GIỚI THIỆU CÁC CÂY BÚT THAM GIA HỘI NGHỊ NHỮNG NGƯỜI VIẾT VĂN TRẺ TOÀN QUỐC: NGUYỄN THỊ THÙY LINH, LÊ QUANG TRẠNG
NGUYỄN THỊ THÙY LINH (HẢI PHÒNG)
(2 bài thơ được trao giải nhất cuộc thi lục bát 2016)
BÀ NỘI
Mõ chuông đã rải tím trời
Hoàng hôn rẽ tóc một người nằm mơ
Đồng xưa nối với bây giờ
Mảnh thon cái hạc ngẩn ngơ gọi chiều
Đỏ vườn cay mắt hạt tiêu
Mẹt nong bà sảy hoang liêu về đồng
Nỗi buồn đã kịp trổ bông
Quả chuông úp xuống thinh không cuộc đời
Bám quê bám ngọn lửa cời
Rặng tre xòe ngón gọi mời ngày xưa
Áo tơi manh nón chạy mưa
Đội mùa tất tả sấm vừa tới nơi
Xế trăng lặn vết đồi mồi
Cối kia vẫn nhớ khôn nguôi nhịp chày
Bấy nhiêu tuổi một lần xay
Hồn như vỏ trấu tuột tay gạo già
Áo bà đã hóa phù sa
Ao sen lặng giữa chén trà mùa thu
Lời Kinh cũng móm mém như
Miệng bà dẫn hạt đi tu dặm trường
Hai tay dắt nhớ dìu thương
Về đêm về với vô thường thời gian
Hương nhu, bồ kết chưa tàn
Thấy bà chải tóc cuối hoàng hôn xa.
LÀNG
Bù nhìn làm cứ như chơi
Lão nông cuốc mấy chân trời còn đau
Tiểu sành đã hóa đất nâu
Hồn ông cha vẫn đội đầu nắng mưa
Cầu ao kể chuyện sau xưa
Mảnh chiều găm đạn dạ thưa nửa chừng
Còn đây xương máu người dưng
Một ngày nổi gió chống lưng tìm về
Gọi làng trong mấy bờ tre
Tiếng gà xao xác cơn mê cuối đồng
Rạ rơm cháy cả mùa đông
Ngày trôi trên chiếc liềm cong giữa trời
Bù nhìn làm đấy mà chơi
Lặng câm đứng đó như người thiên thu
Nón rơm khất thực mộng du
Mồ hôi bỗng hóa sương mù bay lên
Ao chuôm ếch ộp vẫn hiền
Cô em khỏa nước tay liền giặt trăng
Bờ lau ngả tóc trăm năm
Làng che hồn cốt hóa trầm trong mây
Tay cầm nắm cỏ thơ ngây
Về vun xới lại những ngày bình yên.
Mùa thu, tôi rất vàng
Mùa thu, tôi rất vàng
Đừng chạm vào tôi dễ rụng
Bàn tay như cuống lá
Bỏ sót tay người trần gian
Người mê, mê hết đời
Nhịp nhàng đưa tôi gánh cũ
Mà tôi, tôi trót rời
Nửa hồn xanh cuối ngày qua
…
Vẹn nguyên, người nói vẹn nguyên
Mặt trăng bên trời khuyết lẹm
Mùa thu, tôi bóc mình
Bầu ngực nào giá lạnh giữa đài sen
…
Ngủ quên
Tôi đã ngủ quên trên mấy triền đồi
Để cho lá rụng
Để đời phôi thai
Bước chân người sẽ cũ sớm mai
Có nghe tôi quét lá trên hai dấu giày.
Em đi qua ngách sáng
Đóa thanh long vừa mở
Trên chao đèn khô sương
Em tỉnh, mơ. Lành, vỡ
Làm chú tiểu hoang đường
Nhà sư ngồi bên cỏ
Vuốt từng sự sống nhàu
Em thấy chăng? Gió gãy
Em thấy chăng? Hương đau
Trên tai con bướm nhỏ
Nghe bình minh về chiều
Em có thành La Hán
Ôm những khúc sen tan
Em đi qua ngách sáng
Con đường cũ một phần
Em qua tôi, chút thoáng
Con hạc đắp phù vân
Tôi lên rêu cửa miệng
Không gọi em, gọi em
Em đi qua ngách sáng
Tôi theo sau. Tối om.
Nước đọng dưới câu Kinh cuối
*
Lá thơm đã bốc hương trong lễ tắm Phật
Đoàn người dỡ bóng tối từ tay áo, hốc tai và miệng
tiến đến thau nước lớn
như bầy dơi vừa dời bỏ những giấc mơ nhá nhem
*
Ngọn nến cao hơn khi đốt sáng
Những ngôi sao giáng trần dưới búp sen
Vừa nhấp nháy vừa gội rửa
*
Từng bàn tay nâng lên gáo nước thơm nhỏ
như nâng lên quả tim run rẩy của mình
kỳ cọ và tắm táp nó
trong những lời tụng ca bất tận.
Chiếc giường vũ trụ
Đặt mình nằm xuống
Anh và em cùng quay về một hướng
Cùng cong người
Một vầng trăng khuyết hiện ra trên giường
Ánh neon ngập ngừng
Ta đang sáng trên châu lục nào
Một nửa nào của ta đang quay vào tối
Dưới gậm giường
Trái đất say ngủ chưa
Hơi thở hai ta lạnh rớt xuống tiếng tru từ một đỉnh đồi
Em quay lại
Muốn ghép thành trăng tròn
Con sói đêm đang chờ nuốt một ảo ảnh cô độc
Nhưng ánh đèn neon đã tắt.
LÊ QUANG TRẠNG (AN GIANG)
BONG BÓNG TÌM NHAU
Truyện ngắn
Xe dừng trước cửa, tiếng máy của chiếc Cub cà tàng nổ giòn, chợt tắt, tan vào khoảng không im lặng. Như nghe được cả tiếng lá rơi; nơi này vắng…
Thằng nhỏ chạy xe khoảng mười sáu tuổi, bước vào nhà. Bà già tên là Phụ Phàng, ngồi bó mớ cọng dừa đập ruồi, ngước nhìn từ lúc nghe tiếng xe. Thằng nhỏ nói rất rõ: “Ông già Tình chết rồi, chết hồi sáng hôm kia”. Nói vừa dứt lời, nó nói thêm ngay, nhưng lần này lời nó nhỏ nhẹ, có chút nghẹn ngào: “Chết trong khi đám bạn già vẫn ngơ ngác đợi hoài không thấy ông ra cà phê nói chuyện trên trời dưới đất”
Bà già nghe hơi nghẹn, vì cái tai bốn mươi năm nay đã không quen với việc chấp nhận những lời như vậy; nhưng giờ thì lời cũng đã chạy vào tới tim rồi. Tim lại đập mạnh, không vì bệnh lâu năm hay tái phát, mà vì tin báo của thằng nhỏ ráo hoảnh, ráo đến mức nước mắt mà lăn xuống là nghe “xèo”, bốc hơi thành khói. Nói vừa dứt câu, thằng nhỏ phóng lên xe nổ máy chạy đi. Nó vẫn thường đem quà của ông già Tình tới nhà, và đi theo cách ấy.
Không tin, không tin. Nhất định không tin. Nhưng thằng nhỏ nói rành mạch tên tuổi vậy, làm sao sai được. Chết. Chớ giỡn sao, thằng nhỏ làm gì dám đem cái chết ra đùa. Với lại, bà tin thằng nhỏ; nó tốt, thiệt thà, chắc không gạt bà. Xe đi rồi, lời cũng tan bay, chỉ còn đọng lại trong hình dung bà Phàng hình ảnh ông già nằm ngây đơ trên bộ ván ngựa, trên bụng có nải chuối xanh.
Thằng nhỏ kể với người đàn bà mướn nó đi báo tin, rằng: “Cháu giấu xe trong bụi, đứng bên đống rơm nhìn rất kỹ. Bà Phụ Phàng ngó quanh rồi nhìn chầm chầm vào vết xe trước sân đất. Hơi lâu, bả mới đứng dậy vào nhà. Cả buổi đó đi vào rồi lại đi ra, mang theo cái bị cũ. Bà ra tới cổng, có đứa nhỏ chạy theo níu áo. Bà nửa muốn đi, nửa không. Cuối cùng dừng lại, rồi vào nhà cất đồ, ngồi dỗ cháu. Tội”.
Thằng nhỏ thấy đi nhắn mướn cái tin hơi kỳ cục, giống như trù rủa. Nhưng nó đã chán cảnh làm liên lạc lắm rồi. Hai người kia, muốn gì thì gặp nhau nói cho rồi, có đâu bắt nó đi tới đi lui chuyển lời, mà còn phải chuyển nguyên văn nữa chớ, nhớ cực gần chết. Lần này nói ông Tình chết, thế nào bà già cũng đi đến nhà ông, lúc đó gặp nhau, mặc sức mà tâm sự… Trong khi đó, người đàn bà mướn nó chỉ cười cười. Giỡn thôi mà. Chồng bà vẫn hay lén lút nhét vô ba lô thằng nhỏ mỗi lần nó tới nhà: “Gửi cho bà bạn tao hộp sữa chống loãng xương và cái áo ấm. Cho mầy cuốn sách và năm chục ngàn kẹp ở trang 17”, bà biết chớ.
Cuối cùng thì ngày lễ hội thả bong bóng ở Vĩnh Yên cũng đến cận kề, ngày mốt đã vào chánh hội. Bà già Phụ Phàng mấy mươi năm nay chưa hề nghĩ đến việc mình sẽ đi cái lễ hội đó để nhắn lời cho ông Tình. Bà còn phải lo cho đám cháu xong cái đã. Nhưng lo gần hết đời người rồi mà có thấy xong đâu. Đến lúc mọi thứ đã gần xong, cũng là khi trái tim bắt đầu khó dạy. Nhớ hồi trẻ, kêu nó bình tỉnh là nó sẽ bình tỉnh ngay. Nhưng giờ đây, nó ỷ thế thấy bà già yếu nên nó lộng hành. Nó hâm he bà, nó mà buồn buồn là nó nghĩ chơi cái rụp. Khi đó đèn đang sáng rực cũng tắt ngay, tối hù trước mắt. Bà già nghĩ bụng, đến trái tim sống chung với mình gần suốt cuộc đời mà giờ cũng quay lưng, phụ bạc thì đời mình tệ quá rồi. Còn ông Tình thì cường tráng; nghe đồn, mỗi sáng còn chạy xe đạp cả chục cây số, mạnh vậy sao chết trước bà được. Bà già Phụ Phàng sẽ là người chết trước! Thế nào ông cũng lên Vĩnh Yên nhắn cho bà vài câu giải thích chuyện cũ, sẽ căn dặn nhớ đợi ông. Hay chỉ nhắn dấu ba chấm thôi, nhiêu đó cũng đủ rồi. Dù sao, việc đó cũng sẽ lâu lâu lắm lắm mới tới (nghĩ vậy cho nhẹ lòng thêm chút chút).
Nhưng bây giờ ông trời lại chơi giỡn, ổng là trời, giỡn sao chẳng được, ai cản nổi. Ổng giỡn bằng cách cho ông già Tình đi trước, đi không nói trước một lời nào. Đi kiểu vậy làm bà chới với, thấy cửa bên kia gần kế bên, như bỏ chân qua là đụng. Phải chi ông ra tín hiệu dù là yếu ớt, để bà biết mà tính. Nhưng liệu tính trước thì có thay đổi được gì không? Chẳng phải bốn mươi năm trước có người đã tính mọi thứ kỹ lắm rồi sao. Nhưng cũng tréo ngoe. Từ đó hai chữ tính trước trở nên buồn ghê gớm.
Bà già ngóng tìm thằng nhỏ để hỏi cho kỹ. Nhưng mấy bữa nay nó đâu mất biệt, lòng bà thêm rối bời. Ra bến xe, hỏi thằng lơ xe tuyến đi ngang Ngã Năm Phố Mới có thấy cái đám ma nào không? Và câu trả lời là có, có một cái đám ma lớn, ngay đầu hẻm. Nghe dưới đám ma cầu nguyện cho người chết bảy mươi tuổi tròn… Bà không muốn hỏi thêm, vì hỏi thêm có thể tim sẽ quậy. Bà ngắt ngang câu chuyện lẹ lẹ về nhà, “Giờ này thằng nhỏ chắc đang khóc ở chỗ đám ma”…
Nghĩ, rồi đón xe đò lên Vĩnh Yên ngay trong ngày, chỉ kịp nhắn về nhà nói ngoại đi núi ít hôm. Phải trật vuột mấy đoạn xe mới tới được nơi. Nơi ấy là ngôi làng duy nhất nằm trên ngọn núi, cái gọi là đường mòn không giống đường mòn, phải kiên nhẫn lắm mới đi tới nơi được.
Mấy cái lều dựng tạm cho mướn giá cắt cổ, vậy mà vẫn có người ở. Loay hoay nghe được nhiều chuyện đời, “Hồi trước tui có đứa con, nó bịnh chết. Trước khi chết nó còn nói, nữa chết con sẽ theo độ cho má mạnh giỏi. Nên lần này tui lên để nhắn cho nó, có quởn thì về trị bịnh cho tui, sao dạo này tui hay quên quá!”
Bà Phàng nghĩ bụng: “Trời ơi! Có nhiều chuyện trên đời mình muốn quên mà quên không được, còn bà này quên được thì lại không muốn”.
Lễ hội bắt đầu vào giữa đêm, nhưng mới hừng sáng, mấy người đi lễ đã rục rịch viết lời nhắn. Có bà già nói với đứa cháu đi theo: “Coi tao viết vầy đúng hông, để thôi ổng đọc không ra”. Người kia nắn nót cho đúng chữ hồi trẻ: “Để thôi bả nói tui thay đổi rồi”. Bà Phàng nghĩ, nếu viết, chắc bà viết hơn trăm trang giấy. Bà sẽ hỏi: “Sao ông nói ông đi làm ba năm là về, mà ông đi luôn không tung tích. Làm tui đợi ông. Sao ông có vợ, có con mà không nói với tui một tiếng. Vậy còn gởi quà lắt nhắt chi, để tui không quên ông được”. Định viết nhiều, nhưng viết ra được nhiêu đó, bà bỗng xé bỏ. Viết nhiều sẽ làm ông già thêm bối rối. Bà suy nghĩ hồi lâu rồi đặt viết, viết vỏn vẹn có một câu: “Chết sao không nhắn tui hay? Đợi nha! Xưa hứa rồi đó”.
Đêm đẫm sương, mấy bà trùm khăn kín mít, bước ra tới sân lễ, cố chịu lạnh, tháo khăn ra: “Không thôi ổng nhìn không ra”. Đời người, chịu lạnh có bao nhiêu mà sợ. Lửa đốt lên thay đèn; bong bóng mang theo những lời nhắn gửi, bay lên trời. Những cái mang một tờ giấy nhỏ, nhẹ hều, bay vút mất. Những cái mang theo cả quyển vở bay không nổi, là đà vướng vào cành cây. Bà Phàng chỉ gửi theo bong bóng một tờ giấy nhỏ. Bong bóng của bà bay lên không lâu đã biến mất. Đêm đen nuốt bóng hay mắt bà già nhìn không ra. Hay có cơn khói phả vào mắt nên cay, nên nước ở mắt (chứ chưa chắc là nước mắt đâu!) ứ ra làm mờ.
Người lên Vĩnh Yên, phần nhiều chỉ muốn gửi những gánh nặng của tim để bong bóng mang đi, để lòng thong dong trở về nhẹ nhõm. Nghĩ, lời bay khuất mặt kể như là đã xong. Kể như người kia đã nhận được và không có cớ oán trách mình vô tâm, vô tình bỏ mặt. Người ta lặn lội từ xa đến thả bong bóng vào đêm để rồi vội vàng quay về cho kịp sáng. Nhưng không ai trong lễ hội biết, cả hội chỉ có một cái bong bóng bay đi xa. Những cái còn lại đã vỡ tan trong đêm, vì không chở nổi những lời oán trách, tỉ tê nhức nhối.
Ở bên kia núi hơn trăm cây số, ông già Tình đang ngồi uống trà. Ở chỗ đó hồi trước khi quen thằng nhỏ, ông đã nhiều lần định đi tìm người cũ. Nhưng cơm áo gạo tiền; hết vợ đến con, hết con đến cháu cứ trói buộc ông mãi. Thấy cuộc tìm về làm đau cho nhiều người, mà ai ông cũng thương yêu. Lâu lâu, chịu không thấu thì nhờ một thằng nhỏ mang chút quà cho người xưa, nghĩ là bù đắp chút nào hay chút ấy.
Gần đây, không hiểu sao mà đêm nào nằm mơ ông cũng bà Phàng. Thằng nhỏ rủ: “Đi Vĩnh Yên chơi đi. Lần này lễ hội vui lắm, sống mà không biết Vĩnh Yên thì cũng hơi thiếu xót. Đi đi… Đi đi mà”. Ông già thấy thằng nhỏ nói cũng có lý. Ông linh cảm chỗ đó sẽ vui, lòng rộn ràng khó tả. Dự định chuyến đi đã đâu vào đó hết rồi thì ông đột nhiên lên máu. Đành chịu, nằm nhà dưỡng bệnh, ông bảo thằng nhỏ, thôi để lần sau... Nó nghe xong, mặt buồn hiu, thở dài.
Sáng nay trời đẹp, ông không chạy xe, mà đi bộ. Đi bộ sẽ nghĩ ra được nhiều chuyện trên đời. Đang đi, đang nghĩ thì tự dưng ở đâu rơi ngay vai ông tờ giấy nhỏ. Ông thấy chữ viết này quen quen nên giữ lấy. Trong bàn cà phê sáng, có người bạn đi lễ hội về, đưa cho ông coi tấm hình chụp đêm chánh hội, có mặt một bà già ở miền xuôi trong đó. Kể: “Bà này ngầu nghen. Hội tan, người ta còn gặp bà ngồi một mình thả bong bóng. Thả hết cái này đến cái khác, thả hoài, thả hoài. Nhưng sáng ra, người ta không thấy bà đâu nữa. Đồ đạc vẫn còn nguyên trong lều. Chắc ngồi thả bong bóng sáng đêm trong tuyệt vọng, sương gió đã quật ngã tuổi già liêu xiêu của bả. Hay là đi đâu đó té núi chết? Hay vô rừng bị cọp beo vồ, cũng hông chừng?” Ông Tình lắng nghe rồi cười: “Sao lại có con mẹ nào khùng tình đến vậy?” Ông thấy rõ hình người mà, sao ông không nhận ra ?
Nửa đêm không có gió mà ông mơ thấy bão, bão dữ dội tràn về miền xuôi. Ngôi nhà lá mỏng te bị gió giật mất. Tiền trong vách lá bay tứ tung, không ai lượm. Người ta ôm mạng chạy trốn bão táo tác. Có bà già không lo chạy trốn, mà chạy theo bão, bà thả vào bão những chữ bang bạc. Mặt vô sắc, vô cảm; chẳng buồn, chẳng vui. Ông thấy bão đang tới, tới gần thật gần, lúc ông chạy trốn bão thì giật mình thức giấc. Ông thở hổn hển (chạy trốn bão mà, không thở hổn hển sao được). Điều đầu tiên ông Tình nhớ không phải là cơn bão, mà là tờ giấy. Đúng rồi, là tờ giấy. Tờ giấy bà già thả trong bão giống hệt như tờ giấy hồi sáng ông lượm được. Ông rón rén bước xuống giường, cố đi sao cho bạn đồng sàng không thức giấc. Ra bàn trà, ông mở tờ giấy ra xem. Nhìn hồi lâu, ông chợt thấy năm nào trước mặt. Tờ giấy đề rất rõ, chữ như nói được lên người. Nói luôn cả gương mặt teo tóp, nhăn nheo, dáng còng như dấu hỏi. Có gì đó chợt hiện trong đầu ông, “Dân gian truyền rằng, trên núi Thiêng ở Vĩnh Yên, có sân Thiên Tin, nơi người sống có thể thả bong bóng mang theo lời muốn nói đến được với người đã chết”…
Ông già mặc kệ đêm, mặc kệ sáng mai còn phải lo chăm gốc mai mới trồng trước cửa, mặc kệ đám bạn già kêu réo bàn chuyện trả nợ kiếp sau, mặc kệ những mối làm ăn hái ra tiền cho con cho vợ, ông dắt xe ra đường, chui vào đêm lạnh.
Xe chạy đâm vào đêm, bóng đèn đường cố gắng mấy cũng không níu bóng ông già lại được. Bà vợ không nhìn thấy cảnh đó, nhưng bà biết ông đã đi từ khuya. Bà lê bước ra ban công nhìn xuống, lòng chảy dài, ngậm ngùi, sương treo trên mắt. Phải chi bốn mươi năm trước bà đừng trót yêu, đừng tự tử. Và ông, ông đừng đi ngang khúc sông vắng, đừng cứu người đang trôi trong dòng nước, đừng nhận là cha đứa bé, đừng yêu thương, đùm bọc người dưng đến ngày hôm nay. Đừng này đừng khác.
Nhưng làm sao có thể bắt ông “Đừng…!” được.
MÙA CỔ MỘC RA HOA
Truyện ngắn – LÊ QUANG TRẠNG
Bốn mươi năm trời giăng lưng với nắng mưa, nhịn ăn nhịn mặc, ông cố dành dụm mua một miếng đất và cất một cái nhà thật to, to nhất xứ này. Ông mời thầy địa lý người Hoa đến coi cuộc đất, chọn hướng lành, hướng tốt để xây cất, đào ao, mở đường sao cho gia tộc thịnh phát đời đời. Rồi ông lại ngược dòng Cửu Long lên Cam Bốt mua cây rừng, thả trôi theo sông về cất nhà. Thợ Bắc được mướn vào Nam để coi về gỗ, kỹ sư người Pháp được mướn từ Âu Châu sang để coi về tường và các hoa văn. Mười năm ròng, nhà cất xong, đứng từ đầu ngọn cùng con kênh Cái, có thể thấy cái nóc nhà ngói đỏ nhô cao giữa mịt mùng cây cối.
Nhưng không phải khi không mà ông cố dựng được cái nhà to này từ hai bàn tay trắng. Người ta nói, ông cố chi li từng đồng rạch ròi. Hừng đông ông đi bộ vào ruộng, tay mang theo hai củ khoai mì hoặc đòn bánh tét. Vậy là xong một ngày. Ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên cánh đồng chính tay ông khai khẩn được. Cánh đồng này, được tưới biết bao tâm huyết của ông, sau mấy mươi năm trời đã tra cho ông một công lao không nhỏ. Mỗi mùa lúa rộ cánh đồng, trâu kéo lúa mấy ngày ròng về nhà. Đến mùa tát đìa, cá chở mấy ghe đem về lớp bán lớp ăn, ăn không hết thì làm khô hoặc ủ khạp da bò làm mắn. Đến bây giờ, sau nhiều biến cố, mỗi khi đi dọc theo nhà, đếm tới đếm lui đến hơn chục cái khạp mà hồi nào mới đây cá chất đầy làm mắm. Ông dành dụm kỹ như vậy, nhưng không phải dành dụm để đỗi vàng chưng tủ coi chơi. Ông đỗi mồ hôi ra vàng, vàng đỗi ra nhà to, ra mấy tủ sách to đùng để đọc đến mấy đời con cháu mai sau. Sau này ông nội vẫn thường nhắc, ông cố lo xa, cất nhà to cho cháu con đông đủ có nơi về nương tựa. Mua sách để ở nhà cho đứa nào cũng học, cũng biết chữ để mà đọc, để hiểu biết với người ta. Mặc dù đếm tới đếm lui suốt đời ông chưa dành cho riêng mình một phút nào hưởng lạc. Kể cả căn nhà này, ông cũng không ở được bao lâu. Bởi khi cất nhà xong chưa được tròn một năm thì ông cố lâm trọng bệnh. Các thầy thuốc trong vùng đến bắt mạch kê toa bốc thuốc nhưng ông cố vẫn không khỏi. Các danh y ở các nơi được bà cố mời đến ăn ở tại nhà cả tháng trời để chửa bệnh cho ông nhưng vẫn không xong, ông cố mỗi ngày một yếu.
Thấy đã vô phương cứu chữa, ông cho mời thầy địa lý đến coi đất, chọn nơi để ông nằm khi theo ông theo bà về đất. Thầy địa lý được chiếc xe hơi rước đến. Thầy bước vào nhà, nhìn ngó, rồi lại phản hỏi thăm bệnh tình ông cố. Thầy nói gì đó với ông cố, mặt ông cố tự dưng sáng lên như có thể phá tan được nét xanh xao của bệnh. Ông lập tức cho người lên vùng Thất Sơn, tìm cây cổ mộc đem về trồng. Thầy địa lý còn nói, cổ mộc là một loại cây quý, có hương trầm có thể phát thiêng, xua tan ma quỷ, đem lại tài lộc và may mắn, trăm năm nó mới phát hương một lần. Vùng Thất Sơn huyền bí có không đến chục cây đã phát ra hương…
Trong thời gian mấy tháng trời chờ người đem cây về, mảnh đất sau nhà được đám gia nhân tập trung đốn cây, dọn đất. Thầy địa lý trực tiếp coi sóc việc làm vườn. Ông cho người đem mấy tản đá to mà hồi cất nhà còn dư, ra sau vườn đào hố chôn ở các góc. Thời gian đó đột nhiên bệnh tình ông cố không thuốc than mà khuyên giảm lạ thường. Chỉ hơn một tuần mà ông đã có thể chống gậy đi ra vườn được. Nhưng ông ít nói hơn xưa, chỉ hay cười nhẹ, gật đầu khi thấy ưng bụng mảnh vườn nhà. Thầy địa lý đứng nghiêm trang nói với ông cố:
- Ông Nhứt yên tâm, vườn cây này sẽ trấn giữ long mạch nhà ông, nó sẽ che chở cả một vùng bình an. Ắt mang đến tài đức cho cháu con dòng tộc.
Ông cố gật đầu ưng bụng, đôi mắt sáng ngời, xa xôi…
Cây cổ mộc được ghe lớn chở về sau đó mấy tuần, trong đám cây con có một cây to để dọc theo ghe, hoành khoảng ba bốn người nắm tay ôm mới giáp. Ông cố và thầy địa lý trực tiếp coi sóc việc trồng cây. Chỉ một tuần sau, mảnh vườn đã được trồn đầy những cây cổ mộc, ở giữa vườn, nơi gò đất được đắp cao, được chọn là nơi đặt cây cổ mộc to nhất. Cây đứng thẳng, dáng oai nghiêm, vươn tán lá lên bầu trời xanh. Mỗi khi trời nắng, cây cổ mộc già dang tán lá ra che mát cả một đám cây con đang xanh mươn mướt. Dưới gốc cây cổ mộc già nhất trên đồi, có dựng một ngôi miếu nhỏ để thờ Mộc Tổ thần, cốt để làm chỗ dựa tin thần, chỗ đặt niềm tin cho ông cố những ngày thập tử nhất sinh.
Bây giờ, ai ở xa đến làng, hỏi nhà ông Nhứt, người ta không còn chỉ cái nóc gia nhô lên giữa mịt mùng xanh cây cối, mà chỉ cái cây cổ mộc cao nhứt làng đó, đi đến đó là nhà ông Nhứt.
Không biết vườn cổ mộc đã đem đến cho nhà tôi những lợi lộc gì, nhưng với tôi, nó là cả một khu vườn cổ tích. Hồi nhỏ, mỗi trưa tôi hay ra vườn cổ mộc chơi. Những cây cổ mộc đã to hơn ôm tay của tôi, mỗi cây mỗi dáng, vươn thẳng lên trời. Cây cổ mộc lạ kỳ, nó không ra hoa theo chu kỳ nhất định, cũng không ai đoán được khi nào nó ra hoa, tạo trái. Có khi năm sáu năm nó mới ra hoa một lần. Nhưng cũng có khi một năm nó ra hoa hai ba lần. Ra hoa rồi tạo trái. Trái cổ mộc màu đỏ tươi, kết thành chùm to, mỗi cây chỉ trổ một chùm, được tàu bao bọc. Khi cơn giông gió vừa đến, trái cổ mộc chính, nương theo gió rụng đầy vườn. Cơn gió đẩy đưa trái cây này rụng ở gốc cây kia không biết đâu mà nói. Nhưng khi trái vừa rụng xong, cây lặng lẽ trút lá. Những chiếc lá to lẫn lá nhỏ tự úa vàng, rồi rụng dưới chân cây, rụng đầy một vườn, che đi những trái cổ mộc đỏ tươi. Mỗi lần lá rụng, cây cổ mộc trơ trọi, còn lại mấy cành cây khẳng khiu đâm vào bầu trời xanh vô định. Cây như trút hết dưỡng chất cho lá, để lá rụng đi, cây chỉ còn trơ ra đó. Như máu tủy của người mẹ hóa thành sữa, rồi vắt cạn bầu sữa cho con. Người ta đồn rằng, lượm lá cổ mộc khi lá mới rụng vào mùa trút lá, đem về nấu cho con nít uống, khi lớn lên chúng sẽ thông minh và tài nghệ…
Mỗi lần cổ mộc sau vườn trút lá, ông cố lại rầu, ông sợ cây trút hết lá, hết chất dinh dưỡng, cây sẽ bị sượng nên không cao thêm được, hay là cây đuối sức, chết đi. Nhưng từ khi cây cổ mộc có trên đời này đến giờ, chưa bao giờ cây chết vì trút lá, mà ngược lại, mỗi lần như vậy, cây lại càng tươi tốt hơn. Nhưng cũng có một vài cây lai tạp, không bao giờ trút lá. Những cây đó thường xanh xao, thân cây nhỏ nhưng lại rất cao, lêu nghêu dễ ngã.
Người ta có câu, “Cổ mộc đâm đầu xuống chân/ Đến khi chồi nhú ngoảnh thân lên đầu.” Trái cổ mộc khi rụng, chúng gâm sâu xuống đất. Lúc mưa đất ướt, nên có trái cổ mộc rơi lún hết nửa thân. Nhưng khi ra mầm, chúng sẽ ngước đầu mầm lên rất thẳng, như bản tính của cây ngay khi nhỏ đã thẳng. Nhưng lớn lên, mỗi cây có mỗi số phận, cây nào thẳng quá thì đẹp, nhưng dễ ngã bởi gió. Nhưng cây nào cong quẹo quá tuy xấu nhưng đa phần sống dai. Người ta trước giờ ít ai chọn cây cổ mộc cong quẹo lấy gỗ bao giờ. Tuy vậy, những cây uống éo có hình lại là món đò sưu tập của những tay chơi đồ gỗ lạ.
Còn lớp lớp lá cổ mộc, lúc chồi nhú lên, chỗ nào chồi mọc lên lá sẽ tự mục để chồi cây đón ánh sáng. Đến mấy tháng sau, khi cổ mộc đã cao độ vài tấc thì lá cổ mộc rụng bắt đầu ẩm mục toàn phần. Khi mùa gió vừa qua, những chồi xanh bắt đầu nhú lên khỏi lớp lá vàng, cũng là lúc lá mục đi và tan dưới lớp đất, hóa thành tro, thành phân nuôi những chồi non nhú ra từ trái cổ mộc rụng. Mùa chồi non cũng là mùa đẹp nhất của vườn. Chồi mọc xanh xanh um tứ phía. Đứng ở giữa vườn, ta như không thấy gió thấy mưa, những tán lá xanh của cây cổ mộc cao to đã che nắng, che mưa, che bão tố cho những chồi non lên xanh. Nhưng những chồi non thường không sống sót hết toàn bộ. Chúng chỉ xanh lên một mùa rồi chết dần. Côn trùng rắn rết, khí hậu khắc nghiệt làm chúng chết dần. Chỉ những cây nào mạnh sức lắm thì may ra sống sót vươn lên mà tránh khỏi những nhánh cây cổ mộc đôi khi bị gió thổi, bất giác rụng vô ý xuống vườn.
Nhưng thứ làm tôi khoái chí nhất lại là ngôi miếu thờ Mộc Tổ thần dưới chân cây cổ mộc già ở gò đất giữa vườn. Nghe ông nội kể, hồi dựng cái miếu này xong, bệnh tình ông cố không giảm mà còn tái phát, ông mất sau đó vài năm. Sau ngày ông cố mất, không ai để ý tới nên ngôi miếu nhỏ hoang phế. Ngôi miếu chỉ độ bằng cái nhà chòi của tôi hay chơi, nhưng nó được làm bằng gỗ căm xe, cà chất nên rất chắc. Mấy chục năm trời dưới gốc cổ mộc già, ngôi miếu chỉ hơi cũ đi chứ không hề hoan tàn.
Lần đầu tiên tôi bước vào ngôi miếu đó, tôi có cảm giác thích thú với những nghi thờ sơn son thiếp vàng như một cung điện. Gia đình tôi từ khi ông cố mất, không ai tin và cũng không quan tâm đến ngôi miếu có cốt tượng vị Tổ Mộc thần, tay trái cầm khúc gỗ cổ mộc, tay phải cầm cầm cục vàng cười híp mắt ấy. Nhưng ai đó đã tin và họ đã lấy mất bức tượng. Người nhà tôi lúc bấy giờ cũng không quan tâm nhiều nên cũng không truy tìm tung tích bức tượng. Vì khi con người không còn tin vào một bức tượng thần nào đó nữa, thì bức tượng chỉ là bức tượng hoặc là một khúc gỗ vụn, mậy thôi!
Chuyện về bức tượng và ngôi miếu hoang làm tôi nảy lên những hình ảnh, như một trò chơi hấp dẫn. Tôi bắt đầu quan tâm đến ngôi miếu, tôi dọn dẹp mọi thứ lại theo cách của tôi. Tôi trang hoàng nó đẹp đẽ và lộng lẫy. Nhưng miếu không có tượng thì mất thiêng đi.
Khi ở nhà, tôi hay lấy đất sét nắn con này con kia chơi, còn ở trường thì cô giáo chọn loại đất sét có màu, có thể nhàu nặn nhiều lần mà không bị khô cho bọn tôi nặn những thứ mình thích. Nhưng tôi không thích loại đất có thể nắn đi nắn lại nhiều lần như vậy. Vậy là tôi lấy đất sét ở sau nhà để nắn thành những bức tượng.
Đầu tiên tôi nắn bức tượng của ông Sáu xóm trên, vì tôi khoái ông ấy, ổng là một ông già vô cùng tốt bụng. Hồi tôi lên xóm trên chơi, là một đứa khác xóm, bọn con nít xóm trên đã đè tôi ra tuột quần rồi treo cái quần tôi lủng lẳng trên cây. Bọn đó ỷ thế đông nên ức hiếp tôi. Tiếng reo hò cổ vũ của đám đông làm chúng không hiểu rằng tuột quần người ta ra rồi không cho người ta bận quần vào là một việc làm vô cùng ác độc. Chỗ con người giấu đi chưa hẳn là chỗ xấu, nhưng chỗ người ta (trong đó có mình) đã che lại thì không nên dùng sức mạnh tuột ra cho cả bầy đàn xem, đùa, hò hét. Và trong lúc xấu hổ ấy của tôi, ông già Sáu là người đã lấy cái quần xuống và xua đám con nít ấy đi khi chúng còn định dọng tôi một cái gãy răng khểnh. Tôi khoái ông ấy vì trông ổng như một ông bụt, một ông thánh hiển linh. Có hôm nằm mơ, tôi thấy ổng cầm cây phất trần, vuốt bộ râu bạc, hiền từ hỏi… “Con ước điều gì, ta cho con điều ước…” Có điều chưa kịp ước là ông ta đã biến mất tiêu. Vậy là tôi nắn tượng ổng. Tôi nắn cái tay cong cong y như tay ông ta, nắn cái mặt có cái thẹo vì bị đạn bay lạc trúng và cả cái bụng phệ đầy lông của ông. Kể như tôi nhìn ra đó là ông Sáu. Tôi phơi khô tượng đất sét rồi đặt ông ngồi giữa chánh điện ngôi đền. Ở dưới chân tượng là ổ bánh mì mẹ cho tôi ăn sáng.
Hôm sau, tôi lại thấy nhớ đến ông Hai, cái ông già ngày nào đã cho tôi quyển tập đọc nhỏ xíu, có cái hình cái đèn dầu trước bìa, ở trong có mấy chữ “A – C – A – CA” kế bên vẽ ngay cái ca. Tôi khoái ông đó vì ổng nói chuyện nghe đã lổ tai và chưa bao giờ ông ta lớn tiếng với tôi. Tôi nắn ngay cái tượng ổng, bận áo trắng, tráng hói, mắt đeo kính, bụng bự như cái gò mả mới đắp, tay cầm cái nón nỉ, tôi đặt ngay ông vào chánh điện ngôi miếu.
Mấy tháng sau, tôi quen được ông già tên Tửng, ổng tửng vô cùng, nhưng cũng vô cùng tốt bụng. Hôm nọ, tôi trốn mẹ đi bắt hôi, về ngang nhà ông Tửng, tôi ghé lại, xin ông vài gáo nước để tắm. Nhưng sao xối hoài mà cứ còn dính sình. Ông già ngồi trong nhà hút thuốc bước ra, chửi tôi xối xả:
- Thằng ngu, ê thằng ngu như bò, tao chưa thấy ai ngu như mầy. Sao không xuống ao mà tắm, cái ao trước nhà tao đó, đi xối kiểu đó sao sạch được.
Nói xong, ông già bước ra, nắm tay tôi xuống ao, ông kỳ cọ cho tôi sạch sẽ. Xong xuôi, ông dắt vào nhà, cho đòn bánh tét mà hồi hừng đông bà vợ đi đám, để bánh ở nhà để ổng ăn trưa. Ổng cho tôi luôn, kèm lời dặn: “Mai mốt đi ngang, ghé tao chơi”. Trước giờ chưa thấy ai như ông già này, đúng là tửng. Chửi người ta như bò, rồi cho người ta bánh. Nhưng ông già này thiệt thà, dễ thương làm sao. Vậy là khi vừa về đến nhà, tôi móc đất sét nắn ngay cái tượng của ông Tửng. Cái tượng ông Tửng cao nhòng, mặt dài như ngựa, tay dài thòn như muốn đụng đất, nhưng đôi mắt ông nhìn vô định, sáng quắt.
Nhưng cứ quẩn quanh với mấy cái tượng đất trong ngôi miếu dưới chân cổ mộc già riết rồi tôi cũng chán. Chán cái miếu lẫn chán chơi với mấy cái tượng đất đó. Tôi bắt đầu thấy bọn tượng đất sét xấu xí, cũ xì, vì bọn họ bằng đất, không có màu, không có đẹp! Vậy là một bữa nọ, tôi chạy ra chợ, dốc hết túi tiền mua năm sáu cái tượng bột màu đẹp ơi là đẹp. Nào là Quan công râu dài, ngồi oai vệ đọc sách; nào là cô Tiên thước tha áo dài, tay cầm quạt đẹp cực kỳ, nào là ông vua với long bào màu vàng có thêu hình rồng năm móng, với mấy ông cận thần oai vệ làm sao. Mấy cái tượng bằng bột màu làm tôi say đắm. Tôi để mấy cái tượng đất sét ra phía sau, để mấy cái tượng bột màu vào phía trước, lộng lẫy, đẹp vô cùng, toát lên thần sắc linh thiêng ngay từ lúc mới nhìn. Mỗi lần tôi chấp tay, những bức tượng bột màu nhìn tôi cười vui vẻ và thánh thiện. Đôi lúc, tôi còn nghe họ khen tôi giỏi, biết lễ độ với thánh như vậy là giỏi. Tôi làm bất cứ việc gì đúng hay sai, họ đều vui vẻ với tôi, chưa bao giờ chửi rủa hay quở phạt tôi. Chỉ ngồi im ru trong miếu, miệng cười tươi, hưởng những thứ bánh trái hàng ngày tôi có được. Bởi thế mà tôi tin rằng họ rất thiêng. Vì ông bán tượng bột màu nói, sách Tàu nói như vậy!
Nhưng hôm nọ, tôi mê chơi, rồi ngủ quên ở kề bên cái chòi. Tôi nghe cô Tiên khiều ông Quan công nói nhỏ:
- Ê, ông, cái thằng quỷ nhỏ này nó khùng, thấy nó thờ tui chứ tui đâu có ưa nó, tui cười cười vậy chứ trong bụng tui khinh, người phàm mắt thịt làm sao đòi hỏi thánh độ cho được. Hôm rồi, tui độ cho nó hai cái phép vì nó thắp cho tui cây nhang thơm, chứ số nó đâu có lộc như vậy, mà nó tưởng. Cái thằng nhà bên, cúng gà hấp bia ngon cực đỉnh…! – Quan công cười như trong phim kiếm hiệp “Khà khà khà khà khà…”, rồi: “Ừ, tui cũng như bà!”.
Lúc đó bức tượng ông già Tửng lên tiếng, “thần thánh gì kỳ ạ trời”. Sợ Ngọc Hoàng thức giấc khi ông Tửng kêu trúng tên cúng cơm, rồi đây Ngọc Hoàng phát hiện lòng nhiễm phàm tục của họ, nên ông Quan công bịch miệng, cô Tiên xô ông Tửng té ngã nhàu đầu. Ông Tửng rớt xuống đất gãy hết cái tay. Tôi giật mình thức giấc, vung tay mấy cái, rồi bước vào ngôi miếu, đúng là tượng ông Tửng bị ngã, nhưng không gãy cái tay nào. Tôi khóc, tôi khóc như mưa, bỏ cái miếu chạy vào nhà, chun vào phòng nằm khóc.
Lúc đó tôi thấy trong mắt, ngôi miếp tự dưng sụp đỗ, những cái tượng bột màu tự dưng nứt ra bể hết, lòi cây tâm làm xương tượng nhọn hoắt trơ ra như hù dọa. Tôi càng khóc nhiều hơn. Tại sao cô Tiên đẹp đẽ lại là người như vậy, không phải tiên là hiền như bụt sao. Tại sao Quan công lại là như vậy, chẳng phải Quan công thẳng thắng cương trực lắm sao, cái ông nắn tượng bột màu nói như vậy mà, phim Tàu nói như vậy mà… Tôi khóc muốn sưng mắt. Tôi bỏ ngôi miếu đó, tôi không chơi với nó nữa…
Vậy là tôi lang thang đi lên xóm trên xóm dưới, nhưng trời ơi, sao ông già Tửng lại khùng đến vậy, sao lão ta lại đi chửi lộn với bà điên. Sao ông già bụng phệ lại ăn như chết đói vậy trời. Nhưng lần này tôi không khóc. Tôi nhìn những nhân vật của tôi, nhìn rất kỹ. Đôi mắt như không rời, tôi thấy tôi năm sáu mươi ba tuổi y như ông già Tửng, y như ông già bụng phệ. Tôi bỏ về nhà, ngồi trước cuốn sách có hình ngọn đèn dầu. Ngồi im, đầu hiện ra nhiều tia ý nghĩ chạy quanh phòng rồi lại đâm vào tôi trượt ngã, rồi chúng lại lồm cồm ngồi dậy chạy tiếp như không thể dừng được.
Tôi chui xuống bàn thờ ông cố, ngồi thu lu đó. Mắt ngó lên tấm ván bìa vô định. Bất giác tôi thấy trên đó có một quyển sách được dây gai buộc lại. Tôi tháo lấy quyển sách xuống, mở từng trang nhẹ nhàng nghe sột soạt. Những tờ giấy dày còn dính mấy cọng rơm úa vàng cũ kỹ, những dòng chữ nhỏ to không đồng điều. Màu mực đỏ vẫn còn hiện lên nỗi bật trước cái nền sách vàng ạnh:
“Ta không phải bậc thánh nhơn mà hóa phép vung vai cất ngôi nhà lớn nhứt vùng Điền Giang. Ông bà ta cũng từng là những tá điền nghèo rớt mồng tơi, nhưng vì nghĩ đến đời sau mà nhịn ăn nhịn mặt để xây cất nhà lớn cho gia tộc có chỗ phượng thờ và làm nơi neo gốc đi đâu xa con cháu nhớ chỗ quay về. Đời này ra sức vun bồi, chăm sóc, tạo phúc đức cho đời sau thịnh phát, rạng danh gia tộc. Thì đời sau ắt không quên người có công khai khẩn, dựng xây. Cháu con kế tiếp nhau như vậy, gia tộc thịnh vượn muôn đời… Như cây cổ mộc vườn ta suốt đời trút lá, để đời sau cao lớn đứng thẳng dáng hình vậy.”
Đọc đến đây, tôi xếp quển sách lại, chợt lòng nghe kêu lên, cố ơi! Tôi mải mê hình dung ra ông cố, một ông già râu tóc bạc, ở trần trùng trục, vác cuốc và đòn bánh tét ra đồng từ sáng sớm đến tờ mờ trời tối mới về. Và lúc này, tôi lại thấy cây cổ mộc trút lá ào ào, tôi bước lại gần hỏi lão cổ mộc già đang bứt lá từ tay lão:
- Sao ông bứt lá hết chi? Bứt vậy rồi ông lấy gì mà sống?
Lão già cổ mộc tay vẫn không ngừng bứt lá, lão cười:
- Ta phải nuôi những chồi non, chúng cần những chiếc lá từ thân ta để mai này chúng lớn lên, chúng phải cao hơn ta, lớn hơn ta để ngó về nhìn thấy cây anh cây em ở Bảy Núi.
Tôi tự dưng lại rưng rưng, lão cổ mộc nói tiếp: “Khóc gì mà khóc” Nhưng tôi vẫn khóc. Lão ta lại nói: “Không nín phải hông, vậy khóc đi cho thật là đã rồi nín, để còn đi học nữa. Thôi, ta đi đây”. Tôi chưa kịp nói gì là lão đã bức mớ lá tung vào mặt tôi đầy nhóc. Tôi phải cố lắm mới mở được mắt ra.
Lúc này, dưới tay tôi, những tờ giấy vàng hiện lên những con chữ chạy dọc ngang như những dòng máu đỏ. Có lúc, những con chữ ấy nằm đầy trên cánh đồng mùa lúa chính rộ mênh mông. Những chỗ đóm đỏ ấy tạc vào mắt tôi một hình hài vô định, mà đâu đâu trên cánh đồng bao la vàng ạnh đó, tôi cũng thấy bóng dáng những người đàn ông vun tay cuốc mở cõi, những người đàn bà thổi lửa nấu cơm, tay bồng tay bế đứa con đỏ hỏm. Những cánh rừng mịt mùn chạy dài trong mắt chợt ngã màu hóa thành những cánh đồng. Những đứa trẻ lớn lên từ đó. Chúng lớ ngớ khi thấy cánh đồng, nhưng đôi ba tuổi, đến mùa gặt vừa xong, chúng cùng với mẹ cha, quỳ trước đề tạ ơn người khuất mặt đã mở mang đất đai, gieo trồng giống má.
Khi hình ảnh cánh đồng dần khép lại, hiện ra hình ảnh bốn cái chân bàn thờ ông cố, tôi chun ra khỏi bàn thờ. Chạy ngay ra ngôi miếu. Nhưng ngôi miếu bây giờ chỉ còn lại mấy cái tượng đất sét khô rang, cũ kỹ ngồi nơi đó nhìn đôi như muốn khóc. Những bức tượng bột màu không cánh mà bay. Chúng bay đi mất, mang theo cả những dĩa trái cây tôi thường thích ăn, và cả những con gà quay làm bằng đất sét. Tất cả vật phẩm từ ngon đến dở đều biến mất theo những bức tượng bột màu. Tôi nghe trong gió có ai đó thì thầm, hôm qua gió lớn, sợ sập miếu nên bọn tượng bột đã rủ nhau bỏ trốn, chúng hiển linh ở xóm trên, nên trên đó có thằng đã đem gà hấp bia xuống cúng rồi ôm mấy bức tượng bột về trển, xây cái miếu xi – măng thờ rồi...
Tôi thấy lòng mình tự dưng trống trải vô cùng. Mớ đất sét nắn tượng hôm qua còn đó nhưng chúng khô rang, cứng ngắt. Tôi cầm cục đất lên, nghe nó vô hồn, lạnh lẻo làm sao. Bẻ cục đất sét ra làm hai rồi nhét vào đó một trái cổ mộc, mấy hôm sau thấy trái đâm chồi nhô ra khỏi cục đất, xanh tươi. Tôi đặt cục đất sét lên trên bàn ở dưới chân mấy bức tượng đất sét. Kề cục đất là những trái cổ mộc chính đang chờ ủ ấm để đâm chồi thành cây.
Có đôi lúc đứng giữa ngôi miếu, tôi thấy thấp thoáng một vị tướng quân, áo mão đai hia lộng lẫy, tay phải cầm cây gươm sáng chói, tay trái cầm quyển sách màu vàng óng, cưởi trên một con nai vàng ngơ ngác ngậm trái cổ mộc chính đỏ. Xung quanh vị tướng là những cành cây cổ mộc rung rinh, đang phát hương bay đi như những sợi khói trắng bay mơ hồ trên cao rồi đậu lại quấn quanh cành cây ngọn cỏ. Vị tướng quân ấy chỉ ẩn hiện như mơ hồ, không đọng lại thành tượng bột màu, cũng không đọng lại một hình hài rõ rệt để tôi nắn thành bức tượng đất sét. Nhưng mỗi lần bước vào ngôi miếu, tôi đều thấy ông ta ẩn hiện như một vị hộ pháp đứng oai nghiêm, lạnh ngắt. Vị tướng quân ấy ẩn hiện nhiều hơn khi mùa cổ mộc non rơi đầy dưới gốc. Đến khi cổ mộc trưởng thành thì ông ấy bay đi đâu đó vài hôm, rồi lại ẩn hiện về. Trí tưởng tượng của tuổi thơ tôi hóa ra những vị thánh linh, mà mãi đến sau này vẫn thường ẩn hiện trong trí nhớ.
Sau này, đọc sách thấy người ta nhắc đến nhiều vị thánh có phép thần thông và hiển linh ứng cứu độ chúng sanh nơi nơi, lúc đó tôi chợt nhớ đến những vị thánh bằng tượng đất sét một thời tôi đã nắn để chơi lúc còn con nít. Có lẽ những vị thánh ấy đã hiển linh, độ cho cổ mộc nở hoa thật nhiều để kết thành những chùm cổ mộc đỏ tươi trĩu hạt. Những vị thánh ấy đã theo trái cổ mộc đến lúc nó rơi xuống đất, đến lúc nó mọc thành cây và lại ra thêm những mùa trái chính. Cổ mộc đã mọc đầy vườn, nhưng quy luật tự nhiên vẫn làm chúng chết dần khi về già, và càng ngày cổ mộc càng hiếm cây to. Những ngày cổ mộc ra hoa, những vị thánh lại về ngự ở ngôi miếu năm xưa. Nhưng bây giờ ngôi miếu ấy chỉ còn là một đóm sáng, cháy le lói trong trái tim cổ mộc.
Mùa lại về, tung ra những hình hài gió, ngược xuôi, vô định…
GIỚI THIỆU CÁC CÂY BÚT THAM GIA HỘI NGHỊ NHỮNG NGƯỜI VIẾT VĂN TRẺ TOÀN QUỐC: NGUYỄN THỊ THÙY LINH, LÊ QUANG TRẠNG
Nhân dịp Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị những người viết văn trẻ vào tháng cuối tháng 9/2016 tại Hà Nội, trang VANVN.NET giới thiệu sang tác của một số cây bút trẻ tham gia hội nghị này. VANVN.NET chúc mừng những người viết văn trẻ cả nước về dự hội nghị này.
NGUYỄN THỊ THÙY LINH (HẢI PHÒNG)
(2 bài thơ được trao giải nhất cuộc thi lục bát 2016)
BÀ NỘI
Mõ chuông đã rải tím trời
Hoàng hôn rẽ tóc một người nằm mơ
Đồng xưa nối với bây giờ
Mảnh thon cái hạc ngẩn ngơ gọi chiều
Đỏ vườn cay mắt hạt tiêu
Mẹt nong bà sảy hoang liêu về đồng
Nỗi buồn đã kịp trổ bông
Quả chuông úp xuống thinh không cuộc đời
Bám quê bám ngọn lửa cời
Rặng tre xòe ngón gọi mời ngày xưa
Áo tơi manh nón chạy mưa
Đội mùa tất tả sấm vừa tới nơi
Xế trăng lặn vết đồi mồi
Cối kia vẫn nhớ khôn nguôi nhịp chày
Bấy nhiêu tuổi một lần xay
Hồn như vỏ trấu tuột tay gạo già
Áo bà đã hóa phù sa
Ao sen lặng giữa chén trà mùa thu
Lời Kinh cũng móm mém như
Miệng bà dẫn hạt đi tu dặm trường
Hai tay dắt nhớ dìu thương
Về đêm về với vô thường thời gian
Hương nhu, bồ kết chưa tàn
Thấy bà chải tóc cuối hoàng hôn xa.
LÀNG
Bù nhìn làm cứ như chơi
Lão nông cuốc mấy chân trời còn đau
Tiểu sành đã hóa đất nâu
Hồn ông cha vẫn đội đầu nắng mưa
Cầu ao kể chuyện sau xưa
Mảnh chiều găm đạn dạ thưa nửa chừng
Còn đây xương máu người dưng
Một ngày nổi gió chống lưng tìm về
Gọi làng trong mấy bờ tre
Tiếng gà xao xác cơn mê cuối đồng
Rạ rơm cháy cả mùa đông
Ngày trôi trên chiếc liềm cong giữa trời
Bù nhìn làm đấy mà chơi
Lặng câm đứng đó như người thiên thu
Nón rơm khất thực mộng du
Mồ hôi bỗng hóa sương mù bay lên
Ao chuôm ếch ộp vẫn hiền
Cô em khỏa nước tay liền giặt trăng
Bờ lau ngả tóc trăm năm
Làng che hồn cốt hóa trầm trong mây
Tay cầm nắm cỏ thơ ngây
Về vun xới lại những ngày bình yên.
Mùa thu, tôi rất vàng
Mùa thu, tôi rất vàng
Đừng chạm vào tôi dễ rụng
Bàn tay như cuống lá
Bỏ sót tay người trần gian
Người mê, mê hết đời
Nhịp nhàng đưa tôi gánh cũ
Mà tôi, tôi trót rời
Nửa hồn xanh cuối ngày qua
…
Vẹn nguyên, người nói vẹn nguyên
Mặt trăng bên trời khuyết lẹm
Mùa thu, tôi bóc mình
Bầu ngực nào giá lạnh giữa đài sen
…
Ngủ quên
Tôi đã ngủ quên trên mấy triền đồi
Để cho lá rụng
Để đời phôi thai
Bước chân người sẽ cũ sớm mai
Có nghe tôi quét lá trên hai dấu giày.
Em đi qua ngách sáng
Đóa thanh long vừa mở
Trên chao đèn khô sương
Em tỉnh, mơ. Lành, vỡ
Làm chú tiểu hoang đường
Nhà sư ngồi bên cỏ
Vuốt từng sự sống nhàu
Em thấy chăng? Gió gãy
Em thấy chăng? Hương đau
Trên tai con bướm nhỏ
Nghe bình minh về chiều
Em có thành La Hán
Ôm những khúc sen tan
Em đi qua ngách sáng
Con đường cũ một phần
Em qua tôi, chút thoáng
Con hạc đắp phù vân
Tôi lên rêu cửa miệng
Không gọi em, gọi em
Em đi qua ngách sáng
Tôi theo sau. Tối om.
Nước đọng dưới câu Kinh cuối
*
Lá thơm đã bốc hương trong lễ tắm Phật
Đoàn người dỡ bóng tối từ tay áo, hốc tai và miệng
tiến đến thau nước lớn
như bầy dơi vừa dời bỏ những giấc mơ nhá nhem
*
Ngọn nến cao hơn khi đốt sáng
Những ngôi sao giáng trần dưới búp sen
Vừa nhấp nháy vừa gội rửa
*
Từng bàn tay nâng lên gáo nước thơm nhỏ
như nâng lên quả tim run rẩy của mình
kỳ cọ và tắm táp nó
trong những lời tụng ca bất tận.
Chiếc giường vũ trụ
Đặt mình nằm xuống
Anh và em cùng quay về một hướng
Cùng cong người
Một vầng trăng khuyết hiện ra trên giường
Ánh neon ngập ngừng
Ta đang sáng trên châu lục nào
Một nửa nào của ta đang quay vào tối
Dưới gậm giường
Trái đất say ngủ chưa
Hơi thở hai ta lạnh rớt xuống tiếng tru từ một đỉnh đồi
Em quay lại
Muốn ghép thành trăng tròn
Con sói đêm đang chờ nuốt một ảo ảnh cô độc
Nhưng ánh đèn neon đã tắt.
LÊ QUANG TRẠNG (AN GIANG)
BONG BÓNG TÌM NHAU
Truyện ngắn
Xe dừng trước cửa, tiếng máy của chiếc Cub cà tàng nổ giòn, chợt tắt, tan vào khoảng không im lặng. Như nghe được cả tiếng lá rơi; nơi này vắng…
Thằng nhỏ chạy xe khoảng mười sáu tuổi, bước vào nhà. Bà già tên là Phụ Phàng, ngồi bó mớ cọng dừa đập ruồi, ngước nhìn từ lúc nghe tiếng xe. Thằng nhỏ nói rất rõ: “Ông già Tình chết rồi, chết hồi sáng hôm kia”. Nói vừa dứt lời, nó nói thêm ngay, nhưng lần này lời nó nhỏ nhẹ, có chút nghẹn ngào: “Chết trong khi đám bạn già vẫn ngơ ngác đợi hoài không thấy ông ra cà phê nói chuyện trên trời dưới đất”
Bà già nghe hơi nghẹn, vì cái tai bốn mươi năm nay đã không quen với việc chấp nhận những lời như vậy; nhưng giờ thì lời cũng đã chạy vào tới tim rồi. Tim lại đập mạnh, không vì bệnh lâu năm hay tái phát, mà vì tin báo của thằng nhỏ ráo hoảnh, ráo đến mức nước mắt mà lăn xuống là nghe “xèo”, bốc hơi thành khói. Nói vừa dứt câu, thằng nhỏ phóng lên xe nổ máy chạy đi. Nó vẫn thường đem quà của ông già Tình tới nhà, và đi theo cách ấy.
Không tin, không tin. Nhất định không tin. Nhưng thằng nhỏ nói rành mạch tên tuổi vậy, làm sao sai được. Chết. Chớ giỡn sao, thằng nhỏ làm gì dám đem cái chết ra đùa. Với lại, bà tin thằng nhỏ; nó tốt, thiệt thà, chắc không gạt bà. Xe đi rồi, lời cũng tan bay, chỉ còn đọng lại trong hình dung bà Phàng hình ảnh ông già nằm ngây đơ trên bộ ván ngựa, trên bụng có nải chuối xanh.
Thằng nhỏ kể với người đàn bà mướn nó đi báo tin, rằng: “Cháu giấu xe trong bụi, đứng bên đống rơm nhìn rất kỹ. Bà Phụ Phàng ngó quanh rồi nhìn chầm chầm vào vết xe trước sân đất. Hơi lâu, bả mới đứng dậy vào nhà. Cả buổi đó đi vào rồi lại đi ra, mang theo cái bị cũ. Bà ra tới cổng, có đứa nhỏ chạy theo níu áo. Bà nửa muốn đi, nửa không. Cuối cùng dừng lại, rồi vào nhà cất đồ, ngồi dỗ cháu. Tội”.
Thằng nhỏ thấy đi nhắn mướn cái tin hơi kỳ cục, giống như trù rủa. Nhưng nó đã chán cảnh làm liên lạc lắm rồi. Hai người kia, muốn gì thì gặp nhau nói cho rồi, có đâu bắt nó đi tới đi lui chuyển lời, mà còn phải chuyển nguyên văn nữa chớ, nhớ cực gần chết. Lần này nói ông Tình chết, thế nào bà già cũng đi đến nhà ông, lúc đó gặp nhau, mặc sức mà tâm sự… Trong khi đó, người đàn bà mướn nó chỉ cười cười. Giỡn thôi mà. Chồng bà vẫn hay lén lút nhét vô ba lô thằng nhỏ mỗi lần nó tới nhà: “Gửi cho bà bạn tao hộp sữa chống loãng xương và cái áo ấm. Cho mầy cuốn sách và năm chục ngàn kẹp ở trang 17”, bà biết chớ.
Cuối cùng thì ngày lễ hội thả bong bóng ở Vĩnh Yên cũng đến cận kề, ngày mốt đã vào chánh hội. Bà già Phụ Phàng mấy mươi năm nay chưa hề nghĩ đến việc mình sẽ đi cái lễ hội đó để nhắn lời cho ông Tình. Bà còn phải lo cho đám cháu xong cái đã. Nhưng lo gần hết đời người rồi mà có thấy xong đâu. Đến lúc mọi thứ đã gần xong, cũng là khi trái tim bắt đầu khó dạy. Nhớ hồi trẻ, kêu nó bình tỉnh là nó sẽ bình tỉnh ngay. Nhưng giờ đây, nó ỷ thế thấy bà già yếu nên nó lộng hành. Nó hâm he bà, nó mà buồn buồn là nó nghĩ chơi cái rụp. Khi đó đèn đang sáng rực cũng tắt ngay, tối hù trước mắt. Bà già nghĩ bụng, đến trái tim sống chung với mình gần suốt cuộc đời mà giờ cũng quay lưng, phụ bạc thì đời mình tệ quá rồi. Còn ông Tình thì cường tráng; nghe đồn, mỗi sáng còn chạy xe đạp cả chục cây số, mạnh vậy sao chết trước bà được. Bà già Phụ Phàng sẽ là người chết trước! Thế nào ông cũng lên Vĩnh Yên nhắn cho bà vài câu giải thích chuyện cũ, sẽ căn dặn nhớ đợi ông. Hay chỉ nhắn dấu ba chấm thôi, nhiêu đó cũng đủ rồi. Dù sao, việc đó cũng sẽ lâu lâu lắm lắm mới tới (nghĩ vậy cho nhẹ lòng thêm chút chút).
Nhưng bây giờ ông trời lại chơi giỡn, ổng là trời, giỡn sao chẳng được, ai cản nổi. Ổng giỡn bằng cách cho ông già Tình đi trước, đi không nói trước một lời nào. Đi kiểu vậy làm bà chới với, thấy cửa bên kia gần kế bên, như bỏ chân qua là đụng. Phải chi ông ra tín hiệu dù là yếu ớt, để bà biết mà tính. Nhưng liệu tính trước thì có thay đổi được gì không? Chẳng phải bốn mươi năm trước có người đã tính mọi thứ kỹ lắm rồi sao. Nhưng cũng tréo ngoe. Từ đó hai chữ tính trước trở nên buồn ghê gớm.
Bà già ngóng tìm thằng nhỏ để hỏi cho kỹ. Nhưng mấy bữa nay nó đâu mất biệt, lòng bà thêm rối bời. Ra bến xe, hỏi thằng lơ xe tuyến đi ngang Ngã Năm Phố Mới có thấy cái đám ma nào không? Và câu trả lời là có, có một cái đám ma lớn, ngay đầu hẻm. Nghe dưới đám ma cầu nguyện cho người chết bảy mươi tuổi tròn… Bà không muốn hỏi thêm, vì hỏi thêm có thể tim sẽ quậy. Bà ngắt ngang câu chuyện lẹ lẹ về nhà, “Giờ này thằng nhỏ chắc đang khóc ở chỗ đám ma”…
Nghĩ, rồi đón xe đò lên Vĩnh Yên ngay trong ngày, chỉ kịp nhắn về nhà nói ngoại đi núi ít hôm. Phải trật vuột mấy đoạn xe mới tới được nơi. Nơi ấy là ngôi làng duy nhất nằm trên ngọn núi, cái gọi là đường mòn không giống đường mòn, phải kiên nhẫn lắm mới đi tới nơi được.
Mấy cái lều dựng tạm cho mướn giá cắt cổ, vậy mà vẫn có người ở. Loay hoay nghe được nhiều chuyện đời, “Hồi trước tui có đứa con, nó bịnh chết. Trước khi chết nó còn nói, nữa chết con sẽ theo độ cho má mạnh giỏi. Nên lần này tui lên để nhắn cho nó, có quởn thì về trị bịnh cho tui, sao dạo này tui hay quên quá!”
Bà Phàng nghĩ bụng: “Trời ơi! Có nhiều chuyện trên đời mình muốn quên mà quên không được, còn bà này quên được thì lại không muốn”.
Lễ hội bắt đầu vào giữa đêm, nhưng mới hừng sáng, mấy người đi lễ đã rục rịch viết lời nhắn. Có bà già nói với đứa cháu đi theo: “Coi tao viết vầy đúng hông, để thôi ổng đọc không ra”. Người kia nắn nót cho đúng chữ hồi trẻ: “Để thôi bả nói tui thay đổi rồi”. Bà Phàng nghĩ, nếu viết, chắc bà viết hơn trăm trang giấy. Bà sẽ hỏi: “Sao ông nói ông đi làm ba năm là về, mà ông đi luôn không tung tích. Làm tui đợi ông. Sao ông có vợ, có con mà không nói với tui một tiếng. Vậy còn gởi quà lắt nhắt chi, để tui không quên ông được”. Định viết nhiều, nhưng viết ra được nhiêu đó, bà bỗng xé bỏ. Viết nhiều sẽ làm ông già thêm bối rối. Bà suy nghĩ hồi lâu rồi đặt viết, viết vỏn vẹn có một câu: “Chết sao không nhắn tui hay? Đợi nha! Xưa hứa rồi đó”.
Đêm đẫm sương, mấy bà trùm khăn kín mít, bước ra tới sân lễ, cố chịu lạnh, tháo khăn ra: “Không thôi ổng nhìn không ra”. Đời người, chịu lạnh có bao nhiêu mà sợ. Lửa đốt lên thay đèn; bong bóng mang theo những lời nhắn gửi, bay lên trời. Những cái mang một tờ giấy nhỏ, nhẹ hều, bay vút mất. Những cái mang theo cả quyển vở bay không nổi, là đà vướng vào cành cây. Bà Phàng chỉ gửi theo bong bóng một tờ giấy nhỏ. Bong bóng của bà bay lên không lâu đã biến mất. Đêm đen nuốt bóng hay mắt bà già nhìn không ra. Hay có cơn khói phả vào mắt nên cay, nên nước ở mắt (chứ chưa chắc là nước mắt đâu!) ứ ra làm mờ.
Người lên Vĩnh Yên, phần nhiều chỉ muốn gửi những gánh nặng của tim để bong bóng mang đi, để lòng thong dong trở về nhẹ nhõm. Nghĩ, lời bay khuất mặt kể như là đã xong. Kể như người kia đã nhận được và không có cớ oán trách mình vô tâm, vô tình bỏ mặt. Người ta lặn lội từ xa đến thả bong bóng vào đêm để rồi vội vàng quay về cho kịp sáng. Nhưng không ai trong lễ hội biết, cả hội chỉ có một cái bong bóng bay đi xa. Những cái còn lại đã vỡ tan trong đêm, vì không chở nổi những lời oán trách, tỉ tê nhức nhối.
Ở bên kia núi hơn trăm cây số, ông già Tình đang ngồi uống trà. Ở chỗ đó hồi trước khi quen thằng nhỏ, ông đã nhiều lần định đi tìm người cũ. Nhưng cơm áo gạo tiền; hết vợ đến con, hết con đến cháu cứ trói buộc ông mãi. Thấy cuộc tìm về làm đau cho nhiều người, mà ai ông cũng thương yêu. Lâu lâu, chịu không thấu thì nhờ một thằng nhỏ mang chút quà cho người xưa, nghĩ là bù đắp chút nào hay chút ấy.
Gần đây, không hiểu sao mà đêm nào nằm mơ ông cũng bà Phàng. Thằng nhỏ rủ: “Đi Vĩnh Yên chơi đi. Lần này lễ hội vui lắm, sống mà không biết Vĩnh Yên thì cũng hơi thiếu xót. Đi đi… Đi đi mà”. Ông già thấy thằng nhỏ nói cũng có lý. Ông linh cảm chỗ đó sẽ vui, lòng rộn ràng khó tả. Dự định chuyến đi đã đâu vào đó hết rồi thì ông đột nhiên lên máu. Đành chịu, nằm nhà dưỡng bệnh, ông bảo thằng nhỏ, thôi để lần sau... Nó nghe xong, mặt buồn hiu, thở dài.
Sáng nay trời đẹp, ông không chạy xe, mà đi bộ. Đi bộ sẽ nghĩ ra được nhiều chuyện trên đời. Đang đi, đang nghĩ thì tự dưng ở đâu rơi ngay vai ông tờ giấy nhỏ. Ông thấy chữ viết này quen quen nên giữ lấy. Trong bàn cà phê sáng, có người bạn đi lễ hội về, đưa cho ông coi tấm hình chụp đêm chánh hội, có mặt một bà già ở miền xuôi trong đó. Kể: “Bà này ngầu nghen. Hội tan, người ta còn gặp bà ngồi một mình thả bong bóng. Thả hết cái này đến cái khác, thả hoài, thả hoài. Nhưng sáng ra, người ta không thấy bà đâu nữa. Đồ đạc vẫn còn nguyên trong lều. Chắc ngồi thả bong bóng sáng đêm trong tuyệt vọng, sương gió đã quật ngã tuổi già liêu xiêu của bả. Hay là đi đâu đó té núi chết? Hay vô rừng bị cọp beo vồ, cũng hông chừng?” Ông Tình lắng nghe rồi cười: “Sao lại có con mẹ nào khùng tình đến vậy?” Ông thấy rõ hình người mà, sao ông không nhận ra ?
Nửa đêm không có gió mà ông mơ thấy bão, bão dữ dội tràn về miền xuôi. Ngôi nhà lá mỏng te bị gió giật mất. Tiền trong vách lá bay tứ tung, không ai lượm. Người ta ôm mạng chạy trốn bão táo tác. Có bà già không lo chạy trốn, mà chạy theo bão, bà thả vào bão những chữ bang bạc. Mặt vô sắc, vô cảm; chẳng buồn, chẳng vui. Ông thấy bão đang tới, tới gần thật gần, lúc ông chạy trốn bão thì giật mình thức giấc. Ông thở hổn hển (chạy trốn bão mà, không thở hổn hển sao được). Điều đầu tiên ông Tình nhớ không phải là cơn bão, mà là tờ giấy. Đúng rồi, là tờ giấy. Tờ giấy bà già thả trong bão giống hệt như tờ giấy hồi sáng ông lượm được. Ông rón rén bước xuống giường, cố đi sao cho bạn đồng sàng không thức giấc. Ra bàn trà, ông mở tờ giấy ra xem. Nhìn hồi lâu, ông chợt thấy năm nào trước mặt. Tờ giấy đề rất rõ, chữ như nói được lên người. Nói luôn cả gương mặt teo tóp, nhăn nheo, dáng còng như dấu hỏi. Có gì đó chợt hiện trong đầu ông, “Dân gian truyền rằng, trên núi Thiêng ở Vĩnh Yên, có sân Thiên Tin, nơi người sống có thể thả bong bóng mang theo lời muốn nói đến được với người đã chết”…
Ông già mặc kệ đêm, mặc kệ sáng mai còn phải lo chăm gốc mai mới trồng trước cửa, mặc kệ đám bạn già kêu réo bàn chuyện trả nợ kiếp sau, mặc kệ những mối làm ăn hái ra tiền cho con cho vợ, ông dắt xe ra đường, chui vào đêm lạnh.
Xe chạy đâm vào đêm, bóng đèn đường cố gắng mấy cũng không níu bóng ông già lại được. Bà vợ không nhìn thấy cảnh đó, nhưng bà biết ông đã đi từ khuya. Bà lê bước ra ban công nhìn xuống, lòng chảy dài, ngậm ngùi, sương treo trên mắt. Phải chi bốn mươi năm trước bà đừng trót yêu, đừng tự tử. Và ông, ông đừng đi ngang khúc sông vắng, đừng cứu người đang trôi trong dòng nước, đừng nhận là cha đứa bé, đừng yêu thương, đùm bọc người dưng đến ngày hôm nay. Đừng này đừng khác.
Nhưng làm sao có thể bắt ông “Đừng…!” được.
MÙA CỔ MỘC RA HOA
Truyện ngắn – LÊ QUANG TRẠNG
Bốn mươi năm trời giăng lưng với nắng mưa, nhịn ăn nhịn mặc, ông cố dành dụm mua một miếng đất và cất một cái nhà thật to, to nhất xứ này. Ông mời thầy địa lý người Hoa đến coi cuộc đất, chọn hướng lành, hướng tốt để xây cất, đào ao, mở đường sao cho gia tộc thịnh phát đời đời. Rồi ông lại ngược dòng Cửu Long lên Cam Bốt mua cây rừng, thả trôi theo sông về cất nhà. Thợ Bắc được mướn vào Nam để coi về gỗ, kỹ sư người Pháp được mướn từ Âu Châu sang để coi về tường và các hoa văn. Mười năm ròng, nhà cất xong, đứng từ đầu ngọn cùng con kênh Cái, có thể thấy cái nóc nhà ngói đỏ nhô cao giữa mịt mùng cây cối.
Nhưng không phải khi không mà ông cố dựng được cái nhà to này từ hai bàn tay trắng. Người ta nói, ông cố chi li từng đồng rạch ròi. Hừng đông ông đi bộ vào ruộng, tay mang theo hai củ khoai mì hoặc đòn bánh tét. Vậy là xong một ngày. Ông đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên cánh đồng chính tay ông khai khẩn được. Cánh đồng này, được tưới biết bao tâm huyết của ông, sau mấy mươi năm trời đã tra cho ông một công lao không nhỏ. Mỗi mùa lúa rộ cánh đồng, trâu kéo lúa mấy ngày ròng về nhà. Đến mùa tát đìa, cá chở mấy ghe đem về lớp bán lớp ăn, ăn không hết thì làm khô hoặc ủ khạp da bò làm mắn. Đến bây giờ, sau nhiều biến cố, mỗi khi đi dọc theo nhà, đếm tới đếm lui đến hơn chục cái khạp mà hồi nào mới đây cá chất đầy làm mắm. Ông dành dụm kỹ như vậy, nhưng không phải dành dụm để đỗi vàng chưng tủ coi chơi. Ông đỗi mồ hôi ra vàng, vàng đỗi ra nhà to, ra mấy tủ sách to đùng để đọc đến mấy đời con cháu mai sau. Sau này ông nội vẫn thường nhắc, ông cố lo xa, cất nhà to cho cháu con đông đủ có nơi về nương tựa. Mua sách để ở nhà cho đứa nào cũng học, cũng biết chữ để mà đọc, để hiểu biết với người ta. Mặc dù đếm tới đếm lui suốt đời ông chưa dành cho riêng mình một phút nào hưởng lạc. Kể cả căn nhà này, ông cũng không ở được bao lâu. Bởi khi cất nhà xong chưa được tròn một năm thì ông cố lâm trọng bệnh. Các thầy thuốc trong vùng đến bắt mạch kê toa bốc thuốc nhưng ông cố vẫn không khỏi. Các danh y ở các nơi được bà cố mời đến ăn ở tại nhà cả tháng trời để chửa bệnh cho ông nhưng vẫn không xong, ông cố mỗi ngày một yếu.
Thấy đã vô phương cứu chữa, ông cho mời thầy địa lý đến coi đất, chọn nơi để ông nằm khi theo ông theo bà về đất. Thầy địa lý được chiếc xe hơi rước đến. Thầy bước vào nhà, nhìn ngó, rồi lại phản hỏi thăm bệnh tình ông cố. Thầy nói gì đó với ông cố, mặt ông cố tự dưng sáng lên như có thể phá tan được nét xanh xao của bệnh. Ông lập tức cho người lên vùng Thất Sơn, tìm cây cổ mộc đem về trồng. Thầy địa lý còn nói, cổ mộc là một loại cây quý, có hương trầm có thể phát thiêng, xua tan ma quỷ, đem lại tài lộc và may mắn, trăm năm nó mới phát hương một lần. Vùng Thất Sơn huyền bí có không đến chục cây đã phát ra hương…
Trong thời gian mấy tháng trời chờ người đem cây về, mảnh đất sau nhà được đám gia nhân tập trung đốn cây, dọn đất. Thầy địa lý trực tiếp coi sóc việc làm vườn. Ông cho người đem mấy tản đá to mà hồi cất nhà còn dư, ra sau vườn đào hố chôn ở các góc. Thời gian đó đột nhiên bệnh tình ông cố không thuốc than mà khuyên giảm lạ thường. Chỉ hơn một tuần mà ông đã có thể chống gậy đi ra vườn được. Nhưng ông ít nói hơn xưa, chỉ hay cười nhẹ, gật đầu khi thấy ưng bụng mảnh vườn nhà. Thầy địa lý đứng nghiêm trang nói với ông cố:
- Ông Nhứt yên tâm, vườn cây này sẽ trấn giữ long mạch nhà ông, nó sẽ che chở cả một vùng bình an. Ắt mang đến tài đức cho cháu con dòng tộc.
Ông cố gật đầu ưng bụng, đôi mắt sáng ngời, xa xôi…
Cây cổ mộc được ghe lớn chở về sau đó mấy tuần, trong đám cây con có một cây to để dọc theo ghe, hoành khoảng ba bốn người nắm tay ôm mới giáp. Ông cố và thầy địa lý trực tiếp coi sóc việc trồng cây. Chỉ một tuần sau, mảnh vườn đã được trồn đầy những cây cổ mộc, ở giữa vườn, nơi gò đất được đắp cao, được chọn là nơi đặt cây cổ mộc to nhất. Cây đứng thẳng, dáng oai nghiêm, vươn tán lá lên bầu trời xanh. Mỗi khi trời nắng, cây cổ mộc già dang tán lá ra che mát cả một đám cây con đang xanh mươn mướt. Dưới gốc cây cổ mộc già nhất trên đồi, có dựng một ngôi miếu nhỏ để thờ Mộc Tổ thần, cốt để làm chỗ dựa tin thần, chỗ đặt niềm tin cho ông cố những ngày thập tử nhất sinh.
Bây giờ, ai ở xa đến làng, hỏi nhà ông Nhứt, người ta không còn chỉ cái nóc gia nhô lên giữa mịt mùng xanh cây cối, mà chỉ cái cây cổ mộc cao nhứt làng đó, đi đến đó là nhà ông Nhứt.
Không biết vườn cổ mộc đã đem đến cho nhà tôi những lợi lộc gì, nhưng với tôi, nó là cả một khu vườn cổ tích. Hồi nhỏ, mỗi trưa tôi hay ra vườn cổ mộc chơi. Những cây cổ mộc đã to hơn ôm tay của tôi, mỗi cây mỗi dáng, vươn thẳng lên trời. Cây cổ mộc lạ kỳ, nó không ra hoa theo chu kỳ nhất định, cũng không ai đoán được khi nào nó ra hoa, tạo trái. Có khi năm sáu năm nó mới ra hoa một lần. Nhưng cũng có khi một năm nó ra hoa hai ba lần. Ra hoa rồi tạo trái. Trái cổ mộc màu đỏ tươi, kết thành chùm to, mỗi cây chỉ trổ một chùm, được tàu bao bọc. Khi cơn giông gió vừa đến, trái cổ mộc chính, nương theo gió rụng đầy vườn. Cơn gió đẩy đưa trái cây này rụng ở gốc cây kia không biết đâu mà nói. Nhưng khi trái vừa rụng xong, cây lặng lẽ trút lá. Những chiếc lá to lẫn lá nhỏ tự úa vàng, rồi rụng dưới chân cây, rụng đầy một vườn, che đi những trái cổ mộc đỏ tươi. Mỗi lần lá rụng, cây cổ mộc trơ trọi, còn lại mấy cành cây khẳng khiu đâm vào bầu trời xanh vô định. Cây như trút hết dưỡng chất cho lá, để lá rụng đi, cây chỉ còn trơ ra đó. Như máu tủy của người mẹ hóa thành sữa, rồi vắt cạn bầu sữa cho con. Người ta đồn rằng, lượm lá cổ mộc khi lá mới rụng vào mùa trút lá, đem về nấu cho con nít uống, khi lớn lên chúng sẽ thông minh và tài nghệ…
Mỗi lần cổ mộc sau vườn trút lá, ông cố lại rầu, ông sợ cây trút hết lá, hết chất dinh dưỡng, cây sẽ bị sượng nên không cao thêm được, hay là cây đuối sức, chết đi. Nhưng từ khi cây cổ mộc có trên đời này đến giờ, chưa bao giờ cây chết vì trút lá, mà ngược lại, mỗi lần như vậy, cây lại càng tươi tốt hơn. Nhưng cũng có một vài cây lai tạp, không bao giờ trút lá. Những cây đó thường xanh xao, thân cây nhỏ nhưng lại rất cao, lêu nghêu dễ ngã.
Người ta có câu, “Cổ mộc đâm đầu xuống chân/ Đến khi chồi nhú ngoảnh thân lên đầu.” Trái cổ mộc khi rụng, chúng gâm sâu xuống đất. Lúc mưa đất ướt, nên có trái cổ mộc rơi lún hết nửa thân. Nhưng khi ra mầm, chúng sẽ ngước đầu mầm lên rất thẳng, như bản tính của cây ngay khi nhỏ đã thẳng. Nhưng lớn lên, mỗi cây có mỗi số phận, cây nào thẳng quá thì đẹp, nhưng dễ ngã bởi gió. Nhưng cây nào cong quẹo quá tuy xấu nhưng đa phần sống dai. Người ta trước giờ ít ai chọn cây cổ mộc cong quẹo lấy gỗ bao giờ. Tuy vậy, những cây uống éo có hình lại là món đò sưu tập của những tay chơi đồ gỗ lạ.
Còn lớp lớp lá cổ mộc, lúc chồi nhú lên, chỗ nào chồi mọc lên lá sẽ tự mục để chồi cây đón ánh sáng. Đến mấy tháng sau, khi cổ mộc đã cao độ vài tấc thì lá cổ mộc rụng bắt đầu ẩm mục toàn phần. Khi mùa gió vừa qua, những chồi xanh bắt đầu nhú lên khỏi lớp lá vàng, cũng là lúc lá mục đi và tan dưới lớp đất, hóa thành tro, thành phân nuôi những chồi non nhú ra từ trái cổ mộc rụng. Mùa chồi non cũng là mùa đẹp nhất của vườn. Chồi mọc xanh xanh um tứ phía. Đứng ở giữa vườn, ta như không thấy gió thấy mưa, những tán lá xanh của cây cổ mộc cao to đã che nắng, che mưa, che bão tố cho những chồi non lên xanh. Nhưng những chồi non thường không sống sót hết toàn bộ. Chúng chỉ xanh lên một mùa rồi chết dần. Côn trùng rắn rết, khí hậu khắc nghiệt làm chúng chết dần. Chỉ những cây nào mạnh sức lắm thì may ra sống sót vươn lên mà tránh khỏi những nhánh cây cổ mộc đôi khi bị gió thổi, bất giác rụng vô ý xuống vườn.
Nhưng thứ làm tôi khoái chí nhất lại là ngôi miếu thờ Mộc Tổ thần dưới chân cây cổ mộc già ở gò đất giữa vườn. Nghe ông nội kể, hồi dựng cái miếu này xong, bệnh tình ông cố không giảm mà còn tái phát, ông mất sau đó vài năm. Sau ngày ông cố mất, không ai để ý tới nên ngôi miếu nhỏ hoang phế. Ngôi miếu chỉ độ bằng cái nhà chòi của tôi hay chơi, nhưng nó được làm bằng gỗ căm xe, cà chất nên rất chắc. Mấy chục năm trời dưới gốc cổ mộc già, ngôi miếu chỉ hơi cũ đi chứ không hề hoan tàn.
Lần đầu tiên tôi bước vào ngôi miếu đó, tôi có cảm giác thích thú với những nghi thờ sơn son thiếp vàng như một cung điện. Gia đình tôi từ khi ông cố mất, không ai tin và cũng không quan tâm đến ngôi miếu có cốt tượng vị Tổ Mộc thần, tay trái cầm khúc gỗ cổ mộc, tay phải cầm cầm cục vàng cười híp mắt ấy. Nhưng ai đó đã tin và họ đã lấy mất bức tượng. Người nhà tôi lúc bấy giờ cũng không quan tâm nhiều nên cũng không truy tìm tung tích bức tượng. Vì khi con người không còn tin vào một bức tượng thần nào đó nữa, thì bức tượng chỉ là bức tượng hoặc là một khúc gỗ vụn, mậy thôi!
Chuyện về bức tượng và ngôi miếu hoang làm tôi nảy lên những hình ảnh, như một trò chơi hấp dẫn. Tôi bắt đầu quan tâm đến ngôi miếu, tôi dọn dẹp mọi thứ lại theo cách của tôi. Tôi trang hoàng nó đẹp đẽ và lộng lẫy. Nhưng miếu không có tượng thì mất thiêng đi.
Khi ở nhà, tôi hay lấy đất sét nắn con này con kia chơi, còn ở trường thì cô giáo chọn loại đất sét có màu, có thể nhàu nặn nhiều lần mà không bị khô cho bọn tôi nặn những thứ mình thích. Nhưng tôi không thích loại đất có thể nắn đi nắn lại nhiều lần như vậy. Vậy là tôi lấy đất sét ở sau nhà để nắn thành những bức tượng.
Đầu tiên tôi nắn bức tượng của ông Sáu xóm trên, vì tôi khoái ông ấy, ổng là một ông già vô cùng tốt bụng. Hồi tôi lên xóm trên chơi, là một đứa khác xóm, bọn con nít xóm trên đã đè tôi ra tuột quần rồi treo cái quần tôi lủng lẳng trên cây. Bọn đó ỷ thế đông nên ức hiếp tôi. Tiếng reo hò cổ vũ của đám đông làm chúng không hiểu rằng tuột quần người ta ra rồi không cho người ta bận quần vào là một việc làm vô cùng ác độc. Chỗ con người giấu đi chưa hẳn là chỗ xấu, nhưng chỗ người ta (trong đó có mình) đã che lại thì không nên dùng sức mạnh tuột ra cho cả bầy đàn xem, đùa, hò hét. Và trong lúc xấu hổ ấy của tôi, ông già Sáu là người đã lấy cái quần xuống và xua đám con nít ấy đi khi chúng còn định dọng tôi một cái gãy răng khểnh. Tôi khoái ông ấy vì trông ổng như một ông bụt, một ông thánh hiển linh. Có hôm nằm mơ, tôi thấy ổng cầm cây phất trần, vuốt bộ râu bạc, hiền từ hỏi… “Con ước điều gì, ta cho con điều ước…” Có điều chưa kịp ước là ông ta đã biến mất tiêu. Vậy là tôi nắn tượng ổng. Tôi nắn cái tay cong cong y như tay ông ta, nắn cái mặt có cái thẹo vì bị đạn bay lạc trúng và cả cái bụng phệ đầy lông của ông. Kể như tôi nhìn ra đó là ông Sáu. Tôi phơi khô tượng đất sét rồi đặt ông ngồi giữa chánh điện ngôi đền. Ở dưới chân tượng là ổ bánh mì mẹ cho tôi ăn sáng.
Hôm sau, tôi lại thấy nhớ đến ông Hai, cái ông già ngày nào đã cho tôi quyển tập đọc nhỏ xíu, có cái hình cái đèn dầu trước bìa, ở trong có mấy chữ “A – C – A – CA” kế bên vẽ ngay cái ca. Tôi khoái ông đó vì ổng nói chuyện nghe đã lổ tai và chưa bao giờ ông ta lớn tiếng với tôi. Tôi nắn ngay cái tượng ổng, bận áo trắng, tráng hói, mắt đeo kính, bụng bự như cái gò mả mới đắp, tay cầm cái nón nỉ, tôi đặt ngay ông vào chánh điện ngôi miếu.
Mấy tháng sau, tôi quen được ông già tên Tửng, ổng tửng vô cùng, nhưng cũng vô cùng tốt bụng. Hôm nọ, tôi trốn mẹ đi bắt hôi, về ngang nhà ông Tửng, tôi ghé lại, xin ông vài gáo nước để tắm. Nhưng sao xối hoài mà cứ còn dính sình. Ông già ngồi trong nhà hút thuốc bước ra, chửi tôi xối xả:
- Thằng ngu, ê thằng ngu như bò, tao chưa thấy ai ngu như mầy. Sao không xuống ao mà tắm, cái ao trước nhà tao đó, đi xối kiểu đó sao sạch được.
Nói xong, ông già bước ra, nắm tay tôi xuống ao, ông kỳ cọ cho tôi sạch sẽ. Xong xuôi, ông dắt vào nhà, cho đòn bánh tét mà hồi hừng đông bà vợ đi đám, để bánh ở nhà để ổng ăn trưa. Ổng cho tôi luôn, kèm lời dặn: “Mai mốt đi ngang, ghé tao chơi”. Trước giờ chưa thấy ai như ông già này, đúng là tửng. Chửi người ta như bò, rồi cho người ta bánh. Nhưng ông già này thiệt thà, dễ thương làm sao. Vậy là khi vừa về đến nhà, tôi móc đất sét nắn ngay cái tượng của ông Tửng. Cái tượng ông Tửng cao nhòng, mặt dài như ngựa, tay dài thòn như muốn đụng đất, nhưng đôi mắt ông nhìn vô định, sáng quắt.
Nhưng cứ quẩn quanh với mấy cái tượng đất trong ngôi miếu dưới chân cổ mộc già riết rồi tôi cũng chán. Chán cái miếu lẫn chán chơi với mấy cái tượng đất đó. Tôi bắt đầu thấy bọn tượng đất sét xấu xí, cũ xì, vì bọn họ bằng đất, không có màu, không có đẹp! Vậy là một bữa nọ, tôi chạy ra chợ, dốc hết túi tiền mua năm sáu cái tượng bột màu đẹp ơi là đẹp. Nào là Quan công râu dài, ngồi oai vệ đọc sách; nào là cô Tiên thước tha áo dài, tay cầm quạt đẹp cực kỳ, nào là ông vua với long bào màu vàng có thêu hình rồng năm móng, với mấy ông cận thần oai vệ làm sao. Mấy cái tượng bằng bột màu làm tôi say đắm. Tôi để mấy cái tượng đất sét ra phía sau, để mấy cái tượng bột màu vào phía trước, lộng lẫy, đẹp vô cùng, toát lên thần sắc linh thiêng ngay từ lúc mới nhìn. Mỗi lần tôi chấp tay, những bức tượng bột màu nhìn tôi cười vui vẻ và thánh thiện. Đôi lúc, tôi còn nghe họ khen tôi giỏi, biết lễ độ với thánh như vậy là giỏi. Tôi làm bất cứ việc gì đúng hay sai, họ đều vui vẻ với tôi, chưa bao giờ chửi rủa hay quở phạt tôi. Chỉ ngồi im ru trong miếu, miệng cười tươi, hưởng những thứ bánh trái hàng ngày tôi có được. Bởi thế mà tôi tin rằng họ rất thiêng. Vì ông bán tượng bột màu nói, sách Tàu nói như vậy!
Nhưng hôm nọ, tôi mê chơi, rồi ngủ quên ở kề bên cái chòi. Tôi nghe cô Tiên khiều ông Quan công nói nhỏ:
- Ê, ông, cái thằng quỷ nhỏ này nó khùng, thấy nó thờ tui chứ tui đâu có ưa nó, tui cười cười vậy chứ trong bụng tui khinh, người phàm mắt thịt làm sao đòi hỏi thánh độ cho được. Hôm rồi, tui độ cho nó hai cái phép vì nó thắp cho tui cây nhang thơm, chứ số nó đâu có lộc như vậy, mà nó tưởng. Cái thằng nhà bên, cúng gà hấp bia ngon cực đỉnh…! – Quan công cười như trong phim kiếm hiệp “Khà khà khà khà khà…”, rồi: “Ừ, tui cũng như bà!”.
Lúc đó bức tượng ông già Tửng lên tiếng, “thần thánh gì kỳ ạ trời”. Sợ Ngọc Hoàng thức giấc khi ông Tửng kêu trúng tên cúng cơm, rồi đây Ngọc Hoàng phát hiện lòng nhiễm phàm tục của họ, nên ông Quan công bịch miệng, cô Tiên xô ông Tửng té ngã nhàu đầu. Ông Tửng rớt xuống đất gãy hết cái tay. Tôi giật mình thức giấc, vung tay mấy cái, rồi bước vào ngôi miếu, đúng là tượng ông Tửng bị ngã, nhưng không gãy cái tay nào. Tôi khóc, tôi khóc như mưa, bỏ cái miếu chạy vào nhà, chun vào phòng nằm khóc.
Lúc đó tôi thấy trong mắt, ngôi miếp tự dưng sụp đỗ, những cái tượng bột màu tự dưng nứt ra bể hết, lòi cây tâm làm xương tượng nhọn hoắt trơ ra như hù dọa. Tôi càng khóc nhiều hơn. Tại sao cô Tiên đẹp đẽ lại là người như vậy, không phải tiên là hiền như bụt sao. Tại sao Quan công lại là như vậy, chẳng phải Quan công thẳng thắng cương trực lắm sao, cái ông nắn tượng bột màu nói như vậy mà, phim Tàu nói như vậy mà… Tôi khóc muốn sưng mắt. Tôi bỏ ngôi miếu đó, tôi không chơi với nó nữa…
Vậy là tôi lang thang đi lên xóm trên xóm dưới, nhưng trời ơi, sao ông già Tửng lại khùng đến vậy, sao lão ta lại đi chửi lộn với bà điên. Sao ông già bụng phệ lại ăn như chết đói vậy trời. Nhưng lần này tôi không khóc. Tôi nhìn những nhân vật của tôi, nhìn rất kỹ. Đôi mắt như không rời, tôi thấy tôi năm sáu mươi ba tuổi y như ông già Tửng, y như ông già bụng phệ. Tôi bỏ về nhà, ngồi trước cuốn sách có hình ngọn đèn dầu. Ngồi im, đầu hiện ra nhiều tia ý nghĩ chạy quanh phòng rồi lại đâm vào tôi trượt ngã, rồi chúng lại lồm cồm ngồi dậy chạy tiếp như không thể dừng được.
Tôi chui xuống bàn thờ ông cố, ngồi thu lu đó. Mắt ngó lên tấm ván bìa vô định. Bất giác tôi thấy trên đó có một quyển sách được dây gai buộc lại. Tôi tháo lấy quyển sách xuống, mở từng trang nhẹ nhàng nghe sột soạt. Những tờ giấy dày còn dính mấy cọng rơm úa vàng cũ kỹ, những dòng chữ nhỏ to không đồng điều. Màu mực đỏ vẫn còn hiện lên nỗi bật trước cái nền sách vàng ạnh:
“Ta không phải bậc thánh nhơn mà hóa phép vung vai cất ngôi nhà lớn nhứt vùng Điền Giang. Ông bà ta cũng từng là những tá điền nghèo rớt mồng tơi, nhưng vì nghĩ đến đời sau mà nhịn ăn nhịn mặt để xây cất nhà lớn cho gia tộc có chỗ phượng thờ và làm nơi neo gốc đi đâu xa con cháu nhớ chỗ quay về. Đời này ra sức vun bồi, chăm sóc, tạo phúc đức cho đời sau thịnh phát, rạng danh gia tộc. Thì đời sau ắt không quên người có công khai khẩn, dựng xây. Cháu con kế tiếp nhau như vậy, gia tộc thịnh vượn muôn đời… Như cây cổ mộc vườn ta suốt đời trút lá, để đời sau cao lớn đứng thẳng dáng hình vậy.”
Đọc đến đây, tôi xếp quển sách lại, chợt lòng nghe kêu lên, cố ơi! Tôi mải mê hình dung ra ông cố, một ông già râu tóc bạc, ở trần trùng trục, vác cuốc và đòn bánh tét ra đồng từ sáng sớm đến tờ mờ trời tối mới về. Và lúc này, tôi lại thấy cây cổ mộc trút lá ào ào, tôi bước lại gần hỏi lão cổ mộc già đang bứt lá từ tay lão:
- Sao ông bứt lá hết chi? Bứt vậy rồi ông lấy gì mà sống?
Lão già cổ mộc tay vẫn không ngừng bứt lá, lão cười:
- Ta phải nuôi những chồi non, chúng cần những chiếc lá từ thân ta để mai này chúng lớn lên, chúng phải cao hơn ta, lớn hơn ta để ngó về nhìn thấy cây anh cây em ở Bảy Núi.
Tôi tự dưng lại rưng rưng, lão cổ mộc nói tiếp: “Khóc gì mà khóc” Nhưng tôi vẫn khóc. Lão ta lại nói: “Không nín phải hông, vậy khóc đi cho thật là đã rồi nín, để còn đi học nữa. Thôi, ta đi đây”. Tôi chưa kịp nói gì là lão đã bức mớ lá tung vào mặt tôi đầy nhóc. Tôi phải cố lắm mới mở được mắt ra.
Lúc này, dưới tay tôi, những tờ giấy vàng hiện lên những con chữ chạy dọc ngang như những dòng máu đỏ. Có lúc, những con chữ ấy nằm đầy trên cánh đồng mùa lúa chính rộ mênh mông. Những chỗ đóm đỏ ấy tạc vào mắt tôi một hình hài vô định, mà đâu đâu trên cánh đồng bao la vàng ạnh đó, tôi cũng thấy bóng dáng những người đàn ông vun tay cuốc mở cõi, những người đàn bà thổi lửa nấu cơm, tay bồng tay bế đứa con đỏ hỏm. Những cánh rừng mịt mùn chạy dài trong mắt chợt ngã màu hóa thành những cánh đồng. Những đứa trẻ lớn lên từ đó. Chúng lớ ngớ khi thấy cánh đồng, nhưng đôi ba tuổi, đến mùa gặt vừa xong, chúng cùng với mẹ cha, quỳ trước đề tạ ơn người khuất mặt đã mở mang đất đai, gieo trồng giống má.
Khi hình ảnh cánh đồng dần khép lại, hiện ra hình ảnh bốn cái chân bàn thờ ông cố, tôi chun ra khỏi bàn thờ. Chạy ngay ra ngôi miếu. Nhưng ngôi miếu bây giờ chỉ còn lại mấy cái tượng đất sét khô rang, cũ kỹ ngồi nơi đó nhìn đôi như muốn khóc. Những bức tượng bột màu không cánh mà bay. Chúng bay đi mất, mang theo cả những dĩa trái cây tôi thường thích ăn, và cả những con gà quay làm bằng đất sét. Tất cả vật phẩm từ ngon đến dở đều biến mất theo những bức tượng bột màu. Tôi nghe trong gió có ai đó thì thầm, hôm qua gió lớn, sợ sập miếu nên bọn tượng bột đã rủ nhau bỏ trốn, chúng hiển linh ở xóm trên, nên trên đó có thằng đã đem gà hấp bia xuống cúng rồi ôm mấy bức tượng bột về trển, xây cái miếu xi – măng thờ rồi...
Tôi thấy lòng mình tự dưng trống trải vô cùng. Mớ đất sét nắn tượng hôm qua còn đó nhưng chúng khô rang, cứng ngắt. Tôi cầm cục đất lên, nghe nó vô hồn, lạnh lẻo làm sao. Bẻ cục đất sét ra làm hai rồi nhét vào đó một trái cổ mộc, mấy hôm sau thấy trái đâm chồi nhô ra khỏi cục đất, xanh tươi. Tôi đặt cục đất sét lên trên bàn ở dưới chân mấy bức tượng đất sét. Kề cục đất là những trái cổ mộc chính đang chờ ủ ấm để đâm chồi thành cây.
Có đôi lúc đứng giữa ngôi miếu, tôi thấy thấp thoáng một vị tướng quân, áo mão đai hia lộng lẫy, tay phải cầm cây gươm sáng chói, tay trái cầm quyển sách màu vàng óng, cưởi trên một con nai vàng ngơ ngác ngậm trái cổ mộc chính đỏ. Xung quanh vị tướng là những cành cây cổ mộc rung rinh, đang phát hương bay đi như những sợi khói trắng bay mơ hồ trên cao rồi đậu lại quấn quanh cành cây ngọn cỏ. Vị tướng quân ấy chỉ ẩn hiện như mơ hồ, không đọng lại thành tượng bột màu, cũng không đọng lại một hình hài rõ rệt để tôi nắn thành bức tượng đất sét. Nhưng mỗi lần bước vào ngôi miếu, tôi đều thấy ông ta ẩn hiện như một vị hộ pháp đứng oai nghiêm, lạnh ngắt. Vị tướng quân ấy ẩn hiện nhiều hơn khi mùa cổ mộc non rơi đầy dưới gốc. Đến khi cổ mộc trưởng thành thì ông ấy bay đi đâu đó vài hôm, rồi lại ẩn hiện về. Trí tưởng tượng của tuổi thơ tôi hóa ra những vị thánh linh, mà mãi đến sau này vẫn thường ẩn hiện trong trí nhớ.
Sau này, đọc sách thấy người ta nhắc đến nhiều vị thánh có phép thần thông và hiển linh ứng cứu độ chúng sanh nơi nơi, lúc đó tôi chợt nhớ đến những vị thánh bằng tượng đất sét một thời tôi đã nắn để chơi lúc còn con nít. Có lẽ những vị thánh ấy đã hiển linh, độ cho cổ mộc nở hoa thật nhiều để kết thành những chùm cổ mộc đỏ tươi trĩu hạt. Những vị thánh ấy đã theo trái cổ mộc đến lúc nó rơi xuống đất, đến lúc nó mọc thành cây và lại ra thêm những mùa trái chính. Cổ mộc đã mọc đầy vườn, nhưng quy luật tự nhiên vẫn làm chúng chết dần khi về già, và càng ngày cổ mộc càng hiếm cây to. Những ngày cổ mộc ra hoa, những vị thánh lại về ngự ở ngôi miếu năm xưa. Nhưng bây giờ ngôi miếu ấy chỉ còn là một đóm sáng, cháy le lói trong trái tim cổ mộc.
Mùa lại về, tung ra những hình hài gió, ngược xuôi, vô định…