VanVn.Net - Nhân năm học mới 2011- 2012 một chuỗi hoạt động văn hóa hướng về tuổi thiếu niên và các trường học được khởi động. Điều dễ nhận thấy là những hoạt động này không còn là của riêng văn giới. Các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đã tích cực tham gia.
Nhà văn Lê Phương Liên và nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần (Ảnh: Trần Quốc Toàn)
1. Đầu tháng 9/2011 chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên nhân dịp bà từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh tham gia những hoạt động liên quan tới văn học thiếu nhi, lĩnh vực mà bà đang phụ trách ở Hội Nhà văn Việt Nam với chức danh ủy viên Ban văn học đề tài. Bà lạc quan nhận định, văn học thiếu nhi nhìn từ toàn cảnh xã hội, đang là một hoạt động khởi sắc. Nếu tính từ cuối năm 2010 thì giải vàng “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” (Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, 2009) do Hội xuất bản Việt Nam trao tặng không chỉ là một khẳng định thành tựu mà còn là một chuyển tải kịp thời thành tựu ấy giữa các thế hệ người viết và người đọc. Giải thưởng này càng có ý nghĩa hơn khi “sách vàng” đã kịp trao tay người luyện, nhà văn Trần Hoài Dương - đại thụ trong rừng văn thiếu nhi, trước khi ông từ thế, về với miền xanh thẳm. Cũng là trao giải nhưng cách trao giải “cây bút tuổi hồng” của TW Đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam lại là một hoạt động mang tính tạo nguồn. Đây là giải thưởng dành cho các em học sinh từ 7 đến 16 tuổi, có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi đăng trên các ấn phẩm báo chí, được các cơ quan báo chí, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh thành, các nhà xuất bản giới thiệu. Hội đồng Giám khảo đã chọn lọc và quyết định trao giải thưởng cho 30 em có tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, có 3 giải A là Đỗ Tú Cường (Thành phố Hồ Chí Minh), Vũ Hương Nam (Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và Nguyễn Đan Thi (Hà Nội).
2. Sáng 08/9/2011 tại TP. HCM đã diễn ra lễ trao Giải thưởng sách hay 2011 do Dự án Sách Hay và trường doanh nhân PACE khởi xướng và triển khai, với 7 lĩnh vực giải thưởng (hướng đến nhiều nhóm công chúng quan trọng trong xã hội), đó là: Lẽ sống, Giáo dục, Nghiên cứu, Kinh tế, Quản trị, Văn học và Thiếu nhi. Trong lĩnh vực thiếu nhi, được giải là một tác phẩm đã thành kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới - Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry và tác phẩm kia là Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn họa sĩ Nguyễn Ngọc Thuần. Với cách trao giải như thế, có vẻ như các nhà tổ chức muốn hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cuốn sách đã không còn là thời thượng, đã ít nhiều được thời gian thử thách để những bài học tư tưởng của cuốn sách gặp được những độc giả không chỉ đọc sách như một cách giải trí. Ra mắt đã hơn 10 năm khi được giải nhất cuộc thi Văn học thiếu nhi vì tương lai đất do NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã có ấn bản tiếng Thụy Điển và đã được giải Peter Pan của quốc gia này. Hằng năm, giải Peter Pan chỉ trao cho một tác giả văn học thiếu nhi của nước ngoài; trước Việt Nam, đã có các tác giả của Pháp, Mỹ, Nga, Ireland, Phần Lan, Canada, Trung Quốc. Sau ấn bản tiếng Thụy Điển là ấn bản tiếng Anh, ấy vậy mà Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chưa bao giờ là best-seller trong bạn đọc thiếu nhi Việt Nam. Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi Nguyễn Ngọc Thuần khi gặp anh trong lễ trao giải. Nguyễn Ngọc Thuần cười rất dễ thương: “Còn đòi hỏi gì nữa. Tôi đã viết được tất cả những gì tôi nghĩ và tất cả những gì tôi viết đều đã được in''. Có một người lạc quan như thế. Cũng là một dấu hiệu vui cho văn học thiếu nhi!
3. Cũng có mặt trong TP. HCM dịp khai giảng năm học mới là tiến sĩ văn học Nguyễn Văn Tùng, Tổng biên tập tạp chí Văn học & Tuổi trẻ ấn phẩm của NXB Giáo dục Việt Nam. Tiến sĩ Tùng xuất hiện trong sự kiện Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina chính thức công bố khởi động dự án cộng đồng “Thư viện thông minh - Trí tuệ ngày mai” vào ngày 07/9/2011. TS. Nguyễn Văn Tùng tham gia dự án này với vai trò cố vấn thành lập thư mục, nói đơn giản ông và một số chuyên gia khác (Nhà văn Trần Đức Tiến, Nhà văn Lê Phương Liên, PGS - TS nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Vân Thanh, Thạc sĩ Thông tin – Quản lý Thư viện Nguyễn Tấn Thanh Trúc, Nguyên Giám đốc NXB Trẻ TS Quách Thu Nguyệt) giúp dự án chọn sách hay cho thư viện. Theo ông Tùng, trong giai đoạn 1 từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12/2011, dự án tạo thêm điều kiện đọc và học cho các em học sinh 15 trường THCS ở vùng ven các đô thị lớn - nơi hệ thống thư viện trường học còn thiếu thốn và khả năng tiếp cận với sách báo của các em học sinh còn nhiều hạn chế: Đồng bằng sông Hồng (ngoại thành Hà Nội, và một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh); Miền Trung (một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam); ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, và Đồng bằng sông Cửu Long (một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp và một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh). Theo kế hoạch, mỗi thư viện sẽ được nhận 300 đầu sách (với khoảng 1.000 bản sách) thuộc nhiều thể loại khác nhau như giáo khoa, tham khảo, văn học, khoa học, ngoại ngữ, từ điển… và một số đầu báo dành cho thiếu niên. Cùng với các sách in là các thiết bị tin học với phần mềm quản lý thư viện Vebrary và một số đầu sách điện tử (e-books) mà công ty tin học Lạc Việt hỗ trợ để thư viện thật sự thông minh trong việc phục vụ bạn đọc của mình. Trong các giai đoạn tiếp theo, dự án sẽ mở rộng mô hình thư viện thông minh đến nhiều trường học hơn trên phạm vi cả nước và từng bước góp phần xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng cha mẹ học sinh bao quanh các trường học.
Nhà văn Tô Hoài và tác giả miên di (Ảnh: Phong Lan)
4. Sáng 22/9/2011 chúng tôi có mặt tại báo Thiếu niên tiền phong trụ sở TP. Hồ Chí Minh và được bà Thảo Khuyên - thành viên ban tổ chức cuộc thi sáng tác truyện toàn quốc dành cho lứa tuổi thiếu niên mang chủ đề: “Dế mèn Tomi Happy và cuộc hành trình vạn dặm trên biển" (công ty TNHH Thế Giới Túi Xách tài trợ) và được biết: Đây là cuộc thi sáng tác văn học lần thứ hai về chú dế Tomi - hậu duệ của Dế mèn phiêu lưu kí mà các em đã được học trong trường. Cuộc thi nhận được hàng nghìn truyện gửi tới từ mọi miền đất nước. Nhiều tác giả nhí lần trước được giải, lần này lại có truyện dự thi (Kim Phước, Tú Cường – TP. HCM, Nguyễn Minh Châu - Hải Dương…) Có tác giả lần đầu tham gia nhưng đã khiến các thành viên trong BGK rất ngạc nhiên với tác phẩm văn học có nhiều sáng tạo mang tính đột phá. Nếu không có gì thay đổi, kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào đầu tháng 10/2011 và ngay sau đó, BTC sẽ khởi động cuộc thi sáng tác thơ dành cho thiếu nhi cả nước để tìm ra ca từ hay nhất cho bài hát về chú dế Tomi ưa phiêu lưu mạo hiểm này.
Cũng liên quan tới Dế mèn phiêu lưu ký, ngoài hoạt động mang tính phong trào kể trên, vào dịp năm học mới này, website của Hội Nhà văn Việt Nam – vanvn.net còn khởi đăng truyện dài “Tân dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn trẻ miên di người Pleiku sau khi được nhà văn lão thành Tô Hoài cho phép “được tiếp tục khai thác hình tượng dế Mèn” của mình. Tác giả miên di có tâm nguyện nếu may mắn truyện được một nhà xuất bản nào đó dùng, thì toàn bộ nhuận bút sẽ gửi đến các cháu bé cơ nhỡ ở một trại trẻ mồ côi.
(TGM 954)
VanVn.Net - Nhân năm học mới 2011- 2012 một chuỗi hoạt động văn hóa hướng về tuổi thiếu niên và các trường học được khởi động. Điều dễ nhận thấy là những hoạt động này không còn là của riêng văn giới. Các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đã tích cực tham gia.
Nhà văn Lê Phương Liên và nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần (Ảnh: Trần Quốc Toàn)
1. Đầu tháng 9/2011 chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên nhân dịp bà từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh tham gia những hoạt động liên quan tới văn học thiếu nhi, lĩnh vực mà bà đang phụ trách ở Hội Nhà văn Việt Nam với chức danh ủy viên Ban văn học đề tài. Bà lạc quan nhận định, văn học thiếu nhi nhìn từ toàn cảnh xã hội, đang là một hoạt động khởi sắc. Nếu tính từ cuối năm 2010 thì giải vàng “Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi” (Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, 2009) do Hội xuất bản Việt Nam trao tặng không chỉ là một khẳng định thành tựu mà còn là một chuyển tải kịp thời thành tựu ấy giữa các thế hệ người viết và người đọc. Giải thưởng này càng có ý nghĩa hơn khi “sách vàng” đã kịp trao tay người luyện, nhà văn Trần Hoài Dương - đại thụ trong rừng văn thiếu nhi, trước khi ông từ thế, về với miền xanh thẳm. Cũng là trao giải nhưng cách trao giải “cây bút tuổi hồng” của TW Đoàn và Hội Nhà văn Việt Nam lại là một hoạt động mang tính tạo nguồn. Đây là giải thưởng dành cho các em học sinh từ 7 đến 16 tuổi, có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi đăng trên các ấn phẩm báo chí, được các cơ quan báo chí, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh thành, các nhà xuất bản giới thiệu. Hội đồng Giám khảo đã chọn lọc và quyết định trao giải thưởng cho 30 em có tác phẩm xuất sắc nhất. Trong đó, có 3 giải A là Đỗ Tú Cường (Thành phố Hồ Chí Minh), Vũ Hương Nam (Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và Nguyễn Đan Thi (Hà Nội).
2. Sáng 08/9/2011 tại TP. HCM đã diễn ra lễ trao Giải thưởng sách hay 2011 do Dự án Sách Hay và trường doanh nhân PACE khởi xướng và triển khai, với 7 lĩnh vực giải thưởng (hướng đến nhiều nhóm công chúng quan trọng trong xã hội), đó là: Lẽ sống, Giáo dục, Nghiên cứu, Kinh tế, Quản trị, Văn học và Thiếu nhi. Trong lĩnh vực thiếu nhi, được giải là một tác phẩm đã thành kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới - Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry và tác phẩm kia là Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn họa sĩ Nguyễn Ngọc Thuần. Với cách trao giải như thế, có vẻ như các nhà tổ chức muốn hướng bạn đọc nhỏ tuổi tới những cuốn sách đã không còn là thời thượng, đã ít nhiều được thời gian thử thách để những bài học tư tưởng của cuốn sách gặp được những độc giả không chỉ đọc sách như một cách giải trí. Ra mắt đã hơn 10 năm khi được giải nhất cuộc thi Văn học thiếu nhi vì tương lai đất do NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP. HCM tổ chức, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã có ấn bản tiếng Thụy Điển và đã được giải Peter Pan của quốc gia này. Hằng năm, giải Peter Pan chỉ trao cho một tác giả văn học thiếu nhi của nước ngoài; trước Việt Nam, đã có các tác giả của Pháp, Mỹ, Nga, Ireland, Phần Lan, Canada, Trung Quốc. Sau ấn bản tiếng Thụy Điển là ấn bản tiếng Anh, ấy vậy mà Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ chưa bao giờ là best-seller trong bạn đọc thiếu nhi Việt Nam. Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi Nguyễn Ngọc Thuần khi gặp anh trong lễ trao giải. Nguyễn Ngọc Thuần cười rất dễ thương: “Còn đòi hỏi gì nữa. Tôi đã viết được tất cả những gì tôi nghĩ và tất cả những gì tôi viết đều đã được in''. Có một người lạc quan như thế. Cũng là một dấu hiệu vui cho văn học thiếu nhi!
3. Cũng có mặt trong TP. HCM dịp khai giảng năm học mới là tiến sĩ văn học Nguyễn Văn Tùng, Tổng biên tập tạp chí Văn học & Tuổi trẻ ấn phẩm của NXB Giáo dục Việt Nam. Tiến sĩ Tùng xuất hiện trong sự kiện Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina chính thức công bố khởi động dự án cộng đồng “Thư viện thông minh - Trí tuệ ngày mai” vào ngày 07/9/2011. TS. Nguyễn Văn Tùng tham gia dự án này với vai trò cố vấn thành lập thư mục, nói đơn giản ông và một số chuyên gia khác (Nhà văn Trần Đức Tiến, Nhà văn Lê Phương Liên, PGS - TS nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Vân Thanh, Thạc sĩ Thông tin – Quản lý Thư viện Nguyễn Tấn Thanh Trúc, Nguyên Giám đốc NXB Trẻ TS Quách Thu Nguyệt) giúp dự án chọn sách hay cho thư viện. Theo ông Tùng, trong giai đoạn 1 từ đầu tháng 9 đến hết tháng 12/2011, dự án tạo thêm điều kiện đọc và học cho các em học sinh 15 trường THCS ở vùng ven các đô thị lớn - nơi hệ thống thư viện trường học còn thiếu thốn và khả năng tiếp cận với sách báo của các em học sinh còn nhiều hạn chế: Đồng bằng sông Hồng (ngoại thành Hà Nội, và một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh); Miền Trung (một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam); ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, và Đồng bằng sông Cửu Long (một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp và một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh). Theo kế hoạch, mỗi thư viện sẽ được nhận 300 đầu sách (với khoảng 1.000 bản sách) thuộc nhiều thể loại khác nhau như giáo khoa, tham khảo, văn học, khoa học, ngoại ngữ, từ điển… và một số đầu báo dành cho thiếu niên. Cùng với các sách in là các thiết bị tin học với phần mềm quản lý thư viện Vebrary và một số đầu sách điện tử (e-books) mà công ty tin học Lạc Việt hỗ trợ để thư viện thật sự thông minh trong việc phục vụ bạn đọc của mình. Trong các giai đoạn tiếp theo, dự án sẽ mở rộng mô hình thư viện thông minh đến nhiều trường học hơn trên phạm vi cả nước và từng bước góp phần xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng cha mẹ học sinh bao quanh các trường học.
Nhà văn Tô Hoài và tác giả miên di (Ảnh: Phong Lan)
4. Sáng 22/9/2011 chúng tôi có mặt tại báo Thiếu niên tiền phong trụ sở TP. Hồ Chí Minh và được bà Thảo Khuyên - thành viên ban tổ chức cuộc thi sáng tác truyện toàn quốc dành cho lứa tuổi thiếu niên mang chủ đề: “Dế mèn Tomi Happy và cuộc hành trình vạn dặm trên biển" (công ty TNHH Thế Giới Túi Xách tài trợ) và được biết: Đây là cuộc thi sáng tác văn học lần thứ hai về chú dế Tomi - hậu duệ của Dế mèn phiêu lưu kí mà các em đã được học trong trường. Cuộc thi nhận được hàng nghìn truyện gửi tới từ mọi miền đất nước. Nhiều tác giả nhí lần trước được giải, lần này lại có truyện dự thi (Kim Phước, Tú Cường – TP. HCM, Nguyễn Minh Châu - Hải Dương…) Có tác giả lần đầu tham gia nhưng đã khiến các thành viên trong BGK rất ngạc nhiên với tác phẩm văn học có nhiều sáng tạo mang tính đột phá. Nếu không có gì thay đổi, kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào đầu tháng 10/2011 và ngay sau đó, BTC sẽ khởi động cuộc thi sáng tác thơ dành cho thiếu nhi cả nước để tìm ra ca từ hay nhất cho bài hát về chú dế Tomi ưa phiêu lưu mạo hiểm này.
Cũng liên quan tới Dế mèn phiêu lưu ký, ngoài hoạt động mang tính phong trào kể trên, vào dịp năm học mới này, website của Hội Nhà văn Việt Nam – vanvn.net còn khởi đăng truyện dài “Tân dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn trẻ miên di người Pleiku sau khi được nhà văn lão thành Tô Hoài cho phép “được tiếp tục khai thác hình tượng dế Mèn” của mình. Tác giả miên di có tâm nguyện nếu may mắn truyện được một nhà xuất bản nào đó dùng, thì toàn bộ nhuận bút sẽ gửi đến các cháu bé cơ nhỡ ở một trại trẻ mồ côi.
(TGM 954)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn