VanVN.Net - Tôi nghĩ rằng, khó mà phân biệt được già với trẻ trên lĩnh vực sáng tác văn học. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã có lời khuyên một cách hài hước. Vì vậy, có thể nêu một ví dụ: Các nhà văn lão thành thì cạo râu bóng nhẵn, các vị viết văn trẻ lại để râu, cho nên tôi cứ xin phép kính thưa các bạn đồng nghiệp nói chung. Đồng nghiệp cả mà!
Trước hết tôi xin cảm ơn Hội Nhà văn đã cho phép tôi đến dự và học tập tại Hội nghị này. Không có lời ví nào đẹp hơn lời ví của dịch giả Thúy Ngọc: Một sân chơi giàu trí tuệ của tuổi trẻ, một ngày hội vui tươi của lớp trẻ ưa chuộng văn chương.
Tôi xin được nói thêm: Một cuộc học bổ ích đối với tôi, năm nay tính cả tuổi mụ, đã 82 rồi.
Bởi vậy lời phát biểu sau đây là lời tóm tắt những điều tôi học được ở sân chơi giàu trí tuệ của các bạn.
Thế hệ viết văn nào cũng đứng trước những băn khoăn, những dằn vặt.
Thế hệ những ngày đầu cách mạng cách đây đã 66 năm, theo cách nói của Nguyễn Đình Thi, là sự nhận đường.
Thế hệ chống Pháp, kháng chiến diễn ra ngay sau cuộc cách mạng mà hơn 100 nước thuộc địa, chỉ có Việt Nam, là giành được chính quyền về tay công nông, vấn đề băn khoăn lúc ấy là vốn liếng học vấn ít ỏi, phải chiến đấu trong vòng vây, lực lượng mỏng lắm, tổ chức mới hình thành.
Thế hệ chống Mỹ nối tiếp nhau xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lý tưởng chiến đấu và lý tưởng sáng tác, nhân vật anh hùng đã được khẳng định, dự cảm về thắng lợi nhất định của kháng chiến làm rung động lòng người, những người viết văn đã cùng với thế hệ đứng ở trung tâm cuộc chiến đấu, thì cũng vào lúc ấy, không gian rộng vô cùng và thời gian gấp gáp, chạy đuổi theo đời mà cứ nghĩ rằng không bao giờ có thể đuổi kịp, người viết văn lại đứng trước một điều tưởng như chẳng thể nào vượt qua, giống như các nhà nhiếp ảnh nói: Không bao giờ có thể chụp được bức ảnh chính diện khuôn mặt của những người chiến sĩ cầm súng khi xung phong.
Còn bây giờ, tôi sung sướng được nghe các bạn nói một cách thật giản dị điều băn khoăn và dằn vặt của các bạn. Đó là, trước thực tại buồn bã, chúng tôi cần có niềm tin, nhưng đôi khi phải đau lòng vì sách vở chỉ khiến chúng tôi thêm hoang mang, không thấy điểm chung giữa lý thuyết và thực tế, không thấy lối đi chung giữa lý tưởng và cuộc sống, như cô sinh viên Huế viết văn Meggie Phạm đã viết. Niềm tin đang rạn nứt, các giá trị được xây đắp nên từ cuộc chiến đấu hôm qua bị xóa nhòa. Các giá trị mới chưa được khẳng định và người cầm bút cũng chưa xác định vững chắc những giá trị ấy là gì.
Sự phân tâm đang thay thế cho sự đồng tâm. Tình hình thế giới rối ren. Đạo đức xã hội suy đồi. “Con người công dân” là thế nào, hình như nó không rung động tâm can ngòi bút? Mục tiêu cao đẹp còn ở phía trước rất xa… Trong khi đòi hỏi phải viết về những điều tốt đẹp, thì trên báo chí, trên mạng, trong cuộc sống bộn bề lại diễn ra cái hung bạo, cái độc ác, đến rợn người… Lại có nhà văn nói rằng: Các ông chính trị xin đừng nhúng mũi vào văn chương.
Dù mải miết tìm trong sách vở, dù suy ngẫm từ trong quá khứ, trong những mệnh đề về tương lai, dù đóng lại cửa phòng, với mười đầu ngón tay, đi tìm cái đẹp trong cô đơn, và dù tin rằng cái đẹp của cô đơn và chỉ tìm được bởi cô đơn, dù phải đặt mình trong dòng chảy của thời đại đầy biến động, học không mỏi mệt ở mọi người, dù như thế, và hơn như thế, thì suy cho cùng, những vấp ngã, những sự thiêu đốt bởi ngọn lửa khi lao vào văn chương như mặc định, những khó khăn, những dằn vặt của thế hệ cũng do chính thế hệ phải giải quyết. Không ai có thể giải quyết thay cho thế hệ mình. Văn chương, sự sáng tạo bởi riêng mình, trăm năm mình gởi cho mình, bao giờ cũng thế.
Trong cái sân chơi tâm hồn giàu chất trí tuệ của tuổi trẻ, quý báu xiết bao, chính các bạn đã cho tôi lời giải đáp của các bạn.
Các bạn đã nói, mà tôi chỉ có thể ghi tóm tắt.
Văn chương là từ cuộc sống. Văn chương gắn liền với cuộc sống. Meggie Phạm viết:
Tôi thích lội ngược dòng và sống trong những điều xưa cũ, để tìm thấy tương lai: Trong cuộc sống đầy rối ren, trong cái hiện tại mà có khi ta thấy các giá trị tốt đẹp đang tụt dần, tôi muốn đi tìm điều gì đó có thể mang lại hạnh phúc cho con người, điều gì tuyệt vời gắn kết con người một cách kỳ diệu nhất, điều gì khiến con người ta khóc nhưng vẫn mỉm cười, điều gì khiến con người khắc cốt ghi tâm nghĩ rằng cuộc sống có giá trị, điều gì cao quý nhất, mà cũng giản dị nhất, điều gì có thể đúng với bất kỳ ai đã sống chân thành và biết tự vấn trong cuộc đời này.
Tôi muốn tìm thấy lý tưởng để đốt lên nhiệt huyết tuổi trẻ, tìm thấy nơi mình hữu ích, đóng góp cho đời sống, làm cho đất nước hùng mạnh hơn, một xã hội toàn vẹn hơn, khi mọi con người đều tìm thấy hạnh phúc cho mình.
Người viết bài này xin phép nói thêm: Hạnh phúc của từng người, trước hết là những người lao động, đại bộ phận đã tạo nên của cải cho xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, là chứng chỉ thiết yếu để nói rằng xã hội của chúng ta là một xã hội có hạnh phúc.
Trở lại Meggie Phạm. Meggie Phạm viết:
Tôi nói lên những sai sót trong cuộc sống để trọn vẹn nó. Để tìm thấy cánh cửa đi đến cái kết chứa chan hạnh phúc.
Tôi vẫn thích trong sự không trọn vẹn có sự ngọt ngào, trong khắc nghiệt lại có điều kỳ diệu lớn lao. Trong nghiệt ngã của thực tế, tôi muốn mọi người vẫn có niềm tin vào giấc mơ để tìm thấy động lực cho riêng mình.
Nguyễn Minh Cường cũng có nói:
Trong lúc những điều tốt đẹp đang nằm giữa muôn ngàn cái xấu xa, tội lỗi, xô bồ, nhiều giá trị bị đảo lộn khi chủ nghĩa cá nhân đang trườn lên nhằm hòng chiếm ưu thế, thì cuộc sống cần thuyền trưởng vững vàng và những tay chèo nhiệt huyết, biết hy sinh và cùng nhìn về một hướng.
Có bạn lại nói:
Người sáng tác giống như người đi biển, sống với sóng dồi, sóng bồi, sóng dập, sống với biển, chết về với biển.
Người viết bài này xin phép được trích dẫn tí chút. Một nữ thi hào lớn của nước Pháp thuở trước có nói đại ý rằng: Tôi viết những gì tôi muốn thấy, chứ không viết những gì tôi đã thấy. - Có lẽ thế hệ viết văn nào cũng đem tâm can của mình mà sáng tạo điều sâu xa ấy.
Ai đó cũng viết rằng: Thơ có từ tất cả. Suy ra, văn chương cũng có từ tất cả.
Bản sắc dân tộc cũng như văn chương là cái riêng đến vô cùng trong sự vô cùng của nó, như số pi, chia cho đến vô cùng cũng không thể chia hết số lẻ. Hội nhập văn chương, hội nhập văn hóa (bao gồm cả hội nhập bản sắc văn hóa dân tộc), thực ra là nói sự giao lưu, sự tiếp biến, sự học tập cái tinh hoa của nhau, học tập những điều cần học, chứ làm gì có cái hội nhập ấy. Hội nhập, tiếng Pháp họ thường dịch là intégration, tiếng Anh, họ dịch là integration, có nghĩa là nhất thể hóa. Ôi, hội nhập chính trị thì không biết hội nhập chính trị của mình với chính trị của Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ? Bản sắc văn hóa là cái riêng làm nên bản sắc dân tộc, riêng đến vô cùng, cũng như con người khi sinh ra trên đời là một cá thể, chỉ có một mà thôi. Không biết hội nhập văn hóa, hội nhập với hai cu, thì có được không?
Tôn trọng vô cùng cái riêng của sáng tạo và tôn trọng vô cùng cái riêng của sự sáng tạo cá nhân. Trong xã hội mà chúng ta đang xây dựng, đang hướng tới, cái riêng sáng tạo, cái riêng cá nhân nghệ sĩ lại thống nhất hữu cơ với trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội chủ nghĩa. Hữu cơ là bên trong, là nội sinh, là lâu bền, là cùng với nó, là ảnh hưởng lẫn nhau và chi phối lẫn nhau.
Nói cho cùng, đổi mới không có hệ mục tiêu riêng. Đổi mới là để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành công Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nói sao cho hết những điều học được trong hai ngày đường, đến và đi từ nơi đây.
Có hiện tại nào, tương lai nào không đến từ quá khứ.
Mượn cách nói của Chế Lan Viên: Nếu cha ông không để lại cho ta một Truyện Kiều.
Và, xin nói thêm:
Lịch sử đi qua để lại tiếng
Vượt qua đớn hèn, ta để lại riêng ta.
10-9-2011
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net - Tôi nghĩ rằng, khó mà phân biệt được già với trẻ trên lĩnh vực sáng tác văn học. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã có lời khuyên một cách hài hước. Vì vậy, có thể nêu một ví dụ: Các nhà văn lão thành thì cạo râu bóng nhẵn, các vị viết văn trẻ lại để râu, cho nên tôi cứ xin phép kính thưa các bạn đồng nghiệp nói chung. Đồng nghiệp cả mà!
Trước hết tôi xin cảm ơn Hội Nhà văn đã cho phép tôi đến dự và học tập tại Hội nghị này. Không có lời ví nào đẹp hơn lời ví của dịch giả Thúy Ngọc: Một sân chơi giàu trí tuệ của tuổi trẻ, một ngày hội vui tươi của lớp trẻ ưa chuộng văn chương.
Tôi xin được nói thêm: Một cuộc học bổ ích đối với tôi, năm nay tính cả tuổi mụ, đã 82 rồi.
Bởi vậy lời phát biểu sau đây là lời tóm tắt những điều tôi học được ở sân chơi giàu trí tuệ của các bạn.
Thế hệ viết văn nào cũng đứng trước những băn khoăn, những dằn vặt.
Thế hệ những ngày đầu cách mạng cách đây đã 66 năm, theo cách nói của Nguyễn Đình Thi, là sự nhận đường.
Thế hệ chống Pháp, kháng chiến diễn ra ngay sau cuộc cách mạng mà hơn 100 nước thuộc địa, chỉ có Việt Nam, là giành được chính quyền về tay công nông, vấn đề băn khoăn lúc ấy là vốn liếng học vấn ít ỏi, phải chiến đấu trong vòng vây, lực lượng mỏng lắm, tổ chức mới hình thành.
Thế hệ chống Mỹ nối tiếp nhau xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, lý tưởng chiến đấu và lý tưởng sáng tác, nhân vật anh hùng đã được khẳng định, dự cảm về thắng lợi nhất định của kháng chiến làm rung động lòng người, những người viết văn đã cùng với thế hệ đứng ở trung tâm cuộc chiến đấu, thì cũng vào lúc ấy, không gian rộng vô cùng và thời gian gấp gáp, chạy đuổi theo đời mà cứ nghĩ rằng không bao giờ có thể đuổi kịp, người viết văn lại đứng trước một điều tưởng như chẳng thể nào vượt qua, giống như các nhà nhiếp ảnh nói: Không bao giờ có thể chụp được bức ảnh chính diện khuôn mặt của những người chiến sĩ cầm súng khi xung phong.
Còn bây giờ, tôi sung sướng được nghe các bạn nói một cách thật giản dị điều băn khoăn và dằn vặt của các bạn. Đó là, trước thực tại buồn bã, chúng tôi cần có niềm tin, nhưng đôi khi phải đau lòng vì sách vở chỉ khiến chúng tôi thêm hoang mang, không thấy điểm chung giữa lý thuyết và thực tế, không thấy lối đi chung giữa lý tưởng và cuộc sống, như cô sinh viên Huế viết văn Meggie Phạm đã viết. Niềm tin đang rạn nứt, các giá trị được xây đắp nên từ cuộc chiến đấu hôm qua bị xóa nhòa. Các giá trị mới chưa được khẳng định và người cầm bút cũng chưa xác định vững chắc những giá trị ấy là gì.
Sự phân tâm đang thay thế cho sự đồng tâm. Tình hình thế giới rối ren. Đạo đức xã hội suy đồi. “Con người công dân” là thế nào, hình như nó không rung động tâm can ngòi bút? Mục tiêu cao đẹp còn ở phía trước rất xa… Trong khi đòi hỏi phải viết về những điều tốt đẹp, thì trên báo chí, trên mạng, trong cuộc sống bộn bề lại diễn ra cái hung bạo, cái độc ác, đến rợn người… Lại có nhà văn nói rằng: Các ông chính trị xin đừng nhúng mũi vào văn chương.
Dù mải miết tìm trong sách vở, dù suy ngẫm từ trong quá khứ, trong những mệnh đề về tương lai, dù đóng lại cửa phòng, với mười đầu ngón tay, đi tìm cái đẹp trong cô đơn, và dù tin rằng cái đẹp của cô đơn và chỉ tìm được bởi cô đơn, dù phải đặt mình trong dòng chảy của thời đại đầy biến động, học không mỏi mệt ở mọi người, dù như thế, và hơn như thế, thì suy cho cùng, những vấp ngã, những sự thiêu đốt bởi ngọn lửa khi lao vào văn chương như mặc định, những khó khăn, những dằn vặt của thế hệ cũng do chính thế hệ phải giải quyết. Không ai có thể giải quyết thay cho thế hệ mình. Văn chương, sự sáng tạo bởi riêng mình, trăm năm mình gởi cho mình, bao giờ cũng thế.
Trong cái sân chơi tâm hồn giàu chất trí tuệ của tuổi trẻ, quý báu xiết bao, chính các bạn đã cho tôi lời giải đáp của các bạn.
Các bạn đã nói, mà tôi chỉ có thể ghi tóm tắt.
Văn chương là từ cuộc sống. Văn chương gắn liền với cuộc sống. Meggie Phạm viết:
Tôi thích lội ngược dòng và sống trong những điều xưa cũ, để tìm thấy tương lai: Trong cuộc sống đầy rối ren, trong cái hiện tại mà có khi ta thấy các giá trị tốt đẹp đang tụt dần, tôi muốn đi tìm điều gì đó có thể mang lại hạnh phúc cho con người, điều gì tuyệt vời gắn kết con người một cách kỳ diệu nhất, điều gì khiến con người ta khóc nhưng vẫn mỉm cười, điều gì khiến con người khắc cốt ghi tâm nghĩ rằng cuộc sống có giá trị, điều gì cao quý nhất, mà cũng giản dị nhất, điều gì có thể đúng với bất kỳ ai đã sống chân thành và biết tự vấn trong cuộc đời này.
Tôi muốn tìm thấy lý tưởng để đốt lên nhiệt huyết tuổi trẻ, tìm thấy nơi mình hữu ích, đóng góp cho đời sống, làm cho đất nước hùng mạnh hơn, một xã hội toàn vẹn hơn, khi mọi con người đều tìm thấy hạnh phúc cho mình.
Người viết bài này xin phép nói thêm: Hạnh phúc của từng người, trước hết là những người lao động, đại bộ phận đã tạo nên của cải cho xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, là chứng chỉ thiết yếu để nói rằng xã hội của chúng ta là một xã hội có hạnh phúc.
Trở lại Meggie Phạm. Meggie Phạm viết:
Tôi nói lên những sai sót trong cuộc sống để trọn vẹn nó. Để tìm thấy cánh cửa đi đến cái kết chứa chan hạnh phúc.
Tôi vẫn thích trong sự không trọn vẹn có sự ngọt ngào, trong khắc nghiệt lại có điều kỳ diệu lớn lao. Trong nghiệt ngã của thực tế, tôi muốn mọi người vẫn có niềm tin vào giấc mơ để tìm thấy động lực cho riêng mình.
Nguyễn Minh Cường cũng có nói:
Trong lúc những điều tốt đẹp đang nằm giữa muôn ngàn cái xấu xa, tội lỗi, xô bồ, nhiều giá trị bị đảo lộn khi chủ nghĩa cá nhân đang trườn lên nhằm hòng chiếm ưu thế, thì cuộc sống cần thuyền trưởng vững vàng và những tay chèo nhiệt huyết, biết hy sinh và cùng nhìn về một hướng.
Có bạn lại nói:
Người sáng tác giống như người đi biển, sống với sóng dồi, sóng bồi, sóng dập, sống với biển, chết về với biển.
Người viết bài này xin phép được trích dẫn tí chút. Một nữ thi hào lớn của nước Pháp thuở trước có nói đại ý rằng: Tôi viết những gì tôi muốn thấy, chứ không viết những gì tôi đã thấy. - Có lẽ thế hệ viết văn nào cũng đem tâm can của mình mà sáng tạo điều sâu xa ấy.
Ai đó cũng viết rằng: Thơ có từ tất cả. Suy ra, văn chương cũng có từ tất cả.
Bản sắc dân tộc cũng như văn chương là cái riêng đến vô cùng trong sự vô cùng của nó, như số pi, chia cho đến vô cùng cũng không thể chia hết số lẻ. Hội nhập văn chương, hội nhập văn hóa (bao gồm cả hội nhập bản sắc văn hóa dân tộc), thực ra là nói sự giao lưu, sự tiếp biến, sự học tập cái tinh hoa của nhau, học tập những điều cần học, chứ làm gì có cái hội nhập ấy. Hội nhập, tiếng Pháp họ thường dịch là intégration, tiếng Anh, họ dịch là integration, có nghĩa là nhất thể hóa. Ôi, hội nhập chính trị thì không biết hội nhập chính trị của mình với chính trị của Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ? Bản sắc văn hóa là cái riêng làm nên bản sắc dân tộc, riêng đến vô cùng, cũng như con người khi sinh ra trên đời là một cá thể, chỉ có một mà thôi. Không biết hội nhập văn hóa, hội nhập với hai cu, thì có được không?
Tôn trọng vô cùng cái riêng của sáng tạo và tôn trọng vô cùng cái riêng của sự sáng tạo cá nhân. Trong xã hội mà chúng ta đang xây dựng, đang hướng tới, cái riêng sáng tạo, cái riêng cá nhân nghệ sĩ lại thống nhất hữu cơ với trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội chủ nghĩa. Hữu cơ là bên trong, là nội sinh, là lâu bền, là cùng với nó, là ảnh hưởng lẫn nhau và chi phối lẫn nhau.
Nói cho cùng, đổi mới không có hệ mục tiêu riêng. Đổi mới là để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành công Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nói sao cho hết những điều học được trong hai ngày đường, đến và đi từ nơi đây.
Có hiện tại nào, tương lai nào không đến từ quá khứ.
Mượn cách nói của Chế Lan Viên: Nếu cha ông không để lại cho ta một Truyện Kiều.
Và, xin nói thêm:
Lịch sử đi qua để lại tiếng
Vượt qua đớn hèn, ta để lại riêng ta.
10-9-2011
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn