VanVN.Net - Nhân dịp kỉ niệm 40 năm nhà văn, nhà báo, Anh hùng liệt sỹ Chu Cẩm Phong hy sinh (1971 – 2011), VanVN.Net có cuộc trò chuyện với nhà thơ Ngô Thế Oanh – một trong những người đã từng gìn giữ “Nhật kí chiến tranh” (bản gốc, Chu Cẩm Phong viết tại chiến trường) về cuốn sách này.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh
1. Thưa nhà thơ Ngô Thế Oanh, “cơ duyên” nào đã đưa ông “gặp” được (một phần) cuốn nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong?
- Tôi được nhà thơ Thanh Quế giao cho giữ gìn nhật kí của Chu Cẩm Phong khi vừa đặt chân vào chiến trường. Khi ấy nhà văn Chu Cẩm Phong đã hy sinh. Tôi “mượn” của anh Quế, đọc để hiểu hơn về một nhà văn, một người anh mà tôi hết sức kính trọng.
2. Ngay tại thời điểm nhận nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong (năm 1972), ông đã cất giữ ra sao? Và lúc đó, ông có nhận xét gì về những trang viết này?
- Có thể nói trong chiến tranh, giữa rừng thẳm Trường Sơn cả năm chỉ được đôi ba tháng nắng, còn lại thì mưa dầm dề, nước lũ luôn đe dọa, việc giữ gìn những tập tài liệu, ghi chép không dễ. Song chúng tôi luốn có ý thức đầy đủ, gói kín trong nilon, đựng trong thùng đại liên, và là vật bất li thân. Nhất lại là kỉ vật của một người đồng đội đáng kính đã hy sinh. Và dĩ nhiên tôi đã luôn đọc đi đọc lại vào những thời gian có thể. Hiểu hơn về một nhà văn gương mẫu đi trước. Hiểu hơn về cuộc sống chiến trường. Hiểu sâu sắc và cụ thể hơn về nhân dân mình qua một ngòi bút đáng tin cậy, một phẩm chất, một nhân cách đáng khâm phục.
Bìa cuốn sổ cuối cùng trong bộ nhật kí của Chu Cẩm Phong
3. Cuốn nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong (sau này được tập hợp đầy đủ để in thành Nhật kí chiến tranh), theo ông còn nhớ, đã được bao nhiêu người cất giữ? Có phải chỉ một mình Hoàng Đình Hiếu là người cất giữ, như một bài báo đã viết?
- Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, anh Thanh Quế, anh Cao Duy Thảo…mà có lẽ nhiều đồng chí đồng đội khác cũng đã tham gia gìn giữ bộ nhật kí quý giá này. Ở đây chỉ nhắc đến những người giữ sau cùng. Riêng với anh Hoàng Đình Hiếu là một điều gì đó hết sức cảm động. Anh đã giữ vì ý thức đây là gương mặt, phẩm chất không riêng của một nhà văn cách mạng, một chiến sỹ giải phóng mà là vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam, dù lúc đó ở phía nào, miễn là còn giữ được lòng tự tôn dân tộc, giữ được lương tri. Còn một người nữa là sỹ quan hành quân, bạn của anh Hiếu đã trao phần nhật kí sau cùng của Chu Cẩm Phong cho anh Hiếu. Có sự nhầm lẫn vừa qua về số phận cuốn nhật kí là một điều đáng tiếc. Nhưng không sao, giờ đây mọi người hiểu lại. Chúng ta giữ gìn, bảo vệ cuốn nhật kí quý giá trước hết là vì lương tâm của chúng ta trước một người đã hy sinh. Ai cũng hành động vậy thôi.
4. Cảm xúc của ông khi có Nhật kí chiến tranh (NXB Văn học, 2000), sau này là Tuyển tập Chu Cẩm Phong (NXB Đà Nẵng, 2005), và mới đây NXB Hội Nhà văn ra mắt tác phẩm “Chu Cẩm Phong – Nhật ký chiến tranh” (2011), so với khi đọc nhật kí Chu Cẩm Phong (bản viết tay) như thế nào?
- Tôi đã có tất cả những bản Nhật kí chiến tranh in ở nhiều nhà xuất bản khác nhau: Thanh niên, Văn học, Đà Nẵng…Thậm chí tôi còn có cả một bản mà những trang sách chưa kịp khâu đóng lại hoàn chỉnh. Song cuốn của NXB Hội Nhà văn (“Chu Cẩm Phong – Nhật ký chiến tranh”, 2011 - PV) là cuốn duy nhất tôi còn giữ lại được trong tay hôm nay. Một cuốn được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân mượn lâu dài để tham khảo làm phim về chiến tranh. Một cuốn một nhà viết kịch mượn để lấy tư liệu cho một vở kịch cũng về chiến tranh. Hai cuốn khác vì có những người bạn tôi thích được đọc quá mà không tìm mua được, nên tôi tặng.
Dĩ nhiên khi đọc nhật kí ở bản viết tay của chính nhà văn Chu Cẩm Phong bao giờ cũng xúc động hơn rất nhiều. Trên mỗi trang giấy pơ luya mỏng manh ngả vàng li ti khó đọc ấy ta như còn nghe thấy hơi thở, nhịp đập trái tim và cả bàn tay của tác giả chạm vào…Tôi không khỏi lưu luyến khi trao những báu vật ấy cho gia đình nhà văn, cụ thể là bà cụ thân sinh của nhà văn. Nhưng biết làm sao được. Quyền được giữ kỉ vật ấy là của những người ruột thịt nhà văn Chu Cẩm Phong.
5. Nhân dịp kỉ niệm 40 năm nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong hy sinh, với cương vị một đồng đội, một đồng nghiệp, ông muốn chia sẻ điều gì với bạn đọc và thế hệ trẻ hôm nay?
- Tháng Năm này chúng ta kỷ niệm 40 năm ngày nhà văn, anh hùng liệt sỹ Chu Cẩm Phong hy sinh. Và cũng là kỷ niệm 70 năm ngày sinh của nhà văn vào đầu mùa thu này. Nhưng trong những người đang sống hôm nay, Chu Cẩm Phong vẫn mãi mãi bất tử với gương mặt thanh xuân tuyệt đẹp khi mới ngoài hai mươi. Điều này không chỉ là ý nghĩa tượng trưng. Vì những người hy sinh hầu hết đều rất trẻ. Những người hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, Tổ quốc còn trẻ mãi.
Mong sao tuổi trẻ hôm nay hiểu rằng hạnh phúc chúng ta đang có được giá rất đắt, vô cùng đắt. Là vô giá. Biết bao nhiêu máu đã đổ trên mỗi tấc đất Tổ quốc chúng ta. Ta hãy ý thức điều này. Và sống xứng đáng với những gì mà những người hôm qua ngã xuống đã tin cậy, gửi gắm, hy vọng vào chúng ta.
Xin trân trọng cảm ơn nhà thơ. Xin chúc ông sức khỏe và hạnh phúc!
VanVN.Net - Nhân dịp kỉ niệm 40 năm nhà văn, nhà báo, Anh hùng liệt sỹ Chu Cẩm Phong hy sinh (1971 – 2011), VanVN.Net có cuộc trò chuyện với nhà thơ Ngô Thế Oanh – một trong những người đã từng gìn giữ “Nhật kí chiến tranh” (bản gốc, Chu Cẩm Phong viết tại chiến trường) về cuốn sách này.
Nhà thơ Ngô Thế Oanh
1. Thưa nhà thơ Ngô Thế Oanh, “cơ duyên” nào đã đưa ông “gặp” được (một phần) cuốn nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong?
- Tôi được nhà thơ Thanh Quế giao cho giữ gìn nhật kí của Chu Cẩm Phong khi vừa đặt chân vào chiến trường. Khi ấy nhà văn Chu Cẩm Phong đã hy sinh. Tôi “mượn” của anh Quế, đọc để hiểu hơn về một nhà văn, một người anh mà tôi hết sức kính trọng.
2. Ngay tại thời điểm nhận nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong (năm 1972), ông đã cất giữ ra sao? Và lúc đó, ông có nhận xét gì về những trang viết này?
- Có thể nói trong chiến tranh, giữa rừng thẳm Trường Sơn cả năm chỉ được đôi ba tháng nắng, còn lại thì mưa dầm dề, nước lũ luôn đe dọa, việc giữ gìn những tập tài liệu, ghi chép không dễ. Song chúng tôi luốn có ý thức đầy đủ, gói kín trong nilon, đựng trong thùng đại liên, và là vật bất li thân. Nhất lại là kỉ vật của một người đồng đội đáng kính đã hy sinh. Và dĩ nhiên tôi đã luôn đọc đi đọc lại vào những thời gian có thể. Hiểu hơn về một nhà văn gương mẫu đi trước. Hiểu hơn về cuộc sống chiến trường. Hiểu sâu sắc và cụ thể hơn về nhân dân mình qua một ngòi bút đáng tin cậy, một phẩm chất, một nhân cách đáng khâm phục.
Bìa cuốn sổ cuối cùng trong bộ nhật kí của Chu Cẩm Phong
3. Cuốn nhật kí của nhà văn Chu Cẩm Phong (sau này được tập hợp đầy đủ để in thành Nhật kí chiến tranh), theo ông còn nhớ, đã được bao nhiêu người cất giữ? Có phải chỉ một mình Hoàng Đình Hiếu là người cất giữ, như một bài báo đã viết?
- Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi, anh Thanh Quế, anh Cao Duy Thảo…mà có lẽ nhiều đồng chí đồng đội khác cũng đã tham gia gìn giữ bộ nhật kí quý giá này. Ở đây chỉ nhắc đến những người giữ sau cùng. Riêng với anh Hoàng Đình Hiếu là một điều gì đó hết sức cảm động. Anh đã giữ vì ý thức đây là gương mặt, phẩm chất không riêng của một nhà văn cách mạng, một chiến sỹ giải phóng mà là vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ Việt Nam, dù lúc đó ở phía nào, miễn là còn giữ được lòng tự tôn dân tộc, giữ được lương tri. Còn một người nữa là sỹ quan hành quân, bạn của anh Hiếu đã trao phần nhật kí sau cùng của Chu Cẩm Phong cho anh Hiếu. Có sự nhầm lẫn vừa qua về số phận cuốn nhật kí là một điều đáng tiếc. Nhưng không sao, giờ đây mọi người hiểu lại. Chúng ta giữ gìn, bảo vệ cuốn nhật kí quý giá trước hết là vì lương tâm của chúng ta trước một người đã hy sinh. Ai cũng hành động vậy thôi.
4. Cảm xúc của ông khi có Nhật kí chiến tranh (NXB Văn học, 2000), sau này là Tuyển tập Chu Cẩm Phong (NXB Đà Nẵng, 2005), và mới đây NXB Hội Nhà văn ra mắt tác phẩm “Chu Cẩm Phong – Nhật ký chiến tranh” (2011), so với khi đọc nhật kí Chu Cẩm Phong (bản viết tay) như thế nào?
- Tôi đã có tất cả những bản Nhật kí chiến tranh in ở nhiều nhà xuất bản khác nhau: Thanh niên, Văn học, Đà Nẵng…Thậm chí tôi còn có cả một bản mà những trang sách chưa kịp khâu đóng lại hoàn chỉnh. Song cuốn của NXB Hội Nhà văn (“Chu Cẩm Phong – Nhật ký chiến tranh”, 2011 - PV) là cuốn duy nhất tôi còn giữ lại được trong tay hôm nay. Một cuốn được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân mượn lâu dài để tham khảo làm phim về chiến tranh. Một cuốn một nhà viết kịch mượn để lấy tư liệu cho một vở kịch cũng về chiến tranh. Hai cuốn khác vì có những người bạn tôi thích được đọc quá mà không tìm mua được, nên tôi tặng.
Dĩ nhiên khi đọc nhật kí ở bản viết tay của chính nhà văn Chu Cẩm Phong bao giờ cũng xúc động hơn rất nhiều. Trên mỗi trang giấy pơ luya mỏng manh ngả vàng li ti khó đọc ấy ta như còn nghe thấy hơi thở, nhịp đập trái tim và cả bàn tay của tác giả chạm vào…Tôi không khỏi lưu luyến khi trao những báu vật ấy cho gia đình nhà văn, cụ thể là bà cụ thân sinh của nhà văn. Nhưng biết làm sao được. Quyền được giữ kỉ vật ấy là của những người ruột thịt nhà văn Chu Cẩm Phong.
5. Nhân dịp kỉ niệm 40 năm nhà văn, nhà báo Chu Cẩm Phong hy sinh, với cương vị một đồng đội, một đồng nghiệp, ông muốn chia sẻ điều gì với bạn đọc và thế hệ trẻ hôm nay?
- Tháng Năm này chúng ta kỷ niệm 40 năm ngày nhà văn, anh hùng liệt sỹ Chu Cẩm Phong hy sinh. Và cũng là kỷ niệm 70 năm ngày sinh của nhà văn vào đầu mùa thu này. Nhưng trong những người đang sống hôm nay, Chu Cẩm Phong vẫn mãi mãi bất tử với gương mặt thanh xuân tuyệt đẹp khi mới ngoài hai mươi. Điều này không chỉ là ý nghĩa tượng trưng. Vì những người hy sinh hầu hết đều rất trẻ. Những người hy sinh cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, Tổ quốc còn trẻ mãi.
Mong sao tuổi trẻ hôm nay hiểu rằng hạnh phúc chúng ta đang có được giá rất đắt, vô cùng đắt. Là vô giá. Biết bao nhiêu máu đã đổ trên mỗi tấc đất Tổ quốc chúng ta. Ta hãy ý thức điều này. Và sống xứng đáng với những gì mà những người hôm qua ngã xuống đã tin cậy, gửi gắm, hy vọng vào chúng ta.
Xin trân trọng cảm ơn nhà thơ. Xin chúc ông sức khỏe và hạnh phúc!
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn