VanVn.Net - Hội đồng Thi đua khen thưởng Hà Nội vừa bình xét và đã lựa chọn 10 công dân ưu tú Thủ đô năm 2011. Trong danh sách những người được vinh danh có nhiều nhà văn, nhà báo như: nhà văn Tô Hoài; nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân; nhạc sĩ Phạm Tuyên…
Nhà văn Tô Hoài
Người cao tuổi nhất trong đợt vinh danh Công dân ưu tú Thủ đô là nhà văn Tô Hoài (tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông có trên 200 tác phẩm, trong đó có gần một nửa là những tác phẩm về đất và người Hà Nội. Hiện nay, dù tuổi đã cao, nhưng nhà văn vẫn nghiên cứu, viết về Thăng Long - Hà Nội, đồng thời có kế hoạch in lại các tác phẩm kể chuyện về Thăng Long xưa. Với những đóng góp cho Thủ đô và đất nước, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT; Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội; UBND TP Hà Nội trao Giải thưởng Thăng Long; Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội.
Nhà nghiên cứu Giang Quân
Nhà nghiên cứu Giang Quân (84 tuổi) - tên thật của ông là Nguyễn Hữu Thái, sinh năm 1927, tại xã Hưng Thịnh, Bình Giang, Hải Dương. Ông nguyên là Trưởng phòng biên bập thông tin triển lãm (Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội). Ông đã viết in hơn 50 đầu sách, nhiều cuốn trong đó viết riêng về Hà Nội.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội - Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, tại xã Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương, hiện là Chủ tịch danh dự Hội Âm nhạc Hà Nội, nhiệm kỳ 2011 - 2015. Trong sự nghiệp ông sáng tác hơn 500 ca khúc. Trong 3 nhiệm kỳ trên cương vị Chủ tịch Hội nhạc sĩ Hà Nội, ông cùng đồng nghiệp sáng tác, cổ vũ các phong trào cách mạng với nhiều tác phẩm sống cùng năm tháng. Các bài hát của cá nhân ông về Hà Nội được nhiều người biết đến như: Hát dưới trời Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Có một mùa thu Hà Nội, Hà Nội những đêm không ngủ, Hà Nội Điện Biên Phủ trên không… Năm 2001, bài hát Có một mùa thu Hà Nội đã đoạt giải thưởng của UBND TP Hà Nội trong đợt sáng tác chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
7 Công dân ưu tú khác của Thủ đô được vinh danh năm nay thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. UBND Hà Nội cho biết, ngày 10/10 tới, sẽ tổ chức biểu dương “Người tốt, việc tốt” và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2011. Ngoài các đại biểu Trung ương và Thành phố Hà Nội, hội nghị sẽ có mặt khoảng 1.000 đại biểu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu của Thành phố và 10 đại biểu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
VanVn.Net - Hội đồng Thi đua khen thưởng Hà Nội vừa bình xét và đã lựa chọn 10 công dân ưu tú Thủ đô năm 2011. Trong danh sách những người được vinh danh có nhiều nhà văn, nhà báo như: nhà văn Tô Hoài; nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân; nhạc sĩ Phạm Tuyên…
Nhà văn Tô Hoài
Người cao tuổi nhất trong đợt vinh danh Công dân ưu tú Thủ đô là nhà văn Tô Hoài (tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông có trên 200 tác phẩm, trong đó có gần một nửa là những tác phẩm về đất và người Hà Nội. Hiện nay, dù tuổi đã cao, nhưng nhà văn vẫn nghiên cứu, viết về Thăng Long - Hà Nội, đồng thời có kế hoạch in lại các tác phẩm kể chuyện về Thăng Long xưa. Với những đóng góp cho Thủ đô và đất nước, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT; Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội; UBND TP Hà Nội trao Giải thưởng Thăng Long; Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội.
Nhà nghiên cứu Giang Quân
Nhà nghiên cứu Giang Quân (84 tuổi) - tên thật của ông là Nguyễn Hữu Thái, sinh năm 1927, tại xã Hưng Thịnh, Bình Giang, Hải Dương. Ông nguyên là Trưởng phòng biên bập thông tin triển lãm (Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội). Ông đã viết in hơn 50 đầu sách, nhiều cuốn trong đó viết riêng về Hà Nội.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội - Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, tại xã Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương, hiện là Chủ tịch danh dự Hội Âm nhạc Hà Nội, nhiệm kỳ 2011 - 2015. Trong sự nghiệp ông sáng tác hơn 500 ca khúc. Trong 3 nhiệm kỳ trên cương vị Chủ tịch Hội nhạc sĩ Hà Nội, ông cùng đồng nghiệp sáng tác, cổ vũ các phong trào cách mạng với nhiều tác phẩm sống cùng năm tháng. Các bài hát của cá nhân ông về Hà Nội được nhiều người biết đến như: Hát dưới trời Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Có một mùa thu Hà Nội, Hà Nội những đêm không ngủ, Hà Nội Điện Biên Phủ trên không… Năm 2001, bài hát Có một mùa thu Hà Nội đã đoạt giải thưởng của UBND TP Hà Nội trong đợt sáng tác chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
7 Công dân ưu tú khác của Thủ đô được vinh danh năm nay thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. UBND Hà Nội cho biết, ngày 10/10 tới, sẽ tổ chức biểu dương “Người tốt, việc tốt” và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2011. Ngoài các đại biểu Trung ương và Thành phố Hà Nội, hội nghị sẽ có mặt khoảng 1.000 đại biểu “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu của Thành phố và 10 đại biểu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn