VanVN.Net - Quyền lực cần tính chính đáng. Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉ còn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Luật và thể chế giúp các nước lớn theo đuổi quyền lãnh đạo của mình với các nước khác bằng một con đường chính danh. Ông Nguyễn Chính Tâm, tác giả của loạt bài “Đi tìm một trật tự mới trên Biển Đông” đã có cuộc trò chuyện để làm rõ thêm ý tưởng của ông trên con đường định chế hóa tranh chấp Biển Đông, nhằm tìm một giải pháp hợp lý và công bằng.
(Ảnh: Hoàng Long)
- Trong bài viết của mình, ông đề nghị tranh chấp biển Đông cần được "định chế hóa". Xin ông làm rõ thêm ý nghĩa của khái niệm này?
Định chế hoá hiểu một cách nôm na là đem luật và chuẩn tắc vào nhằm quy định và kiểm soát các hành vi. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Tựa như vai trò của đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng tại một ngã tư. Hay các bảng chỉ đường, hướng dẫn hành vi tại nơi công cộng. Trong môi trường đó, con người sẽ phần nào phải từ bỏ sức mạnh, đề ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Điều mà đối với các nước nhỏ và yếu (hơn) là một lợi điểm.
- Thực tế chính trị quốc tế từ trước tới giờ vẫn là cuộc chơi của sức mạnh, và của các cường quốc. Phải chăng một kiến nghị "định chế hóa" như vậy có vẻ hơi viễn vông?
Viễn vông hay không sẽ tùy theo góc nhìn. Tôi đồng ý rằng sức mạnh là yếu tố quan trọng trong chính trị quốc tế, nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
Quan sát tình hình Đông Á những năm vừa qua, chúng ta nhận rõ hai xu hướng phát triển. Một mặt là thể chế với sự hình thành các tổ chức vùng từ Asean+3, Sáng kiến Chiang Mai, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc. Một mặt là sự vươn lên của sức mạnh thông qua sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu chỉ đề cao sức mạnh, các nước trong vùng nhỏ và yếu hơn chỉ có một khung lựa chọn. Phù thịnh dưới bóng của nước lớn, với hy vọng nước lớn sẽ giữ vai trò "vương quyền", chia sẻ an ninh cũng như lợi ích chung. Con đường thứ hai là đi tìm đối trọng bên ngoài, để đảm bảo rằng an ninh và lợi ích của mình sẽ không bị "bá quyền nước lớn" đe dọa. Cân bằng bên trong qua sắm sửa khí giới, tàu chiến. Cân bằng bên ngoài bằng cách thiết lập liên minh quân sự.
Trọng sức mạnh, các nước sẽ đối thoại với nhau bằng tàu chiến. Với cái búa, mọi sự việc điều được giải quyết như một cái đinh. Nhưng rõ ràng rằng, không phải tất cả mọi vấn đề hiện nay đều là cái đinh gỉ sét.
Vì thế, trong bài viết của mình, tôi không phủ nhận hoàn toàn sức mạnh và lựa chọn chính trị sức mạnh, chỉ lập luận rằng, đó không phải là cứu cánh (mục đích), mà chỉ là phương tiện để khu vực đi đến điểm cuối cùng là một trật tự pháp trị, trong đó luật và thể chế là chuẩn mực cho các hành vi.
- Làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng nước lớn chấp nhận con đường "định chế hóa" khi họ có ưu thế về sức mạnh...
Tôi nghĩ sẽ không có một câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi này. Về nguyên tắc, nước mạnh có ba lý do để chấp nhận giới hạn mình vào cuộc chơi thể chế.
Một là đề phòng khi sức mạnh mình bị suy giảm; tạo được một vị trí ưu tiên trong thể chế sẽ giúp họ đảm bảo được quyền lợi tối thiểu của mình, không phụ thuộc nhiều vào chỉ số sức mạnh.
Hai là trong một trật tự lúc nào cũng giải quyết bằng vũ lực, thì chi phí rất cao; chẳng lẽ bất kỳ xung động lớn nhỏ nào cũng phải bật công tắc hạt nhân, hay khởi động ngư lôi tàu chiến? Thương mại nằm ở đâu, tài chính nằm ở đâu, làm ăn buôn bán nằm ở đâu?
Luật dưới góc nhìn nước lớn là biện pháp giúp họ thực hiện lợi ích với phí chi trả tương đối tối ưu, thỏa mãn được các nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ giao thương kinh tế.
Ba là nguyên tắc căn bản mà mỗi chính trị gia nào cũng hiểu: quyền lực cần tính chính đáng, Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉ còn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Luật và thể chế giúp các nước lớn theo đuổi quyền lãnh đạo của mình với các nước khác bằng một con đường chính danh: "Danh có chính thì ngôn mới thuận".
- Vậy trong trường hợp Trung Quốc liệu ba lý do trên có tồn tại?
Trung Quốc là cường quốc đang lên (kinh tế lẫn quân sự). Một mặt Trung Quốc muốn kiến tạo lại một trật tự khác trong những điểm mà mình bất lợi từ trật tự cũ. Mặt khác, quá trình xây dựng trật tự này phải vừa có lợi, nhưng cũng vừa không tốn kém, đặc biệt hạn chế phải vào cuộc chơi liều lĩnh quân sự với hạm đội của các cường quốc mạnh hơn.
Các nghiên cứu về tiềm lực hải quân trong toàn cầu cho thấy, quả là hải quân quân đội Trung Quốc (PLA) đang trỗi dậy, nhưng vẫn còn nằm ở nhóm cường quốc biển cuối cùng được định nghĩa như sức mạnh có giới hạn khu vực cùng với các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Trung Quốc cần luật để chơi với các nước mạnh, để đảm bảo rằng các vấn đề không cần phải giải quyết bằng giải pháp quân sự, gây tốn kém. Với các nước yếu thì dù sức mạnh vượt trội hơn, nhưng phương pháp quân sự hay đe dọa mang tính răn đe hơn là muốn trực tiếp động thủ.
Cần nhớ rằng, biển Đông và tranh chấp tại đây không phải chỉ là cuộc chơi giữa nước mạnh Trung Quốc và các nước yếu (hơn) ASEAN, mà được định hình bởi nhiều bên, phân tầng theo nhiều góc độ. Siêu cường mạnh nhất Mỹ đang suy giảm tương đối, nên cần luật để đảm bảo ảnh hưởng. Cường quốc thứ hai hay bật trung như Nhật, Hàn Quốc, Úc hưởng lợi từ một trật tự ổn định, không xung đột, có xu hướng ủng hộ giải quyết tranh chấp thức đa phương. Câu hỏi bây giờ nằm ở phía Trung Quốc.
Điều quan trọng ở đây là đừng nên xem Bắc Kinh như một thể thống nhất với một chính sách nhất quán, mà nên phân tích theo từng nhóm quyền lực hay lợi ích với nhiều góc nhìn và giải pháp tiếp cận khác nhau. Theo góc nhìn đó, một chính sách trọng thể chế là một trong những lựa chọn. Cái cần lúc này là động lực nào từ bên ngoài khiến xu thế đó thành chủ đạo trong hoạch định chính sách của Trung Nam Hải.
- Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam và các nước ASEAN cần phải làm gì?
Hai vũ khí quan trọng nhất của các nước nhỏ trong thế trận Biển Đông là đa phương (thông qua luật và thể chế) và công luận quốc tế.
Trong bài viết, tôi có nêu lại ý kiến về việc thành lập đồng thuận nội khối về một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý (Code of Conduct- COC) và thống nhất về sự diễn dịch khác biệt giữa các nước với nhau về Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Ngoài ra, thành phần thứ ba trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp là rất cần thiết. Cơ chế kiến tạo an ninh cộng đồng thông qua sự cầm trịch của ASEAN (dưới ủng hộ của Mỹ và đồng minh) có thể là bước đi đầu cho một lộ trình thiết lập một trật tự mới tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, trong một cộng đồng tôn trọng luật, thì công luận cũng là một người chấp pháp. Hiện diện của sức mạnh trong văn cảnh này đến từ đạo đức và luật pháp, thể hiện rõ nét nhất qua tiếng nói ủng hội và phản đối những hành vi đi ngược lại các giá trị chung. Một trong số đó rõ ràng là chống giải quyết vấn đề bằng vũ lực, cũng như hành động xâm phạm chủ quyền.
Chênh lệch sức mạnh về pháo hạm, tàu chiến vì thế đòi hỏi sự cân bằng từ pháp lý, chuẩn tắc và tính chính danh. Việt Nam từ hai năm gần đây đã đẩy mạnh việc "học thuật hóa" Biển Đông qua việc tự tổ chức và tham gia rất nhiều hội thảo, nghiên cứu về đề tài này.
Tiến thêm một bước nữa: "học thuật hoá" đi trước, "dân sự hoá" cần phải theo sau. Ngọai giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21 nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài tóan Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Đặc biệt, khi vấn đề càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước của chính sách mới càng giá trị.
- Nếu được phép hình dung về giải pháp cho Biển Đông những năm tới trong một câu. Ông sẽ nói gì?
Tôi không phải là người lạc quan tếu, nhưng tôi tin pháp trị là xu hướng của một xã hội văn minh. Hướng tới hòa bình, thịnh vượng tranh chấp tại đây phải được giải quyết và hành xử theo luật pháp. Nói như lời cụ Hồ: Biển Đông cần có "thần linh pháp quyền"!
(Theo Tuần Việt Nam)
VanVN.Net - Quyền lực cần tính chính đáng. Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉ còn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Luật và thể chế giúp các nước lớn theo đuổi quyền lãnh đạo của mình với các nước khác bằng một con đường chính danh. Ông Nguyễn Chính Tâm, tác giả của loạt bài “Đi tìm một trật tự mới trên Biển Đông” đã có cuộc trò chuyện để làm rõ thêm ý tưởng của ông trên con đường định chế hóa tranh chấp Biển Đông, nhằm tìm một giải pháp hợp lý và công bằng.
(Ảnh: Hoàng Long)
- Trong bài viết của mình, ông đề nghị tranh chấp biển Đông cần được "định chế hóa". Xin ông làm rõ thêm ý nghĩa của khái niệm này?
Định chế hoá hiểu một cách nôm na là đem luật và chuẩn tắc vào nhằm quy định và kiểm soát các hành vi. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Tựa như vai trò của đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng tại một ngã tư. Hay các bảng chỉ đường, hướng dẫn hành vi tại nơi công cộng. Trong môi trường đó, con người sẽ phần nào phải từ bỏ sức mạnh, đề ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Điều mà đối với các nước nhỏ và yếu (hơn) là một lợi điểm.
- Thực tế chính trị quốc tế từ trước tới giờ vẫn là cuộc chơi của sức mạnh, và của các cường quốc. Phải chăng một kiến nghị "định chế hóa" như vậy có vẻ hơi viễn vông?
Viễn vông hay không sẽ tùy theo góc nhìn. Tôi đồng ý rằng sức mạnh là yếu tố quan trọng trong chính trị quốc tế, nhưng không phải là yếu tố duy nhất.
Quan sát tình hình Đông Á những năm vừa qua, chúng ta nhận rõ hai xu hướng phát triển. Một mặt là thể chế với sự hình thành các tổ chức vùng từ Asean+3, Sáng kiến Chiang Mai, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc. Một mặt là sự vươn lên của sức mạnh thông qua sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nếu chỉ đề cao sức mạnh, các nước trong vùng nhỏ và yếu hơn chỉ có một khung lựa chọn. Phù thịnh dưới bóng của nước lớn, với hy vọng nước lớn sẽ giữ vai trò "vương quyền", chia sẻ an ninh cũng như lợi ích chung. Con đường thứ hai là đi tìm đối trọng bên ngoài, để đảm bảo rằng an ninh và lợi ích của mình sẽ không bị "bá quyền nước lớn" đe dọa. Cân bằng bên trong qua sắm sửa khí giới, tàu chiến. Cân bằng bên ngoài bằng cách thiết lập liên minh quân sự.
Trọng sức mạnh, các nước sẽ đối thoại với nhau bằng tàu chiến. Với cái búa, mọi sự việc điều được giải quyết như một cái đinh. Nhưng rõ ràng rằng, không phải tất cả mọi vấn đề hiện nay đều là cái đinh gỉ sét.
Vì thế, trong bài viết của mình, tôi không phủ nhận hoàn toàn sức mạnh và lựa chọn chính trị sức mạnh, chỉ lập luận rằng, đó không phải là cứu cánh (mục đích), mà chỉ là phương tiện để khu vực đi đến điểm cuối cùng là một trật tự pháp trị, trong đó luật và thể chế là chuẩn mực cho các hành vi.
- Làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng nước lớn chấp nhận con đường "định chế hóa" khi họ có ưu thế về sức mạnh...
Tôi nghĩ sẽ không có một câu trả lời tuyệt đối cho câu hỏi này. Về nguyên tắc, nước mạnh có ba lý do để chấp nhận giới hạn mình vào cuộc chơi thể chế.
Một là đề phòng khi sức mạnh mình bị suy giảm; tạo được một vị trí ưu tiên trong thể chế sẽ giúp họ đảm bảo được quyền lợi tối thiểu của mình, không phụ thuộc nhiều vào chỉ số sức mạnh.
Hai là trong một trật tự lúc nào cũng giải quyết bằng vũ lực, thì chi phí rất cao; chẳng lẽ bất kỳ xung động lớn nhỏ nào cũng phải bật công tắc hạt nhân, hay khởi động ngư lôi tàu chiến? Thương mại nằm ở đâu, tài chính nằm ở đâu, làm ăn buôn bán nằm ở đâu?
Luật dưới góc nhìn nước lớn là biện pháp giúp họ thực hiện lợi ích với phí chi trả tương đối tối ưu, thỏa mãn được các nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ giao thương kinh tế.
Ba là nguyên tắc căn bản mà mỗi chính trị gia nào cũng hiểu: quyền lực cần tính chính đáng, Thiếu tính chính đáng trong các hành động, sức mạnh chỉ còn là bạo lực, và không còn chính nghĩa. Luật và thể chế giúp các nước lớn theo đuổi quyền lãnh đạo của mình với các nước khác bằng một con đường chính danh: "Danh có chính thì ngôn mới thuận".
- Vậy trong trường hợp Trung Quốc liệu ba lý do trên có tồn tại?
Trung Quốc là cường quốc đang lên (kinh tế lẫn quân sự). Một mặt Trung Quốc muốn kiến tạo lại một trật tự khác trong những điểm mà mình bất lợi từ trật tự cũ. Mặt khác, quá trình xây dựng trật tự này phải vừa có lợi, nhưng cũng vừa không tốn kém, đặc biệt hạn chế phải vào cuộc chơi liều lĩnh quân sự với hạm đội của các cường quốc mạnh hơn.
Các nghiên cứu về tiềm lực hải quân trong toàn cầu cho thấy, quả là hải quân quân đội Trung Quốc (PLA) đang trỗi dậy, nhưng vẫn còn nằm ở nhóm cường quốc biển cuối cùng được định nghĩa như sức mạnh có giới hạn khu vực cùng với các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Trung Quốc cần luật để chơi với các nước mạnh, để đảm bảo rằng các vấn đề không cần phải giải quyết bằng giải pháp quân sự, gây tốn kém. Với các nước yếu thì dù sức mạnh vượt trội hơn, nhưng phương pháp quân sự hay đe dọa mang tính răn đe hơn là muốn trực tiếp động thủ.
Cần nhớ rằng, biển Đông và tranh chấp tại đây không phải chỉ là cuộc chơi giữa nước mạnh Trung Quốc và các nước yếu (hơn) ASEAN, mà được định hình bởi nhiều bên, phân tầng theo nhiều góc độ. Siêu cường mạnh nhất Mỹ đang suy giảm tương đối, nên cần luật để đảm bảo ảnh hưởng. Cường quốc thứ hai hay bật trung như Nhật, Hàn Quốc, Úc hưởng lợi từ một trật tự ổn định, không xung đột, có xu hướng ủng hộ giải quyết tranh chấp thức đa phương. Câu hỏi bây giờ nằm ở phía Trung Quốc.
Điều quan trọng ở đây là đừng nên xem Bắc Kinh như một thể thống nhất với một chính sách nhất quán, mà nên phân tích theo từng nhóm quyền lực hay lợi ích với nhiều góc nhìn và giải pháp tiếp cận khác nhau. Theo góc nhìn đó, một chính sách trọng thể chế là một trong những lựa chọn. Cái cần lúc này là động lực nào từ bên ngoài khiến xu thế đó thành chủ đạo trong hoạch định chính sách của Trung Nam Hải.
- Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam và các nước ASEAN cần phải làm gì?
Hai vũ khí quan trọng nhất của các nước nhỏ trong thế trận Biển Đông là đa phương (thông qua luật và thể chế) và công luận quốc tế.
Trong bài viết, tôi có nêu lại ý kiến về việc thành lập đồng thuận nội khối về một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý (Code of Conduct- COC) và thống nhất về sự diễn dịch khác biệt giữa các nước với nhau về Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Ngoài ra, thành phần thứ ba trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp là rất cần thiết. Cơ chế kiến tạo an ninh cộng đồng thông qua sự cầm trịch của ASEAN (dưới ủng hộ của Mỹ và đồng minh) có thể là bước đi đầu cho một lộ trình thiết lập một trật tự mới tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, trong một cộng đồng tôn trọng luật, thì công luận cũng là một người chấp pháp. Hiện diện của sức mạnh trong văn cảnh này đến từ đạo đức và luật pháp, thể hiện rõ nét nhất qua tiếng nói ủng hội và phản đối những hành vi đi ngược lại các giá trị chung. Một trong số đó rõ ràng là chống giải quyết vấn đề bằng vũ lực, cũng như hành động xâm phạm chủ quyền.
Chênh lệch sức mạnh về pháo hạm, tàu chiến vì thế đòi hỏi sự cân bằng từ pháp lý, chuẩn tắc và tính chính danh. Việt Nam từ hai năm gần đây đã đẩy mạnh việc "học thuật hóa" Biển Đông qua việc tự tổ chức và tham gia rất nhiều hội thảo, nghiên cứu về đề tài này.
Tiến thêm một bước nữa: "học thuật hoá" đi trước, "dân sự hoá" cần phải theo sau. Ngọai giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21 nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài tóan Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Đặc biệt, khi vấn đề càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước của chính sách mới càng giá trị.
- Nếu được phép hình dung về giải pháp cho Biển Đông những năm tới trong một câu. Ông sẽ nói gì?
Tôi không phải là người lạc quan tếu, nhưng tôi tin pháp trị là xu hướng của một xã hội văn minh. Hướng tới hòa bình, thịnh vượng tranh chấp tại đây phải được giải quyết và hành xử theo luật pháp. Nói như lời cụ Hồ: Biển Đông cần có "thần linh pháp quyền"!
(Theo Tuần Việt Nam)
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
VanVN.Net - Nhằm góp phần tạo không khí sáng tác mới trong giới văn nghệ sĩ và những người yêu ca nhạc, văn học nghệ thuật, ngày 16/8, tại Hà Nội, Báo VietNamNet phối hợp cùng Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn