Những ngày ở Tà Lài, tôi chú ý đến một ông già đầu bạc phơ, chiều chiều ngôi chẻ nứa, đan lờ bên bờ sông Đồng Nai. Người Châu Mạ trong xóm Ka Lúi kể ông tên Tánh, nhưng giọng nói lơ lớ như người S’Tiêng. Ông Tánh cũng ở độ tuổi cổ lai hy rồi nhưng rất mê nhạc. Không vào rừng đặt bẫy thì ra sông đặt lờ. Cứ xong việc là ông Tánh về nhà mở cát sét nghe ca hát suốt ngày. Người Ka Lúi không gọi Tánh bằng ông, bằng thằng gì cả mà cứ gọi tên trống không. “Tánh đan cho mình cái lờ thật chắc vào nghe. Cái cũ, cá lọt đi chơi hết”.
Tánh đan lờ, vừa bán vừa dùng. Cái lờ là một loại dụng cụ để bắt cá, đan bằng tre hay nứa hai đầu nhỏ, giữa phình ra, cá đã vào lờ thì không ra được. Vừa đan, Tánh nghê ngao hát: “Công anh chẻ nứa đan lờ. Để cho con cá vượt bờ nó đi”… Đêm đêm Tánh mang lờ ra sông, chỗ ông đã đặt tre ngăn dòng chảy, thả chuôm, đặt lờ vào đó rồi về. Sáng mai ra kéo lờ lên, đổ cá ra rổ. Tôm cá vào nhiều, thì mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo, mua rượu, mua rau. Cá ít thì đem về kho, làm thức ăn. Người Ka Lúi nói Tánh sống như ma. Ông nghe hát, uống rượu một mình, rồi một mình nói chuyện với cây thiên tuế cả buổi, lại gọi cây bằng em nữa mới lạ chớ. Họ kể nhiều chuyện bí hiểm về ông già Tánh, gợi cho tôi một sự tò mò. Một buổi chiều khi qua trước cửa nhà Tánh, tôi nghe ông đang mở nhạc Phan Huỳnh Điểu. Giọng Bảo Yến đang hát thơ Xuân Quỳnh: “Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ”… Kế đó là giọng Thu Hiền yêu da diết với lời thơ Hồng Đào: “Yêu nhau sao chẳng nói, để chiều buồn mênh mông”. Trời ơi! Cái ông già Bảy Điểu lãng mạn đến thế lại còn có ông thính giả sắp kề miệng huyệt rồi mà còn “Anh yêu em sao chẳng biết để con đò lênh đênh sang sông. Làm cho nổi sóng gió trong lòng!”. Tôi đứng nán dưới gốc mận, muốn nghe hát nữa. Nhưng hết bài “Sang sông”, cái cát-sét trở lại bài đầu “Thuyền và biển”. Nghe đi nghe lại một vài bài cũng chán, tôi đằng hắng thật to và đánh bạo bước vào nhà. Tánh đang nằm tréo chân chữ ngũ, đầu trên cái gối mây, tay gác trán, rung đùi. Thấy có người lạ vào, ông với tay tắt máy, lồm cồm dậy nhìn tôi. Mắt ông đỏ hoe, có ngấn nước. Tánh đưa tay áo quệt ngang mắt. Rõ ràng ông đang khóc. Tôi rụt rè nói: “Chào bác!”. Tánh buông một tiếng: “Chào!”, như ném viên cuội xuống ao “bủm!”. “Cha này tiếc lời lắm đây” - Tôi nghĩ. “Chắc khó bắt chuyện”. Tôi bèn bịa lý do vì sao mình đột ngột vào nhà Tánh: “Thưa bác, cháu muốn hỏi thăm nhà cô ca sĩ người Châu Mạ, tên là Ka Thinh. Cháu công tác ở Đài Đồng Nai, đang đi sưu tầm dân ca của các dân tộc. Bác biết nhà…” Tánh khoát tay chặn lời tôi: “Ờ, biết. Để chỉ cho!”.
- Bác thích ca hát. Chắc bác biết các làn điệu dân ca. Bác người S’Tiêng hay Châu Mạ?
- Tui a? Quảng Trị.
- Vậy cháu cũng người Quảng Trị nè. Bác Triệu Phong hay Hải Lăng.
- Tui dân Chợ Cạn, Triệu Phong. Anh người Quảng Trị thật a? Nếu thiệt dân Quảng Trị phải biết câu này: “Trăng lên côi động Mu Rùa. O cho tui “đ” một cái, đến mùa tui trả khoai lang”. Tôi bật cười: “Động Mu Rùa gần làng Phường Sơn của cháu. Vậy mình là đồng hương!”. Tánh quàng đôi tay gầy ôm người tôi, vỗ vào lưng: “Trời! Lâu lắm mới có người Quảng Trị ghé qua. Ngồi. Ngồi. Uống rượu hí? Dân Quảng Trị mình cực nhất nước. Hè? Vì rứa mà cái câu ca dao, hò vè để lại cho con cháu cũng khổ. Mà vì khổ lắm mới có cái ông Ba Duẩn đi làm cách mạng!”.
Chỗ ông Tánh đãi rượu tôi là cái giường ọp ẹp trải manh chiếu rách. Nằm ngủ cũng đó mà bàn ăn, nơi nghe nhạc cũng đó. Trong căn nhà tuềnh toàng còn có cái bàn bằng tre. Trên bàn là cái rương gỗ, chắc là để đựng áo quần. Trên mặt rương có bức hình lồng kiếng đàng hoàng. Có lẽ sang nhất trong nhà là bức hình đó: một cô gái trẻ, tuổi chừng đôi mươi, tóc xõa ngang vai, mặc quân phục lính ngụy, đeo lon trung sĩ. Chắc là con cháu gì của ông già. Hớp vài ngụm xị đế trong vắt với đồ mồi là mấy vuông đậu phụ, chấm mắm tôm, tôi nhìn quanh hỏi: “Bác Tánh ở một mình?”. Ông già trừng mắt hỏi lại tôi: “Sao lại một mình? Hai đó chớ”. Và ông đưa tay chỉ hình cô gái trung sĩ. Đó là buổi đầu làm quen với Tánh. Suốt thời gian công tác ở Tà Lài tôi đến chơi với ông luôn. Hôm thì mang theo chai “Lúa mới”, hôm thì lít “Gò đen” kèm gói lòng chó, bọc dựa mận. Ngồi với Tánh lâu ngày mới thấu tỏ đây là một con người thừa sống thiếu chết, biết đủ mọi thứ trên đời nhưng chưa biết mùi đàn bà là gì. Rất biết yêu, nhưng chỉ yêu có một người với một mối tình sâu nặng nhưng đơn phương. Đơn phương chịu đựng, đơn phương đau khổ… Mối tình với cô gái trung sĩ đang ngự trên rương áo quần của ông đặt trên cái bàn tre ấy. Chuyện Tánh kể trong các bữa nhậu cứ lan man, câu nọ xọ việc kia, phải chấp mãi mỗi lần một ít, mới có đầu có đuôi.
Thuở nhỏ, Tánh theo cha là một ông đội kiểm lâm ra đóng đồn tận Rú Nầm ở Hà Tĩnh. Tánh biết tiếng Pháp, thường nói về bố mình bằng giọng nửa tây nửa ta “Mông Papa mình làm Xécvítxơ đề dô-ê-phô-rê” (tức là nước và rừng). Theo cách nói bây giờ là “lâm nghiệp” ấy. Ông cụ có công biến cái dãy đồi trọc thành Rú Nầm với rừng thông cổ thụ, bạt ngàn. Tánh biết cả tiếng Anh. Ông kể khi lớn lên, bố Tánh cho theo học trường Nông-Lâm-Súc ở Huế, sắp được văn bằng kỹ sư thì Mỹ vào, ngụy ráo riết bắt lính. Tánh trốn chui nhủi mãi rồi cũng bị bắt. Một lão đại úy coi tù ở nhà lao Thừa Phủ được thuyên chuyển vào Biên Hòa, liền cho Tánh theo làm lính hầu vì Tánh biết cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Lão Đại úy tên là Điện. Nguyễn Thúc Điện. Nhưng tính tình hơi điên điên khùng khùng nên mọi người gọi hắn là đại úy “điên nặng”. Hắn thích vừa đánh tù vừa uống rượu. Hắn nói: “Đánh nát thịt da, thân tù bật máu tươi ra, mình nhìn uống rượu mới đã”. Cách chơi gái cũng vậy. Hắn rên lên: “Có trói, có đánh bật máu, vừa hành hạ vừa làm tình mới sướng!”. Vào Biên Hòa được mấy tháng, thằng Điện được điều lên thượng nguồn sông Đồng Nai, coi trại tù Tà Lài. Tánh lại theo hầu Điện. Không chỉ biết tiếng Anh để tán cố vấn xin rượu, xin thuốc lá cho Điện, Tánh còn biết nấu món “bún bò giò heo” và “giả cầy” rất tuyệt, nên Điện không rời Tánh ra được. Hắn quý Tánh hơn vàng!
Ở trại tù Tà Lài có những người lính và cán bộ Việt cộng cỡ bự. Nếu khủng bố tra tấn hoặc dụ dỗ mua chuộc được vài người khai báo ra những cơ sở bí mật của đối phương, thì cái lon đại tá chẳng mấy chốc sẽ đeo trên cổ áo Điện. Hắn mê gái, mê ăn nhậu và mê quyền chức như điên. Tra tấn, khai thác chẳng được gì, Điện bèn nghĩ ra mỹ nhân kế. Hắn xuống trung tâm Thúy Nga xin quan trên biệt phái một cô gái đẹp về thực hiện mưu ma của hắn. Ngày đầu tiên người đẹp đến trại, Điện đã sà vào tán ngay. Nhưng cô trung sĩ này cứng lắm: “Thưa đại úy, tôi đến đây thực thi nhiệm vụ của Phượng Hoàng, chớ không phải làm người tình của ngài!” Điện cụt hứng còn Tánh thì bàng hoàng: “Rừng Cát Tiên bây giờ mới có tiên hiện về thật. Trung sĩ Trần Hoàng Thanh có mái tóc đen nhánh bỏ dài sau lưng. Với đôi mắt huyền ấy, hai lúm đồng tiền và cái răng khểnh ấy đáng giá ngàn vàng. Giọng nàng trong trẻo đến thánh thót. Phải nói nàng mặc quân phục hay áo dài đều đẹp như nhau. Tánh ngẩn ngơ và ước mơ đến một người tình, người vợ đẹp như Thanh. Trong lòng nẩy nở một cái gì đó khó nói ra, nhưng anh đã tự nhận biết hình ảnh Thanh đã nằm gọn trong trái tim mình.
Điện giao nhiệm vụ cho Hoàng Thanh phải mê hoặc, quyến rũ cho được tên việt cộng cứng đầu Lê Bằng. Nghe đồn Bằng là một trong các con hùm xám rừng chiến khu Đ. Chiêu hồi lôi kéo được Bằng về với quốc gia, có lợi hơn đánh tan một trung đoàn quân Bắc Việt.
Hoàng Thanh đã thâm nhập nơi giam giữ Lê Bằng. Có khi cùng đi làm lao công với anh, cùng chia nhau nắm cơm tù. Suốt hai tháng trời áp dụng các ngón nghề của CIA dạy thực hiện kế mỹ nhân, chẳng hiểu sao càng ngày Thanh càng kính phục và như bị anh Việt cộng hớp hồn. Điều đó không qua được con mắt chó sói của Điện. Nhưng hắn cứ để vậy xem sao.
Một đêm, Tánh đang ngủ say thì bị Điện dựng dậy, thét lên: “Con chó cái và thằng Việt cộng trốn rồi!” Tánh mắt nhắm, mắt mở trèo lên xe jeep, ngồi sau lưng Điện, Trưởng trại tù gầm lên: “Bọn đi lùng về báo đã tìm thấy con chó cái đó ở chỗ gốc cây thiên tuế. Còn thằng Bằng “vù” rồi!”
Xe chạy từ Tà Lài về bến Ghềnh rồi bỏ xe chạy bộ vào rừng. Năm sáu cái đèn ba pin rọi thẳng vào gốc cây thiên tuế. Hoàng Thanh bị trói như đứng tựa vào gốc cây, đầu tóc rũ rượi. Thằng Điện xộc đến, cười ré lên ằng ặc như bị ai bóp họng…
Kể đến đoạn này Tánh như bị nấc, giọng nghẹn lại rồi ngắc ngư nói: “Cây thiên tuế vòng này có tên khoa học là Xicat xiếcxinalít eo, thân gỗ, hình trụ mọc thẳng đứng cao đến 12 mét. Cây này đơn độc mọc cạnh cây bằng lăng hoa tím. Mỗi lần theo tù đi đốn gỗ mình hay qua lại nơi đây nên thuộc lòng cái cây thiên tuế đơn độc này” …
Tôi đang sốt ruột muốn biết kết cục câu chuyện nhưng tiếng Tánh đã lạc đề, liền giục: “Rồi sao nữa? Ai đã trói Hoàng Thanh? Kể nốt đi!”
“Hãy yên!” Tánh đưa tay vuốt vuốt bộ ngực gầy - “Ờ! mình nhớ lại rồi… Thằng Điện hét lên: “Diễn kịch khéo quá hí. Hú hí với nhau chán chê rồi bày trò bị trói cho thằng kia thoát êm, hí”. Hắn xé toạc áo Thanh để phơi ra bộ ngực trần, rồi nghiến răng, gầm lên: “Thằng Việt cộng phá trinh mày rồi hí, con chó cái? Hắn chưa mần chi được thì để tau mần!”. Nói rồi hắn kéo quần Thanh xuống. Tánh kéo áo thằng điên nặng trong lúc hắn đang mở thắt lưng tụt quần. Tánh năn nỉ hắn muốn làm gì hãy đưa “cô ấy” về trại đã. Thằng Điện lại gầm lên: “Kệ tau. Để tau chơi đứng. Tao phải hiếp nó ngay trước mặt tụi bây để trị tội phản bội của nó”. Qua ánh đèn pin, Tánh nhìn rõ đôi mắt căm hờn của Thanh. Tánh bỗng kêu lên: “Thưa đại tá, để em cởi trói đem hắn về tắm rửa sạch sẽ cho đại tá dùng!”. Hai chữ “đại tá” Tánh cố tình gọi nhầm như gáo nước lạnh giội lên cái đầu bốc lửa của tên đại úy. Hắn phán: “Được. Đưa nó xuống sông kỳ cọ thật sạch, rồi đem ngay về phòng tao!”. Thằng Điện ra đường, lái xe phóng thẳng. Tánh rút dao găm, cắt dây trói và nói thầm với Thanh: “Em đừng sợ, tôi đã có cách”.
Bọn lính canh tù lục tục bỏ về. Tánh quàng súng ra sau lưng, đưa Thanh xuống sông nhưng chẳng phải để tắm rửa gì. Hai người ẩn nấp, lắng nghe tiếng giày bọn lính xa dần, liền trở lại chỗ cây thiên tuế, nhặt lại chiếc áo cho Thanh mặc, rồi cùng nhau đi trốn. Họ nhắm hướng sông Đồng Nai, cắt rừng đi ngược lên. Qua Bàu Sấu, rồi Bàu Chim. Đi ngày, đi đêm cố tránh thật xa đồn Tà Lài, tránh sông, tránh đường ô tô. Đói, họ đào trộm củ mì, bẻ chuối, đu đủ ở rẫy của người S’Tiêng, Châu Mạ. Ngày thứ ba, họ đến được ĐakLưu, nhằm hướng K’Lokít, K’Heng. Rừng càng rậm, họ càng yên tâm vì bọn lính Tà Lài không dám truy tìm trong vùng có lính Giải phóng của Mặt trận. Ngày thứ tư, Thanh rã rời trên lưng cõng của Tánh. Đêm cuối cùng Thanh nói: “Bỏ em lại, anh trốn về quê với vợ con đi. Em có người bà con ở Cát Lộc. Em sẽ nương náu ít lâu ở đó, để chờ tìm anh Bằng”. Tánh nói rõ mình chưa vợ con gì nhưng không về quê mà sẽ đưa súng ra hàng Mặt trận. Đêm cuối cùng trước lúc chia tay họ ẩn nấp trong một hang đá cạnh con suối nhỏ róc rách chảy. Trời lạnh. Tánh ôm chặt Thanh vào lòng. Thanh thủ thỉ tâm sự chuyện mình đã bị Bằng thuyết phục như thế nào và hằng tháng nay Thanh đã yêu Bằng. Yêu say đắm, da diết nhưng phải tìm cách cho Bằng trốn. Thanh không thể trốn theo Bằng vì nghĩ mình là con Thiên Nga, là tay chân CIA Mỹ, vì yêu mà trốn theo không khéo vạ lây cho Bằng. Thanh đành ở lại và tự hẹn với mình sẽ tìm Bằng khi hết chiến tranh. Được ôm người mình thầm yêu, trộm nhớ trong vòng tay, Tánh sung sướng đến nghẹn lòng. Nhưng anh chỉ nằm lắng nghe. Thanh nói: “Em không như thằng Điện nghĩ đâu. Người cách mạng họ cao thượng lắm. Em vẫn trong trắng để chờ đợi khi gặp lại Bằng. Nói dại miệng: nếu sau này anh Bằng rủi có làm sao, em sẽ đi tìm Tánh”. Tánh lại xiết chặt Thanh vào lòng và nhiều lần định nói bật ra: “Anh cũng yêu em Thanh ơi! Anh cũng yêu em ngay từ lần đầu mới thấy em”… Nhưng Tánh vẫn kìm được mình và vẫn lặng lẽ nằm im rồi ngủ thiếp đi”…
“Sau giải phóng mình quay về rừng Nam Cát Tiên và làm kiểm lâm, gác rừng, giữ rừng, trồng rừng”. Tánh lại lạc mạch câu chuyện tình yêu đang hấp dẫn tôi. Nhưng mặc kệ, cứ để ông ta lạc đề lần nữa xem sao. Tánh tiếp: “Mình bỏ nghề kiểm lâm khi thằng bạn cùng đội gác rừng bị bắt bỏ tù”. Đó là chuyện cậu Thoài, chồng của cô gái hát hay và dệt thổ cẩm đẹp nhất xóm Ka Lúi, mà lần đầu gặp, Tánh đã chỉ nhà Ka Thinh cho tôi đến sưu tầm dân ca. Tánh kể rằng có một bọn lâm tặc vào rừng cưa trộm gỗ quý và săn bắn bò Gaur quý hiếm. Thoài đã ngăn chặn chúng nhưng chúng vẫn lì lợm không nghe, lại còn bắn Thoài. Để tự vệ, Thoài bắn trả nhưng không may một thằng lâm tặc bị trúng đạn, chết. Tòa xử thế nào mà bọn trộm vô tội và anh bảo vệ rừng phải ngồi tù. Bất công thế, nguy hiểm thế đành ra khỏi ngành kiểm lâm. Bỏ nghề, không lương tiền, Tánh đi đặt bẫy kiếm thịt ăn và đi bán thịt rừng ngoài chợ Tà Lài. Đến khi thấy trên một tờ áp phích có in hình chú cu li hay chú gấu con đang rơi nước mắt, kêu van loài người bằng câu tiếng Anh: “Xin đừng mua tôi - Đu nót bai mi!”. Vậy là động lòng trắc ẩn. Tánh liền bỏ nghề đặt bẫy bắt thú rừng, chuyển qua nghề đan lờ, đơm cá.
Tôi lại hỏi: “Biết khổ thế sao lại vào nghề kiểm lâm?”. Tánh hợp một ngụm rượu, đưa tay áo chùi mép rồi cười hể hể: “Thì mình học nghề nông-lâm-súc mà. Không làm nghề rừng thì làm gì”. Ông kể tiếp nhờ đem súng đi tìm Mặt trận nên sau giải phóng được trên cho đi giữ rừng. Tánh không theo lời khuyên của Thanh. Ông không về Quảng Trị quê hương cưới vợ, sinh con mà quay lại Nam Cát Tiên với hy vọng một ngày nào đó Hoàng Thanh sẽ trở lại tìm ông ở Tà Lài. Ngày ngày ông vẫn đến thăm cây Thiên tuế vòng đơn độc, để tìm lại hình bóng Hoàng Thanh, nơi hai người đã bắt đầu cuộc trốn chạy khỏi kẻ ác.
Và Hoàng Thanh đã trở lại Tà Lài tìm ông. Lúc này Tánh đã vào cái tuổi sáu mươi lăm, hơn Thanh mười tuổi. Thanh đã ôm Tánh mà khóc vì tuyệt vọng, vì đau khổ, bởi suốt hai mươi lăm năm lặn lội khắp nước vẫn không tìm được Bằng. Cho đến bây giờ trên các báo vẫn tiếp tục đăng tin tìm mộ liệt sĩ. Hàng trăm ngàn chiến sĩ hy sinh vẫn nằm rải rác trên khắp đất nước chưa tìm hết được. Nỗi đau khổ đó không riêng Thanh mà của chung tất cả những người mẹ, người vợ, người tình…
Thanh vẫn ở vậy chờ Bằng và Tánh vẫn ở vậy chờ Thanh. Dịp gặp nhau bên gốc Thiên tuế trong rừng Nam Cát Tiên gần đây, Tánh những muốn kêu lên: “Thanh ơi! Anh đã yêu em biết chừng nào. Ba mươi năm qua chỉ ước mơ gặp lại em để nói ra cái điều chưa nói được với em rằng anh yêu em. Anh yêu em trọn cả cuộc đời. Cho đến bạc phơ đầu vẫn chưa nói được với em lời cuối, Thanh ơi!”
Tánh chợt dằn mạnh cái vỏ chai hết nhẵn rượu xuống vạt giường tre ọp ẹp, nói: “Con Ka Thinh mua cho tôi mấy bài hát của ông Phan Huỳnh Điểu. Ông Điểu là ai mà hiểu tôi đến tận ruột gan vậy? Con Ka Thinh vậy mà giỏi. Chồng bị tù vẫn nén đau khổ, làm việc, thăm nuôi chồng chu đáo, lại còn lên truyền hình ca hát, lại dệt những tấm thổ cẩm đẹp cho đời… Còn tôi… Còn tôi…”
Hình như rượu đã ngấm, Tánh với tay bật cái nút pờ-lay. Giọng Bảo Yến lại vang lên ngọt ngào, thiết tha: “Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ…”
Tánh bỗng nhìn tôi, đôi mắt đỏ kè, ngấn nước và quát lên: “Sao? Làm sao?” Rồi giọng đã nhừa nhựa, ông hỏi tôi: “Sao chưa có thằng cha nào làm bài thơ “Rừng bạc đầu thương nhớ… Hè?”
Tánh lặng lẽ đưa hai bàn tay thô ráp, chai sạn ôm lấy mái đầu bạc. Ông chợt gục xuống hỏi cái vỏ chai: “Bây giờ em vẫn ở dưới Biên Hòa chờ anh phải không Thanh?”…
Những ngày ở Tà Lài, tôi chú ý đến một ông già đầu bạc phơ, chiều chiều ngôi chẻ nứa, đan lờ bên bờ sông Đồng Nai. Người Châu Mạ trong xóm Ka Lúi kể ông tên Tánh, nhưng giọng nói lơ lớ như người S’Tiêng. Ông Tánh cũng ở độ tuổi cổ lai hy rồi nhưng rất mê nhạc. Không vào rừng đặt bẫy thì ra sông đặt lờ. Cứ xong việc là ông Tánh về nhà mở cát sét nghe ca hát suốt ngày. Người Ka Lúi không gọi Tánh bằng ông, bằng thằng gì cả mà cứ gọi tên trống không. “Tánh đan cho mình cái lờ thật chắc vào nghe. Cái cũ, cá lọt đi chơi hết”.
Tánh đan lờ, vừa bán vừa dùng. Cái lờ là một loại dụng cụ để bắt cá, đan bằng tre hay nứa hai đầu nhỏ, giữa phình ra, cá đã vào lờ thì không ra được. Vừa đan, Tánh nghê ngao hát: “Công anh chẻ nứa đan lờ. Để cho con cá vượt bờ nó đi”… Đêm đêm Tánh mang lờ ra sông, chỗ ông đã đặt tre ngăn dòng chảy, thả chuôm, đặt lờ vào đó rồi về. Sáng mai ra kéo lờ lên, đổ cá ra rổ. Tôm cá vào nhiều, thì mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo, mua rượu, mua rau. Cá ít thì đem về kho, làm thức ăn. Người Ka Lúi nói Tánh sống như ma. Ông nghe hát, uống rượu một mình, rồi một mình nói chuyện với cây thiên tuế cả buổi, lại gọi cây bằng em nữa mới lạ chớ. Họ kể nhiều chuyện bí hiểm về ông già Tánh, gợi cho tôi một sự tò mò. Một buổi chiều khi qua trước cửa nhà Tánh, tôi nghe ông đang mở nhạc Phan Huỳnh Điểu. Giọng Bảo Yến đang hát thơ Xuân Quỳnh: “Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ”… Kế đó là giọng Thu Hiền yêu da diết với lời thơ Hồng Đào: “Yêu nhau sao chẳng nói, để chiều buồn mênh mông”. Trời ơi! Cái ông già Bảy Điểu lãng mạn đến thế lại còn có ông thính giả sắp kề miệng huyệt rồi mà còn “Anh yêu em sao chẳng biết để con đò lênh đênh sang sông. Làm cho nổi sóng gió trong lòng!”. Tôi đứng nán dưới gốc mận, muốn nghe hát nữa. Nhưng hết bài “Sang sông”, cái cát-sét trở lại bài đầu “Thuyền và biển”. Nghe đi nghe lại một vài bài cũng chán, tôi đằng hắng thật to và đánh bạo bước vào nhà. Tánh đang nằm tréo chân chữ ngũ, đầu trên cái gối mây, tay gác trán, rung đùi. Thấy có người lạ vào, ông với tay tắt máy, lồm cồm dậy nhìn tôi. Mắt ông đỏ hoe, có ngấn nước. Tánh đưa tay áo quệt ngang mắt. Rõ ràng ông đang khóc. Tôi rụt rè nói: “Chào bác!”. Tánh buông một tiếng: “Chào!”, như ném viên cuội xuống ao “bủm!”. “Cha này tiếc lời lắm đây” - Tôi nghĩ. “Chắc khó bắt chuyện”. Tôi bèn bịa lý do vì sao mình đột ngột vào nhà Tánh: “Thưa bác, cháu muốn hỏi thăm nhà cô ca sĩ người Châu Mạ, tên là Ka Thinh. Cháu công tác ở Đài Đồng Nai, đang đi sưu tầm dân ca của các dân tộc. Bác biết nhà…” Tánh khoát tay chặn lời tôi: “Ờ, biết. Để chỉ cho!”.
- Bác thích ca hát. Chắc bác biết các làn điệu dân ca. Bác người S’Tiêng hay Châu Mạ?
- Tui a? Quảng Trị.
- Vậy cháu cũng người Quảng Trị nè. Bác Triệu Phong hay Hải Lăng.
- Tui dân Chợ Cạn, Triệu Phong. Anh người Quảng Trị thật a? Nếu thiệt dân Quảng Trị phải biết câu này: “Trăng lên côi động Mu Rùa. O cho tui “đ” một cái, đến mùa tui trả khoai lang”. Tôi bật cười: “Động Mu Rùa gần làng Phường Sơn của cháu. Vậy mình là đồng hương!”. Tánh quàng đôi tay gầy ôm người tôi, vỗ vào lưng: “Trời! Lâu lắm mới có người Quảng Trị ghé qua. Ngồi. Ngồi. Uống rượu hí? Dân Quảng Trị mình cực nhất nước. Hè? Vì rứa mà cái câu ca dao, hò vè để lại cho con cháu cũng khổ. Mà vì khổ lắm mới có cái ông Ba Duẩn đi làm cách mạng!”.
Chỗ ông Tánh đãi rượu tôi là cái giường ọp ẹp trải manh chiếu rách. Nằm ngủ cũng đó mà bàn ăn, nơi nghe nhạc cũng đó. Trong căn nhà tuềnh toàng còn có cái bàn bằng tre. Trên bàn là cái rương gỗ, chắc là để đựng áo quần. Trên mặt rương có bức hình lồng kiếng đàng hoàng. Có lẽ sang nhất trong nhà là bức hình đó: một cô gái trẻ, tuổi chừng đôi mươi, tóc xõa ngang vai, mặc quân phục lính ngụy, đeo lon trung sĩ. Chắc là con cháu gì của ông già. Hớp vài ngụm xị đế trong vắt với đồ mồi là mấy vuông đậu phụ, chấm mắm tôm, tôi nhìn quanh hỏi: “Bác Tánh ở một mình?”. Ông già trừng mắt hỏi lại tôi: “Sao lại một mình? Hai đó chớ”. Và ông đưa tay chỉ hình cô gái trung sĩ. Đó là buổi đầu làm quen với Tánh. Suốt thời gian công tác ở Tà Lài tôi đến chơi với ông luôn. Hôm thì mang theo chai “Lúa mới”, hôm thì lít “Gò đen” kèm gói lòng chó, bọc dựa mận. Ngồi với Tánh lâu ngày mới thấu tỏ đây là một con người thừa sống thiếu chết, biết đủ mọi thứ trên đời nhưng chưa biết mùi đàn bà là gì. Rất biết yêu, nhưng chỉ yêu có một người với một mối tình sâu nặng nhưng đơn phương. Đơn phương chịu đựng, đơn phương đau khổ… Mối tình với cô gái trung sĩ đang ngự trên rương áo quần của ông đặt trên cái bàn tre ấy. Chuyện Tánh kể trong các bữa nhậu cứ lan man, câu nọ xọ việc kia, phải chấp mãi mỗi lần một ít, mới có đầu có đuôi.
Thuở nhỏ, Tánh theo cha là một ông đội kiểm lâm ra đóng đồn tận Rú Nầm ở Hà Tĩnh. Tánh biết tiếng Pháp, thường nói về bố mình bằng giọng nửa tây nửa ta “Mông Papa mình làm Xécvítxơ đề dô-ê-phô-rê” (tức là nước và rừng). Theo cách nói bây giờ là “lâm nghiệp” ấy. Ông cụ có công biến cái dãy đồi trọc thành Rú Nầm với rừng thông cổ thụ, bạt ngàn. Tánh biết cả tiếng Anh. Ông kể khi lớn lên, bố Tánh cho theo học trường Nông-Lâm-Súc ở Huế, sắp được văn bằng kỹ sư thì Mỹ vào, ngụy ráo riết bắt lính. Tánh trốn chui nhủi mãi rồi cũng bị bắt. Một lão đại úy coi tù ở nhà lao Thừa Phủ được thuyên chuyển vào Biên Hòa, liền cho Tánh theo làm lính hầu vì Tánh biết cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Lão Đại úy tên là Điện. Nguyễn Thúc Điện. Nhưng tính tình hơi điên điên khùng khùng nên mọi người gọi hắn là đại úy “điên nặng”. Hắn thích vừa đánh tù vừa uống rượu. Hắn nói: “Đánh nát thịt da, thân tù bật máu tươi ra, mình nhìn uống rượu mới đã”. Cách chơi gái cũng vậy. Hắn rên lên: “Có trói, có đánh bật máu, vừa hành hạ vừa làm tình mới sướng!”. Vào Biên Hòa được mấy tháng, thằng Điện được điều lên thượng nguồn sông Đồng Nai, coi trại tù Tà Lài. Tánh lại theo hầu Điện. Không chỉ biết tiếng Anh để tán cố vấn xin rượu, xin thuốc lá cho Điện, Tánh còn biết nấu món “bún bò giò heo” và “giả cầy” rất tuyệt, nên Điện không rời Tánh ra được. Hắn quý Tánh hơn vàng!
Ở trại tù Tà Lài có những người lính và cán bộ Việt cộng cỡ bự. Nếu khủng bố tra tấn hoặc dụ dỗ mua chuộc được vài người khai báo ra những cơ sở bí mật của đối phương, thì cái lon đại tá chẳng mấy chốc sẽ đeo trên cổ áo Điện. Hắn mê gái, mê ăn nhậu và mê quyền chức như điên. Tra tấn, khai thác chẳng được gì, Điện bèn nghĩ ra mỹ nhân kế. Hắn xuống trung tâm Thúy Nga xin quan trên biệt phái một cô gái đẹp về thực hiện mưu ma của hắn. Ngày đầu tiên người đẹp đến trại, Điện đã sà vào tán ngay. Nhưng cô trung sĩ này cứng lắm: “Thưa đại úy, tôi đến đây thực thi nhiệm vụ của Phượng Hoàng, chớ không phải làm người tình của ngài!” Điện cụt hứng còn Tánh thì bàng hoàng: “Rừng Cát Tiên bây giờ mới có tiên hiện về thật. Trung sĩ Trần Hoàng Thanh có mái tóc đen nhánh bỏ dài sau lưng. Với đôi mắt huyền ấy, hai lúm đồng tiền và cái răng khểnh ấy đáng giá ngàn vàng. Giọng nàng trong trẻo đến thánh thót. Phải nói nàng mặc quân phục hay áo dài đều đẹp như nhau. Tánh ngẩn ngơ và ước mơ đến một người tình, người vợ đẹp như Thanh. Trong lòng nẩy nở một cái gì đó khó nói ra, nhưng anh đã tự nhận biết hình ảnh Thanh đã nằm gọn trong trái tim mình.
Điện giao nhiệm vụ cho Hoàng Thanh phải mê hoặc, quyến rũ cho được tên việt cộng cứng đầu Lê Bằng. Nghe đồn Bằng là một trong các con hùm xám rừng chiến khu Đ. Chiêu hồi lôi kéo được Bằng về với quốc gia, có lợi hơn đánh tan một trung đoàn quân Bắc Việt.
Hoàng Thanh đã thâm nhập nơi giam giữ Lê Bằng. Có khi cùng đi làm lao công với anh, cùng chia nhau nắm cơm tù. Suốt hai tháng trời áp dụng các ngón nghề của CIA dạy thực hiện kế mỹ nhân, chẳng hiểu sao càng ngày Thanh càng kính phục và như bị anh Việt cộng hớp hồn. Điều đó không qua được con mắt chó sói của Điện. Nhưng hắn cứ để vậy xem sao.
Một đêm, Tánh đang ngủ say thì bị Điện dựng dậy, thét lên: “Con chó cái và thằng Việt cộng trốn rồi!” Tánh mắt nhắm, mắt mở trèo lên xe jeep, ngồi sau lưng Điện, Trưởng trại tù gầm lên: “Bọn đi lùng về báo đã tìm thấy con chó cái đó ở chỗ gốc cây thiên tuế. Còn thằng Bằng “vù” rồi!”
Xe chạy từ Tà Lài về bến Ghềnh rồi bỏ xe chạy bộ vào rừng. Năm sáu cái đèn ba pin rọi thẳng vào gốc cây thiên tuế. Hoàng Thanh bị trói như đứng tựa vào gốc cây, đầu tóc rũ rượi. Thằng Điện xộc đến, cười ré lên ằng ặc như bị ai bóp họng…
Kể đến đoạn này Tánh như bị nấc, giọng nghẹn lại rồi ngắc ngư nói: “Cây thiên tuế vòng này có tên khoa học là Xicat xiếcxinalít eo, thân gỗ, hình trụ mọc thẳng đứng cao đến 12 mét. Cây này đơn độc mọc cạnh cây bằng lăng hoa tím. Mỗi lần theo tù đi đốn gỗ mình hay qua lại nơi đây nên thuộc lòng cái cây thiên tuế đơn độc này” …
Tôi đang sốt ruột muốn biết kết cục câu chuyện nhưng tiếng Tánh đã lạc đề, liền giục: “Rồi sao nữa? Ai đã trói Hoàng Thanh? Kể nốt đi!”
“Hãy yên!” Tánh đưa tay vuốt vuốt bộ ngực gầy - “Ờ! mình nhớ lại rồi… Thằng Điện hét lên: “Diễn kịch khéo quá hí. Hú hí với nhau chán chê rồi bày trò bị trói cho thằng kia thoát êm, hí”. Hắn xé toạc áo Thanh để phơi ra bộ ngực trần, rồi nghiến răng, gầm lên: “Thằng Việt cộng phá trinh mày rồi hí, con chó cái? Hắn chưa mần chi được thì để tau mần!”. Nói rồi hắn kéo quần Thanh xuống. Tánh kéo áo thằng điên nặng trong lúc hắn đang mở thắt lưng tụt quần. Tánh năn nỉ hắn muốn làm gì hãy đưa “cô ấy” về trại đã. Thằng Điện lại gầm lên: “Kệ tau. Để tau chơi đứng. Tao phải hiếp nó ngay trước mặt tụi bây để trị tội phản bội của nó”. Qua ánh đèn pin, Tánh nhìn rõ đôi mắt căm hờn của Thanh. Tánh bỗng kêu lên: “Thưa đại tá, để em cởi trói đem hắn về tắm rửa sạch sẽ cho đại tá dùng!”. Hai chữ “đại tá” Tánh cố tình gọi nhầm như gáo nước lạnh giội lên cái đầu bốc lửa của tên đại úy. Hắn phán: “Được. Đưa nó xuống sông kỳ cọ thật sạch, rồi đem ngay về phòng tao!”. Thằng Điện ra đường, lái xe phóng thẳng. Tánh rút dao găm, cắt dây trói và nói thầm với Thanh: “Em đừng sợ, tôi đã có cách”.
Bọn lính canh tù lục tục bỏ về. Tánh quàng súng ra sau lưng, đưa Thanh xuống sông nhưng chẳng phải để tắm rửa gì. Hai người ẩn nấp, lắng nghe tiếng giày bọn lính xa dần, liền trở lại chỗ cây thiên tuế, nhặt lại chiếc áo cho Thanh mặc, rồi cùng nhau đi trốn. Họ nhắm hướng sông Đồng Nai, cắt rừng đi ngược lên. Qua Bàu Sấu, rồi Bàu Chim. Đi ngày, đi đêm cố tránh thật xa đồn Tà Lài, tránh sông, tránh đường ô tô. Đói, họ đào trộm củ mì, bẻ chuối, đu đủ ở rẫy của người S’Tiêng, Châu Mạ. Ngày thứ ba, họ đến được ĐakLưu, nhằm hướng K’Lokít, K’Heng. Rừng càng rậm, họ càng yên tâm vì bọn lính Tà Lài không dám truy tìm trong vùng có lính Giải phóng của Mặt trận. Ngày thứ tư, Thanh rã rời trên lưng cõng của Tánh. Đêm cuối cùng Thanh nói: “Bỏ em lại, anh trốn về quê với vợ con đi. Em có người bà con ở Cát Lộc. Em sẽ nương náu ít lâu ở đó, để chờ tìm anh Bằng”. Tánh nói rõ mình chưa vợ con gì nhưng không về quê mà sẽ đưa súng ra hàng Mặt trận. Đêm cuối cùng trước lúc chia tay họ ẩn nấp trong một hang đá cạnh con suối nhỏ róc rách chảy. Trời lạnh. Tánh ôm chặt Thanh vào lòng. Thanh thủ thỉ tâm sự chuyện mình đã bị Bằng thuyết phục như thế nào và hằng tháng nay Thanh đã yêu Bằng. Yêu say đắm, da diết nhưng phải tìm cách cho Bằng trốn. Thanh không thể trốn theo Bằng vì nghĩ mình là con Thiên Nga, là tay chân CIA Mỹ, vì yêu mà trốn theo không khéo vạ lây cho Bằng. Thanh đành ở lại và tự hẹn với mình sẽ tìm Bằng khi hết chiến tranh. Được ôm người mình thầm yêu, trộm nhớ trong vòng tay, Tánh sung sướng đến nghẹn lòng. Nhưng anh chỉ nằm lắng nghe. Thanh nói: “Em không như thằng Điện nghĩ đâu. Người cách mạng họ cao thượng lắm. Em vẫn trong trắng để chờ đợi khi gặp lại Bằng. Nói dại miệng: nếu sau này anh Bằng rủi có làm sao, em sẽ đi tìm Tánh”. Tánh lại xiết chặt Thanh vào lòng và nhiều lần định nói bật ra: “Anh cũng yêu em Thanh ơi! Anh cũng yêu em ngay từ lần đầu mới thấy em”… Nhưng Tánh vẫn kìm được mình và vẫn lặng lẽ nằm im rồi ngủ thiếp đi”…
“Sau giải phóng mình quay về rừng Nam Cát Tiên và làm kiểm lâm, gác rừng, giữ rừng, trồng rừng”. Tánh lại lạc mạch câu chuyện tình yêu đang hấp dẫn tôi. Nhưng mặc kệ, cứ để ông ta lạc đề lần nữa xem sao. Tánh tiếp: “Mình bỏ nghề kiểm lâm khi thằng bạn cùng đội gác rừng bị bắt bỏ tù”. Đó là chuyện cậu Thoài, chồng của cô gái hát hay và dệt thổ cẩm đẹp nhất xóm Ka Lúi, mà lần đầu gặp, Tánh đã chỉ nhà Ka Thinh cho tôi đến sưu tầm dân ca. Tánh kể rằng có một bọn lâm tặc vào rừng cưa trộm gỗ quý và săn bắn bò Gaur quý hiếm. Thoài đã ngăn chặn chúng nhưng chúng vẫn lì lợm không nghe, lại còn bắn Thoài. Để tự vệ, Thoài bắn trả nhưng không may một thằng lâm tặc bị trúng đạn, chết. Tòa xử thế nào mà bọn trộm vô tội và anh bảo vệ rừng phải ngồi tù. Bất công thế, nguy hiểm thế đành ra khỏi ngành kiểm lâm. Bỏ nghề, không lương tiền, Tánh đi đặt bẫy kiếm thịt ăn và đi bán thịt rừng ngoài chợ Tà Lài. Đến khi thấy trên một tờ áp phích có in hình chú cu li hay chú gấu con đang rơi nước mắt, kêu van loài người bằng câu tiếng Anh: “Xin đừng mua tôi - Đu nót bai mi!”. Vậy là động lòng trắc ẩn. Tánh liền bỏ nghề đặt bẫy bắt thú rừng, chuyển qua nghề đan lờ, đơm cá.
Tôi lại hỏi: “Biết khổ thế sao lại vào nghề kiểm lâm?”. Tánh hợp một ngụm rượu, đưa tay áo chùi mép rồi cười hể hể: “Thì mình học nghề nông-lâm-súc mà. Không làm nghề rừng thì làm gì”. Ông kể tiếp nhờ đem súng đi tìm Mặt trận nên sau giải phóng được trên cho đi giữ rừng. Tánh không theo lời khuyên của Thanh. Ông không về Quảng Trị quê hương cưới vợ, sinh con mà quay lại Nam Cát Tiên với hy vọng một ngày nào đó Hoàng Thanh sẽ trở lại tìm ông ở Tà Lài. Ngày ngày ông vẫn đến thăm cây Thiên tuế vòng đơn độc, để tìm lại hình bóng Hoàng Thanh, nơi hai người đã bắt đầu cuộc trốn chạy khỏi kẻ ác.
Và Hoàng Thanh đã trở lại Tà Lài tìm ông. Lúc này Tánh đã vào cái tuổi sáu mươi lăm, hơn Thanh mười tuổi. Thanh đã ôm Tánh mà khóc vì tuyệt vọng, vì đau khổ, bởi suốt hai mươi lăm năm lặn lội khắp nước vẫn không tìm được Bằng. Cho đến bây giờ trên các báo vẫn tiếp tục đăng tin tìm mộ liệt sĩ. Hàng trăm ngàn chiến sĩ hy sinh vẫn nằm rải rác trên khắp đất nước chưa tìm hết được. Nỗi đau khổ đó không riêng Thanh mà của chung tất cả những người mẹ, người vợ, người tình…
Thanh vẫn ở vậy chờ Bằng và Tánh vẫn ở vậy chờ Thanh. Dịp gặp nhau bên gốc Thiên tuế trong rừng Nam Cát Tiên gần đây, Tánh những muốn kêu lên: “Thanh ơi! Anh đã yêu em biết chừng nào. Ba mươi năm qua chỉ ước mơ gặp lại em để nói ra cái điều chưa nói được với em rằng anh yêu em. Anh yêu em trọn cả cuộc đời. Cho đến bạc phơ đầu vẫn chưa nói được với em lời cuối, Thanh ơi!”
Tánh chợt dằn mạnh cái vỏ chai hết nhẵn rượu xuống vạt giường tre ọp ẹp, nói: “Con Ka Thinh mua cho tôi mấy bài hát của ông Phan Huỳnh Điểu. Ông Điểu là ai mà hiểu tôi đến tận ruột gan vậy? Con Ka Thinh vậy mà giỏi. Chồng bị tù vẫn nén đau khổ, làm việc, thăm nuôi chồng chu đáo, lại còn lên truyền hình ca hát, lại dệt những tấm thổ cẩm đẹp cho đời… Còn tôi… Còn tôi…”
Hình như rượu đã ngấm, Tánh với tay bật cái nút pờ-lay. Giọng Bảo Yến lại vang lên ngọt ngào, thiết tha: “Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ…”
Tánh bỗng nhìn tôi, đôi mắt đỏ kè, ngấn nước và quát lên: “Sao? Làm sao?” Rồi giọng đã nhừa nhựa, ông hỏi tôi: “Sao chưa có thằng cha nào làm bài thơ “Rừng bạc đầu thương nhớ… Hè?”
Tánh lặng lẽ đưa hai bàn tay thô ráp, chai sạn ôm lấy mái đầu bạc. Ông chợt gục xuống hỏi cái vỏ chai: “Bây giờ em vẫn ở dưới Biên Hòa chờ anh phải không Thanh?”…
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn