Tập thơ mới của Hoàng Việt Hằng, “Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng”, cái tên sách có phần phi lý, nhưng lại thơ. Thơ hay thường chênh vênh giữa cái đúng và cái sai. Đây là tập thơ thứ bảy của chị. Thơ Hoàng Việt Hằng những năm gần đây, dần có xu thế hướng nội. Chị là người đi nhiều. Đi và viết về những vùng đất gần xa, cốt là để giãi bày nội tâm của mình trước cuộc sống.
Cuộc hành trình của người viết là sự đơn độc. Đương nhiên, là nhiều bất trắc. Ta vẫn ngược gió bấc với hiểm nguy/ đã đứng dậy đi sau lần vấp ngã (Không đợi lễ hội). Nhiều địa danh, nhiều vùng đất sống động trong trang viết của chị. Có khi là không gian trắng trong bệnh viện, thoắt cái đã thấy hoa cải vàng trên bãi sông quê. Khi bên hồ Cấm Sơn trên núi cao Chiều sẫm lại bao nhiêu màu rơm khói/ chiều đông tàn mà chân không vội/ chờ hoàng hôn choàng lên vai, thoáng cái đã thấy ở xóm chài ven biển Tết biển lại về, tết biển không tan/ một mối tình, chị vẫn ngồi hong tóc. Khi chị bên bà mẹ Gio Linh miền trong, mải rang tấm để nhờ kiến rải đều các mồ liệt sỹ vô danh nhân ngày lễ cô hồn mạ lầm rầm khấn kiến/ chở hạt tấm ra xa/ những mộ vô danh ấy, đã bất chợt ngẩn ngơ với những giàn thiêu người bên bến sông Hằng xứ người Không chất vấn không nói gì cũng được/ người thương nhau cúi xuống bến sông này. Tận dụng mọi cơ hội để đi. Khi thì đi nhờ, khi đi theo tổ chức đoàn thể, khi lặng lẽ vét những đồng tiền ít ỏi trong túi để mua vé đi đây đó. Tôi như thấy, có được đi đây đi đó, câu thơ của chị mới thoáng đãng và lắng đọng hơn.
Đi và gặp gỡ, dường như chị dễ đồng cảm cùng những phận người vất vả, những cảnh đời éo le. Thơ Hoàng Việt Hằng thường nghiêng về những phận người nhiều thiệt thòi, trắc trở. Trước những số phận không may mắn, chị mới ngộ ra:
… nỗi đau riêng rất nhỏ
trên ngàn cây số phía sau lưng.
(Bấm chín đốt ngón tay)
Những bài thơ hay trong tập, không phải viết về vùng đất đi qua, mà lại là những bài viết về nỗi niềm riêng của chị. Nhưng chắc hẳn nhờ có đi nhiều, va đập nhiều với những vùng đất, những cảnh đời đây đó, chị mới nhìn rõ cõi sâu thẳm trong mình. Bài thơ “Xòe bàn tay bấm ngón tay” là bài viết về nỗi niềm riêng ấy. Đấy là nỗi nhớ người thân đôi ngả âm dương. Hình như anh mới về nhà/ vừa nâng ngang mặt chén trà vừa pha. Người thân thì hiểu cảnh ngộ của chị rồi, nhưng với người đọc xa lạ, chị cũng không giấu giếm. Bao lần em đếm bơ vơ/ con thì nhỏ dại, nhà xơ xác nhà/ em ngồi với bóng trăng già/ nuôi con với muối, xát qua nỗi buồn. Với người khác, có bao khao khát cao xa, còn với chị:
Mười năm không khóc tủi hờn
Chỉ mong không ngã đường trơn mấy lần.
Nghề văn chương, chả biết đem lại vinh hoa phú quý cho ai, chứ còn với chị, thì như một nghiệp. Đã là nghiệp, dễ gì vùng thoát.
Hẹn gì với những đam mê
mà em bùa ngải viết thuê lần hồi.
Có lúc chị muốn tung tỏa nỗi buồn:
Xòe tay em dám tung trời tiêu dao.
Cuối cùng, vẫn là:
Ưu phiền đáo hạn thành cao nỗi buồn
(Xòe bàn tay bấm ngón tay)
Đáo hạn, ngôn ngữ của phạm trù kinh tế tiền tệ, tác giả đưa vào phạm trù tình cảm lại rất đắt. Ngỡ rằng ưu phiền được thanh khoản, ngờ đâu vẫn là đáo hạn. Nợ nỗi buồn, đáo hạn nỗi buồn, nỗi buồn thêm chồng chất.
Ở một bài thơ khác, Hoàng Việt Hằng nói về thời gian, bài “Lập thu”, lại như rõ thêm đáo hạn thành cao nỗi buồn của chị. Đó là:
Nỗi đau mà cũ dễ dàng tấy lên
nỗi đau cũng nổi cũng chìm
Để cuối cùng:
Chén trà thì nguội đóa sen thì tàn...
Có một nhà thơ nữ cũng viết rất hay về phận mình, qua tập thơ “Trà nguội”. Ngôn từ nguội trùng lặp, nhưng nỗi đau mỗi người một vẻ. Viết về người mẹ đã đi xa, Hoàng Việt Hằng thốt lên Mẹ từng gửi lại tro tàn/ tro tàn làm chứng tro tàn đừng quên. Cho dù đã biết quy luật tự nhiên phận người tươi héo sẽ sàng, ấy rồi chị cũng đành tự thán:
Này tràng hạt thử lần xem
Đầm xưa bóng mẹ và sen nghiêng mùa
(Tro tàn làm chứng)
Ngoài đời, Hoàng Việt Hằng như luôn cố xông xáo với thực tế nhiều ngổn ngang, bất trắc. Nhưng trong thơ, chị lại không giấu nổi sự yếu mềm của mình. Có lúc chị đã thốt lên:
Anh đi mất chín năm
trên dương gian buồn lắm
(Bấm chín đốt ngón tay)
Chuyện mối tình đã qua, tưởng cố nén lại và quên đi, để đối diện với thực tại. Nhưng đôi khi nhớ lại thở dài, đôi khi. Cho dù Anh thầm thĩ đã hóa tro/ em gói lại để thả bờ sóng xa. Đương nhiên, con người phải biết dần quên nỗi buồn. Không nên mãi ngồi gậm nhấm nỗi buồn.
Trồng cây cuốc đất trong vườn
bây giờ chôn cả dỗi hờn tình xưa.
Nhưng dễ gì, bởi mối tình xưa vẫn hắt qua, lại buồn
(Mối tình xưa).
Đi đâu, viết về đâu, nhà thơ chỉ hiện rõ nhất, khi giãi bày nỗi niềm sâu thẳm, chân thành của mình. Viết về nỗi buồn, người viết dễ rơi vào tâm thế ngồi than, chẻ nỗi-buồn-sợi-tóc làm tư. May thay, thơ Hoàng Việt Hằng biết vượt qua trạng thái này. Chị biết chọn lối đi cho mình, là quăng mình vào cuộc sống, vui buồn cùng bao cảnh ngộ nhân gian quanh mình.
Trong bài thơ viết về một làng quê, làng gốm Thổ Hà, thơ chị có những cảm xúc tung tẩy. Có chút gì nuối tiếc cái đã qua, cho dù cái của hôm nay đã lấp lánh.
Bây giờ làng cổ chiều mưa
Thổ Hà trong giấc mơ xưa đã tàn
Gốm men vẫn óng mơ màng
Xếp thành phên giậu tơ vàng mà ru.
Cái cảm xúc pha chút bùi ngùi:
Chợ quê tháng chạp, sương mù
Hỏi người mua gốm có chờ lâu không
Người bán gốm đã sang sông...
Ý thơ phảng phất bài thơ của một nhà thơ, viết rằng người từng soi gương tưng bừng ở chợ, nay còn về không? Ắt là sự trùng hợp vô tình về nỗi niềm bùi ngùi, hoang hoải của kiếp người. Ở đây, Hoàng Việt Hằng thán về người bán gốm vé đi một lượt... Thơ hay về cảm giác. Chứ thực ra, câu thơ cuối vé đi một lượt mà không thấy về... là không lô-gich. Trên phương diện thực tế, vé khứ hồi mà đi không thấy về, mới là đáng hỏi. Chứ vé đi một lượt, đương nhiên là không về rồi, về làm sao được. Phải chăng, thơ ca vốn chứa đựng sự phi lý. Vì thơ là trạng thái cảm xúc đa chiều.
Nhân nói về sự phi lô-gich trong thơ, ở bài thơ “Trên cây đơn lá đỏ”, Hoàng Việt Hằng mải đuổi theo cảm xúc của mình, nên câu thơ có phần không chính xác. Nếu ở bài thơ trước, chị dùng từ đáo hạn rất đắt khi nói về nỗi buồn, thì ở bài thơ này, rõ là không ổn. Nói về một người mà ngân hàng đã báo đáo hạn, nghĩa là đang nợ, phải đáo nợ, thì làm sao còn rút hết tiền được nữa?!
Tập thơ này, ngòi bút của Hoàng Việt Hằng khá tung tẩy trong những bài thơ lục bát. Chị đã chọn hơn mười bài thơ lục bát đưa vào tập. Thơ lục bát tưởng như dễ viết, nhưng để có bài thơ hay thì khó vô cùng. Chị biết đưa nỗi niềm rối rít, bải hoải, đắng đót vào thơ. Nhưng mải chạy theo mạch cảm xúc, câu thơ liên tiếp phá vần. Đành rằng, xu thế thơ hiện đại, người viết có quyền phá luật. Nhưng thơ lục bát mà phá vỡ vần luật, thì dễ gây phản cảm với người đọc. Những từ vịn, tựa lặp lại hơi nhiều trong tập. Tính thông tấn, báo chí là cần thiết. Nhưng nếu không tiết chế, không đặt đúng chỗ, dễ dẫn câu thơ đi lướt bên ngoài. Mà thơ hay muôn đời, vẫn là cái tâm thế bên trong của câu chữ người viết.
(Nguồn: Tạp chí Thơ)
Tập thơ mới của Hoàng Việt Hằng, “Trăng vàng ngồi vớt trăng vàng”, cái tên sách có phần phi lý, nhưng lại thơ. Thơ hay thường chênh vênh giữa cái đúng và cái sai. Đây là tập thơ thứ bảy của chị. Thơ Hoàng Việt Hằng những năm gần đây, dần có xu thế hướng nội. Chị là người đi nhiều. Đi và viết về những vùng đất gần xa, cốt là để giãi bày nội tâm của mình trước cuộc sống.
Cuộc hành trình của người viết là sự đơn độc. Đương nhiên, là nhiều bất trắc. Ta vẫn ngược gió bấc với hiểm nguy/ đã đứng dậy đi sau lần vấp ngã (Không đợi lễ hội). Nhiều địa danh, nhiều vùng đất sống động trong trang viết của chị. Có khi là không gian trắng trong bệnh viện, thoắt cái đã thấy hoa cải vàng trên bãi sông quê. Khi bên hồ Cấm Sơn trên núi cao Chiều sẫm lại bao nhiêu màu rơm khói/ chiều đông tàn mà chân không vội/ chờ hoàng hôn choàng lên vai, thoáng cái đã thấy ở xóm chài ven biển Tết biển lại về, tết biển không tan/ một mối tình, chị vẫn ngồi hong tóc. Khi chị bên bà mẹ Gio Linh miền trong, mải rang tấm để nhờ kiến rải đều các mồ liệt sỹ vô danh nhân ngày lễ cô hồn mạ lầm rầm khấn kiến/ chở hạt tấm ra xa/ những mộ vô danh ấy, đã bất chợt ngẩn ngơ với những giàn thiêu người bên bến sông Hằng xứ người Không chất vấn không nói gì cũng được/ người thương nhau cúi xuống bến sông này. Tận dụng mọi cơ hội để đi. Khi thì đi nhờ, khi đi theo tổ chức đoàn thể, khi lặng lẽ vét những đồng tiền ít ỏi trong túi để mua vé đi đây đó. Tôi như thấy, có được đi đây đi đó, câu thơ của chị mới thoáng đãng và lắng đọng hơn.
Đi và gặp gỡ, dường như chị dễ đồng cảm cùng những phận người vất vả, những cảnh đời éo le. Thơ Hoàng Việt Hằng thường nghiêng về những phận người nhiều thiệt thòi, trắc trở. Trước những số phận không may mắn, chị mới ngộ ra:
… nỗi đau riêng rất nhỏ
trên ngàn cây số phía sau lưng.
(Bấm chín đốt ngón tay)
Những bài thơ hay trong tập, không phải viết về vùng đất đi qua, mà lại là những bài viết về nỗi niềm riêng của chị. Nhưng chắc hẳn nhờ có đi nhiều, va đập nhiều với những vùng đất, những cảnh đời đây đó, chị mới nhìn rõ cõi sâu thẳm trong mình. Bài thơ “Xòe bàn tay bấm ngón tay” là bài viết về nỗi niềm riêng ấy. Đấy là nỗi nhớ người thân đôi ngả âm dương. Hình như anh mới về nhà/ vừa nâng ngang mặt chén trà vừa pha. Người thân thì hiểu cảnh ngộ của chị rồi, nhưng với người đọc xa lạ, chị cũng không giấu giếm. Bao lần em đếm bơ vơ/ con thì nhỏ dại, nhà xơ xác nhà/ em ngồi với bóng trăng già/ nuôi con với muối, xát qua nỗi buồn. Với người khác, có bao khao khát cao xa, còn với chị:
Mười năm không khóc tủi hờn
Chỉ mong không ngã đường trơn mấy lần.
Nghề văn chương, chả biết đem lại vinh hoa phú quý cho ai, chứ còn với chị, thì như một nghiệp. Đã là nghiệp, dễ gì vùng thoát.
Hẹn gì với những đam mê
mà em bùa ngải viết thuê lần hồi.
Có lúc chị muốn tung tỏa nỗi buồn:
Xòe tay em dám tung trời tiêu dao.
Cuối cùng, vẫn là:
Ưu phiền đáo hạn thành cao nỗi buồn
(Xòe bàn tay bấm ngón tay)
Đáo hạn, ngôn ngữ của phạm trù kinh tế tiền tệ, tác giả đưa vào phạm trù tình cảm lại rất đắt. Ngỡ rằng ưu phiền được thanh khoản, ngờ đâu vẫn là đáo hạn. Nợ nỗi buồn, đáo hạn nỗi buồn, nỗi buồn thêm chồng chất.
Ở một bài thơ khác, Hoàng Việt Hằng nói về thời gian, bài “Lập thu”, lại như rõ thêm đáo hạn thành cao nỗi buồn của chị. Đó là:
Nỗi đau mà cũ dễ dàng tấy lên
nỗi đau cũng nổi cũng chìm
Để cuối cùng:
Chén trà thì nguội đóa sen thì tàn...
Có một nhà thơ nữ cũng viết rất hay về phận mình, qua tập thơ “Trà nguội”. Ngôn từ nguội trùng lặp, nhưng nỗi đau mỗi người một vẻ. Viết về người mẹ đã đi xa, Hoàng Việt Hằng thốt lên Mẹ từng gửi lại tro tàn/ tro tàn làm chứng tro tàn đừng quên. Cho dù đã biết quy luật tự nhiên phận người tươi héo sẽ sàng, ấy rồi chị cũng đành tự thán:
Này tràng hạt thử lần xem
Đầm xưa bóng mẹ và sen nghiêng mùa
(Tro tàn làm chứng)
Ngoài đời, Hoàng Việt Hằng như luôn cố xông xáo với thực tế nhiều ngổn ngang, bất trắc. Nhưng trong thơ, chị lại không giấu nổi sự yếu mềm của mình. Có lúc chị đã thốt lên:
Anh đi mất chín năm
trên dương gian buồn lắm
(Bấm chín đốt ngón tay)
Chuyện mối tình đã qua, tưởng cố nén lại và quên đi, để đối diện với thực tại. Nhưng đôi khi nhớ lại thở dài, đôi khi. Cho dù Anh thầm thĩ đã hóa tro/ em gói lại để thả bờ sóng xa. Đương nhiên, con người phải biết dần quên nỗi buồn. Không nên mãi ngồi gậm nhấm nỗi buồn.
Trồng cây cuốc đất trong vườn
bây giờ chôn cả dỗi hờn tình xưa.
Nhưng dễ gì, bởi mối tình xưa vẫn hắt qua, lại buồn
(Mối tình xưa).
Đi đâu, viết về đâu, nhà thơ chỉ hiện rõ nhất, khi giãi bày nỗi niềm sâu thẳm, chân thành của mình. Viết về nỗi buồn, người viết dễ rơi vào tâm thế ngồi than, chẻ nỗi-buồn-sợi-tóc làm tư. May thay, thơ Hoàng Việt Hằng biết vượt qua trạng thái này. Chị biết chọn lối đi cho mình, là quăng mình vào cuộc sống, vui buồn cùng bao cảnh ngộ nhân gian quanh mình.
Trong bài thơ viết về một làng quê, làng gốm Thổ Hà, thơ chị có những cảm xúc tung tẩy. Có chút gì nuối tiếc cái đã qua, cho dù cái của hôm nay đã lấp lánh.
Bây giờ làng cổ chiều mưa
Thổ Hà trong giấc mơ xưa đã tàn
Gốm men vẫn óng mơ màng
Xếp thành phên giậu tơ vàng mà ru.
Cái cảm xúc pha chút bùi ngùi:
Chợ quê tháng chạp, sương mù
Hỏi người mua gốm có chờ lâu không
Người bán gốm đã sang sông...
Ý thơ phảng phất bài thơ của một nhà thơ, viết rằng người từng soi gương tưng bừng ở chợ, nay còn về không? Ắt là sự trùng hợp vô tình về nỗi niềm bùi ngùi, hoang hoải của kiếp người. Ở đây, Hoàng Việt Hằng thán về người bán gốm vé đi một lượt... Thơ hay về cảm giác. Chứ thực ra, câu thơ cuối vé đi một lượt mà không thấy về... là không lô-gich. Trên phương diện thực tế, vé khứ hồi mà đi không thấy về, mới là đáng hỏi. Chứ vé đi một lượt, đương nhiên là không về rồi, về làm sao được. Phải chăng, thơ ca vốn chứa đựng sự phi lý. Vì thơ là trạng thái cảm xúc đa chiều.
Nhân nói về sự phi lô-gich trong thơ, ở bài thơ “Trên cây đơn lá đỏ”, Hoàng Việt Hằng mải đuổi theo cảm xúc của mình, nên câu thơ có phần không chính xác. Nếu ở bài thơ trước, chị dùng từ đáo hạn rất đắt khi nói về nỗi buồn, thì ở bài thơ này, rõ là không ổn. Nói về một người mà ngân hàng đã báo đáo hạn, nghĩa là đang nợ, phải đáo nợ, thì làm sao còn rút hết tiền được nữa?!
Tập thơ này, ngòi bút của Hoàng Việt Hằng khá tung tẩy trong những bài thơ lục bát. Chị đã chọn hơn mười bài thơ lục bát đưa vào tập. Thơ lục bát tưởng như dễ viết, nhưng để có bài thơ hay thì khó vô cùng. Chị biết đưa nỗi niềm rối rít, bải hoải, đắng đót vào thơ. Nhưng mải chạy theo mạch cảm xúc, câu thơ liên tiếp phá vần. Đành rằng, xu thế thơ hiện đại, người viết có quyền phá luật. Nhưng thơ lục bát mà phá vỡ vần luật, thì dễ gây phản cảm với người đọc. Những từ vịn, tựa lặp lại hơi nhiều trong tập. Tính thông tấn, báo chí là cần thiết. Nhưng nếu không tiết chế, không đặt đúng chỗ, dễ dẫn câu thơ đi lướt bên ngoài. Mà thơ hay muôn đời, vẫn là cái tâm thế bên trong của câu chữ người viết.
(Nguồn: Tạp chí Thơ)
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn