VanVN.Net - Trong những ngày viết tham luận này, một đài truyền hình gửi tới người viết một nhận định yêu cầu có ý kiến: “Đối với các nhà văn viết cho thiếu nhi điều đầu tiên là “Tâm huyết”. Các nhà văn viết cho thiếu nhi là vì lứa tuổi các em rất trong sáng, chưa bị chi phối nhiều thứ, lại yêu ghét rõ ràng. Hơn nữa, văn học cho thiếu nhi là một đề tài khó viết, khó hay, khó kiếm được độc giả. Nhà văn hoặc nhà thơ phải huy động tối đa trí tưởng tượng, phải sống lại bằng những hồi ức của tuổi thơ của mình, phải am hiểu đời sống, tính cách, những tâm tư, tình cảm, phải có sự quan sát tinh tế về những biến đổi của các em nhỏ, có sự trải nghiệm sâu sắc, sự dí dỏm… thì mới sản sinh ra được một tác phẩm có ý nghĩa”.
Nhà thơ Trần Quốc Toàn
Đưa ra ý kiến đầy đủ về một nhận định toàn diện đến thể, không phải dễ. Người viết tham luận này, chỉ xin mượn chữ “sống lại” để bàn về văn học thiếu nhi TP.HCM theo cách của mình. Nhưng trước hết phải lượng định văn học thiếu nhi TP.HCM đang ở thực trạng nào.
I. Ghi nhận
Miền văn học thiếu nhi của đất nước đang nằm ở TP.HCM, với số lượng tác phẩm dồi dào, lực lượng viết đông đảo.
Số người viết cho thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh có sự kế tục, trải đều khắp ở các thế hệ nhà văn. Bên cạnh các ''lão gia'' 80 như Thy Ngọc, Cửu Thọ, Minh Quân (đã mất) trẻ hơn như Trần Hoài Dương (Đã mất) , Nguyễn Ngọc Ký, Đặng Hấn...rồi tới Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần trẻ hơn nữa là nhà văn 16 tuổi mà có thể có người chưa biết, em Đỗ Tú Cường, tác giả của 200 truyện và truyện tranh đã in báo kể từ khi em mới là học sinh tiểu học, cho tới hôm nay đang là học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền TP.HCM. Xin được nói kĩ hơn về nhà văn này. Tôi gọi là nhà văn mà không gọi là mầm non văn nghệ vì xét về chất lượng tác phẩm, tập truyện ngắn đầu tay Quyền sợ ma của em được ban văn nghệ thiếu nhị Hội Nhà văn VN xếp vào danh sách không nhiều những tác phẩm xét giải thường niên 2010. Và vì, một đồng nghiệp văn chương lớn tuổi của em, nhà văn Đoàn Thành Biền có nhận định chính thức trên một tờ báo “Đỗ Tú Cường viết giống tôi mà hay hơn tôi „ . Và mới đây nhất, Đỗ Tú Cường 2 năm liền đoạt giải cuộc thi viết truyện phiêu lưu của con dế thời hiện tại vốn là cháu đời thứ 18 cụ Dế Mèn mà nhà văn Tô Hoài đã sinh ra từ thế kỉ trước trong tác phẩm danh tiếng Dế mèn phiêu lưu ký. Ngoài tính kế tục, lực lượng VHTN TP.HCM còn mạnh vì sự dung hòa, dung nạp vùng miền điều mà ngay một trung tâm văn hóa lớn hơn như Hà Nội lại không có. Trong lực lượng sác tác VHTN ở TP.HCM kể từ 1975 những người viết tới thành phố theo hướng giải phóng của lịch sử cách mạng như Trần Thanh Địch, Thy Ngọc, Cửu Thọ, Trần Hoài Dương... cùng viết những tác phẩm mới với những người tại chỗ đã viết từ trước 1975 như Minh Quân, Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền...một thành tựu hợp sức bút thuộc lĩnh vực văn học thiếu nhi là Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, mộc cách “sống lại „ tuổi thơ của nhà văn lão thành này; là Hồn muối (NXB Kim Đồng) của Nguyễn Thị Hoàng một cách“sống cùng „ với tuổi thơ hôm nay của tác giả Vòng tay học trò.
Nhưng, đáng kể hơn là số lượng và chất lượng tác phẩm mà 36 năm qua TP.HCM đã đóng góp với văn học thiếu nhi Việt Nam
Trong danh sách 22 tác phẩm xét giải VHTN của HỘi NV VN 2010 quá nửa số tác phẩm là của các tác giả đang sinh sống ở thành phố của chúng ta. Trong số các tác phẩm của người TP.HCM, có Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh thuộc loại best-seller trước đó và sau đó được nhận giải thường niên Hội Nhà văn VN rồi tới giải khu vực Đông Nam Á.
Hai năm liền 2007-2008 người TP.Hồ Chí Minh chiếm giải nhất các cuộc thi viết cho trẻ từ 5 tới 10 tuổi của dự án văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch trị giá 1,9 triệu Curon. Đó là Phương Trinh với truyện ngắn Lá xanh và lá nhung, là Nguyễn Thị Bích Nga với Thầy lang hai mặt. Với riêng Nguyễn Thị Bích Nga, một cô giáo Anh Văn hai lần tham gia cuộc thi này thì lần trước giải nhì, lần sau giải nhất. Và trong danh sách cuộc thi văn chương mang tính ngoại giao này, cho năm 2011 sẽ phát giải vào ngày 9-12-2011 tai Hà Nội thì gần nửa số người được giải là người TP.HCM và bạn viết sung sức Phương Trinh (báo Nhi Đồng) lại tiếp tục được giải.
Một đóng góp nữa, rất đáng kể là vào năm 2008, truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần được giải Peter Pan của Thụy Điển. Đây là giải thưởng của Ủy ban Quốc tế về sách dành cho thanh thiếu nhi tại nước này và Hội chợ sách quốc tế Gothenburg khởi xướng từ năm 2000. Hằng năm, giải thưởng chỉ trao cho một tác giả văn học thiếu nhi của nước ngoài, trước Việt Nam, đã có các tác giả văn học thiếu nhi của Pháp, Mỹ, Nga, Ireland, Phần Lan, Canada, Trung Quốc. Cũng với tác phẩm này Ngọc Thuần được “Giải thưởng sách hay 2011” do Dự án Sách Hay và trường doanh nhân PACE khởi xướng và triển khai,
Tại TP.HCM nhà thơ Cao Xuân Sơn và các công tác viên của nhà Kim Đồng tổ chức rất thành công tủ sách “Tuổi mới lớn” với sự tham gia của hàng chục tác giả, sách mới ra hằng tuần với rất nhiều tên tuổi lần đầu tiên xuất hiện. Tủ sách này không chỉ đáp ứng nhu cầu đọc của lứa tuổi xắp bước vào đời, xắp làm người lớn mà mở ra một sàn tập văn chương cho tuổi học sinh, sinh viên. Có thể coi đây là tủ sách tạo nguồn nhân lực văn học.
Xin được đi sâu hơn vào nhận định thành tựu này. Nếu hỏi đâu là nền móng nếu coi TP.HCM là miền văn học thiếu nhi của đất nước, thì theo tôi đó là:
Thế mạnh xuất bản và phát hành của TP.Hồ Chí Minh. Về xuất bản, nhà xuất bản Trẻ luôn kinh doanh có lãi vì thế đã duy trì được cuộc thi dành cho các tác giả viết cho thiếu nhi mang tên Vì tương lại đất nước đã tạo ra những bộ sách chất lượng cao như cách tạo nền, để bắt đầu xuất hiện những tác phẩm đỉnh như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã nói trên kia. Cũng nhà xuất bản Trẻ đặt hàng để Nguyễn Nhật Ánh viết và chúng ta có tác phẩm Cho tôi một vé đi tuổi thơ một dấu chất lượng mới cho tác giả này, hiện tượng văn học này.
Cùng với các Nhà xuất bản chính danh kiểu như NXB trẻ, TP.HCM còn nhiều nhà sách tư nhân dám đầu tư cho văn học thiếu nhi, nổi bật trong đó là nhà sách Thương Huyền với các sách VHTN của Thy Ngọc, Trần Hoài Dương, Nguyễn Đình Chính, Lê Phương Liên, Trần Quốc Toàn…
Riêng về phát hành, VHTN của TP.HCM đã đến với độc giả thiếu nhi vừa theo cách trận địa chiến quy mô lớn, rất bài bản như cách mà FAHASA đã làm với Cho tôi một vé đi tuổi thơ trong Hội sách TP.HCM 2008 cùng hệ thống hơn 50 cửa hàng của mình, và làm với Đảo mộng mơ cũng của Nguyễn Nhật Ánh trong hội sách 2010; vừa làm theo cách du kích chiến của nhà sách Thương Huyền, tổ chức để tác giả đưa sách của mình tới bán tại các sân trường.
Văn học thiếu nhi TP.HCM đồng hành với báo chí TP.HCM mà thành phố này là trung tâm báo chí mạnh nhất đất nước. Các trang văn của Nhi Đồng, Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Áo Trắng, Yêu Trẻ, Mẹ và Con…là những con heo đất để các nhà văn bỏ ống tác phẩm của mình.
Một nền móng có chiều sâu của tầm nhìn xa chính là cách tạo nguồn lực lương cho bộ phân VH này. Hầu hết các Nhà văn hóa thiếu nhi ở thành phố đều có câu lạc bộ văn học. Và không chỉ các đơn vị văn hóa tham gia làm VHTN cả những đơn vị kinh tế cũng tham gia. Ngoài doanh nghiệp tư nhân Thương Huyên đã nó trên kia, xin nói thêm về đóng góp của đơn vị Thế Giới Túi Xách đây là đơn vị đóng trên địa bàn TP đã tài trợ để nhiều năm liền tổ chức cuộc thi viết “Dế mền phiêu lưu kí tân biên” đã nói trên kia.
Nhưng, nền móng cơ bản nhất, sâu sắc nhất nằm trong nhịp độ phát triển chung của đời sống thành phố. Thiếu nhi TP.HCM có điều kiện đọc sách nhiều hơn thiếu nhi các vùng khác, và về phía người viết, nói như nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần khi anh trả lời phỏng vấn Phụ Nữ Chủ Nhật sau khi nhận giải quốc tế: ''Những người khác như thế nào thì tôi không biết. Riêng bản thân tôi khi viết cảm thấy rất tự do, thoải mái, không bị trói buộc, không chịu một sức ép nào. Thực tế là tôi đã viết được tất cả những gì tôi nghĩ và tất cả những gì tôi viết đều đã được in'' .
II. Kiến nghị
Sống cùng với các em cần hơn sống lại chính mình.
Xin trở lại với nhận định dẫn nhập trên kia, nên “sống lại” tuổi thơ của chính mình hay nên “sống cùng” với tuổi thơ ngày hôm nay khi sáng tác cho thiếu nhi?
Theo tôi, chính một nhà văn của TP.HCM đã trả lời rất hay câu hỏi này, đó là Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa sống lại – để có “cho tôi một vé đi tuổi thơ” để có “Tôi thấy Hoa vàng trên cánh đồng xanh” rồi “lá nằm trong lá” nhưng ông cũng biết sống cùng với tuổi thơ hôm nay, để có bộ “Kính vạn hoa” đạt rất nhiều kỉ lục. Từ kinh nghiệm cá nhân sinh động này, xin kiến nghị, làm sao về mặt tổ chức lực lương, phải cố gắng cân đối để có sự cân bằng hay có những tỷ lệ đẹp giữa “sống lại” và “sống cùng” kia để thiếu nhi được gặp trên trang sách cả những vẻ đẹp xưa nhìn bằng con mặt người hôm nay, cả cuộc sống của chính hôm nay. Chúng ta không thiển cận đến mức cứ viết về TP.HCM mới là nói về thành phố này, cứ viết về năm 2011 mới là viết về hôm nay, nhưng đã ngồi bên nhau trong một hội thảo như thế này, đã cùng sinh hoạt trong tổ chức Hội thì việc lập ra một kế hoạch đề tài trong tổng thể kế hoạc kinh tế và văn hóa của thành phố, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân nhà văn thăng hoa sáng tạo để mỗi người được thỏa sức đưa bút theo tạng văn của mình thì cũng là hợp lí. Nói khác đi, thực trang văn học thiếu nhi TP.HCM vừa cần nhà văn “sống lại” tuổi thơ của mình, vừa cần và cần hơn là “sống cùng” với tuổi thơ hôm nay, nếu không muốn “sống mòn”.
VanVN.Net - Trong những ngày viết tham luận này, một đài truyền hình gửi tới người viết một nhận định yêu cầu có ý kiến: “Đối với các nhà văn viết cho thiếu nhi điều đầu tiên là “Tâm huyết”. Các nhà văn viết cho thiếu nhi là vì lứa tuổi các em rất trong sáng, chưa bị chi phối nhiều thứ, lại yêu ghét rõ ràng. Hơn nữa, văn học cho thiếu nhi là một đề tài khó viết, khó hay, khó kiếm được độc giả. Nhà văn hoặc nhà thơ phải huy động tối đa trí tưởng tượng, phải sống lại bằng những hồi ức của tuổi thơ của mình, phải am hiểu đời sống, tính cách, những tâm tư, tình cảm, phải có sự quan sát tinh tế về những biến đổi của các em nhỏ, có sự trải nghiệm sâu sắc, sự dí dỏm… thì mới sản sinh ra được một tác phẩm có ý nghĩa”.
Nhà thơ Trần Quốc Toàn
Đưa ra ý kiến đầy đủ về một nhận định toàn diện đến thể, không phải dễ. Người viết tham luận này, chỉ xin mượn chữ “sống lại” để bàn về văn học thiếu nhi TP.HCM theo cách của mình. Nhưng trước hết phải lượng định văn học thiếu nhi TP.HCM đang ở thực trạng nào.
I. Ghi nhận
Miền văn học thiếu nhi của đất nước đang nằm ở TP.HCM, với số lượng tác phẩm dồi dào, lực lượng viết đông đảo.
Số người viết cho thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh có sự kế tục, trải đều khắp ở các thế hệ nhà văn. Bên cạnh các ''lão gia'' 80 như Thy Ngọc, Cửu Thọ, Minh Quân (đã mất) trẻ hơn như Trần Hoài Dương (Đã mất) , Nguyễn Ngọc Ký, Đặng Hấn...rồi tới Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần trẻ hơn nữa là nhà văn 16 tuổi mà có thể có người chưa biết, em Đỗ Tú Cường, tác giả của 200 truyện và truyện tranh đã in báo kể từ khi em mới là học sinh tiểu học, cho tới hôm nay đang là học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền TP.HCM. Xin được nói kĩ hơn về nhà văn này. Tôi gọi là nhà văn mà không gọi là mầm non văn nghệ vì xét về chất lượng tác phẩm, tập truyện ngắn đầu tay Quyền sợ ma của em được ban văn nghệ thiếu nhị Hội Nhà văn VN xếp vào danh sách không nhiều những tác phẩm xét giải thường niên 2010. Và vì, một đồng nghiệp văn chương lớn tuổi của em, nhà văn Đoàn Thành Biền có nhận định chính thức trên một tờ báo “Đỗ Tú Cường viết giống tôi mà hay hơn tôi „ . Và mới đây nhất, Đỗ Tú Cường 2 năm liền đoạt giải cuộc thi viết truyện phiêu lưu của con dế thời hiện tại vốn là cháu đời thứ 18 cụ Dế Mèn mà nhà văn Tô Hoài đã sinh ra từ thế kỉ trước trong tác phẩm danh tiếng Dế mèn phiêu lưu ký. Ngoài tính kế tục, lực lượng VHTN TP.HCM còn mạnh vì sự dung hòa, dung nạp vùng miền điều mà ngay một trung tâm văn hóa lớn hơn như Hà Nội lại không có. Trong lực lượng sác tác VHTN ở TP.HCM kể từ 1975 những người viết tới thành phố theo hướng giải phóng của lịch sử cách mạng như Trần Thanh Địch, Thy Ngọc, Cửu Thọ, Trần Hoài Dương... cùng viết những tác phẩm mới với những người tại chỗ đã viết từ trước 1975 như Minh Quân, Từ Kế Tường, Đoàn Thạch Biền...một thành tựu hợp sức bút thuộc lĩnh vực văn học thiếu nhi là Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, mộc cách “sống lại „ tuổi thơ của nhà văn lão thành này; là Hồn muối (NXB Kim Đồng) của Nguyễn Thị Hoàng một cách“sống cùng „ với tuổi thơ hôm nay của tác giả Vòng tay học trò.
Nhưng, đáng kể hơn là số lượng và chất lượng tác phẩm mà 36 năm qua TP.HCM đã đóng góp với văn học thiếu nhi Việt Nam
Trong danh sách 22 tác phẩm xét giải VHTN của HỘi NV VN 2010 quá nửa số tác phẩm là của các tác giả đang sinh sống ở thành phố của chúng ta. Trong số các tác phẩm của người TP.HCM, có Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh thuộc loại best-seller trước đó và sau đó được nhận giải thường niên Hội Nhà văn VN rồi tới giải khu vực Đông Nam Á.
Hai năm liền 2007-2008 người TP.Hồ Chí Minh chiếm giải nhất các cuộc thi viết cho trẻ từ 5 tới 10 tuổi của dự án văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch trị giá 1,9 triệu Curon. Đó là Phương Trinh với truyện ngắn Lá xanh và lá nhung, là Nguyễn Thị Bích Nga với Thầy lang hai mặt. Với riêng Nguyễn Thị Bích Nga, một cô giáo Anh Văn hai lần tham gia cuộc thi này thì lần trước giải nhì, lần sau giải nhất. Và trong danh sách cuộc thi văn chương mang tính ngoại giao này, cho năm 2011 sẽ phát giải vào ngày 9-12-2011 tai Hà Nội thì gần nửa số người được giải là người TP.HCM và bạn viết sung sức Phương Trinh (báo Nhi Đồng) lại tiếp tục được giải.
Một đóng góp nữa, rất đáng kể là vào năm 2008, truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần được giải Peter Pan của Thụy Điển. Đây là giải thưởng của Ủy ban Quốc tế về sách dành cho thanh thiếu nhi tại nước này và Hội chợ sách quốc tế Gothenburg khởi xướng từ năm 2000. Hằng năm, giải thưởng chỉ trao cho một tác giả văn học thiếu nhi của nước ngoài, trước Việt Nam, đã có các tác giả văn học thiếu nhi của Pháp, Mỹ, Nga, Ireland, Phần Lan, Canada, Trung Quốc. Cũng với tác phẩm này Ngọc Thuần được “Giải thưởng sách hay 2011” do Dự án Sách Hay và trường doanh nhân PACE khởi xướng và triển khai,
Tại TP.HCM nhà thơ Cao Xuân Sơn và các công tác viên của nhà Kim Đồng tổ chức rất thành công tủ sách “Tuổi mới lớn” với sự tham gia của hàng chục tác giả, sách mới ra hằng tuần với rất nhiều tên tuổi lần đầu tiên xuất hiện. Tủ sách này không chỉ đáp ứng nhu cầu đọc của lứa tuổi xắp bước vào đời, xắp làm người lớn mà mở ra một sàn tập văn chương cho tuổi học sinh, sinh viên. Có thể coi đây là tủ sách tạo nguồn nhân lực văn học.
Xin được đi sâu hơn vào nhận định thành tựu này. Nếu hỏi đâu là nền móng nếu coi TP.HCM là miền văn học thiếu nhi của đất nước, thì theo tôi đó là:
Thế mạnh xuất bản và phát hành của TP.Hồ Chí Minh. Về xuất bản, nhà xuất bản Trẻ luôn kinh doanh có lãi vì thế đã duy trì được cuộc thi dành cho các tác giả viết cho thiếu nhi mang tên Vì tương lại đất nước đã tạo ra những bộ sách chất lượng cao như cách tạo nền, để bắt đầu xuất hiện những tác phẩm đỉnh như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã nói trên kia. Cũng nhà xuất bản Trẻ đặt hàng để Nguyễn Nhật Ánh viết và chúng ta có tác phẩm Cho tôi một vé đi tuổi thơ một dấu chất lượng mới cho tác giả này, hiện tượng văn học này.
Cùng với các Nhà xuất bản chính danh kiểu như NXB trẻ, TP.HCM còn nhiều nhà sách tư nhân dám đầu tư cho văn học thiếu nhi, nổi bật trong đó là nhà sách Thương Huyền với các sách VHTN của Thy Ngọc, Trần Hoài Dương, Nguyễn Đình Chính, Lê Phương Liên, Trần Quốc Toàn…
Riêng về phát hành, VHTN của TP.HCM đã đến với độc giả thiếu nhi vừa theo cách trận địa chiến quy mô lớn, rất bài bản như cách mà FAHASA đã làm với Cho tôi một vé đi tuổi thơ trong Hội sách TP.HCM 2008 cùng hệ thống hơn 50 cửa hàng của mình, và làm với Đảo mộng mơ cũng của Nguyễn Nhật Ánh trong hội sách 2010; vừa làm theo cách du kích chiến của nhà sách Thương Huyền, tổ chức để tác giả đưa sách của mình tới bán tại các sân trường.
Văn học thiếu nhi TP.HCM đồng hành với báo chí TP.HCM mà thành phố này là trung tâm báo chí mạnh nhất đất nước. Các trang văn của Nhi Đồng, Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Áo Trắng, Yêu Trẻ, Mẹ và Con…là những con heo đất để các nhà văn bỏ ống tác phẩm của mình.
Một nền móng có chiều sâu của tầm nhìn xa chính là cách tạo nguồn lực lương cho bộ phân VH này. Hầu hết các Nhà văn hóa thiếu nhi ở thành phố đều có câu lạc bộ văn học. Và không chỉ các đơn vị văn hóa tham gia làm VHTN cả những đơn vị kinh tế cũng tham gia. Ngoài doanh nghiệp tư nhân Thương Huyên đã nó trên kia, xin nói thêm về đóng góp của đơn vị Thế Giới Túi Xách đây là đơn vị đóng trên địa bàn TP đã tài trợ để nhiều năm liền tổ chức cuộc thi viết “Dế mền phiêu lưu kí tân biên” đã nói trên kia.
Nhưng, nền móng cơ bản nhất, sâu sắc nhất nằm trong nhịp độ phát triển chung của đời sống thành phố. Thiếu nhi TP.HCM có điều kiện đọc sách nhiều hơn thiếu nhi các vùng khác, và về phía người viết, nói như nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần khi anh trả lời phỏng vấn Phụ Nữ Chủ Nhật sau khi nhận giải quốc tế: ''Những người khác như thế nào thì tôi không biết. Riêng bản thân tôi khi viết cảm thấy rất tự do, thoải mái, không bị trói buộc, không chịu một sức ép nào. Thực tế là tôi đã viết được tất cả những gì tôi nghĩ và tất cả những gì tôi viết đều đã được in'' .
II. Kiến nghị
Sống cùng với các em cần hơn sống lại chính mình.
Xin trở lại với nhận định dẫn nhập trên kia, nên “sống lại” tuổi thơ của chính mình hay nên “sống cùng” với tuổi thơ ngày hôm nay khi sáng tác cho thiếu nhi?
Theo tôi, chính một nhà văn của TP.HCM đã trả lời rất hay câu hỏi này, đó là Nguyễn Nhật Ánh. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa sống lại – để có “cho tôi một vé đi tuổi thơ” để có “Tôi thấy Hoa vàng trên cánh đồng xanh” rồi “lá nằm trong lá” nhưng ông cũng biết sống cùng với tuổi thơ hôm nay, để có bộ “Kính vạn hoa” đạt rất nhiều kỉ lục. Từ kinh nghiệm cá nhân sinh động này, xin kiến nghị, làm sao về mặt tổ chức lực lương, phải cố gắng cân đối để có sự cân bằng hay có những tỷ lệ đẹp giữa “sống lại” và “sống cùng” kia để thiếu nhi được gặp trên trang sách cả những vẻ đẹp xưa nhìn bằng con mặt người hôm nay, cả cuộc sống của chính hôm nay. Chúng ta không thiển cận đến mức cứ viết về TP.HCM mới là nói về thành phố này, cứ viết về năm 2011 mới là viết về hôm nay, nhưng đã ngồi bên nhau trong một hội thảo như thế này, đã cùng sinh hoạt trong tổ chức Hội thì việc lập ra một kế hoạch đề tài trong tổng thể kế hoạc kinh tế và văn hóa của thành phố, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân nhà văn thăng hoa sáng tạo để mỗi người được thỏa sức đưa bút theo tạng văn của mình thì cũng là hợp lí. Nói khác đi, thực trang văn học thiếu nhi TP.HCM vừa cần nhà văn “sống lại” tuổi thơ của mình, vừa cần và cần hơn là “sống cùng” với tuổi thơ hôm nay, nếu không muốn “sống mòn”.
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn