NHỮNG CUỐN SÁCH KÌ LẠ NHẤT THẾ GIỚI
Mười năm trước, ông đã bắt tay vào một dự án để tạo ra “thư viện tối thượng”. Không có ấn bản đầu tiên của Jane Austen ở đây nhưng Thư viện người điên của Brooke-Hitching tập hợp những cuốn sách hiếm có, kì quặc mà phi thường nhất từ khắp nơi trên thế giới.
“Nếu bạn có thể tập hợp một thư viện tối tân, bỏ qua giá trị hoặc ý nghĩa học thuật của những cuốn sách, thì bạn sẽ chọn những cuốn sách nào bỏ lên kệ; giả sử bạn có một cỗ máy thời gian và ngân sách không giới hạn?”, ông nói.
Khi theo dõi các giai thoại, chịu khó hỏi han trò chuyện với những người thủ thư và bán sách, lướt xem các danh mục đấu giá, ông bắt gặp cuốn sách như Kinh Qur'an dày 605 trang được viết bằng máu của Saddam Hussein. “Nếu cuốn đó ở trên giá sách, thì các cuốn nào sẽ đặt cạnh cuốn sách ấy?”, ông hỏi. “Tôi đã kể câu chuyện đó với những người bán sách và họ kể tôi nghe về một cuốn nhật kí mà họ đã có, từ thế kỉ 19, của một thuyền trưởng bị đắm tàu, người chỉ có các tờ báo cũ và những con chim cánh cụt. Fate of the Blenden Hall được viết hoàn toàn bằng máu của chim cánh cụt ”.
Có một số sách nằm trong thư viện như: nhật kí của người lính Hoa Kỳ viết về cuộc xung đột bởi cây vĩ cầm mà ông ta mang theo; nhật kí của chiến sĩ kháng chiến người Na Uy Petter Moen, dùng ghim châm vào những ô vuông giấy vệ sinh rồi để trong trục thông gió; hay cuốn sách hư cấu An Historical and Geographical Description of Formosa (tạm dịch: Một mô tả về lịch sử và địa lí về Formosa) của George Psalmanazar, một người đàn ông tóc vàng, mắt xanh, da trắng đặc giọng Pháp, đến London vào khoảng năm 1702 và tuyên bố mình là người Formosan, hay người Đài Loan đầu tiên đặt chân lên lục địa Châu Âu. (Rõ ràng là không ai từng ở đó và không ai biết người Đài Loan trông như thế nào và ông ta đã trở thành món bánh béo bở của xã hội thượng lưu”, Brooke-Hitching nói).
Thư viện của người điên là một cuộc hành trình thú vị vào những điểm lập dị sâu xa nhất của tâm trí con người - đó là chúng “khiến bạn nhận ra rằng, trên tất cả mọi thứ, con người luôn vui nhộn, kì lạ, luôn tò mò về mọi điều có thể”.
Brooke-Hitching nói, cách tốt nhất để hiểu về con người trong quá khứ là “hiểu được những điều khiến họ cười khúc khích… Điều đó có thể thật khôi hài, nhưng đó là thế giới văn học khác với những cuốn sách văn học học thuật thông thường”.
Dưới đây là những cuốn sách kì lạ nhất do Edward Brooke-Hitching lựa chọn
Cuốn Blood Qur'an (Kinh viết bằng máu) của Saddam Hussein (1999)
Vào sinh nhật lần thứ 60 của mình vào năm 1997, nhà độc tài Iraq Saddam Hussein đã ủy quyền cho nhà thư pháp bậc thầy Abbas Shakir Joudi al-Baghdadi tạo ra một Qur'an. Trong hai năm, mực được trộn từ 24 lít máu máu của Saddam Hussein và hóa chất để viết ra 336.000 từ trong 6.000 câu thơ. Đẹp một cách tinh xảo, Blood Qur'an cuối cùng được trưng bày trong nhà thờ Hồi giáo Umm al-Ma'arik ở Baghdad từ năm 2003.
Sau sự sụp đổ của Baghdad, các giám tuyển đã vội vàng cất giữ Blood Qur'an cho đến khi có phương án đối phó. Bởi người ta cấm tái tạo một Qur'an theo cách như vậy hay việc phá hủy một Qur'an là điều không tưởng, bất kể nó được tạo ra như thế nào. Năm 2010, phát ngôn viên của Thủ tướng Iraq, Ali al-Moussawi, đề xuất rằng Blood Qur'an nên được lưu giữ “như một tài liệu về sự tàn bạo của Saddam”, nhưng cuốn sách không được công khai, mà được giấu trong một căn hầm có ba các chìa khóa, mỗi chìa khóa được giữ bởi một quan chức nhà nước riêng biệt, không ai biết phải làm gì với cuốn sách này.
Book 17th of Notes – Travels in 1818 (tạm dịch: Ghi chú quyển thứ 17 – những chuyến du hành năm 1818) của Constantine Samuel Rafinesque (1818)
Năm 1818, nhà sử học tự nhiên người Pháp Rafinesque tới Kentucky để thăm nhà tự nhiên học John James Audubon. Rafinesque trở thành một vị khách khó chịu đến mức Audubon bắt đầu tạo ra những con vật địa phương để làm trò hề, điều này được người Pháp ghi lại và phác họa một cách trung thực. Ở đây có bốn loài cá giả: “Cá vây đôi Flatnose”, “Cá tầm Bigmouth”, “Cá chép trâu” và “Cá kim cương Devil-Jack”.
The Triangular Book (tạm dịch: Cuốn sách hình tam giác) của bá tước St Germain (khoảng năm 1750)
Đây là một cuốn sách huyền bí nói về bí quyết kéo dài tuổi thọ. Tác giả - bá tước St Germain bí ẩn và lập dị là một nhà thám hiểm và nhà giả kim, người đã làm rung động xã hội thượng lưu châu Âu thế kỉ 18 với tuyên bố đã khám phá ra bí mật trường thọ. Ông kể rằng ông đã già đến mức từng dự đám cưới tại Cana, nơi Chúa Giê-su biến nước thành rượu. Horace Walpole đã viết về tác giả này: “Ông ấy hát, chơi vĩ cầm một cách tuyệt vời và sáng tác nữa. Thật điên rồ”.
Poissons, ecrevisses et crabs (tạm dịch: Cá, tôm càng và cua) của Louis Renard (1719)
Vào thế kỉ 18, người châu Âu biết rất ít về động vật hoang dã của Indonesia. Renard thậm chí còn biết ít hơn, nhưng điều đó không ngăn được người bán sách người Hà Lan này tự tin cho ra đời bộ sưu tập hai tập đầy sức sống này. Mất ba mươi năm sáng tạo, tác giả cho ra đời 100 trang ảnh mang 460 hình minh họa về sinh vật biển. Tuy nhiên, ở tập thứ hai, cuốn sách rơi vào tình trạng không xác minh được thông tin khoa học với các huyền thoại. Điều này dẫn đến việc nhiều loài cá mang đặc điểm của chim, thậm chí con người với các họa tiết trang trí hình mặt trời, mặt trăng, ngôi sao và cả mũ đội đầu.
Compendium of Demonology and Magic (tạm dịch: Cuốn trích lược về chuyện ma quỷ và phép thuật; tác giả và thời gian không rõ)
Người ta đón cuốn sách tồn tại từ năm 1775, có hơn 35 trang được minh họa đặc biệt, vẽ nên những vết thương lòng: những con quỷ nuốt chửng tay chân, ngọn lửa và những con rắn bùng lên từ những vết nứt. Một hình ảnh một ảo thuật gia đang tìm kho báu, rồi phát hiện ra rằng đồng hành của anh ta đang bị một con quỷ đầu gà bắt giữ. Hình ảnh như một cảnh báo rõ ràng chống lại “tội ác thời thượng” là săn lùng kho báu dựa trên phép thuật còn phổ biến trên khắp châu Âu trong một thời gian.
La Confession Coupée ... ou la méthode facile pour se readyr aux confessions (tạm dịch: Lời thú tội) của Christophe Leuterbreuver (1677)
Cuốn sách này của một giáo sĩ người Pháp xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1677, và nổi tiếng đến mức nó đã được tái bản nhiều lần vào cuối năm 1751. Cuốn sách là món quà trời cho những tội nhân đãng trí vì nó bao gồm một danh mục khổng lồ về mọi tội lỗi thế kỉ 17 có thể tưởng tượng được, được chia thành các chương, đứng đầu là 10 điều răn.
Pátria Amada (tạm dịch: Quê hương yêu dấu) của Vinicius Leôncio (2014)
Tại Brazil vào năm 2014, một luật sư thuế là Vinicius Leôncio đã tạo ra một trong những cuốn sách lớn nhất thế giới như một hình thức phản đối. Kết quả của 23 năm làm việc, Pátria Amada là minh chứng sâu sắc cho sự phức tạp và vô lí của luật thuế Brazil. Leôncio là người đầu tiên tập hợp mọi mã số thuế của Brazil trong một tập (hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, vì 35 luật thuế mới được bổ sung vào luật của Brazil mỗi ngày). Cuốn sách dày 41.000 trang cao 2.1 mét, ngất ngưởng so với bất kì độc giả tiềm năng nào. Leôncio đã bỏ ra 1 triệu R$ (205.000 bảng Anh) tiền riêng của mình để in cuốn sách; phải trải nghiệm nỗi đau bệnh tật, những vấn đề phức tạp của hôn nhân, đời sống, cũng không ngăn được ông khỏi nhiệm vụ đối phó với một hệ thống thuế đã biến mất.
A Manual of Mathematics (Jinko ̄ki), không rõ tác giả, đầu thế kỉ 17
Đây là một cuốn sách khác biệt và phi thường. Thay vì sử dụng sơ đồ đoạn thẳng, tác giả sử dụng hình vẽ những con chuột ở nhiều tư thế khác nhau để minh họa cho các bài học về tiến trình hình học phức tạp và tính thể tích của các hình 3D.
20 Slices of American Cheese (tạm dịch: 20 Lát Phô mai Mĩ) của Ben Denzer (2018)
Chỉ có 10 bản sao được tạo ra từ 20 Slices of American Cheese. Một gói trong 24 lát pho mát Kraft Mĩ có giá khoảng 3.5 đô la (2.7 bảng Anh); 20 Lát được bán với giá 200 đô la. Tôi đã hỏi Emily Ann Buckler tại Thư viện Đại học Michigan về tình trạng của bản sao của nó. “Các bản sao tương đối ổn định'," cô ấy đảm bảo với tôi, "nhưng... chúng ta sẽ xem nó tồn tại được bao lâu".
THỤC QUYÊN theo The Guardian- NGUỒN:VNQĐ