VanVN.Net – Sau khi đăng bài “Có một nhà văn thích viết…thư”, VanVN.Net lập tức nhận được bài của Nguyễn Thế Hùng viết về người đồng môn, đồng nghiệp, đồng đội của mình – nhà văn Đỗ Tiến Thụy (cũng chính là tác giả bài viết mở màn cho chuyên mục “Nhà văn viết về nhà văn”).
Tác giả "hầu rượu" nhân vật
Khóa 7 trường Viết văn Nguyễn Du có hai sĩ quan quân đội theo học đó là Đỗ Tiến Thụy và tôi. Thụy hơn mười năm sống ở Tây Nguyên, có cái nắng, có cái gió và có cái…hóm của lính nên trong một cuộc nhậu vui khi thấy một nữ sĩ dắt tay người yêu đến chơi đã ngẫu hứng cảm thán rằng: Tôi nơi Tây Nguyên xa xôi ra đây, da đen hôi. Tôi bên văn em bên thơ, tôi mê em như mê thơ em nhưng em không mê tôi, em chê tôi da đen hôi, văn chương chưa lên ngôi cao, em khuyên tôi nên mê thơ thôi không nên mê em. Em nên đôi, tôi mê em nhưng không đôi co lôi thôi…Hóm hỉnh tán gái dạo vậy thôi, chứ Đỗ Tiến Thụy là người khá nặng nợ gia đình, quyến luyến vợ con, bằng chứng là ngày chia tay vợ để đi học, mượn ý hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du, Thụy cảm thán: “Vầng trăng ai xe làm đôi/ kẻ khóc dưới đất…người ngồi trên xe.” Cũng vì có nước da đen hôi, bộ mặt còn mang đầy chất rừng rú nên đã không ít lần Đỗ Tiến Thụy đã được (bị) bạn bè nhờ đi… đòi nợ.
Chuyện thứ nhất:
Ngày đó, để có thể theo được mộng văn thơ, hơn một nửa lớp tôi đã phải đi dạy kèm mong rằng có thực mới vực được đạo. Chuyện dạy kèm cũng có lắm bi hài truyện nhưng sẽ kể vào một dịp khác, chuyện Thụy đi đòi nợ chỉ là chuyện liên quan đến chuyện dạy kèm mà thôi. Số là có một nữ sĩ khá xinh đẹp tạm ứng tiền gia đình gửi lên đóng học phí để đặt cọc cho một Trung tâm môi giới gia sư, nhưng quả là không may như ông bà ta thường nói chó cắn bị ăn mày, nữ sĩ đã trao nhầm tiền cho quân bất lương, quân lừa đảo, tiền đã trao nhưng…chỗ dạy chờ mãi vẫn chưa có, giáo vụ thúc tiền học phí như trống hộ đê, một mình đi đòi mãi mà vẫn chưa lấy lại được tiền đặt cọc, túng thì phải tính, nữ sĩ đành gõ cửa phòng Đỗ Tiến Thụy. Lâu lâu mới được nhờ, mà lại là người đẹp nhờ, người đẹp có hoàn cảnh thương tâm, giữa đường thấy sự bất bình còn phải ra tay huống hồ đây lại là…giữa trường văn chương nên càng không thể làm ngơ. Thế là Thụy hùng hổ chở người đẹp đi đòi nợ. Thấy thế tôi lo ngay ngáy, chết thật, tiếng là sĩ quan quân đội nhưng võ vẽ không quá ba mươi mấy động tác võ thể dục thì ăn làm sao, nói làm sao với cái bọn mặt rô máu lạnh kia được mà đi đòi nợ. Tôi cũng vội vã chở một nữ sĩ nữa phóng theo sau. Nhưng để giữ thể diện cho bạn, khi gần đến nơi, chúng tôi cùng nấp sau một gốc xà cừ to ngay sát đường theo dõi mọi động tĩnh từ Trung tâm môi giới lừa. Năm phút rồi mười phút vẫn chưa thấy Thụy bước ra. Nữ sĩ mất tiền vẫn đứng thẫn thờ chờ mong trước cửa Trung tâm. Tôi nhấp nha nhấp nhổm như con gái ngồi phải cọc, còn nữ sĩ kề bên thì bắt đầu…khóc. Mãi đến ba mươi phút sau mới thấy Thụy bước ra còn nữ sĩ theo sau thì hớn hở líu ríu theo cùng mặt rạng ngời như mới được bạc. Tôi hứng khởi đọc hai câu thơ: “Đầm đìa góc phố chiều nay/ Có người con gái khóc cây… xà cừ.”
Khi bốn người đã về yên vị trong phòng ở kí túc xá rồi, nữ sĩ vừa đòi được tiền thật thà hỏi Thụy: “Anh nói thật đi, anh nói gì mà chúng nó trả không thiếu một xu vậy?” Thụy vừa vuốt vuốt cái cằm nhẵn thín vừa nói: “Anh cần gì phải nói, chỉ im lặng chúng nó đã phải sợ rồi, anh mà chửi thì chúng nó cho là mình giỏi văn, còn đánh thì chúng nó nói mình cậy giỏi võ, còn vừa đánh vừa chửi thì lại cho là anh văn võ song toàn, tốt nhất là im lặng. Nhưng anh là anh nói thật nhé, lần sau mấy cái vụ lẻ tẻ này đừng bắt anh đi nữa, ai lại lấy dao bầu giết chim sẻ bao giờ.” Tôi ngồi im, dù gì Thụy cũng đã lên được mấy chân kính trong mắt các người đẹp. Chuyện chỉ có thế nhưng qua thời gian, không gian và qua miệng mấy nhà văn (sắp) lớn, đúng là Đỗ Tiến Thụy văn võ toàn tài, họ còn đồn đại Thụy bắn súng hai tay như một, còn khi Thụy đang múa võ thì cầm cả nắm cát ném cũng không lọt một hạt vào người. Thực hư chẳng biết sao, Thụy cứ vậy mà âm thầm hưởng đủ sự ngưỡng mộ.
Chuyện thứ hai:
Tháng trước ông anh họ tôi điện ra khóc sụt sùi, số là để mong đổi đời, ông anh đã bán cả đàn trâu nộp cho công ty môi giới để thằng con cả đi xuất khẩu lao động, chờ mỏi chờ mòn cả năm trời, mất trâu cày đã thế cả mấy vụ mà con trai vẫn chưa đi được, quanh quất chẳng còn biết nhờ ai, ông anh họ đành điện cho tôi, tôi đang chưa biết nhờ đến ai thì chợt nhớ đến chuyện Đỗ Tiến Thụy đi đòi nợ ngày trước liền xuống nhờ. Mới nghe tôi trình bày, mặt Thụy đã xanh như…mặt đói ăn mấy ngày. Sau một hồi trí trá chữa ngượng, Thụy đành thành thật: “Thú thật với ông, ngày đó tôi vào có dám mở miệng ra đòi đâu, chỉ vào xin cái phong bì rồi lấy tiền…túi của mình cho vào đó ra đưa cho cô em thôi. Bắc thang lên hỏi ông giời/ Tiền đưa cho mối giới có đòi được không?!”
VanVN.Net – Sau khi đăng bài “Có một nhà văn thích viết…thư”, VanVN.Net lập tức nhận được bài của Nguyễn Thế Hùng viết về người đồng môn, đồng nghiệp, đồng đội của mình – nhà văn Đỗ Tiến Thụy (cũng chính là tác giả bài viết mở màn cho chuyên mục “Nhà văn viết về nhà văn”).
Tác giả "hầu rượu" nhân vật
Khóa 7 trường Viết văn Nguyễn Du có hai sĩ quan quân đội theo học đó là Đỗ Tiến Thụy và tôi. Thụy hơn mười năm sống ở Tây Nguyên, có cái nắng, có cái gió và có cái…hóm của lính nên trong một cuộc nhậu vui khi thấy một nữ sĩ dắt tay người yêu đến chơi đã ngẫu hứng cảm thán rằng: Tôi nơi Tây Nguyên xa xôi ra đây, da đen hôi. Tôi bên văn em bên thơ, tôi mê em như mê thơ em nhưng em không mê tôi, em chê tôi da đen hôi, văn chương chưa lên ngôi cao, em khuyên tôi nên mê thơ thôi không nên mê em. Em nên đôi, tôi mê em nhưng không đôi co lôi thôi…Hóm hỉnh tán gái dạo vậy thôi, chứ Đỗ Tiến Thụy là người khá nặng nợ gia đình, quyến luyến vợ con, bằng chứng là ngày chia tay vợ để đi học, mượn ý hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du, Thụy cảm thán: “Vầng trăng ai xe làm đôi/ kẻ khóc dưới đất…người ngồi trên xe.” Cũng vì có nước da đen hôi, bộ mặt còn mang đầy chất rừng rú nên đã không ít lần Đỗ Tiến Thụy đã được (bị) bạn bè nhờ đi… đòi nợ.
Chuyện thứ nhất:
Ngày đó, để có thể theo được mộng văn thơ, hơn một nửa lớp tôi đã phải đi dạy kèm mong rằng có thực mới vực được đạo. Chuyện dạy kèm cũng có lắm bi hài truyện nhưng sẽ kể vào một dịp khác, chuyện Thụy đi đòi nợ chỉ là chuyện liên quan đến chuyện dạy kèm mà thôi. Số là có một nữ sĩ khá xinh đẹp tạm ứng tiền gia đình gửi lên đóng học phí để đặt cọc cho một Trung tâm môi giới gia sư, nhưng quả là không may như ông bà ta thường nói chó cắn bị ăn mày, nữ sĩ đã trao nhầm tiền cho quân bất lương, quân lừa đảo, tiền đã trao nhưng…chỗ dạy chờ mãi vẫn chưa có, giáo vụ thúc tiền học phí như trống hộ đê, một mình đi đòi mãi mà vẫn chưa lấy lại được tiền đặt cọc, túng thì phải tính, nữ sĩ đành gõ cửa phòng Đỗ Tiến Thụy. Lâu lâu mới được nhờ, mà lại là người đẹp nhờ, người đẹp có hoàn cảnh thương tâm, giữa đường thấy sự bất bình còn phải ra tay huống hồ đây lại là…giữa trường văn chương nên càng không thể làm ngơ. Thế là Thụy hùng hổ chở người đẹp đi đòi nợ. Thấy thế tôi lo ngay ngáy, chết thật, tiếng là sĩ quan quân đội nhưng võ vẽ không quá ba mươi mấy động tác võ thể dục thì ăn làm sao, nói làm sao với cái bọn mặt rô máu lạnh kia được mà đi đòi nợ. Tôi cũng vội vã chở một nữ sĩ nữa phóng theo sau. Nhưng để giữ thể diện cho bạn, khi gần đến nơi, chúng tôi cùng nấp sau một gốc xà cừ to ngay sát đường theo dõi mọi động tĩnh từ Trung tâm môi giới lừa. Năm phút rồi mười phút vẫn chưa thấy Thụy bước ra. Nữ sĩ mất tiền vẫn đứng thẫn thờ chờ mong trước cửa Trung tâm. Tôi nhấp nha nhấp nhổm như con gái ngồi phải cọc, còn nữ sĩ kề bên thì bắt đầu…khóc. Mãi đến ba mươi phút sau mới thấy Thụy bước ra còn nữ sĩ theo sau thì hớn hở líu ríu theo cùng mặt rạng ngời như mới được bạc. Tôi hứng khởi đọc hai câu thơ: “Đầm đìa góc phố chiều nay/ Có người con gái khóc cây… xà cừ.”
Khi bốn người đã về yên vị trong phòng ở kí túc xá rồi, nữ sĩ vừa đòi được tiền thật thà hỏi Thụy: “Anh nói thật đi, anh nói gì mà chúng nó trả không thiếu một xu vậy?” Thụy vừa vuốt vuốt cái cằm nhẵn thín vừa nói: “Anh cần gì phải nói, chỉ im lặng chúng nó đã phải sợ rồi, anh mà chửi thì chúng nó cho là mình giỏi văn, còn đánh thì chúng nó nói mình cậy giỏi võ, còn vừa đánh vừa chửi thì lại cho là anh văn võ song toàn, tốt nhất là im lặng. Nhưng anh là anh nói thật nhé, lần sau mấy cái vụ lẻ tẻ này đừng bắt anh đi nữa, ai lại lấy dao bầu giết chim sẻ bao giờ.” Tôi ngồi im, dù gì Thụy cũng đã lên được mấy chân kính trong mắt các người đẹp. Chuyện chỉ có thế nhưng qua thời gian, không gian và qua miệng mấy nhà văn (sắp) lớn, đúng là Đỗ Tiến Thụy văn võ toàn tài, họ còn đồn đại Thụy bắn súng hai tay như một, còn khi Thụy đang múa võ thì cầm cả nắm cát ném cũng không lọt một hạt vào người. Thực hư chẳng biết sao, Thụy cứ vậy mà âm thầm hưởng đủ sự ngưỡng mộ.
Chuyện thứ hai:
Tháng trước ông anh họ tôi điện ra khóc sụt sùi, số là để mong đổi đời, ông anh đã bán cả đàn trâu nộp cho công ty môi giới để thằng con cả đi xuất khẩu lao động, chờ mỏi chờ mòn cả năm trời, mất trâu cày đã thế cả mấy vụ mà con trai vẫn chưa đi được, quanh quất chẳng còn biết nhờ ai, ông anh họ đành điện cho tôi, tôi đang chưa biết nhờ đến ai thì chợt nhớ đến chuyện Đỗ Tiến Thụy đi đòi nợ ngày trước liền xuống nhờ. Mới nghe tôi trình bày, mặt Thụy đã xanh như…mặt đói ăn mấy ngày. Sau một hồi trí trá chữa ngượng, Thụy đành thành thật: “Thú thật với ông, ngày đó tôi vào có dám mở miệng ra đòi đâu, chỉ vào xin cái phong bì rồi lấy tiền…túi của mình cho vào đó ra đưa cho cô em thôi. Bắc thang lên hỏi ông giời/ Tiền đưa cho mối giới có đòi được không?!”
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn