VanVN.Net - Hơn 20 năm trước, Việt Nam từng có quy định các thứ trưởng cùng cơ quan dùng xe đưa rước tập thể đến chỗ làm việc. Thực tế hầu như không thấy hai thứ trưởng đi đến chung một chỗ họp, hay đến cùng một địa phương trên cùng một xe…
Có một thời, dắt xe vào cổng một công sở nào đó liên hệ công tác, khổ nhất là anh nào đi xe đạp, thường hay bị ông bảo vệ hoạch họe đủ điều, thế nhưng nếu ngồi bệ vệ trên xe biển số xanh, chỉ cần bóp còi bin, bin... thì cũng chính ông bảo vệ đó xun xoe tất bật chạy ra mở cửa!
Ấy vậy mới có chuyện một anh giám đốc doanh nghiệp "rửng mỡ" mua xe "xịn" trên 5 tỷ còn chạy làm biển xanh số 80 bị báo chí phát hiện, vô phúc gây "tai họa" luôn cho bộ phận cấp đăng ký xe bị khiển trách về hành vi thiếu nghiêm cẩn trong thực thi công vụ.
Dùng riêng xe công, nhiều người làm được việc "giải quyết khâu oai". Và có thể từ cái sự oai ấy sẽ tạo ra... nguồn thu không biết chừng.
Và trên hết, đó là thói quen lạm dụng, "xài của chùa", đối với xe công của một số quan chức. Nếu quan sát, ta sẽ thấy, vợ con, cha mẹ các vị này cũng sử dụng vô tư ngoài công vụ, thậm chí cả bồ nhí như các quan chức PMU-18, như báo chí từng phanh phui, cũng được ăn theo. Lúc này tài xế như người làm công trong gia đình. Tất nhiên anh ta lại bổ vào kinh phí của nhà nước, dưới hình thức tiền làm ngoài giờ, thêm giờ... cuối cùng nhà nước và nhân dân lãnh đủ, thiệt đơn thiệt kép.
Xe công, xe riêng và xe tư
Ở các nước khác tuy giàu có nhưng chỉ từ cấp Bộ trưởng được coi là các chính khách mới được cấp xe riêng. Con số này không quá vài chục người. Thậm chí nhiều nước còn nghiêm ngặt hơn, ngay cả đến Thủ tướng cũng dùng xe công khi hoạt động có tính chất công vụ, còn hoạt động riêng tư đều phải dùng taxi trả tiền như mọi người.
Việt Nam tuy nghèo nhưng quá rộng rãi hào phóng.
Có một điều bản thân tôi - một người có tham gia võ vẽ làm chế độ chính sách - cứ thắc mắc hoài: không biết cái gì gọi là "tiêu chuẩn" về xe lấy đâu ra, dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn kinh tế và cả đạo lý nào.
Thông thường khi bàn về tiêu chuẩn, ta thường quen miệng nói "ông này, ông nọ... có tiêu chuẩn xe riêng", dần dần nó trở thành thói quen trong cách hiểu và suy nghĩ mọi người...
Khái niệm xe riêng ở ta nó rắc rối hơn và khác so với thiên hạ. Khác và rắc rối ở chỗ là xe công nhưng được dùng như riêng. Riêng có nghĩa gần như là tư.
Thực ra, cụm từ "xe riêng" ở đây không được hiểu theo nghĩa thông thường của cụm từ này. Hay nói theo ngôn ngữ của pháp luật, "xe riêng" ở đây không được bảo vệ bằng Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản cá nhân mà ngược lại nếu ai xâm phạm đến nó thì sẽ bị truy xét với tội danh "xâm phạm tài sản XHCN". Thật nghịch lý!
Chính sự nhập nhằng công tư như vậy đưa đến không ít nhiễu sự mà công luận nhiều lần lên tiếng phê phán. Thậm chí tại diễn đàn Quốc hội, có vị đại biểu không ngần ngại lớn tiếng gọi việc sử dụng xe riêng không đúng tiêu chuẩn, mục đích sử dụng là "tội tham nhũng và phải xử về tội tham nhũng".
Ở đây, ta chưa xem xét hết các khía cạnh của quy kết này; nhưng cảm tưởng ban đầu nghe cũng có lý.
Tránh ăn theo, bao cấp tràn lan
Nhớ lại những năm tám mươi của thế kỉ trước, cố Thủ tướng Phạm Hùng lúc đó có ký quy định các thứ trưởng cùng cơ quan dùng xe đưa rước tập thể đến chỗ làm việc. Trên thực tế thời gian qua hầu như không thấy hai thứ trưởng đi đến chung một chỗ họp, hay đến cùng một địa phương ngồi cùng một xe. Nếu cả hai cùng đi thì mỗi người "diễn" một xe!
Cách đây chưa lâu, tôi từng chứng kiến trong một đoàn công tác đi xuống địa phương, gồm một vị thứ trưởng, một vài vụ trưởng, vụ phó và một hai chuyên viên. Lẽ ra dùng một chiếc xe 12 chỗ ngồi là quá đủ, đằng này phải thêm một xe con cho vị thứ trưởng. Điều đáng nói là vị thứ trưởng này mới vừa được đề bạt từ vụ trưởng lên thứ trưởng chỉ một vài ngày! Chẳng lẽ khi là thứ trưởng rồi, ngồi chung xe với các đồng nghiệp, mới hôm qua đây còn ngang cấp, thì công việc sẽ kém hiệu quả sao?!
Công bằng mà nói, nếu ngồi cùng xe đàm đạo trong suốt lộ trình biết đâu học thêm được nhiều điều bổ ích .
Lại có chuyện báo chí mới đưa, một vị lãnh đạo nọ nhận bằng tiến sĩ, vậy mà ngoài cổng trường dàn hàng xe biển xanh tiền hô, hậu ủng.
Tuy thế, cũng đã từng có một vị phát biểu, nếu khoán xe, thêm 5-3 triệu vào lương tôi sẵn sàng đi xe đạp hay bắt xe ôm đến chỗ làm việc cũng được. Té ra lâu nay nói không có xe riêng đi làm việc sẽ ảnh hưởng đến công việc chỉ là nguỵ biện, có cái gì đó hơi hám đặc quyền đặc lợi.
Chốn "quan trường" thường nghe câu đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu "còn chức còn quyền đi xe hơi uống bia ôm, hết chức hết quyền đi xe ôm uống bia hơi". Cách nói trợn trạo, tếu táo, hơi thô nhưng mang đậm dấu ấn của văn hóa dân gian hài hước dùng để phê phán, đả kích một cách thông minh hóm hỉnh đáng suy nghĩ. Nó giải đáp tại sao có hiện tượng tham quyền cố vị. Nhiều khi chung quy lại cũng vì chiếc xe riêng.
Có nhà thơ từng nói: "Đời thì rộng, xe thì chật hẹp, đừng để cho xe nó cầm tù".
Đã đến lúc cần phải làm minh bạch rạch ròi, cỡ cấp nào xứng đáng có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn cao cũng được, thì phải cung cấp đầy đủ không tiếc. Dân rất công bằng, nhưng tránh ăn theo, bao cấp tràn lan, thậm thụt đề ra tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ thành văn hay bất thành văn để cùng hưởng lợi.
Hơn nữa, biết đâu từ các tiêu chuẩn này mà kéo theo tệ nạn chạy chức, chạy quyền, phe cánh, đấu đá xào xáo nội bộ...
(Theo TuanVN)
VanVN.Net - Hơn 20 năm trước, Việt Nam từng có quy định các thứ trưởng cùng cơ quan dùng xe đưa rước tập thể đến chỗ làm việc. Thực tế hầu như không thấy hai thứ trưởng đi đến chung một chỗ họp, hay đến cùng một địa phương trên cùng một xe…
Có một thời, dắt xe vào cổng một công sở nào đó liên hệ công tác, khổ nhất là anh nào đi xe đạp, thường hay bị ông bảo vệ hoạch họe đủ điều, thế nhưng nếu ngồi bệ vệ trên xe biển số xanh, chỉ cần bóp còi bin, bin... thì cũng chính ông bảo vệ đó xun xoe tất bật chạy ra mở cửa!
Ấy vậy mới có chuyện một anh giám đốc doanh nghiệp "rửng mỡ" mua xe "xịn" trên 5 tỷ còn chạy làm biển xanh số 80 bị báo chí phát hiện, vô phúc gây "tai họa" luôn cho bộ phận cấp đăng ký xe bị khiển trách về hành vi thiếu nghiêm cẩn trong thực thi công vụ.
Dùng riêng xe công, nhiều người làm được việc "giải quyết khâu oai". Và có thể từ cái sự oai ấy sẽ tạo ra... nguồn thu không biết chừng.
Và trên hết, đó là thói quen lạm dụng, "xài của chùa", đối với xe công của một số quan chức. Nếu quan sát, ta sẽ thấy, vợ con, cha mẹ các vị này cũng sử dụng vô tư ngoài công vụ, thậm chí cả bồ nhí như các quan chức PMU-18, như báo chí từng phanh phui, cũng được ăn theo. Lúc này tài xế như người làm công trong gia đình. Tất nhiên anh ta lại bổ vào kinh phí của nhà nước, dưới hình thức tiền làm ngoài giờ, thêm giờ... cuối cùng nhà nước và nhân dân lãnh đủ, thiệt đơn thiệt kép.
Xe công, xe riêng và xe tư
Ở các nước khác tuy giàu có nhưng chỉ từ cấp Bộ trưởng được coi là các chính khách mới được cấp xe riêng. Con số này không quá vài chục người. Thậm chí nhiều nước còn nghiêm ngặt hơn, ngay cả đến Thủ tướng cũng dùng xe công khi hoạt động có tính chất công vụ, còn hoạt động riêng tư đều phải dùng taxi trả tiền như mọi người.
Việt Nam tuy nghèo nhưng quá rộng rãi hào phóng.
Có một điều bản thân tôi - một người có tham gia võ vẽ làm chế độ chính sách - cứ thắc mắc hoài: không biết cái gì gọi là "tiêu chuẩn" về xe lấy đâu ra, dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn kinh tế và cả đạo lý nào.
Thông thường khi bàn về tiêu chuẩn, ta thường quen miệng nói "ông này, ông nọ... có tiêu chuẩn xe riêng", dần dần nó trở thành thói quen trong cách hiểu và suy nghĩ mọi người...
Khái niệm xe riêng ở ta nó rắc rối hơn và khác so với thiên hạ. Khác và rắc rối ở chỗ là xe công nhưng được dùng như riêng. Riêng có nghĩa gần như là tư.
Thực ra, cụm từ "xe riêng" ở đây không được hiểu theo nghĩa thông thường của cụm từ này. Hay nói theo ngôn ngữ của pháp luật, "xe riêng" ở đây không được bảo vệ bằng Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản cá nhân mà ngược lại nếu ai xâm phạm đến nó thì sẽ bị truy xét với tội danh "xâm phạm tài sản XHCN". Thật nghịch lý!
Chính sự nhập nhằng công tư như vậy đưa đến không ít nhiễu sự mà công luận nhiều lần lên tiếng phê phán. Thậm chí tại diễn đàn Quốc hội, có vị đại biểu không ngần ngại lớn tiếng gọi việc sử dụng xe riêng không đúng tiêu chuẩn, mục đích sử dụng là "tội tham nhũng và phải xử về tội tham nhũng".
Ở đây, ta chưa xem xét hết các khía cạnh của quy kết này; nhưng cảm tưởng ban đầu nghe cũng có lý.
Tránh ăn theo, bao cấp tràn lan
Nhớ lại những năm tám mươi của thế kỉ trước, cố Thủ tướng Phạm Hùng lúc đó có ký quy định các thứ trưởng cùng cơ quan dùng xe đưa rước tập thể đến chỗ làm việc. Trên thực tế thời gian qua hầu như không thấy hai thứ trưởng đi đến chung một chỗ họp, hay đến cùng một địa phương ngồi cùng một xe. Nếu cả hai cùng đi thì mỗi người "diễn" một xe!
Cách đây chưa lâu, tôi từng chứng kiến trong một đoàn công tác đi xuống địa phương, gồm một vị thứ trưởng, một vài vụ trưởng, vụ phó và một hai chuyên viên. Lẽ ra dùng một chiếc xe 12 chỗ ngồi là quá đủ, đằng này phải thêm một xe con cho vị thứ trưởng. Điều đáng nói là vị thứ trưởng này mới vừa được đề bạt từ vụ trưởng lên thứ trưởng chỉ một vài ngày! Chẳng lẽ khi là thứ trưởng rồi, ngồi chung xe với các đồng nghiệp, mới hôm qua đây còn ngang cấp, thì công việc sẽ kém hiệu quả sao?!
Công bằng mà nói, nếu ngồi cùng xe đàm đạo trong suốt lộ trình biết đâu học thêm được nhiều điều bổ ích .
Lại có chuyện báo chí mới đưa, một vị lãnh đạo nọ nhận bằng tiến sĩ, vậy mà ngoài cổng trường dàn hàng xe biển xanh tiền hô, hậu ủng.
Tuy thế, cũng đã từng có một vị phát biểu, nếu khoán xe, thêm 5-3 triệu vào lương tôi sẵn sàng đi xe đạp hay bắt xe ôm đến chỗ làm việc cũng được. Té ra lâu nay nói không có xe riêng đi làm việc sẽ ảnh hưởng đến công việc chỉ là nguỵ biện, có cái gì đó hơi hám đặc quyền đặc lợi.
Chốn "quan trường" thường nghe câu đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu "còn chức còn quyền đi xe hơi uống bia ôm, hết chức hết quyền đi xe ôm uống bia hơi". Cách nói trợn trạo, tếu táo, hơi thô nhưng mang đậm dấu ấn của văn hóa dân gian hài hước dùng để phê phán, đả kích một cách thông minh hóm hỉnh đáng suy nghĩ. Nó giải đáp tại sao có hiện tượng tham quyền cố vị. Nhiều khi chung quy lại cũng vì chiếc xe riêng.
Có nhà thơ từng nói: "Đời thì rộng, xe thì chật hẹp, đừng để cho xe nó cầm tù".
Đã đến lúc cần phải làm minh bạch rạch ròi, cỡ cấp nào xứng đáng có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn cao cũng được, thì phải cung cấp đầy đủ không tiếc. Dân rất công bằng, nhưng tránh ăn theo, bao cấp tràn lan, thậm thụt đề ra tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ thành văn hay bất thành văn để cùng hưởng lợi.
Hơn nữa, biết đâu từ các tiêu chuẩn này mà kéo theo tệ nạn chạy chức, chạy quyền, phe cánh, đấu đá xào xáo nội bộ...
(Theo TuanVN)
VanVN.Net - Hưởng ứng tinh thần “Trẻ em là hiền tài và nguyên khí của quốc gia” theo kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ ngày 3-8/8/2011 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ – ...
VanVN.Net - Ngày 14-7-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1083/QD-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho nhà văn Sơn Tùng đã vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Duyên phận luôn được định đoạt và nhiều khi tình yêu tới không chỉ đơn thuần là vô cớ. Ẩn chứa sau một chiếc nhẫn cổ là vô số bí mật đến bất ngờ…
VanVN.Net - Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Quảng Ninh, 17h30’ ngày hôm nay (6/8/2011), Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã tới dự lễ khai trương thư viện sách văn học Bái Tử Long (thị xã ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn