VanVn.Net - Sinh trưởng ở miền sông rạch Kiên Giang, La Thị Ánh Hường tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Vừa làm báo vừa viết văn, nữ nhà văn trẻ tròn 30 tuổi này đã xuất bản bốn tập truyện ngắn: Người nổi tiếng, Vụng dại tuổi mười bảy, Như áng mây chiều, Những kẻ lãng mạn; đoạt hai giải thưởng văn học. Về lại thành phố sau khi tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, nhà văn trẻ La Thị Ánh Hường tâm sự: “Tôi có cái nhìn nghiêm túc hơn với văn chương, với những gì mình viết ra”.
Nhà văn trẻ La Thị Ánh Hường
* Lần đầu tham gia một cuộc hội ngộ văn trẻ cả nước là Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, kỷ niệm nào từ hội nghị này để lại sâu đậm trong chị?
Ánh Hường: Trong ngày thứ hai diễn ra Hội nghị, tôi và Lê Thùy Vân của đoàn TP Hồ Chí Minh được cử đi tặng sách ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, cách thị xã Tuyên Quang gần 100km. Con đường đèo núi gập ghềnh làm chúng tôi ai cũng mệt lả đi. Sau hơn 3 tiếng vượt qua đường đèo dốc, cuối cùng đoàn cũng đến nơi. Mọi mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi nhìn các em học sinh trong bộ đồng phục đứng xếp hàng đợi ngay tại khuôn viên của xã, những ánh mắt háo hức chờ đón được tận tay lật từng cuốn sách mới... Cũng trong chuyến đi ấy, tôi mới thực sự cảm nhận được giá trị của những trang sách đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa.
* Trong gian khó luôn ánh lên những niềm vui, những vẻ đẹp. Sau khi tham dự Hội nghị toàn quốc, nhìn lại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP Hồ Chí Minh lần 3, chị thấy có điều gì giống và khác nhau không?
Ánh Hường: Dù ở hội nghị nào đi nữa, tôi cũng bắt gặp chung sự đam mê văn chương trong ánh mắt của những người tham dự. Nếu như ở hội nghị địa phương, tôi đã quen gần hết những người tham dự thì ở hội nghị toàn quốc, có những bạn viết tôi chỉ quen tên chứ chưa gặp mặt lần nào. Hội nghị toàn quốc quy tụ mọi vùng miền nên những chia sẻ, câu chuyện tôi nghe được cũng phong phú hơn, lạ lẫm hơn.
Đoàn đại biểu Hội nghị VVT đi tặng sách ở xã Kim Bình (huyện ủy Chiêm Hóa - Tuyên Quang)
* Chắc chị có nghe bạn văn trẻ các nơi nhắc về những chuyện kiện cáo không hay trước Hội nghị toàn quốc…
Ánh Hường: Đặt chân đến Hà Nội, rồi Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) câu: “Đoàn TP Hồ Chí Minh đây à, sao ai cũng hiền khô. Vậy mà nghe lùm xùm quá trời”. Nói xong, họ cười cảm thông mà mình thấy chạnh lòng. Khi được hỏi trực tiếp câu đó, tôi có hơi khựng lại vì có chút bất ngờ. Song cũng chẳng biết trả lời làm sao. Chẳng lẽ đi khẳng định lại: “Chúng tôi hiền khô à! Đấy, bạn nhìn kỹ mười gương mặt của đoàn thành phố đi”, hay bác bỏ ý kiến của những vụ “lùm xùm” mà họ đề cập, cũng không được, đơn giản vì những người làm nên vụ lùm xùm ấy là người quen, là bạn bè tôi cả. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, họ cũng là cây viết của thành phố, và chắc chắn một điều, họ cũng như tôi, chẳng mấy dễ chịu khi nghe câu hỏi được lặp lại nhiều lần: “Đoàn TP Hồ Chí Minh đây à, sao ai cũng hiền khô, nghe lùm xùm cứ tưởng đâu “dữ dằn” lắm chứ!”.
* Đúng là chẳng mấy dễ chịu, nhưng thời gian sẽ giúp mỗi người tự nhìn lại và điều chỉnh mình một cách thỏa đáng. Về tình đồng nghiệp, nhất là với những nhà văn đi trước tại hội nghị toàn quốc thì sao?
Ánh Hường: Sau 5 ngày gắn bó với Hội nghị, với đoàn, mười người chúng tôi thân nhau như anh chị em trong nhà. Tôi vốn rất thích cuộc sống tập thể như thế, nhất là khi tránh khỏi vòng xoáy của đời sống thường nhật, đến một nơi xa xôi nào đó. Cảm giác những lúc như vậy, mọi người sống với nhau theo một cách trọn vẹn hơn. Có đủ thời gian để ngồi với nhau, chia sẻ những tâm tư, khát vọng... một cách cởi mở mà không bị bất cứ điều gì làm chi phối. Chính cách sống đó, chúng tôi đã tìm được sự đồng cảm với nhau sau chuyến đi.
Khi trở về từ Hội nghị, tôi vẫn nhớ mãi những ngày ấy, nhớ bạn bè đồng nghiệp. Chúng tôi í ới gọi nhau trên mạng, bảo gặp nhau đi, nhớ quá! Tôi có gọi cho một chị trong ban tổ chức hội nghị, bằng giọng chân tình, chị ấy nói gắn bó với nhau mấy ngày, giờ xa thấy nhớ. Vậy là tôi ấm lòng, cảm giác tin yêu và trân trọng vô bờ những cảm xúc ấy vì nó rất thật.
Đoàn văn trẻ TP. HCM với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà văn Võ Thị Xuân Hà
*Qua hai kỳ hội nghị văn trẻ thành phố và toàn quốc, có giúp ích gì về nhận thức sáng tác sắp tới của chị?
Ánh Hường: Tôi có cái nhìn nghiêm túc hơn với văn chương, với những gì mình viết ra. Tôi cũng cảm thấy văn chương càng có giá trị ra sao đối với cuộc sống, nhất là sau chuyến đi đầy kỷ niệm xúc động đến Kim Bình mà tôi vừa kể.
* Gặp gỡ giao lưu, có cơ hội đọc văn của nhau nhiều hơn. Chị có sự so sánh nào giữa văn trẻ TP Hồ Chí Minh với các vùng miền khác?
Ánh Hường: Tôi tâm đắc câu “đời người là cuốn tiểu thuyết” của nhà văn Trần Kim Trắc. Khi có cơ hội tiếp xúc với bất cứ bạn văn nào, tôi đều thấy cái hay, cái đáng học hỏi ở họ. Trong hội nghị vừa rồi, tôi không được tiếp xúc bạn văn ở khắp mọi miền, nhưng có gặp lại một số người đã là bạn trước đó, ở những vùng như Buôn Mê Thuột, Đồng bằng sông Cửu Long, cảm thấy họ đều rất thân thiện và chân tình, cũng giống như các bạn ở đoàn TP.HCM mà tôi có dịp tiếp xúc trong chuyến đi đó vậy.
* Chị quý mến tài năng những bạn văn trẻ nào cùng thế hệ?
Ánh Hường: Thế hệ 8X, tôi thích giọng văn trong trẻo của Nguyễn Thiên Ngân, Phương Trinh… Thơ thì tôi thích Nguyễn Phong Việt, Lê Thùy Vân.
* Mỗi khi ngồi trước trang văn, điều quan trọng nhất mà chị nghĩ đến?
Ánh Hường: Làm sao chuyển tải hết những gì mình nghĩ lên trang giấy và liệu điều đó có nhận được sự đồng cảm của bạn đọc.
* Đã có bao giờ chị cảm thấy sợ hãi hay muốn từ bỏ văn chương vì một lý do nào đó?
Ánh Hường: Tôi chưa từng có ý nghĩ bỏ văn chương. Tôi đến với văn chương để cuộc sống bớt tẻ nhạt. Văn chương đóng vai trò như một người bạn chân thành nhất đối với tôi. Người bạn đó sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với tôi những nỗi niềm trong cuộc sống đời thường, những cảm xúc tận sâu trong đáy lòng… Người bạn đó luôn ở bên tôi trong lúc vui hay buồn. Vậy thì cớ gì tôi lại bỏ, phải không nào?
* Chị có thể cho biết một ví dụ cụ thể…
Ánh Hường: Văn chương giúp tôi cân bằng lại cuộc sống. Có những lúc gặp chuyện không vui, hay những khó khăn, trắc trở nào đó, chỉ cần ngồi trước trang viết là tôi quên sạch tất cả những chuyện không vui đó. Cảm giác lúc ấy thật là thích.
* Vậy là chị đã chọn đúng người bạn tri kỷ cho mình. Còn với gia đình, có tác động gì đến con đường văn chương của chị?
Ánh Hường: Gia đình tôi không ai theo văn chương nhưng mọi người luôn ủng hộ và có phần tự hào khi thấy tên tôi xuất hiện trên báo.
* Lại một niềm vui đầy chia sẻ nữa. Chị là nhà văn trẻ xuất thân từ miền sông nước Cửu Long, chị có chịu ảnh hưởng từ các bậc tiền bối Nam Bộ nào không?
Ánh Hường: Từ khi biết chữ thì tôi chỉ đọc Kinh thánh vì ở nhà tôi chỉ có loại sách ấy. Năm 14 tuổi, gia đình tôi chuyển nhà lên Sài Gòn và từ đó trở đi tôi mới đọc sách. Ngày ấy, tôi đọc như “say” truyện của nhà văn Phan Thị Vàng Anh và họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang.
* Đã trẻ thì ít trải nghiệm sống. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng văn trẻ chỉ quẩn quanh đề tài tình yêu, tình dục và những chuyện lặt vặt, chị có cảm thấy thế?
Ánh Hường: Điều này tốt quá chứ sao. Họ viết những gì họ nghĩ, họ thấy, họ sống… Văn chương chẳng phải cần phản ánh thực tế? Ở thế hệ chúng tôi, chẳng lẽ cứ đau đáu viết về nỗi đau chiến tranh trong quá khứ, hay một tương lai xa xôi nào đó thì mới gọi là không vặt vãnh à? Tôi trân trọng những suy nghĩ, cảm xúc của bạn viết cùng thế hệ, bởi đó là những gì thật nhất mà họ đang sống.
* Hãy tiết lộ một chút bí mật về sáng tác và xuất bản sắp tới của chị…
Ánh Hường: Ngoài truyện ngắn, tôi đang viết truyện vừa và dự kiến sẽ tin tập truyện vừa đầu tiên này trong năm tới.
* Thời gian gần đây, dù chưa phải là hội viên nhưng chị tích cực tham gia những hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM. Nếu được, chị có thể nhận xét vài nét về Hội đối với công tác nhà văn trẻ.
Ánh Hường: Đối với tôi, hoạt động của Hội nhà văn TP.HCM luôn có những chuyển biến rất kịp thời, như việc thành lập trang web Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Giữa lúc tình hình văn chương của một số bạn trẻ có phần trầm lắng, rời rạc thì việc hình thành trang web như để kéo họ trở lại. Riêng tôi, từ ngày có trang web của Hội, tôi có thói quen mỗi sáng cập nhật thông tin và đọc sáng tác của bạn bè, cũng như các nhà văn đi trước, điều mà trước đây tôi chỉ thỉnh thoảng mới đọc.
* Chị có sáng kiến nào để trang web Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng sinh động hơn?
Ánh Hường: Tôi đang nghĩ đến việc làm thế nào để đó trở thành mái nhà văn đúng nghĩa của những nhà văn và cây viết trẻ
(Nguồn: nhavantphcm.com)
VanVn.Net - Sinh trưởng ở miền sông rạch Kiên Giang, La Thị Ánh Hường tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Vừa làm báo vừa viết văn, nữ nhà văn trẻ tròn 30 tuổi này đã xuất bản bốn tập truyện ngắn: Người nổi tiếng, Vụng dại tuổi mười bảy, Như áng mây chiều, Những kẻ lãng mạn; đoạt hai giải thưởng văn học. Về lại thành phố sau khi tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, nhà văn trẻ La Thị Ánh Hường tâm sự: “Tôi có cái nhìn nghiêm túc hơn với văn chương, với những gì mình viết ra”.
Nhà văn trẻ La Thị Ánh Hường
* Lần đầu tham gia một cuộc hội ngộ văn trẻ cả nước là Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, kỷ niệm nào từ hội nghị này để lại sâu đậm trong chị?
Ánh Hường: Trong ngày thứ hai diễn ra Hội nghị, tôi và Lê Thùy Vân của đoàn TP Hồ Chí Minh được cử đi tặng sách ở xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, cách thị xã Tuyên Quang gần 100km. Con đường đèo núi gập ghềnh làm chúng tôi ai cũng mệt lả đi. Sau hơn 3 tiếng vượt qua đường đèo dốc, cuối cùng đoàn cũng đến nơi. Mọi mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi nhìn các em học sinh trong bộ đồng phục đứng xếp hàng đợi ngay tại khuôn viên của xã, những ánh mắt háo hức chờ đón được tận tay lật từng cuốn sách mới... Cũng trong chuyến đi ấy, tôi mới thực sự cảm nhận được giá trị của những trang sách đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa.
* Trong gian khó luôn ánh lên những niềm vui, những vẻ đẹp. Sau khi tham dự Hội nghị toàn quốc, nhìn lại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP Hồ Chí Minh lần 3, chị thấy có điều gì giống và khác nhau không?
Ánh Hường: Dù ở hội nghị nào đi nữa, tôi cũng bắt gặp chung sự đam mê văn chương trong ánh mắt của những người tham dự. Nếu như ở hội nghị địa phương, tôi đã quen gần hết những người tham dự thì ở hội nghị toàn quốc, có những bạn viết tôi chỉ quen tên chứ chưa gặp mặt lần nào. Hội nghị toàn quốc quy tụ mọi vùng miền nên những chia sẻ, câu chuyện tôi nghe được cũng phong phú hơn, lạ lẫm hơn.
Đoàn đại biểu Hội nghị VVT đi tặng sách ở xã Kim Bình (huyện ủy Chiêm Hóa - Tuyên Quang)
* Chắc chị có nghe bạn văn trẻ các nơi nhắc về những chuyện kiện cáo không hay trước Hội nghị toàn quốc…
Ánh Hường: Đặt chân đến Hà Nội, rồi Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) câu: “Đoàn TP Hồ Chí Minh đây à, sao ai cũng hiền khô. Vậy mà nghe lùm xùm quá trời”. Nói xong, họ cười cảm thông mà mình thấy chạnh lòng. Khi được hỏi trực tiếp câu đó, tôi có hơi khựng lại vì có chút bất ngờ. Song cũng chẳng biết trả lời làm sao. Chẳng lẽ đi khẳng định lại: “Chúng tôi hiền khô à! Đấy, bạn nhìn kỹ mười gương mặt của đoàn thành phố đi”, hay bác bỏ ý kiến của những vụ “lùm xùm” mà họ đề cập, cũng không được, đơn giản vì những người làm nên vụ lùm xùm ấy là người quen, là bạn bè tôi cả. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra rồi. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, họ cũng là cây viết của thành phố, và chắc chắn một điều, họ cũng như tôi, chẳng mấy dễ chịu khi nghe câu hỏi được lặp lại nhiều lần: “Đoàn TP Hồ Chí Minh đây à, sao ai cũng hiền khô, nghe lùm xùm cứ tưởng đâu “dữ dằn” lắm chứ!”.
* Đúng là chẳng mấy dễ chịu, nhưng thời gian sẽ giúp mỗi người tự nhìn lại và điều chỉnh mình một cách thỏa đáng. Về tình đồng nghiệp, nhất là với những nhà văn đi trước tại hội nghị toàn quốc thì sao?
Ánh Hường: Sau 5 ngày gắn bó với Hội nghị, với đoàn, mười người chúng tôi thân nhau như anh chị em trong nhà. Tôi vốn rất thích cuộc sống tập thể như thế, nhất là khi tránh khỏi vòng xoáy của đời sống thường nhật, đến một nơi xa xôi nào đó. Cảm giác những lúc như vậy, mọi người sống với nhau theo một cách trọn vẹn hơn. Có đủ thời gian để ngồi với nhau, chia sẻ những tâm tư, khát vọng... một cách cởi mở mà không bị bất cứ điều gì làm chi phối. Chính cách sống đó, chúng tôi đã tìm được sự đồng cảm với nhau sau chuyến đi.
Khi trở về từ Hội nghị, tôi vẫn nhớ mãi những ngày ấy, nhớ bạn bè đồng nghiệp. Chúng tôi í ới gọi nhau trên mạng, bảo gặp nhau đi, nhớ quá! Tôi có gọi cho một chị trong ban tổ chức hội nghị, bằng giọng chân tình, chị ấy nói gắn bó với nhau mấy ngày, giờ xa thấy nhớ. Vậy là tôi ấm lòng, cảm giác tin yêu và trân trọng vô bờ những cảm xúc ấy vì nó rất thật.
Đoàn văn trẻ TP. HCM với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà văn Võ Thị Xuân Hà
*Qua hai kỳ hội nghị văn trẻ thành phố và toàn quốc, có giúp ích gì về nhận thức sáng tác sắp tới của chị?
Ánh Hường: Tôi có cái nhìn nghiêm túc hơn với văn chương, với những gì mình viết ra. Tôi cũng cảm thấy văn chương càng có giá trị ra sao đối với cuộc sống, nhất là sau chuyến đi đầy kỷ niệm xúc động đến Kim Bình mà tôi vừa kể.
* Gặp gỡ giao lưu, có cơ hội đọc văn của nhau nhiều hơn. Chị có sự so sánh nào giữa văn trẻ TP Hồ Chí Minh với các vùng miền khác?
Ánh Hường: Tôi tâm đắc câu “đời người là cuốn tiểu thuyết” của nhà văn Trần Kim Trắc. Khi có cơ hội tiếp xúc với bất cứ bạn văn nào, tôi đều thấy cái hay, cái đáng học hỏi ở họ. Trong hội nghị vừa rồi, tôi không được tiếp xúc bạn văn ở khắp mọi miền, nhưng có gặp lại một số người đã là bạn trước đó, ở những vùng như Buôn Mê Thuột, Đồng bằng sông Cửu Long, cảm thấy họ đều rất thân thiện và chân tình, cũng giống như các bạn ở đoàn TP.HCM mà tôi có dịp tiếp xúc trong chuyến đi đó vậy.
* Chị quý mến tài năng những bạn văn trẻ nào cùng thế hệ?
Ánh Hường: Thế hệ 8X, tôi thích giọng văn trong trẻo của Nguyễn Thiên Ngân, Phương Trinh… Thơ thì tôi thích Nguyễn Phong Việt, Lê Thùy Vân.
* Mỗi khi ngồi trước trang văn, điều quan trọng nhất mà chị nghĩ đến?
Ánh Hường: Làm sao chuyển tải hết những gì mình nghĩ lên trang giấy và liệu điều đó có nhận được sự đồng cảm của bạn đọc.
* Đã có bao giờ chị cảm thấy sợ hãi hay muốn từ bỏ văn chương vì một lý do nào đó?
Ánh Hường: Tôi chưa từng có ý nghĩ bỏ văn chương. Tôi đến với văn chương để cuộc sống bớt tẻ nhạt. Văn chương đóng vai trò như một người bạn chân thành nhất đối với tôi. Người bạn đó sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với tôi những nỗi niềm trong cuộc sống đời thường, những cảm xúc tận sâu trong đáy lòng… Người bạn đó luôn ở bên tôi trong lúc vui hay buồn. Vậy thì cớ gì tôi lại bỏ, phải không nào?
* Chị có thể cho biết một ví dụ cụ thể…
Ánh Hường: Văn chương giúp tôi cân bằng lại cuộc sống. Có những lúc gặp chuyện không vui, hay những khó khăn, trắc trở nào đó, chỉ cần ngồi trước trang viết là tôi quên sạch tất cả những chuyện không vui đó. Cảm giác lúc ấy thật là thích.
* Vậy là chị đã chọn đúng người bạn tri kỷ cho mình. Còn với gia đình, có tác động gì đến con đường văn chương của chị?
Ánh Hường: Gia đình tôi không ai theo văn chương nhưng mọi người luôn ủng hộ và có phần tự hào khi thấy tên tôi xuất hiện trên báo.
* Lại một niềm vui đầy chia sẻ nữa. Chị là nhà văn trẻ xuất thân từ miền sông nước Cửu Long, chị có chịu ảnh hưởng từ các bậc tiền bối Nam Bộ nào không?
Ánh Hường: Từ khi biết chữ thì tôi chỉ đọc Kinh thánh vì ở nhà tôi chỉ có loại sách ấy. Năm 14 tuổi, gia đình tôi chuyển nhà lên Sài Gòn và từ đó trở đi tôi mới đọc sách. Ngày ấy, tôi đọc như “say” truyện của nhà văn Phan Thị Vàng Anh và họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang.
* Đã trẻ thì ít trải nghiệm sống. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng văn trẻ chỉ quẩn quanh đề tài tình yêu, tình dục và những chuyện lặt vặt, chị có cảm thấy thế?
Ánh Hường: Điều này tốt quá chứ sao. Họ viết những gì họ nghĩ, họ thấy, họ sống… Văn chương chẳng phải cần phản ánh thực tế? Ở thế hệ chúng tôi, chẳng lẽ cứ đau đáu viết về nỗi đau chiến tranh trong quá khứ, hay một tương lai xa xôi nào đó thì mới gọi là không vặt vãnh à? Tôi trân trọng những suy nghĩ, cảm xúc của bạn viết cùng thế hệ, bởi đó là những gì thật nhất mà họ đang sống.
* Hãy tiết lộ một chút bí mật về sáng tác và xuất bản sắp tới của chị…
Ánh Hường: Ngoài truyện ngắn, tôi đang viết truyện vừa và dự kiến sẽ tin tập truyện vừa đầu tiên này trong năm tới.
* Thời gian gần đây, dù chưa phải là hội viên nhưng chị tích cực tham gia những hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM. Nếu được, chị có thể nhận xét vài nét về Hội đối với công tác nhà văn trẻ.
Ánh Hường: Đối với tôi, hoạt động của Hội nhà văn TP.HCM luôn có những chuyển biến rất kịp thời, như việc thành lập trang web Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Giữa lúc tình hình văn chương của một số bạn trẻ có phần trầm lắng, rời rạc thì việc hình thành trang web như để kéo họ trở lại. Riêng tôi, từ ngày có trang web của Hội, tôi có thói quen mỗi sáng cập nhật thông tin và đọc sáng tác của bạn bè, cũng như các nhà văn đi trước, điều mà trước đây tôi chỉ thỉnh thoảng mới đọc.
* Chị có sáng kiến nào để trang web Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng sinh động hơn?
Ánh Hường: Tôi đang nghĩ đến việc làm thế nào để đó trở thành mái nhà văn đúng nghĩa của những nhà văn và cây viết trẻ
(Nguồn: nhavantphcm.com)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn