VanVN.Net - Tập thơ “Trôi” của Lê Thanh My (NXB Văn nghệ TPHCM năm 2007) – hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang có 43 bài, trong đó lục bát chưa đến chục bài, vậy mà người đọc cứ phải suy tư, trăn trở, bởi không chỉ là sự mượt mà trong niêm luật của thể thơ truyền thống, mà còn do những biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn, ý nhị đầy chất nghệ thuật, chuyển tải một cách nhẹ nhàng, sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời và cả những nỗi niềm sâu lắng trong tâm hồn…
Ở bài: “Lối về” Thanh My như đưa hồn mình về với cội nguồn bản ngã:
Ta về với núi rừng thôi
Buồn vui kín cả chỗ ngồi quanh ta
Phải chăng ở đây “rừng” không hẳn chỉ là những đại ngàn xanh tít tắp cụ thể nữa, mà đã trở thành nơi lưu giữ và chăm chút những kỷ niệm của đời người, là quê hương mà thường ngày không phải lúc nào ta cũng nghĩ đến nhưng nơi ấy đã khắc sâu trong tâm khảm, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng vút lên những giai điệu bất tận của cuộc sống:
Đêm nay ở chốn quê nhà
Tiếng chuông rớt cũng vỡ òa không gian
Cái chất ảo của hình ảnh nghệ thuật: “Buồn vui kín cả chỗ ngồi quanh ta” tạo ra một không gian đa nghĩa thật đẹp.
Chính nơi ấy nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người:
Bình yên bên gió mây ngàn
Nghe con chim hót mở trang hồn mình
Tiếng chim trong trẻo cất lên như mở ra một thế giới trong lành cho tâm hồn, cái lớn lao của đời người được thể hiện thật tự nhiên và tinh tế.
Bài: “Không đề I” chỉ có bốn câu nhưng hàm súc, vừa gói trọn được nỗi niềm của “Em” với “Anh”, vừa chan chứa lòng vị tha nhân ái mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
Trước người không phải là em
Anh vô tư rót niềm riêng tặng người
Nụ cười em vỡ thành đôi
Nửa mang cho phận, nửa mời bao dung
“Em” đọc được những tâm tư sâu kín mang bản chất giới của “Anh”, nên dẫu có xót xa, cay đắng, ngậm ngùi vẫn sáng lên một tấm lòng độ lượng, bao dung. Mỗi câu thơ mang sức nặng phận người và ẩn chứa một nỗi niềm, một khát khao vượt lên những nỗi đau.
Bài: “Không đề II” lại trải lòng trong nỗi buồn day dứt của một tâm hồn đa cảm, thiện lương:
Dường như ở chốn chợ đông
Có người bỏ chút hư không lạc loài
Cái “dường như” kia chỉ là sự gắng kìm nén và nuốt vào trong nỗi đau đời khi chứng kiến cái cảnh ở giữa chốn “chợ đông” mà như không ai thấy được, thậm chí không ai quan tâm đến những cảnh đời hiển hiện ngay trước mắt. Bài thơ làm người đọc chợt chững lại rồi giật mình khi ngộ ra cái sâu sắc đến không cùng triết lý của đạo Phật được gửi gắm trong bài thơ. Cái “hư không” tưởng như vô hình vô ảnh, thực ra lại hiện hữu quanh ta dưới đủ mọi trạng thái của vật chất và tinh thần, chỉ những ai có tâm sáng và nhân đức mới nhận biết, đồng cảm và chia sẻ.
Ta cảm thông với nỗi đau của tác giả trước sự thờ ơ đến vô tâm của người đời:
Em đi buồn vắt ngang vai
Cho nên ngày của một ngày dài ghê
Cái “ngày của một ngày dài ghê” nặng trĩu trong lòng tác giả, cùng sự dồn nén cảm xúc, khiến người đọc chợt liên tưởng tới những vần thơ dóng lên hồi chuông báo động của nhà thơ Hữu Thỉnh, trước sự vô tâm, thờ ơ đến tàn nhẫn của con người trước những cảnh ngộ của cuộc đời:
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông...
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa
(Tìm)
Bài: “Không đề IV” lại nhẹ nhàng, tinh tế gửi đến những người sống trong cảnh “phù hoa” chút đời thường vốn tự thân luôn tỏa ra một nét đẹp chân chất, hồn nhiên mang hồn cốt quê hương, mà khi mải mê trong danh vọng tiền tài, họ đã lãng quên, để rồi phần nào đánh mất chính bản thân mình:
Gửi người ở chốn phù hoa
Chút mưa rơi rắc, chút tà huy phai
Chút mênh mông của sông dài
Chút điềm nhiên của ban mai phố phường
…
Tác giả rất khéo trong việc sử dụng điệp từ “chút”, những cái tưởng chừng như nhỏ bé kia của quê hương lại góp phần bồi đắp nên những “cánh đồng người”, mà nếu ai quên lãng sẽ “không lớn nổi thành người”.
Lục bát của Thanh My không chỉ chuyên chở những mệnh đề lớn do cuộc sống muôn màu đặt ra, mà còn chan chứa tâm sự của một tâm hồn thơ đa cảm trước duyên trời mà cơn mưa chỉ là cái cớ:
Chỉ là một chút tình tang
Gặp nhau giữa lúc muộn màng duyên ưa
Tại mình đâu phải trời mưa
Ta thành tri kỷ chỉ vừa một đêm
Ngỡ như trăng mọc bên thềm
Để xem hoa nở giữa miền tịch liêu
Đêm dài rộng hẹp bao nhiêu
Mà đem so với mấy chiều nhớ mong
(Ngộ ra)
Con người đa cảm, nhân ái và tình người sâu đậm của Thanh My trải lòng qua những trang lục bát như chất men của rượu cần, thơm dịu, ngọt êm mà ngấm tự lúc nào. Người đọc say cái cái chất đôn hậu, nhân hậu, vị tha và đằm lắng tỏa ra trong mỗi trang thơ:
Ngọt ngào em chuốc vào anh
Đắng cay thì cứ để dành riêng em
Người say quên hết lỗi lầm
Còn người tỉnh rụi nghe thâm thấm buồn
(Rót rượu)
Thơ lục bát của Thanh My trong tập “Trôi” không nhiều nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Lục bát của Thanh My giữ được cái hồn cốt của thể thơ truyền thống, khá nhuần nhuyễn trong bút pháp, bởi vậy dẫu đôi câu còn chưa thật chải chuốt và cần sự dụng công gọt giũa hơn nữa, vẫn lấp lánh sắc mầu của chất ngọc quí, khiến người đọc tin rằng sẽ được đón đọc nhiều bài thơ lục bát hay hơn nữa.
Hà Nội tháng 8.2011
VanVN.Net - Tập thơ “Trôi” của Lê Thanh My (NXB Văn nghệ TPHCM năm 2007) – hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang có 43 bài, trong đó lục bát chưa đến chục bài, vậy mà người đọc cứ phải suy tư, trăn trở, bởi không chỉ là sự mượt mà trong niêm luật của thể thơ truyền thống, mà còn do những biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn, ý nhị đầy chất nghệ thuật, chuyển tải một cách nhẹ nhàng, sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời và cả những nỗi niềm sâu lắng trong tâm hồn…
Ở bài: “Lối về” Thanh My như đưa hồn mình về với cội nguồn bản ngã:
Ta về với núi rừng thôi
Buồn vui kín cả chỗ ngồi quanh ta
Phải chăng ở đây “rừng” không hẳn chỉ là những đại ngàn xanh tít tắp cụ thể nữa, mà đã trở thành nơi lưu giữ và chăm chút những kỷ niệm của đời người, là quê hương mà thường ngày không phải lúc nào ta cũng nghĩ đến nhưng nơi ấy đã khắc sâu trong tâm khảm, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng vút lên những giai điệu bất tận của cuộc sống:
Đêm nay ở chốn quê nhà
Tiếng chuông rớt cũng vỡ òa không gian
Cái chất ảo của hình ảnh nghệ thuật: “Buồn vui kín cả chỗ ngồi quanh ta” tạo ra một không gian đa nghĩa thật đẹp.
Chính nơi ấy nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người:
Bình yên bên gió mây ngàn
Nghe con chim hót mở trang hồn mình
Tiếng chim trong trẻo cất lên như mở ra một thế giới trong lành cho tâm hồn, cái lớn lao của đời người được thể hiện thật tự nhiên và tinh tế.
Bài: “Không đề I” chỉ có bốn câu nhưng hàm súc, vừa gói trọn được nỗi niềm của “Em” với “Anh”, vừa chan chứa lòng vị tha nhân ái mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
Trước người không phải là em
Anh vô tư rót niềm riêng tặng người
Nụ cười em vỡ thành đôi
Nửa mang cho phận, nửa mời bao dung
“Em” đọc được những tâm tư sâu kín mang bản chất giới của “Anh”, nên dẫu có xót xa, cay đắng, ngậm ngùi vẫn sáng lên một tấm lòng độ lượng, bao dung. Mỗi câu thơ mang sức nặng phận người và ẩn chứa một nỗi niềm, một khát khao vượt lên những nỗi đau.
Bài: “Không đề II” lại trải lòng trong nỗi buồn day dứt của một tâm hồn đa cảm, thiện lương:
Dường như ở chốn chợ đông
Có người bỏ chút hư không lạc loài
Cái “dường như” kia chỉ là sự gắng kìm nén và nuốt vào trong nỗi đau đời khi chứng kiến cái cảnh ở giữa chốn “chợ đông” mà như không ai thấy được, thậm chí không ai quan tâm đến những cảnh đời hiển hiện ngay trước mắt. Bài thơ làm người đọc chợt chững lại rồi giật mình khi ngộ ra cái sâu sắc đến không cùng triết lý của đạo Phật được gửi gắm trong bài thơ. Cái “hư không” tưởng như vô hình vô ảnh, thực ra lại hiện hữu quanh ta dưới đủ mọi trạng thái của vật chất và tinh thần, chỉ những ai có tâm sáng và nhân đức mới nhận biết, đồng cảm và chia sẻ.
Ta cảm thông với nỗi đau của tác giả trước sự thờ ơ đến vô tâm của người đời:
Em đi buồn vắt ngang vai
Cho nên ngày của một ngày dài ghê
Cái “ngày của một ngày dài ghê” nặng trĩu trong lòng tác giả, cùng sự dồn nén cảm xúc, khiến người đọc chợt liên tưởng tới những vần thơ dóng lên hồi chuông báo động của nhà thơ Hữu Thỉnh, trước sự vô tâm, thờ ơ đến tàn nhẫn của con người trước những cảnh ngộ của cuộc đời:
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông...
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa
(Tìm)
Bài: “Không đề IV” lại nhẹ nhàng, tinh tế gửi đến những người sống trong cảnh “phù hoa” chút đời thường vốn tự thân luôn tỏa ra một nét đẹp chân chất, hồn nhiên mang hồn cốt quê hương, mà khi mải mê trong danh vọng tiền tài, họ đã lãng quên, để rồi phần nào đánh mất chính bản thân mình:
Gửi người ở chốn phù hoa
Chút mưa rơi rắc, chút tà huy phai
Chút mênh mông của sông dài
Chút điềm nhiên của ban mai phố phường
…
Tác giả rất khéo trong việc sử dụng điệp từ “chút”, những cái tưởng chừng như nhỏ bé kia của quê hương lại góp phần bồi đắp nên những “cánh đồng người”, mà nếu ai quên lãng sẽ “không lớn nổi thành người”.
Lục bát của Thanh My không chỉ chuyên chở những mệnh đề lớn do cuộc sống muôn màu đặt ra, mà còn chan chứa tâm sự của một tâm hồn thơ đa cảm trước duyên trời mà cơn mưa chỉ là cái cớ:
Chỉ là một chút tình tang
Gặp nhau giữa lúc muộn màng duyên ưa
Tại mình đâu phải trời mưa
Ta thành tri kỷ chỉ vừa một đêm
Ngỡ như trăng mọc bên thềm
Để xem hoa nở giữa miền tịch liêu
Đêm dài rộng hẹp bao nhiêu
Mà đem so với mấy chiều nhớ mong
(Ngộ ra)
Con người đa cảm, nhân ái và tình người sâu đậm của Thanh My trải lòng qua những trang lục bát như chất men của rượu cần, thơm dịu, ngọt êm mà ngấm tự lúc nào. Người đọc say cái cái chất đôn hậu, nhân hậu, vị tha và đằm lắng tỏa ra trong mỗi trang thơ:
Ngọt ngào em chuốc vào anh
Đắng cay thì cứ để dành riêng em
Người say quên hết lỗi lầm
Còn người tỉnh rụi nghe thâm thấm buồn
(Rót rượu)
Thơ lục bát của Thanh My trong tập “Trôi” không nhiều nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Lục bát của Thanh My giữ được cái hồn cốt của thể thơ truyền thống, khá nhuần nhuyễn trong bút pháp, bởi vậy dẫu đôi câu còn chưa thật chải chuốt và cần sự dụng công gọt giũa hơn nữa, vẫn lấp lánh sắc mầu của chất ngọc quí, khiến người đọc tin rằng sẽ được đón đọc nhiều bài thơ lục bát hay hơn nữa.
Hà Nội tháng 8.2011
VanVN.Net - Sáng nay, 10/8/2011 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm nửa thế kỷ thảm họa da cam gieo rắc trên đất nước ta. Đúng ...
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng ...
VanVN.Net - Việc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII lần này đã phải dành thời gian chủ yếu cho vấn đề tổ chức và nhân sự của các thiết chế Nhà nước, vẫn phải để ra thời lượng ...
VanVN.Net - Đỗ Kim Cuông vừa cho xuất bản “Sau rừng là biển” - cuốn tiểu thuyết thứ 12. Đọc những trang đầu, tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản và quen thuộc: ba người lính quê một tỉnh đồng ...
Tiếp tục chương trình hoạt động của kỳ họp thứ 4 (Khóa VIII), hôm nay, ngày 7/8/2011, BCH Hội Nhà văn VN đã có chuyến đi thực tế tại trại sản xuất giống tu hài của công ty TNHH Đỗ Tờ ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn