1. Trong bài viết của một đồng nghiệp trẻ rất sành điện ảnh đã hé lộ nhận xét bi quan của nhà báo Đoàn Minh Tuấn – Phó TBT tạp chí Thế giới điện ảnh về chất lượng tham gia tranh giải Liên hoan Phim Quốc tế (LHPQT) diễn ra cuối tháng 10 năm 2010 rằng: “…Tất cả các phim tranh giải chất lượng rất xấu”. Còn bà Aruna Vasudey Chủ tịch NETPAC (Mạng lưới phát triển điện ảnh châu Á) - thành viên BGK nhiều liên hoan phim lừng lẫy như Cannes, Karlory Vary… - mặc dù rất tế nhị trong vai trò là khách được mời làm Chủ tịch BGK NETPAC tại LHPQT Việt Nam vẫn phải nhận xét: “Các bạn tổ chức lần đầu, tốn không ít tiền của mà lại chọn phim kém thế”. Nếu tôi là người có trách nhiệm trong giới điện ảnh Việt Nam sẽ đành trả lời bà rằng: “Chúng tôi có chọn đâu mà phim Việt Nam chỉ có thế thôi.” Tính từ thời điểm đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới toàn diện cách đây hơn 20 năm thì có thể nhận ra thực trạng đáng buồn về chất lượng phim Việt Nam lại đi ngược lại tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Trước đây phim nước ta kể cả phim nhựa và phim truyền hình đều ít nhiều hấp dẫn đối với khán giả. Không ít bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ đối với khán giả Việt Nam mà cả khán giả và những nhà chuyên môn thế giới như: “Vợ chồng A Phủ”, “Bao giờ cho đến tháng mười”…Thời gian gần đây mặc dù các nhà quản lý, các nhà làm phim Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng để kéo khán giả về với phim nội địa như áp dụng công nghệ hiện đại trong khâu sản xuất, dàn dựng, mua bản quyền để Việt Nam hoá các phim ăn khách của thế giới, dành giờ vàng trên truyền hình cho phim nội địa nhưng đáng tiếc thay sức hấp dẫn của phim Việt Nam ngày càng yếu đi. Hiện tượng khán giả ngao ngán buộc phải chuyển kênh, các rạp chiếu bóng vắng hoe cho dù rạp giở đủ trò câu khách như khuyến mãi, quay thưởng cho vé vào rạp khi chiếu phim Việt Nam… Gần đây nhất vào ngày 21/4/2011 bộ phim truyền hình nhiều tập “Anh chàng vượt thời gian” đang chiếu dở buộc lòng bị ngừng lại vì sự phản ứng quá dữ dội của khán giả trước sự yếu kém khó tưởng tượng của phim. Từ nhiều góc độ dư luận đã truy tìm, cắt nghĩa nhiều nguyên nhân yếu kém, sự chối bỏ của khán giả trước phim Việt Nam. Nào là sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc của phim nước ngoài trong đó dòng phim Trung Quốc, Hàn Quốc... có thể nói đang chiếm đoạt hầu hết các giờ chiếu trên đài TH trung ương và địa phương tạo ra sự “cưỡng hiếp thẩm mỹ” và đáng sợ hơn là cả sự xây dựng, hình thành nhân cách, đạo đức, kiến thức của khán giả Việt Nam, nhất là khán giả trẻ. Biến không ít khán giả thạo tính tình nghĩa trượng Quan Công anh hùng trong phim cổ sử Trung Quốc hơn vị anh hùng cờ lau tập trận trong chính sử Việt Nam. Không ít thanh niên và cả diễn viên Việt Nam chạy theo từ cách trang điểm theo phong cách môi nâu mắt trầm đến cách sống u buồn vì chứng máu trắng, tính trữ tình giả vờ của mối tình tay ba trong phim Hàn Quốc. Một buôn làng hẻo lánh trên Tây Nguyên xa xôi còn đua nhau đặt tên con là “Ly Uôn…này, Pac Chi...khác” bởi ngấm phim Đại Hàn. Rồi sự đầu tư kĩ thuật chưa được chú trọng dẫn đến kĩ thuật, thủ pháp dàn dựng kể cả phim nhựa của ta lạc hậu đến mức chỉ ở trình độ thập kỉ 60 của thế kỉ 20 như nhận xét của đạo diễn Pháp Philip Noyce đánh giá 2 phim nhựa VN tham dự LHPQT năm 2010. Trong kịch bản, diễn xuất sự lạc hậu này còn đáng sợ hơn khi phim Việt Nam giờ đây ngoài sự kịch hoá là sự thịnh hành các thủ pháp thuần tuý hình thức mà phim thế giới đã vượt qua yếu tố tình dục thô thiển, dùng diễn viên xinh đẹp hở hang đóng vai. Yếu tố sex trong phim ảnh nói riêng cũng như trong nghệ thuật nói chung là một phần không thể thiếu nhưng với điện ảnh thế giới liều lượng của sex cùng như sự “thiếu vải” của diễn viên được tính toán phù hợp với tính cách nhân vật, diễn biến cốt chuyện còn ở ta… Cách đây hơn 20 năm phim ta kín đáo, tế nhị trong xử lý sex và những cảnh nóng bao nhiêu thì đến nay bừa bãi và bị lạm dụng đến thô thiển bấy nhiêu. Nguyên nhân nữa cũng được đưa ra là tính chuyên môn của những ngưòi dính dáng đến công việc sản xuất, kiểm duyệt…phim. Trong khâu kiểm duyệt một định đề ngắn gọn đã được khẳng định có tác động lớn đến chất lượng, độ hấp dẫn của mỗi bộ phim. Ở Mỹ người làm phim hỏi “Phim này khán giả có thích không”. Người Pháp hỏi “chuyện phim này có hay không?”. Còn ở ta lại hỏi “Liệu phim nay hội đồng có thông qua không?”. Các nhà sản xuất phim ở ta thời mở cửa này thật đa dạng nhưng ngoài một số ngưòi có năng lực tài chính yêu nghề, có chuyên môn làm phim như Lý Huỳnh, Chánh Tín gần đây không ít vị có tiền coi phim như một cách kinh doanh để sinh lợi vật chất, đánh bóng tên tuổi mình. Phải chăng nhà sản xuất bộ phim chết yểu “Anh chàng vượt thời gian” nằm trong số người này. Từ góc độ của người cầm bút tôi coi chất lượng phim của ta gần đây đáng báo động chủ yếu do chất lượng kịch bản, cách tổ chức để khai thác kịch bản.
2. Thời bao cấp số lượng phim sản xuất hàng năm tính trên đầu ngón tay, vì vậy lượng kịch bản dùng cho việc sản xuất này cũng theo đó mà quyết định. Vì ít ỏi nên sự chọn lựa kịch bản rất nghiêm ngặt. Các tác giả chuyên nghiệp cũng vì thế mà cố gắng nâng cao chất lượng để mong lọt vào mắt xanh nhà sản xuất chủ yếu là nhà nước với một hệ thống kiểm duyệt nghiêm khắc. Từ khi truyền hình có tốc độ phát triển nhanh kéo thì nhu cầu về phim tăng vọt. Từ số lượng trên dưới một chục phim đến nay mỗi năm cần đến hàng trăm, hàng nghìn phim. Sự mâu thuẫn về cung và cầu đã đẩy các nhà sản xuất phim từ chỗ thủng thẳng ngẫm ngợi đến sự lúng túng của người đang bị thúc ép dồn dập. Lượng phim trong nước không thể đáp ứng thì việc nhập phim nước ngoài thậm chí bất chấp tất cả những tác động ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Người viết bài này vốn quá dị ứng với việc bật ti vi lên là thấy đuổi xam, mũ bình thiên, Pác nọ, Ly Chun kia.. đã khuyên ông nhà thơ tài ba nhưng trình độ tay ngang về truyền hình và phát thanh về giữ vị trí giám đốc một kênh truyền hình rằng “chú nên tạo khác biệt cho kênh của chú bằng việc chiếu lại một cách hệ thống phim Việt nam từ thời đen trắng kiểu như “vườn cam “,”khói trắng”.”cô gái công trường” “vợ chồng A Phủ “,”Kim Đồng “, “cánh đồng hoang” đến các phim VN có chất lượng hiện nay như “cánh đồng bất tận “ xem sao. Ông giám đốc này nhăn nhó bảo rằng “ý của bác rất hay vì nó sẽ mang lại nhiều tác dụng trong giáo dục nhất là cho thế hệ trẻ, cùng như niềm tự hào về phim ta. Nhưng ngặt nỗi tiền lôi đựơc những phim đó ra chiếu trên kênh của em đắt mấy lần so với việc nhập phim nứơc ngoài. Mà nói thật với bác việc gì em phải nhập. Các đài khác chiếu xong rồi lại giao cho em cuốn chiếu vừa đỡ tốn tiền vừa giữ đựơc hoà khí, mối liên hệ trong làng truyền hình với nhau”. Nghe ông giám đốc nói tôi không khỏi buồn khi nhớ lại dịp làm việc với Đài MBC của Hàn Quốc. Tuy chỉ là đài Phát thanh nhưng họ đồng thời là cơ sở sản xuất phim lớn đủ sức cạnh tranh với các hãng làm phim chính thống của Hàn Quốc. MBC đã cho ra hàng loạt phim thành công có tiếng vang trong và ngoài nứơc tiêu biểu như phim Đê Chang Cươm. Phim trường Đê Chang Cươm được giữ lại đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Sê un. Mỗi năm MBC sản xuất hàng vài trăm bộ phim các loại. Tóm lại trong khi người ta có chiến lược sản xuất phim để chinh phục khán giả trong và ngoài nứơc thì các đài TH của ta đang có chiến lược để nhai lại, tận dùng dòng phim rẻ như cho của nứơc ngoài tràn vào vô tội vạ với những mục đich khác nhau. Nhu cầu phim tăng vọt đã tạo sự thúc bách khẩn thiết trong khâu kịch bản- nhân tố khởi đầu cho việc hình thành một bộ phim- . Nhưng đáng tiếc thay các nhà quản lý cũng như các nhà làm phim của ta hầu như không để ý mà chỉ nặng về khai thác kịch bản theo kiểu ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài, được chăng hay chớ. Công việc tạo ra kịch bản bị thả nổi từ khâu đào tạo biên kịch đến qui chế khuyến khích sáng tác và xử dụng kịch bản. Hàng vài chục năm nay không có một lớp nhà biên kịch ra hồn nào mới ra đời. Việc duyệt kịch bản tuỳ tiện và được giao cho các vị ít chuyên môn. Giải thưởng các cuộc thi kịch bản mở ra hàng năm cũng bèo bọt, thiếu chuẩn mực. Các giải thưởng nếu có không mấy đựơc các hàng làm phim tư nhân cũng như nhà nứơc tiếp cận xử dụng…Với cách đối xử bạc bẽo với khâu kịch bản- nhân tố căn bản, mở đầu để hình thành bộ phim như thế trách chi phim nước ta kém thế. Có lối nào thoát đựơc tình trạng này không ?
3. Trứơc khi tạo đựơc cơ chế chuyên nghiệp để sản xuất kịch bản và ngay cả khi có cơ chế này thì một giải pháp cần coi trọng nhất đó là các nhà làm phim nên đến với các tác phẩm văn học. Trên thế giới không ít bộ phim lừng danh có kịch bản từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn, nhà viết kịch “Hăm lét”,”Mác bét”.. (Xêcxpia)“thằng ngốc”,”tội ác và trừng phạt (Đốtôiépski), “chiến tranh và hoà bình”,”An na ka rê nin”( Lép Tônxtôi) “con đường đau khổ” Alếc Tônxtôi), “hội chợ phù hoa “( Thác cơ rêy),”những ngưòi khốn khổ ”,”Thằng gù nhà thờ Đức bà”( V Huy gô), các tác phẩm của Kim Dung… Ở nứơc ta một thời rộ lên việc chuyển thể các tác phẩm của Ngô tất tố ,Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp…Ngay truyện vừa “làng lặng lẽ bên sông” ( (bằng khen trong cụôc thi truyện vừa của HNV Việt nam)của kẻ viết bài mọn cùng từng đựơc đạo diễn Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Anh Dũng lần lượt khai thác trong hai bộ phim khác nhau …Cá biệt gần đây có Hồ biểu Chánh( “Án tình”), Nguyễn Ngọc Tư( “Cánh đồng bất tận”).. Nhìn chung các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học của nước ta ít nhiều tạo ra được giá trị, hấp dẫn đựơc khán giả. Từ thực tế như vậy có thể khẳng định. Các tác phẩm văn học chính là nguồn vô tận cho các nhà làm phim và trong tình thế hiện nay việc đến với tác phẩm văn học chính là biện pháp cứu cánh cho sự nghèo nàn kịch bản phim, nâng cao chất lượng phim Việt nam. Biện pháp này không phải là mới trong nền điện ảnh thế giới và ngày cả các nhà sản xuất phim nứơc ta. Tôi còn nhớ một kỉ niệm vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20 là giai đoạn tôi đang sáng tác sung sức. Liền trong 5 năm( 1988- 1992 ) tôi cho in tới 13 cuốn tiểu thuyết thì nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ phụ trách hãng phim truyền hình dạo đó đã cho Biên tập viên tên Hương con gái NSƯT Tất Bình đến tận nhà tôi đặt vấn đề hợp tác chuyển thể các tác phẩm của tôi thành phim truyền hình. Cũng dạo đó nhà thơ, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm tỏ ý muốn đưa tiều thuyết “chân trời vỡ đôi“,“chuyện tình người điên”của tôi lên phim nhựa. Nói thế để thấy rằng tác phẩm văn học đã từng đựơc các nhà làm phim đúng nghĩa một thời thật sư quan tâm. Đáng tiếc sự quan tâm đó ngày nay đã nhạt nhoà, biện pháp khai thác tác phẩm văn học bị các nhà làm phim xem nhẹ nếu không muốn nói là bỏ qua. Vì sao có tình trạng này ? Đầu tiên phải tính đến căn bệnh lười đọc, hay nói khái quát hơn là sự xuống dốc của văn học đọc đã lây lan sang cả số ngưòi cần đọc như các nhà sản xuất phim đa phần còn trẻ và đang sung sức. Sự ngại đọc này đã khiến họ không thể tiếp xúc đựơc với các tác phẩm văn học đã đựơc các nhà văn dầy công, tâm huyết viết ra trong đó chứa đựng ngồn ngộn thực tế xã hội, những cốt chuyện, tính cách đa dạng hấp dẫn. Đáng tiếc các nhà làm phim bỏ qua loại quặng quí này đi xào xáo, mua bản quyền để Việt hoá, thậm chí “đạo” lại những phim của nứơc ngoài. Nguyên nhân thứ hai với thói quen làm phim mỳ ăn liền này các nhà làm phim ăn xổi chẳng những rất ngại nghiên cứu kĩ tác phẩm văn học để nắm được thần thái của tác phẩm mà còn rất ngại tái hiện các khung cảnh, kể cả trang phục các nhân vật mà tác phẩm văn học dầy công nghiên cứu thể hiện. Vì thế nên mới có tình trạng Hai bà Trưng thế kỉ thứ 5 đội khăn Nam Phương Hoàng ra đời cuối thế kỉ 19. Nón ba tầm của cô gái quan họ thế kỉ 19 ẩn hiện dưới hàng giây điện cao thế và nhà ống. Y phục, các xưng hô của vua, quan Việt nam thì y hệt của vua quan Tầu…là thế. Các nhân vật của dòng phim ăn liền thì loay hoay khoe quần áo với những mối tình tay ba, diễn ra trong những biệt thự sang trọng .. bất chấp mọi sự sôi động của thực tế xã hội đang là đòi hỏi của bất kì một khán giả chân chính nào. Phim ảnh phi thực tế, xem thường khán giả như thế trách chi không bị đông đảo ngưòi xem phản đối, gạt bỏ …
1. Trong bài viết của một đồng nghiệp trẻ rất sành điện ảnh đã hé lộ nhận xét bi quan của nhà báo Đoàn Minh Tuấn – Phó TBT tạp chí Thế giới điện ảnh về chất lượng tham gia tranh giải Liên hoan Phim Quốc tế (LHPQT) diễn ra cuối tháng 10 năm 2010 rằng: “…Tất cả các phim tranh giải chất lượng rất xấu”. Còn bà Aruna Vasudey Chủ tịch NETPAC (Mạng lưới phát triển điện ảnh châu Á) - thành viên BGK nhiều liên hoan phim lừng lẫy như Cannes, Karlory Vary… - mặc dù rất tế nhị trong vai trò là khách được mời làm Chủ tịch BGK NETPAC tại LHPQT Việt Nam vẫn phải nhận xét: “Các bạn tổ chức lần đầu, tốn không ít tiền của mà lại chọn phim kém thế”. Nếu tôi là người có trách nhiệm trong giới điện ảnh Việt Nam sẽ đành trả lời bà rằng: “Chúng tôi có chọn đâu mà phim Việt Nam chỉ có thế thôi.” Tính từ thời điểm đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới toàn diện cách đây hơn 20 năm thì có thể nhận ra thực trạng đáng buồn về chất lượng phim Việt Nam lại đi ngược lại tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Trước đây phim nước ta kể cả phim nhựa và phim truyền hình đều ít nhiều hấp dẫn đối với khán giả. Không ít bộ phim đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ đối với khán giả Việt Nam mà cả khán giả và những nhà chuyên môn thế giới như: “Vợ chồng A Phủ”, “Bao giờ cho đến tháng mười”…Thời gian gần đây mặc dù các nhà quản lý, các nhà làm phim Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng để kéo khán giả về với phim nội địa như áp dụng công nghệ hiện đại trong khâu sản xuất, dàn dựng, mua bản quyền để Việt Nam hoá các phim ăn khách của thế giới, dành giờ vàng trên truyền hình cho phim nội địa nhưng đáng tiếc thay sức hấp dẫn của phim Việt Nam ngày càng yếu đi. Hiện tượng khán giả ngao ngán buộc phải chuyển kênh, các rạp chiếu bóng vắng hoe cho dù rạp giở đủ trò câu khách như khuyến mãi, quay thưởng cho vé vào rạp khi chiếu phim Việt Nam… Gần đây nhất vào ngày 21/4/2011 bộ phim truyền hình nhiều tập “Anh chàng vượt thời gian” đang chiếu dở buộc lòng bị ngừng lại vì sự phản ứng quá dữ dội của khán giả trước sự yếu kém khó tưởng tượng của phim. Từ nhiều góc độ dư luận đã truy tìm, cắt nghĩa nhiều nguyên nhân yếu kém, sự chối bỏ của khán giả trước phim Việt Nam. Nào là sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc của phim nước ngoài trong đó dòng phim Trung Quốc, Hàn Quốc... có thể nói đang chiếm đoạt hầu hết các giờ chiếu trên đài TH trung ương và địa phương tạo ra sự “cưỡng hiếp thẩm mỹ” và đáng sợ hơn là cả sự xây dựng, hình thành nhân cách, đạo đức, kiến thức của khán giả Việt Nam, nhất là khán giả trẻ. Biến không ít khán giả thạo tính tình nghĩa trượng Quan Công anh hùng trong phim cổ sử Trung Quốc hơn vị anh hùng cờ lau tập trận trong chính sử Việt Nam. Không ít thanh niên và cả diễn viên Việt Nam chạy theo từ cách trang điểm theo phong cách môi nâu mắt trầm đến cách sống u buồn vì chứng máu trắng, tính trữ tình giả vờ của mối tình tay ba trong phim Hàn Quốc. Một buôn làng hẻo lánh trên Tây Nguyên xa xôi còn đua nhau đặt tên con là “Ly Uôn…này, Pac Chi...khác” bởi ngấm phim Đại Hàn. Rồi sự đầu tư kĩ thuật chưa được chú trọng dẫn đến kĩ thuật, thủ pháp dàn dựng kể cả phim nhựa của ta lạc hậu đến mức chỉ ở trình độ thập kỉ 60 của thế kỉ 20 như nhận xét của đạo diễn Pháp Philip Noyce đánh giá 2 phim nhựa VN tham dự LHPQT năm 2010. Trong kịch bản, diễn xuất sự lạc hậu này còn đáng sợ hơn khi phim Việt Nam giờ đây ngoài sự kịch hoá là sự thịnh hành các thủ pháp thuần tuý hình thức mà phim thế giới đã vượt qua yếu tố tình dục thô thiển, dùng diễn viên xinh đẹp hở hang đóng vai. Yếu tố sex trong phim ảnh nói riêng cũng như trong nghệ thuật nói chung là một phần không thể thiếu nhưng với điện ảnh thế giới liều lượng của sex cùng như sự “thiếu vải” của diễn viên được tính toán phù hợp với tính cách nhân vật, diễn biến cốt chuyện còn ở ta… Cách đây hơn 20 năm phim ta kín đáo, tế nhị trong xử lý sex và những cảnh nóng bao nhiêu thì đến nay bừa bãi và bị lạm dụng đến thô thiển bấy nhiêu. Nguyên nhân nữa cũng được đưa ra là tính chuyên môn của những ngưòi dính dáng đến công việc sản xuất, kiểm duyệt…phim. Trong khâu kiểm duyệt một định đề ngắn gọn đã được khẳng định có tác động lớn đến chất lượng, độ hấp dẫn của mỗi bộ phim. Ở Mỹ người làm phim hỏi “Phim này khán giả có thích không”. Người Pháp hỏi “chuyện phim này có hay không?”. Còn ở ta lại hỏi “Liệu phim nay hội đồng có thông qua không?”. Các nhà sản xuất phim ở ta thời mở cửa này thật đa dạng nhưng ngoài một số ngưòi có năng lực tài chính yêu nghề, có chuyên môn làm phim như Lý Huỳnh, Chánh Tín gần đây không ít vị có tiền coi phim như một cách kinh doanh để sinh lợi vật chất, đánh bóng tên tuổi mình. Phải chăng nhà sản xuất bộ phim chết yểu “Anh chàng vượt thời gian” nằm trong số người này. Từ góc độ của người cầm bút tôi coi chất lượng phim của ta gần đây đáng báo động chủ yếu do chất lượng kịch bản, cách tổ chức để khai thác kịch bản.
2. Thời bao cấp số lượng phim sản xuất hàng năm tính trên đầu ngón tay, vì vậy lượng kịch bản dùng cho việc sản xuất này cũng theo đó mà quyết định. Vì ít ỏi nên sự chọn lựa kịch bản rất nghiêm ngặt. Các tác giả chuyên nghiệp cũng vì thế mà cố gắng nâng cao chất lượng để mong lọt vào mắt xanh nhà sản xuất chủ yếu là nhà nước với một hệ thống kiểm duyệt nghiêm khắc. Từ khi truyền hình có tốc độ phát triển nhanh kéo thì nhu cầu về phim tăng vọt. Từ số lượng trên dưới một chục phim đến nay mỗi năm cần đến hàng trăm, hàng nghìn phim. Sự mâu thuẫn về cung và cầu đã đẩy các nhà sản xuất phim từ chỗ thủng thẳng ngẫm ngợi đến sự lúng túng của người đang bị thúc ép dồn dập. Lượng phim trong nước không thể đáp ứng thì việc nhập phim nước ngoài thậm chí bất chấp tất cả những tác động ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi. Người viết bài này vốn quá dị ứng với việc bật ti vi lên là thấy đuổi xam, mũ bình thiên, Pác nọ, Ly Chun kia.. đã khuyên ông nhà thơ tài ba nhưng trình độ tay ngang về truyền hình và phát thanh về giữ vị trí giám đốc một kênh truyền hình rằng “chú nên tạo khác biệt cho kênh của chú bằng việc chiếu lại một cách hệ thống phim Việt nam từ thời đen trắng kiểu như “vườn cam “,”khói trắng”.”cô gái công trường” “vợ chồng A Phủ “,”Kim Đồng “, “cánh đồng hoang” đến các phim VN có chất lượng hiện nay như “cánh đồng bất tận “ xem sao. Ông giám đốc này nhăn nhó bảo rằng “ý của bác rất hay vì nó sẽ mang lại nhiều tác dụng trong giáo dục nhất là cho thế hệ trẻ, cùng như niềm tự hào về phim ta. Nhưng ngặt nỗi tiền lôi đựơc những phim đó ra chiếu trên kênh của em đắt mấy lần so với việc nhập phim nứơc ngoài. Mà nói thật với bác việc gì em phải nhập. Các đài khác chiếu xong rồi lại giao cho em cuốn chiếu vừa đỡ tốn tiền vừa giữ đựơc hoà khí, mối liên hệ trong làng truyền hình với nhau”. Nghe ông giám đốc nói tôi không khỏi buồn khi nhớ lại dịp làm việc với Đài MBC của Hàn Quốc. Tuy chỉ là đài Phát thanh nhưng họ đồng thời là cơ sở sản xuất phim lớn đủ sức cạnh tranh với các hãng làm phim chính thống của Hàn Quốc. MBC đã cho ra hàng loạt phim thành công có tiếng vang trong và ngoài nứơc tiêu biểu như phim Đê Chang Cươm. Phim trường Đê Chang Cươm được giữ lại đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Sê un. Mỗi năm MBC sản xuất hàng vài trăm bộ phim các loại. Tóm lại trong khi người ta có chiến lược sản xuất phim để chinh phục khán giả trong và ngoài nứơc thì các đài TH của ta đang có chiến lược để nhai lại, tận dùng dòng phim rẻ như cho của nứơc ngoài tràn vào vô tội vạ với những mục đich khác nhau. Nhu cầu phim tăng vọt đã tạo sự thúc bách khẩn thiết trong khâu kịch bản- nhân tố khởi đầu cho việc hình thành một bộ phim- . Nhưng đáng tiếc thay các nhà quản lý cũng như các nhà làm phim của ta hầu như không để ý mà chỉ nặng về khai thác kịch bản theo kiểu ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài, được chăng hay chớ. Công việc tạo ra kịch bản bị thả nổi từ khâu đào tạo biên kịch đến qui chế khuyến khích sáng tác và xử dụng kịch bản. Hàng vài chục năm nay không có một lớp nhà biên kịch ra hồn nào mới ra đời. Việc duyệt kịch bản tuỳ tiện và được giao cho các vị ít chuyên môn. Giải thưởng các cuộc thi kịch bản mở ra hàng năm cũng bèo bọt, thiếu chuẩn mực. Các giải thưởng nếu có không mấy đựơc các hàng làm phim tư nhân cũng như nhà nứơc tiếp cận xử dụng…Với cách đối xử bạc bẽo với khâu kịch bản- nhân tố căn bản, mở đầu để hình thành bộ phim như thế trách chi phim nước ta kém thế. Có lối nào thoát đựơc tình trạng này không ?
3. Trứơc khi tạo đựơc cơ chế chuyên nghiệp để sản xuất kịch bản và ngay cả khi có cơ chế này thì một giải pháp cần coi trọng nhất đó là các nhà làm phim nên đến với các tác phẩm văn học. Trên thế giới không ít bộ phim lừng danh có kịch bản từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn, nhà viết kịch “Hăm lét”,”Mác bét”.. (Xêcxpia)“thằng ngốc”,”tội ác và trừng phạt (Đốtôiépski), “chiến tranh và hoà bình”,”An na ka rê nin”( Lép Tônxtôi) “con đường đau khổ” Alếc Tônxtôi), “hội chợ phù hoa “( Thác cơ rêy),”những ngưòi khốn khổ ”,”Thằng gù nhà thờ Đức bà”( V Huy gô), các tác phẩm của Kim Dung… Ở nứơc ta một thời rộ lên việc chuyển thể các tác phẩm của Ngô tất tố ,Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Thiệp…Ngay truyện vừa “làng lặng lẽ bên sông” ( (bằng khen trong cụôc thi truyện vừa của HNV Việt nam)của kẻ viết bài mọn cùng từng đựơc đạo diễn Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Anh Dũng lần lượt khai thác trong hai bộ phim khác nhau …Cá biệt gần đây có Hồ biểu Chánh( “Án tình”), Nguyễn Ngọc Tư( “Cánh đồng bất tận”).. Nhìn chung các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học của nước ta ít nhiều tạo ra được giá trị, hấp dẫn đựơc khán giả. Từ thực tế như vậy có thể khẳng định. Các tác phẩm văn học chính là nguồn vô tận cho các nhà làm phim và trong tình thế hiện nay việc đến với tác phẩm văn học chính là biện pháp cứu cánh cho sự nghèo nàn kịch bản phim, nâng cao chất lượng phim Việt nam. Biện pháp này không phải là mới trong nền điện ảnh thế giới và ngày cả các nhà sản xuất phim nứơc ta. Tôi còn nhớ một kỉ niệm vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20 là giai đoạn tôi đang sáng tác sung sức. Liền trong 5 năm( 1988- 1992 ) tôi cho in tới 13 cuốn tiểu thuyết thì nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ phụ trách hãng phim truyền hình dạo đó đã cho Biên tập viên tên Hương con gái NSƯT Tất Bình đến tận nhà tôi đặt vấn đề hợp tác chuyển thể các tác phẩm của tôi thành phim truyền hình. Cũng dạo đó nhà thơ, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm tỏ ý muốn đưa tiều thuyết “chân trời vỡ đôi“,“chuyện tình người điên”của tôi lên phim nhựa. Nói thế để thấy rằng tác phẩm văn học đã từng đựơc các nhà làm phim đúng nghĩa một thời thật sư quan tâm. Đáng tiếc sự quan tâm đó ngày nay đã nhạt nhoà, biện pháp khai thác tác phẩm văn học bị các nhà làm phim xem nhẹ nếu không muốn nói là bỏ qua. Vì sao có tình trạng này ? Đầu tiên phải tính đến căn bệnh lười đọc, hay nói khái quát hơn là sự xuống dốc của văn học đọc đã lây lan sang cả số ngưòi cần đọc như các nhà sản xuất phim đa phần còn trẻ và đang sung sức. Sự ngại đọc này đã khiến họ không thể tiếp xúc đựơc với các tác phẩm văn học đã đựơc các nhà văn dầy công, tâm huyết viết ra trong đó chứa đựng ngồn ngộn thực tế xã hội, những cốt chuyện, tính cách đa dạng hấp dẫn. Đáng tiếc các nhà làm phim bỏ qua loại quặng quí này đi xào xáo, mua bản quyền để Việt hoá, thậm chí “đạo” lại những phim của nứơc ngoài. Nguyên nhân thứ hai với thói quen làm phim mỳ ăn liền này các nhà làm phim ăn xổi chẳng những rất ngại nghiên cứu kĩ tác phẩm văn học để nắm được thần thái của tác phẩm mà còn rất ngại tái hiện các khung cảnh, kể cả trang phục các nhân vật mà tác phẩm văn học dầy công nghiên cứu thể hiện. Vì thế nên mới có tình trạng Hai bà Trưng thế kỉ thứ 5 đội khăn Nam Phương Hoàng ra đời cuối thế kỉ 19. Nón ba tầm của cô gái quan họ thế kỉ 19 ẩn hiện dưới hàng giây điện cao thế và nhà ống. Y phục, các xưng hô của vua, quan Việt nam thì y hệt của vua quan Tầu…là thế. Các nhân vật của dòng phim ăn liền thì loay hoay khoe quần áo với những mối tình tay ba, diễn ra trong những biệt thự sang trọng .. bất chấp mọi sự sôi động của thực tế xã hội đang là đòi hỏi của bất kì một khán giả chân chính nào. Phim ảnh phi thực tế, xem thường khán giả như thế trách chi không bị đông đảo ngưòi xem phản đối, gạt bỏ …
VanVN.Net - Chiều nay, 22 – 7 – 2011, Hội Nhà văn Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn Sơn Tùng do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN. Net - Trong tác phẩm “Nhà văn Việt Nam hiện đại” (NXB Hội nhà văn-2010), phần suy nghĩ về nghề văn, nhà văn Chu Thị Thơm đã viết: “Văn chương là sự gửi gắm, chia sẻ hữu hiệu nhất. Ở ...
VanVN.Net - Nhận lời mời của Hội Nhà văn Trung Quốc, thực hiện chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa hai nước Việt Nam và Trung Quốc; đoàn nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Phó chủ tịch ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn