VanVN.Net - Trên cái nền gai sắc nhọn vâm váp đan xen lông vũ mềm mại uyển chuyển của nhận biết, nhận xét, ý tứ, những câu hỏi cơi nới ra rồi co móc lại với nhau kết dệt thành những điều xác tín. Tôi gấp sách lần thứ hai, rồi thứ ba và tự hỏi: Điều gì có thể biến tất cả thành những câu hỏi? Văn chương. Tất nhiên rồi! Ngay cả việc hỏi về sự tồn tại những câu hỏi hoặc về những câu hỏi cũng là câu hỏi hay theo đúng luật: phủ định của phủ định là khẳng định? Có sự hoàn hảo nào được dệt bằng những câu hỏi không? Những trang sách vượt qua cả sự quan sát, đọc nghĩ, nó là cái tình với văn chương, là kết quả đau đáu trăn trở đêm hôm trong hai mươi năm của nhà văn Văn Chinh, đang cuốn tôi thao thức cùng anh trong/ với những chân dung/tác phẩm, những được/ chưa được, nể phục/ tiếc nuối.
Nhà văn Văn Chinh, người không thôi tự hỏi và đặt ra câu hỏi cho những người đọc mẫn cảm, đã đưa những suy tư tiệm cận, tiếp xúc, trả lời và … đặt ra những câu hỏi mới về văn chương, về nhân tình thế thái trong văn chương xứ Việt ta. Đâu là “tiếng gọi khẩn thiết trở về với truyền thống dân tộc”? Đâu là những duy cảm, những ngộ nhận văn chương mệnh danh truyền thống? Đâu là cuộc lưu lạc trở về, đâu chỉ là những cuộc lưu lạc? Đâu là cái mới, đâu chỉ là những na ná mới? Và trong khu rừng ấy, giới hạn nào dừng lại ở loài chùm gửi, giới hạn nào thành cây, thành Xanh? Cái ẩn tình, ẩn ý trong phần II của quyển sách “Phê bình chân dung… đơn giản, họ là nhà văn tôi được đọc”, nội dung phong phú nhất của quyển sách, phần nào đã là câu trả lời đầy trách nhiệm, vạch rẹt được những nhào nhoáng, những ưu tư ngây ngô rối rắm nặng nề để trình ra một đường văn chân thật, những chân dung góc cạnh, đường nét, những mảng sáng tối tinh tế, không “trùm lợp” mà cũng không ảo mờ đến mức không ngó thấy được những gì không nổi bên trên.
Mùa màng văn học mấy năm qua gồm ba phần: Phê bình, Phê bình chân dung và tác phẩm, Tranh luận học thuật. Tất cả đều “không kén bạn đọc nhưng kén tâm thế khi bạn đọc nó”. Tôi không phải là người viết phê bình, tôi đọc và tâm đắc phần II của quyển sách nên chỉ xin nhấn những suy nghĩ chủ quan của mình về phần này:
Với khái niệm “Phê bình chân dung”, tôi nghĩ thật ra nếu nói nội hàm hẹp hơn hay mở rộng cũng được, bởi Văn Chinh đang viết về những “nhà văn tôi được đọc” và chỉ là góc nhìn khiêm tốn, cho dù phức hợp, liên quan đến việc ra đời tác phẩm, những tác phẩm và có khi là một phần tác phẩm. Thoạt đọc qua tưởng anh khiêm tốn phác thảo nhưng đọc kỹ thì là lối viết “điểm huyệt”. “Nghĩ thêm về đoạn kết truyện Kiều” là một ví dụ. Viết một đoạn mà lại chọn ngay đoạn bi kịch tình yêu được thi hào Nguyễn Du đẩy tới cùng này thật là khó. Khó bởi trước đây thầy Lê Đình Kỵ và nhà thơ Xuân Diệu đã viết rồi và cũng bởi gần như “ai có qua cầu mới hay”, nó đòi hỏi sự trải nghiệm trong tình trường, tình đời của người suy tư. Quả thật là “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”! Những đào sâu của Văn Chinh ở đoạn tái hợp này khiến tôi tâm đắc: Chữ trinh của Kiều qua “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” mất đi đã đành nhưng “chữ trinh” của Kim Trọng hỏi có còn không? Lần thứ hai, Kiều không trao “cái ngàn vàng” cho Kim là vì Kiều luôn nghĩ và muốn giữ mãi hình ảnh lí tưởng chiếm ngự trong tâm hồn mình từ ngày đầu và cũng bởi đụng đến “chỗ nhơ nhuốc ấy” cũng là đụng đến nỗi đau đớn, niềm xấu hỗ không nguôi của Kiều. Rõ ràng ở đây không còn là sự tế nhị đơn thuần mà là nỗi đau. Dẫu cho cái nhơ nhuốc, đày đọa ấy có biện minh bằng sự đánh đổi quan trọng đến mức nào - Kim Trọng vì danh phận, Thúy Kiều vì hiếu phận - thì đó vẫn là nỗi đau thấm tận ruột gan của kiếp nhân sinh. Gặp gỡ, tái hợp thật ra là cuộc đối diện chính mình, soi lại chính mình và đương nhiên là cả Kiều và Kim dù nói gì thì cũng đã rã rời tan nát. Tôi đồng ý với Văn Chinh khi anh viết: “Đó chính là vị bùi ngùi cứ lan thấm giữa những câu thơ đã tỏ ra ít đi nhung nhụy”. Nói gì thì nói thi hào Nguyễn Du không hề “gượng gạo” đã vượt qua thử thách bằng sự công tâm để đưa đến cái kết minh triết và đau đớn của Truyện Kiều.
Bìa cuốn sách "Mùa màng văn học mấy năm qua"
Bây giờ, xin được nói về Lê Đạt là một bài viết có nhiều câu hỏi nhất với tôi. Tôi nhớ khi tập thơ Bóng chữ vừa xuất bản, một nhà văn ngoài Hà Nội đã gửi cho tôi rất nhiều bài anh thích thú, trong đó có cả những tập tin âm thanh ấn tượng về nhạc tính. Thú thật lần đầu đọc nghe tôi cứ bần thần đêm hôm ra. Đến khi cầm tập thơ trên tay, càng nghiền ngẫm chừng nào tôi lại càng không rời được quyển sách. Giờ, đọc những cảm nhận, phân tích về thi pháp một cách sâu sắc, tỉnh táo của Văn Chinh, tôi thấy yêu quý nhà thơ Lê Đạt hơn. Những câu thơ liên văn bản của ông đã vượt được bệnh “nhờn thơ” của người Việt trong những năm gần đây. Chẳng hạn trong bài Vào hè, cái văn bản nằm lòng của mọi người là “da trắng vỗ bì bạch” chợt chuyển động thành “Trắng vỗ ồ hô trúc bạch” rất gợi, thậm chí còn lan man qua cả “bức tranh khỏa thân ổn định hai thế kỷ qua của cụ Nguyễn Du”: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. Hay “Anh rình trắng nghìn trăng nghiêng ngõ mộng/ Bước thị thơm chân chữ động em về” (Tấm chữ), Văn Chinh nhận xét: “Ông đã dùng gậy chọc đất mà gieo hạt ca dao, dân ca, cổ tích rồi mong chờ với một niềm kiên nhẫn khả kính cái mùa thơ bội thu”. Hay như những câu thơ tạo sinh những giá trị cổ điển: “Mắt xưa xanh mưa mành sương liễu sóng/ Mùa sang may thu đánh ngải lông mày”, được anh phân tích: “những chữ ca dao thì vắng mặt, nhưng vẫn hiện diện do các chữ cạnh nó, gần nó được dùng để gợi ra” là chí lí… Cốt yếu là bóng chuyển động của chữ, bóng chuyển động của hình khối một ngôi nhà thơ, công trình kiến trúc thơ.
Tôi chợt nhớ cách đây mấy năm, tôi có viết kiểu trung thực theo đúng lăng kính của mình:
“Chạp vàng ngó tháng hổ ngươi
Ngó năm mai rụng
Người rơi chẳng mùa
Chạp vàng chuông giật hồi thưa…”
Tôi đã bị anh em la ó: Khó hiểu, bí rị, tắc tị… làm tôi cũng hốt hoảng, hoang mang. Sau khi tôi đọc Lê Đạt thì thấy mức độ của mình chỉ là một học trò, tôi còn phải “thâm canh sống” nhiều nữa mới làm nổi những câu thơ như thế. Nếu tôi đọc được bài viết này của Văn Chinh lúc ấy, có thể giờ này tôi đã có đủ niềm tin trở thành một nẻo thơ cho riêng mình. Nói như vậy để thừa nhận cái cách “phủi bụi”, “tháo lắp” cho “chữ ghẹo chữ”, “chữ lẳng lơ”, “chữ dan díu”, chữ sáng lên, chữ đổ bóng của nhà thơ Lê Đạt là thần tình đáng nể phục. Những hiệu ứng cách thơ này được Văn Chinh phân tích sâu, bằng nhiều câu hỏi ẩn ý khéo léo đã dìu người đọc tiếp cận dần “cái cõi chưa biết” của thơ, của người thơ “kiêu hãnh một cách khiêm nhường” sau ba mươi năm im lặng là Lê Đạt. Câu hỏi của tôi: Thơ Việt có được tới nay là nhờ cách tân, nhưng vì sao cứ mỗi một cách tân thì nó lại bị những người, nhất là người có thành tựu của thời qua dành cho nó những chỉ trích gay gắt?
…Trong Thầy tôi, nhà văn Sao Mai cũng được Văn Chinh nói ngắn nhưng sâu, tài: “để con người là con người, ông chấp nhận nó hiền hậu đến dại khờ hơn là ma lanh toan tính trong môi trường văn minh cơ khí”. Khi tra cứu lại những tác phẩm của nhà văn Sao Mai, tôi không khỏi giật mình, bởi qua bao bước gian nan, sóng gió mà sức sáng tạo của ông vẫn không ngừng nghỉ…
Văn Chinh không phải người đầu tiên nói Cái Đẹp là một tôn giáo, nhưng qua những gì anh nói về thầy mình như một nhà truyền giáo văn chương và anh tự coi mình là một tín đồ thì tôi tin, Nó cũng giúp tôi lý giải vì sao văn phê bình của Văn Chinh lại tràn giào xúc cảm đến vậy.
Tháng trước, tôi vừa có bài viết về cha con nhà thơ Quang Dũng, đó là câu chuyện ông khuyên khéo con trai Quang Vĩnh của mình chuyển sang lĩnh vực âm nhạc thì nay lại đọc được những chi tiết cận ảnh của chân dung Quang Dũng trong Khúc độc hành Quang Dũng của Văn Chinh. Tôi đồng ý với Văn Chinh: “Trong những lời ít ỏi đã nói, Quang Dũng còn ẩn rất sâu vào các sự kiện và câu chữ,… hát khúc độc hành với thật nhiều cung bậc âm vực, rồi lặng lẽ về đất, không bàn cãi gì, không khuyên nhủ gì”. Gần sáu trang giấy, với lời bày trải đượm tình, giàu giao cảm tế nhị của mình, Văn Chinh đã khá thành công khi mong muốn vẽ bằng lời cái chân dung lớn khó vẽ của một thời.
Có hiện tượng trở thành quy luật trong rừng là khi cây sến cây dầu nảy mầm, vươn lên, nó cứ vươn lên “ầm ầm” không để ý đến những thương tổn của các loài cây nhỏ xung quanh. Tôi ở núi rừng (núi Tà Cú) quan sát thấy như vậy và hơn một lần ví nhà văn Nguyễn Huy Thiệp theo hiện tượng ấy, nên tôi hiểu và đồng tình những “bình luận chân dung” mà Văn Chinh muốn nhấn sâu chia sẻ, nhất là ở đoạn “tai họa dầu sến” trong đời sống con người của nhà văn tài năng Nguyễn Huy Thiệp.
Đi về nơi hoang dã trong tương quan 20 năm văn xuôi đổi mới là một bài viết tôi đọc đi đọc lại nhiều lần nhất vì những câu hỏi mà nó đặt ra. Cách đây năm ba năm gì đó, nhà văn Dạ Ngân có gửi cho tôi quyển sách của nhà văn Nhật Tuấn, tôi đã đọc và suy ngẫm thật nhiều. Có những quyển sách mà khi đọc nó xong ta cứ như người bị ma ám, cứ ngẩn ngơ buồn, ngẩn ngơ đau, ngẩn ngơ ra vào… Tôi nhớ bìa bốn quyển sách có in chân dung nhà văn và một đoạn trích trong bài viết này (in trên báo Văn nghệ, số 2-9-2005): “Đặt tiểu thuyết Đi về nơi hoang dã trong thành tựu 20 năm đổi mới của văn xuôi Việt, tôi thấy nó là một trong mấy cái đỉnh nhô lên khỏi nền chung đã không ngừng cao lên. Không có tên trên bản đồ tiểu thuyết với những Thời xa vắng, Nỗi buồn chiến tranh, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma v.v… nhưng tôi thấy Đi về nơi hoang dã là tiểu thuyết hay hơn cả… So với các cuốn trên, nó đã là một chỉnh thể nghệ thuật, cái mới mà tác giả đóng góp cho văn xuôi làm diện mạo cổ điển chợt lung linh sáng”. Tôi đoán đây là phép tì vào cái đã được khẳng định để bổ sung cái cần khẳng định, chứ một người cầm bút đã gần nửa thế kỷ như Văn Chinh, hẳn cũng thấy trong thực tế khó mà tồn tại cái gọi là “hay hơn cả”. Dù sao thì phép tì này cũng chỉ làm giàu có hơn cho văn học và bạn đọc được hưởng lợi.
Cũng trong phần hai của quyển sách này, tôi đã đọc được rất nhiều điều trăn trở, suy tư, những suy tư đậm chất bi kịch và nhân văn. Dẫu không đi qua hết các nẻo đường của văn chương Việt, nhưng các “nét vẽ” về Bùi Việt Sỹ, nhà văn của những số phận bất hạnh, về Dòng chảy của hiện thực xô bồ được nhìn thấy bằng tâm tưởng Nguyễn Hiếu, về Trần Huy Quang viết bằng cả cuộc đời, về Lão mai Nguyễn Xuân Khánh, về nhà văn Sơn Tùng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Thùy Mai, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Văn Thọ, Hoàng Đình Quang, Phùng Khắc Bắc, Đồng Đức Bốn, Hoàng Trần Cương, Đoàn Thị Lam Luyến, Bùi Hiển, Nguyễn Mỹ Nữ, Tạ Duy Anh… đã phần nào tạo cho tôi có được một hành trình say mê, hứa hẹn và trong hình dung khao khát, xúc động mới mẽ của ý thức sáng tạo. Với quyển sách Mùa màng văn học mấy năm qua, nhà văn Văn Chinh đã có một đóng góp quan trọng là tạo được sự thức tỉnh nền tảng cho người đọc Việt.
VanVN.Net - Trên cái nền gai sắc nhọn vâm váp đan xen lông vũ mềm mại uyển chuyển của nhận biết, nhận xét, ý tứ, những câu hỏi cơi nới ra rồi co móc lại với nhau kết dệt thành những điều xác tín. Tôi gấp sách lần thứ hai, rồi thứ ba và tự hỏi: Điều gì có thể biến tất cả thành những câu hỏi? Văn chương. Tất nhiên rồi! Ngay cả việc hỏi về sự tồn tại những câu hỏi hoặc về những câu hỏi cũng là câu hỏi hay theo đúng luật: phủ định của phủ định là khẳng định? Có sự hoàn hảo nào được dệt bằng những câu hỏi không? Những trang sách vượt qua cả sự quan sát, đọc nghĩ, nó là cái tình với văn chương, là kết quả đau đáu trăn trở đêm hôm trong hai mươi năm của nhà văn Văn Chinh, đang cuốn tôi thao thức cùng anh trong/ với những chân dung/tác phẩm, những được/ chưa được, nể phục/ tiếc nuối.
Nhà văn Văn Chinh, người không thôi tự hỏi và đặt ra câu hỏi cho những người đọc mẫn cảm, đã đưa những suy tư tiệm cận, tiếp xúc, trả lời và … đặt ra những câu hỏi mới về văn chương, về nhân tình thế thái trong văn chương xứ Việt ta. Đâu là “tiếng gọi khẩn thiết trở về với truyền thống dân tộc”? Đâu là những duy cảm, những ngộ nhận văn chương mệnh danh truyền thống? Đâu là cuộc lưu lạc trở về, đâu chỉ là những cuộc lưu lạc? Đâu là cái mới, đâu chỉ là những na ná mới? Và trong khu rừng ấy, giới hạn nào dừng lại ở loài chùm gửi, giới hạn nào thành cây, thành Xanh? Cái ẩn tình, ẩn ý trong phần II của quyển sách “Phê bình chân dung… đơn giản, họ là nhà văn tôi được đọc”, nội dung phong phú nhất của quyển sách, phần nào đã là câu trả lời đầy trách nhiệm, vạch rẹt được những nhào nhoáng, những ưu tư ngây ngô rối rắm nặng nề để trình ra một đường văn chân thật, những chân dung góc cạnh, đường nét, những mảng sáng tối tinh tế, không “trùm lợp” mà cũng không ảo mờ đến mức không ngó thấy được những gì không nổi bên trên.
Mùa màng văn học mấy năm qua gồm ba phần: Phê bình, Phê bình chân dung và tác phẩm, Tranh luận học thuật. Tất cả đều “không kén bạn đọc nhưng kén tâm thế khi bạn đọc nó”. Tôi không phải là người viết phê bình, tôi đọc và tâm đắc phần II của quyển sách nên chỉ xin nhấn những suy nghĩ chủ quan của mình về phần này:
Với khái niệm “Phê bình chân dung”, tôi nghĩ thật ra nếu nói nội hàm hẹp hơn hay mở rộng cũng được, bởi Văn Chinh đang viết về những “nhà văn tôi được đọc” và chỉ là góc nhìn khiêm tốn, cho dù phức hợp, liên quan đến việc ra đời tác phẩm, những tác phẩm và có khi là một phần tác phẩm. Thoạt đọc qua tưởng anh khiêm tốn phác thảo nhưng đọc kỹ thì là lối viết “điểm huyệt”. “Nghĩ thêm về đoạn kết truyện Kiều” là một ví dụ. Viết một đoạn mà lại chọn ngay đoạn bi kịch tình yêu được thi hào Nguyễn Du đẩy tới cùng này thật là khó. Khó bởi trước đây thầy Lê Đình Kỵ và nhà thơ Xuân Diệu đã viết rồi và cũng bởi gần như “ai có qua cầu mới hay”, nó đòi hỏi sự trải nghiệm trong tình trường, tình đời của người suy tư. Quả thật là “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”! Những đào sâu của Văn Chinh ở đoạn tái hợp này khiến tôi tâm đắc: Chữ trinh của Kiều qua “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần” mất đi đã đành nhưng “chữ trinh” của Kim Trọng hỏi có còn không? Lần thứ hai, Kiều không trao “cái ngàn vàng” cho Kim là vì Kiều luôn nghĩ và muốn giữ mãi hình ảnh lí tưởng chiếm ngự trong tâm hồn mình từ ngày đầu và cũng bởi đụng đến “chỗ nhơ nhuốc ấy” cũng là đụng đến nỗi đau đớn, niềm xấu hỗ không nguôi của Kiều. Rõ ràng ở đây không còn là sự tế nhị đơn thuần mà là nỗi đau. Dẫu cho cái nhơ nhuốc, đày đọa ấy có biện minh bằng sự đánh đổi quan trọng đến mức nào - Kim Trọng vì danh phận, Thúy Kiều vì hiếu phận - thì đó vẫn là nỗi đau thấm tận ruột gan của kiếp nhân sinh. Gặp gỡ, tái hợp thật ra là cuộc đối diện chính mình, soi lại chính mình và đương nhiên là cả Kiều và Kim dù nói gì thì cũng đã rã rời tan nát. Tôi đồng ý với Văn Chinh khi anh viết: “Đó chính là vị bùi ngùi cứ lan thấm giữa những câu thơ đã tỏ ra ít đi nhung nhụy”. Nói gì thì nói thi hào Nguyễn Du không hề “gượng gạo” đã vượt qua thử thách bằng sự công tâm để đưa đến cái kết minh triết và đau đớn của Truyện Kiều.
Bìa cuốn sách "Mùa màng văn học mấy năm qua"
Bây giờ, xin được nói về Lê Đạt là một bài viết có nhiều câu hỏi nhất với tôi. Tôi nhớ khi tập thơ Bóng chữ vừa xuất bản, một nhà văn ngoài Hà Nội đã gửi cho tôi rất nhiều bài anh thích thú, trong đó có cả những tập tin âm thanh ấn tượng về nhạc tính. Thú thật lần đầu đọc nghe tôi cứ bần thần đêm hôm ra. Đến khi cầm tập thơ trên tay, càng nghiền ngẫm chừng nào tôi lại càng không rời được quyển sách. Giờ, đọc những cảm nhận, phân tích về thi pháp một cách sâu sắc, tỉnh táo của Văn Chinh, tôi thấy yêu quý nhà thơ Lê Đạt hơn. Những câu thơ liên văn bản của ông đã vượt được bệnh “nhờn thơ” của người Việt trong những năm gần đây. Chẳng hạn trong bài Vào hè, cái văn bản nằm lòng của mọi người là “da trắng vỗ bì bạch” chợt chuyển động thành “Trắng vỗ ồ hô trúc bạch” rất gợi, thậm chí còn lan man qua cả “bức tranh khỏa thân ổn định hai thế kỷ qua của cụ Nguyễn Du”: Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. Hay “Anh rình trắng nghìn trăng nghiêng ngõ mộng/ Bước thị thơm chân chữ động em về” (Tấm chữ), Văn Chinh nhận xét: “Ông đã dùng gậy chọc đất mà gieo hạt ca dao, dân ca, cổ tích rồi mong chờ với một niềm kiên nhẫn khả kính cái mùa thơ bội thu”. Hay như những câu thơ tạo sinh những giá trị cổ điển: “Mắt xưa xanh mưa mành sương liễu sóng/ Mùa sang may thu đánh ngải lông mày”, được anh phân tích: “những chữ ca dao thì vắng mặt, nhưng vẫn hiện diện do các chữ cạnh nó, gần nó được dùng để gợi ra” là chí lí… Cốt yếu là bóng chuyển động của chữ, bóng chuyển động của hình khối một ngôi nhà thơ, công trình kiến trúc thơ.
Tôi chợt nhớ cách đây mấy năm, tôi có viết kiểu trung thực theo đúng lăng kính của mình:
“Chạp vàng ngó tháng hổ ngươi
Ngó năm mai rụng
Người rơi chẳng mùa
Chạp vàng chuông giật hồi thưa…”
Tôi đã bị anh em la ó: Khó hiểu, bí rị, tắc tị… làm tôi cũng hốt hoảng, hoang mang. Sau khi tôi đọc Lê Đạt thì thấy mức độ của mình chỉ là một học trò, tôi còn phải “thâm canh sống” nhiều nữa mới làm nổi những câu thơ như thế. Nếu tôi đọc được bài viết này của Văn Chinh lúc ấy, có thể giờ này tôi đã có đủ niềm tin trở thành một nẻo thơ cho riêng mình. Nói như vậy để thừa nhận cái cách “phủi bụi”, “tháo lắp” cho “chữ ghẹo chữ”, “chữ lẳng lơ”, “chữ dan díu”, chữ sáng lên, chữ đổ bóng của nhà thơ Lê Đạt là thần tình đáng nể phục. Những hiệu ứng cách thơ này được Văn Chinh phân tích sâu, bằng nhiều câu hỏi ẩn ý khéo léo đã dìu người đọc tiếp cận dần “cái cõi chưa biết” của thơ, của người thơ “kiêu hãnh một cách khiêm nhường” sau ba mươi năm im lặng là Lê Đạt. Câu hỏi của tôi: Thơ Việt có được tới nay là nhờ cách tân, nhưng vì sao cứ mỗi một cách tân thì nó lại bị những người, nhất là người có thành tựu của thời qua dành cho nó những chỉ trích gay gắt?
…Trong Thầy tôi, nhà văn Sao Mai cũng được Văn Chinh nói ngắn nhưng sâu, tài: “để con người là con người, ông chấp nhận nó hiền hậu đến dại khờ hơn là ma lanh toan tính trong môi trường văn minh cơ khí”. Khi tra cứu lại những tác phẩm của nhà văn Sao Mai, tôi không khỏi giật mình, bởi qua bao bước gian nan, sóng gió mà sức sáng tạo của ông vẫn không ngừng nghỉ…
Văn Chinh không phải người đầu tiên nói Cái Đẹp là một tôn giáo, nhưng qua những gì anh nói về thầy mình như một nhà truyền giáo văn chương và anh tự coi mình là một tín đồ thì tôi tin, Nó cũng giúp tôi lý giải vì sao văn phê bình của Văn Chinh lại tràn giào xúc cảm đến vậy.
Tháng trước, tôi vừa có bài viết về cha con nhà thơ Quang Dũng, đó là câu chuyện ông khuyên khéo con trai Quang Vĩnh của mình chuyển sang lĩnh vực âm nhạc thì nay lại đọc được những chi tiết cận ảnh của chân dung Quang Dũng trong Khúc độc hành Quang Dũng của Văn Chinh. Tôi đồng ý với Văn Chinh: “Trong những lời ít ỏi đã nói, Quang Dũng còn ẩn rất sâu vào các sự kiện và câu chữ,… hát khúc độc hành với thật nhiều cung bậc âm vực, rồi lặng lẽ về đất, không bàn cãi gì, không khuyên nhủ gì”. Gần sáu trang giấy, với lời bày trải đượm tình, giàu giao cảm tế nhị của mình, Văn Chinh đã khá thành công khi mong muốn vẽ bằng lời cái chân dung lớn khó vẽ của một thời.
Có hiện tượng trở thành quy luật trong rừng là khi cây sến cây dầu nảy mầm, vươn lên, nó cứ vươn lên “ầm ầm” không để ý đến những thương tổn của các loài cây nhỏ xung quanh. Tôi ở núi rừng (núi Tà Cú) quan sát thấy như vậy và hơn một lần ví nhà văn Nguyễn Huy Thiệp theo hiện tượng ấy, nên tôi hiểu và đồng tình những “bình luận chân dung” mà Văn Chinh muốn nhấn sâu chia sẻ, nhất là ở đoạn “tai họa dầu sến” trong đời sống con người của nhà văn tài năng Nguyễn Huy Thiệp.
Đi về nơi hoang dã trong tương quan 20 năm văn xuôi đổi mới là một bài viết tôi đọc đi đọc lại nhiều lần nhất vì những câu hỏi mà nó đặt ra. Cách đây năm ba năm gì đó, nhà văn Dạ Ngân có gửi cho tôi quyển sách của nhà văn Nhật Tuấn, tôi đã đọc và suy ngẫm thật nhiều. Có những quyển sách mà khi đọc nó xong ta cứ như người bị ma ám, cứ ngẩn ngơ buồn, ngẩn ngơ đau, ngẩn ngơ ra vào… Tôi nhớ bìa bốn quyển sách có in chân dung nhà văn và một đoạn trích trong bài viết này (in trên báo Văn nghệ, số 2-9-2005): “Đặt tiểu thuyết Đi về nơi hoang dã trong thành tựu 20 năm đổi mới của văn xuôi Việt, tôi thấy nó là một trong mấy cái đỉnh nhô lên khỏi nền chung đã không ngừng cao lên. Không có tên trên bản đồ tiểu thuyết với những Thời xa vắng, Nỗi buồn chiến tranh, Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma v.v… nhưng tôi thấy Đi về nơi hoang dã là tiểu thuyết hay hơn cả… So với các cuốn trên, nó đã là một chỉnh thể nghệ thuật, cái mới mà tác giả đóng góp cho văn xuôi làm diện mạo cổ điển chợt lung linh sáng”. Tôi đoán đây là phép tì vào cái đã được khẳng định để bổ sung cái cần khẳng định, chứ một người cầm bút đã gần nửa thế kỷ như Văn Chinh, hẳn cũng thấy trong thực tế khó mà tồn tại cái gọi là “hay hơn cả”. Dù sao thì phép tì này cũng chỉ làm giàu có hơn cho văn học và bạn đọc được hưởng lợi.
Cũng trong phần hai của quyển sách này, tôi đã đọc được rất nhiều điều trăn trở, suy tư, những suy tư đậm chất bi kịch và nhân văn. Dẫu không đi qua hết các nẻo đường của văn chương Việt, nhưng các “nét vẽ” về Bùi Việt Sỹ, nhà văn của những số phận bất hạnh, về Dòng chảy của hiện thực xô bồ được nhìn thấy bằng tâm tưởng Nguyễn Hiếu, về Trần Huy Quang viết bằng cả cuộc đời, về Lão mai Nguyễn Xuân Khánh, về nhà văn Sơn Tùng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Thùy Mai, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Văn Thọ, Hoàng Đình Quang, Phùng Khắc Bắc, Đồng Đức Bốn, Hoàng Trần Cương, Đoàn Thị Lam Luyến, Bùi Hiển, Nguyễn Mỹ Nữ, Tạ Duy Anh… đã phần nào tạo cho tôi có được một hành trình say mê, hứa hẹn và trong hình dung khao khát, xúc động mới mẽ của ý thức sáng tạo. Với quyển sách Mùa màng văn học mấy năm qua, nhà văn Văn Chinh đã có một đóng góp quan trọng là tạo được sự thức tỉnh nền tảng cho người đọc Việt.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn