VanVN.Net - Năm học mới 2011-2010 nhiều sân trường ở Đồng Tháp, bàng vuông Trường Sa đã được trồng. Một anh bạn nhà văn điện từ Cao Lãnh lên báo tin, rồi bình luận, dưới cờ đỏ sao vàng, những cây bàng ấy sẽ là bài học xanh về chủ quyền biển đảo.
Sinh viên ĐH Đồng Tháp bên cây cây bàng Trường Sa trong khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
1. Tôi tìm về Cao Lãnh để bắt đầu viết về bài học xanh kia, nhân mùa khai giảng. Anh bạn nhắn tin đưa tôi tới gặp ông Lê Minh Trung, Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp người mang những cây bàng con đã thử nắng, thử gió Trường Sa về đây. Thấy tôi chú ý tới cây bàng tiền tiêu, ông Trung giới thiệu một bộ ảnh mà các tay máy Đồng Tháp đang bày như một phóng sự về chuyến rước cây, mà ông Trung làm trường đoàn. Tôi được thấy toàn cảnh Trường Sa chụp từ trên cao. Cận cảnh hoa bàng vuông với nhiều nhìn đẹp. Trung cảnh anh chiến sĩ hải quân “thao diễn” gói bánh chưng bằng thứ lá bàng đã thành niềm ngưỡng mộ của mỗi người dân lúc này. Lại còn ảnh tặng quà Đồng Tháp, một cách góp đá xây đảo. Cảnh những người rước cây, hát cùng các chiến sĩ, chơi cùng con em ngư dân… Xem ảnh xong, ông Trung cho biết thêm, cùng với 21 cây bàng, Đồng Tháp còn rước về 21 viên đá chủ quyền. 21 là con số những hòn đảo làm nên hai chữ Trường Sa. Biết tôi là phóng viên báo ngành giáo dục ông Trung cho biết thêm, phần lớn số bàng mang về từ Trường Sa sẽ trồng trong các sân trường. Riêng làng cổ Hòa An mới phục dựng trong khu du lịch văn hóa có phần mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành, 6 cây bàng Trường Sa được trồng thành hàng để bài học chủ quyền nối dài bài học yêu nước đã có từ lâu trên mảnh đất này. Vậy là tiền tiêu biển Trường Sa đã mở rộng chân móng tới vùng đất Cao Lãnh có đường biên nối với nước Campuchia, với Đông Dương và Đông Nam Á. Trồng bàng Trường Sa ở sân trường là cách gieo hạt cho bài học chính trị, lịch sử, địa lí…
Nữ sinh Cao Lãnh trong triển lãm ảnh về Trường Sa
3. Thế còn môn văn? Người viết bài tìm tới câu lạc bộ “mực tím” Nhà Thiếu nhi Q.5 TP. HCM là nơi tập hợp các học trò giỏi văn, học thêm cách viết truyện, làm thơ. Cô Ngọc người phụ trách cho xem tập truyện “Ước Mơ Hồng” tập hợp các bài dự thi truyện ngắn của học sinh các trường trong quận. Trong “ước mơ hồng” của các em, bàng xanh Trường Sa cũng đã mọc. Em Tạ Nguyễn Thùy Vân, học sinh lớp 5/3 trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh viết trong truyện giải nhất của mình “…Ba là lính đảo từ ngày Mai còn trong bụng mẹ. Những năm đầu, ba chưa có dịp nào về phép thăm mẹ con Mai. Ba chỉ nhận được thư và hình của mẹ gửi ra. Lần nào thư về ba cũng hỏi Mai thế nào, có ngoan không, học có giỏi không. Mẹ đọc thư và khóc, mẹ nhớ ba. Cả ông nội và bà nội cũng vậy. Mai chỉ biết ba qua tấm ảnh cưới của ba mẹ và vài tấm hình của ba gửi về cùng với thư. Vào lớp, Mai luôn khoe với bạn bè và cô giáo là ba mình canh gác hải đảo… Lần ba về gần đây Mai mới được nhìn rõ ba. Nước da ba đen nhẻm, nói chuyện và cười rất to. Ba nói ở trên đảo, phải nói lớn mới nghe được vì sóng to nhiều gió... Trong mớ hành lý ba mang về có một cây bàng con. Ba dẫn Mai ra mảnh vườn bên cạnh cửa sổ trồng vào hố đất. Vài ngày sau cây đã cứng cáp. Ba còn rào xung quanh một vòng rào tre nhỏ. Ba dặn Mai nhớ tưới nước mỗi buổi chiều. Ba kể ở Trường Sa gió nhiều chỉ có cây bàng là kiên cường sống được… Vậy là hai năm rồi đó, cây bàng ngày càng khoẻ hơn, cao hơn. Nó là niềm vui của cả gia đình Mai. Mai nhớ ba, mẹ nhớ ba nên chăm sóc nó rất chu đáo. Một ngày nào đó ba về phép chắc sẽ ngạc nhiên vì thấy cây bàng lớn cao vạm vỡ… Dáng cây cao hiên ngang như người chiến sĩ. Cành lá vươn dài như vòng tay rắn rỏi của lính đảo ôm lấy biển quê hương…”
Năm học 2011-2012 này, chuyện trồng cây và trồng người gắn bó với nhau thật khắng khít!
(TGM 948)
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
VanVN.Net - Năm học mới 2011-2010 nhiều sân trường ở Đồng Tháp, bàng vuông Trường Sa đã được trồng. Một anh bạn nhà văn điện từ Cao Lãnh lên báo tin, rồi bình luận, dưới cờ đỏ sao vàng, những cây bàng ấy sẽ là bài học xanh về chủ quyền biển đảo.
Sinh viên ĐH Đồng Tháp bên cây cây bàng Trường Sa trong khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
1. Tôi tìm về Cao Lãnh để bắt đầu viết về bài học xanh kia, nhân mùa khai giảng. Anh bạn nhắn tin đưa tôi tới gặp ông Lê Minh Trung, Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp người mang những cây bàng con đã thử nắng, thử gió Trường Sa về đây. Thấy tôi chú ý tới cây bàng tiền tiêu, ông Trung giới thiệu một bộ ảnh mà các tay máy Đồng Tháp đang bày như một phóng sự về chuyến rước cây, mà ông Trung làm trường đoàn. Tôi được thấy toàn cảnh Trường Sa chụp từ trên cao. Cận cảnh hoa bàng vuông với nhiều nhìn đẹp. Trung cảnh anh chiến sĩ hải quân “thao diễn” gói bánh chưng bằng thứ lá bàng đã thành niềm ngưỡng mộ của mỗi người dân lúc này. Lại còn ảnh tặng quà Đồng Tháp, một cách góp đá xây đảo. Cảnh những người rước cây, hát cùng các chiến sĩ, chơi cùng con em ngư dân… Xem ảnh xong, ông Trung cho biết thêm, cùng với 21 cây bàng, Đồng Tháp còn rước về 21 viên đá chủ quyền. 21 là con số những hòn đảo làm nên hai chữ Trường Sa. Biết tôi là phóng viên báo ngành giáo dục ông Trung cho biết thêm, phần lớn số bàng mang về từ Trường Sa sẽ trồng trong các sân trường. Riêng làng cổ Hòa An mới phục dựng trong khu du lịch văn hóa có phần mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành, 6 cây bàng Trường Sa được trồng thành hàng để bài học chủ quyền nối dài bài học yêu nước đã có từ lâu trên mảnh đất này. Vậy là tiền tiêu biển Trường Sa đã mở rộng chân móng tới vùng đất Cao Lãnh có đường biên nối với nước Campuchia, với Đông Dương và Đông Nam Á. Trồng bàng Trường Sa ở sân trường là cách gieo hạt cho bài học chính trị, lịch sử, địa lí…
Nữ sinh Cao Lãnh trong triển lãm ảnh về Trường Sa
3. Thế còn môn văn? Người viết bài tìm tới câu lạc bộ “mực tím” Nhà Thiếu nhi Q.5 TP. HCM là nơi tập hợp các học trò giỏi văn, học thêm cách viết truyện, làm thơ. Cô Ngọc người phụ trách cho xem tập truyện “Ước Mơ Hồng” tập hợp các bài dự thi truyện ngắn của học sinh các trường trong quận. Trong “ước mơ hồng” của các em, bàng xanh Trường Sa cũng đã mọc. Em Tạ Nguyễn Thùy Vân, học sinh lớp 5/3 trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh viết trong truyện giải nhất của mình “…Ba là lính đảo từ ngày Mai còn trong bụng mẹ. Những năm đầu, ba chưa có dịp nào về phép thăm mẹ con Mai. Ba chỉ nhận được thư và hình của mẹ gửi ra. Lần nào thư về ba cũng hỏi Mai thế nào, có ngoan không, học có giỏi không. Mẹ đọc thư và khóc, mẹ nhớ ba. Cả ông nội và bà nội cũng vậy. Mai chỉ biết ba qua tấm ảnh cưới của ba mẹ và vài tấm hình của ba gửi về cùng với thư. Vào lớp, Mai luôn khoe với bạn bè và cô giáo là ba mình canh gác hải đảo… Lần ba về gần đây Mai mới được nhìn rõ ba. Nước da ba đen nhẻm, nói chuyện và cười rất to. Ba nói ở trên đảo, phải nói lớn mới nghe được vì sóng to nhiều gió... Trong mớ hành lý ba mang về có một cây bàng con. Ba dẫn Mai ra mảnh vườn bên cạnh cửa sổ trồng vào hố đất. Vài ngày sau cây đã cứng cáp. Ba còn rào xung quanh một vòng rào tre nhỏ. Ba dặn Mai nhớ tưới nước mỗi buổi chiều. Ba kể ở Trường Sa gió nhiều chỉ có cây bàng là kiên cường sống được… Vậy là hai năm rồi đó, cây bàng ngày càng khoẻ hơn, cao hơn. Nó là niềm vui của cả gia đình Mai. Mai nhớ ba, mẹ nhớ ba nên chăm sóc nó rất chu đáo. Một ngày nào đó ba về phép chắc sẽ ngạc nhiên vì thấy cây bàng lớn cao vạm vỡ… Dáng cây cao hiên ngang như người chiến sĩ. Cành lá vươn dài như vòng tay rắn rỏi của lính đảo ôm lấy biển quê hương…”
Năm học 2011-2012 này, chuyện trồng cây và trồng người gắn bó với nhau thật khắng khít!
(TGM 948)
(Ảnh trong bài do tác giả cung cấp)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 19/4/2012, tọa đàm tiểu thuyết Việt Nam đương đại được tổ chức tại Nhà sáng tác Đại Lải, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nhân dịp bế mạc trại sáng tác tiểu thuyết 2012. Đến dự tọa đàm có ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn