệu: câu thơcủa anh TốHữu: Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu). Vậy ta có quyền đau. Tôi chỉsợngười ta quên mất đau. Cho nên, mỗi lần ra đây, chúng tôi đi viếng mộanh Nguyễn Chí Thanh. Tóm lại đây là một tập thơtrong sáng. Tôi chẳng băn khoăn gì vềchủđề. Chủđềđã rõ là chiến đấu, là đánh Mỹ, trong đó có chúng tôi. Tất nhiên còn câu hớhênh, mong rằng tác giảcốgắng tiếp thu, đểkhi tái bản sửa chữa tốt hơn nữa.

18 giờ– Một vài bạn còn định nói nhưng đã quá giờ, chủtoạđềnghịanh Việt Phương phát biểu thu hoạch.

Việt Phương:

Tình đồng chí xây dựng trong cuộc họp làm tôi rất cảm động. Nhiều lời của các anh là những bài học đối với tôi. Lúc bắt đầu buổi họp, tôi có nêu lên rằng vềmột sốcâu trong một sốbài, tôi đã có suy nghĩ, tựkiểm điểm. Bây giờlà lúc tôi xin nói vềchỗấy.

Nhưng trước đó, tôi xin phép trình bày rõ thêm đôi điều:

Anh Nhịnghĩ rằng tôi nặng tình yêu hơn căm thù. Vâng, đó đúng là ý nghĩ và tâm tính của tôi. Tôi đặt tình yêu Ðảng, yêu Tổquốc, yêu nhân dân, yêu chủnghĩa xã hội là cơsở, là nền tảng của lòng căm thù với bọn đếquốc, tưbản. Nhưthếkhông phải là ít căm thù. Tôi hiểu rằng Ðảng ta, đồng chí Lê Duẩn thường giáo dục chúng ta nhưthế. Cho nên, trong 1 bài của tập thơ, tôi viết câu: Ta đánh Mỹbằng tình yêu vĩ đại…, rồi tiếp sau đến câu: Ta đánh Mỹbằng căm thù vĩ đại.

Vềtên của tập thơ, vốn lúc đầu tôi đặt là: Tình thân yêu. Các đồng chí biên tập của Nhà xuất bản và một sốđồng chí khác có góp ý là cái tên ấy hơi giống tên một vài tập thơtrước (Những tiếng thân yêuTôi đến, tôi yêu), nên tôi đổi lại là Cửa mở, cũng trong nội dung và tinh thần nói vềlòng tin yêu đối với Ðảng, Tổquốc và Nhân dân lao động, là chủđềchính của tập thơ.

Tôi có nói vềnỗi đau trong một sốbài, tỷlệkhông nhiều. Mà tôi nghĩ rằng tôi đã cốnói đúng nhưý anh Vũ Ðức Phúcphát biểu khi nãy, tức là nói nỗi đau của người cộng sản vươn lên, chiến đấu. Tôi viết: Những nỗi đau sinh nởNhững nỗi đau sáng búa liềmNỗi đau ta mài sắc những bàn chông. Vềbài “Nỗi đau trái đất”, thì tên bài có chữđau, nhưng chủđềlà ca ngợi niềm vui, và niềm vui của cuộc sống của chúng ta trên trái đất, chứkhông phải ởtrong vũ trụ. Chủđềấy tôi viết rõ ràng trong 4 câu cuối:

Trái đất của ta, hạt bụi li ti mà ta yêu quý thế

Ôi cuộc đời người, vui đến cảkhi đau

Chỉmiễn là chẳng bao giờ: mặc kệ

Ta sống say mê mỗi bình minh nhưthểsớm mai đầu

Lúc viết, tôi nghĩ rằng: Ca ngợi niềm vui cuộc sống, mà trực tiếp kểnhững điều vui thì cốnhiên là đúng rồi. Nhưng nếu nói đến cảnỗi đau cũng làm nởra niềm vui (của chiến đấu và chiến thắng, của trách nhiệm xoá bỏnỗi đau, không mặc kệđược), thì niềm vui cuộc sống càng rõ, càng lớn. Còn một sốgiảthuyết khoa học vềvũ trụvà những tưởng tượng tôi thểnghiệm đưa vào, là chỉcốt đểnêu tầm cao rộng và sức mạnh của niềm vui trong cuộc sống ởtrái đất, đó là thuộc vềbiện pháp thểhiện, chứkhông có ý gửi gắm trong đó tưtưởng vũ trụ, thoát ly trái đất.

Vềcâu thơ: Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là đánh đẹp, cho phép tôi được nói rõ hơn cách hiểu của tôi: đánh tiêu diệt nhiều sinh lực Mỹ, nguỵlà rất tốt, rất cần, đó là những trận đánh oan hliệt, đáng ca ngợi, kinh nghiệm nên phổbiến đểđánh thêm ngày càng nhiều trận tiêu diệt lớn. Chỉcó điều là rung động thẩm mỹởđây thì chưa được hợp. Tiếp gần câu đó, tôi đã viết câu: Lòng Bác đối với quân thù nhưsắt thép. Vềcách hiểu của tôi, tôi xin phép nêu vắn tắt nhưvậy.

Bây giờtôi xin nói vềkhuyết điểm của tôi trong tập thơ:

Vềgiá trịvăn học, vềphương pháp sáng tác, tập thơcó những non yếu của một người mới tập làm thơ. Bên cạnh những non yếu đó, tập thơcòn có khuyết điểm là: trong một sốbài, có một sốcâu viết dễgây hiểu lầm của người đọc, và có thểbịgiải thích trái ngược hẳn với tưtưởng và tình cảm người viết.

Sựsơxuất này, tôi tựkiểm điểm thấy là do:

Trong những câu ấy, sựcân nhắc cảvềý và lời còn thiếu chín chắn, chặt chẽ, đểbảo đảm nêu ra những điều thích hợp, và nêu thật chính xác, không gây hiểu lầm.

Cách diễn đạt thường cầu kỳ, khiến càng dễgây hiểu lầm thêm. Cách diễn đạt cầu kỳ này, bản thân tôi không ham chuộng, đây là một nếp cũ mà tôi cốrũ đi chưa xong.

Tôi ngẫm nghĩ vềhai thiếu sót trên đây, thì thấy một nguồn gốc chung là thiếu hiểu biết sâu sắc cuộc sống của quần chúng, cách nghĩvà cách nói của nhân dân lao động.

Qua khuyết điểm của bản thân, tôi càng thấm thía bài học phải luôn luôn bám sát thực tếởcơsởvà học hỏi nhân dân lao động.

Có một điều mà tôi có bổn phận phải nói: Vềnhững câu sơhởcó thểgây hiểu nhầm, một sốđồng chí và các đồng chí biên tập của Nhà xuất bản, cụthểlà đồng chí Hoàng Minh Châu, đã gợi ý cho tôi cân nhắc trước lúc in vì sựthiếu kinh nghiệm, giản đơn tưởng rằng không có hiểu lầm được, nên tôi đã không sửa chữa được sốcâu sơhởđó.

Tôi hiểu rằng trong cuộc họp này, các đồng chí đã khẳng định cho động cơviết và nội dung tưtưởng chính trịcủa toàn tập thơlà tốt. Tôi xin có lời nhờcậy các đồng chí giúp đỡ, giải thích giúp tôi khi cần thiết, nhưnhiều đồng chí đã làm, đểtránh sựhiểu lầm, và tránh cảcách giải thích cắt xén câu, chữvới dụng ý không tốt. Xin rất cảm ơn các đồng chí.

NhưPhong (kết luận):

Chắc chắn rằng còn nhiều đồng chí muốn phát biểu nữa. Nhưng thì giờchỉcó hạn. Vảlại đến đây, cuộc họp đã thu được nhiều kết quảrồi, mà kết quảtốt nhất là anh Việt Phương đã nhận ra những chỗnào trong tác phẩm của mình là được và chưa được.

Các ý kiến phát biểu ởđây đều rõ ràng cả. Xin miễn tóm tắt. Có mấy điểm rõ ràng là chúng ta đã nhất trí với nhau:

Con người của tác giảkhông có vấn đềgì cả. Ðiểm này ởđây quan trọng. Vì nó loại trừnhững dưluận này, nọcho rằng trong thơViệt Phương có những câu, những chữcó thểcoi là “biểu tượng hai mặt”. Một cán bộ, một đảng viên nhưViệt Phương không có lý do gì mà có những ẩn ý xấu cần phải nói bóng,nói gió, nói cạnh, nói khoé…

Tưtưởng tình cảm, chính trịtrong thơcủa Việt Phương không có gì lệch lạc. Ðó là những cảm nghĩ của một đảng viên vềnhiều vấn đềlớn và có khi cảmột sốvấn đềgai góc nữa trong thời đại, trong phong trào cộng sản quốc tế. Những cảm nghĩ ấy có khi sôi nổi (chưa chín chắn), có khi xa thực tế, nhưng đều chân thành và toát lên một niềm tin ởÐảng ta, ởdân tộc ta, ởcuộc chiến đấu của chúng ta…

Trong tập Cửa mở có một sốlời và ý mà người đọc hiểu khác đi (không nói hiểu đúng hay sai) nhưng hiểu khác với ý tác giảđịnh nói. Nguyên nhân làm hiểu khác đi ấy có nhiều: do tác giảdiễn đạt cầu kỳ, rắc rối; do người đọc tách rời văn mạch chung, cấu trúc chung của bài thơmà hiểu v.v… Dù sao, cũng phải thấy rằng tác giảmới vào nghềcòn thiếu nhiều kinh nghiệm, không biết môi trường quần chúng cụthể, không biết rõ đối tượng của mình, nên không tính toán, cân nhắc rằng: thơlàm riêng cho mình thì khác, mà thơđưa ra quầnchúng có thểkhác.

Có một sốý kiến trong chúng ta, có người nêu lên như: thơViệt Phương có bài có tưtưởng nhân đạo chủnghĩa siêu giai cấp không? Có bài có khuynh hướng duy tâm siêu hình không? Những ý kiến này chưa thểnhất trí được, vì chưa có thì giờđi sâu vào thảo luận. Vềphong cách, khuynh hướng, có thểcũng có nhiều ý kiến, nhưng ta cũng chưa có thì giờthảo luận được.

Anh Việt Phương đã tiếp thu một sốđiểm và có nói rõ ý định của mình trên một sốđiểm. Bây giờNhà xuất bản chúng tôi cũng xin tiếp thu những gì cần tiếp thu.

Tôi vốn là một anh hay táo bạo ủng hộcái mới trong văn học. Hễcái gì mà tôi phát hiện và khẳng định là mới, thì tôi ủng hộngay. Cũng có khi phát hiện và khẳng định sai. Nhưng nếu cứsợsai thì không dám làm gì. Nếu cứphảiđắn đo, thăm dò ý kiến chung quanh mãi, thì một tác phẩm tốt chẳng hạn như Bão biển không thểnào ra được.

Vềtập thơcủa anh Việt Phương tôi đã đọc hết cả, không những chỉnhững bài đưa in ởđây mà còn nhiều bài chưa in ra. Những cảm xúc, suy nghĩ của anh Việt Phương trên một sốvấn đề, không những tôi hiểu mà riêng tôi còn chia sẻ, còn tán thành… Việt Phương có một sốbài phê phán trong nội bộcán bộta và trong phe ta “dữdội”. Những bài ấy, tôi đã gác lại không đưa ra, vì lúc này không có lợi. Nhưng ngay cảnhững bài ấy, tôi cũng tán thành. Chúng ta trong những ngày này có những niềm vui rất lớn và có cảnhững nỗi đau lòng lớn. Và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không thấy đau lòng vềnhững chuyện ấy, không biết có còn là người đảng viên nữa hay không.

Giữa chúng ta là cán bộ, với quần chúng bình thường bây giờkhông khỏi không có một sựkhác nhau vềnhận thức, kiến thức. Có những ý kiến ta coi là thường vì luôn luôn nghiên cứu, thảo Luận, nhưng quần chúng không có điều kiện ấy thì khi nghe thấy không khỏi thấy là lạtai, là đáng ngờ… Chính quần chúng chúng ta tốt là ởchỗấy; thấy cái gì lạtai, đáng ngờ, thì phát hiện ngay, phản ứng ngay… Cần phải thấy đối tượng của mình là ai, khi nói một cái gì.

Khi duyệt một bản thảo, tôi dần dần có kinh nghiệm là: nên đọc bằng mấy con mắt khác nhau. Lần đầu, đọc bằng nhận thức, cảm thụcủa mình. Nhưng chưa đủ. Lại cần đọc bằng con mắt của một người đọc bình thường, với trình độnhận thức, cảm thụbình thường, xem có thểhiểu khác đi không. Cũng chưa đủ. Lại nên đọc bằng con mắt của kẻđịch, với những thủđoạn, phương pháp xuyên tạc của nó, xem có gì sơhởnó lợi dụng được không. Nhưng không phải đối với bản thảo nào cũng có thì giờđem soi vào ba tấm gơng khác nhau nhưvậy…

Bài học ởđây đối với Việt Phương cũng nhưđối với Nhà xuất bản có lẽlà phải có tính quần chúng: tính quần chúng không những chỉlà ởchỗdùng lời lẽgiản dị, dễhiểu, mà còn ởchỗcân nhắc xem lúc nào, chỗnào, nên nói gì thích hợp với quần chúng nữa.

Xin cám ơn các đồng chí đến dự…

(Giải tán lúc 18 giờ)
Nguồn: Báo Thơ số14, (Phụ san của báo Văn Nghệ số32, ra ngày 07.8.2004)

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *