VanVN.Net - Năm 1973, khi đang là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, chúng tôi đã nghe và ngưỡng mộ thơ của Trịnh Công Lộc. Lúc đó anh cùng khoa Văn, trước chúng tôi hai khóa, đã có thơ đăng báo Văn nghệ và cả chùm thơ đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Bấy giờ, nhiều thơ viết về bộ đội Trường Sơn, về tiền tuyến đánh giặc khốc liệt nên khi gặp những vần thơ viết đến quê nhà với chút mộng mơ lãng mạn của Trịnh Công Lộc, những chàng trai cô gái sinh viên vừa lớn lên, chưa đi đâu xa cảm giác như được đến một miền bình yên đầy hấp dẫn:
Đã hiện ra những cánh buồm nâu
Không gian giăng tơ lấp lóa
Chim gáy mùa thu bay buổi sáng
Sông xanh đậm buổi chiều… (Cánh buồm nâu)
Thơ anh từ đó đi vào lòng, vào sổ tay thơ của nhiều người chúng tôi với những bài Cánh buồm nâu, Con ốc biển… Đặc biệt bài Con ốc biển, các bạn trẻ ở Hà Nội và những miền quê không có biển rất thích thú vì trong đó Trịnh Công Lộc thủ thỉ rằng muốn nghe tiếng sóng đại dương hãy áp con ốc biển vào tai mà thưởng thức. Bài thơ đó đến giờ không có ai nhớ hết. Tác giả viết ra cũng đã để thất lạc, nhưng thế hệ chúng tôi vì đọc bài thơ ấy mà có thêm vốn sống cho mình.
Vậy mà, gần sáu chục tuổi đời, có thơ đều đều, in và đọc đều đều, bây giờ Trịnh Công Lộc mới trình làng “đứa con so” của mình - tập thơ Cánh buồm nâu - Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành tháng 3/2011.
Với 36 bài thơ được chọn từ rất nhiều sáng tác thầm lặng trong cuộc đời công tác gần 40 năm, phải chăng Trịnh Công Lộc thận trọng, khiêm nhường, thong thả chờ đủ tháng đủ ngày cho đến phút “khai hoa” mới cho độc giả biết mặt “đứa con tinh thần”: Vẫn biết mình nho nhỏ/ Cứ thế này/ chầm chậm về sau… (Nho nhỏ thôi)? Hay bây giờ anh mới ngộ ra: “Ta như trẻ lại mười tám tuổi/ Qua nghìn dữ dội nhẹ như không” (Cát Bà như trẻ lại) để rồi bắt đầu hé mở những tâm sự, chia sẻ những nỗi niềm ẩn sâu trong tháng trong ngày?
Cho dù thế thì hơn ba chục bài thơ cũng đủ cho ta ngẫm ngợi ý tình trong nhân thế, để thấy tác giả trở trăn, day dứt bao nhiêu. Vì vậy đọc Cánh buồm nâu, thấy hai điều: một, thơ Trịnh Công Lộc là nỗi yêu thương da diết con người. Hai, thơ anh ẩn chứa những nỗi niềm thật đẹp.
Thật thế, vốn sinh ra và lớn lên từ quê lúa Thái Bình, tâm hồn Trịnh Công Lộc không thoát ra khỏi mảnh đất quê làng với bờ tre, ruộng lúa, với bùn với đất, với dòng sông, cánh buồm… và bao con người cần lao trong nắng mưa dầu dãi. Thơ anh, từ những bài khởi nghiệp đã đau đáu nỗi niềm thương đất thương quê: Quê hương tôi ngàn năm/ Đất và người cần lao, mộc mạc/ Nên dòng sông chỉ có cánh buồm nâu… (Cánh buồm nâu). Trong thơ ca nhân loại đã có cánh buồm với muôn màu sắc. Với Trịnh Công Lộc, anh chỉ có cánh buồm nâu. Đó là màu áo mẹ, màu đồng đất quê nghèo, màu của bùn của nước cũng là màu linh diệu của tuổi thơ “Rưng rức khóc trên tay chị bế/ cánh buồm dỗ nín từng cơn”. Làm sao có thể nhìn cánh buồm mộng mơ xinh đẹp trong cảnh đói nghèo, mẹ phải “chắt chiu từng hạt gạo nuôi con”, trong nỗi căm thù: ‘Giặc Pháp bắn vào tim mẹ/ Chị không còn!/ Cánh buồm sững sờ trước măt…”. Cánh buồm nâu trở thành hồn cốt của làng quê, của cha của mẹ, của những người mà anh thương yêu. Sau này trưởng thành xa quê, Trịnh Công Lộc đi nhiều nơi và sống ở vùng than miền biển. Thơ anh có biển, có thuyền, có than, có đá, có sông nước, cánh cò cánh vạc và có những phận người long đong cơ cực, nhưng chỉ hai lần anh nói đến cánh buồm như cái cớ để ví von. Còn thì hồn vía cả tập thơ bắt đầu từ bài thơ về cánh buồm nâu ấy. Cánh buồm như phận người ám ảnh khôn nguôi, day dứt cả đời, buồn vui chứa chất trong đó.
Con người đúng là có số phận. “Người định trước hay trời định trước” (Dấu tích Ngọa Vân) mà suốt thời trẻ cho đến hôm nay Trịnh Công Lộc như cánh buồm duổi dong với biển. Có bao nhiêu bài thơ là bấy nhiêu điều gửi gắm của lòng anh. Thơ anh với sự chân thực của cảm xúc, lại tiếp tục trải bày những điều anh nghĩ. Đó là nỗi cảm thương sâu sắc với thân phận con người, trước hết là người thợ mỏ vùng than nơi anh sống:
Mông Dương
tiếng sắc lạnh bên tai
Tin hầm lò bục nước
Như tiếng bom
đập tung ngực đất…
Cả vùng than lao vào chiến dịch
Cứu 21 con người!…
Mông Dương
những tai ương ập đến
Chưa nói trước được đâu
Làm giàu bằng than
Phải tính thêm cả máu!...
(Mông Dương đã găm vào mắt)
Cẩm Phả
mùa nước lũ, than trôi
Sáu trăm lò “thổ phỉ”
Cào cấu xác xơ
thi thể than ròng ròng chảy
Sáu nghìn con người
Sáu nghìn đôi tay
Ôm mặt khóc… (Cọc Sáu)
Không gắn bó với mảnh đất ấy gần bốn chục năm trời, không cúi xuống yêu thương và không tôn vinh người lao động, làm sao ngòi bút Trịnh Công Lộc có thể hiểu họ để chia sẻ bằng những câu thơ máu thịt như vậy. Tập thơ không nhiều nhưng có đến 6 bài thơ về mỏ và không ít câu thơ anh dành cho người thợ với nỗi xa xót: Thợ mỏ đi xe ôm/ ròng ròng than bụi (Thành phố - Núi Bài thơ). Tấm lòng yêu thương nhân hậu ấy xuyên suốt trong cả tập thơ và chắc chắn thống nhất trong cả đời thơ, đời người, bởi Trịnh Công Lộc đã khẳng định: Bắt đầu từ thợ mỏ/ Bắt đầu từ choòng, búa/ Bắt đầu từ nguồn than xa xôi/ Chảy như dòng sông vô tận/ Sẽ còn chảy suốt đời tôi! (Thị trấn nơi tôi ở) và anh luôn trọng cái chân lý: Đất biết thương cỏ cây/ Gió biết thương cả gió/ Người thêm biết thương người… (Có phải…).
Phận người, Trịnh Công Lộc xót đau là vậy, còn phận mình thì sao?
Nho nhỏ tôi – lại phập phồng như gió
Giữa lớn khôn đầy đặn của bao người!
…Có lúc lên cao, có khi xuống thấp
Nho nhỏ tôi – đã ra ngoài thứ bậc
Sao vẫn gập ghềnh, vẫn cứ bấp bênh… (Nho nhỏ thôi).
Những câu thơ thật lòng. Biết mình, biết người? Chưa đủ. Hãy lắng lòng suy ngẫm những từ: Nho nhỏ, phập phồng, gập ghềnh, bấp bênh mà tác giả dùng. Thì ra trong đó là cả một số phận, kiếp người: Kiếp người sao khổ thế? Đã ẩn mình, chịu thiệt mà vẫn lo lắng khôn nguôi. Đã dại khờ, ra ngoài danh vọng sao vẫn không được yên ổn? Không phải ngẫu nhiên mà chàng học sinh giỏi toán cấp ba một thời lại rẽ sang con đường văn chương để mưu sự nghiệp. Tại sao đã đau đáu với văn chương là thế mà không dám “ăn ở” với nó? Không ăn ở với nó sao còn đắm đuối xót đau đến tận cùng vì nó? Đã vậy còn bảo: làm thơ chỉ là cái cớ để giao tiếp, chia sẻ cảm xúc với bạn bè, nhiều khi để đăng báo hoặc đọc cho vui. Ấy chết. Những bài thơ như: Mông Dương đã găm vào mắt; Cọc Sáu; Cội rễ; Dấu tích Ngọa Vân và những bài về các bạn văn đã mất…đọc chết lặng người đi, nghẹn ngào trong ngực, sao gọi là làm thơ cho vui? Cả cuộc đời cứ mâu thuẫn, giằng xé, dấu lòng như thế. Thật khổ. Thật buồn. Tâm trạng khổ buồn ở đâu trong thơ anh?
Mâý chục năm ở phố/ Đã làm đủ mọi nghề/Tiền có khi cũng lắm/ Mà chẳng nghĩ về quê… (Màu quê)
Này nữa: Đến nỗi nào đâu tùng đứng lặng/Rêu phong bóng đại cũng la đà/ Bỗng dưng cành trúc rung câu hỏi/Treo vào khoảng vắng giữa trời xa…(Dấu tích Ngọa Vân)
Và đây: Sóng đã đập vào tôi hết cả tuổi thanh xuân/ Sóng tung bọt hai bờ vai trắng xóa/ Còn lay mãi bàn chân đi suốt cuộc đời (Sóng vỗ đôi bờ vai)
Không thể dẫn hết nỗi buồn trong thơ Trịnh Công Lộc. Chỉ biết rằng đó là nỗi buồn cho nhân tình thế thái và buồn cho số phận mình. Nhưng tuyệt nhiên anh không hề sướt mướt, ủy mị, không hề kể khổ bi ai. Có khi còn cứng rắn tự tin làm nên cái đẹp của nỗi buồn:
- Biết là thế, tự mình đổi khác
Trời còn xa – trời có cứu được đâu
Mọi thứ bậc, do cuộc đời sắp đặt
Thì cuối cùng, có khác gì nhau… (Đi cùng những người bạn).
- Thôi đành vậy, bỏ qua từng nẻo khuất
Xếp được dấu chân cũng cao đến bằng người
Khi lặng lẽ, bình yên, nơi chốn cũ
Cánh cò bay, lụa vẫn bay bay…. (Lặng lẽ và bay bay)
Buồn mà đẹp, đẹp mà buồn. Một khi chất lãng mạn đã trào dâng trong tâm hồn thi sĩ thì mọi cái đi vào thơ, kể cả cái xấu, cái bất hạnh. Nếu không hóa thành thơ, cái nhìn hiện thực ấy sẽ làm nặng nhọc cả đời. Vì thế, thơ thế sự của Trịnh Công Lộc giàu chất trữ tình lãng mạn, khiến người ta suy tư ngẫm ngợi mà không chán chường, bi quan.
Mỗi bài thơ là một tâm tình chia sẻ. Mỗi tâm tình chia sẻ có những điều phát hiện tinh tế, thông minh. Bạn đọc sẽ ngỡ ngàng khi thấy Trịnh Công Lộc ví von “Những cung đường/ Như những vành trăng/ ôm lấy đồi nương/ ôm lấy bản làng” và “để cùng một vòng tay/ đỡ lấy người say” (Những cung đường…). Sẽ lạ lùng với trải nghiệm rất biện chứng: “Qua nghìn dữ dội nhẹ như không” (Cát Bà như trẻ lại). Sẽ ấn tượng với chân dung tự họa: “Một khoảng vắng hắt hiu giá lạnh/ Một khoảng vắng im lìm không vỗ cánh/ Chợt hắt lên chút đồng vọng bên người” (Đâu đây). Và sẽ rung động trái tim với một tố chất rất đàn ông: “Dẫu có vậy, anh vẫn làm cánh vạc/ Để cho em không phải đỗ cành mềm”. (Khôn - dại chi em).
Tập thơ đầu tay, Trịnh Công Lộc khiêm nhường lựa chọn ít bài thơ và đặt cái tên dung dị hiền lành. Vậy mà có nhiều bài “đẹp” trọn vẹn như: Dấu tích Ngọa – Vân; Cọc Sáu; Ga xép; Chiều đưa tiễn…
Có thể còn những điều thiếu khuyết, tôi (vì quý mến nhau mà chỉ nhìn thấy cái hay) chưa đọc ra. Nhưng với tôi, tập thơ như một cánh buồm, trẻ trung, rắn rỏi, vượt qua trùng dương sóng gió đang rõ dần, rõ dần trở về cập bến thơ – Cánh buồm mang mầu nâu của đất.
Quảng Ninh – Hà Nội, ngày 29/5/2011
VanVN.Net - Năm 1973, khi đang là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, chúng tôi đã nghe và ngưỡng mộ thơ của Trịnh Công Lộc. Lúc đó anh cùng khoa Văn, trước chúng tôi hai khóa, đã có thơ đăng báo Văn nghệ và cả chùm thơ đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
Bấy giờ, nhiều thơ viết về bộ đội Trường Sơn, về tiền tuyến đánh giặc khốc liệt nên khi gặp những vần thơ viết đến quê nhà với chút mộng mơ lãng mạn của Trịnh Công Lộc, những chàng trai cô gái sinh viên vừa lớn lên, chưa đi đâu xa cảm giác như được đến một miền bình yên đầy hấp dẫn:
Đã hiện ra những cánh buồm nâu
Không gian giăng tơ lấp lóa
Chim gáy mùa thu bay buổi sáng
Sông xanh đậm buổi chiều… (Cánh buồm nâu)
Thơ anh từ đó đi vào lòng, vào sổ tay thơ của nhiều người chúng tôi với những bài Cánh buồm nâu, Con ốc biển… Đặc biệt bài Con ốc biển, các bạn trẻ ở Hà Nội và những miền quê không có biển rất thích thú vì trong đó Trịnh Công Lộc thủ thỉ rằng muốn nghe tiếng sóng đại dương hãy áp con ốc biển vào tai mà thưởng thức. Bài thơ đó đến giờ không có ai nhớ hết. Tác giả viết ra cũng đã để thất lạc, nhưng thế hệ chúng tôi vì đọc bài thơ ấy mà có thêm vốn sống cho mình.
Vậy mà, gần sáu chục tuổi đời, có thơ đều đều, in và đọc đều đều, bây giờ Trịnh Công Lộc mới trình làng “đứa con so” của mình - tập thơ Cánh buồm nâu - Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành tháng 3/2011.
Với 36 bài thơ được chọn từ rất nhiều sáng tác thầm lặng trong cuộc đời công tác gần 40 năm, phải chăng Trịnh Công Lộc thận trọng, khiêm nhường, thong thả chờ đủ tháng đủ ngày cho đến phút “khai hoa” mới cho độc giả biết mặt “đứa con tinh thần”: Vẫn biết mình nho nhỏ/ Cứ thế này/ chầm chậm về sau… (Nho nhỏ thôi)? Hay bây giờ anh mới ngộ ra: “Ta như trẻ lại mười tám tuổi/ Qua nghìn dữ dội nhẹ như không” (Cát Bà như trẻ lại) để rồi bắt đầu hé mở những tâm sự, chia sẻ những nỗi niềm ẩn sâu trong tháng trong ngày?
Cho dù thế thì hơn ba chục bài thơ cũng đủ cho ta ngẫm ngợi ý tình trong nhân thế, để thấy tác giả trở trăn, day dứt bao nhiêu. Vì vậy đọc Cánh buồm nâu, thấy hai điều: một, thơ Trịnh Công Lộc là nỗi yêu thương da diết con người. Hai, thơ anh ẩn chứa những nỗi niềm thật đẹp.
Thật thế, vốn sinh ra và lớn lên từ quê lúa Thái Bình, tâm hồn Trịnh Công Lộc không thoát ra khỏi mảnh đất quê làng với bờ tre, ruộng lúa, với bùn với đất, với dòng sông, cánh buồm… và bao con người cần lao trong nắng mưa dầu dãi. Thơ anh, từ những bài khởi nghiệp đã đau đáu nỗi niềm thương đất thương quê: Quê hương tôi ngàn năm/ Đất và người cần lao, mộc mạc/ Nên dòng sông chỉ có cánh buồm nâu… (Cánh buồm nâu). Trong thơ ca nhân loại đã có cánh buồm với muôn màu sắc. Với Trịnh Công Lộc, anh chỉ có cánh buồm nâu. Đó là màu áo mẹ, màu đồng đất quê nghèo, màu của bùn của nước cũng là màu linh diệu của tuổi thơ “Rưng rức khóc trên tay chị bế/ cánh buồm dỗ nín từng cơn”. Làm sao có thể nhìn cánh buồm mộng mơ xinh đẹp trong cảnh đói nghèo, mẹ phải “chắt chiu từng hạt gạo nuôi con”, trong nỗi căm thù: ‘Giặc Pháp bắn vào tim mẹ/ Chị không còn!/ Cánh buồm sững sờ trước măt…”. Cánh buồm nâu trở thành hồn cốt của làng quê, của cha của mẹ, của những người mà anh thương yêu. Sau này trưởng thành xa quê, Trịnh Công Lộc đi nhiều nơi và sống ở vùng than miền biển. Thơ anh có biển, có thuyền, có than, có đá, có sông nước, cánh cò cánh vạc và có những phận người long đong cơ cực, nhưng chỉ hai lần anh nói đến cánh buồm như cái cớ để ví von. Còn thì hồn vía cả tập thơ bắt đầu từ bài thơ về cánh buồm nâu ấy. Cánh buồm như phận người ám ảnh khôn nguôi, day dứt cả đời, buồn vui chứa chất trong đó.
Con người đúng là có số phận. “Người định trước hay trời định trước” (Dấu tích Ngọa Vân) mà suốt thời trẻ cho đến hôm nay Trịnh Công Lộc như cánh buồm duổi dong với biển. Có bao nhiêu bài thơ là bấy nhiêu điều gửi gắm của lòng anh. Thơ anh với sự chân thực của cảm xúc, lại tiếp tục trải bày những điều anh nghĩ. Đó là nỗi cảm thương sâu sắc với thân phận con người, trước hết là người thợ mỏ vùng than nơi anh sống:
Mông Dương
tiếng sắc lạnh bên tai
Tin hầm lò bục nước
Như tiếng bom
đập tung ngực đất…
Cả vùng than lao vào chiến dịch
Cứu 21 con người!…
Mông Dương
những tai ương ập đến
Chưa nói trước được đâu
Làm giàu bằng than
Phải tính thêm cả máu!...
(Mông Dương đã găm vào mắt)
Cẩm Phả
mùa nước lũ, than trôi
Sáu trăm lò “thổ phỉ”
Cào cấu xác xơ
thi thể than ròng ròng chảy
Sáu nghìn con người
Sáu nghìn đôi tay
Ôm mặt khóc… (Cọc Sáu)
Không gắn bó với mảnh đất ấy gần bốn chục năm trời, không cúi xuống yêu thương và không tôn vinh người lao động, làm sao ngòi bút Trịnh Công Lộc có thể hiểu họ để chia sẻ bằng những câu thơ máu thịt như vậy. Tập thơ không nhiều nhưng có đến 6 bài thơ về mỏ và không ít câu thơ anh dành cho người thợ với nỗi xa xót: Thợ mỏ đi xe ôm/ ròng ròng than bụi (Thành phố - Núi Bài thơ). Tấm lòng yêu thương nhân hậu ấy xuyên suốt trong cả tập thơ và chắc chắn thống nhất trong cả đời thơ, đời người, bởi Trịnh Công Lộc đã khẳng định: Bắt đầu từ thợ mỏ/ Bắt đầu từ choòng, búa/ Bắt đầu từ nguồn than xa xôi/ Chảy như dòng sông vô tận/ Sẽ còn chảy suốt đời tôi! (Thị trấn nơi tôi ở) và anh luôn trọng cái chân lý: Đất biết thương cỏ cây/ Gió biết thương cả gió/ Người thêm biết thương người… (Có phải…).
Phận người, Trịnh Công Lộc xót đau là vậy, còn phận mình thì sao?
Nho nhỏ tôi – lại phập phồng như gió
Giữa lớn khôn đầy đặn của bao người!
…Có lúc lên cao, có khi xuống thấp
Nho nhỏ tôi – đã ra ngoài thứ bậc
Sao vẫn gập ghềnh, vẫn cứ bấp bênh… (Nho nhỏ thôi).
Những câu thơ thật lòng. Biết mình, biết người? Chưa đủ. Hãy lắng lòng suy ngẫm những từ: Nho nhỏ, phập phồng, gập ghềnh, bấp bênh mà tác giả dùng. Thì ra trong đó là cả một số phận, kiếp người: Kiếp người sao khổ thế? Đã ẩn mình, chịu thiệt mà vẫn lo lắng khôn nguôi. Đã dại khờ, ra ngoài danh vọng sao vẫn không được yên ổn? Không phải ngẫu nhiên mà chàng học sinh giỏi toán cấp ba một thời lại rẽ sang con đường văn chương để mưu sự nghiệp. Tại sao đã đau đáu với văn chương là thế mà không dám “ăn ở” với nó? Không ăn ở với nó sao còn đắm đuối xót đau đến tận cùng vì nó? Đã vậy còn bảo: làm thơ chỉ là cái cớ để giao tiếp, chia sẻ cảm xúc với bạn bè, nhiều khi để đăng báo hoặc đọc cho vui. Ấy chết. Những bài thơ như: Mông Dương đã găm vào mắt; Cọc Sáu; Cội rễ; Dấu tích Ngọa Vân và những bài về các bạn văn đã mất…đọc chết lặng người đi, nghẹn ngào trong ngực, sao gọi là làm thơ cho vui? Cả cuộc đời cứ mâu thuẫn, giằng xé, dấu lòng như thế. Thật khổ. Thật buồn. Tâm trạng khổ buồn ở đâu trong thơ anh?
Mâý chục năm ở phố/ Đã làm đủ mọi nghề/Tiền có khi cũng lắm/ Mà chẳng nghĩ về quê… (Màu quê)
Này nữa: Đến nỗi nào đâu tùng đứng lặng/Rêu phong bóng đại cũng la đà/ Bỗng dưng cành trúc rung câu hỏi/Treo vào khoảng vắng giữa trời xa…(Dấu tích Ngọa Vân)
Và đây: Sóng đã đập vào tôi hết cả tuổi thanh xuân/ Sóng tung bọt hai bờ vai trắng xóa/ Còn lay mãi bàn chân đi suốt cuộc đời (Sóng vỗ đôi bờ vai)
Không thể dẫn hết nỗi buồn trong thơ Trịnh Công Lộc. Chỉ biết rằng đó là nỗi buồn cho nhân tình thế thái và buồn cho số phận mình. Nhưng tuyệt nhiên anh không hề sướt mướt, ủy mị, không hề kể khổ bi ai. Có khi còn cứng rắn tự tin làm nên cái đẹp của nỗi buồn:
- Biết là thế, tự mình đổi khác
Trời còn xa – trời có cứu được đâu
Mọi thứ bậc, do cuộc đời sắp đặt
Thì cuối cùng, có khác gì nhau… (Đi cùng những người bạn).
- Thôi đành vậy, bỏ qua từng nẻo khuất
Xếp được dấu chân cũng cao đến bằng người
Khi lặng lẽ, bình yên, nơi chốn cũ
Cánh cò bay, lụa vẫn bay bay…. (Lặng lẽ và bay bay)
Buồn mà đẹp, đẹp mà buồn. Một khi chất lãng mạn đã trào dâng trong tâm hồn thi sĩ thì mọi cái đi vào thơ, kể cả cái xấu, cái bất hạnh. Nếu không hóa thành thơ, cái nhìn hiện thực ấy sẽ làm nặng nhọc cả đời. Vì thế, thơ thế sự của Trịnh Công Lộc giàu chất trữ tình lãng mạn, khiến người ta suy tư ngẫm ngợi mà không chán chường, bi quan.
Mỗi bài thơ là một tâm tình chia sẻ. Mỗi tâm tình chia sẻ có những điều phát hiện tinh tế, thông minh. Bạn đọc sẽ ngỡ ngàng khi thấy Trịnh Công Lộc ví von “Những cung đường/ Như những vành trăng/ ôm lấy đồi nương/ ôm lấy bản làng” và “để cùng một vòng tay/ đỡ lấy người say” (Những cung đường…). Sẽ lạ lùng với trải nghiệm rất biện chứng: “Qua nghìn dữ dội nhẹ như không” (Cát Bà như trẻ lại). Sẽ ấn tượng với chân dung tự họa: “Một khoảng vắng hắt hiu giá lạnh/ Một khoảng vắng im lìm không vỗ cánh/ Chợt hắt lên chút đồng vọng bên người” (Đâu đây). Và sẽ rung động trái tim với một tố chất rất đàn ông: “Dẫu có vậy, anh vẫn làm cánh vạc/ Để cho em không phải đỗ cành mềm”. (Khôn - dại chi em).
Tập thơ đầu tay, Trịnh Công Lộc khiêm nhường lựa chọn ít bài thơ và đặt cái tên dung dị hiền lành. Vậy mà có nhiều bài “đẹp” trọn vẹn như: Dấu tích Ngọa – Vân; Cọc Sáu; Ga xép; Chiều đưa tiễn…
Có thể còn những điều thiếu khuyết, tôi (vì quý mến nhau mà chỉ nhìn thấy cái hay) chưa đọc ra. Nhưng với tôi, tập thơ như một cánh buồm, trẻ trung, rắn rỏi, vượt qua trùng dương sóng gió đang rõ dần, rõ dần trở về cập bến thơ – Cánh buồm mang mầu nâu của đất.
Quảng Ninh – Hà Nội, ngày 29/5/2011
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn