VanVN.Net - Sáng 14.9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội đã khai mạc triển lãm Wilfred Burchett và Việt Nam, giới thiệu 100 tác phẩm do nhà báo nổi tiếng Australia Wilfred Burchett chụp Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
Wilfred Burchett phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh
Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà báo Wilfred Burchett (16.9.1911 - 16.9.2011), do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Australia, Thông tấn xã Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với họa sỹ George Burchett - con trai Wilfred Burchett, thực hiện.
Từ lâu, Wilfred Burchett đã được biết tới là người bạn lớn, người ủng hộ hết mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Năm 1954, Wilfred đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc ở Thái Nguyên để nghe giới thiệu về tình hình Đông Dương. Cuộc gặp gỡ ấy đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc. Sau đó, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết sách đặc tả chân thực các giai đoạn của cuộc đấu tranh giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Ông đã có 8 đầu sách về Việt Nam. Các ấn phẩm sách, báo và phim về Việt Nam của ông đã có ảnh hưởng lớn đến dư luận thế giới về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, làm dấy lên phong trào đấu tranh phản đối cuộc chiến phi nghĩa này.
Wilfred cũng là người bạn thân thiết của nhiều lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Khi được hỏi ai là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với ông trong suốt sự nghiệp làm báo của mình, ông từng nói: “Hồ Chí Minh - một con người cực kỳ minh triết, giản dị, khiêm nhường, một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính”. Ông cũng là phóng viên phương Tây đầu tiên trực tiếp đi thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và được đi cùng Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nhà báo Wilfred Burchett
Wilfred Burchett và Việt Nam trưng bày 100 bức ảnh ông chụp tại Việt Nam từ tháng 3.1954, khi ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên, tại an toàn khu Thái Nguyên, cho đến tháng 5.1966, khi ông thực hiện cuộc phỏng vấn có ghi hình đầu tiên với Bác Hồ. Triển lãm gồm 3 phần: Phía Bắc vỹ tuyến 17 - tập hợp những bức ảnh về chiến khu Việt Bắc, về Điện Biên Phủ, về cuộc sống thường nhật và hoạt động lao động sản xuất của người dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1956; Chiến tranh du kích - Câu chuyện từ trong lòng chiến khu, gồm những bức ảnh chụp trong vùng giải phóng miền Nam những năm 1963 - 1964, đặc tả quá trình sống và chiến đấu của quân và dân miền Nam Việt Nam; Bắc Việt Nam - tổng hợp những bức ảnh diễn tả toàn cảnh miền Bắc Việt Nam năm 1966 trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang tự “lừa dối mình” khi tưởng rằng “ném bom ở miền Bắc thì họ sẽ có thể thắng ở miền Nam”, quân dân miền Bắc đoàn kết, dốc sức kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
3 phần của triển lãm được hình thành dựa theo 3 quyển sách của nhà báo Wilfred Burchett. Năm 1955, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên về Việt Nam Phía Bắc vỹ tuyến 17. Đó là cuốn sách tiếng Anh đầu tiên viết về miền Bắc Việt Nam sau khi giành lại độc lập từ người Pháp. Phần II là từ cuốn sách Câu chuyện từ trong lòng cuộc chiến tranh du kích - ấn phẩm từng được nhiều người tìm đọc nhất thế giới, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Phần III dựa theo Bắc Việt Nam - xuất bản năm 1966 - tác phẩm cho thế giới biết nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (khi ấy thường gọi là Bắc Việt Nam) đang chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài chống Mỹ xâm lược. Hai bộ phim tư liệu chiếu tại triển lãm: Bắc Việt Nam - cuộc sống dưới bom và Trong bưng biền Việt Cộng, cũng là tác phẩm do Wilfred thực hiện cùng với nhà làm phim Roger Pic.
Toàn bộ ảnh, phim, cùng chú thích và thông tin đi kèm đều do họa sỹ George Burchett - con trai của cố nhà báo Wilfred Burchett, sinh tại Hà Nội vào năm 1955, sưu tầm và lựa chọn. Điều đặc biệt là triển lãm lần này có một số bức ảnh lần đầu tiên được công bố. Ông George Burchett kể: “Năm ngoái, khi đến cơ quan lưu trữ của Bungaria, tôi bất ngờ tìm thấy âm bản gốc các bức ảnh của cha tôi chụp về Việt Nam trước kia mà tôi chưa từng biết. Qua các sách cha tôi viết, tôi được hiểu thêm về những bức ảnh này. Với tôi, đó là một cuộc viễn du khám phá cả về thời gian và không gian, trở về với lịch sử Việt Nam những năm độc lập đầu tiên...”. Theo George Burchett, các bức ảnh này nói được nhiều điều, vừa miêu tả sinh động đất nước và con người Việt Nam trong những khoảnh khắc bình yên và khói lửa; vừa khắc họa hình ảnh những con người lao động hăng say xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giành độc lập, tự do. Những bức ảnh ấy đã lý giải tại sao nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Sáng 14.9, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội đã khai mạc triển lãm Wilfred Burchett và Việt Nam, giới thiệu 100 tác phẩm do nhà báo nổi tiếng Australia Wilfred Burchett chụp Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
Wilfred Burchett phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh
Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà báo Wilfred Burchett (16.9.1911 - 16.9.2011), do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Australia, Thông tấn xã Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với họa sỹ George Burchett - con trai Wilfred Burchett, thực hiện.
Từ lâu, Wilfred Burchett đã được biết tới là người bạn lớn, người ủng hộ hết mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Năm 1954, Wilfred đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc ở Thái Nguyên để nghe giới thiệu về tình hình Đông Dương. Cuộc gặp gỡ ấy đã để lại trong ông những ấn tượng sâu sắc. Sau đó, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết sách đặc tả chân thực các giai đoạn của cuộc đấu tranh giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Ông đã có 8 đầu sách về Việt Nam. Các ấn phẩm sách, báo và phim về Việt Nam của ông đã có ảnh hưởng lớn đến dư luận thế giới về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, làm dấy lên phong trào đấu tranh phản đối cuộc chiến phi nghĩa này.
Wilfred cũng là người bạn thân thiết của nhiều lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Khi được hỏi ai là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với ông trong suốt sự nghiệp làm báo của mình, ông từng nói: “Hồ Chí Minh - một con người cực kỳ minh triết, giản dị, khiêm nhường, một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính”. Ông cũng là phóng viên phương Tây đầu tiên trực tiếp đi thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam và được đi cùng Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nhà báo Wilfred Burchett
Wilfred Burchett và Việt Nam trưng bày 100 bức ảnh ông chụp tại Việt Nam từ tháng 3.1954, khi ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên, tại an toàn khu Thái Nguyên, cho đến tháng 5.1966, khi ông thực hiện cuộc phỏng vấn có ghi hình đầu tiên với Bác Hồ. Triển lãm gồm 3 phần: Phía Bắc vỹ tuyến 17 - tập hợp những bức ảnh về chiến khu Việt Bắc, về Điện Biên Phủ, về cuộc sống thường nhật và hoạt động lao động sản xuất của người dân miền Bắc giai đoạn 1954 - 1956; Chiến tranh du kích - Câu chuyện từ trong lòng chiến khu, gồm những bức ảnh chụp trong vùng giải phóng miền Nam những năm 1963 - 1964, đặc tả quá trình sống và chiến đấu của quân và dân miền Nam Việt Nam; Bắc Việt Nam - tổng hợp những bức ảnh diễn tả toàn cảnh miền Bắc Việt Nam năm 1966 trong bối cảnh đế quốc Mỹ đang tự “lừa dối mình” khi tưởng rằng “ném bom ở miền Bắc thì họ sẽ có thể thắng ở miền Nam”, quân dân miền Bắc đoàn kết, dốc sức kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.
3 phần của triển lãm được hình thành dựa theo 3 quyển sách của nhà báo Wilfred Burchett. Năm 1955, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên về Việt Nam Phía Bắc vỹ tuyến 17. Đó là cuốn sách tiếng Anh đầu tiên viết về miền Bắc Việt Nam sau khi giành lại độc lập từ người Pháp. Phần II là từ cuốn sách Câu chuyện từ trong lòng cuộc chiến tranh du kích - ấn phẩm từng được nhiều người tìm đọc nhất thế giới, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Phần III dựa theo Bắc Việt Nam - xuất bản năm 1966 - tác phẩm cho thế giới biết nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (khi ấy thường gọi là Bắc Việt Nam) đang chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài chống Mỹ xâm lược. Hai bộ phim tư liệu chiếu tại triển lãm: Bắc Việt Nam - cuộc sống dưới bom và Trong bưng biền Việt Cộng, cũng là tác phẩm do Wilfred thực hiện cùng với nhà làm phim Roger Pic.
Toàn bộ ảnh, phim, cùng chú thích và thông tin đi kèm đều do họa sỹ George Burchett - con trai của cố nhà báo Wilfred Burchett, sinh tại Hà Nội vào năm 1955, sưu tầm và lựa chọn. Điều đặc biệt là triển lãm lần này có một số bức ảnh lần đầu tiên được công bố. Ông George Burchett kể: “Năm ngoái, khi đến cơ quan lưu trữ của Bungaria, tôi bất ngờ tìm thấy âm bản gốc các bức ảnh của cha tôi chụp về Việt Nam trước kia mà tôi chưa từng biết. Qua các sách cha tôi viết, tôi được hiểu thêm về những bức ảnh này. Với tôi, đó là một cuộc viễn du khám phá cả về thời gian và không gian, trở về với lịch sử Việt Nam những năm độc lập đầu tiên...”. Theo George Burchett, các bức ảnh này nói được nhiều điều, vừa miêu tả sinh động đất nước và con người Việt Nam trong những khoảnh khắc bình yên và khói lửa; vừa khắc họa hình ảnh những con người lao động hăng say xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giành độc lập, tự do. Những bức ảnh ấy đã lý giải tại sao nhân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù mạnh hơn mình rất nhiều.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn