VanVN.Net - Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.
Tiếng trống trường
Chử Văn Long
Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng
Tiếng trống trường giục giã những mùa thi
Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau
Sao chẳng thể thêm lần gặp nữa
Ngồi chung bàn chung ghế như xưa
Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng
Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ
Sao chưa đến tìm nhau bè bạn
Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung
Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa
Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm
Sao không thể cùng về thăm thầy cũ
Ơi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần
Giờ mới biết từng hồi trống ấy
Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...
Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Lời bình của Nguyễn Mậu Hùng Kiệt
Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.
Có lẽ, “tiếng trống trường giục giã” của đời thực đã khơi nguồn cảm hứng và làm cho người thơ “bỗng nhớ”, nhớ đến da diết cái thuở chung trường, chung lớp, chung những vui buồn tuổi học trò. Vẫn biết tuổi thơ một đi không trở lại và người thơ đã “có cả cuộc đời rồi”, thế mà Chử Văn Long vẫn mở một lối về cho nỗi nhớ. Hiển hiện trên trang thơ của anh là một nỗi khát thèm được sống lại “thêm một lần”, “thêm một lần nữa” những gì tuổi thơ anh đã trải.
Tôi có cảm giác bài thơ được viết liền mạch trong một xúc cảm dào dạt, tuôn chảy tự nhiên, không câu nệ ngôn từ hay cách cấu tứ. Anh không cố tình tái hiện những gì đã thành kỷ niệm nên hình ảnh thơ chỉ là những ảo ảnh hiện về trong nỗi niềm tiếc nhớ đến khôn nguôi.
Nhớ đến quay quắt “Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi/ Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng/ Tiếng trống trường giục giã những mùa thi” đã làm dội lên lên trong anh ước muốn được gặp lại bạn bè, được về thăm thầy cũ sau bao năm cách biệt. Dường như anh ý thức được cái điều chỉ “vừa mới đấy” thôi mà giờ đã thành điều không thể nên tiếng thơ ray rức đến quặn lòng. Những khổ thơ liên tiếp nhau đều bắt đầu bằng nghi vấn: “sao chẳng về tụ lại”, “sao chẳng thể thêm lần gặp nữa”, “sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “sao không thể cùng về thăm thầy cũ”... mà như thấm nỗi đau của người trong cuộc. Và đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là cả một nỗi niềm:
Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau
Thì ra, tiếng trống ấy bao năm rồi vẫn còn giục giã trong anh. Và cứ thế anh khát thèm thêm lần gặp nữa để được “ngồi chung bàn chung ghế như xưa/ Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng/ Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ”. Người thơ còn muốn gọi về cả những tháng ngày “trọ học thổi cơm chung” để “ngồi lại thêm một lần so đũa/ Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm”. Quả là “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau/ Đẹp như là không đâu vào đâu”(*). Có thể nói, một chút buồn nhớ đã làm cho tiếng thơ thật đến nao lòng. Cũng được viết với mạch cảm xúc ấy song ta có cảm giác như Chử Văn Long đã để người thơ làm chủ tình cảm, nhận ra chân giá trị của “từng hồi trống” vang lên từ “cái trống da trâu thay bọc lại bao lần” mà hơn một lần cảm được ơn sâu người thầy cũ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...”
Như một hồi trống dài được nhắc lại bằng đôi ba tiếng rành rõ, bài thơ khép lại bằng đôi câu: “Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Phải chăng đó là sự lặp lại cần thiết để khẳng định một điều đã thành qui luật cuộc đời? Và tôi bỗng nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Duy:
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi
dù chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè...
(Tuổi thơ)
(*) câu thơ của Nguyễn Duy
VanVN.Net - Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.
Tiếng trống trường
Chử Văn Long
Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng
Tiếng trống trường giục giã những mùa thi
Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau
Sao chẳng thể thêm lần gặp nữa
Ngồi chung bàn chung ghế như xưa
Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng
Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ
Sao chưa đến tìm nhau bè bạn
Bao năm ròng trọ học thổi cơm chung
Hãy ngồi lại thêm một lần so đũa
Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm
Sao không thể cùng về thăm thầy cũ
Ơi cái trống da trâu thay bọc lại bao lần
Giờ mới biết từng hồi trống ấy
Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...
Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ
Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi
Lời bình của Nguyễn Mậu Hùng Kiệt
Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.
Có lẽ, “tiếng trống trường giục giã” của đời thực đã khơi nguồn cảm hứng và làm cho người thơ “bỗng nhớ”, nhớ đến da diết cái thuở chung trường, chung lớp, chung những vui buồn tuổi học trò. Vẫn biết tuổi thơ một đi không trở lại và người thơ đã “có cả cuộc đời rồi”, thế mà Chử Văn Long vẫn mở một lối về cho nỗi nhớ. Hiển hiện trên trang thơ của anh là một nỗi khát thèm được sống lại “thêm một lần”, “thêm một lần nữa” những gì tuổi thơ anh đã trải.
Tôi có cảm giác bài thơ được viết liền mạch trong một xúc cảm dào dạt, tuôn chảy tự nhiên, không câu nệ ngôn từ hay cách cấu tứ. Anh không cố tình tái hiện những gì đã thành kỷ niệm nên hình ảnh thơ chỉ là những ảo ảnh hiện về trong nỗi niềm tiếc nhớ đến khôn nguôi.
Nhớ đến quay quắt “Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi/ Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng/ Tiếng trống trường giục giã những mùa thi” đã làm dội lên lên trong anh ước muốn được gặp lại bạn bè, được về thăm thầy cũ sau bao năm cách biệt. Dường như anh ý thức được cái điều chỉ “vừa mới đấy” thôi mà giờ đã thành điều không thể nên tiếng thơ ray rức đến quặn lòng. Những khổ thơ liên tiếp nhau đều bắt đầu bằng nghi vấn: “sao chẳng về tụ lại”, “sao chẳng thể thêm lần gặp nữa”, “sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “sao không thể cùng về thăm thầy cũ”... mà như thấm nỗi đau của người trong cuộc. Và đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là cả một nỗi niềm:
Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt
Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu
Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại
Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau
Thì ra, tiếng trống ấy bao năm rồi vẫn còn giục giã trong anh. Và cứ thế anh khát thèm thêm lần gặp nữa để được “ngồi chung bàn chung ghế như xưa/ Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng/ Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ”. Người thơ còn muốn gọi về cả những tháng ngày “trọ học thổi cơm chung” để “ngồi lại thêm một lần so đũa/ Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm”. Quả là “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau/ Đẹp như là không đâu vào đâu”(*). Có thể nói, một chút buồn nhớ đã làm cho tiếng thơ thật đến nao lòng. Cũng được viết với mạch cảm xúc ấy song ta có cảm giác như Chử Văn Long đã để người thơ làm chủ tình cảm, nhận ra chân giá trị của “từng hồi trống” vang lên từ “cái trống da trâu thay bọc lại bao lần” mà hơn một lần cảm được ơn sâu người thầy cũ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...”
Như một hồi trống dài được nhắc lại bằng đôi ba tiếng rành rõ, bài thơ khép lại bằng đôi câu: “Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Phải chăng đó là sự lặp lại cần thiết để khẳng định một điều đã thành qui luật cuộc đời? Và tôi bỗng nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Duy:
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi
dù chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè...
(Tuổi thơ)
(*) câu thơ của Nguyễn Duy
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn